Thông tư 09/1997-TT-NN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm quy định tại Thông tư số 01/NN-KL-TT ngày 18/2/97: Hướng dẫn thực hiện Nghị định 77/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 09/1997-TT-NN-KL
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09/1997-TT-NN-KL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Quang Hà |
Ngày ban hành: | 10/10/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 09/1997-TT-NN-KL
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 09/1997-TT-NN-KL NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM
1997 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ
ĐIỂM QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 01/NN-KL-TT NGÀY 18 THÁNG 2 NĂM 1997: HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 77/CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Ngày 18 tháng 2 năm 1997 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 01/NN-KL- TT: Hướng dẫn thực hiện Nghị Định 77/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Thông tư số 01/NN-KL-TT như sau:
MỤC I:
VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
Điểm 3: Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính.
Điểm 3.1: Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính.
Đoạn thứ 2: "Khi lập biên bản cũng như khi ra quyết định xử phạt đối với người đã vi phạm nhiều hành vi này chỉ cần lập một biên bản..." nay bổ sung cụm từ: "Trong cùng một thời điểm "trước câu" khi lập biên bản..." và bỏ từ "này" trong câu. Vì vậy câu mới được viết đúng là: "Trong cùng một thời điểm khi lập biên bản cũng như ra quyết định xử phạt đối với người đã vi phạm nhiều hành vi chỉ cần lập một biên bản..."
Điểm 3.2: Trường hợp nhiều người có tổ chức gắn bó với nhau để cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính:
Đoạn thứ nhất bỏ từ "chung" trong cụm tư "mức xử phạt chung đó." Sau từ "đó" bỏ cụm từ "không quyết định xử phạt riêng đối với từng người vi phạm".
MỤC II:
VỀ HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ XỬ PHẠT.
Điểm 2: Việc áp dụng các hình thức, mức độ xử phạt.
Điểm 2.2: Cách tính tiền phạt.
Bổ sung ở cuối đoạn, phần thí dụ sau:
Hành vi phá 0,06 ha rừng phòng hộ bị nhân viên kiểm lâm phát hiện lập biên bản. Hành vi vi phạm có mức độ gây thiệt hại nằm trong khung xử phạt quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 4 của Nghị định 77/CP là phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Trước khi quyết định mức phạt, kiểm lâm viên tạm tính mức tiền phạt như sau:
5.000.000 đồng x 0,06 ha |
|
|
= 3.000.000 đồng |
0,1 ha |
|
Căn cứ vào mức phạt tiền tạm tính trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ có thể quyết định mức phạt dưới 3.000.000 đồng, nhưng không được thấp hơn mức thấp nhất 1.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt mức cao hơn 3.000.000 đồng nhưng không được vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền này là 5.000.000 đồng.
Điểm 2.3: Phạt tiền và tịch thu lâm sản trái phép.
Đoạn thứ nhất bỏ câu: "Trong trường hợp cá biệt như người vi phạm có hoàn cảnh kinh tế khó khăn... cho sử dụng lâm sản."
MỤC III.
VỀ THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT
A. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
1. Thẩm quyền xử phạt của kiểm lâm.
Điểm 1.1: Nhân viên kiểm lâm đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của mình, giải quyết như sau:
Được sửa đổi, bổ sung toàn bộ điểm này như sau:
- Nếu là vi phạm nhỏ xét thấy cần xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng mà không tịch thu tang vật, phương tiện thì ra quyết định xử phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
- Nếu xét thấy mức độ xử phạt là phạt tiền từ trên 20.000 đồng đến 100.000 đồng mà không cần tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Việc ra quyết định xử phạt thuộc thẩm quyền của nhân viên kiểm lâm phải theo đúng mẫu biểu quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với các trường hợp khác ngoài hai trường hợp nêu trên, thì lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm để báo cáo thủ trưởng trực tiếp xử lý.
Thông tư này sửa đổi bổ sung một số điểm quy định tại Thông tư 01/NN-KL-TT ngày 18 tháng 2 năm 1997, có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, các điều khoản khác của Thông tư 01-NN-KL-TT giữ nguyên như cũ.
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness --------- |
No. 09/1997-TT-NN-KL
|
Hanoi ,October 10,1997
|
5,000,000 VND x 0.06 ha
|
= 3,000,000 VND
|
0.1 ha
|
|
FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE
AND RURAL DEVELOPMENT VICE MINISTER Nguyen Quang Ha |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây