Nghị định 98/2013/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, xổ số

thuộc tính Nghị định 98/2013/NĐ-CP

Nghị định 98/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:98/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:28/08/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thông tin sai lệch kết quả xổ số: phạt đến 200 triệu

Ngày 28/08/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
Theo Nghị định này, mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100 triệu đồng, đối với tổ chức tối đa là 200 triệu đồng; mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân đối với cùng hành vi vi phạm.
Trong đó, mức phạt từ 180 - 200 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi cố ý thông tin kết quả trúng thưởng sai lệch, không đúng so với biên bản xác nhận của Hội đồng giám sát xổ số và các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới Việt Nam không đáp ứng đủ các điều kiện cung cấp qua biên giới theo quy định; tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới không có trụ sở chính tại quốc gia có ký kết điều ước quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới với Việt Nam hoặc không thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam...
Mức phạt tối đa từ 90 - 100 triệu đồng được áp dụng với các cá nhân có hành vi vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm như: chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không thực hiện quy định về lập dự phòng nghiệp vụ cho các hợp đồng bảo hiểm, tách quỹ và phân chia thặng dư hàng năm của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm; có hành vi gian dối, giả mạo tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm; từ 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi cung cấp thông tin dự đoán trước kết quả xổ số...
Ngoài hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, các cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như: Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đại lý bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số có thời han; đình chỉ hoạt động có thời hạn và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tiêu hủy tài liệu gian dối, giả mao...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2013 và thay thế các Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05/05/2009, số 105/2010/NĐ-CP ngày 27/10/2010.

Từ ngày 01/11/2019, Nghị định này bị sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2019/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định98/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------
-----

Số: 98/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
--------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM, KINH DOANH XỔ SỐ

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật kinh doanh bo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đi, bsung một sđiều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số.
2. Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số thì áp dụng theo quy định tại các văn bản đó để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Hình thức xử phạt
1. Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, Khoản 4 Điều 18, Điều 21, Điều 22, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24, Điều 34, Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 36, Khoản 2 Điều 40, Khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng riêng đối với tổ chức.
Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền cá nhân đối với cùng hành vi vi phạm.
Bổ sung
2. Hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:
a) Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:
Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn;
Đình chỉ hoạt động có thời hạn một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
Đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
b) Đối với lĩnh vực kinh doanh xổ số:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Bổ sung
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 3 Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc cải chính những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
d) Buộc tiêu hủy tài liệu gian dối, giả mạo;
đ) Buộc đình chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm;
e) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn; buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý, buộc hủy bỏ kết quả đào tạo đại lý.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kinh doanh xổ số:
a) Buộc thực hiện kinh doanh đúng các loại hình sản phẩm xổ số theo quy định của pháp luật;
b) Buộc thực hiện kinh doanh xổ số theo đúng địa bàn;
c) Buộc hủy bỏ, đính chính kết quả trúng thưởng bị sai lệch, không đúng so với biên bản xác nhận của Hội đồng giám sát xổ số;
d) Buộc bổ sung, đính chính số liệu đã báo cáo không đầy đủ, không chính xác;
đ) Buộc tiêu hủy tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo, các thiết bị sử dụng quay số mở thưởng không bảo đảm yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà có.
Chương 2.
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 5. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đã được cấp phép
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu đối với hồ sơ đã được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu đối với hồ sơ đã được cấp phép thành lập Chi nhánh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tài liệu gian dối, giả mạo;
b) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
Điều 6. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu đối với hồ sơ đã được cấp phép đặt Văn phòng đại diện.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tài liệu gian dối, giả mạo.
Điều 7. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện đăng trên 03 số báo hàng ngày liên tiếp của báo Trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đặt trụ sở chính về những nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Công bố không đúng thời hạn một trong những nội dung trong Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
c) Không công bố các nội dung tại Giấy phép đặt Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không công bố, công bố sai sự thật một trong những nội dung hoạt động và thay đổi đã được Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định của pháp luật;
b) Mở hoặc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
c) Sửa chữa Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, vốn được cấp, nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm không có Giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Hoạt động, kinh doanh khi đã bị đình chỉ hoạt động Giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Hoạt động khi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đã hết thời hạn.
Bổ sung
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính những thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn đối với trường hợp vi phạm tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà có đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 8. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, chuyển đổi hình thức, giải thể doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà có đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ QUẢN TRỊ VÀ ĐIỀU HÀNH
Điều 9. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản trị, điều hành, kiểm soát
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không báo cáo Bộ Tài chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày chính thức bổ nhiệm các Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Ban Kiểm soát, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên người đứng đầu các bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm, đầu tư và kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác hoạt động trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam;
b) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam;
c) Bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam;
d) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu của quá một (01) chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc các bộ phận nghiệp vụ: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm, đầu tư và kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh đó.
Bổ sung
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bổ nhiệm các Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), chuyên gia tính toán, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Ban Kiểm soát, người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm, đầu tư và kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
b) Không ban hành quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ và các quy trình khác theo quy định của pháp luật;
c) Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ không đáp ứng được các nội dung theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
b) Không bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) theo quy định của pháp luật;
c) Thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a, Điểm c Khoản 4 Điều này;
b) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này.
Điều 10. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chuyên gia tính toán (Appointed Actuary), chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thay đổi chuyên gia tính toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán không theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không thực hiện theo quy định của pháp luật một trong các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng quy tắc, điều khoản và tính toán phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm;
b) Hàng năm đánh giá chênh lệch giữa các giả định tính phí với thực tế triển khai của từng sản phẩm;
c) Đánh giá chương trình tái bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm và các nhiệm vụ khác để bảo đảm an toàn tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không thực hiện theo quy định của pháp luật một trong các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm;
b) Đánh giá tình hình chi bồi thường;
c) Đánh giá chương trình tái bảo hiểm và các hợp đồng tái bảo hiểm trước khi trình Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty) phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không thực hiện theo quy định của pháp luật một trong các nhiệm vụ sau:
a) Lập dự phòng nghiệp vụ cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Tách quỹ và phân chia thặng dư hàng năm của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.
5. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không thực hiện theo quy định của pháp luật một trong các nhiệm vụ sau:
a) Lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện tính toán khả năng thanh toán và xác nhận vào báo cáo khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bãi nhiệm chức danh chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này; buộc bãi nhiệm chức danh chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán đã được đăng ký của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đối với trường hợp vi phạm quy định Khoản 5 Điều này.
Điều 11. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thay đổi nội dung hoạt động
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản;
b) Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính những thay đổi của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp đối với cổ đông chiếm 10% vốn điều lệ trở lên hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp để cổ đông chiếm 10% vốn điều lệ trở lên mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà có đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 12. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về tái bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không ban hành hoặc ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm không đáp ứng quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện việc tái bảo hiểm theo chương trình tái bảo hiểm và quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Không nộp Bộ Tài chính văn bản xác nhận của cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính theo quy định của pháp luật;
d) Không báo cáo Bộ Tài chính trong trường hợp thực hiện tái bảo hiểm hạn chế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nhượng tái bảo hiểm không đúng quy định của pháp luật;
b) Giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ quá 5% vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và quá 10% vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm;
c) Nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm; nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác;
d) Nhượng tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài không được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor's, “B++” theo A.M.Best, “Baa” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm;
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có nguy cơ mất khả năng thanh toán; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể không thực hiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết bồi thường cho khách hàng chậm theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
b) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gian dối, giả mạo tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ KHAI THÁC BẢO HIỂM
Điều 15. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;
c) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;
b) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính những thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác bảo hiểm phi nhân thọ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không công khai và minh bạch trong bán hàng làm cho khách hàng hiểu sai về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp;
b) Phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ đầu tư dự án sử dụng vốn nhà nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên, chủ sở hữu hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước và của doanh nghiệp nhà nước khi tham gia bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm không thực hiện đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 17. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm không rõ ràng, khó hiểu và chứa đựng thông tin dẫn đến hiểu lầm;
b) Tài liệu minh họa bán hàng không rõ ràng, không đầy đủ và chính xác để giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp;
c) Hàng năm không xem xét lại các giả định dùng trong minh họa bán hàng; không sửa lại minh họa bán hàng nếu giả định không còn phù hợp với thực tế;
d) Tài liệu giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, tài liệu minh họa bán hàng chứa đựng những thông tin về quyền lợi bảo hiểm trái với quy tắc, điều khoản bảo hiểm, biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Không thực hiện thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
c) Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo hợp đồng bảo hiểm chính;
d) Triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe không theo quy định của pháp luật.
Bổ sung
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
Điều 18. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sản phẩm bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi báo cáo danh sách các sản phẩm mới được triển khai trong tháng trước liền kề không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo danh sách các sản phẩm mới được triển khai trong tháng trước liền kề;
b) Triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;
b) Sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính;
c) Không báo cáo Bộ Tài chính sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trong trường hợp sản phẩm không bảo đảm an toàn tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả hoa hồng bảo hiểm cao hơn tỷ lệ, trả hoa hồng bảo hiểm không đúng đối tượng hoặc nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 19. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Từ chối bán bảo hiểm bắt buộc cho cá nhân, tổ chức trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Không tuân thủ quy tắc, điều khoản và biểu phí do Bộ Tài chính ban hành;
c) Không tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói theo quy định.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;
Điều 20. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp đủ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chi nhánh doanh nghiêp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không lưu giữ và cung cấp các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính của năm trước liền kề không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không cung cấp các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không đáp ứng đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới không có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
c) Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới không thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm tại nước ngoài không thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
Bổ sung
MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI, ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Điều 22. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
Điều 23. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về môi giới bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn;
b) Tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm bắt buộc không đúng quy định của pháp luật;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không thỏa thuận bằng văn bản với bên mua bảo hiểm hoặc có thỏa thuận bằng văn bản nhưng thỏa thuận này không nêu rõ nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hợp tác với cá nhân, tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của quá trình môi giới bảo hiểm gốc, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
b) Sử dụng nhân viên chưa có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này.
Điều 24. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đại lý bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác khi không được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
c) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi chưa ký hợp đồng đại lý hoặc khi hợp đồng đại lý bảo hiểm đã hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hoạt động đại lý bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các công việc ngoài nội dung hoạt động đại lý theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các công việc ngoài nội dung được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Thay mặt bên mua bảo hiểm đàm phán hợp đồng bảo hiểm với chính doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.
3. Phạt tiền 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo đại lý thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau:
a) Đào tạo đại lý bảo hiểm chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Không tuân thủ nội dung, chương trình đào tạo đại lý đã được Bộ Tài chính phê chuẩn về thời gian đào tạo, cán bộ đào tạo, cơ sở vật chất để đào tạo;
c) Cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm không đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sử dụng tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm mà không đảm bảo các điều kiện và nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm của cá nhân từ 02 tháng đến 03 tháng, đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
c) Buộc hủy kết quả đào tạo đại lý bảo hiểm đối với vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này;
d) Buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý của cơ sở đào tạo đại lý từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 25. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm của Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
1. Thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc tên gọi của Văn phòng đại diện không theo đúng quy định của pháp luật;
2. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện; trưởng đại diện; tăng, giảm số người làm việc tại Văn phòng đại diện nhưng không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
Bổ sung
MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN
Điều 26. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vốn
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không duy trì vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã góp, vốn được cấp bằng mức vốn pháp định theo quy định pháp luật;
b) Không duy trì vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ đã góp, vốn được cấp tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động theo quy định của pháp luật;
c) Một cổ đông là cá nhân sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ;
d) Một cổ đông là tổ chức sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ, trừ các trường hợp pháp luật quy định khác;
đ) Cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ;
e) Các cổ đông sáng lập sở hữu dưới 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 27. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ
Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
1. Nộp tiền ký quỹ không đúng quy định của pháp luật;
2. Sử dụng tiền ký quỹ không đúng quy định của pháp luật.
Điều 28. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ và dự trữ bắt buộc
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trích lập không đủ Quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính;
b) Không trích lập Quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng Quỹ dự trữ bắt buộc không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trích lập dự phòng nghiệp vụ không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng Quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định của pháp luật;
c) Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không có xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán;
d) Không tuân thủ phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ đã đăng ký với Bộ Tài chính.
4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trích lập dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này;
c) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này;
d) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 29. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về đầu tư vốn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không hạch toán tách biệt các khoản đầu tư vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu và đầu tư từ dự phòng nghiệp vụ;
b) Doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh đồng thời các loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe không hạch toán tách biệt nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đầu tư ngoài các nguồn vốn được phép đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ vượt quá tỷ lệ được phép đầu tư vào các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
c) Doanh nghiệp tái bảo hiểm thực hiện đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán, bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;
b) Đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan theo quy định của pháp luật, trừ tiền gửi tại các cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng;
c) Sử dụng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ để đầu tư ra nước ngoài dưới mọi hình thức;
d) Đầu tư ra nước ngoài không theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
MỤC 6. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Điều 30. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về an toàn tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật;
b) Không báo cáo kịp thời về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Không tuân thủ yêu cầu về việc khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện đúng phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bãi nhiệm chức vụ người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 31. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tách quỹ, phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nguyên tắc tách quỹ, phân chia thặng dư theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thặng dư của quỹ chủ hợp đồng này để bổ sung thâm hụt cho quỹ chủ sở hữu hoặc quỹ chủ hợp đồng khác.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tách quỹ, phân chia thặng dư không theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành, chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
MỤC 7. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 32. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nộp báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
b) Nộp báo cáo không đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, số liệu trong báo cáo không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp báo cáo theo quy định của pháp luật.
MỤC 8. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Thẩm quyền đối với mức phạt tiền quy định tại Điều này áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần cá nhân.
Bổ sung
Chương 3.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
VÀ MỨC XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XỔ SỐ
MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẤP, SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XỔ SỐ
Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
Điều 35. Hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh xổ số không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM VỀ IN, PHÁT HÀNH VÀ PHÂN PHỐI VÉ XỔ SỐ
Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về in vé xổ số, phát hành vé xổ số
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:
a) In vé xổ số không có đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Ký hợp đồng in vé xổ số với cơ sở in không đủ điều kiện in vé xổ số.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau:
a) Phát hành mệnh giá vé xổ số không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Phát hành số lượng vé xổ số vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật;
c) Phát hành vé xổ số không đúng lịch mở thưởng theo quy định của pháp luật;
d) Phát hành vé xổ xổ số điện toán không đúng thời gian theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi in số lượng vé xổ số không đủ theo từng loại ký hiệu vé xổ số và cơ cấu giải thưởng đã thông báo phát hành.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cạo sửa, tẩy xóa vé xổ số dưới mọi hình thức để tham gia dự thưởng và lĩnh thưởng.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức làm giả vé xổ số dưới mọi hình thức để tham gia dự thưởng và lĩnh thưởng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ số lượng vé xổ số sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số từ 01 tháng đến 02 tháng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về phân phối vé xổ số
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bán vé xổ số cho các cá nhân thuộc đối tượng không đủ điều kiện tham gia dự thưởng xổ số theo quy định của pháp luật;
b) Bán vé xổ số không đúng mệnh giá quy định ghi trên tờ vé xổ số.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện phân phối vé xổ số không đúng phương thức được phép phân phối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về địa bàn kinh doanh xổ số
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện kinh doanh xổ số không đúng địa bàn.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ số lượng vé xổ số kinh doanh không đúng địa bàn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kinh doanh xổ số theo đúng địa bàn quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về tham gia dự thưởng xổ số
1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân không đủ điều kiện tham gia dự thưởng xổ số cố tình mua vé xổ số để dự thưởng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn và tài sản của nhà nước để tham gia mua vé xổ số.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính tại Điều này.
Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về thu hồi, lưu trữ, thanh hủy vé xổ số không tiêu thụ hết
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xây dựng và ban hành quy chế quy định chi tiết quy trình tổ chức thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết;
b) Ủy quyền cho doanh nghiệp kinh doanh xổ số khác thực hiện thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết mà không có văn bản ủy quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tổ chức tiêu hủy đối với các loại vé xổ số không tiêu thụ hết, cuống vé xổ số hoặc phần lưu vé xổ số lô tô đã thu hồi nhưng lưu trữ chưa đủ thời gian quy định;
b) Không thành lập Hội đồng tiêu hủy vé xổ số hoặc có thành lập Hội đồng nhưng không có đủ số thành viên theo quy định của pháp luật;
c) Không lập biên bản sau khi tiêu hủy vé xổ số không tiêu thụ hết.
Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về đại lý xổ số
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đã được làm đại lý xổ số.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Ký hợp đồng đại lý với các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý xổ số theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo đảm tỷ lệ tối thiểu về mức bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của đại lý xổ số theo quy định của pháp luật;
c) Cho đại lý xổ số nợ quá kỳ hạn nợ hoặc quá thời gian thanh toán tiền bán vé xổ số theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các tài liệu sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM VỀ LOẠI HÌNH SẢN PHẨM, THỂ LỆ DỰ THƯỞNG VÀ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
Điều 42. Hành vi vi phạm quy định loại hình sản phẩm kinh doanh
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh loại hình sản phẩm không được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ số lượng vé xổ số không được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ trả thưởng, cơ cấu giải thưởng và thể lệ tham gia dự thưởng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xây dựng tỷ lệ trả thưởng cho mỗi đợt phát hành vượt quá tỷ lệ quy định tối đa đối với từng loại hình xổ số;
b) Xây dựng cơ cấu giải thưởng đối với từng loại hình xổ số không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng thể lệ tham gia dự thưởng và thực hiện công bố cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này.
MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM VỀ TỔ CHỨC MỞ THƯỞNG VÀ THIẾT BỊ QUAY SỐ MỞ THƯỞNG
Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức mở thưởng xổ số
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tổ chức mở thưởng xổ số không đúng lịch mở thưởng;
b) Tổ chức mở thưởng xổ số không đúng địa điểm quy định;
c) Không xây dựng và công bố công khai thể lệ quay số mở thưởng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Lựa chọn người quay số mở thưởng không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Không có đủ số người quay số mở thưởng theo quy định của pháp luật;
c) Thời gian quay số mở thưởng không đúng quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện quay số mở thưởng không đúng quy trình.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm sai lệch kết quả trúng thưởng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ, đính chính kết quả trúng thưởng sai lệch đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 45. Hành vi vi phạm về thiết bị quay số mở thưởng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không trang bị đầy đủ các thiết bị quay số mở thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng lồng cầu quay số không bảo đảm yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Bóng sử dụng để quay số mở thưởng không bảo đảm yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng cân điện tử, thiết bị kiểm tra kích thước của bóng dùng để quay số không đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật;
đ) Hệ thống camera, màn hình bố trí ở những vị trí không đảm bảo để giám sát được toàn bộ quá trình quay số mở thưởng theo quy định và không lưu trữ đủ thời gian quy định tối thiểu đối với hình ảnh theo dõi qua camera.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các thiết bị sử dụng quay số mở thưởng không đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định tại Điều này.
MỤC 5. HÀNH VI VI PHẠM VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, KHUYẾN MẠI
Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng kết quả xổ số và thông tin kết quả trúng thưởng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kết quả xổ số của doanh nghiệp kinh doanh xổ số để tổ chức các chương trình dự thưởng không theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin dự đoán trước kết quả xổ số;
3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cố ý thông tin kết quả trúng thưởng sai lệch, không đúng so với biên bản xác nhận của Hội đồng giám sát xổ số.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ, đính chính kết quả sai lệch, không đúng so với biên bản xác nhận của Hội đồng giám sát xổ số đối với hành vi vi phạm hành chính tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
Điều 47. Hành vi vi phạm quy định về khuyến mại trong lĩnh vực kinh doanh xổ số
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khuyến mại trong hoạt động kinh doanh xổ số.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình thức khuyến mại mang tính may rủi để kinh doanh xổ số trái phép với mục tiêu kiếm lợi nhuận thông qua việc thu tiền của khách hàng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ phương tiện, tang vật sử dụng để khuyến mại;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
MỤC 6. HÀNH VI VI PHẠM VỀ TRẢ THƯỞNG, LƯU TRỮ VÉ XỔ SỐ TRÚNG THƯỞNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XỔ SỐ ĐIỆN TOÁN
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về trả thưởng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trả thưởng cho những vé xổ số không đáp ứng đủ điều kiện trả thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cố tình kéo dài thời gian trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng;
b) Tổ chức tiêu hủy vé xổ số trúng thưởng đã trả thưởng nhưng lưu trữ chưa đủ thời gian quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bí mật thông tin trả thưởng của khách hàng trúng thưởng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi ủy quyền trả thưởng cho đại lý vượt quá giá trị giải thưởng được phép ủy quyền.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi vi phạm hành chính tại Khoản 1, Khoản 4 Điều này.
Điều 49. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với hệ thống xổ số điện toán
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh loại hình xổ số điện toán nhưng không ban hành Quy chế quản lý, khai thác dữ liệu máy chủ, không lưu trữ dữ liệu kinh doanh xổ số điện toán theo đúng thời gian quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh loại hình xổ số điện toán nhưng không đáp ứng đủ điều kiện về thiết bị máy chủ, máy bán vé xổ số theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh loại hình xổ số điện toán nhưng không đáp ứng đủ điều kiện về phần mềm theo quy định của pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính tại Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
MỤC 7. HÀNH VI VI PHẠM VỀ HOA HỒNG ĐẠI LÝ, TRÍCH LẬP CÁC QUỸ DỰ PHÒNG TRẢ THƯỞNG, QUỸ TÀI CHÍNH, SỬ DỤNG CÁC QUỸ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 50. Hành vi vi phạm hành chính về hoa hồng đại lý, trích lập Quỹ dự phòng trả thưởng, Quỹ tài chính và sử dụng các quỹ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trả hoa hồng cho đại lý xổ số cao hơn tỷ lệ quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi cố ý trích lập, sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng, Quỹ tài chính không đúng quy định của pháp luật.
Điều 51. Hành vi vi phạm hành chính về chế độ báo cáo trong lĩnh vực kinh doanh xổ số
1. Phạt cảnh cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh xổ số thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không gửi hoặc gửi không đủ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, số liệu không đầy đủ, không chính xác trong báo cáo gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc doanh nghiệp kinh doanh xổ số bổ sung, đính chính số liệu báo cáo đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này.
Bổ sung
MỤC 8. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XỔ SỐ
Điều 52. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số
1. Thanh tra viên tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, d Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
4. Thẩm quyền đối với mức phạt tiền quy định tại Điều này áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần cá nhân.
5. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì áp dụng quy định trong Nghị định này để xử phạt.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 và thay thế Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 105/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh xổ số.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết, nếu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
3. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2009 và Nghị định 105/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2010.
Điều 54. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 98/2013/ND-CP dated Aug 28, 2013 of the Government on penalties for administrative violations against the Law on Insurance and Lottery

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Handling Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Insurance Business dated December 09, 2000 and the Law on amendments to the Law on Insurance Business dated November 24, 2010;

At the request of the Minister of Finance;

The Government issues a Decree on penalties for administrative violations against the law on insurance and lottery,

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree defines the administrative violations, penalties, fine levels, remedial measures and the powers to impose penalties applied to specific cases of insurance and lottery business.

2. The penalties for administrative violations in other fields related to insurance and lottery shall be imposed in accordance with corresponding laws.

Article 2. Subjects of application

1. Vietnamese, foreign organizations and individuals that commit administrative violations against the Law on Insurance and Lottery specified in this Decree.

2. The persons entitled to impose penalties for administrative violations specified in this Decree.

Article 3. Forms of penalties

1. The primary forms of penalties for administrative violations against the Law on Insurance and Lottery include:

a) Warnings;

b) Fines.

On maximum fine incurred by an individual that commits administrative violations against the Law on Insurance and Lottery is 100,000,000 VND. The maximum fine incurred by an organization is 200,000,000 VND.

The fines for the administrative violations mentioned in this Decree are incurred by individuals, except for the cases in Article 13, Clause 4 Article 18, Article 21, Article 22, Clause 3 and Clause 4 Article 24, Article 34, Clause 1, Clause 2 and Clause 3 Article 36, Clause 2 Article 40, Clause 2 Article 41, Article 42, Article 43, Article 44, Article 45, Clause 3 Article 46, Article 48, Article 49, Article 50, and Clause 2 Article 51 of this Decree, in which the fines are only incurred by organizations.

The fine incurred by an organization is twice as much as the fine incurred by an individual for the same violation.

2. Additional penalties for administrative violations against the Law on Insurance and Lottery:

a) For insurance business:

Temporarily confiscating the Certificate of insurance agent;

Temporarily suspending part of the operation stated in the License for establishment and operation of the insurer, reinsurer, insurance brokers, and branches of foreign non-life insurers that is related to the direct violation in the license;

Suspending the operation of the insurance agent within a time limit;

Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations.

b) For lottery business:

Temporarily confiscating the Certificate eligibility to do lottery business;

Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations.

Article 4. Remedial measures

Apart from the penalties mentioned in Article 3 of this Decree, depending on the nature and severity of the violations, the organizations and individuals that commit violations shall incur one of the remedial measures below:

1. Remedial measures in insurance business:

a) Enforcing the restoration of the original state;

b) Enforcing the rectification of false or confusing information;

c) Enforcing the return of illegal profit earned from committing violations;

d) Enforcing the destruction of fraudulent and forged documents;

dd) Enforcing the dismissal of the positions designated by the insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of foreign non-life insurer;

e) Enforcing the dismissal of the managers, executives, and actuaries accredited by the Ministry of Finance; enforcing the suspension of agent training; enforcing the cancellation of agent training results.

2. Remedial measures in lottery business:

a) Enforcing the sale of proper types of lottery as prescribed by law;

b) Enforcing the sale of proper lottery within the permissible localities;

c) Enforcing the annulment and rectification of the lottery results that are falsified and inconsistent with the certification of the Lottery Supervision Council;

d) Enforcing the supplementation and rectification of the insufficient or incorrect report;

dd) Enforcing the destruction of the amended, erased, falsified or forged documents, the unsatisfactory equipment used for drawing winning numbers;

e) Enforcing the return of illegal profit earned from committing violations.

Chapter 2.

PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST THE LAW ON INSURANCE AND LOTTERY

SECTION 1. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES PERTAINING TO ESTABLISHMENT AND OPERATION

Article 5. Penalties for violations against regulations on granted applications

1. One of the following acts shall be imposed a fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:

a) Amending, falsifying or forging the documents in the granted applications for the license of establishment and operation;

b) Amending, falsifying or forging the documents in the granted application for the license of branch establishment.

2. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 1 of this Article for 02-03 month duration.

3. Remedial measures:

a) Enforcing the destruction of the falsified or forged documents;

b) Enforcing the dismissal of the managers, executives, and actuaries accredited by the Ministry of Finance.

Article 6. Penalties for violations against regulations on applications to establish representative offices of foreign insurers, reinsurers, insurance brokers in Vietnam

1. The act of falsifying or forging documents of the granted application for the license to establish representative office shall be imposed a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND.

2. Remedial measures:

Enforcing the destruction of the falsified or forged documents.

Article 7. Penalties for violations against regulations on the license for establishment and operation and the license to establish representative office

1. One of the violations below shall be given a warning:

a) Failing to have the mandatory information posted in 03 consecutive issues of a daily central newspaper and local newspaper of the province where the head office of the insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of the foreign non-life insurer is located;

b) Unpunctually announcing the information mentioned in the license for establishment and operation as prescribed by law;

c) Failing to announce the information in the license to establish representative office as prescribed by law.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:

a) Failing to announce or making false announcement of the operations and changes approved by the Ministry of Finance;

b) Establishing or shutting down branches or representative office without the written approval of the Ministry of Finance;

c) Falsifying the license for establishment and operation and the license to establish representative office.

3. The changes in the charter capital, provided capital, extent and duration of operation without written approval of the Ministry of Finance shall carry a fine of from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND.

4. One of the following acts shall be imposed a fine from 80,000,000 VND to 100,000,000 VND:

a) Selling insurance, reinsurance, or brokering insurance without the license for establishment and operation;

b) Persisting the operation after the license for establishment and operation is suspended;

c) Persisting the operation after the license for establishment and operation or license to establish representative office expires.

5. Remedial measures:

a) Enforcing the rectification of false information that causes confusion, applicable to the violations in Point a Clause 2 of this Article;

b) Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 3 of this Article;

c) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article.

Article 8. Penalties for administrative violations against the regulations on division, split, merger, amalgamation, acquisition, conversion, and dissolution of enterprises

1. The illegal dissolution of the insurer, reinsurer, insurance broker, branch of the foreign non-life insurer shall be imposed a fine from 50,000,000 VND to 60,000,000 VND.

2. The illegal division, split, amalgamation, merger or conversion of the insurer, reinsurer, insurance broker, branch of the foreign non-life insurer shall be imposed a fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND.

3. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 2 of this Article for 02-03 month duration.

4. Remedial measures:

a) Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 2 of this Article.

SECTION 2. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES PERTAINING TO ADMINISTRATION AND OPERATION

Article 9. Penalties for violations against regulations on administration,  operation and control

1. A warning shall be given to the failure to report the official designation of the Deputy General Director (Deputy Director), branch manager, representative office manager, chief of the Control Board, members of the Board of Management, Heads of departments of product research and development, sale, valuation, indemnity, reinsurance, investment, internal inspection and control.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:

a) Designating the General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) of the insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of foreign non-life insurer who simultaneously works for another insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of foreign non-life insurer that engages in the same field in Vietnam;

b) Designating the General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) of the insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of foreign non-life insurer as a member of the Board of Management or the Member assembly of another insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of foreign non-life insurer that engages in the same field in Vietnam;

c) Designating a member of the Board of Management or the Member assembly of an insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of foreign non-life insurer as a member of the Board of Directors or the Member assembly of another enterprise that engages in the same field in Vietnam;

d) Designating the General Director (Director), Deputy General Director (Deputy Director) of the insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of foreign non-life insurer concurrently as the manager of a branch or representative office of such insurer, reinsurer, insurance broker, or branch of foreign non-life insurer, or as a manager of one of the following departments: Product research and development, sale, valuation, indemnity, reinsurance, investment, internal inspection and control of the branch.

3. One of the following acts shall be imposed a fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:

a) Designating unqualified persons as Deputy General Director (Deputy Director), actuary, branch manager, representative office manager, chief of the Control Board, chief of departments of product research and development, sale, valuation, indemnity, reinsurance, investment, internal inspection and control, members of the Board of Management or the Member assembly.

b) Failing to establish the procedures for internal inspection, internal control, and other procedures as prescribed by law;

c) Procedures for internal inspection and control fail to meet the requirements set out by law.

4. One of the following acts shall be imposed a fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND:

a) Designating an unqualified person as the President of the Board of Management (the President of the Member assembly, the company’s president), General Director (Director);

b) Failing to designate the President of the Board of Directors (the President of the Member assembly, the company’s president), General Director (Director) as prescribed by law;

c) Replacing the President of the Board of Management (the President of the Member assembly, the company’s president), General Director (Director) without written approval of the Ministry of Finance.

5. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 4 of this Article for 02 - 03 month duration.

6. Remedial measures:

b) Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 2, Point a Clause 3, Point a and Point c Clause 4 of this Article;

b) Enforcing the dismissal of the administrators and executive officers accredited by the Ministry of Finance, applicable to the violations in Clause 2 of this Article;

c) Enforcing the suspension of the positions designated by the insurer, reinsurer, insurance brokerage enterprise, or branch of foreign non-life insurer, applicable to the violations in Clause 2 and Point a Clause 3 of this Article.

Article 10. Penalties for violations against regulations on appointed actuaries and actuaries in charge of technical reserve and solvency

1. A warning shall be given for replacing the appointed actuaries or actuaries in charge of technical reserve and solvency against the law.

2. The actuary of a life insurer shall be liable to fine from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND when failing to fulfill one of the tasks below:

a) Formulating principles, terms and conditions, calculating insurance premium of insurance products;

b) Annually assessing the difference between the presumptive and actual costs of each product;

c) Assessing reinsurance program, reinsurance contracts, and fulfilling other tasks to ensure financial safety for the insurer.

3. The actuary in charge of technical reserve and solvency of a life insurer or branch of a foreign non-life insurer shall be liable to fine from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND when failing to fulfill one of the tasks below:

a) Formulating principles, terms and conditions, calculating insurance premium of insurance products;

b) Assessing the expenditure on indemnities;

c) Assessing the reinsurance program and reinsurance contracts before submitting them to the Board of Management (the Member assembly or the company s president) for approval.

4. The actuary of a life insurer shall be liable to fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND when failing to fulfill one of the tasks below:

a) Building up technical reserve for life insurance contracts;

b) Annually separating funds and distributing surplus of policy holders funds.

5. The actuary in charge of technical reserve and solvency of a life insurer or branch of a foreign non-life insurer shall be liable to fine of from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND when failing to fulfill one of the tasks below:

a) Building up technical reserve for life insurance contracts as prescribed by law;

b) Calculating the solvency margin and making a certification in the solvency report as prescribed by law.

6. Remedial measures:

Enforcing the dismissal of the actuary of the life insurer, applicable to the violations in Clause 4 of this Article; enforcing the dismissal of the actuary in charge of technical reserve and solvency registered by the life insurer or branch of the foreign non-life insurer, applicable to the violations in Clause 5 of this Article.

Article 11. Penalties for violations against regulations on changing the operation

1. One of the violations below shall be given a warning:

a) Changing the name or location of the head office, branch, or representative office without the written approval of the Ministry of Finance;

b) The branch of foreign non-life insurer failing to report in writing the changes o the foreign non-life insurer to the Ministry of Finance as prescribed by law.

2. A fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND for shall be imposed for transferring shares or contributions to shareholders that hold 10% of charter capital or more, or transferring shares or contributions to make a shareholder holds 10% of the charter capital or more without written approval of the Ministry of Finance.

3. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 2 of this Article for 02 - 03 month duration.

4. Remedial measures:

a) Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 2 of this Article;

b) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 2 of this Article.

Article 12. Penalties for violations against regulations on reinsurance

1. One of the following acts shall be imposed a fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:

a) Failing to establish the procedures and provide instructions on reinsurance, or the procedures and instructions provided are not conformable with law;

a) Failing to provide reinsurance in accordance with the reinsurance programs and the procedures and instructions on reinsurance;

c) Failing to submit the written certification made by the insurance authority of the foreign country, where the head office of the reinsured company is situated, to the Ministry of Finance;

d) Failing to report the provision of limited reinsurance to the Ministry of Finance.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND:

a) Retroceding reinsurance against the law;

b) Retaining the maximum liability for each risk or individual damage beyond 5% of the equity capital of the insurer and branch of foreign non-life insurer, and beyond 10% of the equity capital of the reinsurer;

c) Assuming reinsurance against the ceded risk; ceding all insurance liabilities in an insurance contract with another insurer, reinsurer, or branch of the foreign non-life insurer;

d) Ceding reinsurance to an overseas reinsurer that is not rated at least “BBB” according to Standard & Poor s, “B++” according to A.M.Best, “Baa” according to Moody’s, or equivalent rating in the latest fiscal year before the reinsurance contract is concluded;

dd) The insurer, reinsurer, or branch of the foreign non-life insurer cedes all liability assumed in an insurance contract to another insurer, reinsurer, or branch of the foreign non-life insurer.

3. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 2 of this Article for 02 - 03 month duration.

4. Remedial measures:

Enforcing the dismissal of the administrators and executive officers accredited by the Ministry of Finance, applicable to the violations in Clause 2 of this Article.

Article 13. Penalties for violations against regulations on transferring insurance contracts

1. The insurer, branch of the foreign non-life insurer that faces insolvency or is divided, split, amalgamated, merged, or dissolved without transferring the insurance contract shall be liable to a fine of from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND.

2. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 1 of this Article for 02 - 03 month duration.

3. Remedial measures:

Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 1 of this Article.

Article 14. Penalties for violations against regulations on payment of indemnities and insurance money

1. A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for delayed payment of indemnity as prescribed by law.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND:

a) Requesting the beneficiary of insurance benefits to pay money or provide other benefits against the law during the process of indemnity settlement;

b) Colluding with the beneficiary of insurance benefits to settle indemnity against the law.

3. A fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND shall be imposed for falsifying or forging documents to claim for indemnity.

4. Remedial measures:

b) Enforcing the dismissal of the administrators and executive officers accredited by the Ministry of Finance, applicable to the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Enforcing the suspension of the positions designated by the insurer, or branch of the foreign non-life insurer, applicable to the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

c) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

SECTION 3. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES PERTAINING TO THE SALE OF INSURANCE

Article 15. Penalties for violations against regulations on reinsurance

1. One of the following acts shall be imposed a fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:

a) Illegally interfering in the selection of the insurer and branch of the foreign non-life insurer;

b) Abusing the position and authority to request, force other organizations and individuals to buy insurance, or prevent them from obtaining insurance;

c) Providing false information or running misleading advertisements for the insurance operation and conditions that infringe the lawful rights and interests of insurance buyers.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND:

a) Colluding with other insurers, branches of foreign non-life insurers, or between the insurer, branch of the foreign non-life insurer and insurance buyers to divide the insurance market and provide closed insurance services;

b) Attracting clients in the form of preventing, enticing, bribing, threatening employees or clients of other insurers, insurance agents, or insurance brokers.

3. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 1 of this Article for 02 - 03 month duration.

4. Remedial measures:

Enforcing the rectification of false or confusing information, applicable to the violations in Clause 1 of this Article.

Article 16. Penalties for violations against regulations on the sale of non-life insurance

1. One of the violations below shall be given a warning:

a) Making clients confused about the products and services provided by the insurer or branch of foreign non-life insurer;

b) Impose discriminatory insurance conditions and insurance premiums on the policy holders that face the same risk.

2. A fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be incurred by the investor joining project with 30% of state capital and owner or user of assets of the State and state-owned enterprise that fails to invite tenders to select the insurer or branch of the foreign non-life insurer as prescribed by law when obtaining insurance for assets and liability.

3. Remedial measures: Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 2 of this Article.

Article 17. Penalties for violations against regulations on provision of life insurance and health insurance

1. One of the violations below shall be given a warning:

a) The documents used for introducing products and services of the insurer is vague, enigmatic, and confusing

b) The illustration documents are not clear, sufficient, and accurate enough for clients to make appropriate selection;

c) Failing to annually reconsider the presumptions used for illustrating the products; failing to change the illustration when the presumptions are no longer practical;

d) The documents used for introducing products, services contain information about insurance benefits that contravene the insurance principles, conditions, and prices approved by the Ministry of Finance.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:

a) Failing to provide sufficient information about the insurance contract; failing to explain the terms and conditions of the insurance contracts to the insurance buyer when concluding the insurance contract;

b) Failing to inform the insurance buyer of the status of the insurance contract as prescribed by law;

c) Enforcing the conclusion of supporting contracts when concluding the primary insurance contracts;

d) Providing investment-linked insurance, retirement insurance, or health insurance against the law.

3. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 2 of this Article for 02 - 03 month duration.

4. Remedial measures:

Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Point c Clause 2 of this Article.

Article 18. Penalties for violations against regulations on insurance products and insurance commission

1. A warning shall be given for reporting new products that are provided in the previous month against the law.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:

a) Failing to report the list of new products launched in the previous month;

b) Providing life insurance and health insurance products before the Ministry of Finance grants an approval.

3. One of the following acts shall be imposed a fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND:

a) Failing to comply with the principles, terms, and prices approved by the Ministry of Finance;

b) Changing the principles, terms, and prices without written approval of the Ministry of Finance;

c) Failing to report the Ministry of Finance the non-life insurance products that do not ensure financial safety as prescribed by law.

4. The insurer or branch of the foreign non-life insurer that pays insurance commission excessively or to improper recipients shall be liable to a fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND.

5. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article for 02 - 03 month duration.

6. Remedial measures:

a) Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article;

b) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 4 of this Article.

Article 19. Penalties for violations against regulations on compulsory insurance of non-life insurer 

1. One of the following acts shall carry a fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:

a) Refusing to sell compulsory insurance to organizations and individuals, unless otherwise prescribed by law;

b) Failing to comply with the principles, terms, and prices promulgated by the Ministry of Finance;

c) Failing to separate compulsory fire insurance from the comprehensive insurance contract.

2. Additional penalties:

Suspending the part of the operation that is related to the violations in Clause 1 of this Article for 02 - 03 month duration.

3. Remedial measures:

Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Point b and Point c Clause 1 of this Article.

Article 20. Penalties for violations against regulations on contribution to the protection Fund of policy holders

1. A warning shall be given for unpunctual contribution to the Fund for protection of policy holders.

2. A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for insufficient contribution to protection Fund of policy holders as prescribed by law.

3. A fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND shall be imposed for failing to make contribution to the protection Fund of policy holders as prescribed by law.

Article 21. Penalties for violations against regulations on providing insurance across the border

1. A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be incurred by the insurer, insurance broker, or branch of the foreign non-life insurer.

a) Failing to keep and provide documents proving the eligibility to provide insurance across the border as prescribed by law;

b) Failing to make or send the financial statement of the previous year to the Ministry of Finance.

2. The insurer or branch of the foreign non-life insurer that provides insurance across the border without providing documents proving the eligibility to offer insurance across the border shall be liable to a fine from 50,000,000 VND to 60,000,000 VND.

3. One of the following acts shall be imposed a fine from 180,000,000 VND to 200,000,000 VND:

a) The insurer or branch of the foreign non-life insurer that provides insurance across the border without satisfying the conditions for offering insurance across the border;

b) Providing insurance across the border without a head office in the country with which Vietnam signs International Agreements on commerce, including agreements on provisions of insurance service across the border in Vietnam;

c) Providing insurance across the border without an insurance broker licensed to operate in Vietnam;

d) The insurer established in Vietnam, of which 49% of the charter capital is held by foreign investors, that have foreign workers who obtain insurance overseas without an insurance broker licensed to operate in Vietnam.

4. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 1 of this Article for 02 - 03 month duration      .

5. Remedial measures:

Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

SECTION 4. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES PERTAINING TO INSURANCE BROKERAGE, INSURANCE AGENT, AND REPRESENTATIVE OFFICES

Article 22. Penalties for violations against regulations on insurance brokers buying professional liability insurance

The insurance brokerage enterprise that fails to buy professional liability insurance for insurance brokerage from an insurer in Vietnam shall be imposed a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND.

Article 23. Penalties for violations against regulations on insurance brokerage

1. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for preventing the insurance buyer and policy holder from providing information related to the insurance contract, or inciting the insurance buyer or policy holders to omit the information related to the insurance contract.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:

a) Advising clients to buy insurance at an insurer or branch of the foreign non-life insurer with less competitive terms and conditions that those of another insurer or branch of the foreign non-life insurer to earn higher brokerage;

b) Providing advice on the principles, terms, and insurance premiums of life insurance, health insurance, and compulsory insurance for the insurance buyer against the law;

c) The insurance broker fails to reach a written agreement with the insurance buyer, or the written agreement does not specify the scope of insurance brokerage as prescribed by law.

3. One of the following acts shall be imposed a fine from 50,000,000 VND to 60,000,000 VND:

a) Collaborating with other organizations and individuals in one or multiple stages of an initial insurance brokerage process, unless otherwise prescribed by law;

b) Employing people without certificates of training in insurance or insurance brokerage.

4. Additional penalties:

Suspending the part of the licensed operation that is related to the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article for 02 - 03 month duration.

5. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Point a and Point b Clause 2 of this Article.

Article 24. Penalties for violations against regulations on insurance agents

1. One of the following acts shall carry a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:

a) Acting as an agent for other insurer or branch of the foreign non-life insurer without a written approval of current insurer or branch of the foreign non-life insurer;

b) Preventing the insurance buyer from providing information related to the insurance contract or inciting the insurance buyer or policy holders to omit the information related to the insurance contract.

c) Running the insurance agent without signing the agent contract or after the agent contract expires.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND:

a) Running the insurance agent without satisfying the conditions prescribed by law;

b) Performing the tasks beyond the competence of an agent as prescribed by law.

c) Performing the tasks that are not authorized according to the insurance agent contract;

d) Negotiating the insurance contract with the same insurer or branch of the foreign non-life insurer of which they are an agent on behalf of the insurance buyer.

3. One of the following acts shall be imposed a fine from 70,000,000 VND to 80,000,000 VND:

a) Providing insufficient training for insurance agents as prescribed by law;

b) Failing to comply with the training program approved by the Ministry of Finance in terms of time, lecturers, and infrastructure;

c) Issuing the certificate of insurance agent against the law.

4. The insurer or branch of the foreign non-life insurer that run a insurance agent without satisfying the conditions for running the insurance agent shall be liable to a fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND.

5. Additional penalties:

Confiscating the certificate of insurance agent of the individual for 02 - 03 months; suspending the operation of the insurance agent of the organization for 02 - 03 month duration, applicable to the violations in Clause 2 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Point b and Point c Clause 3 of this Article;

b) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

c) Enforcing the annulment of the insurance agent training result, applicable to the violations in Point b and Point c Clause 3 of this Article;

d) Enforcing the suspension of the provision of training in insurance agent for 01 - 03 month duration, applicable to the violations in Clause 3 of this Article.

Article 25. Penalties for violations committed by representative offices of insurers, reinsurers, and foreign insurance brokers

One of the following acts shall be imposed fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:

1. Changing the name, nationality, or address of the insurer, reinsurer, foreign insurance broker or its representative office against the law;

2. Changing the location of the representative office; changing the representative office manager; changing the number of employees of the representative office without notifying the Ministry of Finance in writing.

SECTION 5. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES PERTAINING TO MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS

Article 26. Penalties for violations against regulations on reinsurance

1. One of the following acts shall be imposed a fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND:

a) Failing to maintain the owner’s equity, contributed charter capital, and provided capital at the same level with legal capital as prescribed by law;

b) Failing to maintain the owner’s equity, contributed charter capital, and provided capital in proportion to the scope of operation as prescribed by law;

c) Any shareholder being a natural person holds more than 10% of charter capital;

d) A shareholder being a organization holds more than 20% of charter capital, unless otherwise prescribed by law;

dd) Shareholders and relevant persons of such shareholders hold more than 20% of charter capital;

e) The founding shareholders hold less than 50% of offerable common stock of the insurer within 03 years from the day on which the insurer is issued with the license for establishment and operation.

2. Additional penalties:

Suspending the part of the operation that is related to the violations in Clause 1 of this Article for 02 - 03 month duration.

3. Remedial measures:

Enforcing the dismissal of the administrator or executive officer of the insurer or branch of the foreign non-life insurer approved by the Ministry of Finance, applicable to the violations in Point a and Point b Clause 1 of this Article.

Article 27. Penalties for violations against regulations on deposit

One of the violations below shall be given a warning:

1. Paying deposits against the law;

2. Using deposits against the law.

Article 28. Penalties for violations against regulations on building, management, and use of technical reserve and required reserve

1. A warning shall be given for failing to build up required reserves as prescribed by law.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:

a) Failing to register the method of building up technical reserve with the Ministry of Finance;

b) Failing to build up required reserves as prescribed by law;

c) Using required reserves against the law.

3. One of the following acts shall be imposed a fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND:

a) Building up technical reserve against the law;

b) Using technical reserves against the law.

c) Building up technical reserve of the non-life insurer or branch of the foreign non-life insurer without certification of the actuary in charge of technical reserve and solvency.

d) Failing to follow the method of building up technical reserve registered with the Ministry of Finance.

4. A fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND shall be imposed for failing to build up technical reserve as prescribed by law.

5. Additional penalties:

Suspending the part of the operation that is related to the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article for 02 - 03 month duration.

6. Remedial measures:

a) Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Point c Clause 2 and Point b Clause 3 of this Article;

c) Enforcing the dismissal of the administrators, executive officers and actuaries accredited by the Ministry of Finance, applicable to the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article;

d) Enforcing the suspension of the positions designated by the insurer, reinsurer, or branch of the foreign non-life insurer, applicable to the violations in Clause 3 and Clause 4 of this Article.

Article 29. Penalties for violations against regulations on capital investment

1. One of the following acts shall be imposed a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:

a) Failing to separate the capital investments from owner’s equity and those from technical reserve;

b) The reinsurer provides life reinsurance, non-life reinsurance, and health reinsurance concurrently without separating idle investment sources from technical reserve of each reinsurance product.

2. One of the following acts shall carry a fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND:

a) Making investments from other capital sources than those allowed to be used by law;

b) Investing idle capital from technical reserve beyond the permissible proportion of investment in various fields prescribed by law;

c) The reinsurer invest idle capital from technical reserve against the law.

3. One of the following acts shall be imposed a fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND:

a) Taking loans to make direct investment or authorize investment in securities, real estate, or making contributions to other enterprises;

b) Making reinvestment in any shape or form in shareholders (contributors) or relevant persons as prescribed by law, except for deposits at the shareholders (members) being credit institutions;

c) Using the technical reserve to make outward investment in any form;

d) Making outward investment against the law.

4. Additional penalties:

Suspending the part of the operation that is related to the violations in Clause 3 of this Article for 02 - 03 month duration.

5. Remedial measures:

a) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Enforcing the dismissal of the administrators and executive officers accredited by the Ministry of Finance, applicable to the violations in Clause 3 of this Article;

c) Enforcing the suspension of the positions designated by the insurer, reinsurer, or branch of the foreign non-life insurance insurer, applicable to the violations in Clause 3 of this Article.

SECTION 6. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES PERTAINING TO SOLVENCY

Article 30. Penalties for violations against regulations on financial safety

1. One of the following acts shall be imposed a fine from 40,000,000 VND to 50,000,000 VND:

a) Failing to carry out internal audit as prescribed by law;

b) Failing to report the financial status and risk causing insolvency.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 90,000,000 VND to 100,000,000 VND:

a) Failing to take measures for restoring the solvency of when the company faces the risk of being insolvent;

b) Failing to comply with the requirements for restoring solvency as prescribed by law;

c) Failing to keep to the plan for restoring solvency, strengthening the organization and operation of the insurer approved by the Ministry of Finance.

3. Additional penalties:

Suspending the part of the operation that is related to the violations in Clause 2 of this Article for 02 - 03 month duration.

4. Remedial measures:

a) Enforcing the dismissal of the administrators, executives and actuaries approved by the Ministry of Finance, applicable to the violations in Clause 2 of this Article;

b) Enforcing the suspension of the positions designated by the insurer, reinsurer, or branch of the foreign non-life insurance insurer, applicable to the violations in Clause 2 of this Article.

Article 31. Penalties for violations against regulations on fund separation and surplus distribution in life insurance

1. A fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for failing to register the method of fund separation and surplus distribution as prescribed by law.

2. A fine from 30,000,000 VND to 40,000,000 VND shall be imposed for using profit of one policy holder fund to make up for deficit of another policy holder fund or owner s fund.

3. A fine from 60,000,000 VND to 70,000,000 VND shall be imposed for separating funds and distributing surplus against the law.

4. Additional penalties:

Suspending the part of the operation that is related to the violations in Clause 3 of this Article for 02 - 03 month duration.

5. Remedial measures:

a) Enforcing the restoration of the original state, applicable to the violations in Clause 3 of this Article;

b) Enforcing the dismissal of the administrators, executive officers and actuaries accredited by the Ministry of Finance, applicable to the violations in Clause 3 of this Article;

c) Enforcing the suspension of the positions designated by the insurer, applicable to the violations in Clause 3 of this Article.

SECTION 7. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, AND REMEDIAL MEASURES PERTAINING TO REPORTING REGIME

Article 32. Penalties for violations against regulations on reporting

1. One of the violations below shall be given a warning:

a) Submitting reports behind schedule; 

b) Submitting inadequate reports behind schedule.

2. A fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for providing insufficient or incorrect information in the report.

3. A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for failing to submit reports as prescribed by law.

SECTION 8. POWERS TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST THE LAW ON INSURANCE BUSINESS

Article 33. Powers to impose penalties for administrative violations against the law on insurance business

1. The person working in the Department of Insurance Management and Supervision - the Ministry of Finance who is assigned to carry out inspection is entitled to:

a) Give warnings;

b) Confiscate the exhibits and instruments used for committing administrative violations that are worth no more than 500,000 VND;

c) Take the remedial measures prescribed in Point a and Point d Clause 1 Article 4 of this Article.

2. The chief of the inspectorate of the Department of Insurance Management and Supervision - the Ministry of Finance is entitled to:

a) Give warnings;

b) Impose fines of up to 50,000,000 VND;

c) Suspend part of the licensed operation; temporarily confiscate the certificate of insurance agent or suspend the operation;

d) Confiscate the exhibits and instruments used for committing administrative violations that are worth no more than the level prescribed in Point b of this Clause;

dd) Take the remedial measures prescribed in Clause 1 Article 4 of this Article.

3. The Director of the Department of Insurance Management and Supervision is entitled to:

a) Give warnings;

b) Impose fines up to 100,000,000 VND;

c) Suspend part of the licensed operation; temporarily confiscate the certificate of insurance agent or suspend the operation;

d) Confiscate the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

dd) Take the remedial measures prescribed in Clause 1 Article 4 of this Article.

4. The powers to impose fines prescribed in aquaculture products Article are applicable to natural persons. The fines incurred by an organization are twice as much as those incurred by a natural person.

Chapter 3.

VIOLATIONS, PENALTIES AND FINES FOR VIOLATIONS AGAINST THE LAW ON LOTTERY BUSINESS

SECTION 1. VIOLATIONS AGAINST THE REGULATIONS ON ISSUING AND USING THE CERTIFICATE ELIGIBILITY TO DO LOTTERY BUSINESS

Article 34. Violations against regulations on granted application for the certificate of eligibility to do lottery business

1. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for amending, erasing, falsifying or forging documents of the granted application for the certificate of eligibility to do lottery business.

2. Remedial measures:

Enforcing the destruction of the amended, erased, falsified or forged documents, applicable to the violations in this Article.

Article 35. Violations against the regulations on managing and using the certificate eligibility to do lottery business

1. A fine from 40,000,000 VND to 60,000,000 VND shall be imposed for falsifying the certificate of eligibility to do lottery business.

2. A fine of from 60,000,000 VND to 80,000,000 VND shall be imposed for lending, leasing, or transferring the certificate of eligibility to do lottery business.

3. A fine from 80,000,000 VND to 100,000,000 VND shall be imposed for doing lottery business without the certificate of eligibility to do lottery business issued by a competent authority.

4. Additional penalties:

Confiscating the certificate eligibility to do lottery business for 01 - 03 months, applicable to the violations in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

5. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in this Article.

SECTION 2. VIOLATIONS AGAINST THE LAW ON PRINTING, ISSUING, AND DISTRIBUTING LOTTERY TICKETS

Article 36. Violations against regulations on printing and issuing lottery tickets

1. One of the following acts shall carry a fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:

a) Printing lottery tickets that contain insufficient information as prescribed by law;

b) Signing contracts to print lottery tickets with unqualified printing facilities.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:

a) Issuing lottery tickets of which the nominal values are not conformable with law;

b) Issuing lottery tickets beyond the limits prescribed by law;

c) Issuing lottery tickets inconsistently with the drawing schedule as prescribed by law;

d) Issuing computerized lottery tickets inconsistently with the time prescribed by law.

3. A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for printing insufficient quantity of lottery tickets according to the announced symbols and prizes.

4. A fine from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed for erasing, falsifying the lottery ticket in any form to win the prizes.

5. A fine of from 50,000,000 VND to 70,000,000 VND shall be imposed for forging lottery tickets in any form to win the prizes.

6. Additional penalties:

a) Confiscating all the lottery tickets used for committing the violations in Clause 2, Clause 4, and Clause 5 of this Article;

b) Confiscating the certificate eligibility to do lottery business for 01 - 02 months, applicable to the violations in Clause 2 and Clause 3 of this Article.

7. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 2, Clause 3, Clause 5, and Clause 5 of this Article.

Article 37. Violations against regulations on distributing lottery tickets

1. One of the violations below shall be given a warning:

a) Selling lottery tickets to the persons that are not eligible to buy lottery tickets.

b) Selling lottery tickets at other prices than their nominal values.

2. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for distributing lottery tickets using improper methods.

3. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 2 of this Article.

Article 38. Violations against regulations on area for lottery business

1. A fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for selling lottery tickets beyond the permissible localities.

2. Additional penalties:

Confiscating the lottery tickets sold outside the permissible localities.

3. Remedial measures:

a) Enforcing the sale of lottery tickets within the permissible localities, applicable to the violations in this Article;

b) Enforcing the return of illegal profit earned from the violations in this Article.

Article 39. Violations against regulations on buying lottery tickets

1. The person that is not eligible to buy lottery tickets shall be given a warning when deliberately buying lottery tickets.

2. A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for using state capital and assets to buy lottery tickets.

3. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in this Article.

Article 40. Violations against regulations on withdrawing, keeping, and destroying unsold lottery tickets

1. One of the violations below shall be given a warning:

a) Failing to establish the procedure for withdrawing unsold lottery tickets;

b) Authorizing another lottery company to withdraw unsold lottery tickets without a written authorization.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:

a) Destroying the unsold lottery tickets or counterfoils that have not been kept for a sufficient period of time;

b) Failing to establish a lottery ticket destruction council, or the number of council members is not sufficient as prescribed by law;

c) Failing to make record on destruction of unsold lottery tickets.

Article 41. Violations against regulations on lottery agents

1. A warning shall be given for falsifying or forging the documents in the granted application for establishing the lottery agent.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 10,000,000 VND to 30,000,000 VND:

a) Signing agent contracts with ineligible organizations and individuals;

b) Failing to maintain the reserve for liability of the lottery agent;

c) Allowing the lottery agent to bear the debt beyond debt term or the time to pay money from selling lottery tickets.

3. Additional penalties:

Confiscating the falsified or forged documents, applicable to the violations in Clause 1 of this Article.

SECTION 3. VIOLATIONS AGAINST THE LAWS ON PRODUCTS, RULES FOR PARTICIPATION, AND PRIZES

Article 42. Violations against regulations on products

1. A fine from 20,000,000 VND to 40,000,000 VND shall be imposed for selling prohibited products.

2. Additional penalties:

a) Confiscating all prohibited lottery tickets as prescribed by law;

b) Confiscating the certificate of eligibility to do lottery business for 01 - 02 months, applicable to the violations in this Article.

3. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from violations, applicable to the violations in this Article.

Article 43. Violations against regulations on giving prize, prize structure, and rules for participation

1. One of the following acts shall be imposed a fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND:

a) Establish the prize structure of each issuance beyond the maximum limits;

b) Establish the prize structure against the law.

2. A fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for failing to formulate and announce the rules for participation as prescribed by law.

3. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from the violations in Clause 1 of this Article.

SECTION 4. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON ANNOUNCING WINNING NUMBERS AND LOTTERY MACHINES

Article 44. Violations against regulations on announcing winning numbers

1. One of the following acts shall be imposed a fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:

a) Announcing winning numbers inconsistently with the schedule;

b) Announcing winning numbers at other locations than the prescribed ones;

c) Failing to formulate and announce the regulations on drawing winning numbers.

2. One of the following acts shall be imposed a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:

a) Employing ineligible persons to draw winning numbers;

b) Employing inadequate persons to draw winning numbers;

c) Drawing numbers at other times than those prescribed by law;

d) Drawing winning numbers in contravention of the procedure.

3. A fine from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed for deliberately falsify the lottery results.

4. Remedial measures:

a) Enforcing the return of illegal profit earned from committing the violations in Clause 3 of this Article;

b) Enforcing the annulment and rectification of the lottery results, applicable to the violations in Clause 3 of this Article.

Article 45. Violations against regulations on lottery machines

1. One of the following acts shall be imposed a fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND:

a) Failing to acquire adequate lottery machines as prescribed by law;

b) Using unsatisfactory rotating cages as prescribed by law;

b) Using unsatisfactory balls as prescribed by law;

d) Using unsatisfactory precision scales and devices to measure the balls;

dd) Cameras and monitors are not positioned to supervise the entire drawing process; the video recordings are not kept for a sufficient period of time.

2. Additional penalties:

Confiscating the unsatisfactory equipment used for drawing numbers according to this Article.

SECTION 5. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON INFORMATION AND SALE PROMOTION

Article 46. Violations against regulations on using lottery results and information about lottery results

1. A fine from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed for using lottery results to hold games of chance against the law.

2. A fine from 80,000,000 VND to 100,000,000 VND shall be imposed for using lottery results to hold prize games against the law.

3. A fine from 180,000,000 VND to 200,000,000 VND shall be imposed for providing false information about lottery result according to the certification of the Lottery Supervision Council.

4. Additional penalties:

Confiscating the certificate eligibility to do lottery business for 01 - 02 months, applicable to the violations in this Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Enforcing the cancellation and rectification of incorrect results according to the certification of the Lottery Supervision Council, applicable to the violations in Clause 4 of this Article;

b) Enforcing the return of illegal profit earned from the violations in this Article.

Article 47. Violations against the laws on promotion in the lottery business

1. A fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed for doing promotion in the lottery business.

2. A fine from 20,000,000 VND to 40,000,000 VND for taking advantage of doing promotion in the form of games of chance to do illegal lottery business and reap profit from customers.

3. Additional penalties:

a) Confiscating the exhibits and instruments used for doing promotion;

b) Confiscating the certificate eligibility to do lottery business for 01 - 02 months, applicable to the violations in this Article.

4. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from violations, applicable to the violations in this Article.

SECTION 6. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON GIVING PRIZES, KEEPING WINNING LOTTERY TICKETS, AND CONDITIONS TO DO ELETRONIC LOTTERY

Article 48. Violations against regulations on giving prizes

1. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for giving prizes for ineligible lottery tickets as prescribed by law.

2. One of the following acts shall carry a fine from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND:

a) Deliberately delaying giving prizes for lottery winners;

b) Destroying winning lottery tickets that are claimed but have not been kept for a sufficient period of time.

3. A fine from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed for revealing information about lottery winners.

4. A fine from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed for authorizing the agent to give prizes beyond the limits.

5. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from the violations in Clause 1 and Clause 4 of this Article.

Article 49. Violations against the law on conditions for computerized lottery

1. A fine from 20,000,000 VND to 40,000,000 VND shall be imposed for doing computerized lottery business without promulgating a Regulation on management and collection of data from servers; failing to kept lottery business data for a sufficient period of time.

2. A fine from 40,000,000 VND to 60,000,000 VND shall be imposed for doing computerized lottery business without adequate servers and lottery machines as prescribed by law.

3. A fine from 60,000,000 VND to 80,000,000 VND shall be imposed for doing computerized lottery business without adequate software as prescribed by law.

4. Additional penalties:

Confiscating the certificate eligibility to do lottery business for 01 - 03 months, applicable to the violations in this Article.

5. Remedial measures:

Enforcing the return of illegal profit earned from violations, applicable to the violations in this Article.

SECTION 7. VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMMISSION FOR AGENTS, CONTRIBUTION TO RESERVED PRIZE FUNDS AND FINANCE FUNDS; USE OF FUNDS AND REPORT

Article 50. Violations against regulations on commission for agents, contribution to reserved prize funds, finance fund, and use of funds

1. A fine from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed for paying commission to the lottery agents beyond the limits.

2. A fine from 50,000,000 VND to 70,000,000 VND shall be imposed for making contribution to, using prize funds and finance fund against the law.

Article 51. Violations against regulations on reporting lottery business

1. The lottery company that commits one of the following acts shall be given a warning:

a) Failing to submit reports or failing to submit adequate reports to competent authorities as prescribed by law;

b) Submitting reports to competent authorities behind schedule as prescribed by law.

2. A fine from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed for providing insufficient or incorrect information in the report submitted to competent authorities.

3. Remedial measures:

Enforcing the lottery company to supplement and rectify the report, applicable to the violations in Clause 2 of this Article.

SECTION 8. POWERS TO IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST THE LAW ON LOTTERY BUSINESS

Article 52. Powers to impose penalties for administrative violations against the law on lottery business

1. Finance inspectors at all levels are entitled to:

a) Give warnings;

b) Confiscate the exhibits and instruments used for committing administrative violations that are worth no more than 500,000 VND;

c) Take the remedial measures prescribed in Point a, Point b, Point d Clause 2 Article 4 of this Decree.

2. The Chief Inspector of the Service of Finance is entitled to:

a) Give warnings;

b) Impose fines of up to 50,000,000 VND;

c) Confiscate the exhibits and instruments used for committing administrative violations that are worth no more than the level prescribed in Point b of this Clause;

d) Take the remedial measures prescribed in Clause 2 Article 4 of this Article.

3. The Chief Inspector of the Ministry of Finance is entitled to:

a) Give warnings;

b) Impose fines of up to 100,000,000 VND;

c) Confiscate the Certificate eligibility to do lottery business as prescribed by law;

d) Confiscate the exhibits and instruments used for committing administrative violations;

dd) Take the remedial measures prescribed in Clause 2 Article 4 of this Article.

4. The powers to impose fines prescribed in this Article are applicable to individual. The fines incurred by an organization are twice as much as those incurred by an individual.

5. The competent authorities having the powers to impose penalties as prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article, the people having the powers to impose penalties of other agencies as prescribed by law shall be imposed penalties in accordance with this Decree when discovering administrative violations in the fields or localities under their management.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION

Article 53. Effect

1. This Decree takes effect on October 15, 2013 and supersedes the Government s Decree No. 41/2009/ND-CP dated May 05, 2009 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on insurance business and the Government s Decree No. 105/2010/ND-CP dated October 27, 2010 on penalties for administrative violations against regulations on lottery business

2. The administrative violations against regulations on insurance and lottery business that are committed before this Decree takes effect but discovered and dealt with thereafter, the regulations on penalties for administrative violations in this Decree shall apply if they are advantageous to the offenders.

3. The decisions on penalties for administrative violations that are issued or implemented before the Law on Handling administrative violations and this Decree takes effect but appeals are lodged by the penalized entities, the Ordinance on Handling administrative violations, the Decree No. 41/2009/ND-CP dated May 05, 2009 and the Decree No. 105/2010/ND-CP dated October 27, 2010 shall apply.

Article 54. Implementation organization

1. The Ministry of Finance shall provide guidance on, inspect and supervise the implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 98/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất