Nghị định 60/2011/NĐ-CP xử phạt VPHC giao thông đường thủy nội địa

thuộc tính Nghị định 60/2011/NĐ-CP

Nghị định 60/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:60/2011/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:20/07/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Ngày 20/07/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Đối với các vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; Nghị định quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa; buộc súc vật và báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ đường. 
Hành vi làm sạt lở kè, đập giao thông; tháo dỡ cấu kiện hoặc lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi hàng lang bảo vệ luồng không đúng quy định theo giấy phép hoặc chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc các chất phế thải khác không đúng quy định xuống luồng trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. 
Đáng chú ý, các hành vi cố ý tạo chướng ngại trên luồng; sử dụng chất nổ làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa có thể bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng. 
Cũng theo Nghị định này, phương tiện thủy có kẻ, gắn số đăng ký không đúng quy định, bì mờ hoặc bị che khuất bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng. Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không mang theo bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng… 
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/09/2011 và thay thế Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005; bãi bỏ Điều 1 Nghị định số 156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/2007. 
Những vi phạm được phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được xử phạt hoặc chưa thi hành quyết định xử phạt, thì vẫn áp dụng quy định của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 để xử phạt.

Xem chi tiết Nghị định60/2011/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
------------------

Số: 60/2011/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC

GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

---------------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a) Vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Vi phạm quy định về phương tiện thủy nội địa;
c) Vi phạm quy định về thuyền viên, người lái phương tiện;
d) Vi phạm quy định về quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện;
đ) Vi phạm quy định về hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và vận tải đường thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
2. Việc xử phạt người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Người điều khiển tàu biển, tàu cá khi hoạt động trên đường thủy nội địa có hành vi vi phạm quy định tại Điều 7, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 25, Điều 26, Điều 32 hoặc tàu cá có hành vi vi phạm quy định tại Điều 15, Điều 23 của Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các điều đó; đối với những hành vi vi phạm hành chính khác thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này áp dụng hình thức, mức xử phạt quy định tại các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, thủy sản để xử phạt.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, Nghị định này và phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
3. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa khi có hành vi vi phạm quy định trong các văn bản luật, pháp lệnh và tại Nghị định này.
4. Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa chỉ bị xử phạt một lần.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
5. Khi quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự cố bất ngờ, bất khả kháng hoặc vi phạm trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Điều 4. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp áp dụng hình thức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cho từng hành vi vi phạm cụ thể.
2. Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
3. Trong trường hợp xử phạt một người có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm hành chính đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu các hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra hành vi vi phạm.
Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Nghị định này, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể không có tình tiết tăng nặng hoặc không có tình tiết giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa của khung tiền phạt. Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm thấp hơn mức trung bình, nhưng không được giảm thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng cao hơn mức trung bình, nhưng không được tăng cao hơn mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
2. Trong thời hạn một năm, tổ chức, cá nhân lại vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
3. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm đó là hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỘC KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 7. Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa;
b) Buộc súc vật vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trồng cây, để đồ vật, dựng lều quán hoặc có hành vi khác làm hạn chế tác dụng của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển phương tiện;
b) Buộc phương tiện vào báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi để đồ vật, tre, gỗ trôi tự do trong phạm vi luồng.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi để bùn, đất, cát, sỏi hoặc các chất phế thải khác rơi, trôi xuống đường thủy nội địa.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dịch chuyển báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc có hành vi khác làm mất tác dụng của báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm sạt lở kè, đập giao thông;
b) Tháo dỡ cấu kiện hoặc lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
c) Khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không đúng quy định theo giấy phép hoặc chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
d) Đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc các chất phế thải khác không đúng quy định xuống luồng hoặc trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để phương tiện đâm, va vào công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình hoặc gây cản trở giao thông;
b) Dựng nhà, làm nhà nổi, xây dựng công trình không đúng quy định theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
c) Khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng mà không có giấy phép hoặc chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dựng nhà, làm nhà nổi, xây dựng công trình khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng hoặc phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Xây dựng công trình không đúng quy định theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi luồng;
c) Khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi luồng, phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không đúng quy định theo giấy phép hoặc chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng công trình trong phạm vi luồng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác trong phạm vi luồng, phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép hoặc chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý tạo vật chướng ngại trên luồng;
b) Sử dụng chất nổ làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hoặc công trình khác trên đường thủy nội địa.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 8 Điều này;
b) Tịch thu thiết bị, phương tiện đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 7, điểm khoản 9 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển cây, phương tiện, súc vật, đồ vật, tre, gỗ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3; buộc tháo dỡ lều quán, nhà, nhà nổi, công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8, điểm a khoản 9 và buộc tháo dỡ phần vi phạm của nhà, nhà nổi, công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7, điểm b khoản 8; buộc thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 10 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5, điểm a, điểm b khoản 6, điểm a, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm b khoản 9 và điểm b khoản 10 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình, khai thác khoáng sản, tổ chức diễn tập, luyện tập, thi đấu thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, họp chợ trên đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện, thiết bị thi công trên đường thủy nội địa mà không có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận điều khiển phương tiện, thiết bị theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân khi thi công công trình, khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác, tổ chức diễn tập, luyện tập, thi đấu thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, họp chợ trên đường thủy nội địa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa khi tổ chức diễn tập, luyện tập, thi đấu thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí, họp chợ trên đường thủy nội địa;
b) Thực hiện không đúng phương án bảo đảm an toàn giao thông được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận khi thi công công trình, khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác, tổ chức diễn tập, luyện tập, thi đấu thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa;
c) Để phương tiện, thiết bị thi công gây cản trở giao thông;
d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đúng thời hạn, không đủ hồ sơ công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa khi thi công xong công trình;
đ) Tổ chức họp chợ trên đường thủy nội địa khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thi công công trình, khai thác cát, sỏi hoặc khoáng sản khác, tổ chức diễn tập, luyện tập, thi đấu thể thao, lễ hội, vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa mà không có phương án bảo đảm an toàn giao thông hoặc không thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thi công nạo vét đường thủy nội địa mà đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không đúng nơi quy định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thi công nạo vét đường thủy nội địa mà đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi trong phạm vi luồng không đúng nơi quy định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc di chuyển phương tiện, thiết bị thi công đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Buộc bàn giao đủ hồ sơ công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa cho đơn vị quản lý đường thủy nội địa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
d) Buộc di chuyển vị trí họp chợ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
đ) Buộc dọn sạch nơi đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không kịp thời theo quy định khi luồng thay đổi;
b) Không lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biện pháp kịp thời bảo đảm an toàn giao thông khi phát hiện vật chướng ngại trên luồng;
b) Để công trình giao thông đường thủy nội địa bị hư hại mà không có biện pháp sửa chữa.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại trên đường thủy nội địa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, sửa chữa công trình bị hư hại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về thanh thải vật chướng ngại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn trục vớt phương tiện bị chìm đắm hoặc thanh thải vật chướng ngại khác theo quy định của đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trục vớt không hết phương tiện bị chìm đắm hoặc thanh thải không hết vật chướng ngại khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt phương tiện bị chìm đắm hoặc không thanh thải vật chướng ngại khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trục vớt phương tiện, thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa khi khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi đánh bắt thủy sản, hải sản lưu động gây cản trở giao thông.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đặt dụng cụ, để phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc đặt dụng cụ, để phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản không đúng theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không dỡ bỏ dụng cụ, không di chuyển phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản sau khi chấm dứt hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng;
b) Không dỡ bỏ, di chuyển, thu hẹp dụng cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản theo thông báo của đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đặt dụng cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản trên luồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ, thu hẹp, di chuyển dụng cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về báo hiệu đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hoặc lắp đặt không đúng báo hiệu giới hạn vùng nước bến thủy nội địa theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt, lắp đặt không đúng quy định hoặc không duy trì báo hiệu bến phà, báo hiệu bến khách ngang sông, báo hiệu đăng đáy cá.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì báo hiệu trên tuyến đường thủy nội địa theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt báo hiệu hoặc lắp đặt không đúng quy định báo hiệu dẫn luồng, báo hiệu giới hạn vùng nước cảng thủy nội địa, báo hiệu vị trí vật chướng ngại, báo hiệu công trình xây dựng trên đường thủy nội địa, báo hiệu công trình qua luồng trên không, báo hiệu công trình ngầm vượt sông.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc lắp đặt và duy trì báo hiệu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
MỤC 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 13. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện, đăng ký, đăng kiểm phương tiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện không đúng quy định;
b) Số đăng ký kẻ, gắn trên phương tiện bị mờ hoặc bị che khuất;
c) Đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè vào hoạt động mà không bảo đảm an toàn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không mang theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
b) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định;
c) Không kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện theo quy định;
d) Không sơn, sơn không đúng quy định hoặc để mờ, che khuất vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện;
đ) Không kẻ, kẻ không đúng quy định hoặc để mờ, che khuất biển ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
e) Không bảo đảm tình trạng an toàn của phương tiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không mang theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
b) Không đăng ký lại phương tiện theo quy định hoặc không khai báo để xóa tên phương tiện hoặc không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo quy định;
c) Không kẻ, gắn số đăng ký của phương tiện theo quy định;
d) Không sơn, sơn không đúng quy định hoặc để mờ, che khuất vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện;
đ) Không kẻ, kẻ không đúng quy định hoặc để mờ, che khuất biển ghi số lượng người cho phép chở trên phương tiện;
e) Không bảo đảm tình trạng an toàn của phương tiện theo quy định;
g) Không mang theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
h) Sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện đã hết hiệu lực.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này hoặc không có sổ danh bạ thuyền viên theo quy định, như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
c) Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng phương tiện không đăng ký hoặc không đăng kiểm hoặc không bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo quy định, như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đếm 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi khai báo không đúng sự thật để đăng ký, đăng kiểm phương tiện; mượn, thuê, cho mượn, cho thuê thiết bị, dụng cụ để được đăng kiểm, như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
7. Xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy đăng ký phương tiện giả, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giả, kẻ hoặc gắn số đăng ký giả, như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến dưới 5 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
đ) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện hoạt động, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người vào hoạt động mà không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ dụng cụ an toàn theo quy định.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi trang bị không đủ số lượng, không đúng chủng loại, không bảo đảm chất lượng hoặc bố trí không đúng vị trí một trong các thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, neo đậu, liên kết phương tiện theo quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người, đoàn lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người, đoàn lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người, đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn.
3. Xử phạt đối với hành vi không trang bị một trong các loại thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, neo đậu, liên kết phương tiện theo quy định, như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người, đoàn lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người, đoàn lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người, đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trang bị đủ số lượng, đúng chủng loại, bảo đảm chất lượng, bố trí đúng vị trí các thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, neo đậu phương tiện theo quy định đối với vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về công dụng, vùng hoạt động của phương tiện
1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa phương tiện vào khai thác không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động của phương tiện theo quy định, như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người; phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng của thuyền trưởng phương tiện quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều này từ một tháng đến hai tháng khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện không đủ điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ cơ sở, cá nhân hành nghề đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện không đúng với hồ sơ thiết kế đã được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Xả chất thải không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chủ cơ sở thực hiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thuộc diện đăng kiểm mà không có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
b) Chủ phương tiện hoặc thuyền viên tự ý hoán cải, thay đổi tính năng, kết cấu, công dụng của phương tiện.
4. Hình thức phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, khắc phục ô nhiễm môi trường đối với chủ cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
MỤC 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN
Điều 17. Vi phạm quy định về bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện
1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện có hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có, không mang theo chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản hoặc mang theo chứng chỉ nghiệp vụ;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có chứng chỉ nghiệp vụ theo quy định hoặc không mang theo chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt theo quy định.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên làm việc trên phương tiện không có bằng, không mang theo bằng hoặc có bằng nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định, như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không mang theo bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không có bằng mà theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng ba, bằng máy trưởng hạng ba;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không có bằng mà theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng nhì, bằng máy trưởng hạng nhì;
đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó không có bằng mà theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng nhất, bằng máy trưởng hạng nhất.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao người đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó mà không có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hoặc có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định;
b) Giao người không có bằng thuyền trưởng hoặc chứng chỉ lái phương tiện điều khiển phương tiện hoặc có bằng thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện nhưng không phù hợp với loại phương tiện theo quy định.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn bằng, chứng chỉ chuyên môn; tẩy xóa, sửa chữa bằng, chứng chỉ chuyên môn, như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chứng chỉ nghiệp vụ;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng.
5. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai báo không đúng sự thật để được cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn, như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với chứng chỉ nghiệp vụ;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chứng chỉ chuyên môn đặc biệt;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng.
6. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa giả, như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng chỉ chuyên môn đặc biệt, chứng chỉ nghiệp vụ giả;
b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng ba giả;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng nhì giả;
d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng nhất giả;
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn giả của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định đối với thuyền viên, người lái phương tiện
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi khi đang làm việc trên phương tiện mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bố trí đủ định biên thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng người làm việc trên phương tiện không có tên trong danh bạ thuyền viên;
b) Bố trí thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trong tình trạng thuyền viên, người lái phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Không bố trí thuyền viên trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu hoặc không bố trí người cảnh giới khi phương tiện hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế;
d) Thuyền viên được bố trí trông coi phương tiện khi phương tiện neo đậu mà không có mặt trên phương tiện hoặc không thực hiện trông coi phương tiện theo quy định;
đ) Sử dụng người không đủ điều kiện theo quy định làm thuyền viên.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao người không đủ sức khỏe, không đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định đảm nhận các chức danh thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền phó, máy phó;
b) Thuyền trưởng, thuyền phó không có mặt trên phương tiện trong ca làm việc khi phương tiện đang hành trình;
c) Thuyền trưởng không trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa và trong các trường hợp theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện;
d) Thuyền viên không phải là thuyền trưởng mà trực tiếp điều khiển phương tiện khi qua cầu, âu tàu, ra, vào cảng, bến thủy nội địa hoặc trong các trường hợp khác theo quy định thuyền trưởng phải trực tiếp điều khiển phương tiện.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện, làm việc trên phương tiện trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với chứng chỉ chuyên môn;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng ba;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng nhì;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng nhất.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng từ một tháng đến hai tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy chế tuyển sinh;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung, chương trình đào tạo theo quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đảm bảo tiêu chuẩn phòng học, xưởng và khu vực thực hành theo quy định;
b) Không đảm bảo điều kiện theo quy định về tài liệu giảng dạy;
c) Không đảm bảo điều kiện theo quy định đối với giáo viên giảng dạy;
d) Không thực hiện đúng quy chế thi, kiểm tra đối với học viên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện khi chưa được cấp giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 20. Vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không báo kịp thời cho cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn;
c) Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;
d) Gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn, xử lý tai nạn;
đ) Lợi dụng tai nạn xảy ra để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn mà bỏ trốn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về kiểm tra, kiểm soát
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không dùng phương tiện khi nhận được tín hiệu kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
b) Xuất trình không đầy đủ giấy tờ của phương tiện, của thuyền viên hoặc người lái phương tiện, hàng hóa khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
c) Không chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền về kiểm tra, kiểm soát thiết bị, dụng cụ an toàn của phương tiện.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố tình không dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát theo lệnh của người có thẩm quyền;
b) Không xuất trình hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài việc xuất trình giấy tờ của phương tiện, của thuyền viên hoặc người lái phương tiện, hàng hóa khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
c) Có lời nói lăng mạ, vu khống, xúc phạm người có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoặc có hành vi cản trở việc kiểm tra, kiểm soát;
d) Không đưa hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian đưa phương tiện về nơi xử lý vi phạm theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
đ) Có hành vi hối lộ người thi hành công cụ để trốn tránh việc xử phạt vi phạm hành chính.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu sung công quỹ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
MỤC 4. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG VÀ TÍN HIỆU CỦA PHƯƠNG TIỆN
Điều 22. Vi phạm quy tắc giao thông
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người, có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám buộc vào phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm khi đang hành trình;
b) Để phương tiện chở người, phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm bám buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình;
c) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa;
d) Không giảm tốc độ của phương tiện theo quy định;
đ) Không chấp hành các quy định khi đi qua cầu, cống, âu tàu hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông;
e) Không phát tín hiệu của phương tiện theo quy định khi ra, vào cảng, bến thủy nội địa, hành trình trong điều kiện tầm nhìn bị hạn chế hoặc nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp;
g) Neo đậu phương tiện ở những nơi cấm neo đậu, không thực hiện đúng các quy định về neo đậu phương tiện hoặc neo đậu phương tiện gây cản trở giao thông;
h) không phát tín hiệu theo quy định trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa hoặc vị trí neo đậu phương tiện;
i) Neo đậu phương tiện để bốc xếp hàng hóa, đón trả hành khách ở nơi không phải vùng nước của cảng, bến thủy nội địa.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc có sức chở dưới 5 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không đúng quy định khi tránh nhau hoặc vượt nhau;
b) Vượt phương tiện khác khi chưa được phương tiện đó phát tín hiệu cho vượt;
c) Lạm dụng quyền được nhường đường, quyền ưu tiên gây nguy hiểm hoặc trở ngại cho các phương tiện khác;
d) Không tránh, không nhường đường cho phương tiện khác theo quy định;
đ) Bám, buộc vào phương tiện khác hoặc cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình để bốc xếp hàng hóa.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển phương tiện lạng lách gây mất an toàn;
b) Điều khiển phương tiện chạy tạo sóng lớn gây tổn hại đến công trình giao thông;
c) Điều khiển phương tiện chạy với tốc độ lớn gây mất an toàn cho phương tiện khác.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với thuyền trưởng điều khiển phương tiện không tuân theo báo hiệu thông báo hạn chế về chiều cao, chiều sâu, chiều rộng mà gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc làm hư hại đến các công trình trên đường thủy nội địa.
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thuyền trưởng phương tiện đoàn lai không tuân theo báo hiệu thông báo hạn chế lai dắt mà gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông hoặc làm hư hỏng các công trình trên đường thủy nội địa.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đua phương tiện không đúng quy định.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đua phương tiện khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện từ một tháng đến hai tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này; tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng từ hai tháng đến ba tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều này; tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với công trình bị hư hại do hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều này gây ra.
Điều 23. Vi phạm quy định về tín hiệu của phương tiện
1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng tín hiệu trên phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc bè;
b) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực, trừ những phương tiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 mã lực trở lên, phương tiện có tốc độ cao trên 30 km/h, phương tiện có động cơ chở khách, phương tiện đưa đón hoa tiêu, phương tiện thực hiện nhiệm vụ trên luồng, tàu cá, phương tiện chở hàng nguy hiểm, phương tiện chở người, súc vật bị dịch, đoàn lai hoặc phương tiện đang bị mắc cạn trên luồng.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bố trí hoặc bố trí không đúng tín hiệu của phương tiện theo quy định, như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực hoặc bè;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến dưới 50 mã lực, trừ những phương tiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 mã lực trở lên, phương tiện có động cơ chở khách, tàu cá, phương tiện có tốc độ cao trên 30 km/h, phương tiện đưa đón hoa tiêu, phương tiện chở hàng nguy hiểm, phương tiện chở người, súc vật bị dịch, phương tiện thực hiện nhiệm vụ trên luồng, đoàn lai hoặc phương tiện đang bị mắc cạn trên luồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khắc phục tín hiệu không đảm bảo tiêu chuẩn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, bố trí đủ, đúng tín hiệu phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
MỤC 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA VÀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 24. Vi phạm quy định về khai thác cảng, bến thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng nội quy đối với cảng, bến thủy nội địa phải có bảng nội quy theo quy định; cảng, bến khách không có bảng niêm yết giá vé theo quy định;
b) Không bố trí, bố trí không đầy đủ hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm, không có nhà chờ cho hành khách;
c) Bố trí người điều khiển thiết bị xếp, dỡ không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác bến quá phạm vi vùng nước hoặc khai thác quá thời hạn cho phép; tự ý thay đổi kết cấu, kích thước của bến so với quy định trong giấy phép hoạt động;
b) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định;
d) Để hành khách xuống phương tiện quá sức chở của phương tiện hoặc xếp hàng hóa xuống phương tiện quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện;
đ) Xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón, trả hành khách khi phương tiện chưa được phép vào bến;
e) Tiếp nhận phương tiện có mớn nước hoặc kích thước lớn hơn so với quy định trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa bến thủy nội địa vào hoạt động mà không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai thác cảng thủy nội địa quá phạm vi vùng nước hoặc khai thác quá thời hạn cho phép hoặc thay đổi kết cấu, kích thước, chức năng của cảng mà chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Sử dụng thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định;
d) Để hành khách xuống phương tiện quá sức chở của phương tiện hoặc xếp hàng hóa xuống phương tiện quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện;
đ) Xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón, trả hành khách khi phương tiện chưa được phép vào vị trí xếp, dỡ hàng hóa hoặc đón, trả hành khách;
e) Tiếp nhận phương tiện có mớn nước hoặc kích thước lớn hơn so với quy định trong quyết định công cố của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đưa cảng vào khai thác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi xả chất thải không đúng nơi quy định hoặc gây ô nhiễm môi trường trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa lên khỏi phương tiện số hành khách vượt quá sức chở, số hàng hóa chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm d khoản 4; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với thuyền viên, người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 30 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực hoặc có sức chở đến 12 người có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không để cho người của phương tiện khác đi qua phương tiện của mình;
b) Vi phạm nội quy cảng, bến thủy nội địa hoặc gây mất trật tự tại cảng, bến thủy nội địa;
c) Điều khiển phương tiện ra, vào cảng, bến thủy nội địa mà không có giấy phép ra, vào cảng, bến theo quy định;
d) Không thực hiện sự điều động của người có thẩm quyền huy động phương tiện để cứu người, phương tiện bị nạn;
đ) Tự ý di chuyển phương tiện hoặc neo đậu phương tiện không đúng nơi quy định trong phạm vi vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn hoặc có sức chở trên 30 người đến 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 500 tấn hoặc có sức chở trên 100 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực hoặc có sức chở trên 50 người đến 150 người;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 500 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực hoặc có sức chở trên 150 người.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện vào xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách tại cảng, bến thủy nội địa chưa được công bố hoặc chưa được cấp giấy phép hoạt động.
Điều 26. Vi phạm quy định về vận chuyển người, hành khách
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người sử dụng phương tiện không có động cơ sức chở đến 12 người để vận chuyển người, hành khách có một trong các vi phạm sau đây:
a) Không bố trí chỗ ngồi cho người, hành khách; để người, hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện; để người, hành khách ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện;
b) Xếp người, hành khách, hàng hóa, hành lý, xe đạp, mô tô, xe máy, phương tiện khác làm nghiêng lệch phương tiện hoặc che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện;
c) Không có nội quy an toàn hoặc không phổ biến nội quy an toàn, không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị an toàn cho người, hành khách trên phương tiện;
d) Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn cùng với người, hành khách trên phương tiện;
đ) Chở chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hôi thối hoặc động vật bị dịch bệnh hoặc bị chết gây mùi hôi thối cùng với người, hành khách;
e) Không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người sử dụng phương tiện có động cơ sức chở đến 12 người để vận chuyển người, hành khách có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định;
b) Không bố trí chỗ ngồi cho người, hành khách; để người, hành khách đứng trên phương tiện hoặc có hành vi khác làm mất an toàn của phương tiện;
c) Không có nội quy an toàn hoặc không phổ biến nội quy an toàn, không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị an toàn cho người, hành khách trên phương tiện;
d) Để người, hành khách đứng, ngồi trên mui hoặc hai bên mạn của phương tiện;
đ) Không có danh sách hành khách hoặc có danh sách hành khách nhưng không đúng quy định, trừ vận chuyển khách sang sông;
e) Xếp hàng hóa, hành lý trên lối đi của hành khách;
g) Chở động vật nhỏ mà không nhốt trong lồng, cũi hoặc chở động vật lớn chung với hành khách;
h) Chở chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại, hôi thối hoặc động vật bị dịch bệnh hoặc bị chết gây mùi hôi thối cùng với người, hành khách;
i) Không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định.
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng phương tiện để vận chuyển hành khách có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc chạy không đúng tuyến, trừ vận chuyển hành khách theo hợp đồng, bỏ chuyến đã đăng ký, chuyển nhượng hành khách sang phương tiện khác khi chưa được sự đồng ý của hành khách, như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện vận chuyển hành khách có sức chở trên 12 người đến 50 người, phương tiện có tốc độ cao trên 30 km/h sức chở đến 12 người;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện có sức chở trên 50 người đến 100 người, phương tiện có tốc độ cao trên 30 km/h sức chở trên 12 người đến 50 người;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện có sức chở trên 100 người, phương tiện có tốc độ cao trên 30 km/h sức chở trên 50 người.
4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở vượt quá sức chở người của phương tiện vận tải hành khách ngang sông, như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở, nếu chở vượt đến 20% số người được phép chở;
b) Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở, nếu chở vượt trên 20% đến 50% số người được phép chở;
c) Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng trên mỗi người chở vượt quá số người được phép chở, nếu chở vượt đến 50% số người được phép chở.
5. Phạt tiền từ 3 đến 5 lần giá vé trên mỗi hành khách chở vượt quá số người được phép chở đối với phương tiện vận tải hành khách theo tuyến cố định, phương tiện vận chuyển khách du lịch.
6. Phạt tiền 1% giá trị hợp đồng trên mỗi hành khách chở vượt quá số người được phép chở đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng.
7. Trường hợp phương tiện được phép chở người và chở hàng hóa, nếu chở người vượt quá sức chở của phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này, nếu chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện từ một đến hai tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 và hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này nếu chở vượt quá số người được phép chở từ 30% trở lên.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa lên khỏi phương tiện động vật lớn, chất dễ cháy, dễ nổ, chất độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1, điểm g, điểm h khoản 2 Điều này; buộc đưa lên khỏi phương tiện số người, hành khách vượt quá sức chở của phương tiện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này;
b) Buộc đưa lên khỏi phương tiện và tiêu hủy động vật bị chết, bị dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1, điểm h khoản 2 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định đối với hành khách
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện hoặc không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;
b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 mã lực:
a) Xếp, dỡ hàng hóa làm nghiêng lệch phương tiện;
b) Xếp hàng hóa che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện hoặc cản trở hoạt động của hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác;
c) Xếp hàng hóa vượt quá kích thước chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với mỗi loại phương tiện, như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 100 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực đến 100 mã lực;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 100 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 100 mã lực đến 400 mã lực, đoàn lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
c) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 400 mã lực, đoàn lai trọng tải toàn phần trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng đối với đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sắp xếp hàng hóa theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 29. Vi phạm chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn đến 1/5 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn lai.
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện từ trên 1/5 đến 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn lai, như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần đến 15 tấn;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần từ trên 15 tấn đến 50 tấn;
c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 100 tấn;
d) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 150 tấn;
đ) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 300 tấn;
e) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 300 tấn đến 500 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
g) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
h) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn;
i) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn;
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chở hàng hóa quá vạch dấu mớn nước an toàn trên 1/2 chiều cao mạn khô của phương tiện, kể cả một trong các phương tiện của đoàn lai, như sau:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần đến 15 tấn;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 50 tấn;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 100 tấn;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 100 tấn đến 150 tấn;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 150 tấn đến 300 tấn;
e) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 300 tấn đến 500 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần đến 400 tấn;
g) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần từ trên 400 tấn đến 1.000 tấn;
h) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với phương tiện trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn hoặc đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn;
i) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối đoàn lai trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng của thuyền trưởng từ một tháng đến hai tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải hạ tải đến vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa nguy hiểm có một trong các vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đầy đủ các quy định về vận tải hàng hóa nguy hiểm;
b) Không chấp hành quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ, độc hại ghi trong giấy phép;
c) Không có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với hoạt động vận tải hàng hóa có quy định phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa nguy hiểm có một trong các vi phạm sau đây:
a) Không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không trang bị phương tiện, dụng cụ phòng, chống cháy, nổ, độc hại hoặc không có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu khi vận tải xăng, dầu;
c) Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm không có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm;
d) Không thực hiện đúng quy trình làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm;
đ) Làm sạch phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm không đúng nơi quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, người lái phương tiện từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dọn sạch hàng hóa nguy hiểm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Điều 31. Vi phạm quy định về vận tải động vật sống, hàng hóa siêu trường, siêu trọng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải động vật bị cấm vận chuyển, động vật sống không đảm bảo vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh, môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 32. Vi phạm quy định về hoa tiêu và dẫn luồng trên đường thủy nội địa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dẫn phương tiện, tàu biển thuộc diện phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc mà không có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hoặc giấy chứng nhận khả năng hoa tiêu;
b) Hoa tiêu dẫn phương tiện, tàu biển không đúng vùng hoạt động của hoa tiêu theo quy định;
c) Hoa tiêu dẫn tàu vào vị trí neo đậu không đúng vị trí chỉ định của Cảng vụ đường thủy nội địa;
d) Hoa tiêu không thông báo những thay đổi của luồng cho Cảng vụ đường thủy nội địa;
đ) Hoa tiêu tự ý rời phương tiện khi chưa được phép của thuyền trưởng;
e) Tự ý dẫn phương tiện ở khu vực không phải vùng hoa tiêu bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không sử dụng hoa tiêu theo quy định;
b) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác về tính năng và đặc điểm của tàu cho hoa tiêu;
c) Không bảo đảm điều kiện làm việc cho hoa tiêu trong thời gian hoa tiêu ở trên tàu;
d) Dẫn phương tiện trên tuyến luồng, vùng nước đường thủy nội địa mà không có giấy phép hoạt động hoa tiêu ở khu vực đó;
đ) Ép buộc thuyền viên, người lái phương tiện phải thuê, mướn việc dẫn luồng tại khu vực không phải theo chế độ hoa tiêu bắt buộc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện, tang vật được sử dụng để vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này.
Chương 3.
THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo đúng thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân
Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 xảy ra tại cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện, các hành vi vi phạm quy định tại  Điều 19 và các hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ đường thủy nội địa tại những cảng, bến có Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Đội trưởng, Trạm trưởng, Thủy đội trưởng Cảnh sát đường thủy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
5. Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự thuộc Công an cấp tỉnh, Thủy đoàn trưởng Cảnh sát đường thủy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
6. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 35. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra giao thông đường thủy nội địa
Thanh tra giao thông đường thủy nội địa có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác công trình giao thông đường thủy nội địa; cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện; đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện tại cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện tại cảng, bến thủy nội địa hoặc nơi neo đậu phương tiện theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Thanh tra viên giao thông đường thủy nội địa đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này, trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định.
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa
Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi thuộc trách nhiệm quản lý của mình, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
5. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng không đúng quy định; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;
6. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông; phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, vận tải đường thủy nội địa tại khu vực biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ đội biên phòng, trừ phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Đội trưởng, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa lên khỏi phương tiện số người, hành khách chở vượt sức chở của phương tiện; buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc đưa lên khỏi phương tiện số người, hành khách chở vượt sức chở của phương tiện; buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông; phương tiện, thuyền viên, vận tải thủy tại khu vực trách nhiệm của Cảnh sát biển, trừ phạm vi trách nhiệm của Cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, thẩm quyền cụ thể như sau:
1. Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề khác thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng.
Điều 39. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
1. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải tuân theo các quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và những quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền hoặc cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình phát hiện hành vi vi phạm về giao thông đường thủy nội địa phải ra lệnh đình chỉ ngay và kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay sau khi xác định được người có hành vi vi phạm.
3. Trường hợp áp dụng buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II  Nghị định này thì người có thẩm quyền phải ghi rõ biện pháp khắc phục hậu quả đó trong quyết định xử phạt.
4. Biên bản, quyết định sử dụng xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính, bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo mẫu tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 40. Áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử phạt hành chính, người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Nghị định này có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 46 và giấy tờ cần thiết khác theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện.
Điều 41. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp được phép nộp phạt nhiều lần hoặc được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bị áp dụng hình thức phạt tiền thì phải nộp tiền phạt trực tiếp cho người ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật hoặc nộp tiền phạt tại nơi thu tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt; tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt có thể được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định.
3. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
4. Tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 66, Điều 66a Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008.
Điều 42. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt vi phạm hành chính và khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa mà có hành vi ngăn cản, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hoặc xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 43. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2011.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; bãi bỏ Điều 1 Nghị định số 156/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt.
3. Những vi phạm được phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa xử phạt hoặc chưa thi hành quyết định xử phạt, thì vẫn áp dụng quy định của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 để xử phạt.
Điều 44. Tổ chức thực hiện
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
Điều 45. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

CÁC MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ)

Mẫu biên bản số 01a

Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu biên bản số 01b

Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu biên bản số 02

Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

Mẫu biên bản số 03a

Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu biên bản số 03b

Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu biên bản số 04

Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Mẫu biên bản số 05

Biên bản khám người theo thủ tục hành chính

Mẫu quyết định số 01

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu quyết định số 02

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (theo thủ tục đơn giản)

Mẫu quyết định số 03a

Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu quyết định số 03b

Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu quyết định số 04

Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Mẫu quyết định số 05

Quyết định khám người theo thủ tục hành chính

Mẫu quyết định số 06

Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Mẫu quyết định số 07

Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu quyết định số 08

Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Mẫu biên bản số 01a

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
----------------

Số: ……./BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Quyển số ………

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …………… tại: ..................................................

Tôi(2) ………………………………… Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

Với sự chứng kiến của (3) (nếu có):

Ông (bà)……………………… Nghề nghiệp/chức vụ: ................................................................

Địa chỉ thường trú (tạm trú): ...................................................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa đối với:

Ông (bà)/tổ chức (4): …………………………………, năm sinh(5): ...............................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .........................................................................................

Phương tiện: Biển số: …………………….., trọng tải ……. tấn, …….. hành khách, công suất máy …………………….. mã lực.

Hồi … giờ, ngày …../…../…….., tại ........................................................................................

Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau (6): ..................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Quy định tại Nghị định số …../2011/NĐ-CP ngày    /   /2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Tình tiết giảm nhẹ: .................................................................................................................

Tình tiết tăng nặng: ................................................................................................................

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (7) (nếu có):

Họ tên: .................................................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người VPHC/đại diện tổ chức VPHC: .......................................................

Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có): .....................................................................

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có):..............................................

Người có thẩm quyền lập biên bản đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức vi phạm đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc xử phạt (nếu có): ...................................................

…………..(8) ..........................................................................................................................

Ngoài .................................................................... chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu ông (bà) ………………………………. có mặt lúc …………. giờ ……….. ngày ….. tháng ….. năm ………. tại (9)      để giải quyết vụ việc vi phạm.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) (10): ...........................................................................................

Biên bản này gồm ….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành ….. bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính 01 bản và ………. (11) ................................................................................................... .

NGƯỜI VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lý do người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản (12):.....................................

Lý do người bị thiệt hại/đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản (13): .............................

____________

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …., huyện, thành phố thuộc tỉnh…, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản

2 Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản.

3 Ghi rõ họ tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

4 Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

5 Đối với cá nhân vi phạm

6 Mô tả hành vi vi phạm, ghi rõ nội dung vi phạm; phương tiện phải ghi rõ biển số đăng ký (nếu có).

7 Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.

8 Ghi cụ thể biện pháp áp dụng. Nếu tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy tờ phải ghi cụ thể tên, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng.

9 Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

10 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

11Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

12 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

13 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.

Mẫu biên bản số 01b

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------------------

Số: ……./BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Hôm nay, ngày … tháng … năm …………… tại: ......................................................................

Tôi: ………………………………… Cấp bậc, chức vụ: ...............................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

Tiến hành lập biên bản VPHC đối với ông (bà)/tổ chức: ..........................................................

................................................................................................... Sinh ngày: …../…./………….

Nơi cư trú (địa chỉ của tổ chức): .............................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .........................................................................................

Phương tiện: Biển số ……………….., trọng tải …………….. tấn, hành khách, công suất máy ….. mã lực.

Hồi ….. giờ ….. ngày …./…../……….. Tại (địa điểm): ..............................................................

đã có hành vi vi phạm: ..........................................................................................................

.............................................................................................................................................

......................................................  quy định tại Nghị định số     /2011/NĐ-CP ngày   /    /2011.

Tình tiết giảm nhẹ: .................................................................................................................

Tình tiết tăng nặng: ................................................................................................................

Chứng cứ vi phạm (trường hợp phải có): ...............................................................................

Đại diện chính quyền cơ sở hoặc 02 người chứng kiến (trường hợp phải có):

1. ………………………….. Địa chỉ (chức vụ): ...........................................................................

2. …………………………. Địa chỉ: ...........................................................................................

Ý kiến của người chứng kiến (nếu có): ...................................................................................

Ý kiến của người (hoặc đại diện tổ chức) vi phạm: .................................................................

Người (hoặc đại diện tổ chức) bị thiệt hại: ……………………….. Địa chỉ: ..................................

…………………. và ý kiến (nếu có): ........................................................................................

Các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm việc xử lý vi phạm (nếu có): .............................................

.............................................................................................................................................

Ngoài .................................................................................. chúng tôi không tạm giữ gì khác.

Yêu cầu ông (bà) ………………………………. có mặt lúc …………. giờ … ngày …/…/…….

tại ...........................................................................................  để giải quyết vụ việc vi phạm.

Biên bản này đã đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe, không ai có ý kiến gì khác và cùng ký tên dưới đây. Biên bản được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.

NGƯỜI (HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC) VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI (HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC) BỊ THIỆT HẠI (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …., huyện, thành phố thuộc tỉnh…, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

Mẫu biên bản số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------------------

Số: ……./BB-KPTVTĐV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

BIÊN BẢN

Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 48 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày     /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Hôm nay, hồi …… giờ …., ngày ….. /…./…….. tại ..................................................................

Chúng tôi gồm: (3)

1. ……………………….. Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................................

2. ……………………….. Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................................

Với sự chứng kiến của: (4)

1. Ông (bà): ……………………… Nghề nghiệp: .......................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: …………………………… Ngày cấp: …./…./….. Nơi cấp: ...................................

2. Ông (bà): ……………………… Nghề nghiệp: .......................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: …………………………… Ngày cấp: …./…./….. Nơi cấp: ...................................

Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: ………………………. (5) ....................................

.............................................................................................................................................

Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải): (6)

1. …………………………………… Nghề nghiệp: ......................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: …………………………… Ngày cấp: …./…./….. Nơi cấp: ...................................

2. …………………………………… Nghề nghiệp: ......................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: …………………………… Ngày cấp: …./…./….. Nơi cấp: ...................................

Phạm vi khám: .....................................................................................................................

Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính kết thúc vào hồi …. giờ ….. ngày …. tháng ….. năm ………….

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) (7): ............................................................................................

.............................................................................................................................................

Biên bản này gồm ….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành ….. bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản, lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính 01 bản và ………(8) …………

NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, ĐỒ VẬT HOẶC NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI THAM GIA KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản.

4 Họ và tên người chứng kiến. Nếu không có chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải thì phải có 02 người chứng kiến.

5 Ghi rõ loại phương tiện vận tải, đồ vật, số biển kiểm soát (đối với phương tiện).

6 Ghi rõ họ tên chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện.

7 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

8 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

Mẫu biên bản số 03a

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------------------

Số: ……./BB-TGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

BIÊN BẢN

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
 trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 45, Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày    /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ……… ngày … tháng … năm ………….. do (3) ……………… chức vụ ......................................................................................................  ký;

Để có cơ sở xác minh thêm tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi …… giờ …., ngày … tháng ... năm ……….. tại ..................................................

Chúng tôi gồm: (4)

1. ……………………….. Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................................

2. ……………………….. Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................................

Người vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/tổ chức (5): ..............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ....................................................  Năm sinh (6)……………..

Số CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................................................

Ngày cấp: …../…./………. Nơi cấp: ........................................................................................

Với sự chứng kiến của (7) (nếu có):

1. Ông/bà: ……………………… Nghề nghiệp: .........................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: …………………………… Ngày cấp: …./…./….. Nơi cấp: ...................................

2. Ông/bà: ……………………… Nghề nghiệp: .........................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: …………………………… Ngày cấp: …./…./….. Nơi cấp: ...................................

Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, xuất xứ tang vật, phương tiện

Đơn vị tính

Số lượng

Tình trạng tang vật, phương tiện (8)

Ghi chú (9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) (10) : ..........................................................................................

.............................................................................................................................................

Biên bản này gồm ….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành ….. bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm 01 bản và(11) …………

NGƯỜI VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ (12)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4 Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản.

5 Nếu là tổ chức thì ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

6 Đối với cá nhân vi phạm.

7 Họ tên người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền cơ sở phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

8 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi rõ seri của từng tờ.

9 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm).

10 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

11 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

12 Trong trường hợp niêm phong tang vật mà người vi phạm vắng mặt thì phải có sự tham gia và chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở.

Mẫu biên bản số 03b

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------------------

Số: ……./BB-TGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

Quyển số: …………….

BIÊN BẢN

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC số ……… ngày ….../...…/……………….

Hôm nay, hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. tại ......................................................

Tôi: ………………….. Cấp bậc, chức vụ: ................................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

Lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ..................................................................................................................

Sinh ngày: …./…../…….. Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ....................................................

Số CMND hoặc HC/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ............................................................

Ngày cấp: ……./…../……….. Nơi cấp: ....................................................................................

Nơi cư trú (hoặc địa chỉ của tổ chức): ....................................................................................

Số lượng và tình trạng tang vật, phương tiện tạm giữ

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Biên bản này đã đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe, không ai có ý kiến gì khác và cùng ký tên dưới đây. Biên bản được lập thành 03 bản, có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản giao cho người bảo quản hoặc đại diện tổ chức bảo quản, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.

NGƯỜI (HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC) VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (2)
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Người lập biên bản là người ra Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện.

Mẫu biên bản số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------------------

Số: ……./BB-KNCGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

BIÊN BẢN

Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày    /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ….. ngày ….. tháng ….. năm ………….. do (3) …………. chức vụ ...................................................................................................  ký;

Hôm nay, hồi …… giờ …., ngày ….. /…..../……….. tại ............................................................

Chúng tôi gồm: (4)

1. ……………………….. Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................................

2. ……………………….. Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................................

Với sự chứng kiến của: (5)

1. Ông (bà): ……………………………………… Nghề nghiệp: ....................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: ………………………. Ngày cấp: …../…./…… Nơi cấp: ......................................

2. Ông (bà): ……………………………………… Nghề nghiệp: ....................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: ………………………. Ngày cấp: …../…./…… Nơi cấp: ......................................

Tiến hành khám (6): ................................................................................................................

Là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản về việc khám.

Người chủ nơi bị khám là: (7)

Ông (bà)/tổ chức (8) ...............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .........................................................................................

Số CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: …………………………….................

Ngày cấp: …./…./….. Nơi cấp: ..............................................................................................

Sau khi khám, chúng tôi thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng (9)

Ghi chú (10)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Việc khám kết thúc vào hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ............................................

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) (11) : ..........................................................................................

.............................................................................................................................................

Biên bản này gồm ….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành ….. bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho chủ nơi bị khám 01 bản, lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính 01 bản và (12)     .

CHỦ NƠI BỊ KHÁM HOẶC NGƯỜI THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH
TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4 Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản.

5 Họ và tên những người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.

6 Ghi rõ địa chỉ nơi khám.

7 Nếu chủ nơi bị khám vắng mặt thì ghi rõ họ tên người thành niên trong gia đình.

8 Nếu nơi bị khám là của tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

9 Nếu có phương tiện phải ghi rõ biển kiểm soát.

10 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của ông (bà) …

11 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

12 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.

Mẫu biên bản số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-----------------

Số: ……./BB-KN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

BIÊN BẢN

Khám người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số     /2011/NĐ-CP ngày  /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số ….. ngày ….. tháng ….. năm ………….. do (3) …………. chức vụ ..............................................................................................  ký hoặc căn cứ (4) …………….;

Hôm nay, hồi …… giờ …., ngày ….. /..…./……….. tại .............................................................

Chúng tôi gồm: (5)

1. ……………………….. Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................................

2. ……………………….. Cấp bậc/chức vụ: ..............................................................................

Với sự chứng kiến của: (6)

1. Ông (bà): ……………………………………… Nghề nghiệp: ....................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: ………………………. Ngày cấp: …../…./…… Nơi cấp: ......................................

2. Ông (bà): ……………………………………… Nghề nghiệp: ....................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Số CMND/HC: ………………………. Ngày cấp: …../…./…… Nơi cấp: ......................................

Tiến hành khám người và lập biên bản khám người đối với:

Ông (bà): ………………………………………. Tuổi: ...................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp: ........................................................................................................................

Số CMND/HC: ………………………. Ngày cấp: …../…./…… Nơi cấp: ......................................

Sau khi khám người, chúng tôi thu được những đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

STT

Tên đồ vật, tài liệu, phương tiện

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc khám người kết thúc vào hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ..................................

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có) (7) : ...........................................................................................

.............................................................................................................................................

Biên bản này gồm ….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang và được lập thành 03 bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho người bị khám 01 bản, lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính 01 bản và gửi cho (8). ............................................................................................................................................ .

NGƯỜI BỊ KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI THAM GIA KHÁM
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

____________

1 Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký Quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

4 Nếu người ký Quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy; ghi họ tên, chức vụ người quyết định khám trong trường hợp này.

5 Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản.

6 Họ và tên người chứng kiến.

7 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.

8 Nếu người quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm biên bản này được gửi đế báo cáo cho Thủ trưởng.

Mẫu quyết định số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
--------------------

Số: ……./QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày    /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số: ………/BB-VPHC do (3) ……………….. lập hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …….. tại …………………………

Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức: …………………………… thực hiện và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (nếu có): .......................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tôi (4): ……………………………. Cấp bậc/chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức (5): ..............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………. Năm sinh (6): ......................................

Phương tiện: Biển số ……………….., trọng tải ……….., ………………… Hành khách, công suất máy ……………….. mã lực.

Với các hình thức sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Nghị định số      /2011/NĐ-CP tại:

- Điểm ……. khoản ……. Điều ……… Mức phạt: ...........................................................  đồng.

- Điểm ……. khoản ……. Điều ……… Mức phạt: ...........................................................  đồng.

- ...........................................................................................................................................

Tổng cộng tiền phạt là: ………………………. đồng (Bằng chữ: ................................................

............................................................................................................................................ )

2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có): ..................................................................................

.............................................................................................................................................

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ........................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng ….. năm …….., trừ trường hợp được hoãn chấp hành theo quy định của pháp luật vì (7): …………………………….. Quá thời hạn nêu trên, nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải được nộp vào Kho bạc Nhà nước (8) …………………. trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày (9) …../…../……….. và được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản giao cho Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.

Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này đã giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm
lúc ….. giờ … ngày …/…/……
(Người nhận ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;

3 Ghi họ, tên chức vụ người lập biên bản.

4 Ghi họ, tên người ra Quyết định xử phạt.

5 Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

6 Đối với cá nhân vi phạm.

7 Ghi rõ lý do.

8 Ghi rõ tên, địa chỉ của Kho bạc.

9 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định.

Mẫu quyết định số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------------------

Số: ……./QĐ-XPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
(Theo thủ tục đơn giản)

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày    /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Xét hành vi vi phạm hành chính do (3) …………………………… thực hiện và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (nếu có): .............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tôi (4): ……………………………. Cấp bậc/chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức (5) ................................................ đối với:

Ông (bà)/tổ chức (6): ..............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………. Năm sinh (7): ......................................

Phương tiện: biển số ……………….., trọng tải ……….. tấn, ………………… hành khách, công suất máy ……………….. mã lực.

Địa điểm xảy ra vi phạm (8) ....................................................................................................

Tổng tiền phạt: ……………………….. đồng.

(Ghi bằng chữ ...................................................................................................................... )

Vì đã có hành vi vi phạm quy định của Nghị định số      /2011/NĐ-CP tại:

- Điểm ……. khoản ……. Điều ……… Mức phạt:(9) ........................................................  đồng.

- Điểm ……. khoản ……. Điều ……… Mức phạt: ...........................................................  đồng.

Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): .........................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng ….. năm …….., trừ trường hợp được hoãn chấp hành theo quy định của pháp luật vì (10): …………………………….. Quá thời hạn nêu trên, nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải được nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc nộp tại Kho bạc Nhà nước (11) …………………. trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được lập thành 03 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản giao cho Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.

Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)(12)

____________

1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh …, xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;

3 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

4 Họ và tên người ra Quyết định xử phạt.

5 Nếu xử phạt bằng hình thức cảnh cáo thì ghi “cảnh cáo”, xử phạt bằng hình thức phạt tiền thì ghi “phạt tiền”.

6 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

7 Đối với cá nhân vi phạm.

8 Ghi rõ địa điểm xảy ra hành vi vi phạm hành chính.

9 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

10 Ghi rõ lý do.

11 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc.

12 Trường hợp người ra Quyết định xử phạt không được sử dụng con dấu thì Quyết định phải được đóng dấu treo.

Mẫu quyết định số 03a

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------------------

Số: ……./QĐ-TGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 45, Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày     /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Để (3) ....................................................................................................................................

Tôi (4): ……………………………. Cấp bậc/chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

Ông (bà)/tổ chức (5): ..............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………. Năm sinh (6): ......................................

Số CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................................................

Ngày cấp: …../…../………… Nơi cấp: .....................................................................................

Lý do: Đã có hành vi vi phạm quy định của Nghị định số     /2011/NĐ-CP tại:

Điểm …… khoản ………. Điều (7) ............................................................................................

Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ gồm (8): ........................................................................

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Tang vật, phương tiện nêu trên được tạm giữ tại (9): ...................................................

Điều 3. Thời hạn tạm giữ là … ngày, kể từ ngày …/…./… đến hết ngày …./…/…......................

Điều 4. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …../…../….. và được lập thành …….. bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm để thực hiện, 01 bản giao cho người có trách nhiệm bảo quản, 01 bản gửi ….(10) ………, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.

Quyết định này gồm ……… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (11)

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã , thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;

3 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.

4 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.

5 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

6 Đối với cá nhân vi phạm.

7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

8 Ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

9 Ghi địa chỉ nơi tạm giữ tang vật, phương tiện.

10 Trường hợp người ra Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ.

11 Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ (trường hợp người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.

Mẫu quyết định số 03b

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-----------------

Số: ……./QĐ-TGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

Quyển số:

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 45, Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày      /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …./BB-VPHC lập ngày …./…./……..............................

Tôi: ……………………………. Cấp bậc, chức vụ: ....................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

Ông (bà)/tổ chức: ..................................................................................................................

Sinh ngày: ……./……../………………..

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .........................................................................................

Số CMND hoặc HC/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ............................................................

Ngày cấp: …../…../………… Nơi cấp: .....................................................................................

Nơi cư trú (hoặc địa chỉ của tổ chức): ....................................................................................

Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ gồm (tên, số lượng, chủng loại): ....................................

.............................................................................................................................................

Có biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kèm theo.

Điều 2. Tang vật, phương tiện nêu trên được tạm giữ tại (3): ...................................................

.............................................................................................................................................

Điều 3. Thời hạn tạm giữ là ……………. ngày, kể từ ngày …./……/………………………………..

Điều 4. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …../…../….. và được lập thành …….. bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản giao cho người có trách nhiệm bảo quản, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính, 01 bản gửi(4) ...............................................................................................................

Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG CỦA
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (5)

QUYẾT ĐỊNH NÀY ĐÃ GIAO CHO NGƯỜI (ĐẠI TỔ CHỨC) VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)

QUYẾT ĐỊNH NÀY ĐÃ GIAO CHO NGƯỜI (ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC) CÓ TRÁCH NHIỆM BẢO QUẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi địa chỉ nơi tạm giữ tang vật, phương tiện.

4 Trường hợp người ra Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ.

5 Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ (trường hợp người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.

Mẫu quyết định số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------------------

Số: ……./QĐ-KNCGTVPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày      /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Xét (3) ...................................................................................................................................

Tôi (4): ……………………………. Cấp bậc/chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Khám (5): ...............................................................................................................................

Chủ nơi bị khám là: Ông (bà)/tổ chức (6): ................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .........................................................................................

Số CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................................................

Ngày cấp: …../…../ ………… Nơi cấp: ....................................................................................

Lý do: ...................................................................................................................................

(Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản kèm theo Quyết định này).

Quyết định này đã được: .......................................................................................................

1. Giao cho ông (bà)/đại diện tổ chức ..............................................................  để chấp hành.

2. Gửi: ..................................................................................................................................

Quyết định này gồm ….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Ý kiến đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở.

(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ căn cứ cho rằng nơi bị khám có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

4 Họ và tên người ra Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

5 Ghi rõ địa điểm bị khám.

6 Nếu không có người chủ nơi bị khám thì ghi rõ người thành niên trong gia đình họ là …

Mẫu quyết định số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
------------------

Số: ……./QĐ-KN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Khám người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 45, Điều 47 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày      /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Xét (3) ...................................................................................................................................

Tôi (4): ……………………………. Cấp bậc/chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Khám người ông (bà): ……………………………… tuổi:.............................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp: ........................................................................................................................

Số CMND/HC: ……………Ngày cấp: …../…../ ………… Nơi cấp: .............................................

Quyết định khám người này đã được thông báo cho ông (bà) (5): ............................................

Việc khám người có người chứng kiến là ông (bà) (6): ............................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp: ........................................................................................................................

Số CMND/HC: ……………Ngày cấp: …../…../ ………… Nơi cấp: .............................................

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà): ....................................................................................................  để chấp hành.

2. .........................................................................................................................................

3. .........................................................................................................................................

Quyết định này gồm: …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu Quyết định khám người của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ căn cứ khám người là ông (bà) có cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

4 Ghi họ tên người ra Quyết định khám người.

5 Ghi họ tên người bị khám.

6 Ghi họ tên người chứng kiến.

Mẫu quyết định số 06

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------------------

Số: ……./QĐ-TGN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 44, Điều 45 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày      /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Xét thấy cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để (3) ...................

Tôi (4): ……………………………. Cấp bậc/chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Tạm giữ Ông (bà): ……………………………… Tuổi:..................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp: ........................................................................................................................

Số CMND/HC: ……………Ngày cấp: …../…../ ………… Nơi cấp: .............................................

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính quy định tại (5): điểm ……. khoản ………… Điều …… của Nghị định số

Thời gian tạm giữ là: 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ là hồi ……….. giờ …… ngày … tháng … năm

Vì lý do (6): ................................................. nên thời hạn tạm giữ được kéo dài là ………. giờ.

Theo yêu cầu của ông (bà): ……………………….., việc tạm giữ được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập là (7): ...............................................................................................................................

Vì ông (bà) ………………….. là người chưa thành niên và tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi … giờ ……. ngày … tháng … năm … cho cha mẹ/người giám hộ là: …………. địa chỉ:

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà): ....................................................................................................  để chấp hành.

2. .........................................................................................................................................

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu Quyết định tạm giữ người của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ lý do tạm giữ người như: để ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh tình tiết quan trọng làm căn cứ để Quyết định xử lý vi phạm hành chính.

4 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ người.

5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

6 Nếu thời hạn tạm giữ kéo dài hơn 12 giờ phải ghi rõ lý do việc kéo dài thời hạn tạm giữ.

7 Ghi rõ tên, địa chỉ người được thông báo.

Mẫu quyết định số 07

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------------------

Số: ……./QĐ-KPHQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ Nghị định số      /2011/NĐ-CP ngày      /    /2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính (3) số ………/BB-VPHC do ……………… lập hồi ….. giờ … ngày ….. tháng ….. năm …………….. tại .................................................................................................................... ;

Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra;

Tôi (4): ……………………………. Cấp bậc/chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức (5): ..............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ..............................................................  Năm sinh (6): ……

Số CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................................................

Ngày cấp: …../…../ ………… Nơi cấp: ....................................................................................

Lý do: đã có hành vi vi phạm hành chính (7): ...........................................................................

Quy định tại điểm … khoản … Điều ……… của Nghị định số        /2011/NĐ-CP.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm (nếu có): ............................................

Lý do không áp dụng hình thức xử phạt (8): ............................................................................

Biện pháp để khắc phục hậu quả bao gồm (9): ........................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày ……tháng …… năm ……… trừ trường hợp (10) …………………….. Quá thời hạn nêu trên, nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……….. tháng ……… năm ….. (11) …….. và được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh ..., xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Nếu có biên bản vi phạm hành chính, ghi cụ thể số ký hiệu, ngày lập, người lập biên bản.

4 Họ tên người ra Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

5 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

6 Đối với cá nhân vi phạm.

7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi.

8 Ghi rõ lý do không áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

9 Ghi cụ thể từng biện pháp khắc phục hậu quả.

10 Ghi rõ lý do.

11 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.

Mẫu quyết định số 08

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN(1)
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
------------------

Số: ……./QĐ-CC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

….. (2) ………., ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Để bảo đảm thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa số ………. ngày ……/…./……….. của .............................................................................................................

Tôi (3): ……………………………. Cấp bậc/chức vụ: .................................................................

Đơn vị: .................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……. ngày …./…../……… của ………………… về .................................................................................................................

Đối với:

Ông (bà)/tổ chức (4): ..............................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ..............................................................  Năm sinh (5): ……

Số CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................................................

Ngày cấp: …../…../ ………… Nơi cấp: ....................................................................................

Biện pháp cưỡng chế (6): ......................................................................................................

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ……./……/……….  và được lập thành ……… bản có nội dung và giá trị như nhau, 01 bản giao cho người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm để thực hiện, 01 bản gửi cho ……………………… để ………….. (7) ………….., 01 bản gửi cho …………………… để ……………….. (8) ……………, 01 bản lưu hồ sơ cơ quan xử lý vi phạm hành chính.

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương …, huyện, thành phố thuộc tỉnh ..., xã … mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi họ tên người ra Quyết định cưỡng chế.

4 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

5 Đối với cá nhân vi phạm.

6 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện.

7 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

8 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất phương tiện thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 60/2011/ND-CP

Hanoi, July 20, 2011

 

DECREE

PROVIDING FOR SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLTIONS IN INLAND WATERWAY TRANSPORT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Inland Waterway Transport dated June 15, 2004;

Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated July 02, 2002 and the Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated April 02, 2008;

At the proposal of the Minister of Transport,

DECREES:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof governing

1. This Decree provides for violations, forms of sanction, fine levels, and remedies, the sanctioning competence, and procedures for sanctioning administrative violations in the field of inland waterway transport.

2. Administrative violations in the field of inland waterway transport are the acts of organizations and individuals who violate provisions of the legislation on inland waterway transport intentionally or unintentionally that is not crimes and as prescribed by law, must be sanctioned for administrative violations, including:

a) Violation of regulations on management and protection of the infrastructure works of inland waterway transport;

b) Violation of regulations on inland waterway transport means;

c) Violation of regulations on crew, driver of means;

d) Violation of regulations on traffic rules and signals of the vehicles;

đ) Violation of regulations on the operation of ports, inland wharves, and inland waterway transport.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations and individuals in Vietnam having administrative violations in the field of inland waterway transport are sanctioned for administrative violations as prescribed in this Decree.

Foreign organizations or individuals that commit acts of administrative violations in the field of inland waterway transport on the territory of Vietnam shall be sanctioned under the provisions of this Decree; in case of international treaties which the Socialist Republic of Vietnam is a member otherwise provided for, comply with the international treaties.

2. The sanction of minors who commit acts of administrative violations in the field of inland waterway transport shall comply with Clause 1, Article 7 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. Operators of seagoing vessels, fishing vessels upon operating on inland waterways commit acts of violations of the provisions of Article 7, Article 20, Article 21, Article 22, Article 25, Article 26, Article 32, or fishing vessels commit acts of violation of the provisions of Article 15, Article 23 of this Decree shall be sanctioned for administrative violations as prescribed in these Articles; for the other administrative violations, persons who are competent to sanction as specified in this Decree shall apply to the forms, the sanction levels stipulated in the Decree on sanction of administrative violations in the field of navigation, fisheries for sanctioning.

Article 3. Principles for sanctioning

1. All administrative violations in the field of inland waterway transport must be discovered in time and terminated immediately.

2. The sanction of administrative violations in the field of inland waterway transport must comply with the provisions of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations, the 2008 Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of administrative violations, this Decree and shall be carried out quickly, fairly and thoroughly; all consequences caused administrative violations must be remedied as prescribed by law.

3. Individuals and organizations may only be sanctioned for administrative violations in the field of inland waterway transport when committing acts of violation of the provisions of the laws, ordinances, and in this Decree.

4. An administrative violation in the field of inland waterway transport shall be sanctioned only once.

A person who commits many acts of administrative violations shall be sanctioned for each violation.

Many persons commit together a major violation, each violator shall be sanctioned.

5. When making the decision of administrative violation, it must be based on the nature and seriousness of the violations, the person of the violator and extenuating, aggravating circumstances specified in Article 8 and Article 9 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

6. Not to sanction administrative violation in cases of urgent situation, legitimate self-defense, unexpected incidents, force majeure or violation while suffering from mental illness or other diseases disabling awareness or the ability to control their behaviors.

Article 4. Principles for determining competence to sanction administrative violations

1. Competence to sanction administrative violations as prescribed in this Decree is the competence to apply for an administrative violation. In case of application of a fine, the sanctioning competence shall be determined based on the maximum level of the fine bracket prescribed for each specific violation.

2. In cases the administrative violations under the sanction jurisdiction of many persons, the sanction shall be made by the person who first accepts.

3. In case of sanctioning a person with many acts of administrative violation, the sanctioning competence shall be determined according to the following principles:

a) If the form, the sanction level is prescribed for each administrative violation falling under the jurisdiction of the sanctioning person, the sanctioning competence still belongs to that person;

b) If the form, the sanction level is prescribed for one of the ultra vires acts of the sanctioning person, the person must transfer the case of administrative violation to the authority that is competent to sanction;

c) If the acts of administrative violation to be of sanctioning competence of many persons from different sectors, the sanctioning competence is of chairman of People s Committee of the authority that is competent to sanction where the violations occur.

Article 5. Forms of sanctioning administrative violations and remedies

1. For each administrative violation in the field of inland waterway transport specified in this Decree, the violating organizations and individuals must suffer one of the following forms of the sanctions:

a) Warning;

b) Fine.

When imposing a fine, fine level for an administrative violation without specific aggravating or extenuating circumstances shall be the average level of the fine bracket prescribed for such act. The average level of the fine bracket is determined by dividing the total of the minimum and maximum level of the fine bracket. If the violation has extenuating circumstances, the fine level may be decreased lower than the average level, but not being lower than the minimum level of the fine bracket; if the violation has aggravating circumstances, the level of fine may be increased higher than average level, but not being higher than the maximum level of the fine bracket.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, organizations and individuals committing administrative violations may also be subject to one or the following forms of additional sanctions:

a) Stripping the right to use licenses, diplomas and professional certificates or other certificate of practice;

b) Confiscating material evidences and means used to commit acts of administrative violations.

3. Apart from the forms of major sanctions, additional sanctions specified in Clauses 1 and 2 of this Article, organizations, and individuals committing acts of administrative violations in the field of inland waterway transport are also subject to one or more of the following remedies:

a) Forced to restore the original state already changed due to administrative violations or forced to dismantle the works constructed not in compliance with regulations;

b) Forced to apply the remedies for the environmental pollution, spread of disease caused by administrative violations;

c) Forced to destroy harmful articles to human health, livestock and crops;

d) Forced to apply the remedies prescribed in Chapter II of this Decree.

Article 6. Prescription for sanctioning administrative violations in the field of inland waterway transport

1. Prescription for sanctioning administrative violations in the field of inland waterway transport is one year from the date that the violation is made. If the time limit is exceeded, it shall not be sanctioned but still apply remedies as prescribed in Clause 3 of Article 5 of this Decree.

2. Within a year, if the organizations and individuals commit acts of administrative violations again in the field of inland waterway transport or deliberately evade or obstruct the sanction, the prescription as provided for in Clause 1 of this Article shall not be applied; the prescription for sanctioning administrative violations shall be recalculated from the time of a new violation or time of termination of the acts of evading or obstructing the sanction.

3. For individual who was sued, prosecuted or got decision to be brought to trial in criminal proceedings, but then got decision to suspend the investigation or suspend the case that the violation is the administrative violation, shall be sanctioned for administrative violation; within three days from the date of the decision to suspend the investigation, suspension of the case, person who has made the decision must send the decision to the person who is competent to sanction administrative violations; in this case, the prescription for sanctioning administrative violation is three months from the date the person who is competent to sanction administrative violations receives the decision to suspend investigation or suspend the case and records of the violations.

Chapter 2.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, FORMS, AND LEVELS OF SANCTION

SECTION 1. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON MANAGEMENT AND PROTECTION OF THE INFRASTRUCTURE WORKS OF INLAND WATERWAY TRANSPORT

Article 7. Violation of the regulations on protection of the infrastructure works of inland waterway transport

1. A warning or a fine of between 50,000 VND and 100,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Dumping garbage or straw down the inland waterway, port water zone, inland wharves;

b) Tying the animals to signals of inland waterways, gauge landmarks, measurement landmarks, and landmarks limiting the scope of stream protection corridors.

2. A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Planting trees, placing objects, building cottages or other acts to limit the effects of inland waterway signals or limit visibility of the drivers of means;

b) Tying the animals to signals of inland waterways, gauge landmarks, measurement landmarks, and landmarks limiting the scope of stream protection corridors.

3. A fine of between 200,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the acts to let objects, bamboo, and wood float freely within the stream.

4. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for acts to let sludge, soil, sand, gravel or other waste fall, drift down the inland waterway.

5. A fine of between 1,000,000 VND and 3,000,000 VND shall be imposed for one of the acts of moving inland waterway signals, gauge landmarks, measurement landmarks, landmarks limiting the scope of stream protection corridors or other acts loosing the effect of inland waterway signals, gauge landmarks, measurement landmarks, landmarks limiting the scope of stream protection corridors.

6. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Making erosion of embankments and dams;

b) Dismantling structures or taking land, stone of the infrastructure works of inland waterway transport;

c) Extracting sand, gravel or other minerals within the stream protection corridor not in compliance with regulations under the license or written approval of the competent authorities;

d) Dumping the mud, soil, rock, sand, gravel, or other waste not in compliance with regulations into stream or within the stream protection corridor.

7. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Letting vehicles crashed, and collided with the infrastructure works of inland waterway transport or other works on inland waterways affecting the safety of the works or obstructing traffic;

b) Constructing houses, floating houses, works not incompliance with regulations under licenses granted by the competent authorities within the stream protection corridor or the protection scope of other works of infrastructure of inland waterway transport;

c) Extracting sand, gravel or other minerals within the stream protection corridor without license or written approval of the competent authorities.

8. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Constructing houses, floating houses, works upon not having yet permitted by the competent authorities within the stream protection corridor or the protection scope of other works of infrastructure of inland waterway transport;

b) Constructing the works not in compliance with regulations under license granted by the competent authorities within the stream;

c) Extracting sand, gravel or other minerals within the stream protection corridor or the protection scope of other works of infrastructure of inland waterway transport not in compliance with regulations under license or written approval of the competent authorities.

9. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Building the works within the stream without permission of competent agencies;

b) Extracting sand, gravel or other minerals within the stream scope or the protection scope of other works of infrastructure of inland waterway transport without license or written approval of the competent authorities.

10. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Intentionally creating obstructions in the stream;

b) Using explosives to affect the safety of the infrastructure works of inland waterway transport or other works on inland waterways.

11. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use permit of exploiting sand, gravel or other minerals from three to six months for violations prescribed at Point c, Clause 6 and point c, Clause 8 of this Article;

b) Confiscating equipment, facilities for violations prescribed at Point c, Clause 7, Clause 9 of this Article.

12. Remedies:

a) Forced to move trees, vehicles, animals, objects, bamboo, wood for the violations prescribed at Point b, Clause 1, Clause 2, Clause 3; forced to dismantle cottages, houses, floating houses, works, for the violations prescribed at Point a, Clause 8, Point a, Clause 9 and forced to dismantle part of the violation of houses, floating houses, works for violations prescribed at Point b, Clause 7, Point b, Clause 8; forced to clear obstacles for the violations prescribed at Point a, Clause 10 of this Article;

b) Forced to restore the original state that has been changed for violations prescribed at Point a, Clause 1, 3, 4, 5, point a, and point b clause 6, points a, c clause 7, Point c, Clause 8, point b, Clause 9 point b Clause 10 of this Article.

Article 8. Violation of the regulations on ensuring traffic safety during the work construction, mineral exploitation, organization of rehearsals, exercise, completion of sports, festivals, entertainment, market gathering on inland waterways

1. A fine of between 100,000 VND and 300,000 VND shall be imposed for the acts of operating facilities, construction equipment on inland waterways without a professional certificate or certificate of operating vehicle, and equipment according to regulations.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for organizations and individuals as construction of work, mining of sand, gravel or other minerals, holding a rehearsal, exercise, competition of sports, festivals , entertainment, market gathering on inland waterways have one of the following violations:

a) Failing to notify the competent agencies of the inland waterway transport when organizing a rehearsal, exercise, competition of sports, festivals , entertainment, market gathering on inland waterways;

b) Failing to comply with a plan to ensure traffic safety approved by competent agency as construction of work, mining of sand, gravel or other minerals, holding a rehearsal, exercise, competition of sports, festivals , entertainment on inland waterways;

c) Letting vehicles, construction equipment cause obstruction to transport;

d) Failing to hand over or handing over not on time, not enough the work records related to inland waterway transport to the inland waterway management units after the work construction is completed;

đ) Organizing market gathering on inland waterways without permission of the competent agencies.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for organizations and individuals as construction of work, mining of sand, gravel or other minerals, holding a rehearsal, exercise, competition of sports, festivals, entertainment, market gathering on inland waterways without a plan to ensure traffic safety, or implementing the plan to ensure traffic safety approved by the competent agency.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for acts of dredging inland waterways that dump sludge, soil, rock, sand and gravel within the stream protection corridor not in compliance with the places prescribed by competent authorities.

5. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for acts of dredging inland waterways that dump sludge, soil, rock, sand and gravel within the stream not in compliance with the places prescribed by competent authorities.

6. Remedies:

a) Forced to take the measures to ensure traffic safety for violations prescribed at Point b, Clause 2, Clause 3 of this Article;

b) Forced to move vehicles, construction equipment for the violations prescribed at Point c, Clause 2 of this Article;

c) Forced to handover sufficient dossiers of work related to the work of inland waterway transport to the management units for inland waterway for the violations prescribed at Point d, Clause 2 of this Article;

d) Forced to move the positions of market gathering for the violations prescribed at Point đ, Clause 2 of this Article;

đ) Forced to clean up the places where soil, rock, sand, gravel sludge are dumped for the violations specified in Clauses 4 and 5 of this Article.

Article 9. Violation of regulations on management of inland waterways

1. A fine of between 1,000,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to notify or untimely notifying in accordance with provisions upon the changes of stream;

b) Failing to set a tracking record of obstacles on the inland waterways that affect traffic safety.

2. A fine of between 2,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to take timely measures to ensure traffic safety upon detection of obstacles on the stream;

b) Letting work of inland waterway transport damaged without measure of repair.

3. Remedies:

a) Forced to establish a tracking record of obstructions on the inland waterways for the violations prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;

b) Forced to take measures to ensure traffic safety, repair the damaged buildings for the violations prescribed at Point a, Point b, Clause 2 of this Article.

Article 10. Violation of regulations on the clearance of obstacles

1. A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for violations of time limit to salvage vehicles sunk or to clear up other obstacles in accordance with provisions of the unit managing the inland waterways.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of salvaging not up all vehicles sunk or clearing not up all the other obstacles.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for acts of failing to salvage vehicles sunk or to clear up the other obstacles.

4. Remedies:

Forced to salvage vehicles, to clear up obstructions for the violations prescribed in Clause 2, Clause 3 of this Article.

Article 11. Violation of the regulations on ensuring traffic order and safety of inland waterway as mining, aquaculture, fisheries

1. A fine of between 100,000 VND and 300,000 VND shall be imposed for acts of catching mobile fisheries and aqua products interfering traffic.

2. A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for acts of placing tools, equipment of exploitation, aquaculture and aqua products within the stream protection corridor blocking visibility of the operators of the vehicles or placing tools, equipment of exploitation, aquaculture and marine products not in accordance with the guidance of the management unit of inland waterways.

3. A fine of between VND 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to dismantle, remove tools, equipment of exploitation, aquaculture and aqua products after the termination of operations of mining, aquaculture within the scope of stream corridor protection;

b) Failing to dismantle, remove, and narrow tools and equipment of exploitation, aquaculture, and aqua products upon notice of the management unit of inland waterways.

4. A fine of between 1,000,000 VND and 3,000,000 VND shall be imposed for acts of placing tools, equipment of exploitation, aquaculture, and aqua products on stream.

5. Remedies:

Forced to dismantle, narrow down, move tools, equipment of exploitation, aquaculture, and aqua products for the violations prescribed in Clause 2, Clause 3, Clause 4 of this Article.

Article 12. Violation of regulations on inland waterway signal

1. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for the acts of failing to install or installing improper signals of limit of water zone of inland wharf as prescribed.

2. A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for the acts of failing to install or installing improper provisions or failing to maintain signals of ferry wharf, signals of river crossing ports, signals for fish trap.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the act of failing to maintain signals on the inland waterways under the plan approved by the competent agencies.

4. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for the act of failing to install the signals or installing improper provisions of signals of stream guidance, of limit of inland port water zone, of the location of obstacles, of construction works on the inland waterways, of works through the air stream, of the underground works crossing river.

5. Remedies:

Forced to install and maintain the signals as prescribed for the violations of provisions of this Article.

SECTION 2. VIOLATION OF PROVISIONS ON INLAND WATER MEANS

Article 13. Violation of regulations on operation conditions of vehicle, registration, registers of vehicles

1. A warning or a fine of between 50,000 VND and 100,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Lining, mounting registration numbers of vehicles not in compliance with regulations;

b) Registration number lined, mounted on vehicles blurred or obscured;

c) Putting non-motorized means of gross tonnage of less than 1 ton or less than five persons carrying capacity or rafts into operation without ensuring safety according to regulations.

2. A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for the operators of non-motorized means of gross tonnage from 1 ton to less than 5 tons or carrying capacity from 5 to 12 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or a carrying capacity of less than 5 passengers have one of the following violations:

a) Failing to carry a certificate of means registration;

b) Failing to reregister vehicles as prescribed or not declaring to delete the name of means or not returning the certificate of means registration as prescribed;

c) Failing to line, mount the vehicle’s registration number as prescribed;

d) Failing to paint, painting not in compliance with regulations, or letting safety waterlines of the vehicle blurred, obscured;

đ) Failing to line, lining not in compliance with regulations or letting signboards of recording the number of persons allowed to carry on the vehicles blurred, obscured;

e) Failing to ensure the safe condition of the vehicle as prescribed.

3. A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for the operators of non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity of 12 persons to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons have one of the following violations:

a) Failing to carry a certificate of means registration;

b) Failing to reregister vehicles as prescribed or not declaring to delete the name of means or not returning the certificate of means registration as prescribed;

c) Failing to line, mount the vehicle’s registration number as prescribed;

d) Failing to paint, painting not in compliance with regulations, or letting safety waterlines of the vehicle blurred, obscured;

đ) Failing to line, lining not in compliance with regulations or letting signboards of recording the number of persons allowed to carry on the vehicles blurred, obscured;

e) Failing to ensure the safe condition of the vehicle as prescribed;

g) Failing to carry certificates of technical safety and environmental protection of vehicles;

h) Using certificates of technical safety and environmental protection of the vehicles expired.

4. Sanction of administrative violations shall be imposed for one of the violations specified in Clause 3 of this Article or having no address book of crew as prescribed, as follows:

a) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or a carrying capacity of more than 12 persons to 50 persons;

b) A fine of between VND 500,000 and 700,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 100 persons, vehicles with major engine motor of more than 100 hp to 400 hp or a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons;

c) A fine of between VND 700,000 and 1,000,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or a carrying capacity of more than 150 persons.

5. Sanction of administrative violations shall be imposed for acts of using vehicles not being registered or not ensuring technical safety status and environmental protection of the means as prescribed, as follows:

a) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 1 ton to less than 5 tons or with a carrying capacity from 5 to 12 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or with a carrying capacity of less than 5 persons;

b) A fine of between VND 500,000 and 700,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity of more than 12 persons to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons;

c) A fine of between 700,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 persons to 50 persons;

d) A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons;

đ) A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons.

6. Sanction of administrative violations shall be imposed for one of the acts of false declaration for registration, register of vehicles; borrowing, renting, lending, leasing equipment, tools for being registered, as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 1 ton to less than 5 tons or with a carrying capacity from 5 to 12 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or with a carrying capacity of less than 5 persons;

b) A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity from 12 persons to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons;

c) A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 and 50 persons;

d) A fine of between VND 4,000,000 and 6,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons;

đ) A fine of between 6,000,000 VND and 8,000,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons.

7. Sanction shall be imposed for the acts of using fake certificate of vehicle registration, certificate of technical safety and environmental protection of fake means, lining or mounting the fake registration numbers, as follows:

a) A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 1 ton to less than 5 tons or with a carrying capacity from 5 to 12 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or with a carrying capacity of less than 5 persons;

b) A fine of between 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity of more than 12 persons to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons;

c) A fine of between VND 4,000,000 and 6,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 persons to 50 persons;

d) A fine of between VND 6,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons;

đ) A fine of between VND 8,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons.

8. Forms of additional sanction:

Confiscating material evidences used to commit acts of violation specified in Clause 6, Clause 7 of this Article.

9. Remedies:

Forced to fulfill the conditions of operation, technical safety standards of means for violations provided for in this Article.

Article 14. Violation of the regulations on safety equipment, tools of the vehicles

1. A warning or a fine of between 20,000 VND and 50,000 VND shall be imposed for the acts bringing non-motorized means of gross tonnage of less than 5 tons or with a carrying capacity of up to 12 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or with a carrying capacity of less than 5 persons into operation that are not equipped or equipped with inadequate safety equipment as prescribed.

2. Sanction of administrative violations shall be imposed for one of the acts of equipping with inadequate quantity, improper category, not guaranteeing the quality or layout of improper location of one of the devices, instruments of life rescue and shipwreck, fire prevention and fighting, anchoring, alignment of means as defined as follows:

a) A fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity of more than 12 persons to 30 persons; motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons;

b) A fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 to 100 persons; motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 persons to 50 persons, tow convoys of gross tonnage of up to 400 tons;

c) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 100 persons; motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons, tow convoys of gross tonnage from more than 400 tons to 1,000 tons;

d) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons, tow convoys of gross tonnage of more than 1,000 tons.

3. Sanction shall be imposed for the acts of failing to equip one of the types of equipment, instruments of life rescue and shipwreck, fire prevention and fighting, anchoring, alignment of means as prescribed, as follows:

a) A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity of more than 12 persons to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons;

b) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 to 50 persons, tow convoys of gross tonnage of up to 400 tons;

c) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of up to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons, tow convoys of gross tonnage from more than 400 tons to 1,000 tons;

d) A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons, tow convoys of gross tonnage of more than 1,000 tons.

4. Remedies:

Forced to equip with the adequate amount, proper category, quality, and layout of the right location for equipment, tools of life rescue and shipwreck, fire prevention and fighting, anchoring of means as prescribed for violations provided for in this Article.

Article 15. Violation of the regulations on utility, the operation zone of vehicles

1. Sanction of administrative violations for the acts of bringing the means into operation for improper utility or operation zone of the means as prescribed, as follows:

a) A warning or a fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of less than 5 tons or with a carrying capacity of up to 12 persons; motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or with a carrying capacity of less than 5 persons;

b) A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity of more than 12 persons to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons;

c) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 to 50 persons;

d) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons.

2. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use the captain certificate of captains of means prescribed at Point c, d, đ, Clause 1 of this Article from one month to two months when committing act of violation specified in Clause 1 of this Article.

Article 16. Violation of regulations on design, new building, conversion, repair, recovery of vehicles

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for organizations and individuals practicing design of new building, conversion, repair, and recovery of vehicles not eligible as prescribed.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for owners of establishments and individuals practicing new building, conversion, and repair, recovery of vehicles having one of the following violations:

a) New building, conversion, and repair, recovery of vehicles not in compliance with design documents that have been approved by the register agencies;

b) Failing to perform or performing inadequate measures of fire prevention and fighting as prescribed;

c) Discharging waste not in compliance with provisions causing environmental pollution.

3. A fine of between 5,000,000 VND and 7,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) The owners of the establishments conducting new building, conversion, and repair, recovery of vehicles subject to register without design documents approved by register agencies;

b) Vehicles owners or crew voluntarily convert, change features, structures and utility of vehicles.

4. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use license or practice certificate from one month to three months for the violations prescribed in Clause 1, Point a, Clause 3 of this Article.

5. Remedies:

Forced to take measures for fire prevention and fighting and overcome environmental pollution for the owners of establishments having violations prescribed at Point b, Point c, Clause 2 of this Article.

SECTION 3. VIOLATION OF PROVISIONS ON CREW, MEANS OPERATORS Article 17. Violation of the provisions of diplomas and professional certificates of crew, means operators

1. Sanction of administrative violations shall be imposed for crew, means operators working on vessels with the following violations:

a) A fine of between 200,000 VND and 300,000 VND shall be imposed for the acts of having no, not carrying training certificates of basic safety or not bringing along professional certificates;

b) A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for the acts of having no professional certificates in accordance with provisions or not bringing along special expertise certificates;

c) A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for the act of having no special professional certificate as prescribed.

2. Sanction of administrative violations shall be imposed for the crew working on vessels without certificates, not carrying certificates or bringing certificates but not suitable to vehicles as prescribed, as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the captain, mate, chief engineer, deputy chief engineer not carrying certificates of captain, chief engineer;

b) A fine of between VND 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for the captain, mate, chief engineer, deputy chief engineer having certificates of captain, chief engineer but not suitable to vehicles as prescribed;

c) A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the captain, mate, chief engineer, deputy chief engineer having no certificates that in accordance with provisions, it must have third-grade certificates of captain, chief engineer;

d) A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for the captain, mate, chief engineer, deputy chief engineer having no certificates that in accordance with provisions, it must have second-grade certificates of captain, chief engineer;

e) A fine between VND 4,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for the captain, mate, chief engineer, deputy chief engineer having no certificates that in accordance with provisions, it must have first-grade certificates of captain, chief engineer.

3. A fine of between 2,000,000 VND and 3,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Assigning persons in charge of titles of captain, mate, chief engineer, deputy chief engineer having no certificates of captain, chief engineer or having certificates of captain, chief engineer but not suitable to types of vehicles as prescribed;

b) Assigning persons who have no certificate of captain or certificate of driving, operating vehicles or have certificate of captain or certificate of driving, operating vehicles but not suitable to the vehicles as prescribed.

4. Sanction of administrative violations shall be imposed for acts of leasing, lending or hiring, borrowing diplomas, professional certificates; erasing, correcting diplomas, professional certificates, as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for professional certificates;

b) A fine of between VND 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for special professional certificates;

c) A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the certificate of captain, chief engineer.

5. Sanction of administrative violations shall be imposed for acts of false declaration to be issued, extended diplomas, professional certificates, as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for professional certificates;

b) A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for special professional certificates;

c) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the certificates of captain, chief engineer.

6. Sanction of administrative violations shall be imposed for acts of using fake diplomas or professional certificates of crew, operators of inland waterway means fake, as follows:

a) A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for acts of using fake special professional certificates, expertise certificates;

b) A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for acts of using fake third-grade certificates of captain, chief engineer;

c) A fine of between VND 6,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for acts of using fake second-grade certificates of captain, chief engineer;

d) A fine of between VND 8,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for acts of using fake first-grade certificates of captain, chief engineer;

7. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for the acts of faking the certificates of captain, chief engineer, professional certificates of crew, operator of inland waterway means.

8. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use diplomas, professional certificates from one month to three months for the violations prescribed in Clause 4 of this Article;

b) Confiscating diplomas and professional certificates of crew, operator of vehicles for the violations prescribed in Clause 5, Clause 6, Clause 7 of this Article;

c) Confiscating material evidences and means used for administrative violations for the violations prescribed in Clause 7 of this Article.

9. Remedies:

Forced to remedy for the violations prescribed in Clause 2, Clause 3 of this Article.

Article 18. Violation of regulations for crew, operators of vehicles

1. A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for acts while working on vehicles that have alcohol content in excess of 80 milligram/ 100 milliliters of blood or 40 milligram/1lit breathe air or using other stimulants prohibited by law.

2. A fine of between 200,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to allocate enough planning of crew in accordance with provisions or employing persons to work on vehicles not on the address book of crew;

b) Arranging crew, operators of vehicles to work in the state that they have alcoholic content in excess of 80 milligram/ 100 milliliters of blood or 40 milligram/1lit breathe air or use other stimulants prohibited to use by law;

c) Failing to arrange crew to look after vehicles when they are being moored or failing to arrange persons for watching when vehicles are going in the condition that the visibility is limited;

d) The crew arranged to look after vehicles when they are being moored are not present on the vehicles or fail to look after vehicles as prescribed;

đ) Using persons as crew who are not eligible according to provisions.

 3. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Assigning person who is not healthy enough, not old enough or too old as prescribed to undertake titles of captain and chief engineer, mate, deputy chief engineer;

b) The captain, mate is not present on vessels during the work shift when the vehicle is traveling;

c) The captain does not directly control the vehicle while crossing the bridge, dock, in and out of ports, inland terminals and in cases as prescribed that captain must directly control vehicle;

d) The crew who are not captain but directly drive means when crossing the bridge, dock, in and out of ports, inland terminals or in other cases as prescribed that captain must directly control vehicle.

4. Sanction of administrative violation shall be imposed for the acts of controlling vehicles, working on vehicles in the duration being deprived the right to use professional certificates, the certificates of captain, chief engineer as follows:

a) A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for professional certificates;

b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the third-grade certificates of captain, chief engineer;

c) A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for the second-grade certificates of captain, chief engineer;

d) A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the first-grade certificates of captain, chief engineer.

5. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use the certificate of captain from one month to two months for the violations as prescribed at Point b, Point c, Clause 3 of this Article.

6. Remedies:

Forced to remedy for the violations prescribed in Clause 2, Clause 3 of this Article.

Article 19. Violation of regulations on establishments training crew, operators of vehicles

1. A fine of between 5,000,000 VND and 7,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to comply with regulations on enrollment;

b) Failing to perform or performing incomplete content, the training program as prescribed.

2. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to ensure standards of classrooms, workshops and practice areas as prescribed;

b) Failing to meet the conditions as prescribed on teaching materials;

c) Failing to meet the conditions as prescribed for teachers;

d) Failing to comply with regulations of examination, tests for learners.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for the acts of organizing to train crew, operators of vehicles when have not been issued certificate by the competent authorities.

Article 20. Violation of regulations on the responsibility when the accident of inland waterway traffic occurs

1. A warning or a fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed for the act of failing to timely report to the Public Security or the nearest local People s Committee where the accident of inland waterway traffic occurred.

2. A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for the act of failing to be present on time as being convened by the competent state agency.

3. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to protect or altering trail and exhibits related to the accident;

b) Failure to provide or providing inadequate documents and exhibits related to the accident;

c) Avoiding duty of rescue upon having condition to rescue;

d) Causing disorder or hindering the rescue, handling of accident;

đ) Taking advantage of the accident to infringe the property, vehicles in distress.

4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of causing the accident but fled.

5. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use diplomas, professional certificates from one month to three months for the violations prescribed in Clause 3 of this Article;

b) Stripping the right to use diplomas, professional certificates from three to six months for the violations prescribed in Clause 4 of this Article.

Article 21. Violation of regulations on inspection and control

1. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to use the facilities after receiving the signal of inspection, control of the competent persons;

b) Presenting inadequate papers of facilities, crew, or the drivers of vehicles, goods upon request of inspection of the competent persons;

c) Failing to comply with the requirements of the competent persons on the inspection and control of equipment, safety tools of vehicles.

2. A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Intentionally failing to stop vehicles for inspection and control according to the order of competent persons;

b) Failing to present or attempting to delay or prolonging the presentation of papers of the vehicles, crew or the drivers of vehicles, goods upon request of inspection of the competent persons;

c) Having verbal abuse, slander, insult to competent persons as conducting the inspection, control or acts of obstructing the inspection and control;

d) Failing to take or attempt to delay, prolong time to take facilities to the place where violation is handled as required by the competent persons;

đ) Having the act of bribing enforcement persons to evade the sanctions for administrative violations.

3. A fine of between 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the act against the inspection and control of the competent persons.

4. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use diplomas, professional certificates from one month to three months for the violations prescribed in Clause 2, Clause 3 of this Article;

b) Confiscating into public funds, property or other material benefits for the violations prescribed at Point đ, Clause 2 of this Article.

SECTION 4. VIOLATIONS OF TRAFFIC RULES AND SIGNALS OF MEANS

Article 22. Violation of traffic rules

1. A warning or a fine of between 50,000 and 100,000 shall be imposed for the drivers of the motorized vehicles of gross tonnage of less than 5 tons or with a carrying capacity of up to 12 persons, vehicles with main engine motor of less than 5 hp or with a carrying capacity of less than 5 persons, having one of the following violations:

a) Hang on to vehicles carrying passengers, vehicles carrying dangerous goods when traveling;

b) Letting vehicles carrying passengers, vehicles carrying dangerous goods stick to their vehicles while traveling;

c) Failing to follow instructions of the inland waterway signals;

d) Failing to slow down vehicle’s speed as prescribed;

đ) Failing to comply with the regulations when crossing the bridge, culvert, dock or instructions of the navigation controller;

e) Failing to send signal of the vehicles in accordance with provisions as going in and out of the ports, inland terminals, travelling in terms of visibility to be limited or where the streams cross with each other, the streams are bended;

g) Anchoring means at the places that the anchoring to be forbidden, failing to comply with the provisions of anchoring vehicles or anchoring of vehicles causing obstruction for traffic;

h) Failing to send signal according to regulations before the vehicles leave ports, inland wharves, or mooring place of means;

i) Anchoring means for loading and unloading cargos, embarking and disembarking passengers at the places where are not water zone of ports and inland terminals.

2. Sanction of administrative violations for one of the violations specified in Clause 1 of this Article shall be imposed for each type of vehicle, as follows:

a) A fine of between VND 100,000 and 200,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity of 12 persons to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons;

b) A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 to 50 persons;

c) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons;

d) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons.

3. A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for the acts of driving non-motorized means of gross tonnage of less than 5 tons or with a carrying capacity of up to 12 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or with a carrying capacity of less than 5 persons having one of the following violations:

a) Failing to send signals or sending signals not in compliance with regulations while avoiding each other or crossing each other;

b) Crossing other means when having not been sent signal to permit passing;

c) Abusing the right to be given way, the priority to cause danger or hindrance to other vehicles;

d) Failing to avoid, give way to other vehicles as prescribed;

đ) Hanging on to or tying to other vehicles or letting other means to hang on or tie to their vehicles for loading and unloading cargos while traveling.

4. Sanction of administrative violations for one of the violations specified in Clause 3 of this Article shall be imposed for each type of vehicle, as follows:

a) A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 5 tons to 15 tons or with a carrying capacity of more than 12 persons to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 15 hp or with a carrying capacity from 5 to 12 persons;

b) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 and 50 persons;

c) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons;

d) A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons.

5. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Operating vehicles swayed, unsafe;

b) Operating vehicles to generate large waves causing damage to transport works;

c) Operating vehicles with great speed causing unsafe for other vehicles.

6. A fine of between 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for the captains operating means of transport not complying with signals of limit in height, depth, width that cause traffic accidents, traffic jams or cause damage to the works on inland waterways.

7. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the captains operating means of tow convoys not complying with signals of limit in towing that cause traffic accidents, traffic jams or cause damage to works on inland waterways.

8. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for act of racing vehicles not in compliance with regulations.

9. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for act of organizing the race of vehicles without permission of the competent agencies.

10. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use the certificates of captain, and professional certificates of crew, operators of vehicles from one month to two months for the violations prescribed in Clause 5 of this Article; stripping the right to use the certificates of captain from two months to three months for the violations prescribed in Clause 6, Clause 7 of this Article; stripping the right to use diplomas and professional certificates of crew, operators of vehicles indefinitely for the violations specified in clause 8 of this Article;

b) Confiscating vehicles for the violations prescribed in Clause 8, Clause 9 of this Article.

11. Remedies:

Forced to restore the initial state for works damaged by violations prescribed in Clause 6, Clause 7 of this Article.

Article 23. Violation of regulations on vehicle’s signal

1. Sanction of Administrative violation shall be imposed for act of using signals on the vehicles not ensuring the technical standards as prescribed, as follows:

a) A warning or a fine of between VND 30,000 and 50,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of less than 50 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or rafts;

b) A fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 50 tons or more, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to less than 50 hp, except for means prescribed in Point c Clause 1 of this Article;

c) A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for motorized vehicles with a total capacity of main engines from 50 hp or more, high-speed vehicles of more than 30 km/h, motorized vehicles carrying passengers, the vehicles carrying pilots, means conducting tasks on stream, fishing ships, vehicles carrying dangerous goods, means carrying passengers or animals suffering from epidemic, tow convoys or vehicles are being stranded on the stream.

2. Sanction of administrative violations shall be imposed for act of not arranging or arranging improper signals of the vehicles as prescribed, as follows:

a) A fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of less than 50 tons or more, motorized vehicles with a total capacity of main engines of less than 5 hp or rafts;

b) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage from 50 tons or more, motorized vehicles with a total capacity of main engines from 5 hp to 50 hp, except for means prescribed at Point c, Clause 2 of this Article;

c) A fine of between VND 500,000 and 700,000 shall be imposed for motorized vehicles with a total capacity of main engines from 50 hp or more, motorized vehicles carrying passengers, fishing ships, high-speed vehicles of more than 30 km/h, the vehicles carrying pilots, vehicles carrying dangerous goods, means carrying passengers or animals suffering from epidemic, means conducting tasks on stream, tow convoys or vehicles are being stranded on the stream.

3. Remedies:

Forced to overcome signal not satisfying the standards for the violations prescribed in Clause 1, arrange full, proper signals of means for the violations specified in Clause 2 of this Article.

SECTION 5. VIOLATION OF THE PROVISIONS ON OPERATIONS OF PORTS, INLAND WATERWAY WHARF, INLAND WATERWAY STRANSPORT

Article 24. Violation of the regulations on operation of ports and inland waterway wharves

1. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Having no board of internal rules for ports and inland waterway wharf required to have board of internal rules in accordance with provisions; ports and passenger terminals having no fare table listed in accordance with regulations;

b) Failing to arrange, arranging incompletely or not guaranteeing the safety conditions of one of buffers for anti-collision, bridge for passengers to go up and down, the flange pole or the buoys for the vehicles to tie to, lights at night, having no waiting-hall for passengers;

c) Arranging the operators of devices of loading or unloading without professional certificates as prescribed.

2. A fine of between 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Exploiting wharves beyond the scope of water zones or exploiting in excess of permitted duration; arbitrarily changing the structures, the size of the wharves compared with provisions in the permit;

b) Failing to equip with or equipping with inadequate equipment of fire prevention and fighting as prescribed;

c) Using devices of loading and unloading goods without registration, without guaranteeing the technical safety standards as prescribed;

d) Letting passengers get in vehicles in excess of the carrying capacity of the vehicles or loading cargo into vehicles beyond the safety waterlines of the vehicles;

đ) Loading and unloading cargos or embarking, disembarking passengers when the vehicles are not allowed going into the wharves;

e) Receiving vehicles with waterlines or sizes larger than the sizes specified in the permits of the competent agencies.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for act of putting inland waterway wharves into operation without permits of operating inland waterway wharves of the competent agencies.

4. A fine of between VND 3,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Exploiting inland waterway ports beyond the scope of water zones or exploiting in excess of permitted duration; or changing the structures, the size, function of the wharves without approval of the competent agencies;

b) Failing to equip with or equipping with inadequate equipment of fire prevention and fighting as prescribed;

c) Using devices of loading and unloading goods without registration, without guaranteeing the technical safety standards as prescribed;

d) Letting passengers get in vehicles in excess of the carrying capacity of the vehicles or loading cargos into vehicles beyond the safety waterlines of the vehicles;

đ) Loading and unloading cargos or embarking, disembarking passengers when the vehicles are not allowed going into the wharves;

e) Receiving vehicles with waterlines or sizes larger than the sizes specified in the permits of the competent agencies.

5. A fine of between VND 5,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for act of putting wharves into operation that have not been announced by competent agencies.

6. A fine of between 6,000,000 VND and 7,000,000 VND shall be imposed for act of discharging waste not in compliance with the prescribed place or causing environmental pollution in the port waters, inland wharves.

7. Remedies:

Forced to bringing out of the vehicles the number of passengers beyond the carrying capacity, number of goods in excess of the safety waterlines of the vehicles as prescribed for the violations prescribed at Point d, Clause 2, Point d, Clause 4; forced to take measures to overcome the environmental pollution, for the acts prescribed in Clause 6 of this Article.

Article 25. Violation of regulations on the operation of vehicles within the scope of port, inland waterway wharves

1. A warning or a fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed for crew, operators of non-motorized vehicles of gross tonnage of up to 15 tons or with a carrying capacity of up to 30 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of up to 15 hp or with a carrying capacity of up to 12 persons having one of the following violations:

a) Not letting persons of other vehicles to get in their vehicles;

b) Violating internal rules of ports, inland waterway wharves, or causing disorder in ports, inland waterway wharves;

c) Operating means to go in and out of ports, inland waterway wharves without permits to go in and out of ports, terminals as prescribed;

d) Failing to carry out the command of persons who are competent to mobilize the means to save persons, vehicles in distress;

đ) Arbitrarily moving vehicles or mooring vehicles not in compliance with prescribed place within the scope of port waters, inland waterway wharves.

2. Sanction of administrative violations for one of the violations specified in Clause 1 of this Article shall be imposed for each type of vehicle, as follows:

a) A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons or with a carrying capacity of more than 30 persons to 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp or with a carrying capacity of more than 12 to 50 persons;

b) A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 100 tons to 500 tons or with a carrying capacity of more than 100 persons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp or with a carrying capacity of more than 50 persons to 150 persons;

c) A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for means of gross tonnage of more than 500 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp or with a carrying capacity of more than 150 persons.

3. A fine of between 500,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for acts of taking the vehicles in for loading and unloading goods, embarking, and disembarking passengers at the ports, inland waterway wharves that have not been published or licensed for operation.

Article 26. Violation of regulations on transportation of persons, passengers

1. A fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed for users of non-motorized means of carrying capacity of up to 12 persons for transportation of persons, passengers with one of the following violations:

a) Failing to arrange seats for persons, passengers; letting persons, passengers stand on the vehicles or having other acts causing unsafe for vehicles; letting persons, passengers sit on the roof or along sides of the vehicles;

b) Arranging persons, passengers, cargos, luggage, bicycles, motorcycles, mopeds and other vehicles causing vehicles out of their levels or obscuring the vision of vehicle operators;

c) Having no safety internal rules or failing to disseminate safety internal rules, failing to instruct method to use safety equipment for persons, passengers on vehicles;

d) Carrying small animals that are not locked in a cage, kennel or carrying large animals together with persons, passengers on vehicles;

đ) Carrying flammable, explosive, toxic, stinking substances or animals suffering from epidemic disease or dead animals causing stinking smell together with persons, passengers;

e) Having no compulsory insurance of civil liability as prescribed.

2. A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for the users of motorized vehicles with a carrying capacity of up to 12 persons for the transportation of persons, passengers with one of the following violations:

a) Embarking and disembarking passengers not complying with prescribed places;

b) Failing to arrange seats for persons, passengers; letting persons, passengers to stand on the vehicles or having other acts causing unsafe vehicles;

c) Having no safety internal rules or failing to disseminate safety internal rules, failing to instruct the method to use safety equipment for persons, passengers on vehicles;

d) Letting persons, the passengers stand or sit on the roof or along sides of the vehicles;

đ) Having no passenger list or having a list of passengers but not according to regulations, unless transportation of passengers across the rivers;

e) Arranging goods and luggage of passengers on the aisle;

g) Carrying small animals that are not locked in a cage, kennel or carrying large animals together with passengers;

h) Carrying flammable, explosive, toxic, stinking substances or animals suffering from epidemic disease or dead causing stinking smell together with persons and passengers;

i) Having no compulsory insurance of civil liability as prescribed.

3. Sanction of administrative violations shall be imposed for the users of means to transport passengers with one of the violations specified in Clause 2 of this Article or run not according to the right routes, except for passenger transportation by contracts, abandoning the turns registered, transferring passengers to another vehicles without the consent of the passengers, as follows:

a) A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for vehicles carrying passengers with a carrying capacity of more than 12 to 50 persons, high-speed means of more than 30 km/h with a carrying capacity of up to 12 persons;

b) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for vehicles with a carrying capacity of more than 50 persons to 100 persons, high-speed means of more than 30 km/h with a carrying capacity of more than 12 to 50 persons;

c) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for vehicles with a carrying capacity of more than 100 persons, high-speed means of more than 30 km/h with a carrying capacity of more than 50 persons.

4. Sanction of administrative violations shall be imposed for the acts carrying beyond the carrying capacity of vehicles carrying passengers across the river, as follows:

a) A fine of between 10,000 VND and 20,000 VND shall be imposed per passenger carried in excess of those permitted to carry, if carrying over up to 20% of persons permitted to carry;

b) A fine of between VND 20,000 and 30,000 dong shall be imposed per passenger carried in excess of those permitted to carry, if carrying over 20% to 50% of persons permitted to carry;

c) A fine of between VND 30,000 and 50,000 VND shall be imposed per passenger carried in excess of those permitted to carry, if carrying over up to 50% of persons permitted to carry.

5. A fine of between 3 and 5 times of the fare shall be imposed per passenger carried in excess of those permitted to carry for vehicles carrying passengers on fixed routes, vehicles carrying tourists.

6. A fine of 1% of contract value shall be imposed per passenger carried in excess of those permitted to carry for vehicles carrying passengers under the contracts.

7. Where the means permitted to carry passengers and cargos, if carrying the passengers beyond the carrying capacity of means shall be sanctioned according to provisions in Clause 4, Clause 5, Clause 6 of this Article, if carrying cargos over safe waterlines of means shall be sanctioned according to Article 29 of this Decree.

8. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use the certificate of captain, certificate of driving means from one to two months for the violations prescribed at Point c, Clause 4 and the violations specified in Clauses 5 and 6 of this Article, if carrying in excess of persons permitted to carry from 30% or more.

9. Remedies:

a) Forced to bring out of the means the large animals, flammable, explosive, toxic substances for the violations prescribed at Point d, đ Clause 1, and Point g, h of Clause 2 of this Article; forced to bring out of the means the persons, passengers beyond the carrying capacity of means as prescribed for violations specified in Clauses 4 and 5, 6 of this Article;

b) Forced to bring out of the means and to destroy animals that are dead, suffered from epidemic for the violations prescribed in Point đ Clause 1, Point h, Clause 2 of this Article.

Article 27. Violation of regulations for passengers

1. A warning or a fine of between 20,000 and 50,000 shall be imposed for act of failing to observe safety internal rules on the vehicles or failing to abide by the guidance of the captain, the drivers of means.

2. A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Bringing luggage of goods banned by law in transport together with passengers;

b) Causing disorder, unsafe on vehicles.

3. Forms of additional sanction:

Confiscating goods for the violations prescribed at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 28. Violation of the regulations on loading and unloading of goods on vehicles

1. A warning or a fine of between 20,000 VND and 30,000 VND shall be imposed for one of the following violations, applicable to non-motorized means of gross tonnage of up to 15 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of up to 15 hp:

a) Loading and unloading goods making vehicles tilted;

b) Arranging goods making visibility of the drivers of the vehicles be obstructed or the operation of steering systems, anchors and other safety equipment interfered;

c) Arranging goods exceeding the size of width; incline of the means.

2. Sanction of administrative violations for one of the violations specified in Clause 1 of this Article shall be imposed each type of vehicle, as follows:

a) A warning or a fine of between VND 30,000 and 100,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 15 tons to 100 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 15 hp to 100 hp;

b) A fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for non-motorized means of gross tonnage of more than 100 tons, motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 100 hp to 400 hp, tow convoys of gross tonnage of up to 400 tons;

c) A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for motorized vehicles with a total capacity of main engines of more than 400 hp, tow convoys of gross tonnage of more than 400 tons to 1,000 tons;

d) A fine of between VND 500,000 and 700,000 shall be imposed for tow convoys of gross tonnage of more than 1,000 tons;

3. Remedies:

Forced to rearrange goods as prescribed for violations prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 29. Violation on carrying beyond the safety waterlines of vehicles

1. A warning or a fine of between 20,000 VND and 50,000 VND shall be imposed for the act of transporting goods over the safely waterlines to one fifth of the freeboard height of the vehicles, including one of means of tow convoys.

2. Sanction of administrative violation shall be imposed for act of transporting goods over safety waterlines of means from one fifth to one second of the freeboard height of means, including one of means of tow convoys, as follows:

a) A fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed for means of gross tonnage of up to 15 tons;

b) A fine of between 100,000 VND and 200,000 VND shall be imposed for means of gross tonnage of more than 15 tons to 50 tons;

c) A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 50 tons to 100 tons;

d) A fine of between VND 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for means of gross tonnage of more than 100 tons to 150 tons;

đ) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 150 tons to 300 tons;

e) A fine of between VND 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for means of gross tonnage of more than 300 tons to 500 tons or tow convoys of gross tonnage of up to 400 tons;

g) A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 500 tons to 1,000 tons or tow convoys of gross tonnage of more than 400 tons to 1,000 tons;

h) A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 1,000 tons or tow convoys of gross tonnage of more than 1,000 tons to 1,500 tons;

i) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for tow convoys of gross tonnage of more than 1,500 tons;

3. Sanction of administrative violation shall be imposed for act of carrying cargos over the safety waterlines more than one second of freeboard height of means, including one of means of tow convoys, as follows:

a) A fine of between VND 200,000 and 300,000 shall be imposed for means of gross tonnage of up to 15 tons;

b) A fine of between 300,000 VND and 500,000 VND shall be imposed for means of gross tonnage of more than 15 tons to 50 tons;

c) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 50 tons to 100 tons;

d) A fine of between VND 1,000,000 VND and 2,000,000 VND shall be imposed for means of gross tonnage of more than 100 tons to 150 tons;

đ) A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 150 tons to 300 tons;

e) A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 300 tons to 500 tons or tow convoys of gross tonnage of up to 400 tons;

g) A fine of between 4,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for means of gross tonnage of more than 500 tons to 1,000 tons or tow convoys of gross tonnage of more than 400 tons to 1,000 tons;

h) A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for means of gross tonnage of more than 1,000 tons or tow convoys of gross tonnage of more than 1,000 tons to 1,500 tons;

i) A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for tow convoys of gross tonnage of more than 1,500 tons.

4. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use certificate of captain from one month to two months for the violations prescribed in Clause 3 of this Article.

5. Remedies:

Forced to lower load to the safety waterlines of vehicles for the violations prescribed in Clause 2, Clause 3 of this Article.

Article 30. Violation of the regulations on dangerous goods transportation

1. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for act of transporting dangerous goods with one of the following violations:

a) Failing to fully implement the regulations on transportation of dangerous goods;

b) Failing to comply with regulations on safety of prevention and fighting of fire, explosion, toxic recorded in the permit;

c) Having no compulsory insurance of civil liability for cargo transporting operations required to buy compulsory insurance of civil liability.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for act of transporting dangerous goods with one of the following violations:

a) Having no permits of the competent authorities;

b) Failing to equip with facilities and equipment to prevent and fight fire, explosion, toxic or having no emergency response plan to oil spills as transportation of petrol and oil;

c) Transportation means of dangerous goods have not got dangerous goods symbols, danger signs;

d) Failing to implement the proper clean process for transportation means of dangerous goods;

đ) Cleaning transportation means of dangerous goods not complying with the prescribed places.

3. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use diplomas or professional certificates of captains, drivers of vehicles from one month to three months for the violations prescribed in Clause 2 of this Article.

4. Remedies:

Forced to clean up hazardous goods for the violations prescribed at Point đ, Clause 2 of this Article.

Article 31. Violation of regulations on transportation of live animals and super-length, super-weight goods

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of transporting animals banned from the transport; live animals not ensured hygiene, epidemic prevention, and environmental protection as prescribed.

2. A fine of between 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for act of transporting super-length, super-weight goods without plan to ensure safety approved by the competent State agencies.

3. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use certificate of captain from one month to three months for the violations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Remedies:

a) Forced to take measures to ensure hygiene and environment for the violations prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Forced to take measures to ensure safety for the violations prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 32. Violation of regulations on the pilotage and guidance of stream on inland waterways

1. A fine of between 1,000,000 VND and 3,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Leading means, seagoing ships subject to compulsory pilotage regime without pilotage professional certificates or certificates of pilotage capabilities;

b) Pilots guide means, seagoing ships not complying with operation zone of the pilot as prescribed;

c) Pilots guide ships into the dock does not complying with the correct position assigned by inland waterway port Authority;

d) Pilots fail to notify the changes of streams for inland waterway port Authority;

đ) Pilots arbitrarily leave the vehicles without permission of the captains;

e) Arbitrarily leading vehicles in the areas where are not compulsory pilotage areas.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to use pilots as prescribed;

b) Failing to report or incorrectly reporting on features and characteristics of the vessels to the pilots;

c) Failing to ensure working conditions for pilots during the time they are on board;

d) Leading vehicles on the stream, inland waterway waters without operation licenses of pilots in that area;

e) Forcing crew, vehicle drivers to hire the guidance of stream in the areas where are not under compulsory pilotage regime.

3. Forms of additional sanction:

Confiscating facilities and material evidence used for violations prescribed at Point e, Clause 1, Points d, đ, Clause 2 of this Article.

Chapter 3.

COMPETENCE, ORDER, PROCEDURES FOR SANCTIONS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 33. Competence to sanction administrative violations of the Chairmen of the People s Committees at all levels

Chairmen of People s Committees at all levels sanction administrative violation for the violations provided for in this Decree within their local management jurisdiction according to their competence as follows:

1. Chairmen of commune-level People s Committees may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 2,000,000;

c) Confiscating material evidences and means used for administrative violations valued at VND 2,000,000;

d) Forced to restore the original state has been changed, forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic disease caused by administrative violations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and plants;

e) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

2. Chairmen of district-level People s Committees may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

đ) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

e) Forced application of remedial measures prescribed in Chapter II of this Decree.

3. Chairmen of provincial-level People s Committees may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000;

c) Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

đ) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

e) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

Article 34. Competence to sanction administrative violation of the People s Public Security force

People s Public Security force has the right to sanction administrative violation for the violations provided for in this Decree, except for the violations specified in Article 16 occurring at the establishments of new building, conversion, repair and recovery of vehicles, the violations provided for in Article 19 and the violations of duties and powers of the inland waterway port Authorities at the ports, wharves having internal waterways port Authorities to manage, the specific competence is as follows:

A. People s police officers who are on duty may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 200,000.

2. Team leaders of Police, Heads of Police Station, and team leaders of waterway police may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000.

3. Commune-level police chiefs may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 2,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations valued at VND 2,000,000;

d) Forced to restore the original state has been changed, forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

e) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

4. District-level Public Security officer chiefs may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000;

c) Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

đ) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

e) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

5. Waterway Police Office Chiefs, Traffic Police Office Chiefs, Police Office Chief of administrative management on social order, Order Police Office Chief of the Provincial-level Public Security, Waterway team leaders of Waterway Police may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000;

c) Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

đ) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

e) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

6. Provincial-level Public Security Director may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

đ) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

e) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

7. Waterway Police Department Director, Police Department Director of administrative management on social order may:

a) Impose a warning;

b) Impose a of up to VND 40,000,000;

c) Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

đ) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

e) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

Article 35. Competence to sanction administrative violations of the Inspectorate of inland waterway transport:

Inspectorate of inland waterway transport may sanction administrative violations for the acts of violating regulations on the management and protection of inland waterway transport works; technical standards of inland waterways transport works exploitation; establishments training crew, the drivers of means; new building, conversion, repair and recovery of means at the establishments of new building, conversion, repair and recovery of means; means, crew, the drivers of means at ports, inland waterway wharves or the places where vehicles are moored as prescribed in this Decree, the specific competence is as follows:

1. Inspectors of inland waterway transport who are on duty may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations valued at VND 2,000,000;

d) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

đ) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree, unless the measure to dismantle the works constructed not in compliance with provisions.

 2. Chief Inspector of the Departments of Transport may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

e) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

đ) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

3. Chief Inspector of the Ministry of Transport may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000;

c) Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

đ) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health;

e) Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

Article 36. Competence to sanction administrative violations of the Directors of the inland waterway port authorities

Directors of the inland waterway port authorities have the right to sanction administrative violation for the violations provided for in this Decree within the scope of their management responsibilities, the specific competence is as follows:

1. Impose a warning;

2. Impose a fine of up to VND 10,000,000;

3. Strip the right to use operation permits, diplomas and professional certificates or other certificates of practice under jurisdiction;

4. Confiscating material evidences and means used for administrative violations;

5. Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations or forced to dismantle the construction works not in compliance with regulations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops;

6. Forced to take measures to overcome other consequences prescribed in Chapter II of this Decree.

Article 37. Competence to sanction administrative violations of the border guards

The Border Guards have the right to sanction administrative violations for the violations provided for on protection of traffic works; means, crew, drivers of vehicles, inland waterway transport in the border areas under the responsibility of the Border Guards, except for the responsibility of the inland waterway port authorities under the provisions of this Decree, the specific competence is as follows:

1. Border Guard soldiers who are on duty may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 200,000.

2. The team leaders, station chiefs of the border control stations may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000.

3. Heads of border guard stations, Commander of Sea Border Guards may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000;

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

d) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to take out of the vehicles the persons, passengers carried over the carrying capacity of means; forced to take measures to ensure traffic safety, fire prevention and fighting; forced to destroy articles causing harmful to health humans, livestock and crops.

4. Commanders of the provincial-level Border Guard, commanders of Sea Border Guard under the Command of Border Guard may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000.

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

d) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to take out of the vehicles the persons, passengers carried over the carrying capacity of means; forced to take measures to ensure traffic safety, fire prevention and fighting; forced to destroy articles causing harmful to health humans, livestock and crops.

Article 38. Competence to sanction administrative violations of Marine Police

Marine Police has the right to sanction administrative violations for the violations provided for on protection of traffic works; means, crew, drivers of vehicles, inland waterway transport in the areas under the responsibility of the Marine Police, except for the responsibility of the inland waterway port authorities under the provisions of this Decree, the specific competence is as follows:

1. Police officers of Marine Police professional teams who are on duty may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000.

2. Heads of professional groups of Marine Police may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 1,000,000.

3. Team leaders of professional teams of Marine Police may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 5,000,000.

4. Fleet heads of the Marine Police may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000.

c) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to take measures to ensure traffic safety, fire prevention and fighting; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops.

5. The marine delegation chiefs of the Marine Police may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 20,000,000.

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

d) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to take measures to ensure traffic safety, fire prevention and fighting; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops.

6. Regional Commander of the Marine Police may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000.

c) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

d) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to take measures to ensure traffic safety, fire prevention and fighting; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops.

7. Director of Department of the Marine Police may:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000.

c) Strip the right to use operation licenses, diplomas and professional certificates or other certificate under jurisdiction;

d) Confiscate material evidences and means used for administrative violations;

đ) Forced to restore the original state has been changed due to administrative violations; forced to take measures to overcome the environmental pollution, spread of epidemic diseases caused by violations of administrative regulations; forced to take measures to ensure traffic safety, fire prevention and fighting; forced to destroy articles causing harmful to human health, livestock and crops.

Article 39. The order and procedures for sanctioning administrative violations

1. The order and procedures for sanctioning administrative violations in the field of inland waterway transport must comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, Decree No.128/2008/ND-CP dated December 16, 2008 of the Government detailing the implementation of some Articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations, the 2008 Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the regulations in this Decree.

2. The competent persons or officials, soldiers and employees of persons who are competent to sanction who are on duty within the scope of their responsibility detected violations of inland waterway transport must order the immediate suspension and promptly make records of administrative violations, except for the cases sanctioned by simple procedures. In cases of administrative violations to be detected by using technical and professional facilities and equipment, the making of records of administrative violations shall be conducted as soon as determined persons committing acts of violations.

3. Where applying the enforcement to perform the remedies prescribed in Chapter II of this Decree, the competent persons must specify the remedies in the sanctioning decision.

4. The record, decision used for sanctioning administrative violation and the measures to prevent administrative violations and ensure the sanction of administrative violations in the field of inland waterway transport are in the forms in Appendix issued together with this Decree.

Article 40. Application of measures to temporarily seize material evidence and means of administrative violations

1. Where it is necessary to promptly prevent the administrative violations or to ensure the sanction of administrative violations, persons who are competent to sanction under the provisions of this Decree may temporarily seize the material evidences and means of administrative violations as prescribed in Article 46 and other necessary documents as stipulated in Clause 3 of Article 57 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations amended and supplemented in 2008.

2. Minister of Public Security, Minister of Transport shall specify the application of measures to temporarily seize material evidence and means.

Article 41. Compliance with decisions to sanction administrative violations

1. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of inland waterway transport must comply with the decisions of sanctioning administrative violations within 10 days from the date of being given the sanctioning decisions, except for the cases permitted to pay many times or may postpone the execution of fining decisions or otherwise provided by law.

2. Organizations and individuals committing administrative violations in the field of inland waterway transport subject to fines must pay directly to the persons who made decisions to sanction in accordance with the law or pay the fines at the places where are indicated in the fining decisions; organizations and individuals sanctioned for violations can be paid the fines many times as prescribed.

3. Over the time limit specified in clause 1 of this Article, if organizations and individuals sanctioned for administrative violations do not voluntarily execute the sanctioning decisions shall be enforced for execution.

4. The enforcement organization to execute the sanctioning decisions of administrative violations shall comply with the provisions of Article 66 and Article 66a of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations amended and supplemented in 2008.

Article 42. Complaints, denunciations, and lawsuits on sanctions of administrative violations and rewards, handling of violations

1. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations or their lawful representatives may lodge a complaint, a lawsuit for the decisions to sanction administrative violations, decisions on the application of preventive measures as prescribed by law on complaints and denunciations and procedures for handling of the administrative cases.

2. Organizations and individuals that record achievements in the fight against administrative violations in the field of inland waterway transport shall be rewarded according to law provisions on emulation and commendation.

3. Persons who are competent to sanction administrative violations prescribed in this Decree harass, tolerate, cover up, fail to sanction or sanction not in time, improperly, sanction ultra vires, shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or prosecuted for criminal liability, if causing damage, they must pay compensation as prescribed by law.

4. Persons who are sanctioned for administrative violations in the field of inland waterway transport commit acts to prevent and fight against the persons who are on duty or use deceitful tricks, bribes to evade inspection, control or sanction of administrative violations of the persons who are on duty, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be administratively sanctioned or prosecuted for criminal liability, if causing damage, they must pay compensation as prescribed by law.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 43. Effect

1. This Decree takes effect from September 15, 2011.

2. This Decree replaces Decree No.09/2005/ND-CP dated January 27, 2005 of the Government providing for sanction of administrative violations in the field of inland waterway transport; to annul Article 1 of Decree No.156/2007/ND-CP dated October 19, 2007 of the Government amending and supplementing some Articles of Decree No.09/2005/ND-CP dated January 27, 2005 of the Government providing for sanction of administrative violations in the field of inland waterway transport, and Decree No.44/2006/ND-CP dated April 25, 2006 of the Government providing for sanction of administrative violations in the field of railway transport.

3. The violations that were discovered before the effective date of this Decree but have not been sanctioned or not been executed the sanctioning decisions, shall continue to apply the provisions of Decree No.09/2005/ND-CP dated January 27, 2005 for sanctioning.

Article 44. Organization of implementation

Minister of Transport, Minister of Public Security guides and organizes the implementation of this Decree.

Article 45. Responsibility for implementation

The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, chairmen of People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall implement this Decree./.

 

 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 60/2011/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất