Nghị định 48/2011/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải

thuộc tính Nghị định 48/2011/NĐ-CP

Nghị định 48/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2011/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:21/06/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Để tràn dầu ra cảng biển bị phạt tới 50 triệu đồng

Ngày 21/06/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải. 
Theo đó, hành vi sử dụng người lao động không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép theo quy định; vi phạm quy định về báo hiệu ban ngày và đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng ban đêm đối với giới hạn cầu cảng cho tàu cập cầu bảo đảm an toàn sẽ bị phạt từ 1 đến 5 triệu đồng. 
Đối với các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường như xả rác, xả chất thải khác xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển; không có kế oạch ứng cứu sự cố tràn dầu theo quy định đối với cảng xăng dầu bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng. Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với hành vi xả nước có lẫn dầu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển; mức phạt sẽ từ 50 đến 100 triệu đồng khi tổ chức, cá nhân xả nước hoặc chất thải rắn có lẫn hóa chất độc hại xuống cầu cảng hoặc vùng cảng biển. 
Nghị định cũng quy định: Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng khi tổ chức, cá nhân cho tàu thuyền vào cảng hoặc neo đậu tại vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải; tự ý bốc, dỡ hàng hóa khi tàu thuyền chưa hoàn thành thủ tục vào cảng theo quy định; không có giấy chứng nhận an ninh bến cảng hoặc không thực hiện kế hoạch an ninh cảng biển theo quy định. 
Đối với hành vi thi công công trình khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền và để xảy ra tai nạn; thi công sai vị trí được phép và để xảy ra tai nạn; thi công công trình gây ô nhiễm môi trường bị phạt tiền từ 30 đến 60 triệu đồng…   
Thời hiệu cử phạt VPHC trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm kể từ ngày hành vi VPHC được thực hiện. Đối với vi phạm về xây dựng cảng biển và công trình hàng hải; môi trường; xuất cảnh, nhập cảnh của tàu thuyền, thuyền viên và hành khách, thời hiệu xử phạt là 02 năm; quá thời hạn nêu trên, hành vi vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.   
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2011 và thay thế Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21/06/2006.

Xem chi tiết Nghị định48/2011/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

CHÍNH PHỦ
-------------------
Số: 48/2011/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2011
 
 
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI
------------------------
CHÍNH PHỦ
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
 
 
NGHỊ ĐỊNH:
 
 

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền và trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Mọi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải đều bị xử lý theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam cũng bị xử lý theo quy định tại Nghị định này; trong trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002, Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh).

Điều 3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải

1. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hàng hải do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này gồm:
a) Vi phạm trong hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển;
b) Vi phạm trong hoạt động hàng hải của tàu thuyền tại cảng biển;
c) Vi phạm trong hoạt động đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền và bố trí thuyền viên, sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên;
d) Vi phạm trong hoạt động hoa tiêu hàng hải;
đ) Vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải;
e) Vi phạm trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải tại cảng biển;
g) Vi phạm trong hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển;
h) Vi phạm trong hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải tại cảng biển.
3. Các hành vi vi phạm được quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g và Điểm h, Khoản 2 Điều này xảy ra ở ngoài cảng biển sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
4. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải không được quy định tại Nghị định này sẽ được áp dụng theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được áp dụng theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải do người có thẩm quyền thực hiện được quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Nghị định này.
3. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm xảy ra trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ và các trường hợp bất khả kháng khác để bảo đảm an toàn sinh mạng con người, bảo đảm an toàn, an ninh cho tàu thuyền, hàng hóa và công trình giao thông hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

1. Tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực hàng hải được áp dụng theo quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh.
2. Tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực hàng hải được áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh.
Điều 6. Thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển và công trình hàng hải; môi trường; xuất cảnh, nhập cảnh của tàu thuyền, thuyền viên và hành khách, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên, hành vi vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 4, Điều 7 Nghị định này.
2. Đối với hành vi vi phạm của cá nhân khi có dấu hiệu vi phạm hành vi trong lĩnh vực hàng hải sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định này nếu cá nhân vi phạm đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ việc.
3. Không áp dụng thời hiệu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu trong thời hạn được quy định tại các khoản đó mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.
Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hàng hải
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây đối với mỗi hành vi vi phạm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm đến dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ chuyên môn có thời hạn hoặc không có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này; cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải còn phải thực hiện một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b) Buộc thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại;
đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II của Nghị định này.
 

Chương 2. HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI

MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC CẢNG BIỂN

 
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự trong hoạt động khai thác cảng biển
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vào, rời vừng đất cảng hoặc lên tàu thuyền không được phép hoặc không tuân theo chỉ dẫn của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng người lao động không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép theo quy định;
b) Vi phạm quy định về báo hiệu ban ngày và đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng ban đêm đối với giới hạn cầu cảng cho tàu cập cầu bảo đảm an toàn;
c) Để các vật trên cầu cảng hoặc chiếm dụng không gian phía trên cầu cảng gây trở ngại cho việc cập, rời cầu cảng an toàn của tàu hoặc gây trở ngại cho các hoạt động khác tại cảng;
d) Không báo cáo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải về các sự cố, tai nạn có liên quan đến an toàn, an ninh và ô nhiễm môi trường tại cảng;
đ) Không bố trí người buộc cởi dây cho tàu thuyền theo quy định;
e) Không thông báo kế hoạch điều động tàu thuyền vào, rời cảng cho Cảng vụ hàng hải theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho tàu thuyền vào cảng hoặc neo đậu tại vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
b) Tự ý bốc, dỡ hàng hóa khi tàu thuyền chưa hoàn thành thủ tục vào cảng theo quy định;
c) Hệ thống đệm chống va, bích buộc tàu của cầu cảng không đủ hoặc không bảo đảm an toàn cho tàu thuyền neo đậu;
d) Không có giấy chứng nhận an ninh bến cảng hoặc không thực hiện kế hoạch an ninh bến cảng theo quy định.
đ) Không có cán bộ an ninh cảng biển theo quy định;
e) Bố trí cầu cảng cho tàu thuyền vào, rời không bảo đảm thời gian hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác cảng không đúng với chức năng của cảng đã được công bố;
b) Cho tàu thuyền cập cầu cảng khi cầu cảng chưa được phép đưa vào khai thác sử dụng theo quy định.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm thời không cho phép tiếp nhận tàu thuyền hoạt động tuyến quốc tế vào cảng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d, đ và e, Khoản 3 Điều này;
b) Không được cho tàu thuyền tiếp tục neo đậu tại cảng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Buộc phải bổ sung giấy tờ, trang thiết bị, lực lượng phù hợp theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về ký, mã hiệu, bốc dỡ, lưu kho hàng hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đánh dấu ký hiệu, mã hiệu hàng hóa không theo quy định;
b) Bốc dỡ và lưu kho các loại hàng hóa không theo quy định;
c) Chất xếp hàng hóa trên cầu cảng quá tải trọng cho phép.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này đối với hàng hóa nguy hiểm.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung ký, mã hiệu và bốc dỡ, lưu kho hàng hóa theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng nội quy, biển báo hoặc chỉ dẫn cảnh báo cần thiết ở những nơi dễ cháy, nổ;
b) Sử dụng các trang thiết bị cứu hỏa chuyên dùng vào các mục đích khác.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang thiết bị cứu hỏa không phù hợp hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động theo quy định;
b) Không đặt đúng nơi quy định hoặc không bố trí các thiết bị phòng, chống cháy, nổ thích hợp với loại hàng hóa đang vận chuyển, bốc dỡ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có đủ hệ thống phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
b) Không báo cáo kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về các sự cố, tai nạn cháy, nổ;
c) Sử dụng người lao động không được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ hoặc không được huấn luyện về phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
d) Vi phạm hành chính về phòng, chống cháy, nổ khác được áp dụng theo quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung trang thiết bị, biển báo, bố trí lực lượng, phương tiện phù hợp theo quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp cảng biển hoặc khi xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị khác ảnh hưởng đến an toàn hàng hải tại vùng nước cảng biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Trang thiết bị cứu sinh không phù hợp theo quy định;
b) Không thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết về việc xây dựng các công trình khác trong vùng nước cảng biển;
c) Không lắp đặt đầy đủ báo hiệu hoặc báo hiệu sai lệch khu vực đang thi công công trình;
d) Tàu công trình, tàu phục vụ thi công công trình neo đậu ngoài vùng giới hạn cho phép gây cản trở giao thông hàng hải trên luồng cảng biển;
đ) Đổ vật liệu thi công không có chất độc hại xuống vùng nước cảng biển;
e) Đóng đăng, đáy hoặc đặt các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, khai thác tài nguyên trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải hoặc không đúng vị trí hoặc thời gian đã được chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa có đủ giấy phép hoặc sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền;
b) Thi công sai vị trí được phép;
c) Thi công quá thời gian quy định ghi trong giấy phép thi công;
d) Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để khảo sát, nạo vét luồng, thả báo hiệu hàng hải và tiến hành các hoạt động khác trong vùng nước cảng biển khi chưa được sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;
đ) Không thu dọn, thanh thải chướng ngại vật thi công sau khi công trình đã hoàn thành.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thi công công trình khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền và để xảy ra tai nạn;
b) Thi công sai vị trí được phép và để xảy ra tai nạn;
c) Thi công công trình gây ô nhiễm môi trường.
4. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điểm e, Khoản 1 và Điểm d, Khoản 2 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điểm a và Điểm d, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 2 và Điểm b, Khoản 3 Điều này;
c) Buộc thu dọn, thanh thải đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm đ, Khoản 2 Điều này;
d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật do hành vi vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 3 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác cảng biển
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi để hoặc đổ nước bẩn chảy ra làm mất vệ sinh cầu cảng, vùng nước cảng biển.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xả rác, chất thải khác xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển;
b) Xả nước có cặn bẩn xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển;
c) Không có kế hoạch ứng cứu sự cố dầu tràn theo quy định đối với cảng xăng dầu.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xả nước hoặc chất thải có lẫn dầu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xả nước hoặc chất thải có lẫn hóa chất độc hại xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung kế hoạch ứng cứu sự cố dầu tràn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật do hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này gây ra.

MỤC 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI CỦA TÀU THUYỀN TẠI CẢNG BIỂN

Điều 13. Vi phạm quy định về thủ tục đến cảng biển hoặc quá cảnh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Tàu thuyền đến cảng hoặc quá cảnh không thực hiện việc thông báo, xác báo theo quy định;
b) Tàu thuyền đến vị trí đón, trả hoa tiêu để vào cảng hoặc quá cảnh chậm hơn thời gian đã xác báo;
c) Tàu thuyền đến cảng không thực hiện khai báo an ninh tàu biển cho Cảng vụ hàng hải theo quy định.
2. Đối với hành vi tàu thuyền đến cầu, bến cảng hoặc quá cảnh mà không làm thủ tục theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn thành thủ tục theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a và Điểm c, Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về thủ tục vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo không đủ hoặc sai một trong các thông tin trong thông báo, xác báo tàu đến, rời cảng hoặc bản khai chung.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc quá cảnh chậm hơn thời gian quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiếu một trong các giấy tờ khi làm thủ tục vào, rời cảng hoặc quá cảnh theo quy định;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ giấy tờ về hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển trên tàu theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cho thuyền viên, hành khách hoặc những người không có nhiệm vụ lên tàu trước khi tàu làm xong thủ tục nhập cảnh hoặc rời tàu sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh theo quy định.
5. Đối với hành vi không có giấy phép rời cảng cuối cùng theo quy định hoặc cố tình rời cảng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn đến sáu tháng hoặc không có thời hạn nếu có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
7. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung giấy tờ và hoàn thành thủ tục theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh đối với các hoạt động liên quan đến tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Kéo còi hoặc dùng loa điện để thông tin cho trường hợp không phải là cấp cứu hoặc báo động khẩn cấp theo quy định;
b) Tàu thuyền nước ngoài treo cờ lễ, cờ tang mà không thông báo trước cho Cảng vụ hàng hải;
c) Treo cờ hiệu không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không treo hoặc treo Quốc kỳ Việt Nam không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Xả muội ống khói khi tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng;
b) Gõ rỉ, sơn tàu thuyền khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
c) Để các trang thiết bị, tài sản của tàu thuyền hoặc của thuyền viên trên mặt cầu cảng không đúng nơi quy định;
d) Tiến hành sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
đ) Bơi lội hoặc làm mất trật tự công cộng trong cảng;
e) Không trực kênh VHF hoặc sử dụng kênh VHF sai quy định;
g) Tiến hành hun chuột, khử trừng không đúng nơi quy định;
h) Không có dụng cụ chắn chuột hoặc sử dụng dụng cụ chắn chuột không đúng quy định;
i) Sử dụng xuồng, phao bè của tàu khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
k) Không thực hiện chế độ trực ca theo quy định;
l) Không bố trí hoặc bố trí sĩ quan an ninh tàu biển không đúng quy định;
m) Không có trang thiết bị hàng hải trên buồng lái theo quy định;
n) Thông báo hoặc phát báo động an ninh không đúng với tình trạng an ninh thực tế của tàu biển.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều động tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc cập, rời cầu cảng mà thuyền trưởng không có mặt ở buồng lái;
b) Không tuân theo quy định khi tàu thuyền hành trình, tránh, vượt nhau trên luồng hàng hải;
c) Tiến hành các hoạt động mò, lặn hoặc các công việc khác ngầm dưới nước tại vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải hoặc tiến hành các công việc đó không có báo hiệu cảnh báo theo quy định;
d) Tổ chức thi đấu thể thao hoặc các hoạt động tập trung nhiều phương tiện trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
đ) Sử dụng tàu thuyền thể thao, du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
e) Không sử dụng hoặc sử dụng không phù hợp các báo hiệu theo quy định;
g) Không thông báo cho Cảng vụ hàng hải về sự cố, tai nạn hàng hải do tàu mình gây ra hoặc vi phạm quy định khác về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải;
h) Tàu thuyền không được ghi rõ tên, số IMO, cảng đăng ký theo quy định;
i) Trang thiết bị cứu sinh của tàu thuyền không đúng quy định.
5. Đối với hành vi tàu thuyền hoạt động không đúng vùng được phép hoạt động theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn hàng hải.
7. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di chuyển chướng ngại vật do vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm theo quy định tại Điểm h, Khoản 4 Điều này;
c) Buộc phải bổ sung giấy tờ, trang thiết bị và thực hiện quy định của pháp luật đối với hành vi được quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc hoặc đối với các hành vi vô ý có thể gây cháy, nổ trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn cần thiết ở những nơi dễ cháy, dễ nổ;
b) Không có sơ đồ hệ thống cứu hỏa, bảng phân công cứu hỏa hoặc bảng chỉ dẫn thao tác ở những vị trí trên tàu theo quy định;
c) Trang thiết bị cứu hỏa đặt không đúng vị trí quy định trên tàu thuyền;
d) Không thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị phòng chống cháy, nổ;
đ) Thuyền viên trên tàu sử dụng không thành thạo các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ theo quy định;
b) Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ không sử dụng được;
c) Không có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp;
d) Tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên boong, hầm hàng, buồng máy khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
đ) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;
e) Trang thiết bị cứu hỏa không phù hợp hoặc không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện mệnh lệnh của Cảng vụ hàng hải về tham gia cứu hỏa ở cầu cảng, vùng nước cảng biển.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung, lắp đặt dấu hiệu, kế hoạch, sơ đồ, trang thiết bị theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các Điểm a, b và c, Khoản 2, Điểm a, b và c, Khoản 3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu thuyền gây ra
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ghi nhật ký bơm nước la canh buồng máy hoặc nhật ký dầu, nhật ký thải, đổ rác theo quy định;
b) Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí hoặc bố trí người trực không đủ tiêu chuẩn để tiếp nhận nhiên liệu trên tàu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bơm, xả các loại rác hoặc nước dằn tàu, nước có cặn bẩn từ tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển;
b) Tiến hành bơm chuyển nhiên liệu giữa tàu thuyền và phương tiện khác khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
c) Không có đủ các trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được;
d) Để xảy ra rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển;
đ) Không có kế hoạch ứng phó sự cố dầu tràn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về bơm, xả nước hoặc chất thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về bơm, xả nước hoặc chất thải có lẫn hóa chất độc hại từ trên tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung giấy tờ, trang thiết bị, nhân lực theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 1, Khoản 2, các Điểm b, c và đ, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 1 và các Khoản 3, 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp tại các vị trí cần thiết hoặc bảng quy định đã bị hư hỏng;
b) Không có các bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu hoặc các bảng chỉ dẫn đã bị hư hỏng;
c) Không có phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động ở những nơi quy định trên tàu hoặc phiếu trách nhiệm cá nhân không phù hợp với thuyền bộ của tàu;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng của tàu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Cầu thang mạn không có lưới bảo hiểm hoặc đèn chiếu sáng theo quy định;
b) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu hoặc vượt quá mức cho phép của trang thiết bị cứu sinh trên tàu theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt dưới 5% so với trọng tải cho phép.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 5% đến dưới 10% so với trọng tải cho phép.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng vượt từ 10% trở lên so với trọng tải cho phép.
7. Đối với hành vi chở khách quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt dưới 5 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 6 đến 10 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 10 người so với số lượng cho phép.
8. Đối với hành vi chở khách vượt quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến 3.000 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 10 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 11 người đến 20 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 20 người so với số lượng cho phép.
9. Đối với hành vi chở khách vượt quá số lượng quy định của tàu thuyền có tổng dung tích trên 3.000 GT sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt đến 20 người so với số lượng cho phép;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt từ 21 người đến 30 người so với số lượng cho phép;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chở khách vượt trên 30 người so với số lượng cho phép.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 5 và 6; Điểm b và c, Khoản 7; Điểm b và c, Khoản 8 và Điểm b và c, Khoản 9 Điều này.
11. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải bổ sung trang thiết bị, giấy tờ, bố trí lực lượng, phương tiện theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.
b) Buộc cho rời tàu thuyền số người hoặc dỡ lên khỏi tàu thuyền số lượng hàng hóa chuyên chở vượt quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7, 8 và Khoản 9 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về neo đậu, cập cầu, cập mạn, lai dắt của tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Neo đậu, cập cầu, cập mạn, di chuyển vị trí hoặc tiến hành các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
b) Không bố trí đủ đèn chiếu sáng, tín hiệu, báo hiệu theo quy định khi tàu làm hàng, neo đậu, cập cầu, cập mạn, di chuyển vị trí;
c) Không có đệm chống va theo quy định;
d) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải về sự sai lệch, hư hỏng của các báo hiệu hàng hải được phát hiện khi hoạt động tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hoặc thực hiện sai lệnh điều động của Cảng vụ hàng hải;
b) Buộc tàu thuyền vào các báo hiệu hàng hải hoặc các kết cấu khác không dùng để buộc tàu theo quy định;
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng tàu lai dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng theo quy định.
4. Đối với hành vi tàu thuyền vào neo đậu, làm hàng, đón trả hành khách hoặc thực hiện các dịch vụ hàng hải khác tại vị trí chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng đến ba tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải bổ sung trang thiết bị, giấy tờ, bố trí lực lượng, phương tiện phù hợp theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tàu thuyền phải rời khỏi vị trí đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điểm b, Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.

MỤC 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ, ĐĂNG KIỂM TÀU THUYỀN VÀ BỐ TRÍ THUYỀN VIÊN, SỬ DỤNG CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN, SỐ THUYỀN VIÊN, HỘ CHIẾU THUYỀN VIÊN

Điều 20. Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đăng ký tàu thuyền không đúng thời hạn theo quy định;
b) Thiếu một trong các loại tài liệu của tàu thuyền hoặc một trong các loại tài liệu đó hết giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu thuyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ tàu thuyền theo quy định khi tàu thuyền đã được mua, bán, chuyển quyền sở hữu.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền khác; giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung; giấy chứng nhận giả;
c) Cố tình khai báo sai lệnh thông tin hoặc sử dụng giấy tờ sửa chữa, giả mạo trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của tàu thuyền.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng không thời hạn đối với các giấy chứng nhận quy định tại Điểm b, Khoản 3 Điều này.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung giấy tờ theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định vế bố trí thuyền viên, cấp và sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bố trí thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn hoặc bố trí chức danh thuyền viên không phù hợp với chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên;
b) Giao nhiệm vụ cho thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không phù hợp với chức danh trong sổ thuyền viên khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn các chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên giả mạo hoặc đã bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung;
b) Cố tình khai báo sai lệch thông tin hoặc sử dụng giấy tờ sửa chữa, giả mạo trong hồ sơ xin cấp chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng không thời hạn đối với chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn có thời hạn đến một năm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung thuyền viên theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a, Khoản 3 Điều này.

MỤC 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOA TIÊU HÀNG HẢI

Điều 22. Vi phạm quy định về sử dụng hoa tiêu hàng hải của tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền không treo cờ hiệu chữ G khi xin hoa tiêu hàng hải hoặc không treo cờ hiệu chữ H khi hoa tiêu hàng hải có mặt trên tàu thuyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác cho hoa tiêu hàng hải biết về đặc điểm và tính năng điều động của tàu thuyền;
b) Không có thang hoa tiêu hoặc thang hoa tiêu được bố trí tại nơi không phù hợp hoặc không có các biện pháp bảo đảm an toàn khác cho hoa tiêu lên, rời tàu.
3. Đối với hành vi điều khiển tàu vào, rời cảng mà không sử dụng hoa tiêu hàng hải theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 1.000 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.000 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung hoa tiêu hàng hải, dấu hiệu, trang thiết bị, thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về điều động và bố trí hoa tiêu hàng hải của tổ chức hoa tiêu
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Gửi kế hoạch hoa tiêu dẫn tàu hàng ngày chậm hơn thời gian quy định hoặc không thông báo về sự thay đổi đột xuất kế hoạch hoa tiêu dẫn tàu cho Cảng vụ hàng hải;
b) Bố trí hoa tiêu không đúng với kế hoạch mà không báo trước cho Cảng vụ hàng hải biết.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu không phù hợp với Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hoặc Giấy chứng nhận vùng hoạt động của hoa tiêu hàng hải;
b) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời dịch vụ hoa tiêu dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc hoặc trên tuyến dẫn tàu được giao mà không có lý do chính đáng.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung kế hoạch bố trí hoa tiêu, bố trí đúng hoa tiêu hàng hải có Giấy chứng nhận phù hợp và phải cung cấp đầy đủ, kịp thời dịch vụ hoa tiêu dẫn tàu theo quy định đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây của hoa tiêu:
a) Phát hiện tai nạn, sự cố hay những thay đổi của luồng và báo hiệu hàng hải trong thời gian dẫn tàu mà không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải;
b) Không thông báo, xác báo cho Cảng vụ hàng hải về thời gian, địa điểm lên tàu, rời tàu hoặc tình hình dẫn tàu theo quy định;
c) Lên tàu chậm hơn thời gian hoặc không đúng địa điểm quy định mà không có lý do chính đáng;
d) Dẫn tàu vào, rời cảng hoặc di chuyển không đúng theo kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải hoặc không đúng với tàu được phân công dẫn mà không có lý do chính đáng;
đ) Tự ý rời tàu khi chưa có sự đồng ý của thuyền trưởng;
e) Không sử dụng trang phục hoa tiêu theo quy định khi dẫn tàu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu hàng hải dẫn tàu vào neo đậu, cập cầu hoặc di chuyển trong vùng nước cảng khi chưa có lệnh điều động hoặc sai vị trí chỉ định của Cảng vụ hàng hải;
b) Từ chối dẫn tàu mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức hoa tiêu hàng hải về việc từ chối dẫn tàu;
c) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy phép vùng hoạt động của hoa tiêu hàng hải có thời hạn đến 06 (sáu) tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy phép vùng hoạt động của hoa tiêu hàng hải có thời hạn đến 12 (mười hai) tháng đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 4 Điều này.

MỤC 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN VÀ DỊCH VỤ HÀNG HẢI

Điều 25. Vi phạm quy định về sử dụng giấy phép và điều kiện kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức và dịch vụ hàng hải
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải đa phương thức không có hoặc không đúng giấy phép;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải biển không đủ điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa, giả mạo giấy phép;
b) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn giấy phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy phép sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này;
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải bổ sung giấy phép, điều kiện kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

MỤC 6. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM, CỨU NẠN HÀNG HẢI

Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát tín hiệu cấp cứu giả.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
b) Thực hiện chậm trễ lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng.
3. Đối với hành vi không thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.

MỤC 7. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM TẠI CẢNG BIỂN

Điều 27. Vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm tại cảng biển
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, báo cáo hoặc thông báo, báo cáo không đúng theo quy định về tài sản chìm đắm tại cảng biển.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;
b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản bị chìm đắm không đúng thời gian quy định;
c) Trục vớt tài sản chìm đắm khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
d) Không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được theo quy định;
đ) Không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều này.
6. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lắp đặt báo hiệu vị trí tài sản bị chìm đắm được quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc phải trục vớt, bàn giao, xử lý tài sản chìm đắm theo quy định đối với hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này;
c) Buộc bồi hoàn chi phí trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định đối với hành vi vi phạm được quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

MỤC 8. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI TẠI CẢNG BIỂN

Điều 28. Vi phạm quy định về bảo đảm bảo an toàn hàng hải
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố kịp thời thông báo hàng hải hoặc thông báo hàng hải không đúng thực tế;
b) Làm che khuất, làm nhiễu hoặc làm suy giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đặt báo hiệu hàng hải sai vị trí quy định;
b) Không đặt báo hiệu hàng hải hoặc đặt không kịp thời khi có chướng ngại vật gây nguy hiểm;
c) Không kịp thời sửa chữa, khôi phục lại các báo hiệu hàng hải bị hư hỏng hoặc bị trôi dạt;
d) Làm dịch chuyển hoặc hư hỏng báo hiệu hàng hải;
đ) Làm mất hiệu lực hoặc thay đổi đặc tính báo hiệu hàng hải.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn đất, chất thải từ nạo vét không đúng vị trí quy định.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải công bố kịp thời, chính xác nội dung của thông báo hàng hải theo quy định đối với hành vi vi phạm được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;
b) Buộc lắp đặt, sửa chữa báo hiệu và công bố thông báo hàng hải theo quy định đối với hành vi vi phạm được quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm được quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này gây ra.
 

Chương 3. TUYÊN TRUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

MỤC 1. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.
1. Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, giấy xác nhận trình độ chuyên môn, giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải cấp có thời hạn đến sáu tháng hoặc không có thời hạn. Trong trường hợp các loại giấy tờ nêu trên không phải do cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải cấp thì ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng có thời hạn đến sáu tháng hoặc không có thời hạn;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.
3. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng có thời hạn đến sáu tháng hoặc không có thời hạn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, giấy xác nhận trình độ chuyên môn, giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải cấp. Trong trường hợp các loại giấy tờ nêu trên không phải do cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải cấp thì ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng có thời hạn đến sáu tháng hoặc không có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
g) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải xảy ra trong phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện theo quy định tại các Điều 28, 29 và Điều 30 của Pháp lệnh.
2. Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có quyền đề nghị cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn đó ra quyết định thu hồi.
Điều 31. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
2. Trường hợp có nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, cơ quan đầu tiên thụ lý vụ việc có thẩm quyền thực hiện.
3. Các nguyên tắc khác để xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh.

MỤC 2. THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

Điều 32. Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
2. Trường hợp xử phạt hành vi vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản được quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh.
3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trên 500.000 đồng, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh. Trường hợp người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, biên bản và các hồ sơ có liên quan của vụ việc phải được gửi kịp thời đến người có thẩm quyền theo quy định để ra quyết định xử phạt.
4. Thời hạn ra quyết định xử phạt được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm, trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt.
b) Đối với vụ việc vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp, tang vật, phương tiện cần được giám định, xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác, thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày, kể từ ngày lập biên bản.
c) Trường hợp xét thấy cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ trước khi ra quyết định xử phạt, chậm nhất là mười ngày, trước khi hết thời hạn quy định tại Điểm b, Khoản 4 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn chỉ được thực hiện một lần, bằng văn bản; thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày.
d) Quá thời hạn quy định tại các Điểm a, b và Điểm c, Khoản 4 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt. Trường hợp không ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền vẫn ra quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.
5. Khi xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu áp dụng hình thức xử phạt tiền, mức phạt chung được cộng gộp từ các mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
6. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy định cụ thể ngày có hiệu lực. Quyết định có hiệu lực phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
7. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi mà quyết định xử phạt đã quy định và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết về thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
8. Đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định mức xử phạt theo dung tích của tàu thuyền thì tổng dung tích (GT) là dung tích được đo theo quy định của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu 1969, được ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm. Trường hợp giấy chứng nhận của tàu thuyền không ghi dung tích, dung tích của tàu thuyền được tính quy đổi như sau:
a) Tàu thuyền chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT;
b) Tàu kéo, tàu đẩy: 01HP tính bằng 0,5 GT;
c) Sà lan: 01 tấn trọng tải đăng ký bằng 01 GT.
Điều 33. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép
Thủ tục tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh.
Điều 34. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh.
2. Việc xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Pháp lệnh.
Điều 35. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt trừ trường hợp được ghi rõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp.
2. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh.
Điều 36. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo Điều 67 của Pháp lệnh.
Điều 37. Biên bản và Quyết định xử phạt
Ban hành kèm theo Nghị định này 07 Phụ lục các mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
 

Chương 4. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 
Điều 38. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời gian chờ đợi kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 39. Khen thưởng
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu trong lĩnh vực hàng hải để trích thưởng.
Điều 40. Xử lý vi phạm
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, xử lý vượt thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
 

Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 
Điều 41. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Điều 42. Tổ chức thực hiện
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.: 48/2011/ND-CP

Hanoi, June 21, 2011

 

DECREE

STIPULATING ON SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MARITIME SECTOR

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Maritime Code of Vietnam dated June 14, 2005;

Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated July 02, 2002, the Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated April 02, 2008;

At the proposal of the Minister of Transport,

DECREES:

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of governing

This Decree provides for administrative violations, forms of sanctions, levels of sanctions, remedies for the administrative violations; competence, order and procedures for sanctioning administrative violations in the maritime sector.

Article 2. Application subjects

1. All individuals or organizations that commit acts of administrative violations in the maritime sector are handled under the provisions of this Decree and other relevant provisions of law on handling of administrative violations.

Foreign individuals, organizations that commit acts of administrative violations in the maritime sector in Vietnam are also handled under the provisions of this Decree; in case the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam is members otherwise provided for shall apply under provisions of such international treaties.

2. The handling of administrative violations for minors who commit acts of administrative violations in the maritime sector is carried out as stipulated in clause 1 and clause 3, Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated July 02, 2002, the Ordinance amending and supplementing some Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated April 02, 2008 (hereinafter referred to as the Ordinance).

Article 3. Administrative violations in the maritime sector

1. Acts of administrative violations in the maritime sector are the violations of the provisions of maritime law made intentionally or unintentionally by individuals and organizations, but not serious enough for criminal prosecution under provisions of law must be sanctioned for administrative violations.

2. Acts of administrative violations specified in this Decree include:

a) Violation in the activities of construction and operation of ports;

b) Violation in the maritime activities of vessels at ports;

c) Violation in the activities of registration, register of vessels and crew allocation and use of professional certificates, crew member book, crew member s passport;

d) Violation in the activities of maritime pilot;

đ) Violation in the activities of trading shipping and maritime services;

e) Violation in the activities of searching and rescuing maritime at the ports;

g) Violation in the activities of salvage of sunken property at the ports;

h) Violation in the activities of ensuring maritime safety at the ports.

3. The violations specified at the points b, c, d, đ, e, g and h, clause 2 of This Article happened outside the seaport will be sanctioned under the provisions of this Decree and the other relevant provisions of law.

4. The administrative violations in the maritime sector which are not specified in this Decree shall be applied according to the other relevant provisions of law.

Article 4. Principles for sanctioning administrative violations in the maritime sector

1. Principles for sanctioning administrative violations in the maritime sector are applied as prescribed in Article 3 of the Ordinance.

2. The sanction of administrative violations in the maritime sector made by the competent persons is provided for in Article 29 and Article 30 of this Decree.

3. Not to sanction administrative violations for the violations occurred in cases of emergency situation, legitimate defense, unexpected events and other force majeure events to ensure safety of human life, ensure the safety and security for vessels, cargos and transport works or administrative violations while suffering from mental diseases or other diseases causing loss of cognitive ability or the ability to control their behavior.

Article 5. Extenuating and aggravating circumstances

1. Extenuating circumstances in the maritime sector are applied as prescribed in Article 8 of the Ordinance.

2. The aggravating circumstances in the maritime sector are applied under the provisions of Article 9 of the Ordinance.

Article 6. Prescription for sanction and time limit which is considered not yet sanctioned for administrative violations in the maritime sector

1. The prescription for sanctioning administrative violations in the maritime sector is one year from the date of administrative violations that are made.

For the administrative violations of the port construction and maritime works; environment; exit and entry of vessels, crew members and passengers, prescription for sanction shall be two years from the date of the administrative violations are made. If beyond the time limit, the violations are not sanctioned for administrative violations but are still subject to the remedies prescribed in clause 4, Article 7 of this Decree.

2. For violations of individuals which have signs of administrative violations in the maritime sector will be handled under the provisions of this Decree; if the violating individuals who had sued, prosecuted or had decision to bring the case to trial under the criminal proceedings, but later had decision to suspend the investigation or suspend the case; within 03 days from the date of the decision to suspend the investigation, suspend the case, person who has decided must send its decision to the person who is competent to sanction; in this case, the prescription for sanctioning administrative violations is three months from the date that the person who is competent to sanction receives the decision to suspend and dossiers of the violation case.

3. Not to apply the prescription specified in clause 1 and clause 2 of this Article if within the period specified in the clauses which individuals and organizations make the new violations in the same sector that previously has violated or deliberately evade or obstruct the sanction, the prescription to sanction administrative violations is calculated from the time of the new administrative violations or from the date of termination of the acts of evading or obstructing the sanction.

4. Individuals and organizations who were sanctioned for administrative violations in the maritime sector are considered as not yet been sanctioned for administrative violations in the maritime sector, if passing a year from the date of completely serving the sanctioning decisions or from the date of expiry of prescription for execution of sanctioning decisions without recidivism.

Article 7. The forms of administrative sanctions and remedies in the maritime sector

1. Individuals and organizations committing administrative violations in the maritime sector must bear one of the following forms of principle sanctions for each violation:

a) Warning;

b) Fine.

2. When imposing a fine, the specific fine level for an administrative violation is the average level of the fine bracket prescribed for such violation. Where there are extenuating circumstances, the fine level may be reduced but not reduced to the minimum level of the fine bracket. Where there are aggravating circumstances, the fine level may be increased but not exceeded the maximum level of the fine bracket.

3. Individuals or organizations that commit acts of administrative violations, depending on the nature and seriousness of violations are also subject to form of additional sanction as follows:

a) Stripping the right to use licenses, professional certificates with a term or an indefinite term;

b) Confiscating material evidences and means used for administrative violations.

4. Apart from the forms of sanctions prescribed in clause 1 and clause 3 of this Article, individuals, and organizations committing administrative violations in the maritime sector may also be applied to one or more remedies as follows:

a) Forced to restore the initial state altered due to administrative violations or forced to dismantle illegally constructed works;

b) Forced to implement measures to overcome the environmental pollution, spread of disease due to administrative violations;

c) Forced to bring out of the territory of Vietnam or re-export goods, articles, or means;

d) Forced to destroy harmful articles to human health, harmful animals, and plants, harmful cultural products;

e) Other remedies provided in Chapter II of this Decree.

Chapter 2.

FORMS AND LEVELS OF SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MARITIME SECTOR

Item 1. VIOLATION OF REGULATIONS ON CONSTRUCTION AND EXPLOITATION OF SEAPORTS

Article 8. Violation of regulations on assurance of safety, security, and order in the activities of operating seaports

1. A fine of between 200,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for each act of entering or leaving the port premises or boarding vessels without permission or failing to follow instructions of the competent agency or competent person.

2. A fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Using the employees who do not have degrees, professional certificates and licenses as prescribed;

b) Committing violation of regulations on the day signs and signal lights, night lights for limited wharf for the vessels to approach safely;

c) Leaving items on the wharf or occupying space above of the wharf hinderring the vessel’s approaching, leaving the wharf safely or interfering other activities at the ports;

d) Failing to report promptly to the maritime port office of incidents and accidents related to safety, security, and environmental pollution at the port;

đ) Failing to arrange staffs who conduct the duty to tie and remove the wire for vessels according to regulations;

e) Failing to announce the plans to appoint ships, vessels to enter and leave the port to the maritime port office as prescribed.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Letting the ships, vessels enter port or anchor in the port water zone area without permission of the maritime port office;

b) Arbitrarily loading and unloading cargos when the ships, vessels have not been completed the procedures to enter the port as prescribed;

c) Having inadequate anti-collision buffer system, clamping device for mooring ships of the wharf or having no safe assurance for anchoring of the ships, vessels;

d) Having no certificate of port security, or failing to implement the port security plan as prescribed.

đ) Having no port security officials as prescribed;

e) Arranging wharf for the ships, vessels to enter, leave not ensuring time or a safe distance as prescribed.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 60,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Operating ports inconsistent with the functions of the ports which have been published;

b) Letting the ships, vessels approach docks when they are not permitted to put into use as prescribed.

5. Application of remedies:

a) Temporarily not allowed to receive ships, vessels operating on international routes into the ports for the violations specified at the points d, đ and e, Clause 3 of this Article;

b) Not to be permitted to let ships, vessels continue to dock at the ports for the violations specified at clause 4 of this Article;

c) Forced to supplement documents, equipment, and forces in accordance with the provisions for violations specified in the clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 9. Violation of regulations on registration, marks, loading and unloading, storage of goods

1. A fine of between VND 1,000,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed for for each of the following violations:

a) Marking symbol and code of goods not complying with provisions;

b) Loading and unloading and storage of goods not complying with provisions;

c) Loading and unloading of goods on the docks exceeding tonnage allowed.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for each violation specified in clause 1 of this Article for hazardous goods.

3. Application of remedies:

Forced to supplement symbols, code and the loading and unloading, storage of goods in accordance with provisions for the violations prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article.

Article 10. Violation of regulations on the prevention of fire and explosion at the seaports

1. A fine of between VND 1,000,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed for each of the following violations:

a) Having no internal rule board, signs, or necessary warning indications at the places where are combustible or explosive;

b) Using specially-used fire-fighting equipment for other purposes.

2. A fine of between VND 2,000,000 to 5,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) The fire-fighting equipment inconsistent with or not in a ready state for operation as prescribed;

b) Failing to place the right place as prescribed or failing to allocate explosion, fire-fighting equipment appropriate to the types of goods being transported, unloaded.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Having no insufficient systems of prevention of fire and explosion as prescribed;

b) Failing to report promptly to the State management agencies related to incidents and accidents of fire and explosion;

c) Using the employees who are not equipped with adequate protective equipment or are not trained on the prevention of fire and explosion as prescribed;

d) The administrative violations on other prevention of fires and explosions are applied in accordance with the law regulations on the prevention of fire and explosion.

4. Application of remedies:

Forced to supplement equipment, signs, allocation of forces and means in accordance with the provisions for violations specified in clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 11. Violation of the regulations on maritime safety and pollution prevention as building newly or renovating, upgrading ports or as building, installing the works and other devices affecting maritime safety at the port water zone

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Prescue equipment not suitable as prescribed;

b) Failing to notify the maritime port office for the construction of other buildings in the port water zone;

c) Failing to install the full signs or wrongly signal areas that are being built;

d) Construction ships, ships for works construction anchoring outside the permissible limits hinder the maritime traffic on the flow of ports;

đ) Dumping construction material without toxic substance into the port water zone;

e) Putting “đang, đay” or putting the means of fishing, aquaculture, natural resource exploitation in the port water zone, navigable channels without the approval of the maritime port offices or not in the right place or time which has been approved.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the following violations:

a) Constructing works without adequate licenses or consent of the competent authorities;

b) Constructing the wrong location allowed;

c) Constructing beyond the period specified in the license of construction;

d) Using facilities and equipment specially used for surveying and dredging of flow, dropping maritime sign and conducting other activities in the port water zone without the approval of the maritime port office;

đ) Failing to clear obstacle of construction after the works have been completed.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 60,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Constructing works without permission of the competent agencies and letting accidents happen;

b) Constructing the wrong position allowed and letting accidents happen;

c) Constructing works which cause environmental pollution.

4. Application of the additional sanctioning forms:

Confiscating material evidences used to commit acts of administrative violation defined at point e, clause 1 and point d, clause 2 of this Article.

5. Application of remedies:

a) Forced to supplement license or written approval of the competent authority as specified for the violations prescribed at point e, clause 1, points a and d, clause 2 of this Article;

b) Forced to restore the initial state which has been changed due to the violations specified at point b, clause 2 and point b, clause 3 of this Article;

c) Forced to clean up for the administrative violations prescribed at point đ, Clause 2 of this Article;

d) Forced to implement the measures to overcome the environmental pollution in accordance with the law regulations due to the violations specified at point c, clause 3 of this Article.

Article 12. Violation of regulations on environmental protection from operating ports

1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of letting or dumping dirty water causing unhygienic docks, the port water zone.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Discharging garbage, another wastes into the wharf or port water zone;

b) Discharging residue down to wharf or port water zone;

c) Having no rescue plan for oil spills in accordance with provisions for petroleum ports.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for act of discharging waste water or garbage mixed with oil down to the wharf or port water zone.

4. A fine between VND 50,000,000 to 100,000,000 VND shall be imposed for act of discharging waste water or garbage mixed with hazardous chemicals down to the whaft or port water zone.

5. Application of remedies:

a) Forced to supplement rescue plan for oil spills for the violations prescribed at point c, clause 2 of this Article;

b) Forced to implement measures to overcome the environmental pollution in accordance with the law regulations due to the violations prescribed in clauses 2, 3 and 4 of this Article.

Section 2. VIOLATION OF REGULATIONS ON ACTIVITIES OF MARITIME OF VESSELS IN PORT

Article 13. Violation of regulations on procedures to the ports or in transit

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) The vessels to the ports or in transit without notice and confirmation as prescribed;

b) Ships, vessels to the location of disembarking navigators at the port or transitting slower than the time confirmed;

c) Vessels to the ports failing to declare ship security to the maritime the port office as prescribed.

2. For acts that the ships, vessels to bridges, docks or in transit without conducting the procedures as prescribed will be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the ships, vessels with a total tonnage of under 500 GT;

b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total tonnage of from 500 GT to less than 3,000 GT;

c) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total tonnage of from 3,000 GT or more.

3. Application of remedies:

Forced to complete the procedures prescribed for violations of the provisions at the points a, and c, clause 1 and clause 2 of this Article.

Article 14. Violation of regulations on procedures for entering and leaving ports or transiting

1. A fine of between 200,000 VND to 500,000 VND shall be imposed for acts of declaring falsely or insufficiently one of information in the notification and confirmation of the ship’s coming, leaving port or common declaration.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of making procedures for ships, vessels to enter and leave ports or transit slower than the time prescribed.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Lack of one of documents as making procedures to enter and leave ports or in transit as stipulated;

b) Failing to provide or providing inadequate documents of dangerous goods which are transported on board as prescribed.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for acts of letting the crew members, passengers or those who are not on duty on board before the vessel completed entry procedures or leave the ship after completed the exit procedures as prescribed.

5. For acts of leaving the last port without license in accordance with provisions or attempting to leave the port without permission of the competent authorities will be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total tonnage of under 500 GT;

b) A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total tonnage of from 500 GT to less than 3,000 GT;

c) A fine of between 40,000,000 VND to 80,000,000 VND shall be imposed for ships, vessels with a total tonnage of from 3,000 GT or more.

6. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use certificate of professional competence of the captain for a up to six month period or indefinitely if there is any violation provided for in clause 5 of this Article.

7. Application of remedies:

Forced to supplement papers and complete procedures as prescribed for violations specified in clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 15. Violation of regulations on safety, security, order, and hygiene requirements related to activities of ships, vessels

1. A fine of between 200,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Pulling horn or electric speaker to inform in the case of not being emergency or urgent alarms as prescribed;

b) Foreign vessels hanging the ceremony flag, mourning flag without prior notice to the maritime port office;

c) Hanging flag not in compliance with regulations.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for acts of failing to hang or hanging the national flag Vietnam of improper provisions.

3. A fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for each of the following violations:

a) Discharging chimney soot when ships, vessels are being docked in the port water zone;

b) Knocking rust and paint of ships, vessel without permission of the maritime port office;

c) Letting equipment, property of ships, vessels or of the crew members on the wharf surface of the wrong places as prescribed;

d) Repairing and testing engines or whistle without permission of the maritime port office;

đ) Swimming or causing public disorder in the port;

e) Failing to take on duty of VHF channel or using VHF channel improperly;

g) Conducting to smoke mice, sterilize in the wrong places;

h) Having no equipment to prevent mice or using equipment to prevent mice in contravention of regulations;

i) Using of boat, pontoon boat of ships without permission of the maritime port office;

k) Failing to implement the regime of shift as prescribed;

l) Failing to arrange or arranging ship security officers not in compliance with provisions;

m) Having no maritime equipment in the cabin in accordance with provisions;

n) Notifying or setting security alarm not in compliance with the actual security situation of the ship, vessel.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Appointing ships, vessels to enter and leave ports or approach, leave the wharf but the captain is not present in the cabin;

b) Failing to comply with the provisions as ships, vessels cruise, avoid, pass each other on maritime channels;

c) Performing the operations of diving or other underwater works at the port water zone without permission of the maritime port office or carrying out the works without warning signals as prescribed;

d) Organizing competition of sports or activities required to gather many facilities in port water zone without permission of the maritime port office;

đ) Using boats of sports and tourism to operate in the port water zone without permission of the maritime port office;

e) Failing to use or using inappropriately signs as prescribed;

g) Failing to notify the maritime port office of the maritime incident, the accident caused by its own vessel or violating other regulations on report and investigation of maritime accidents;

h) Failing to state the name, the IMO on ships, vessels or registration port under the regulations;

i) Rescuing equipment of vessels not in compliance with regulations.

5. For the acts of ships’ operating improper zone licensed to operate under the regulations will be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total tonnage of under 500 GT;

b) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total tonnage of from 500 GT to less than 3,000 GT;

c) A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total tonnage of from 3,000 GT or more.

6. A fine of between VND 30,000,000 and 60,000,000 shall be imposed for act of fleeing after caused maritime accidents.

7. Application of remedies:

a) Forced to move obstacles due to violations prescribed at point c, clause 3 of this Article;

b) Forced to restore the initial state changed due to violations prescribed at point h, clause 4 of this Article;

c) Forced to supplement documents, equipment and perform the law regulations for the acts prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 16. Violation of regulations on the prevention of fire and explosion for ships, vessels

1. A fine of between 200,000 VND and 1,000,000 VND shall be imposed for the act of smoking in the non-smoking areas or unintentional acts that can cause fires or explosions on ships.

2. A fine of between 1,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed for one of the following violations:

a) Having no warning signs or necessary instructions in the places where are flammable or explosive;

b) Having no diagram of fire system, fire roster or operation instruction at locations on the ship, vessel as prescribed;

c) Placing fire-fighting equipment not in the right place as prescribed on the ship, vessel;

d) Failing to comply with the process of preservation and maintenance of equipment to prevent fire or explosion;

đ) Crew members do not use proficiently fire-fighting equipment.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Failing to fully equip fire-fighting equipment as prescribed;

b) Equipping fire-fighting equipment that cannot be used;

c) Having no rescue plan in case of emergency;

d) Performing the works that have fire flashes on the deck, cargo bilge, engine room without the permission of the maritime port office;

đ) Using the fire fighting special-used vehicles for other purposes;

e) Fire-fighting equipment is inconsistent or not in a ready state for operation as prescribed.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for the acts of implementing late or failing to implement the command of the maritime port office in participating in fire fighting at the docks, port water zone.

5. Application of remedies:

Force to supplement, install signs, plans, diagrams, equipment as prescribed for violations prescribed at points a, b and c, clause 2, points a, b and c , clause 3 of this Article.

Article 17. Violation of regulations on the prevention of environmental pollution caused by ships, vessels

1. A fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for each of the following violations:

a) Failing to record in the log-book on the engine room bilge water pump or oil diaries, logs of waste, dumping garbage as prescribed;

b) Throwing away, dumping garbage, or other items from ship into wharf or port water zone.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for acts of failing to arrange or arranging personnel who are not eligible to receive fuel on ship.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Pumping, discharging garbage or ballast water, water with residue from ship to wharf or port water zone;

b) Performing to pump the fuel from ships into other means without permission of the maritime port office;

c) Having insufficient water, oil separator in accordance with provisions or having equipment but cannot be used;

d) Letting the waste water leakage mixed oil from ship to wharf or port water zone;

đ) Having no plans to respond to the incident of oil spills as prescribed.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for acts of violating regulations on pumping, discharging water, or waste mixed with oil from the ship down the wharf or port water zone.

5. A fine of between 60,000,000 VND and 100,000,000 VND shall be imposed for acts of violating regulations on pumping, discharging water, or waste mixed with hazardous substances from the ship down the port or port water zone.

6. Application of remedies:

a) Forced to supplement documents, equipment and personnel as provided for violations prescribed at point a, clause 1, clause 2, the points b, c and đ, clause 3 of this Article;

b) Forced to implement the measures to overcome the environmental pollution according to regulations for violations prescribed at point b, clause 1 and clauses 3, 4 and 5 of this Article.

Article 18. Violation of regulations on safety of life on ships, vessels

1. A fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed for each of the following violations:

a) Having no duty on roster in emergency situation at the necessary positions or specification sheet has been damaged;

b) Having no instructions for operating the equipment of fire-fighting, life rescue, vessel perforation helping, or the instructions have been damaged;

c) Having no sheet of personal responsibility as alarming at the prescribed place on the ship or sheet of personal responsibility not consistent with the crew of the ship;

d) Crew members do not use proficiently the equipment of fire-fighting, life rescue, vessel perforation helping.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) The board ladder has no insurance net or lights as prescribed;

b) Using the equipment of life rescue, vessel perforation helping not in compliance with provisions.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for act of failing to allocate sufficient minimum safety margin or exceeding the permitted level of life rescue equipment on ship as prescribed.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the act of transporting cargo beyond less than 5% compared with the allowed weight.

5. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for the act of transporting cargo beyond from 5% to 10% compared with the allowed weight.

6. A fine of between VND 40,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for the act of transporting cargo beyond from 10% or more compared with the allowed weight.

7. For the act of transporting passengers beyond prescribed number of ships, vessels with a total capacity of less than 500 GT will be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond the five persons compared with the allowed number;

b) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond from 6 to 10 persons compared with the allowed number;

c) A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond more than 10 persons compared with the allowed number.

8. For the act of transporting passengers in excess of the prescribed number of ships, vessels with total capacity of from 500 GT to 3000 GT will be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond up to 10 persons compared to the allowed number;

b) A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond from 11 to 20 persons compared to the allowed number;

c) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond more than 20 persons compared to the allowed number.

9. For the act of transporting passengers in excess of the prescribed number of ships, vessels with total capacity of more than 3000 GT will be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond up to 20 persons compared to the allowed number;

b) A fine of between VND 40,000,000 and 60,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond from 21 to 30 persons compared to the allowed number;

c) A fine of between 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for the act of transporting passengers beyond more than 30 persons compared to the allowed number.

10. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use certificate of professional competence of the captain for a period of up to three months for violations specified in clauses 5 and 6; points b and c, clause 7; point b and c, clause 8 and point b and c, clause 9 of this Article.

11. Application of remedies:

a) Forced to supplement equipment, papers and deploy forces, means as prescribed for the violations specified in clauses 1, 2 and 3 of this Article.

b) Forced to move from ship, boat the number of people or lift off from ship, boat the amount of goods transported over the provisions for the violations specified in clauses 4, 5, 6, 7, 8 and clause 9 of this Article.

Article 19. Violation of regulations on the anchorage, berth, approaching board, towing of ships, vessels in port water zone

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Anchoring, berthing, approaching board, or moving the position or conducting the other similar operations in port water zone without permission of the maritime port office;

b) Failing to allocate enough lights, signals, signals in accordance with provisions as the ships are handling, mooring, berthing, approaching board, moving position;

c) Having no anti-collision cushion according to regulations;

d) Failing to promptly notify the maritime port office of the discrepancy, damage of the maritime signals which were detected when operating in port water zone and management area of​​the maritime port office.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Failing to observe or performing the wrong orders of the maritime port office;

b) Mooring ships, vessels in the maritime signals or other structures not used for mooring according to regulations;

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for act of failing to use towing assistance vessels in port water zone in accordance with provisions.
4. For acts of ships, vessels’ anchorage, handling, disembarking of passengers or making other maritime services at the location without permission of the competent authorities will be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total capacity of under 500 GT;

b) A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total capacity of from 500 GT to less than 3,000 GT;

c) A fine of between VND 40,000,000 and 60,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total capacity of from 3,000 GT or more.

5. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use certificate of professional competence of the captain for a period of up to three months for the violations prescribed at point a, clause 2, clause 3 and clause 4 of this Article.

6. Application of remedies:

a) Forced to supplement equipment, papers and deploy forces and means in accordance with the provisions for the violations prescribed in clause 1 and clause 3 of this Article;

b) Forced to move the ships, vessels out of their positions for the violations prescribed at point b, clause 2 and clause 4 of this Article.

Item 3. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON REGISTRATION AND REGISTER OF SHIPS, VESSELS AND ARRANGING CREW MEMBERS, USE OF PROFESSIONAL CERTIFICATES, CREW MEMBER NUMBER, CREW MEMBER S PASSPORT

Article 20. Violation of regulations on registration, register of ships, vessels

1. A fine of between 1,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed for each of the following violations:

a) Registering ships, vessels not in compliance with provisions;

b) Lack of one of the documents of ships, vessels, or invalidity of one of its documents.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Operating ships, vessels without the grant of certificate of ship registration;

b) Failing to implement the change registration of ship owner in accordance with provisions when it was bought, sold, transferred ownership.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Buying, selling, renting, leasing, borrowing, lending one of the certificates of vessels;

b) Using one of the certificates of other vessels; certificate erased, repaired misleading its content; false certificate;

c) Deliberately declaring false information or using false, repaired papers in the dossier requesting for granting certificates of vessels.

4. A fine of between VND 50,000,000 and 80,000,000 VND shall be imposed for act of having no certificate of insurance for civil liability of ship-owners for ships transporting passengers, carrying oil, petroleum products or other goods dangerous as prescribed.

5. Forms of additional sanction:

Stripping the right to use indefinitely the certificates prescribed in point b, clause 3 of this Article.

6. Application of remedies:

Forced to supplement papers as prescribed for the violations specified in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 21. Violation of regulations on arranging crew members, grant, and use of professional certificates, crew member book, crew member s passport

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Arranging crew members to work on ships, vessels without adequate professional certificates or arranging crew positions inconsistent with their professional certificates;

b) Assigning tasks to crew members to work on ships, vessels inconsistent with positions in the crew member book without the permission of the competent authorities.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for each act of buying, selling, renting, leasing, borrowing, lending professional certificates, crew member book, crew member s passport.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Using professional certificates, crew member book, crew member s passport that are fake or had been modified misleading their contents;

b) Intentionally providing false information or using documents that were modified, forged in applications for professional certificates, crew member book, and crew member s passport.

4. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use indefinitely for professional certificates, crew member book, crew member s passport violated specified at point a, clause 3 of this Article;

b) Stripping the right to use professional certificate for an up to one year term for the violations prescribed in clause 2 of this Article.

5. Application of remedies:

Forced to supplement the crew members according the provisions for the violations prescribed in clause 1, clause 2 and point a, clause 3 of this Article.

Item 4. VIOLATION OF REGULATIONS ON MARITIME PILOTS

Article 22. Violation of regulations on the use of maritime pilot of ships, vessels

1. A fine of between VND 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for the acts of ships, vessels’ failure to hang flags of letter G when requesting the maritime pilots, or failure to hang flags of letter H when maritime pilot is on board.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Failing to notify or notifying incorrectly maritime pilots on the characteristics and appointing features of the ships;

b) Having no pilot ladder or pilot ladder to be located in the places not suitable or failing to take measures to ensure other safety for pilots to get in, leave the ship.

3. For acts of controlling ships to enter, leave ports without the use of maritime pilots in accordance with provisions shall be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for ships, vessels with total capacity of under 1,000 GT;

b) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for ships, vessels with total capacity of from 1,000 GT to less than 3,000 GT;

c) A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for ships, vessels with total capacity of from 3,000 GT or more.

4. Application of remedies:

Forced to supplement maritime pilots, signs, equipment, information as prescribed for the violations specified in clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 23. Violation of regulations on appointing and allocating maritime pilots of the pilot organizations

1. A fine of between VND 2,000,000 to 5,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Sending the pilot plans to guide ships daily slower than the specified time or failing to inform the sudden change of plans to pilot the ships to the maritime port office;
b) Arranging the pilot not in accordance with the plan without prior notice to the maritime port office.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Arranging maritime pilots to guide ships not in compliance with the certificate of professional competence of maritime pilot or certificate of the operation zone of maritime pilots;

b) Failing to provide fully and timely pilot services to guide the ships in the compulsory maritime pilot areas or on the piloting-ship route assigned without legitimate reason.

3. Application of remedies:

Forced to supplement the arranging-pilot plans and arrange proper maritime pilot having appropriate certificate and provide fully and timely pilot services of guiding ships in accordance with provisions for the violations prescribed in this Article.

Article 24. Violation of the provisions in the guidance of ships of maritime pilots

1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for each following violation of pilots:

a) Detecting accidents, incidents, or changes of flow and of navigation signals in guiding time without notifying timely to the maritime port office;

b) Failing to notify and confirm to the maritime port office on the time, location on board, to leave the ship or situation of guiding ships as prescribed;

c) Getting in ships slower than the prescribed time or not in compliance with the specified places without legitimate reason;

d) Guiding ship to enter, leave ports or moving not in compliance with the appointing plan of the maritime port office or not in compliance with the assigned ship to guide without legitimate reason;

đ) Voluntarily leaving the ship without the consent of the captain;

e) Failing to use pilot clothing in accordance with provision as guiding ships.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Maritime pilots’ guidance of ships to enter for anchorage, berthing or moving within the port water zone without the mobilization order or the wrong location designated by the maritime port office;

b) Refusing to guide ship without legitimate reason or failing timely to notify the maritime port office or organization of maritime pilots on the refusal of guiding the ship;

c) Pilots guide ships with errors leading to less serious maritime accidents.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for act of Pilots’ guidance of ships with errors leading to serious maritime accidents.

4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for act of Pilots’ guidance of ships with errors leading to particularly serious maritime accidents.

5. Forms of additional sanction:

a) Stripping the right to use the certificate of professional competence of maritime pilots and licenses of the operation zone of maritime pilots for a period of up to 06 (six) months for the violations prescribed in clause 3 This Article;

b) Stripping the right to use the certificate of professional competence of maritime pilots and licenses of the operation zone of maritime pilots for a period of up to 12 (twelve) months for the violations prescribed in clause 4 This Article.

Item 5. VIOLATION OF REGULATIONS ON OPERTIONS OF TRADING MARITIME TRANSPORT AND MARITIME SERVICES

Article 25. Violation of regulations on use of licenses and business conditions of maritime transport, multi-modal transport, and maritime services

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Trading multi-modal transport without license or not in compliance with license;

b) Trading maritime transport services of insufficient conditions as prescribed.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Modifying, erasing or forging licenses;

b) Buying, selling, renting, leasing, borrowing, lending licenses.

3. Forms of additional sanction:

Confiscating the using license to perform administrative violations prescribed at point a, clause 2 of this Article;

4. Application of remedies:

Forced to supplement licenses and business conditions according to provisions for violations prescribed in clause 1 of this Article.

Item 6. VIOLATION OF REGULATIONS ON SEARCH AND RESCUE OF MARITIME

Article 26. Violation of provisions on search and rescue of maritime

1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for act of setting false emergency signals.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Failing to implement obligations under the provisions of search and rescue of maritime;

b) Delaying the appointing orders of the competent authorities without a legitimate reason.

3. For the acts of failing to implement the appointing orders of the competent authorities without a legitimate reason will be sanctioned as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total capacity of under 500 GT;

b) A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for ships, vessels with a total capacity of from 500 GT to less than 3,000 GT;

c) A fine of between VND 40,000,000 VND to 80,000,000 VND shall be imposed for ships, vessels with a total capacity of from 3,000 GT or more.

Item 7. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON SALVAGE OPERATIONS OF SUNKEN PROPERTY IN PORTS

Article 27. Violation of regulations on salvage of sunken property in ports

1. A fine of between 200,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed for acts of failing to notice, report or notifying, reporting improperly under the provisions of sunken property in ports.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Failing to install or installing not timely signals consistent with the position of property which is sunk;

b) Performing the salvage or finishing the salvage of sunken property is incorrect the specified time;

c) Salvaging sunken property without permission of competent agencies;

d) Failing to hand over or handing over incomplete sunken assets salvaged randomly as prescribed;

đ) Failing to pay costs related to the salvage of sunken property as prescribed.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for act of failing to salvage the sunken property that does not cause danger.

4. A fine of between 50,000,000 to 100,000,000 shall be imposed for act of failing to salvage the sunken property that causes danger.

5. Forms of additional sanction:

Confiscating material evidences and means used to commit acts of administrative violation specified at point c, clause 2 of this Article.

6. Application of remedies:

a) Forced to install signal of the location of sunken property specified at point a, clause 2 of this Article;

b) Forced to salvage and hand over, handle sunken property as prescribed for violations specified in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

c) Forced to compensate costs for salvage of sunken property as prescribed for violations prescribed at point đ, clause 2, clause 3 and clause 4 of this Article.

Item 8. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON ASSURANCE OF MARITIME SAFETY IN PORTS

Article 28. Violation of regulations on assurance of maritime safety in ports

1. A fine of between 500,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed for each of the following violations:

a) Failing to publicize promptly maritime notification or notifying maritime improperly the reality;

b) Obscuring, interfering, or impairing the effect of navigation.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for each of the following violations:

a) Setting navigation signals of wrong provisions;

b) Failing to set navigation signals or setting not timely when having dangerous obstacles;

c) Failing to promptly repair and restore the navigation signals damaged or drifted;

d) Moving or damaging navigation signals;

đ) Invalidating or changing features of navigation signals.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for the act of dumping mud, waste from dredge not in compliance with provisions.

4. Application of remedies:

a) Forced to publicize promptly and accurately the contents of maritime announcement according to provisions for the violations prescribed at point a, clause 1 of this Article;

b) Forced to install, repair signals and publication of maritime announcement according to provisions for the violations prescribed in clause 2 of this Article;

c) Forced to restore the initial state which has been changed due to the violations specified in clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Chapter 3.

PROPAGATION AND PROCEDURES TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Item 1. COMPETENCE TO SANCTION

Article 29. The sanctioning competence of the inspectors of the Inspectorate of the Transport Ministry, the director of maritime port office, chief inspector of the Ministry of Transport.

1. Inspector of the Inspectorate of the Transport Ministry who are on duty are entitled:

a) Warning;

b) Imposing a fine of up to VND 500,000;

c) Confiscating material evidences and means used to commit acts of administrative violation valued at VND 2,000,000;

d) Forced to restore the initial state altered due to administrative violations;

đ) Forced to implement the measures to overcome the environmental pollution, spread of disease due to administrative violations;

e) Forced to destroy harmful articles to human health, animals and plants, harmful cultural products.

2. Directors of maritime port offices are entitled:

a) Warning;

b) Imposing a fine of up to VND 10,000,000;

c) Confiscating material evidences and means used to commit acts of administrative violation;

d) Stripping the right to use certificate of professional competence, verification of qualifications, licenses issued by the state management agencies of transport for a term of six months or indefinitely. In case the above documents are not issued by the state management agencies of transport, a decision to suspend the violation and proposal to the competent agencies to strip the right to use with a six-month term or indefinitely shall be made;

đ) Forced to restore the initial state altered due to administrative violations or forced to dismantle the illegally constructed works;

e) Forced to implement the measures to overcome the environmental pollution, spread of disease due to administrative violations;

g) Forced to destroy harmful articles to human health, animals and plants, harmful cultural products.

3. Chief Inspector of the Ministry of Transport is entitled:

a) Warning;

b) Imposing a fine of up to VND 100,000,000;

c) Stripping the right to use with a six-month term or indefinitely the certificate of professional competence, verification of qualifications, licenses issued by the state management agencies of transport. In case the above documents are not issued by the state management agencies of transport, a decision to suspend the violation and proposal to the competent agencies to strip the right to use with a six-month term or indefinitely shall be made;

d) Confiscating material evidences and means used to commit acts of administrative violation;

đ) Forced to restore the initial state altered due to administrative violations or forced to dismantle the illegally constructed works;

e) Forced to implement the measures to overcome the environmental pollution, spread of disease due to administrative violations;

g) Forced to destroy harmful articles to human health, animals and plants, harmful cultural products.

Article 30. The competence to sanction administrative violations of the Chairmen of People s Committees at all levels

1. The sanctioning competence for the administrative violations in the maritime sector occurred in the management scope of the chairmen of the People s Committees at all levels are applied to the provisions in the Articles 28, 29 and 30 of Ordinance.

2. Where applying form of additional sanction as stripping the right to use licenses, professional certificates, chairmen of People s Committees at district and provincial level may request the licensing agency, professional certificates granting agency to make the decision of withdrawal.

Article 31. Principles for determining competence to sanction administrative violation

1. Heads of state management agencies are the persons who are competent to sanction administrative violations in the maritime sector of their fields, their management branches.

2. Where there are several agencies of the same competence to sanction administrative violations in the maritime sector, the first agency that handles the case shall be competent to perform.

3. The other principles for determining competence to sanction administrative violations in the maritime sector are carried out in accordance with provisions in Article 42 of the Ordinance.

Item 2. PROCEDURES TO SANCTION AND EXECUTE DECISIONS OF SANCTION

Article 32. Procedures for applying sanctions for administrative violations

1. When detecting acts of administrative violations in the maritime sector, persons who are competent to be on duty must order the immediate cessation of violations.

2. Where sanctioning administrative violations in the form of warning or fine of up to VND 500,000, persons who are competent to sanction must make decisions to sanction in place by simple procedures prescribed in Article 54 of the Ordinance.

3. Where sanctioning administrative violations in the form of a fine of more than VND 500,000, persons who are competent to be on duty must promptly make records on administrative violations stipulated in Article 55 of the Ordinance. If persons making records are not competent to sanction administrative violations, records and concerned records of the cases must be sent promptly to the persons who are competent in accordance with provisions to make the decision to sanction.

4. The time limit for making decision to sanction is defined as follows:

a) For the simple cases, violations which are clear, not needed for further verification, within a period of not exceeding ten days from the date of making the records of administrative violations, the persons who are competent to sanction must issue the decision to sanction.

b) For the cases of administrative violations with more complicated circumstances, exhibits and facilities required to be appraised, identified clearly the administrative violators or other complicated circumstances, the time limit for making decisions to sanction is thirty days from the date of its making records.

c) Where deemed necessary to have more time to verify, gather evidence before making a decision to impose sanctions, at least ten days before the deadline specified at point b, clause 4 of this Article, the persons who are competent to sanction must report to their direct superiors in writing for extension; the extension is done only once, in writing; the extension period does not exceed thirty days.

d) If it is beyond the time limit prescribed at points a, b and c, clause 4 of this Article, the persons who are competent to sanction are not entitled to make a decision to sanction. In case of not making a decision to sanction, the competent person still make a decision to apply the remedies as prescribed in this Decree.

5. When sanctioning a person who commits many acts of administrative violations, the competent person makes only a decision to sanction in which stated on form, the sanction level for each violation; if applicable the form of fines, general sanction level are added cumulatively from the levels of sanction for each violation.

6. The decision to sanction takes effect from its signing date, unless the decision is specified the effective date. The effective decision must be sent to organizations and individuals subject to sanctions and the competent agency shall collect the fine within three days from the date of making the decision to sanction.

7. Individuals and organizations who are sanctioned fines must pay the fines at the place where decisions to sanction are prescribed and are received the fine receipts.

Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the Ministry of Transport to guide in detail on the procedures for collection and payment of fines, management, and use of money collected from the sanction of administrative violations in the maritime sector.

8. For the administrative violations which are prescribed the sanction levels by capacity of ships, vessels, total capacity is the capacity measured in accordance with provisions of international conventions on ship capacity measurement in 1969, recorded in the certificate of Register offices. Where a certificate of ship, vessel is not recorded its capacity, its capacity is converted as follows:

a) Cargo ships, vessels: 1.5 tons of registered tonnage equal to 01 GT;

b) Tug boat and pushing boat: 01HP calculated by 0.5 GT;

c) Barges: 01 tons of registered tonnage equal to 01 GT.

Article 33. The procedures for stripping the right to use license

The procedures for stripping the right to use degrees, professional certificates, and licenses shall comply with the provisions of Article 59 of the Ordinance.

Article 34. The procedures for confiscating and handling material evidences and means used to commit acts of administrative violations

1. When applying the form of confiscation of material evidences and means used to commit acts of administrative violations, the person with sanctioning competence must make record and comply with the provisions of Article 60 of the Ordinance.

2. The handling of material evidences and means used to commit acts of administrative violations shall comply with the provisions of Article 61 of the Ordinance.

Article 35. Execution of decisions to sanction administrative violations

1. Individuals and organizations that are sanctioned for administrative violations must execute the sanctioning decisions within ten days from the date of receiving the sanctioning decisions unless it is clearly stated in the sanctioning decisions. Beyond that time limit, individuals and organizations that are sanctioned fail to abide, then the person with sanctioning competence of administrative violations may apply the appropriate coercive measures.

2. The application of coercive measures to implement decisions to sanction administrative violations shall comply with provisions in Article 66 of the Ordinance.

Article 36. Decision-making competence to enforce decisions of handling administrative sanctions

Decision-making competence to enforce the decisions of handling administrative sanctions is made​​under Article 67 of the Ordinance.

Article 37. Minutes and Decisions to sanction

Issuing together with this Decree is 07 Annexes of forms of minutes and decisions for use in the process of sanctioning administrative violations in the maritime sector.

Chapter 4.

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, REWARDS, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 38. Complaints, denunciations, and administrative lawsuits entering

1. Individuals and organizations that are sanctioned for administrative violations in the maritime sector or their lawful representatives may lodge complaints for the decisions of sanctioning administrative violations, decisions on the application of preventative measures and assurance of the sanction of administrative violations. While waiting for the results of complaint settlement of the competent authorities, organizations and individuals that are sanctioned still have to execute the sanctioning decisions, except for the case to be forced to dismantle the buildings.

2. Every citizen has the right to denounce the illegal acts in handling of administrative violations in the maritime sector.

3. Competence, procedures and time limit for settling complaints and denunciations shall comply with the law regulations on complaints and denunciations.

4. The lawsuits against decisions to sanction administrative violations, decisions on the application of preventive measures and assurance of the sanction of administrative violations in the maritime sector are carried out in accordance with the law regulations of procedures of handling of administrative cases.

Article 39. Rewards

Individuals and organizations that are recorded achievements in the prevention and combat of administrative violations in the maritime sector are rewarded according to the general regime of the State.

Strictly forbid to use the amount collected from handling administrative violations or from the sale of material evidences and means seized in the maritime sector for the rewards.

Article 40. Handling of violations

1. Persons who are competent to sanction administrative violations in the maritime sector, the persons who are assigned tasks to perform maritime inspection, heads of agencies assigned tasks to perform maritime inspection but harassing, tolerating, covering up, failing to handle or handling in an non-timely and inappropriate manner, handling beyond their competence prescribed, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or prosecuted for criminal liability; if causing damage, they must pay compensation as prescribed by law regulations.

2. If persons sanctioned for administrative violations in the maritime sector commit acts against on-duty officials, delay or shirk the execution or have other violations, depending on the nature and seriousness of violations will be handled administratively or prosecuted for criminal liability, if causing damage, they must pay compensation in accordance with the law regulations.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 41. Effect

1. This Decree takes effect from September 01, 2011.

2. This Decree replaces Decree No.62/2006/ND-CP dated June 21, 2006 of the Government on handling of administrative violations in the maritime sector.

Article 42. Organization of implementation

1. The Minister of Transport is responsible for the implementation of this Decree.

2. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairmen of People s Committees of provinces and cities under central authority are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 48/2011/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất