Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả; văn hóa, quảng cáo

thuộc tính Nghị định 129/2021/NĐ-CP

Nghị định 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:129/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:30/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ, Thương mại-Quảng cáo, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thời hiệu xử phạt VPHC lĩnh vực du lịch là 01 năm
Ngày 30/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 129/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.

Theo đó, bổ sung quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, thời hiệu tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, chuyển biện pháp khắc phục hậu quả “Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng” đối với một số hành vi không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định sang thành hình thức xử phạt bổ sung.

Ngoài ra, tăng gấp đôi giá trị tang vật vi phạm hành chính được tịch thu thuộc thẩm quyền của các cơ quan thanh tra chuyên ngành gồm: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở; và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ.

Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính, không quy định cụ thể giới hạn giá trị tang vật như quy định trước đây.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Xem chi tiết Nghị định129/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

____________

Số: 129/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao;
quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; th thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
“9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.”
b) Bổ sung khoản 10 như sau:
“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này;
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 25 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, điểm b khoản 12, điểm a và điểm b khoản 13 và khoản 14 Điều 7; khoản 4 và khoản 7 Điều 8; điểm c khoản 1, các khoản 4, 6 và 7 Điều 10; khoản 1, điểm a khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 13 theo thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 6; khoản 4 Điều 7; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, điểm b và điểm c khoản 6, các khoản 7, 8 và 9 Điều 9; Điều 14; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15; Điều 17 theo thẩm quyền quy định tại Điều 22 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”.
10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 26 như sau:
“2. Trưởng đoàn kiểm tra, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh về du lịch, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được quyền lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
1. Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 như sau:
“Điều 2a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực thể thao
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:
“Điều 23. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:
“Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt cảnh cáo.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“Điều 25. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
4. Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau:
“Điều 28. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Nghị định này; công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm; Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; cảnh sát viên Cảnh sát biển; Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển, Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển, Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc về quyền tác giả, quyền liên quan
a) Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:
“Điều 36. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 37, 38, 39, 40a, 40b, 40c và 40d của Nghị định này; công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; cảnh sát viên Cảnh sát biển; công chức Hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Kiểm soát viên thị trường đang thi hành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:
“Điều 37. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục hàng hải Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 350.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng.
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1,2,3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1,2,3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1,2,3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 40a như sau:
“Điều 40a. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1,2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1,2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 40b như sau:
“Điều 40b. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
6. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 40c như sau:
“Điều 40c. Thẩm quyền của Hải quan
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 40d như sau:
“Điều 40d. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
1. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
2. Bổ sung khoản 18 vào Điều 4 như sau:
“18. Buộc nộp lại giấy phép hợp tác, liên doanh sản xuất phim, cung cấp dịch vụ sản xuất phim; văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường; giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ; giấy phép tổ chức triển lãm; giấy phép triển lãm mỹ thuật; giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng; giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc; giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp.”
3. Bổ sung điểm g vào khoản 8 Điều 6 như sau:
“g) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
4. Bổ sung điểm e vào Khoản 10 Điều 11 như sau:
“e) Buộc nộp lại văn bản chấp thuận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp văn bản chấp thuận đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
5. Bổ sung điểm c vào Khoản 10 Điều 15 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.”
6. Bổ sung điểm i vào Khoản 7 Điều 17 như sau:
“i) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
7. Bổ sung điểm h vào Khoản 8 Điều 18 như sau:
“h) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
8. Bổ sung điểm đ vào Khoản 8 Điều 19 như sau:
“đ) Buộc nộp lại giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
9. Bổ sung điểm c vào Khoản 7 Điều 21 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
10. Bổ sung điểm c vào Khoản 6 Điều 22 như sau:
“c) Buộc nộp lại chứng chỉ hành nghề đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
11. Bổ sung điểm c vào Khoản 7 Điều 23 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
12. Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 30 như sau:
a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động hoặc giấy phép thành lập và hoạt động đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp đã được cấp, cấp lại;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thông tin liên hệ đến Bộ Thông tin và Truyền thông về những nội dung theo quy định của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam;
b) Không báo cáo theo quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Bộ Thông tin và Truyền thông.”
b) Bổ sung khoản 2a vào sau Khoản 2 như sau:
“2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.”
14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 51 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.”
b) Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 3 như sau:
“a) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;”
15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 52 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”
b) Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 như sau:
“b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;”
16. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 63 như sau:
“2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng; Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm; công chức hải quan; Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.”
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 64 như sau:
“Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
18. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 như sau:
“Điều 65. Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hoá; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hoá; 140.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”
19. Sửa đổi, bổ sung Điều 66 như sau:
“Điều 66. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng an ninh đối ngoại, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hoá; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
20. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:
“Điều 67. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hoá; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hoá; 100.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
21. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 như sau:
“Điều 68. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hoá; 40.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hoá; 60.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
22. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:
“Điều 69. Thẩm quyền của Hải quan
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
23. Sửa đổi, bổ sung Điều 70 như sau:
“Điều 70. Thẩm quyền của Quản lý thị trường
1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:
“Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
2. Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
3. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 12; Điều 13; điểm c khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 15; Điều 16; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 20; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 24; các Điều 25, 31 và 33; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36 và Điều 43 Nghị định này.
4. Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 16; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1 và điểm a khoản 7 Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 33; điểm a và điểm c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.
5. Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định này.
6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
8. Thanh tra Thông tin và Truyền thông xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 8; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định này.
9. Thanh tra Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này.
10. Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.
11. Thanh tra Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định này.
12. Thanh tra Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông, che khuất đèn tín hiệu giao thông, chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này.
13. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 8; điểm a khoản 5 Điều 11; Điều 32; điểm c khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 34; điểm d khoản 2 Điều 50 Nghị định này.
14. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định này.”
Điều 5. Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ, điểm, khoản của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP, Nghị định số 131/2013/NĐ CP và Nghị định số 38/2021/NĐ-CP
1. Bãi bỏ Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 7 Điều 6, Điểm d Khoản 9 Điều 11, Điểm b Khoản 9 Điều 15, Khoản 7 Điều 18, Khoản 7 Điều 19, Điểm a Khoản 6 Điều 21Khoản 6 Điều 30 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.
2. Bãi bỏ cụm từ: “khoản 1” tại khoản 3 Điều 40 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP; “điểm b khoản 2 và” tại khoản 6 Điều 17, “khoản 3” tại điểm a khoản 5 Điều 22, “khoản 2 và” tại điểm c khoản 6 Điều 23 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.
3. Thay thế, bổ sung cụm từ tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP và Nghị định số 38/2021/NĐ-CP như sau:
a) Bổ sung cụm từ “các điểm a, b, c, d, đ, e và g” trước cụm từ “khoản 4” tại khoản 8 Điều 13 Nghị định số 45/2019/NĐ-CP;
b) Thay cụm từ “tháo dỡ” bằng cụm từ “phá dỡ” tại điểm c và điểm d khoản 7 Điều 17; điểm c khoản 9 Điều 20 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.
c) Bổ sung cụm từ “trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường” vào sau cụm từ “danh lam thắng cảnh” tại điểm a và điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Quy định chuyển tiếp
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của Nghị định này.
b) Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP, Nghị định số 46/2019/NĐ-CP, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, Nghị định số 28/2017/NĐ-CP và Nghị định số 38/2021/NĐ-CP./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND tnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;

- Văn phòng Tng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Vin kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- y ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- y ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- y ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN;

- Các hội VHNT trung ương;

- Hội VHNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KGVX (2b).

 

TM.CHÍNH PHỦ

KT.THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Vũ Đức Đam

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

____________

No. 129/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

Hanoi, December 30, 2021

 

DECREE

Amending and supplementing a number of articles of Decrees on sanctioning of administrative violations related to tourism; sports; copyright and related rights; culture and advertising

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism;

The Government hereby promulgates the Decree amending and supplementing a number of articles of Decrees on sanctioning of administrative violations related to tourism; sports; copyright and related rights; culture and advertising.

 

Article 1. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 45/2019/ND-CP dated May 21, 2019, on sanctioning of administrative violations related to tourism

1. To add Article 2a after Article 2 as follows:

“Article 2a. Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations related to tourism is 1 year.

2. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation related to tourism is counted as follows:

a) For an in-progress administrative violation as prescribed at Point a Clause 3 of this Article, the statute of limitations is counted from the time when the violation is detected by the competent person on duty;

b) For a completed administrative violation as prescribed at Point b Clause 3 of this Article, the statute of limitations is counted from the date when the violation stops.

c) In case of sanctioning administrative violations committed by organizations or individuals that are transferred by the persons competent to make written records of administrative violations, the statute of limitations shall comply with Clause 1 of this Article, Points a and b of this Clause until the decision on sanctioning administrative violations is issued.

3. In-progress administrative violations and completed administrative violations related to tourism

a) In-progress administrative violation related to tourism means an act of prolonged nature, has been and is happening at the time the competent agency or person detects and handles the violation and such act is still are directly infringing upon the state management order;

b) Completed administrative violation related to tourism means an act that is committed once or many times with grounds or information proving that such act has been completed before the time it is detected or administratively handled by a competent agency or person.

4. Within the statute of limitations specified in Clause 1 of this Article, if an organization or individual committing administrative violations intentionally shirks or obstructs the sanctioning of the competent agency, the statute of limitations for sanctioning its/his/her administrative violations shall be recounted from the time when the act of shirking or obstructing the sanctioning stops.”

2. To amend and supplement a number of Clauses of Article 10 as follows:

a) To amend and supplement Clause 9 as follows:

“9. Additional sanctions:

Suspension of operation, from 1 month to 3 months, for acts of violation specified in Clause 7 of this Article.”

b) To add Clause 10 as follows:

“10. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article.”

3. To amend and supplement Article 19 as follows:

“Article 19. Competence of inspectorates

1. Inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 500,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 1,000,000.

2. Chief inspectors of provincial-level Departments and Heads of specialized inspection teams of provincial-level departments may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 25,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 50,000,000.

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

3. Heads of ministerial-level specialized inspection teams may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 35,000,000;

Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 70,000,000.

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

4. Chief inspectors of ministries, Director General of the Directorate for roads of Vietnam, Director of the Vietnam Inland Waterways Administration may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

4. To amend and supplement Article 20 as follows:

“Article 20. Competence of chairpersons of People’s Committees

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 5,000,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 10,000,000.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 25,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

5. To amend and supplement Article 21 as follows:

“Article 21. Competence of the Market Management Force

1. Heads of market management teams, Heads of the professional sections of the Department of Market Management Operation may:

a) Impose fines up to VND 25,000,000;

b) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

2. Director of the provincial-level Market Surveillance Department, Director of the Department of Market Management Operation under the Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose fines up to VND 50,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

3. The Director General of the Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose fines up to VND 50,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

6. To amend and supplement Article 22 as follows:

“Article 22. Competence of border guards

1. Border Guard soldiers who are on may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 500,000.

2. Station chiefs or team commanders of those mentioned in Clause 1 of this Article may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 2,500,000.

3. Captains of the Crime and Drug Prevention and Control Teams under the Crime and Drug Prevention and Control Task Forces may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 5,000,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 10,000,000.

4. Chiefs of border-guard stations, captains of border-guard flotillas and commanders of port border-gate guard command posts may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 10,000,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 20,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree.

5. Captains of the Crime and Drug Prevention and Control Task Forces affiliated to the Crime and Drug Prevention and Control Department under the Border-Guard Command may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 25,000,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 50,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

6. Provincial-level border-guard commanders, captains of border-guard ship fleets, the Directors of the Crime and Drug Prevention and Control Departments under the Border-Guard Command may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”.

7. To amend and supplement Article 23 as follows:

“Article 23. Competence of marine police

1. Marine policemen who are on duty may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 1,000,000.

2. Heads of professional operation teams of the Marine Police may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 2,500,000.

3. Heads of professional operation squads of the Marine Police and heads of marine police stations may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 5,000,000.

4. Captains of marine police flotillas may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 10,000,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 20,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree.

5. Captains of marine police ship fleets; Captains of the Scout Force and the Special Task Force on Drugs and Crime under the Vietnam Marine Police Command Post may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 15,000,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 30,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree.

6. Commanders of regional Marine Police Command Posts and the Director of the Operation and Law Department under the Vietnam Marine Police Command Post may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 25,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree.

7. Commander of Vietnam Marine Police may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree.”.

8. To amend and supplement Article 24 as follows:

“Article 24. Competence of the Public Security Force

1. Policemen who are on duty may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 500,000.

2. Chiefs of mobile police units at the company or higher level, station heads or team heads of those mentioned in Clause 1 of this Article may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 1,500,000.

3. Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police offices, chiefs of police stations of border gates or export processing zones, chiefs of international airport border gate police offices, battalion commanders of mobile police battalion, captains of ship fleets may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 2,500,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 5,000,000.

4. Chiefs of district-level police offices, heads of the professional sections of the Internal Political Security Department, heads of the professional sections of the Police Department for Administrative Management of Social Order, heads of the professional sections of the Road and Railway Traffic Police Bureau, heads of the professional sections of the Fire and Rescue Police Department, heads of the professional sections of the Department of Cybersecurity Hi-Tech Crime Prevention and Combat, heads of the professional sections of the Immigration Department; chiefs of provincial-level Police Departments include: Heads of internal political security sections, heads of police offices for administrative management of social order, heads of police sections for investigation of social order-related crimes, heads of police sections for investigation of crimes related to corruption, economy, and smuggling, heads of traffic police offices, heads of road and railway traffic police offices, heads of road traffic police offices, heads of waterway police offices, heads of mobile police offices, heads of police offices for environmental crime prevention and combat, heads of police offices for fire and rescue, heads of police offices for cybersecurity, hi-tech crime prevention and combat, heads of immigration sections, heads of economic security sections, heads of foreign security sections, captains of mobile police regiments and captains of marine regiments may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 10,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 20,000,000.

dd) Apply the remedial measures specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Police Departments may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 25,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

6. The director of the Internal Political Security Department, the director of the Economic Security Department, the director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, the director of Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, the director of Police Department for Investigation of Crimes Related to Corruption, Economy, Smuggling, the director of the Traffic Police Department, the director of the Fire and Rescue Police Department, the director of the Police Department for Environmental Crime Prevention and Combat, the director of the Police Department for Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Combat, the director of the Police Internal Security Department, the director of the Immigration Department and the commander of Mobile Police Command may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses or practising certificates for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

9. To amend and supplement a number of Clauses of Article 25 as follows:

a) To amend and supplement Clause 3 as follows:

“3. Persons with sanctioning competence of the Market Management Force may make a record of administrative violations, sanction administrative violations and apply remedial measures for administrative violations specified at Point a Clause 3, Point c Clause 4 Article 6; Point c Clause 4, Point d, Clause 5, Point b, Clause 12, Points a and b Clause 13 and Clause 14 Article 7; Clauses 4 and 7 Article 8; Point c Clause 1, Clauses 4, 6 and 7 Article 10; Clause 1, Point a Clause 3, Point h Clause 4 Article 13 according to the competence specified in Article 21 of this Decree and the assigned functions, tasks and powers”.

b) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Persons with sanctioning competence of border guards may make a record of administrative violations, sanction administrative violations and apply remedial measures for administrative violations specified in Clauses 5, 6 and 7 Article 6; Clause 4 Article 7; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Points b and c Clause 6, Clauses 7, 8 and 9 Article 9; Article 14; Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 15; Article 17 according to the competence specified in Article 22 of this Decree and the assigned functions, tasks and powers”.

10. To amend and supplement Clause 2 Article 26 as follows:

“2. Heads of inspection teams, civil servants assigned to inspect and verify issues related to tourism, and market controllers on duty may make records of administrative violations and transfer administrative violation dossiers to persons with sanctioning competence to impose sanctions in accordance with law.”

Article 2. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 46/2019/ND-CP dated May 27, 2019, on sanctioning of administrative violations in the field of sports

1. To add Article 2a after Article 2 as follows:

“Article 2a. Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. Statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of sports is 1 year.

2. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of sports is counted as follows:

a) For an in-progress administrative violation as prescribed at Point a Clause 3 of this Article, the statute of limitations is counted from the time when the violation is detected by the competent person on duty;

b) For a completed administrative violation as prescribed at Point b Clause 3 of this Article, the statute of limitations is counted from the date when the violation stops.

c) In case of sanctioning administrative violations committed by organizations or individuals that are transferred by the persons competent to make written records of administrative violations, the statute of limitations shall comply with Clause 1 of this Article, Points a and b of this Clause until the decision on sanctioning administrative violations is issued.

3. An in-progress administrative violation and a completed administrative violation in the field of spots

a) An in-progress administrative violation in the field of spots is an act of a prolonged nature, which has been and is taking place at the time competent agencies or persons with sanctioning competence detects and handles the violation and that act is still directly infringing upon the state management order;

b) A completed administrative violation in the field of spots is an act committed once or many times and there are grounds and information to prove that the act has been completed before the time a competent agency or person with sanctioning competence detects and handles the violation.

4. Within the statute of limitations specified in Clause 1 of this Article, if an organization or individual committing administrative violations intentionally shirks or obstructs the sanctioning of the competent agency, the statute of limitations for sanctioning its/his/her administrative violations shall be recounted from the time when the act of shirking or obstructing the sanctioning stops.”

2. To amend and supplement Article 22 as follows:

“Article 22. Competence of inspectorates

1. Inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty may impose warnings.

2. Chief inspectors of provincial-level Departments and Heads of specialized inspection teams of provincial-level departments may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 25,000,000;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 50,000,000.

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

3. Heads of ministerial-level specialized inspection teams may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 35,000,000;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 70,000,000.

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

4. Chief inspectors of ministries, the Director General of the Vietnam Road Administration, the director of the Vietnam Inland Waterway Administration, the director of the Drug Administration of Vietnam, the director of the Department of Medical Service Administration, the director of the General Department of Preventive Medicine may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

3. To amend and supplement Article 23 as follows:

“Article 23. Competence of chairpersons of People’s Committees

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 5,000,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 10,000,000.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 25,000,000;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

4. To amend and supplement Article 24 as follows:

“Article 24. Competence of the Public Security Force

1. Policemen who are on duty may impose warnings.

2. Chiefs of mobile police units at the company or higher level, station heads or team heads of those mentioned in Clause 1 of this Article may impose warnings.

3. Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police offices, chiefs of police stations of border gates or export processing zones, chiefs of international airport border gate police offices, battalion commanders of mobile police battalion, captains of ship fleets may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 2,500,000;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 5,000,000.

4. Chiefs of district-level police offices, heads of the professional sections of the Internal Political Security Department, heads of the professional sections of the Police Department for Administrative Management of Social Order, heads of the professional sections of the Road and Railway Traffic Police Bureau, heads of the professional sections of the Fire and Rescue Police Department, heads of the professional sections of the Department of Cybersecurity Hi-Tech Crime Prevention and Combat, heads of the professional sections of the Immigration Department; chiefs of provincial-level Police Departments include: Heads of internal political security sections, heads of police offices for administrative management of social order, heads of police sections for investigation of social order-related crimes, heads of police sections for investigation of crimes related to corruption, economy, and smuggling, heads of traffic police offices, heads of road and railway traffic police offices, heads of road traffic police offices, heads of waterway police offices, heads of mobile police offices, heads of police offices for environmental crime prevention and combat, heads of police offices for fire and rescue, heads of police offices for cybersecurity, hi-tech crime prevention and combat, heads of immigration sections, heads of economic security sections, heads of foreign security sections, captains of mobile police regiments and captains of marine regiments may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 10,000,000;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 20,000,000.

dd) Apply the remedial measures specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Police Departments may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 25,000,000;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

6. The director of the Internal Political Security Department, the director of the Economic Security Department, the director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, the director of Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, the director of Police Department for Investigation of Crimes Related to Corruption, Economy, Smuggling, the director of the Traffic Police Department, the director of the Fire and Rescue Police Department, the director of the Police Department for Environmental Crime Prevention and Combat, the director of the Police Department for Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Combat, the director of the Police Internal Security Department, the director of the Immigration Department and the commander of Mobile Police Command may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

5. To amend and supplement Article 25 as follows:

“Article 25. Competence of border guards

Provincial-level border-guard commanders, captains of border-guard ship fleets, the Directors of the Crime and Drug Prevention and Control Departments under the Border-Guard Command may:

1. Impose warnings;

2. Impose fines up to VND 50,000,000;

3. Deprive of the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

4. Confiscate administrative violation material evidences;

5. Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree”.

6. To amend and supplement Article 26 as follows:

“Article 26. Competence of marine police

Commander of Vietnam Marine Police may:

1. Impose warnings;

2. Impose fines up to VND 50,000,000;

3. Deprive of the right to use licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

4. Confiscate administrative violation material evidences;

5. Apply the remedial measures specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 4 of this Decree”.

7. To amend and supplement Article 28 as follows:

“Article 28. Competence to make written records of administrative violations

Other post holders defined in Clauses 22, 23, 24, 25 and 26 of this Decree; civil servants, public employees in the culture, sports and tourism sectors; servicemen of the People’s Army or People’s Public Security Force; border-guard soldiers; station chiefs or team commanders of border-guard soldiers; captains of the Crime and Drug Prevention and Control Teams of the Crime and Drug Prevention and Control Task Force; chiefs of border-guard stations, captains of border-guard flotillas, commanders of Port Border-Gate Guard Command Posts; captains of the Special Task Force on Drugs and Crime of the Department of Drugs and Crime under the Border-Guard Command; marine policemen; heads of professional operation teams of the Marine Police, Heads of professional operation squads of the Marine Police; heads of marine police stations, captains of marine police flotillas, captains of marine police ship fleets; captains of the Scout Force; captains of the Crime and Drug Prevention and Control Task Forces under the Vietnam Marine Police Command Post, commanders of regional Marine Police Command Posts, the Director of the Operation and Law Department under the Vietnam Marine Police Command Post who are on duty of inspection and examination, when detecting administrative violations in the field of sports, may make records of administrative violations according to law”.

Article 3. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 131/2013/ND-CP dated November 16, 2013, on sanctioning administrative violations of copyright and related rights, which is amended and supplemented by the Government's Decree No. 28/2017/ND-CP dated March 20, 2017, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 131/2013/ND-CP dated November 16, 2013, on sanctioning administrative violations of copyright and related rights and the Government’s Decree No. 158/2013/ND-CP dated November 12, 2013, on penalties for administrative violations pertaining to culture, sports, tourism and advertising

1. To add Article 3a after Article 3 as follows:

“Article 3a. Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. Statute of limitations for sanctioning administrative violations of copyright and related rights is 2 year.

2. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation of copyright and related rights is counted as follows:

a) For an in-progress administrative violation as prescribed at Point a Clause 3 of this Article, the statute of limitations is counted from the time when the violation is detected by the competent person on duty;

b) For a completed administrative violation as prescribed at Point b Clause 3 of this Article, the statute of limitations is counted from the date when the violation stops.

c) In case of sanctioning administrative violations committed by organizations or individuals that are transferred by the persons competent to make written records of administrative violations, the statute of limitations shall comply with Clause 1 of this Article, Points a and b of this Clause until the decision on sanctioning administrative violations is issued.

3. In-progress administrative violations and completed administrative violations related to copyright and related rights

a) An in-progress administrative violation in the field of copyright and related rights is an act of a prolonged nature, which has been and is taking place at the time competent agencies or persons with sanctioning competence detects and handles the violation and that act is still directly infringing upon the state management order;

b) A completed administrative violation in the field of copyright and related rights is an act committed once or many times and there are grounds and information to prove that the act has been completed before the time competent agency or person with sanctioning competence detects and handles the violation.

4. Within the statute of limitations specified in Clause 1 of this Article, if an organization or individual committing administrative violations intentionally shirks or obstructs the sanctioning of the competent agency, the statute of limitations for sanctioning its/his/her administrative violations shall be recounted from the time when the act of shirking or obstructing the sanctioning stops.”

2. To amend and supplement Article 36 as follows:

“Article 36. Competence to make written records of administrative violations

Other post holders defined in Clauses 37, 38, 39, 40a, 40b, 40c and 40d of this Decree; civil servants, public employees in the culture, sports and tourism sectors; servicemen of the People’s Army or People’s Public Security Force; border-guard soldiers; station chiefs or team commanders of border-guard soldiers; marine policemen; customs officers; heads, chiefs of customs teams of district-level Customs Departments; heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of customs teams of district-level Post-Customs Clearance Inspection Departments; market controllers who are on duty of inspection and examination, when detecting administrative violations of copyright and related rights, may make records of administrative violations according to law.”

3. To amend and supplement Article 37 as follows:

“Article 37. Competence of chairpersons of People’s Committees

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees may:

a) Impose fines up to VND 5,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 10,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Point dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose fines up to VND 100,000,000;

b) Deprive the right to use practising certificates for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences;

d) Apply the remedial measures specified at Points dd and e, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose fines up to VND 250,000,000;

b) Deprive the right to use practising certificates for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences;

d) Apply the remedial measures specified in Article 3 of this Decree.”

4. To amend and supplement Article 38 as follows:

“Article 38. Competence of inspectorates

1. Inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty may:

a) Impose fines up to VND 500,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 1,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Point dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chief inspectors of provincial-level Departments, heads of specialized inspection teams of provincial-level departments, the chief inspector of the Civil Aviation Administration of Vietnam, the chief inspector of the Vietnam Maritime Administration may:

a) Impose fines up to VND 50,000,000;

b) Deprive the right to use practising certificates for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 100,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Article 3 of this Decree.

3. Heads of ministerial-level specialized inspection teams may:

a) Impose warnings;

b) Impose fines up to VND 175,000,000;

c) Deprive the right to use practising certificates for a definite time;

d) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 350,000,000.

dd) Apply the remedial measures specified in Article 3 of this Decree.

4. Chief inspectors of ministries, the director of the Vietnam Maritime Administration, the director of the Civil Aviation Administration of Vietnam, the director of the Authority of Radio Frequency Management, the director of the Department of Telecommunications, the director of the Administration of Radio, Television and Electronic Information, the director of the Press Department, the director of the Publication Department may:

a) Impose fines up to VND 250,000,000;

b) Deprive the right to use practising certificates for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences;

d) Apply the remedial measures specified in Article 3 of this Decree.”

5. To amend and supplement Article 39 as follows:

“Article 39. Competence of the Public Security Force

1. Policemen who are on duty may impose fines up to VND 500,000.

2. Heads of company-level mobile police units, station heads or team heads of those mentioned in Clause 1 of this Article may impose fines up to VND 1,500,000.

3. Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police offices, chiefs of police stations of border gates or export processing zones, chiefs of international airport border gate police offices, battalion commanders of mobile police battalion, captains of ship fleets may:

a) Impose fines up to VND 2,500,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 5,000,000.

c) Apply the remedial measures specified at Point dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

4. Chiefs of district-level police offices, heads of the professional sections of the Internal Political Security Department, heads of the professional sections of the Police Department for Administrative Management of Social Order, heads of the professional sections of the Road and Railway Traffic Police Bureau, heads of the professional sections of the Department of Cybersecurity Hi-Tech Crime Prevention and Combat, heads of the professional sections of the Immigration Department; chiefs of provincial-level Police Departments include: Heads of internal political security sections, heads of police offices for administrative management of social order, heads of police sections for investigation of social order-related crimes, heads of police sections for investigation of crimes related to corruption, economy, and smuggling, heads of traffic police offices, heads of road and railway traffic police offices, heads of road traffic police offices, heads of waterway police offices, heads of mobile police offices, heads of police offices for cybersecurity, hi-tech crime prevention and combat, heads of immigration sections, heads of economic security sections, heads of foreign security sections, captains of mobile police regiments and captains of marine regiments may:

a) Impose fines up to VND 25,000,000;

b) Deprive the right to use practising certificates for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 50,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Point dd Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Police Departments may:

a) Impose fines up to VND 100,000,000;

b) Deprive the right to use practising certificates for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences;

d) Apply the remedial measures specified at Point dd Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

6. The director of the Internal Political Security Department, the director of the Economic Security Department, the director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, the director of Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, the director of Police Department for Investigation of Crimes Related to Corruption, Economy, Smuggling, the director of the Traffic Police Department, the director of the Police Department for Cybersecurity, Hi-Tech Crime Prevention and Combat, the director of the Police Internal Security Department, the director of the Immigration Department and the commander of Mobile Police Command may:

a) Impose fines up to VND 250,000,000;

b) Deprive the right to use practising certificates for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences;

d) Apply the remedial measures specified at Point dd Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.”

6. To amend and supplement Article 40a as follows:

“Article 40a. Competence of border guards

1. Captains of the Crime and Drug Prevention and Control Teams under the Crime and Drug Prevention and Control Task Forces may:

a) Impose fines up to VND 10,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 20,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Point dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chiefs of border-guard stations, captains of border-guard flotillas and commanders of port border-gate guard command posts may:

a) Impose fines up to VND 25,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 50,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points d and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

3. Captains of the Crime and Drug Prevention and Control Task Forces affiliated to the Crime and Drug Prevention and Control Department under the Border-Guard Command may:

a) Impose fines up to VND 100,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 200,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points d and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

4. Provincial-level border-guard commanders, captains of border-guard ship fleets, the Directors of the Crime and Drug Prevention and Control Departments under the Border-Guard Command may:

a) Impose fines up to VND 250,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Apply the remedial measures specified at Points d and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 1.2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.”

7. To amend and supplement Article 40b as follows:

“Article 40b. Competence of marine police

1. Heads of professional operation teams of the Marine Police may impose fines up to VND 5,000,000.

2. Heads of professional operation squads of the Marine Police and heads of marine police stations may:

a) Impose fines up to VND 10,000,000;

b) Apply the remedial measures specified at Point dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. Captains of marine police flotillas may:

a) Impose fines up to VND 25,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 50,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points d and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

4. Captains of marine police ship fleets; Captains of the Scout Force and the Special Task Force on Drugs and Crime under the Vietnam Marine Police Command Post may:

a) Impose fines up to VND 50,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 100,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points d and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

5. Commanders of regional Marine Police Command Posts and the Director of the Operation and Law Department under the Vietnam Marine Police Command Post may:

a) Impose fines up to VND 100,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Apply the remedial measures specified at Points d and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

6. Commander of Vietnam Marine Police may:

a) Impose fines up to VND 250,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Apply the remedial measures specified at Points d and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.”

8. To amend and supplement Article 40c as follows:

“Article 40c. Competence of customs

1. Heads of Customs Branches, heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of control teams under provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments, heads of criminal investigation teams, heads of anti-smuggling control teams, captains of marine control flotillas, and heads of anti-smuggling control and protection of intellectual property right teams of the Anti-Smuggling Investigation Department; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches under the Post-Customs Clearance Inspection Department may:

a) Impose fines up to VND 25,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 50,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points d, dd and g, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

2. The director of the Anti-Smuggling Investigation Department, the director of the Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may:

a) Impose fines up to VND 50,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Apply the remedial measures specified at Points d, dd and g, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

3. The General Director of Customs may:

a) Impose fines up to VND 250,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Apply the remedial measures specified at Points d, dd and g, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.”

9. To amend and supplement a number of Clauses of Article 40d as follows:

“Article 40d. Competence of the Market Management Force

1. Heads of market management teams, Heads of the professional sections of the Department of Market Management Operation may:

a) Impose fines up to VND 25,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences of a value not exceeding VND 50,000,000;

c) Apply the remedial measures specified at Points dd, e and g, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 3 of this Decree.

2. Director of the provincial-level Market Surveillance Department, Director of the Department of Market Management Operation under the Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose fines up to VND 50,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Apply the remedial measures specified in Article 3 of this Decree.

3. The Director General of the Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose fines up to VND 250,000,000;

b) Confiscate administrative violation material evidences;

c) Apply the remedial measures specified in Article 3 of this Decree.”

Article 4. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 38/2021/ND-CP dated March 29, 2021, on sanctioning of administrative violations in the field of culture and advertising

1. To add Article 3a after Article 3 as follows:

“Article 3a. Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. Statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of culture and advertising is 1 year.

2. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of culture and advertising is counted as follows:

a) For an in-progress administrative violation as prescribed at Point a Clause 3 of this Article, the statute of limitations is counted from the time when the violation is detected by the competent person on duty;

b) For a completed administrative violation as prescribed at Point b Clause 3 of this Article, the statute of limitations is counted from the date when the violation stops.

c) In case of sanctioning administrative violations committed by organizations or individuals that are transferred by the persons competent to make written records of administrative violations, the statute of limitations shall comply with Clause 1 of this Article, Points a and b of this Clause until the decision on sanctioning administrative violations is issued.

3. An in-progress administrative violation and a completed administrative violation in the field of culture and advertising

a) An in-progress administrative violation in the field of culture and advertising is an act of a prolonged nature, which has been and is taking place at the time competent agencies or persons with sanctioning competence detects and handles the violation and that act is still directly infringing upon the state management order;

b) A completed administrative violation in the field of culture and advertising is an act committed once or many times and there are grounds and information to prove that the act has been completed before the time competent agency or person with sanctioning competence detects and handles the violation.

4. Within the statute of limitations specified in Clause 1 of this Article, if an organization or individual committing administrative violations intentionally shirks or obstructs the sanctioning of the competent agency, the statute of limitations for sanctioning its/his/her administrative violations shall be recounted from the time when the act of shirking or obstructing the sanctioning stops.”

2. To add Clause 18 to Article 4 as follows:

“18. Forcible return of licenses for cooperation and joint venture in producing film, providing film production services; written approval for organization of art performances, competitions and festivals of various types of performing arts; licenses of eligibility for karaoke service business, discotheque service; licenses for copying fine art works of cultural celebrities, national heroes and leaders; licenses for organizing exhibitions; art exhibition licenses; permits for construction of monuments and murals; licenses for organizing sculpture camps; licenses to exhibit photographic works; certificates of eligibility for antique assessment business; practice certificates of preservation, restoration and restoration of monuments; certificates of eligibility to practice preservation, restoration and restoration of relics; certificates of establishment and operation registration, licenses for establishment and operation of foreign cultural establishments in Vietnam to the issuing agencies.”

3. To add Point g to Clause 8, Article 6 as follows:

“g) Forcible return of the license that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violation specified at Point a, Clause 2 of this Article.”

4. To add Point e to Clause 10, Article 11 as follows:

“e) Forcible return of the written approval that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violation specified at Point b, Clause 2 of this Article.”

5. To add Point c to Clause 10, Article 15 as follows:

“c) Forcible return of the license that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violation specified at Point c, Clause 5 of this Article.”

6. To add Point i to Clause 7, Article 17 as follows:

“i) Forcible return of the license that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.”

7. To add Point h to Clause 8, Article 18 as follows:

“h) Forcible return of the license that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violations specified in Clause 2 of this Article.”

8. To add the Point dd to Clause 8 Article 19 as follows:

“dd) Forcible return of the license that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violation specified in Clause 2 of this Article.”

9. To add Point c to Clause 7, Article 21 as follows:

“c) Forcible return of the certificate that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violations specified in Clause 2 of this Article.”

10. To add Point c to Clause 6, Article 22 as follows:

“c) Forcible return of the practising certificate that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violation specified in Clause 3 of this Article.”

11. To add Point c to Clause 7, Article 23 as follows:

“c) Forcible return of the certificate that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violations specified in Clause 2 of this Article.”

12. To amend and supplement Clause 7 Article 30 as follows:

“a) Forcible revocation of the certificate of establishment and operation registration or the establishment and operation license, for acts of violation specified at Point c, Clause 2 of this Article in cases where such certificate has been granted or re-granted;

“b) Forcible return of the certificate or license that has been corrected, erased or supplemented to the issuing agency, for acts of violation specified at Point b, Clause 3 of this Article.”

13. To amend and supplement a number of Clauses of Article 38 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to notify or incorrectly notify the Ministry of Information and Communications of contents as prescribed by foreign organizations and individuals providing cross-border advertising services in Vietnam;

b) Failing to report according to regulations on provision of cross-border advertising services in Vietnam to the Ministry of Information and Communications.”

b) To add Clause 2a after Clause 2 as follows:

"2a. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of placing advertising products on illegal contents as specified in Clause 1, Article 8 of the Law on Cybersecurity, Article 28 of the Law on Intellectual Property.”

14. To amend and supplement a number of Points and Clauses of Article 51 as follows:

a) To amend and supplement Clause 2 as follows:

“2. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of failing to clearly speak one of the following information: Name of cosmetic; the features and uses of cosmetics and warnings as prescribed when advertising in audio and video newspapers.”

b) To amend and supplement Point a, Article 3 as follows:

“a) Advertising cosmetics with content inconsistent with one of the prescribed documents;”

15. To amend and supplement a number of Points and Clauses of Article 52 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of advertising health supplements without or incorrectly stating or unclearly reading or failing to show this warning in the advertisement “This product is not a medicine and cannot replace medical treatment.”

b) To amend and supplement Point b Clause 2 as follows:

“b) The advertisement for food or food additives lacks one of the following contents: Name of food or food additive; warning about risks, warning kind of people not to use this product according to one of the regulatory documents for functional foods; name and address of the organization or individual responsible for bringing the product to market;”

16. To amend and supplement Clause 2 Article 63 as follows:

“2. Civil servants, public employees, servicemen of the People’s Army or People’s Public Security Force; border-guard soldiers; station heads or team heads of border-guard soldiers; captains of the Crime and Drug Prevention and Control Teams under the Crime and Drug Prevention and Control Force; customs officers; heads, chiefs of customs teams of Customs Branches; heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of customs teams of Post-Customs Clearance Inspection Branches who are on duty in the field of culture and advertising may make records of administrative violations according to law.”

17. To amend and supplement Article 64 as follows:

“Article 64. Competence of chairpersons of People’s Committees

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 5,000,000;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations of a value not exceeding VND 10,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 100,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

18. To amend and supplement Article 65 as follows:

“Article 65. Competence of inspectorates

1. Inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 500,000;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations of a value not exceeding VND 1,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chief inspectors of provincial-level Departments, Heads of specialized inspection teams of provincial-level departments; Chief inspector of Vietnam Maritime Administration, Chief inspector of Civil Aviation Authority of Vietnam, Directors of Food Safety and Hygiene Sub-Departments under provincial-level Departments of Health, Directors of regional Sub-Departments of Animal Health, Directors of regional Animal Quarantine Sub-Departments under the Department of Animal Health, Directors of regional Plant Quarantine Sub-Departments under the Plant Protection Department, Director of Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Department of the Central region, Director of Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Department of the South under the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, Directors of Sub-Departments for Crop Production and Plant Protection, Livestock Production, Animal Health, Fisheries, Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance, Water Resources, Dikes, Natural Disaster Prevention and Control, Forestry, and Agricultural Development under the Departments of Agriculture and Rural Development, Directors of regional Radio Frequency Centers may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations related to culture of a value not exceeding VND 50,000,000; material evidences and means of administrative violations related to advertising of a value not exceeding VND 100,000,000;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

3. Heads of ministerial-level specialized inspection teams may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 35,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 70,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations related to culture of a value not exceeding VND 70,000,000; material evidences and means of administrative violations related to advertising of a value not exceeding VND 140,000,000;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.

4. Ministerial chief inspectors; Director Generals of Directorate for Roads of Vietnam, Directorate of Water Resources, Vietnam Administration of Forestry, Directorate of Fisheries, General Department of Land Administration; Directors of Vietnam Railway Authority, Vietnam Inland Waterways Administration, Vietnam Maritime Administration, Civil Aviation Authority of Vietnam, Department of Animal Health, Plant Protection Department, Department of Crop Production, Department of Livestock Production, National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, Authority of Radio Frequency Management, Vietnam Telecommunications Authority, Authority of Broadcasting and Electronic Information, Authority of Press, Authority of Publication, Printing and Distribution, Drug Administration of Vietnam, Department of Medical Service Administration, Health Environment Management Agency, General Department of Preventive Medicine, Vietnam Food Administration may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 100,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified in Article 4 of this Decree.”

19. To amend and supplement Article 66 as follows:

“Article 66. Competence of the Public Security Force

1. Policemen who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 500,000.

2. Heads of company-level mobile police units, station chiefs and team heads of the persons specified in Clause 1 of this Article may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 1,500,000.

3. Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police stations and chiefs of police offices of border gates or export processing zones, heads of border-gate police offices of international airports, heads of mobile police battalions, and heads of marine squads may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 2,500,000;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations of a value not exceeding VND 5,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

4. Chiefs of district-level police offices; heads of divisions of provincial-level Departments of Public Security, including heads of Traffic Police Divisions, heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, heads of Road Traffic Police Divisions, heads of Waterways Police Divisions, heads of the Internal Political Security Divisions, heads of Economic Security Divisions, heads of Police Divisions for Investigation of Social Order-Related Crimes, heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economy and Smuggling-Related Crimes, heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, heads of CyberSecurity and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Divisions, heads of Immigration Divisions, heads of External Security Divisions, heads of Mobile Police Divisions, heads of Mobile Police Regiments, and heads of marine battalions may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 20,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations related to culture of a value not exceeding VND 20,000,000; material evidences and means of administrative violations related to advertising of a value not exceeding VND 40,000,000;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

5. Directors of provincial-level Departments of Public Security may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

6. The Director of the Traffic Police Department; Director of the Internal Political Security Department; Director of the Economic Security Department; Director of the Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes; Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling-Related Crimes; Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order; Director of the CyberSecurity and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Department; Director of the Immigration Department; and Commander of the Mobile Police Department may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 100,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.”

20. To amend and supplement Article 67 as follows:

“Article 67. Competence of the Border Guard

1. Heads of border-guard stations, heads of border-guard flotillas and commanders of Border Guard Commands of port border gates may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 20,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations related to culture of a value not exceeding VND 20,000,000; material evidences and means of administrative violations related to advertising of a value not exceeding VND 40,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Heads of drug and crime prevention and combat task force regiments of Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Confiscate material evidences of administrative violations related to culture of a value not exceeding VND 50,000,000; material evidences of administrative violations related to advertising of a value not exceeding VND 100,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. Commanders of provincial-level border guards; chiefs of border-guard fleets and the Director of the Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 100,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

21. To amend and supplement Article 68 as follows:

“Article 68. Competence of the Coast Guard

1. Marine policemen who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 1,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 1,500,000, for the acts of administrative violations related to advertising.

2. Leaders of Coast Guard operation teams may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 2,500,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 5,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising.

3. Heads of Coast Guard operation squads and heads of Coast Guard stations may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 5,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 10,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Apply the remedial measures specified at Points a and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

4. Captains of Coast Guard flotillas may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 20,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations related to culture of a value not exceeding VND 20,000,000; material evidences and means of administrative violations related to advertising of a value not exceeding VND 40,000,000;

d) Apply the remedial measures as specified at Points a, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

5. Captains of coast guard fleets, commanders of coast guard zones; heads of reconnaissance teams and heads of task forces for drug-related crime prevention under the Vietnam Coast Guard High Command may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 30,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations related to culture of a value not exceeding VND 30,000,000; material evidences and means of administrative violations related to advertising of a value not exceeding VND 60,000,000;

d) Apply the remedial measures as specified at Points a, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

6. Coast Guard regional commanders, and the Director of the Professional and Legal Department of the Vietnam Coast Guard High Command may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

7. The Vietnam Coast Guard Commander may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 100,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.”

22. To amend and supplement Article 69 as follows:

“Article 69. Competence of Customs

1. Heads of Customs Branches; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of Criminal Investigation Teams, heads of Anti-Smuggling Control Teams, chiefs of marine control flotillas, and heads of Control Teams to Combat Smuggling of Counterfeit Goods and Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department; and heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches of the Post-Customs Clearance Inspection Department may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations of a value not exceeding VND 50,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Director of the Anti-Smuggling Investigation Department, director of the Post-Customs Clearance Inspection Department under the General Department of Vietnam Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

d) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

dd) Apply the remedial measures specified at Points dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. The Director General of Customs may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 100,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Points dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.”

23. To amend and supplement Article 70 as follows:

“Article 70. Competence of the Market Surveillance Force

1. Heads of market surveillance teams and heads of professional divisions of the Professional Department of Market Surveillance may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations of a value not exceeding VND 50,000,000.

d) Apply the remedial measures specified at Points a, dd, e, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. The directors of provincial-level Market Surveillance Departments, the director of the Professional Department of Market Surveillance under the Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

d) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

dd) Apply the remedial measures as specified at Points a, dd, e, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. The Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine of up to VND 50,000,000, for the acts of administrative violations related to culture; a fine of up to VND 100,000,000, for the acts of administrative violations related to advertising;

c) Confiscate material evidences and means of administrative violations;

d) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates for a definite term or suspend operations for a definite time;

dd) Apply the remedial measures specified at Points a, dd, e, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.”

24. To amend and supplement Article 71 as follows:

“Article 71. Division of competence to sanction administrative violations

1. Chairpersons of People’s Committees at all levels shall sanction the acts of administrative violation specified in Chapters II and III of this Decree.

2. The Public Security Force shall sanction the acts of administrative violation specified in Chapters II and III, except for the acts specified at Point a, Clause 4, Article 6; Point c Clause 3, Point g Clause 4, Points b, c and d Clause 5 Article 17; Point b, Clause 6, Article 18; Clause 2, Point b and Point c Clause 5, Point b Clause 6, Article 20; Clause 5, Article 34; Point a Clause 1 and Clause 2, Article 50; Points a and c Clause 3, Clause 4, Article 51; Points a and b Clause 2, Clause 4, Article 52; Points a and c, Clause 2, Article 54; Clauses 1 and 2, Article 55; Clause 1, Article 57; Clause 1, Article 58; Clauses 1 and 2, Article 59; Article 60; Clause 1, Article 61 of this Decree.

3. The Border Guard shall sanction the acts of administrative violation specified at Points c and d, Clause 2, Article 11; Point b, Clause 2, Article 12; Article 13; Point c Clause 5, Point e Clause 6, Article 15; Article 16; Point b Clause 3, Point a Clause 5, Article 18; Point b Clause 3, Point a Clause 5, Article 19; Clause 1, Point a Clause 4 and Point dd Clause 7, Article 20; Point a Clause 1 and Point a Clause 2, Article 24; Articles 25, 31 and 33; Points a, b and c Clause 2, Clauses 3, 4 and 6, Article 34; Points a and b, Clause 1, Article 35; Article 36 and Article 43 of this Decree.

4. The Coast Guard shall sanction the acts of administrative violation specified at Point b, Clause 5, Article 9; Point b, Clause 2, Article 11; Point c, Clause 1, Article 14; Point a, Clause 1, Article 16; Point b Clause 3 and Point a Clause 5, Article 18; Point b Clause 3, and Point a Clause 5, Article 19; Clause 1 and Point a, Clause 7, Article 20; Article 24; Article 25; Article 33; Points a and c Clause 2, Clauses 3, 4 and 6, Article 34; Points a and b, Clause 1, Article 35 and Article 36 of this Decree.

5. Customs shall sanction the acts of administrative violation specified at Point b, Clause 3 and Point a, Clause 5, Article 18; Point b, Clause 3, and Point a, Clause 5, Article 19; Point dd, Clause 7, Article 20 of this Decree.

6. The Market Surveillance Force shall sanction the acts of administrative violation specified in Article 7; Clause 4 and Clause 5, Article 9; Article 13; Clauses 5, 6, 7 and 8, Article 15; Clause 2, Article 16; Point c, Clause 6, Article 18; Point dd, Clause 7, Article 20; Clause 5, Article 21; Articles 31, 33 and 34; Points a and b, Clause 1, Article 35; Article 36; Article 48 and Section 4 Chapter III of this Decree.

7. The specialized inspectorate of Culture, Sports and Tourism shall sanction the acts of administrative violation specified in Chapters II and III of this Decree.

8. The Information and Communications Inspectorate shall sanction the acts of administrative violation specified at Point b Clause 2 and Clause 5, Article 8; Section 1, Section 2 and Section 4 Chapter III of this Decree.

9. The Health Inspectorate shall sanction the acts of administrative violation specified in Section 1 Chapter III; Articles 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 and 56 of this Decree.

10. The Agriculture and Rural Development Inspectorate shall sanction the acts of administrative violation specified in Section 1, Chapter III; the act of advertising on billboards, banners without complying with regulations on dike areas at Point c, Clause 3, Article 42; Articles 49, 57, 58, 59, 60, 61 and 62 of this Decree.

11. The Construction Inspectorate shall sanction the acts of administrative violation specified at Points b and c, Clause 5, Article 17 of this Decree.

12. The Transport Inspectorate shall sanction the act of hanging, placing, sticking or painting advertisements on traffic light poles specified in Clause 1, the act of using advertisements that affect the traffic order and safety prescribed at Point b, Clause 2, Article 34; the act of advertising on billboards, banners without complying with regulations on traffic safety corridors, advertising on billboards, banners that hide traffic lights, or cross roads specified at Point c, Clause 3, Article 42; Article 43; Clause 2, Article 44; Clause 2, Article 46 and Point b, Clause 3, Article 48 of this Decree.

13. The Inspector of Labor, Invalids and Social Affairs shall sanction the acts of administrative violation specified in Clause 4, Article 8; Point a, Clause 5, Article 11; Article 32; Point c Clause 2, Point c Clause 4, Article 34; Point d, Clause 2, Article 50 of this Decree.

14. The Natural Resources and Environment Inspectorate shall sanction the acts of administrative violation specified at Point b, Clause 7, Article 20 of this Decree.”

Article 5. Adding, replacing and annulling a number of phrases, points and clauses of Decree No. 45/2019/ND-CP, Decree No. 131/2013/ND CP and Decree No. 38/2021/ND-CP

1. To annul Point b, Clause 3, Article 13 of Decree No. 45/2019/ND-CP; Point b Clause 7 Article 6, Point d Clause 9 Article 11, Point b Clause 9 Article 15, Clause 7 Article 18, Clause 7 Article 19, Point a Clause 6 Article 21 and Clause 6 Article 30 of Decree No. 38/2021/ ND-CP.

2. To annul the phrases “Clause 1” in Clause 3, Article 40 of Decree No. 131/2013/ND-CP that has been amended and supplemented by Clause 6, Article 1 of Decree No. 28/2017/ND-CP; “Point b, Clause 2 and” at Clause 6, Article 17, “Clause 3” at Point a, Clause 5, Article 22, “Clause 2 and” at Point c, Clause 6, Article 23 of Decree No. 38/2021/ND-CP.

3. To replace and add a number of phrases in Decree No. 45/2019/ND-CP and Decree No. 38/2021/ND-CP as follows:

a) To add the phrase “Points a, b, c, d, dd, e and g” before the phrase “Clause 4” in Clause 8, Article 13 of Decree No. 45/2019/ND-CP;

b) To replace the phrase “dismantling” with the phrase “demolition” at Points c and d, Clause 7, Article 17; Point c, Clause 9, Article 20 of Decree No. 38/2021/ND-CP.

c) To add the phrase “except for cases of violating regulations on natural heritages as prescribed in the Law on Environmental Protection” after the phrase “scenic places and beauty spots” at Points a and b, Clause 7, Article 20 of Decree No. 38/2021/ND-CP.

Article 6. Responsibility of implementation organization

1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, guiding and organizing the implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, and Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall be responsible for implementing this Decree.

Article 7. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on January 01, 2022.

2. Transitional provisions

a) For acts of administrative violations related to tourism; sports; copyright and related rights; culture and advertising that have been committed before the date on which this Decree takes effect but are detected or considered for handling decision after the effective date of this Decree, if this Decree does not provide for liability or impose lighter liability, this Decree shall prevail.

b) If sanctioned individuals and organizations lodge complaints about decisions on sanctioning administrative violations that have been issued or whose execution has been completed before the date on which this Decree takes effect, the Decree No. 45/2019/ND-CP, Decree No. 46/2019/ND-CP, Decree No. 131/2013/ND-CP, Decree No. 28/2017/ND-CP and Decree No. 38/2021/ND-CP shall be applied to handling them.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

FOR THE PRIME MINISTER

DEPUTY PRIME MINISTER

 

 

Vu Duc Dam

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 129/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 129/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất