Theo đó, Nghị định 129 bổ sung quy định phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.
Các nội dung vi phạm khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng bao gồm: Tổ chức, xúi giục chống Nhà nước; Xuyên tạc lịch sử, phân biệt chủng tộc; Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội...Các nội dung vi phạm Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Mạo danh tác giả; Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả...
Ngoài ra, Nghị định này cũng sửa đổi một số quy định khác về vi phạm trong quảng cáo tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP như:
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 51 vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi không đọc rõ ràng một trong các thông tin: Tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm và các cảnh báo theo quy định khi quảng cáo trên báo nói, báo hình.
- Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 3 Điều 51 như sau: Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 52 vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm: Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.”
- Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 52 như sau: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung như tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng...
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ.