Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bình đẳng giới

thuộc tính Nghị định 125/2021/NĐ-CP

Nghị định 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:125/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:28/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đặt ra quy chế có sự phân biệt đối xử về giới bị phạt đến 30 triệu đồng

Ngày 28/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 125/2021/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Cụ thể, phạt đến 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế lao động có sự phân biệt đối xử về giới.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây: phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới; phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập; từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính; phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;…

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Xem chi tiết Nghị định125/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

____________

Số: 125/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đng giới

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật T chức Chính phủ và Luật T chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đng giới.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực bình đẳng giới không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài; hộ kinh doanh, hộ gia đình có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Tổ chức quy định tại Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Đơn vị sự nghiệp;
e) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
g) Các tổ chức quốc tế, tổ chức liên Chính phủ, cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài, tổ chức phi Chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam;
h) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính và thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là một năm.
2. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó.
3. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Điều 4. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật;
b) Buộc xin lỗi công khai;
c) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị xâm phạm;
d) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý cho người bị xâm phạm trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần;
đ) Buộc tiêu hủy tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;
e) Buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc đính chính tác phẩm, văn hóa phẩm, sản phẩm in, sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền, phổ biến phân biệt đối xử về giới;
g) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, hương ước, quy ước của cộng đồng có sự phân biệt đối xử về giới;
h) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
k) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó.
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến chính trị
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
d) Cố ý tuyên truyền sai sự thật để cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Xúi giục, lôi kéo người khác chỉ bỏ phiếu cho người thuộc một giới tính nhất định khi thực hiện các thủ tục lấy ý kiến về ứng cử viên để bổ nhiệm vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúi giục người khác trì hoãn, không cung cấp hoặc trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các thông tin, tài liệu, mẫu hồ sơ nhằm cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Xúi giục người khác trì hoãn hoặc trì hoãn thực hiện các thủ tục nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
d) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
b) Dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
c) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản hoặc ép buộc người khác tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản nhằm cản trở người tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp vì định kiến giới;
d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản hoặc ép buộc người khác tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản nhằm cản trở việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới;
đ) Không thực hiện việc bổ nhiệm người vào vị trí quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm c và d khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 3, điểm c, d và đ khoản 4 Điều này;
d) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 3, điểm a và b khoản 4 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
đ) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 7. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến kinh tế
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
c) Xúi giục người khác trì hoãn cung cấp hoặc trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các thông tin, tài liệu, mẫu hồ sơ theo quy định đối với người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
b) Sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
c) Ép buộc người khác sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều này, trừ các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 và các điểm b và c khoản 2 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
d) Buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các loại giấy phép, chứng chỉ, giấy đăng ký hoạt động đó.
Điều 8. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;
c) Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;
d) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.
4. Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 9. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục hoặc không cho người khác tới trường, học tập nâng cao hiểu biết vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;
b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chính sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tài liệu có nội dung định kiến giới đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 10. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến khoa học, công nghệ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính;
b) Không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định thông tin, tài liệu nhằm cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính;
b) Không cho người khác tham gia hoạt động khoa học, công nghệ vì lý do giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi từ chối việc tham gia của một giới trong các khóa đào tạo hoặc trong các hoạt động khoa học, công nghệ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm.
Điều 11. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến văn hóa, thể dục, thể thao
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vì định kiến giới;
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vì định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vì định kiến giới;
b) Không cho người khác sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vì định kiến giới;
c) Tự mình hoặc xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sáng tác, lưu hành, xuất bản hoặc cho phép xuất bản các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới, định kiến giới dưới bất kỳ thể loại, hình thức nào;
b) Truyền bá tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
c) Đặt ra và thực hiện các quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong hương ước, quy ước của cộng đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi lưu hành, xuất bản hoặc cho phép xuất bản quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ, sửa đổi, thay thế hoặc đính chính các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới; nếu không tháo dỡ, sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc tiêu hủy các tác phẩm, văn hóa phẩm có nội dung định kiến giới, cổ vũ, tuyên truyền phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định có sự phân biệt đối xử về giới trong hương ước, quy ước của cộng đồng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
đ) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Các hành vi quảng cáo có định kiến giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo.
Điều 12. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến y tế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;
b) Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
5. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm.
Điều 13. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho thành viên trong gia đình thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì lý do giới tính;
b) Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Chương III THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 14. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới được quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18 và 19 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 16. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Chánh Thanh tra cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 42.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra cấp Bộ, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 17. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 18. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy, tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b, c, d, e, g và h, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 19. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 600.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 9.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 18.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 20. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền và trong phạm vi địa bàn quản lý quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Thanh tra ngành Giáo dục có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11 và Điều 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Thanh tra Y tế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Thanh tra ngành Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 6 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
9. Lực lượng Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 9, 11, 12 và 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
10. Lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 11, 12 và 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
11. Lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 9, điểm c khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 22. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho các cá nhân, tổ chức vi phạm thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
y ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
y ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2).

TM.CHÍNH PHỦ

KT.THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

Vũ Đức Đam

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

____________

No. 125/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_______________________

Hanoi, December 28, 2021

DECREE

Providing penalties for administrative violations against regulations on gender equality

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to the Law on Gender Equality dated November 29, 2006;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Labor Code dated November 20, 2019;

At the request of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs;

The Government promulgates the Decree providing penalties for administrative violations against regulations on gender equality.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree specifies administrative violations, penalties, sanctioning levels and remedial measures for each administrative violation, competence to make minutes and impose penalties, and specific fines which can be imposed by each post holder for administrative violations against regulations on gender equality.

2. Other administrative violations against regulations on gender equality that are not specified in this Decree shall be sanctioned in accordance with the provisions of other Government's Decrees providing penalties for administrative violations under relevant State jurisdiction.

Article 2. Subjects of application

1. Vietnamese organizations and individuals; foreign organizations and individuals; business households and households that commit administrative violations in the territory, contiguous zone, exclusive economic zone or continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; or on aircraft with Vietnamese nationality or seagoing ships under the Vietnamese flag, shall be administratively sanctioned in accordance with Vietnamese law, unless otherwise provided by treaties to which Vietnam is a contracting party.

Organizations specified in this Article include:

a) State agencies committing administrative violations against regulations on gender equality that are beyond the scope of their assigned State management duties;

b) Enterprises that are established and run in accordance with the law provisions, and their branches, representative offices or business locations;

c) Cooperatives, associations of cooperatives, and cooperative groups that are established and operate in accordance with the law provisions;

d) Political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, and socio-professional organizations;

dd) Non-business units;

e) Vietnam-based branches, representative offices, business locations of foreign traders; Vietnam-based representative offices of foreign trade promotion organizations;

g) International organizations, intergovernmental organizations, agencies and organizations of foreign governments, non-governmental organizations permitted to operate in Vietnam;

h) Other organizations as prescribed by law.

2. Persons competent to make minutes of administrative violations and those competent to impose penalties for administrative violations in accordance with this Decree.

3. Other agencies, organizations and individuals involved in sanctioning of administrative violations and enforcement of penalties and remedial measures in accordance with this Decree.

Article 3. Statute of limitations for imposing penalties for administrative violations

1. The statute of limitations for imposing penalties for administrative violations against regulations on gender equality is 01 year.

2. A completed administrative violation against regulations on gender equality means an act that is committed once or many times, and there are grounds to determine that such act has been completed before detected by the competent agency or person. The time of ending the violation is counted from the date when the violation is completed.

3. An in-progress administrative violation against regulations on gender equality means an act that is being committed at the time the competent agency or person detects it and such act still violates the state management order on gender equality.

Article 4. Penalties and remedial measures

1. Main penalties for administrative violation against regulations on gender equality include:

a) A warning;

b) A fine.

2. Additional penalties:

a) Deprivation of the right to use operating licenses for a definite term;

b) Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations.

3. Remedial measures:

a) Forcible public correction of untruthful information;

b) Forcible public apology;

c) Forcible restoration of legal rights of victims;

d) Forcible payment of all reasonable health examination and treatment costs for victims in the case where the administrative violation causes health and mental damage;

dd) Forcible destruction of works, cultural products, printed products, textbooks, coursebooks, and teaching programs that include contents of gender prejudice, or promote, propagate, and disseminate gender discrimination;

e) Forcible modification, supplementation, replacement or correction of works, cultural products, printed products, textbooks, coursebooks, and teaching programs that contain contents of gender prejudice, or promote, propagate, and disseminate gender discrimination;

g) Forcible modification or abolition of regulations and rules of agencies or organizations, village codes or community conventions that contain gender-based discrimination contents;

h) Forcible modification or abolition of regulations on training and enrolment ages that contain gender-based discrimination contents;

i) Forcible return of illegal profits obtained from committing administrative violations;

k) Forcible return of licenses, practice certificates, and operation registration certificates that contain erased, modified, or falsified contents to competent agencies or persons that have issued such licenses, practice certificates, and operation registration certificates.

Article 5. Regulations on fines and competence to impose fines on individuals and organizations

1. The maximum fine imposed for an administrative violation against regulations on gender equality is VND 30,000,000 if the violator is an individual.

2. The fines imposed for the administrative violations specified in Chapter II of this Decree are applicable to individuals. If organizations commit the same violations, the fines imposed shall be 2 times higher than that imposed to individuals.

a) In the case where a household or business household commits an administrative violation, the fine imposed shall be equal to that imposed to an individual;

b) In the case where a branch, representative office, or business location commits an administrative violation against regulations on gender equality, the fine shall be imposed in accordance with Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, detailing a number of articles and measures to implement the Law on Handling of Administrative Violations.

3. The competence to impose fines by post holders specified in Chapter III of this Decree is the competence applicable to an administrative violation of an individual. The competence to impose fines for an administrative violation of an organization shall be twice higher than that applicle to an individual.

 

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES

 

Article 6. Administrative violations against regulations on gender equality in politics

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Offending the honor and dignity of candidates self-nominated or nominated to stand for the election of deputies to the National Assembly and People’s Councils or to leading bodies of political, socio-political, socio-political professional, social or socio-professional organizations due to gender prejudice;

b) Offending the honor and dignity of a person in order to obstruct the appointment of such person to the managerial, leading or professional posts due to gender prejudice;

c) Intentionally disseminating untruthful information in order to obstruct candidates self-nominated or nominated to stand for the election of deputies to the National Assembly and People’s Councils or to leading bodies of political, socio-political, socio-political professional, social or socio-professional organizations due to gender prejudice;

d) Intentionally disseminating untruthful information to obstruct the appointment of a person to the managerial, leading or professional posts due to gender prejudice.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Instigating and enticing others to vote only for persons of a certain gender when electing deputies to the National Assembly, People's Council or leading bodies of political, socio-political, socio-political professional, social or socio-professional organizations due to gender prejudice;

b) Instigating and enticing others to vote only for persons of a certain gender when carrying out the procedures to collect opinions on candidates to be appointed to the managerial, leading or professional posts due to gender prejudice.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Instigating others to delay, not provide, or delaying, not providing fully and on time in accordance with regulations, information, documents, and application forms in order to obstruct candidates self-nominated or nominated to stand for the election of deputies to the National Assembly and People’s Councils or to leading bodies of political, socio-political, socio-political professional, social or socio-professional organizations due to gender prejudice;

b) Instigating others to delay or delaying the implementation of procedures to obstruct the appointment of a person to the managerial, leading or professional posts due to gender prejudice;

c) Threatening to use force or mentally intimidating in order to obstruct candidates self-nominated or nominated to stand for the election of deputies to the National Assembly and People’s Councils or to leading bodies of political, socio-political, socio-political professional, social or socio-professional organizations due to gender prejudice;

d) Threatening to use force or mentally intimidating in order to obstruct the appointment of a person to the managerial, leading or professional posts due to gender prejudice.

4. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Using force in order to obstruct candidates self-nominated or nominated to stand for the election of deputies to the National Assembly and People’s Councils or to leading bodies of political, socio-political, socio-political professional, social or socio-professional organizations due to gender prejudice;

b) Using force in order to obstruct the appointment of a person to the managerial, leading or professional posts due to gender prejudice;

c) Erasing, modifying or falsifying the contents of papers or documents, or forcing others to do so in order to obstruct candidates self-nominated or nominated to stand for the election of deputies to the National Assembly and People’s Councils or to leading bodies of political, socio-political, socio-political professional, social or socio-professional organizations due to gender prejudice;

d) Erasing, modifying or falsifying the contents of papers or documents, or forcing others to do so in order to obstruct the appointment of a person to the managerial, leading or professional posts due to gender prejudice;

dd) Not appointing a person to the managerial, leading or professional posts due to gender prejudice;

5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of formulating and implementing rules and regulations with gender-based discrimination contents.

6. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations, for the violations specified at Points a, b, c and d, Clause 4 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible public apology to the victims, for the violations specified in Clause 1, and Points c and d, Clause 3 of this Article (except the cases where such victims have not requested it);

b) Forcible public correction of untruthful information, for the violations specified at Points c and d, Clause 1 of this Article;

c) Forcible restoration of legal rights of the victims, for the violations specified at Points a and b, Clause 3, and Points c, d and dd, Clause 4 of this Article;

d) Forcible payment of all reasonable health examination and treatment costs, for the violations specified at Points c and d, Clause 3, and Points a and b, Clause 4 of this Article in the case where the administrative violation causes health and mental damage to the victims;

dd) Forcible modification or abolition of regulations and rules of agencies, organizations and individuals that contain gender-based discrimination contents, for the violations specified in Clause 5 of this Article.

Article 7. Administrative violations against regulations on gender equality in economy

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Offending the honor and dignity of a person who sets up enterprises or carries out production and business activities due to gender prejudice;

b) Threatening to use force or mentally intimidating in order to prevent a person from setting up enterprises or carrying out production and business activities due to gender prejudice;

c) Instigating others to delay, not provide or delaying, not providing fully and on time in accordance with regulations, information, documents, and application forms for a person who sets up enterprises or carries out production and business activities due to gender prejudice;

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Using force in order to prevent a person from setting up enterprises or carrying out production and business activities due to gender prejudice;

b) Modifying or falsifying dossiers in order to prevent a person from setting up enterprises or carrying out production and business activities due to gender prejudice;

c) Forcing others to modify or falsify dossiers in order to prevent a person from setting up enterprises or carrying out production and business activities due to gender prejudice.

3. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations, for the violations specified at Points a, b and c, Clause 2 of this Article, except for licenses, certificates, and operation registration certificates specified at Point d, Clause 4 of this Article.

4. Remedial measures:

a) Forcible public apology to the victims, for the violations specified at Points a and b, Clause 1 of this Article (except the cases where such victims have not requested it);

b) Forcible restoration of legal rights of the victims, for the violations specified at Point c, Clause 1 and Points b and c, Clause 2 of this Article;

c) Forcible payment of all reasonable health examination and treatment costs, for the violations specified at Point b, Clause 1 and Point a, Clause 2 of this Article in the case where the administrative violation causes health and mental damage to the victims;

d) Forcible return of licenses, practice certificates, and operation registration certificates that contain erased, modified or falsified contents (if any), for the violations specified at Points b and c, Clause 2 of this Article to competent agencies or persons that have issued such licenses, practice certificates, and operation registration certificates.

Article 8. Administrative violations against regulations on gender equality in labor

1. A warning shall be imposed for the acts of advising and instigating others to choose jobs, workplaces, and occupations based on gender prejudice.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Having acts of gender-based discrimination in ensuring labor safety and hygiene;

b) Forcing or prohibiting a person from choosing jobs, workplaces, and occupations due to gender prejudice;

c) Having acts of gender-based discrimination in work assignment, which leads to income disparities;

d) Refusing to recruit or restricting recruitment of employees of a certain gender.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of formulating and implementing rules and regulations that contain gender-based discrimination contents.

4. Violations against specific regulations for female employees and regulations on gender equality shall be sanctioned in accordance with the Government's Decree providing penalties for administrative violations in the fields of labor, social insurance, and overseas manpower supply under contract.

5. Remedial measures:

a) Forcible restoration of legal rights of the victims, for the violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Forcible modification or abolition of regulations and rules of agencies, organizations and individuals that contain gender-based discrimination contents, for the violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 9. Administrative violations against regulations on gender equality in education and training

1. A warning shall be imposed for the acts of advising, instigating or not allowing a person to go to school, study and improve knowledge due to gender-based grounds.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for the acts of forcing or preventing a person from choosing subjects, majors, or professions due to gender-based grounds.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the acts of advising or forcing a person to drop out of school due to gender-based grounds.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Organizing the acts of advising or forcing many persons to drop out of school due to gender-based grounds;

b) Refusing admission to qualified persons in training and retraining courses due to gender-based grounds or due to their pregnancy, delivery or raising of small children.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of prescribing different training and enrolment ages between men and women.

6. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for any of the acts of organizing vocational education, compiling and disseminating textbooks, coursebooks or teaching programs that contain gender prejudice contents.

7. Remedial measures:

a) Forcible restoration of legal rights of the victims, for the violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

b) Forcible modification or abolition of regulations on training and enrolment ages based on gender discrimination, for the violations specified in Clause 5 of this Article;

c) Forcible modification, replacement or correction of textbooks, coursebooks, and teaching programs that contain gender prejudice contents. If not amended, replaced or corrected, documents containing gender prejudice contents must be destructed, for the violations specified in Clause 6 of this Article;

d) Forcible return of illegal profits obtained from committing the violations specified in Clause 6 of this Article.

Article 10. Administrative violations against regulations on gender equality in science and technology

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for offending the honor and dignity to prevent a person from participating in scientific and technological activities due to gender-based grounds.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Threatening to use force or mentally intimidating in order to prevent a person from participating in scientific and technological activities due to gender-based grounds;

b) Failing to provide sufficient and timely information and documents in accordance with regulations in order to prevent a person from participating in scientific and technological activities due to gender-based grounds.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Using force in order to prevent a person from participating in scientific and technological activities due to gender-based grounds;

b) Not allowing a person to participate in scientific and technological activities due to gender-based grounds.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for refusing persons of a specific gender to participate in training courses or in scientific and technological activities.

5. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations, for the violations specified at Point a, Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible public apology to the victims, for the violations specified in Clause 1 and Point a, Clause 2 of this Article (except the cases where such victims have not requested it);

b) Forcible restoration of legal rights of the victims, for the violations specified at Point b Clause 2, Point b Clause 3, and Clause 4 of this Article;

c) Forcible payment of all reasonable health examination and treatment costs, for the violations specified at Point a, Clause 2 and Point a, Clause 3 of this Article in the case where the administrative violation causes health and mental damage to the victims.

Article 11. Administrative violations against regulations on gender equality in culture, physical education and sports

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Offending the honor and dignity to prevent a person from composing or criticizing literary and art works, performing or participating in other cultural activities and physical training or sports activities due to gender prejudice;

b) Threatening to use force or mentally intimidating to prevent a person from composing or criticizing literary and art works, performing or participating in other cultural activities and physical training or sports activities due to gender prejudice.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Using force in order to prevent a person from composing or criticizing literary and art works, performing or participating in other cultural activities and physical training or sports activities due to gender prejudice;

b) Not allowing a person to compose or criticize literary and art works, perform or participate in other cultural activities and physical training or sports activities due to gender prejudice;

c) Conducting or instigating a person to conduct backward practices and customs of gender-based discrimination nature in any form.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Composing, circulating, publishing or authorizing the publication of works and cultural products under any genre or form to encourage and propagate gender discrimination and gender prejudice;

b) Spreading thought and backward practices and customs of gender discrimination nature in any form.

c) Formulating and implementing regulations that contain gender-based discrimination contents in village codes or community conventions.

4. Additional penalties:

a) Deprivation of the right to use the operating license for a period of between 03 months and 06 months from the effective date of decisions on imposing penalties, for the violations of circulating, publishing or authorizing the publication specified at Point a, Clause 3 of this Article;

b) Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations, for the violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible public apology to the victims, for the violations specified in Clause 1 of this Article (except the cases where such victims have not requested it);

b) Forcible restoration of legal rights of the victims, for the violations specified at Points a and b, Clause 2 of this Article;

c) Forcible removal, modification, replacement or correction of works and cultural products that contain gender prejudice contents, promote or propagate gender discrimination. If not removed, modified, replaced or corrected, such works and cultural products must be subject to forcible destruction, for the violations specified at Point a, Clause 3 of this Article;

d) Forcible modification or abolition of regulations that contain gender-based discrimination contents in village codes or community conventions, for the violations specified at Point c, Clause 3 of this Article;

dd) Forcible payment of all reasonable health examination and treatment costs, for the violations specified at Point b, Clause 1 and Point a, Clause 2 of this Article in the case where the administrative violation causes health and mental damage to the victims;

e) Forcible return of illegal profits obtained from committing the violations, for the violations specified in Clause 3 of this Article.

6. Acts of running advertisements that contain gender prejudice contents shall be sanctioned in accordance with the Government's Decree providing penalties for administrative violations in the fields of culture and advertising.

Article 12. Administrative violations against regulations on gender equality in health

1. A warning shall be imposed for the act of instigating a person not to participate in activities of health education, communication on health care, reproductive health and use of medical services due to gender prejudice.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Offending the honor and dignity of participants in activities of health education, communication on health care, reproductive health and use of medical services due to gender prejudice;

b) Delaying to or failing to provide sufficient and timely documents in accordance with regulations for participants in activities of health education, communication on health care, reproductive health and use of medical services due to gender prejudice.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Obstructing or preventing a person from participating in activities of education and communication on health care, reproductive health and use of medical services due to gender prejudice;

b) Threatening to use force or mentally intimidating a person who participates in activities of education and communication on health care, reproductive health and use of medical services due to gender prejudice.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for the act of using force to prevent a person from participating in activities of health education, communication on health care, reproductive health and use of medical services due to gender prejudice.

5. Administrative violations of choosing gender for the unborn babies in any form or inciting and forcing a person to have an abortion due to the unborn baby’s gender shall be sanctioned in accordance with the Government's Decree providing penalties for administrative violations in the health sector.

6. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations, for the violations specified in Clause 4 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible public apology to the victims, for the violations specified at Point a, Clause 2 and Point b, Clause 3 of this Article (except the cases where such victims have not requested it);

b) Forcible restoration of legal rights of the victims, for the violations specified at Point b, Clause 2, Point a, Clause 3 and Clause 4 of this Article;

c) Forcible payment of all reasonable health examination and treatment costs, for the violations specified at Point b, Clause 3 and Clause 4 of this Article in the case where the administrative violation causes health and mental damage to the victims.

Article 13. Administrative violations against regulations on gender equality in families

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Obstructing or preventing family members from conducting income-generating activities or satisfying other needs of the family for gender grounds;

b) Unequally treating family members for gender grounds.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Threatening to use force or mentally intimidating to prevent family members who have all qualifications in accordance with the law provisions from participating in the determination of assets under common ownership of the family for gender grounds;

b) Imposing the performance of family work and the taking of contraceptive measures as though these are the responsibilities of members of one certain gender.

3. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of using force to prevent family members who have all qualifications in accordance with the law provisions from participating in the determination of assets under common ownership of the family for gender grounds.

4. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations, for the violations specified in Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible public apology to the victims, for the violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article (except the cases where such victims have not requested it);

b) Forcible payment of all reasonable health examination and treatment costs, for the violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article in the case where the administrative violation causes health and mental damage to the victims;

c) Forcible  restoration of legal rights of the victims, for the violations specified in Clause 1, Point a Clause 2 and Clause 3 of this Article.

 

Chapter III

COMPETENCE TO MAKE MINUTES AND IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

 

Article 14. Competence to make minutes of administrative violations

Persons competent to make minutes for administrative violations against regulations on gender equality specified in this Decree include:

1. Persons competent to impose penalties for administrative violations specified in Articles 15, 16, 17, 18 and 19 of this Decrees in accordance with their assigned functions, tasks and powers.

2. Civil servants, public employees, and persons of the People's Army and People's Public Security who are performing official duties, examination and inspection of the implementation of laws on gender equality.

Article 15. Competence to impose penalties for administrative violations of Chairpersons of People’s Committees at all levels

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 3,000,000;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 6,000,000.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 30,000,000;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 16. Competence to impose penalties for administrative violations of the Inspectorates

1. Inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty shall have the power to impose a warning.

2. Heads of provincial-level specialized inspection teams and Chief inspectors of provincial-level Departments shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 30,000,000;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

2. Heads of ministerial-level specialized inspection teams shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 21,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 42,000,000;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

4. Ministerial-level Chief Inspectors and heads of agencies assigned to perform specialized inspection tasks shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 17. Competence to impose penalties for administrative violations of People’s Public Security

1. People’s Public Security officers who are on duty shall have the power to impose a warning.

2. Heads of company-level mobile police units, Station chiefs and Team heads of the persons specified in Clause 1 of this Article shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 900,000.

3. Chiefs of commune-level police offices, Chiefs of police stations, Heads of mobile police battalions, and heads of marine squads shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 1,500,000;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 3,000,000.

4. Chiefs of district-level police offices; Heads of professional divisions of the Police Department for Administrative Management of Social Order; Heads of professional divisions of the Department for Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat; and Heads of divisions of provincial-level Departments of Public Security, including Heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, Heads of Police Divisions for Investigation of Crimes on Social Order, Heads of Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Divisions shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 6,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 12,000,000;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Departments of Public Security shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 30,000,000;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

6. The Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of the Department for Investigation of Crimes on Social Order, Director of the Department for Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat shall have the power to:

a) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

b) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;

d) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 18. Competence to impose penalties for administrative violations of the Border guards

1. Border guard soldiers who are on duty shall have the power to impose a warning.

2. Station chiefs or Team commanders of those specified in Clause 1 of this Article shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 1,500,000.

3. Heads of the Task Force on Drugs and Crime Prevention under the drug and crime prevention and combat task force regiments shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 3,000,000;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 6,000,000;

d) Apply remedial measures specified at Point dd, Clause 3, Article 4 of this Decree.

4. Chiefs of border-guard stations, Captains of border-guard flotillas and Commanders of border-gate guards at ports shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 6,000,000;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 12,000,000;

d) Apply remedial measures specified at Points b, c, d, e, g and h, Clause 3, Article 4 of this Decree.

5. Heads of drug and crime prevention and combat task force regiments of Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 30,000,000;

d) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

6. The Director of the Drug and Crime Prevention and Combat Department, Commanders of provincial-level border guards, and Chiefs of border-guard fleets under the Border-Guard High Command shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 19. Competence to impose penalties for administrative violations of the Marine Police

1. Marine policemen who are on duty shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 600,000.

2. Heads of professional operation teams of the Marine Police shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 1,500,000.

3. Heads of professional operation squads of the Marine Police and Heads of marine police stations shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 3,000,000.

4. Captains of marine police flotillas shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 6,000,000;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 12,000,000;

d) Apply remedial measures specified at Point b, Clause 3, Article 4 of this Decree.

5. Chiefs of coast guard fleets; Heads of reconnaissance teams, and Heads of drug-related crime prevention and combat task force regiments of the High Command of the Vietnam Coast Guard shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 9,000,000;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 18,000,000;

d) Apply remedial measures specified at Point b, Clause 3, Article 4 of this Decree.

6. Coast Guard regional commanders, and the Director of the Professional and Legal Department of the High Command of the Vietnam Coast Guard shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000;

c) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations with a value not exceeding VND 30,000,000;

d) Apply remedial measures specified at Point b, Clause 3, Article 4 of this Decree.

7. The Vietnam Coast Guard Commander shall have the power to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000;

c) Deprive the right to use the operating license for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Point b, Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 20. Determination of competence to impose penalties for administrative violations

1. Chairpersons of People’s Committees at all levels shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Chapter II of this Decree in accordance with the competence and within localities under their management specified in Article 15 of this Decree.

2. The Inspectorate of the Labor, Invalids and Social Affairs sector shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Chapter II of this Decree in accordance with the competence specified in Article 16 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

3. The Inspectorate of the Planning and Investment sector shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Article 7 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 16 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

4. The Inspectorate of the Education sector shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Article 9 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 16 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

5. The Inspectorate of the Science and Technology sector shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Article 10 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 16 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

6. The Inspectorate of the Culture, Sports and Tourism sector shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Articles 11 and 13 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 16 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

7. The Health Inspectorate shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Article 12 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 16 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

8. The Inspectorate of the Information and Communications sector shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified at Points c and d, Clause 1, Article 6 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 16 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

9. The People's Public Security Force shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Articles 6, 7, 9, 11 , 12 and 13 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 17 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

10. The Border Guard shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Articles 6, 7, 8, 9, 11, 12 and 13 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 18 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

11. The Marine Police shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures (if any) for acts of administrative violations specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 9, Point c Clause 2 Article 11, Point b Clause 1 Article 13 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 19 of this Decree and within the scope of assigned tasks and powers.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 21. Effect

1. This Decree takes effect on January 1, 2022.

2. The Government’s Decree No. 55/2009/ND-CP dated June 10, 2009, providing penalties for administrative violations against regulations on gender equality ceases to be effective from the effective date of this Decree.

Article 22. Transitional provisions

1. For administrative violations against regulations on gender equality occurring before the date on which this Decree takes effect but then detected or being considered and settled, if this Decree does not prescribe the liability or prescribe lighter liability for violating individuals and organizations, the provisions of this Decree shall prevail.

2. For decisions on imposing penalties for administrative violations that have been issued or have been completed before the date on which this Decree takes effect but still under complaint, the provisions of the Government’s Decree No. 55/2009/ND-CP dated June 10, 2009, providing penalties for administrative violations against regulations on gender equality, shall prevail.

Article 23. Responsibilities for implementation

1. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall be responsible for organizing the implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall be responsible for implementing this Decree.

On behalf of the Government

For the Prime Minister

The Deputy Prime Minister

VU DUC DAM

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 125/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 125/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Theo NĐ 125/2021, vi phạm về bình đẳng giới bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 125/2021, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30 triệu đồng.

Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cha, mẹ phân biệt đối xử con trai với con gái bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP bổ sung quy định về phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hành vi đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất