Nghị định 01/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại

thuộc tính Nghị định 01/CP

Nghị định 01/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:03/01/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 01/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 01/CP NGÀY 03 THÁNG 01 NĂM 1996

VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1- Phạm vi và đối tượng áp dụng:
1/ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hoạt động thương mại và dịch vụ thương mại chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
2/ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại quy định tại Nghị định này gồm:
a) Vi phạm về các quy định về mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
b) Vi phạm các quy định về dịch vụ giao nhận, cất giữ, bảo quản, vận chuyển hàng hoá.
c) Vi phạm các quy định về trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội trợ, triển lãm thương mại, môi giới thương mại, uỷ thác giao dịch thương mại.
d) Vi phạm các quy định về dịch vụ ăn uống, du lịch, khách sạn, nhà trọ, cầm đồ, sửa chữa đồ dùng, cho thuê đồ dùng, bảo hành sản phẩm, các dịch vụ thương mại khác.
Bổ sung
3/ Mọi tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đều bị xử phạt theo Nghị định này và các nghị định, quy định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động thương mại.
Tổ chức, cá nhân người nước ngoài nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên lãnh thổ Việt Nam cũng bị xử phạt như đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, trừ trường hợp trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết có quy định khác.
Điều 2- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại như sau:
1/ Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2/ Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính gây ra thiệt hại vật chất thì phải bồi thường.
3/ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ xử phạt một lần. Một người có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
4/ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại các điều 7 và 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý phù hợp được quy định tại Nghị định này và các nghị định, quy định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.
5/ Không xử phạt hành chính trong trường hợp người vi phạm đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
6/ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo các điều 9 và 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3- Việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khác quy định tại Nghị định này như sau:
1/ Khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt và các biện pháp khác đã được pháp luật quy định.
2/ Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với những vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ.
3/ Phạt tiền: Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để quyết định mức phạt tiền trong khung phạt tiền đã được quy định.
Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì có thể phạt thấp hơn, nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định.
Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì có thể phạt đến mức cao nhất của khung phạt tiền đã được quy định.
Vi phạm có nhiều tình tiết tăng nặng theo khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng khung phạt tiền có nhiều tình tiết tăng nặng.
4/ Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
5/ Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại còn bị xử phạt bởi một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung sau đây:
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động dịch vụ, kinh doanh.
- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh có thời hạn hoặc vĩnh viễn.
- Tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm
Phạt tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm được thực hiện đối với những loại hàng hoá, tang vật, phương tiện mà pháp luật quy định cho phép tịch thu.
CHƯƠNG II
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI,
HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 4- Xử phạt vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh thương mại đối với các doanh nghiệp, công ty, chi nhánh; về đặt văn phòng đại diện đối với các doanh nghiệp, công ty, chi nhánh và các tổ chức kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp ):
1/ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sử dụng Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện quá hạn
b) Đánh mất Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện mà không khai báo.
c) Không lưu giữ Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện tại trụ sở theo quy định.
2/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Không đăng báo công khai theo quy định sau khi được cấp Đăng ký kinh doanh, khi thay đổi nội dung Đăng ký kinh doanh, hoặc khi giải thể doanh nghiệp.
b) Buộc phải hoặc được phép tạm ngừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh, hoạt động của Văn phòng đại diện mà vẫn hoạt động.
3/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đến 1 (một) năm đối với một trong các hành vi:
a) Cho thuê, cho mượn Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
b) Thuê, mượn Đăng ký kinh doanh của người khác để kinh doanh hoặc thuê, mượn Giấy phép đặt Văn phòng đại diện để hoạt động.
c) Kinh doanh không đúng với nội dung Đăng ký kinh doanh hoặc hoạt động không đúng với nội dung Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
d) Tẩy xoá, sửa chữa Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
4/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với hành vi kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh hoặc hoạt động của Văn phòng đại diện mà không có Giấy phép. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Điều 5.- Xử phạt vi phạm quy định về Giấy phép kinh doanh thương mại đối với cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 (sau đây gọi tắt là cá nhân kinh doanh):
1/ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sử dụng Giấy phép kinh doanh quá hạn.
b) Đánh mất Giấy phép kinh doanh mà không khai báo.
c) Không lưu giữ Giấy phép kinh doanh tại địa điểm kinh doanh.
2/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh mà không xin phép hoặc khai báo.
b) Được phép tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh mà vẫn kinh doanh.
3/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh đến 1 (một) năm đối với một trong các hành vi:
a) Tẩy xoá sửa chữa Giấy phép kinh doanh.
b) Cho thuê hoặc cho mượn Giấy phép kinh doanh.
c) Thuê hoặc mượn Giấy phép kinh doanh để kinh doanh.
d) Kinh doanh không đúng với nội dung Giấy phép kinh doanh.
4/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với hành vi kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh.
Điều 6.- Xử phạt vi phạm quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh:
1/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá, phương tiện sử dụng để vi phạm đối với hành vi kinh doanh loại dịch vụ Nhà nước cấm kinh doanh. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
2/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá, phương tiện sử dụng để vi phạm đối với hành vi kinh doanh (mua, bán, vận chuyển, tàng trữ) loại hàng hoá Nhà nước cấm kinh doanh. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
Điều 7.- Xử phạt vi phạm quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện:
1/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc loại kinh doanh có điều kiện mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đình chỉ hoạt động kinh doanh cho tới khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc loại kinh doanh có điều kiện mà trong quá trình kinh doanh không bảo đảm các điều kiện theo quy định. Buộc bồi thường thiệt hại gây ra; buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Điều 8.- Xử phạt vi phạm quy định về giá hàng hoá, dịch vụ:
1/ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không niêm yết giá đối với những loại hàng hoá, dịch vụ Nhà nước quy định phải niêm yết giá.
2/ Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với việc bán hàng hoặc thu tiền dịch vụ ngoài khung, mức giá đối với loại hàng hoá dịch vụ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung, mức giá. Buộc bồi thường thiệt hại gây ra; tịch thu số tiền chênh lệch giá thu được do vi phạm.
Điều 9.- Xử phạt vi phạm quy định về trụ sở doanh nghiệp, trụ sở Văn phòng đại diện, cửa hàng, cửa hiệu thương mại:
1/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thay đổi trụ sở của Văn phòng đại diện, của doanh nghiệp hoặc thay đổi địa điểm kinh doanh của cá nhân kinh doanh mà không khai báo theo quy định.
2/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Doanh nghiệp, hoặc Văn phòng đại diện không có trụ sở giao dịch cố định.
b) Cho thuê hoặc cho mược tên thương mại của cơ sở kinh doang nhưng không tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
c) Thuê, mượn, sử dụng tên thương mại của cơ sở kinh doang khác để kinh doanh nhưng không tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Điều 10.- Xử phạt vi phạm trong quan hệ với khách hàng:
1/ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng và buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm gây nên đối với một trong các hành vi:
a) Không thực hiện bảo hành sản phẩm, dịch vụ mà Nhà nước quy định phải bảo hành hoặc đã tự công bố bảo hành sản phẩm, dịch vụ mà không thực hiện.
b) Bảo hành sản phẩm, dịch vụ không đúng quy định.
2/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng và buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm gây ra đối với một trong các hành vi:
a) Cân, đong, đo, đếm hàng hoá thiếu hụt cho khách hàng.
b) Đánh tráo hàng hoá hoặc có hành vi gian dối khác gây thiệt hại cho khách hàng.
Điều 11. - Xử phạt vi phạm các quy định về đại lý mua, bán hàng hoá, dịch vụ trong nước.
1/ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Sử dụng đại lý hoặc làm đại lý không đảm bảo điều kiện quy định về đại lý mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ.
b) Sử dụng đại lý hoặc làm đại lý không có hợp đồng đại lý theo quy định.
2/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa đại lý để kinh doanh trái phép.
Điều 12.- Xử phạt vi phạm quy định về đại lý mua bán hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài:
1/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi làm đại lý mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài mà không có hợp đồng đại lý theo quy định.
2/ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép đại lý đến 1 (một) năm đối với một trong các hành vi:
a) Làm đại lý mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài mà không có Giấy phép đại lý.
b) Làm đại lý mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trái với Giấy phép đại lý.
Điều 13.- Việc xử phạt vi phạm quy định về đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện; Chi nhánh văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo Điều 19, Điều 20 Chương IV của Nghị định số 82/CP ngày 2 tháng 8 năm 1994 về Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
Khi cơ sở chính ở nước ngoài đã phá sản hoặc giải thể mà Văn phòng đại diện, Chi nhánh văn phòng đại diện không chấm dứt hoạt động thì xử lý vi phạm theo điểm 2 Điều 20 của Nghị định số 82/CP ngày 2 tháng 8 năm 1994 về Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 14. - Xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:
1/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho phép và sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quá hạn để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá.
2/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tịch thu hàng hoá, tang vật vi phạm, tước quyền hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đến 1 (một) năm. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá ngoài phạm vi được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp về ngành hàng, mặt hàng.
b) Xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá sai với giấy phếp xuất khẩu hoặc nhập khẩu về số lượng, trị giá chuyến hàng.
3/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá, tang vật vi phạm. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Trực tiếp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá mà không có giấy phép.
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu mà theo quy định phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
d) Mua, bán, chuyển nhượng hạn ngạch, chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá được phân bổ (kể cả hạn ngạch nước ngoài phân bổ cho Việt Nam).
Điều 15- Xử phạt vi phạm quy định về uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá:
1/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với phạm vi kinh doanh trong đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh về ngành hàng, mặt hàng.
2/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đến 6 (sáu) tháng đối với hành vi nhận uỷ thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá trái với phạm vi được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp về ngành hàng, mặt hàng.
Điều 16- Xử phạt vi phạm quy định về chuyển khẩu hàng hoá:
1/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đến 6 (sáu) tháng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ chuyển khẩu hàng hoá trái với nội dung được phép kinh doanh dịch vụ chuyển khẩu hàng hoá.
2/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ chuyển khẩu hàng hoá mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển khẩu hàng hoá.
3/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá, tang vật vi phạm đối với hành vi tiêu thụ trái phép hàng hoá chuyển khẩu trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
Điều 17- Xử phạt vi phạm quy định về tạm nhập tái xuất hàng hoá:
1/ Phạt tiền 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước quền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đến 1 (một) năm đối với hành vi tạm nhập tái xuất hàng hoá trái với nội dung được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hoá.
2/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập tái xuất hàng hoá mà không có giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hoá.
3/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá tang vật vi phạm. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
 a) Tạm nhập tái xuất loại hàng hoá cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu (trừ những hàng hoá Nhà nước cho phép theo quy chế riêng).
b) Tiêu thụ trái phép hàng hoá tạm nhập tái xuất trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 18- Xử phạt vi phạm quy định về tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
1/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiêu thụ sản phẩm trên lãnh thổ Việt Nam quá tỷ lệ hoặc hạn mức số lượng, chủng loại, trị giá sản phẩm sản xuất được phép tiêu thụ ở Việt Nam.
2/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá, tang vật vi phạm, trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam hàng hoá nhập khẩu để thành lập xí nghiệp liên doanh, hoặc xí nghiệp có 100% vốn nước ngoài theo nội dung của giấy phép đầu tư đã được cấp.
Điều 19- Xử phạt quy định về cửa hàng kinh doanh hàng hoá miễn thuế:
1/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và đình chỉ hoạt động đối với hành vi mở cửa hàng bán hàng hoá miễn thuế mà không được phép kinh doanh bán hàng hoá miễn thuế.
2/ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 30.000.000 đồng và tước quyền kinh doanh bán hàng hoá miễn thuế đến 6 (sáu) tháng đối với hành vi bán hàng hoá miễn thuế trái với nội dung giấy phép về mặt hàng, định mức, số lượng hàng hoá miễn thuế và đối tượng phục vụ.
3/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá, tang vật vi phạm, trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 50.000.000 đồng và tước quyền kinh doanh bán hàng hoá miễn thuế đến 6 (sáu) tháng đối với hành vi tiêu thụ ở ngoài phạm vi được phép của cửa hàng miễn thuế đối với những hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
Điều 20 - Xử phạt vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm thương mại:
1/ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trái với giấy phép kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại hoặc giấy phép tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại đến 1(một) năm.
2/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc giấy phép tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
3/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Nhà nước cấm kinh doanh, cấm nhập khẩu.
b) Bán hàng hoá, sản phẩm trưng bày, bán hàng hoá khác tại hội chợ, triển lãm thương mại mà không được phép.
c) Bán hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thương mại trái với nội dung được phép.
4/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ trái phép hàng hoá tạm nhập để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại và tịch thu hàng hoá, tang vật vi phạm.
Điều 21- Xử phạt đối với các hành vi vi phạm của chủ phương tiện vận tải, kho tàng, bến bãi, nhà ở: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm, trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải cố ý vận chuyển hàng hoá Nhà nước cấm kinh doanh, hàng hoá nhập khẩu trái phép.
b) Chủ kho hàng, bến bãi, nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu,... cố ý chứa chấp hoặc tiếp tay tiêu thụ hàng hoá Nhà nước cấm kinh doanh, hàng hoá nhập khẩu trái phép.
Điều 22- Xử phạt vi phạm khác đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài:
1/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu được miễn thuế để sử dụng theo tiêu chuẩn quy định (ngoài điểm b khoản 2 Điều này).
2/ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá, tang vật vi phạm. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có một trong các hành vi:
a) Hoạt động kinh doanh thương mại trên lãnh thổ Việt Nam không được cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cho phép.
b) Tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện đi lại, thiết bị thông tin, thiết bị văn phòng và nội thất đã được nhập khẩu miễn thuế để sử dụng theo tiêu chuẩn qui định.
c) Tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện vận tải, phương tiện đi lại nhập cảnh vào Việt Nam.
Điều 23- Xử phạt vi phạm về các hành vi cản trở nhân viên, cơ quan Nhà nước thi hành nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại:
1/ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ giấy tờ, chứng từ, sổ sách liên quan đến việc kiểm tra xử lý vi phạm.
b) Không khai báo hoặc khai báo không đúng về nội dung liên quan đến việc kiểm tra, xử lý.
2/ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc bồi thường thiệt hại gây ra đối với một trong các hành vi:
a) Cản trở việc kiểm tra, kiểm soát của nhân viên, cơ quan nhà nước thi hành nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát.
b) Cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh việc thi hành quyết định xử phạt việc vi phạm hành chính.
3/ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc bồi thường thiệt hại hàng hoá, tang vật đã tẩu tán đối với một trong các hành vi:
a) Tự ý tháo gỡ niêm phong hàng hoá, tang vật vi phạm đang bị niêm phong hoặc tạm giữ.
b) Tẩu tán hàng hoá, tang vật vi phạm đang bị kiểm tra hoặc tạm giữ.
CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI.
Điều 24.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của Uỷ ban nhân dân các cấp:
1/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
c) Tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
d) Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.
e) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
g) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường hoặc làm lây lan dịch bệnh.
h) Tiêu huỷ những hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người.
2/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
c) Tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có  trị giá đến 100.000.000 đồng.
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thương mại do quận, huyện cấp đến 1 (một) năm.
e) Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.
g) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
h) Buộc tiêu huỷ theo quy định hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
3/ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
c) Tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thương mại, Đăng ký kinh doanh thương mại do tỉnh, thành phố cấp.
e) áp dụng các biện pháp xử phạt khác quy định tại điểm e, g, h khoản 2 điều này.
Điều 25.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường:
1/ Kiểm soát viên thị trường các cấp đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2- Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
c) Tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá đến 20.000.000 đồng.
d) Buộc tiêu huỷ theo quy định hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
3/ Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
c) Tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá đến 100.000.000 đồng.
d) Tước quyền sử dụng đến 1 (một) năm Giấy phép kinh doanh do quận, huyện cấp, các loại giấy phép hoạt động thương mại khác do các Sở quản lý chuyên ngành cấp.
e) Buộc tiêu huỷ theo quy định hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
4/ Cục trưởng Cục quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo.
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
c) Tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
d) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh, Đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép hoạt động thương mại khác do các cấp thuộc địa phương cấp.
e) Buộc tiêu huỷ theo quy định hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
Điều 26.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của cơ quan Cảnh sát nhân dân, Hải quan, Bộ đội biên phòng và cơ quan Thanh tra nhà nước chuyên ngành:
1/ Người có thẩm quyền của các cơ quan: Cảnh sát nhân dân, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Thanh tra nhà nước chuyên ngành được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại theo quy định tại Điều 29, 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2/ Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
 Điều 27.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại:
1/ Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2/ Các vụ vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn quy định.
3/ Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt. Nghiêm cấm người xử phạt trực tiếp thu tiền phạt dưới bất kỳ hình thức nào.
4/ Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Hàng hoá, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm hành chính bị tịch thu thì chuyển giao cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổ chức bán đấu giá theo quy định. Tiền thu được phải nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định.
5/ Chế độ quản lý, sử dụng tiền phạt, tiền bán hàng hoá, tang vật, phương tiện tịch thu do vi phạm thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 28.- Thi hành quyết địch xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại:
1/ Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu không thi hành quyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì cưỡng chế thi hành theo Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và xử phạt theo Điều 23 Nghị định này.
2/ Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Điều 29.- áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại:
1/ Để ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, những người và cơ quan có thẩm quyền được áp dụng trong các biện pháp ngăn chặn hành chính theo Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định.
2/ Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 30.- Tố cáo, khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại và giải quyết tố cáo, khiếu nại:
1/ Công dân có quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
2/ Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính (hoặc người đại diện hợp pháp của họ) có quyền khiếu nại về việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ.
3/ Thủ tục, trình tự, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 31.- Việc xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại được áp dụng như sau:
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại mà có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, không đúng thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm, làm cản trở lưu thông hàng hoá hợp pháp, gây thiệt hại cho người kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 33.- Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
----------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
No: 01-CP
Ha Noi , January 03, 1996
 
DECREE
of the government on sanctions against violations of administrative regulations in the field of trade
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Proceeding from the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Trade,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope and subjects of regulation:
1. The violations of administrative regulations in the field of trade are acts against State management regulations concerning trade activities and services which are not so serious as to be examined for penal liabilities.
2. The violations of administrative regulations in the field of trade as speculated in this Decree include:
a) Violations of regulations on purchase, sale, export and import of goods.
b) Violations of service procedures in delivery, storage, preservation and transport of goods.
c) Violations of regulations on goods promotion, fair, trade exhibition, trade mediation and mandated trade transaction.
d) Violations of regulations on catering service, tourism, hostelry, inn accommodation, mortgage, repair of home appliances, renting of utensils, product warranty and other commercial services.
3. All organizations and individuals that commit acts of violation of administrative regulations in the field of trade shall be subjected to sanctions speculated in this Decree and the other Decrees and regulations of the Government on sanctions of violations of administrative regulations related to trade activities.
Foreign organizations and individuals that commit acts of violations of administrative regulations in the field of trade on the Vietnamese territory shall also be sanctioned as any Vietnamese organizations and individuals, except otherwise provided for in International Conventions that Vietnam has acceded to or signed.
Article 2.- The principles for administrative sanctions in the field of trade are as follows:
1. The authority in administering administrative sanctions in the field of trade shall be exercised in line with the provisions of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
2. All violations of administrative regulations in the field of trade must be discovered promptly and suspended immediately. The sanction must be handled promptly and justly. All consequences caused by the violation of administrative regulations must be undone in accordance with law. The violating organizations and individuals that cause material losses shall compensate for them.
3. Each violation of administrative regulations shall receive only one sanction. A person who commits different violations of administrative regulations shall be administered sanctions for each of those violations. Many persons who commit one violation of administrative regulations shall each receive a sanction.
4. The sanctioning of the violation of administrative regulations shall be decided upon consideration of its nature, degree of seriousness, its aggravating and extenuating factors as provided for in Articles 7 and 8 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations, so as to arrive at the appropriate form, degree and measure of sanction as provided for in this Decree and the other Decrees and regulations of the Government on administrative sanctions.
5. Administrative sanctions shall not be given to offenders who are suffering from psychological and other ailments which have deprived them of the reasoning power or the ability to control their own behaviors.
6. The time limit for administrative sanctions and the time considered as unstained by any administrative sanction shall be implemented as provided for in Articles 9 and 10 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
Article 3.- The application of the forms of administrative sanctions and other measures provided for by this Decree is administered as follows:
1. In handling administrative sanctions as provided for by this Decree, the competent authority shall only resort to the forms of sanction and other measures already provided for by law.
2. Warning: Warning is applied to minor and firsttime offenders with extenuating factors.
3. Fine: Depending on the nature and degree of seriousness of the violation, the fine shall be decided within the set fine brackets.
A violation with extenuating factors may receive a lower fine but which shall not be below the lowest fine provided for in the set brackets.
A violation with aggravating factors may receive the highest fine provided for in the set brackets.
A violation with multiple aggravating factors as provided for in Item 3, Article 13, of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations shall be administered a fine as set for violations with multiple aggravating factors.
4. Additional sanctions and measures may be administered alongside administrative sanctions.
5. Depending on the nature and degree of seriousness of their violations of administrative regulations in the field of trade, individuals and organizations may also be given one or more of these additional sanctions:
- Definitive suspension of the service and business operation.
- Withdrawal of the right to use business permit for a given or indefinite period.
- Confiscation of goods, material evidences and instruments employed in the violation.
The confiscation of goods, material evidences and instruments employed in the violation shall be applied to the goods, material evidences and instruments the confiscation of which is provided for by law.
Chapter II
THE VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS IN THE FIELD OF TRADE, AND THE FORMS AND DEGREES OF SANCTION
Article 4.- Sanctioning of the violations of the regulations on trade registration by enterprises, companies and company branches; on establishment of representative offices of enterprises, companies, company branches and economic organizations (hereafter referred to as enterprises):
1. A warning or a fine from 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following violations:
a) Using expired business registration permit or expired representative office license.
b) Failure to declare the loss of the registration permit for business or representative office license.
c) Failure to keep at the head office the registration permit for business or representative office license as provided for by regulations.
2. Fine of from 200,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:
a) Not running public announcement on newspapers as required by regulations after receiving the business permit or after changing contents of the business permit or after dissolving the enterprise.
b) Continuing operation after being forced to suspend temporarily or terminate the operation of the business or the representative office.
3. A fine from 1,000,000 to 5,000,000 VND and revocation of the right to use permit for business or representative office license for up to 1 (one) year for one of the following violations:
a) Leasing or lending the permit for business or representative office license.
b) Hiring or borrowing the permit for business or representative office license.
c) Operating business activities not provided for in the permit for business or representative office license.
d) Altering the permit for business or representative office license.
4. A fine from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND and a suspension of business operation for making a business transaction without registration or for operating the representative office without permit. In case of a violation with multiple aggravating factors, the fine may go up to 30,000,000 VND.
Article 5.- Sanction against of violations of the provisions on registration permit for trade operation by business individuals and groups as stipulated by Decree No.66-HDBT of March 2, 1992, (hereafter referred to as business individuals):
1. A warning or a fine from 50,000 VND to 200,000 VND for one of the following violations:
a) Using expired business permits.
b) Failure to declare the loss of a business permit.
c) Failure to keep the business permit at the place of business.
2. A fine from 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following violations:
a) Unregistered or undeclared suspension or termination of business operation.
b) Continuing a business operation which has been ordered to suspend or terminate.
3. A fine from 200,000 VND to 1,000,000 VND and revocation of the right to use the business permit for up to 1 (one) year for one of the following violations:
a) Altering the Business Permit.
b) Leasing or lending the Business Permit.
c) Hiring or borrowing the Business Permit to operate a business activity.
d) Operating businesses not provided for in the Business Permit.
4. A fine from 500,000 to 2,000,000 VND and suspension of business operation for a violation which involves a business operation without permit.
Article 6.- Sanctions against violations of the regulations on goods and banned business activities:
1. A fine from 500,000 to 5,000,000 VND and confiscation of the goods and instruments involved in the business operation dealing in services banned by the State. In case of multiple aggravating factors, the fine may go up to 30,000,000 VND.
2. A fine from 1,000,000 VND to 10,000,000 VND and confiscation of the goods and instruments involved in the business operation (purchase, sale, transport and storage) of goods banned by the State. In case of multiple aggravating factors, the fine may go up to 50,000,000 VND.
Article 7.- Sanctions against violations of the regulations on goods and conditional business services:
1. A fine from 200,000 VND to 1,000,000 VND for a business transaction of goods or service in the category requiring conditions if the transaction is undertaken without a certificate that the business conditions are met. To suspend the business operation until a certificate that the business conditions are met is obtained.
2. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for a business transaction of goods or service in the category requiring conditions if the transaction fails to meet the conditions. To force compensation for the damages; to force restoration to the original state of the changed state; to force application of the measures to overcome the environmental pollution and epidemic spread caused by the violation of administrative regulations. In cases of multiple aggravating factors, the fine may go up to 30,000,000 VND.
Article 8.- Sanctions against violations of administrative regulations on goods and services:
1. A warning or fine from 50,000 VND to 200,000 VND for failure to post prices of goods and services as required by the State.
2. A fine from 500,000 VND to 2,000,000 VND for a sale or service which carries a charge higher than set by the authorized State agency. To force compensation for the resulting damage; to confiscate the money obtained from the balance.
Article 9.- Sanctions against violations of administrative regulations concerning the head office of the enterprise, representative office and commercial store and shop:
1. A fine from 100,000 VND to 500,000 VND for an undeclared change of the office of the representative office or enterprise, or of the operating site of the business person.
2. A fine from 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following violations:
a) The enterprise or representative office has no permanent transaction place.
b) The enterprise leases or lends its trade name at variance with the provisions of law.
c) The enterprise rents, borrows or use the trade name of another enterprise to do business at variance with the provisions of law.
Article 10.- Sanctions against violations in the relations with customers:
1. A warning or fine from 100,000 VND to 500,000 VND and forcible compensation for the damage caused by one of the following violations:
a) Refusal to carry out the product warranty and service set by the State or pledged by the enterprise itself.
b) Refusal to carry out the product warranty and service as required.
2. A fine from 200,000 VND to 1,000,000 VND and forcible compensation for the damage caused by one of the following violations:
a) Under weighing, under measuring or under counting goods for customers.
b) Changing the goods or committing any other acts of cheating that causes damage to customers.
Article 11.- Sanctions against violations of the regulations on domestic sales and purchase and service agency.
1. A fine from 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following violations:
a) Using agent or serving as agent without meeting the conditions on agency in sale, purchase or service.
b) Using agent or serving as agent without contract as required by regulations.
2. A fine from 500,000 VND to 2,000,000 VND for an illegal business act committed in the name of an agent.
Article 12.- Sanctions against violations of the regulations on operation as sales, purchase and service agency for a foreign party:
1. A fine from 500,000 VND to 3,000,000 VND for an act of serving as sales, purchase or service agent for a foreign party without a contract as required.
2. A fine from 3,000,000 VND to 10,000,000 VND and suspension or revocation of the right to use the agent permit for up to 1 (one) year for one of the following violations:
a) Serving as purchase, sales or service agent for a foreign party without an agent permit.
b) Serving as purchase, sales or service agent for a foreign party at variance with the agent permit.
Article 13.- The sanctions against violations of the regulations on the establishment and operation of representative offices and branches of representative offices of foreign economic organizations in Vietnam shall be implemented in accordance with Articles 19 and 20, Chapter IV of Decree No.82-CP of August 2nd, 1994, on the Regulations on Establishment and Operation of the Representative Offices of foreign economic organizations in Vietnam.
When the main organization abroad has gone bankcrupt or has been dissolved but its representative office or branch of its representative office do not cease its operation, the latter shall be sanctioned in accordance with Item 2, Article 20, of Decree No.82-CP of August 2nd, 1994, on the Regulations on Establishment and Operation of the Representative Offices of foreign economic organizations in Vietnam.
Article 14.- Sanctions against violations of the regulations on import and export of goods:
1. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for the authorization to use or the use of an expired import and export permit to import or export goods.
2. A fine from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND, confiscation of the goods and material evidence involved, and revocation of the right or license to do business in direct import and export for up to 1 (one) year. In cases of multiple aggravating factors, the fine may go up to 50,000,000 VND for one of the following violations:
a) Export or import of goods outside the permitted scopes of goods categories and items for direct importexport business.
b) Export or import of goods in quantity and value not prescribed in the export or import permit.
3. A fine from 5,000,000 VND to 20,000,000 VND and confiscation of goods, material evidence involved. In cases of multiple aggravating factors, the fine may go up to 100,000,000 VND for one of the following violations:
a) Engaging in direct export or import without permit.
b) Export or import without permit of goods which require an export or import permit.
c) Export or import of goods banned from export and import by the State.
d) Purchase, sales, assignment of export and import quotas already assigned (including quotas assigned to Vietnam by foreign parties).
Article 15.- Sanctions against violations of the regulations on making and accepting consignment in import and export:
1. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for a consignment of import or export of goods which is not in line with the business scope prescribed in the Business Registration or Business Permit on the lines and categories of goods.
2. A fine from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND and revocation of the right to use business permit for direct import and export for up to 6 (six) months for the reception of import or export consignment which is not within the permitted scope of imports and exports.
Article 16.- Sanctions against violations of the regulations on transport of goods:
1. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND and revocation of the right to use the permit for direct import and export for up to 6 (six) months for an act of transporting goods not consistent with the permit for goods transport.
2. A fine from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for an act of transporting goods without a permit for business operation in goods transport.
3. A fine from 5,000,000 VND to 20,000,000 VND and confiscation of goods and material evidences involved in the unauthorized distribution of goods on transit in Vietnamese territory. In case of multiple aggravating factors, the fine may go up to 100,000,000 VND.
Article 17.- Sanctions against violations of the regulations on goods temporarily imported for reexport:
1. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND and revocation of the right to use the permit to operate in direct import and export for up to 1 (one) year for a transaction for temporary import for re-export not consistent with the provisions of the permit for temporary import for reexport.
2. A fine from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for a transaction on temporary import for re-export without a relevant permit.
3. A fine from 5,000,000 VND to 20,000,000 VND and a confiscation of the involved goods and material evidences. In case of multiple aggravating factors, the fine may go up to 100,000,000 VND for one of the following violations:
a) Temporary import for re-export of goods which are banned from export or import (except for goods allowed by the State under separate regulations).
b) Unauthorized consumption within the Vietnamese territory of goods on temporary import for re-export.
Article 18.- Sanctions against violations of the regulations on consumption of goods produced by foreign-invested enterprises:
1. A fine from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND, and up to 50,000,000 VND in case of multiple aggravating factors, for a violation by a foreign-invested enterprise in distributing products within the Vietnamese territory in excess of the percentage or quantity, categories and value allowed for distribution in Vietnam.
2. A fine from 5,000,000 VND to 20,000,000 VND and confiscation of the involved goods and material evidences. In case of multiple aggravating factors, the fine may go up to 100,000,000 VND for an illegal distribution within the Vietnamese territory of the imports which are to be used for establishment of the joint-venture enterprise or enterprise with 100% foreign investment as prescribed in the investment license.
Article 19.- Sanctions against violations of the regulations on duty-free commodities:
1. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND and suspension of business operation for a shop dealing in duty-free commodities without a relevant license.
2. A fine from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND, and up to 30,000,000 VND in case of multiple aggravating factors, and confiscation of the right to deal in duty-free commodities for up to 6 (six) months, for a transaction in dutyfree commodities not consistent with the provisions of the permit regarding the categories, quota and quantity of the duty-free commodities and the buyers.
3. A fine from 5,000,000 VND to 20,000,000 VND and confiscation of the involved goods and material evidences, even 50,000,000 VND in case of multiple aggravating factors, and revocation of the right to deal in duty-free commodities for up to 6 (six) months, for a distribution of duty-free commodities in excess of the amount allowed for the duty-free shop regarding the imports for sale at the duty-free shop.
Article 20.- Sanctions against violations of the regulations on trade fair and exhibition:
1. A fine from 200,000 VND to 1,000,000 VND for an act of organizing a trade fair or an exhibition not consistent with the permit for business in organizing trade fairs and exhibitions or the permit for organizing such a trade fair or exhibition, and revocation of the permit for business in organizing trade fairs and exhibitions for up to 1 (one) year.
2. A fine from 500,000 VND to 2,000,000 VND for an act of organizing a trade fair or an exhibition without a permit for business in organizing trade fairs and exhibitions or a permit for organizing such a trade fair or exhibition.
3. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
a) Displaying or introducing goods and services which are banned from business and import by the State.
b) Selling goods and commodities on display and other goods at the trade fair or exhibition without permit.
c) Selling goods at the trade fair or exhibition which are not consistent with the authorized terms.
4. A fine from 5,000,000 VND to 15,000,000 VND for an act of illegal consumption of goods temporarily imported for display at a trade fair or exhibition, and confiscation of the involved goods and material evidences.
Article 21.- Sanctions against violations committed by owners of transport means, stores, storage yards and houses:
A fine from 1,000,000 VND to 10,000,000 VND and confiscation of the involved material evidences and instruments, and up to 30,000,000 VND in case of multiple aggravating factors, for one of the following violations:
a) The owner or driver of the transport means intentionally transports goods which are banned by the State from business, or goods which are imported illegally.
b) The owner of stores, storage yards, houses, shops, etc., who intentionally stores, or assists in the consumption of goods which are banned by the State from business or goods which are imported illegally.
Article 22.- Sanctions against other violations by foreign individuals and organizations:
1. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for acts committed by foreign organizations and individuals in distributing within Vietnamese territory consumer goods which are imported duty free for use as provided for by regulations (except for those covered by Point (b), Item 2, of this Article).
2. A fine from 5,000,000 VND to 20,000,000 VND and confiscation of the involved goods and material evidences. In case of multiple aggravating factors, the fine may go up to 100,000,000 VND for foreign organizations and individuals who commit one of the following violations:
a) Operating a trading business within Vietnamese territory without permission by the competent State authority.
b) Selling within the Vietnamese territory communications means, communication equipment and office and interior equipment which have been imported duty free for use as provided for by regulations.
c) Selling within Vietnamese territory transport means, communications means temporarily brought into Vietnam.
Article 23.- Sanctions against acts of hindering State agencies and their staffs from performing their duties in inspecting and handling violations of administrative regulations in the field of trade:
1. A warning or a fine from 200,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:
a) Failing to produce or not producing all the documents and papers related to the inspection of the violation.
b) Failing to report or to report not truthfully the content related to the inspection and handling of the violation.
2. A fine from 500,000 VND to 2,000,000 VND and a forcible compensation of the damage caused by one of the following violations:
a) To hinder the inspection and control of State agencies and their staffs that are assigned to conduct the inspection and control.
b) Intentionally to delay or evade the implementation of the administered sanction against the violation of administrative regulations.
3. A fine from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND and forcible compensation for the losses of evacuated goods and material evidences involved in one of the following violations:
a) Deliberately to undo seals on goods and material evidences which are being sealed or temporarily detained.
b) To smuggle away goods and material evidences which are being inspected or temporarily detained.
Chapter III
COMPETENCE AND PROCEDURE N ORDERING SANCTIONS AGAINST VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS IN THE FIELD OF TRADE
Article 24.- The competence in ordering sanctions against violations of administrative regulations in the field of trade of the People's Committees at different levels:
1. The President of the People's Committee of commune or ward or township has the authority to:
a) Issue warnings.
b) Order fines of up to 200,000 VND.
c) Confiscate goods, material evidences and tools which are employed in the violation of administrative regulations and which are valued up to 500,000 VND.
d) Forcible compensation of up to 500,000 VND for damage caused by the violation.
e) Forcible restoration to the original state what has been changed by the violation of administrative regulations.
f) Forcible suspension of activities which cause environmental pollution or spread of epidemics.
g) Destruction of products which are harmful to human health.
2. The President of the People's Committee of district or provincial town or provincial city has the authority to:
a) Issue warnings.
b) Order fines of up to 10,000,000 VND.
c) Confiscate goods, material evidences and tools which are employed in the violation of administrative regulations and which are valued to 100,000,000 VND.
d) Revoke the right to use the permit for trade business issued by an authority of district level for up to 1 (one) year.
e) Order forcible compensation for up to 1,000,000 VND for the damage caused by the violation of administrative regulations.
f) Order forcible implementation of measures to overcome the consequences of the violation of administrative regulations.
g) Order forcible destruction as regulated of goods which are harmful to human health, and of depraved cultural products.
3. The President of the People's Committee of province or city directly under the Central Government has the authority to:
a) Issue warnings.
b) Order fines of up to 100,000,000 VND.
c) Order the confiscation of goods, material evidences and tools which are employed in the violation of administrative regulations.
d) Order the revocation of the right to use the Trade Business Permit and Trade Business Registration issued by the province or city authority.
e) Apply other sanctioning measures stipulated in Points (e), (f) and (g), Item 2, of this Article.
Article 25.- Competence of the Market- Management Service in sanctioning violations of administrative regulations:
1. The Controller on duty has the authority to:
a) Issue warnings.
b) Order fines of up to 200,000 VND.
2. The Chief of a Market-Management Team has the authority to:
a) Issue warnings.
b) Order fines of up to 1,000,000 VND.
c) Order confiscation of goods, material evidences and tools which are employed in the violation of administrative regulations and which are valued up to 20,000,000 VND.
d) Order forcible destruction as regulated of the goods which are harmful to human health, and of depraved cultural products.
3. The Chief of a Regional Market-Management Station has the authority to:
a) Issue warnings.
b) Order fines of up to 10,000,000 VND
c) Order confiscation of the goods, material evidences and tools which are employed in the violation of administrative regulations and which are valued up to 100,000,000.
d) Order revocation for up to 1 (one) year of the right to use the business permits issued by district-level authority, and the other permits for trade activities issued by the provincial services.
e) Order forcible destruction as regulated of the goods which are harmful to human health, and of depraved cultural products.
4. The Director of the Market-Management Department has the authority to:
a) Issue warnings.
b) Order fines of up to 20,000,000 VND.
c) Order the confiscation of the goods, material evidences and tools which are employed in the violation of administrative regulations.
d) Order the revocation of the right to use the Business Permit, Business Registration and the other permits for trade activities issued by the local authorities.
e) Order the forcible destruction as regulated of the goods which are harmful to human health, and of depraved cultural products.
Article 26.- Competence of the People's Police, Customs Office, Frontier Guard Force and Specialized Inspection Bodies in handling violations of administrative regulations in the field of trade.
1. The competent authorities of the People's Police, Customs Office, Frontier Guard Force and Specialized Inspection Bodies have the authority to order sanctions against violations of administrative regulations in the field of trade as provided for in Articles 29 and 30 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
2. In case the violation of administrative regulations in the field of trade falls within the jurisdiction of many specialized managerial authorities, the sanctioning shall be ordered by the first authority that handles the case.
Article 27.- The procedure for handling violations of administrative regulations in the field of trade:
1. The procedures and order for the handling of violations of administrative regulations in the field of trade shall be conducted as provided for by the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
2. The violations of administrative regulations shall all be filed and stored in full at the offices of the sanctioning authorities for a period of time as regulated.
3. Organizations and individuals that are fined must pay the fines at the places specified in the sanctioning decisions. Direct collection of fines in any form by the sanctioning authority is prohibited.
4. In applying the form of confiscation of the material evidences and tools employed in the violation, the sanctioning authority shall strictly follow the procedure specified in Article 51 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations. All goods, material evidences and tools involved in the violation which are confiscated shall be transferred to the financial authority of the same level for auction as regulated. The proceeds of the auction shall be remitted to the State Treasury as regulated.
5. The regime for the management and use of the fines, proceeds from auctions of the involved goods, material evidences and tools which are confiscated from the violations is effected according to Government provisions.
Article 28.- The implementation and enforcement of the sanction in the field of trade:
1. The organization and individual that is sanctioned for a violation of administrative regulations as provided for by this Decree shall strictly observe the sanctioning decision made by the competent authority within the specified period of time. If he/she/it refuses to implement the sanction or deliberately evades the sanction, forcible implementation shall be applied to ensure the implementation, as provided for in Article 55 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations and Article 23 of this Decree.
2. In applying measures to force the implementation of the sanction against violation of administrative regulations, the competent authority shall strictly comply with the procedures and order of forcible implementation as prescribed by law.
Article 29.- The application of measures to prevent violations of administrative regulations in the field of trade:
1. In order to prevent promptly violations and ensure the handling of the violations of administrative regulations in the field of trade, the competent authority is allowed to apply preventive administrative measures as provided for in Article 38 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
2. The competence, procedures and order for the application of preventive administrative measures and the guarantee of the sanctioning of violations of administrative regulations in the field of trade shall be applied as stipulated in the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
Article 30.- The denunciations and complaints against the sanctioning of violations of administrative regulations in the field of trade and their settlement:
1. Any citizen has the right to denounce to the competent State authority the acts of violation of administrative regulations committed by organizations and individuals, as well as the acts of violation committed by the competent authority in the handling of violations of administrative regulations in the field of trade.
2. The organizations and individuals that commit violations of administrative regulations and that are subjected to preventive administrative measures (or their legitimate representatives) have the right to complain about the sanctions or application of preventive measures against them.
3. The procedures, order, time limit and competence for complaint and denunciation as well as for the settlement of the complaints and denunciations shall be conducted as provided for by the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
Article 31.- The handling of the violations committed by the authorities with competence in handling violations of administrative regulations in the field of trade is applied as follows:
The competent authority in the handling of violations of administrative regulations in the field of trade who commits arbitrary actions, tolerance or coverup of wrongdoings, who refuses to handle or handles not in time, improperly, or at variance with his/her competence, or who usurps or uses without authorization the money, goods, material evidence and tools confiscated from the violation, causes obstacles to the lawful flow of goods and damage to business people, shall depending on the nature of the violation and the degree of its seriousness be subjected to administrative sanction or shall be examined for penal liability.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 32.- This Decree takes effect from the date of its signing. The previous provisions on sanctions against violations of administrative regulations in the field of trade which are contrary to this Decree are now annulled.
Article 33.- The Minister of Trade, other Ministers, Heads of the Agencies at ministerial level and Agencies attached to the Government, Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, are responsible for implementing this Decree.
 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
THE GOVERNMENT






Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 01/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất