Thông tư 01/2002/TT-BCN của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá

thuộc tính Thông tư 01/2002/TT-BCN

Thông tư 01/2002/TT-BCN của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2002/TT-BCN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Châu Huệ Cẩm
Ngày ban hành:26/02/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 01/2002/TT-BCN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 01/2002/TT-BCN
NGÀY 26 THÁNG 2 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 76/2001/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2001
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ
KINH DOANH THUỐC LÁ

 

Căn cứ Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001của chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá; sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể một số điều của Nghị dịnh như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Thông tư này hướng dẫn điều kiện kinh soanh mua bán nguyên liệu thuốc lá; điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá và trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá; quản lý năng lực và đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá; quản lý, kiểm tra và xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá.

2. Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam có tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Hoạt động kimh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện không cần giấy phép. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế chỉ được kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá khi có đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này.

4. Nhà nước thực hiện độc quyền về sản xuất thuốc lá điếu, chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước được Bộ Công nghiệp cấp giấy phép sản xuấtt sản phẩm thuốc lá mớí được sản xuất sản phẩm thuốc lá. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc lá phải thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá có vốn đầu tưnước ngoài được sản xuất thuốc lá trong phạm vi giấy phép đầu tư, phải tuân thủ các quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 76/2001/NĐ-CP Ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

5. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá (được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Thông tư này), nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá (giấy cuốn phần có thuốc lá sợi của điếu thuốc) là hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp.

6. Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất; đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất do di chuyển địa điểm hoặc sản xuất để xuất khẩu phải phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành thuốc lá trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và không vượt quá tổng năng lực sản xuất do Bộ công nghiệp xác định và công bố.

II. KINH DOANH MUA BÁN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ

 

1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Thương nhân là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.

2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và trang, thiết bị:

a) Diện tích của cơ sở thu mua nguyên liệu bao gồm khu phân loại, đóng kiện và kho nguyên liệu phải đủ rộng, phù hợp quy mô kinh doanh và tổng diện tích không dưới 500m2.

b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang, thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm các ôn ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng chống sâu mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm.

c) Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá và phải có mẫu lá thuốc lá nguyên liệu theo tiêu chuẩn phân cấp do Bộ Công nghiệp quy định.

3. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:

Cơ sở thu mua phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

 

III. SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

 

A. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

 

1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Là doanh nghiệp Nhà nước đã được thành lập theo quy định của pháp luật và đang tiến hành sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010, do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam quản lý.

2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:

a) Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo tỷ lệ do Bộ Công nghiệp quy định trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn quốc tế hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu. Tỷ lệ này được quy định trong từng thời kì, phù hợp với Đề án phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải tham gia đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư thông qua các thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá có đầu tư trực tiếp trồng thuốc lá phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Đề án phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Điều kiện về sản lượng sản xuất:

Sản lượng các sản phẩm thuốc lá do doanh nghiệp sản xuất được quy đổi ra thuốc lá điếu (loại 20điếu/bao) phải đạt từ 50 triệu bao/năm trở lên.

4. Điều kiện về máy móc thiết bị:

a) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: chế biến sợi, vấn điếu, đóng bao.

b) Công đoạn chế biến sợi phải có các thiết bị tối thiểu đảm bảo tính đồng bộ của công đoạn, bao gồm: máy hấp, máy gia ẩm, máy gia liệu, xy lô trữ và ủ lá, máy thái, máy sấy sợi, máy làm dịu, thiết bị phun hương, phối trộn và các cân định lượng.

Dây truyền chế biến sợi phải được chuyên môn hoá, bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

c) Đối với những doanh nghiệp không có dây truyền chế biến sợi phải có hợp đồng gia công chế biến sợi. Đơn vị nhận gia công chế biến sợi phải đáp ứng được các điều kiện được quy định ở điểm b nêu trên.

d)Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay.

e) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc là phải có các thiết bị kiểm tra tối thiểu để thực hiện đo lường kiêm tra các chỉ tiêu chất lượng như: Trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc, hàm lượng bụi trong sợi. Đối với các chỉ tiêu lý, hoá khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiêm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống để theo dõi lâu dài.

g) Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp. Doanh nghiệp không được thuê, mượn các máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá thuộc sở hữu của các tổ chức và cá nhân không có chức năng sản xuất sản phẩm thuốc lá.

5. Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá:

Các cơ sở sản xuất thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh cơ sở theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, và Quyết định số 4196/1999/QD-BYT ngày 29/12/1999 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm".

6. Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá:

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam.

7) Điều kiện về môi trường và phòng chống cháy nổ: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phái có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước .

 

B. THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP
SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

 

1. Bộ công nghiệp là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c) Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này, bao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, trong đó cần nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm thuốc lá (sản lượng đã được quy đổi).

- Bảng kê danh mục máy móc thiết bị, năng lực sản xuất thuốc lá điếu và năng lực từng công đoạn quy đổi ra bao 20 điếu tính theo 2 ca/ngày cho 3 năm gần nhất. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị.

- Hợp đồng gia công chế biến sợi, hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng (nếu có).

- Bảng kê diện tích kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.

- Bản sao hợp lệ giấy đăng ký chất lượng hoặc bản công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng.

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm thuốc lá.

- Bản sao hợp lệ giấy phép về môi trường hoặc giấy chứng nhận đánh giá tác động ảnh hưởng tới môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy do công an có thẩm quyền cấp.

3. Trình tự cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá:

a. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công nghiệp xem xét và cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công nghiệp sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.

4. Giấy phép được làm thành 5 bản: 2 bản lưu tại Bộ Công nghiệp, 1 bản gửi Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, 1 bản gửi cơ quan chủ quản cấp trên của doanh nghiệp, 1 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép.

5. Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có thời hạn 5 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị gia hạn giấy phép gửi về Bộ Công nghiệp để xem xét gia hạn.

6. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ bị thu hồi giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá và những quy định khác tại Thông tư này hoặc trường hợp doanh nghiệp bị sáp nhập, giải thể.

7. Doanh nghiệp được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

 

IV. ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

 

1. Quản lý năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá:

a. Tổng năng lực sản xuất được quy định là năng lực sản xuất đồng bộ trong dây chuyền sản xuất sản phẩm thuốc lá (bao gồm các máy móc thiết bị chính trên các công đoạn: chế biến sợi, vấn điếu, đóng bao) và được tính cho 2 ca/ngày tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14/8/2000 của Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010.

b. Bộ Công nghiệp phối hợp với các cơ quan có liên quan và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam xác định, công bố tổng năng lực sản xuất của từng đơn vị làm cơ sở cho việc đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá và nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá.

- Doanh nghiệp được đầu tư tăng năng lực sản xuất trong trường hợp sản xuất thuốc lá xuất khẩu và chỉ được sản xuất trong phạm vi tổng công suất đã được xác định và công bố.

- Hàng năm các đơn vị phải gửi báo cáo thống kê năng lực sản xuất thuốc lá của đơn vị mình về Bộ Công nghiệp.

2. Một số quy định về đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm thuốc lá:

a. Trước khi triển khai lập dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải có văm bản xin ý kiến thoả thuận của Bộ công nghiệp. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp. Bộ công nghiệp có văn bản trả lời, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.

b. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, phương án xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu có đầu tư thay thế).

c. Sau khi có văn bản thoả thuận của Bộ công nghiệp, doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư theo trình tự và thủ tục về đầu tư và xây dựng cơ bản do Nhà nước quy định.

d. Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ công nghiệp kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá đã thay thế trong quá trình đầu tư.

 

V. NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH
THUỐC LÁ, NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ, GIẤY CUỐN ĐIẾU THUỐC LÁ

 

1. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá là các loại hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ công nghiệp. Chỉ doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được nhập khẩu các hàng hoá trên .

2. Doanh nghiệp có thể nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác nhập khẩu qua những đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu để nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để phục vụ sản xuất.

3. Nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá.

a. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá được nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá.

b. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nhập khẩu của doanh nghiệp, căn cứ vào dự án đầu tư đã được phê duyệt, Bộ công nghiệp có văn bản chấp thuận hoặc từ chối việc nhập khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp.

4. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá.

a. Chậm nhất ngày 15 tháng 11 hàng năm, các doạnh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải gửi nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá cho năm sau về Bộ công nghiệp. Trên cơ sở sản lượng sản xuất, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước và báo cáo của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam về khả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước, chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm, Bộ công nghiệp sẽ có văn bản thông báo kế hoạch nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.

b. Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nếu không sử dụng hết, chỉ được bán lại cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

5. Đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để phục vụ xuất khẩu, Bộ công nghiệp sẽ xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp và hồ sơ liên quan đến kế hoạch xuất khẩu.

6. Hàng năm, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng đối với máy móc thiết bị, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ cho Bộ công nghiệp.

 

VI. QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ.

 

1. Tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức để sản xuất sản phẩm thuốc lá.

2. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị tịch thu và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

a. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp:

- Nhập khẩu trước thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12/5/1999 không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ.

- Nhập khẩu sau thời điểm Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12/5/1999 có hiệu lực nhưng không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ và văn bản thoả thuận đồng ý của Bộ công nghiệp.

b. Việc xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị tịch thu được thực hiện theo quy định hiện hành và chỉ được phép bán lại cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

3. Việc nhượng bán, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá ngoài việc thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về thanh lý tài sản còn phải tuân thủ các quy định sau:

a. Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá.

b. Máy móc thiết bị không còn giá trị sử dụng phải thanh lý dưới dạng phế liệu.

c. Các doanh nghiệp sau khi nhượng bán, thanh lý phải báo cáo về Bộ Công nghiệp kết quả thực hiện.

4. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các ngành Công an, Quản lý thị trường, Hải quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với những máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp.

 

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

 

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành, các quy định trước đây trái với quy định của Thông tư này đều bị bãi bỏ.

2. Những thương nhân hiện đang kinh doanh nguyên liệu thuốc lá đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước ngày ban hành Thông tư này, vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải điều chỉnh bổ sung đầy đủ các điều kiện quy định của Thông tư này trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.

3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, các doanh nghiệp đủ điều kiện về chủ thể kinh doanh như quy định tại mục III.A nếu tiếp tục hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc lá phải đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá và nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ Công nghiệp. Trong thời gian chờ cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Bộ Công nghiệp có văn bản cấp hoặc từ chối cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

4. Các doanh nghiệp có liên quan đến các hoạt động kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá có trách nhiệm thực hiện đúng hướng dẫn của Thông tư này.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công nghiệp để xem xét, bổ sung, sửa đổi kịp thời.


PHỤ LỤC

DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2002/TT-BCN
ngày 26 tháng 02 năm 2002 của Bộ Công nghiệp)

 

I. DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ

 

A. Công đoạn chế biến lá

1. Máy cắt đầu lá

2. Xy lanh làm ẩm

3. Hầm ủ lá (Xy lô trữ và ủ lá)

4. Máy sấy lá (sấy, làm lạnh, làm dịu)

5. Hệ thống cân và đóng (ép) kiện lá

B. Công đoạn chế biến cọng

1. Xy lanh làm ẩm cọng lần 1

2. Xy lanh làm ẩm cọng lần 2

3. Hệ thống tước cọng, tách lá

4. Máy sấy cọng (sấy, làm lạnh, làm dịu)

5. Máy phân loại, làm sạch cọng

6. Hệ thống cân và đóng (ép) kiện cọng

 

II. DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN SỢI

 

A. Công đoạn lá

1. Thiết bị hấp chân không

2. Máy cắt đầu lá

3. Xy lanh làm ẩm lá

4. Xy lanh gia liệu

5. Hầm ủ lá (xy lô trữ và ủ lá)

6. Thiết bị dò kim loại

7. Máy thái lá

8. Thiết bị trương nở sợi

9. Thiết bị sấy lá (sấy, làm lạnh, làm dịu)

10. Hệ thống các cân định lượng

 

B. Công đoạn tách cọng

1. Máy tước cọng

2. Xy lanh gia ẩm cọng lần 1

3. Hầm ủ cọng (Xy lô trữ và ủ cọng)

4. Xy lanh gia ẩm cọng lần 2

5. Thiết bị cán cọng

6. Máy thái cọng

7. Thiết bị trương nở cọng

8. Thiết bị sấy cọng

9. Thiết bị phân ly cọng

10. Hầm ủ cọng (Xy lô ủ sợi cọng)

11. Hệ thống các cân định lượng

C. Công đoạn phối trộn sợi

1. Thiết bị phun hương

2. Hầm ủ sợi (Xy lô ủ sợi)

3. Hệ thống vận chuyển sợi đến (bằng khí độc học hoặc cơ học)


III. MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT THUỐC ĐIẾU

 

A. Công đoạn vấn điếu-ghép đầu lọc

1. Máy vấn điếu

2. Máy ghép đầu lọc

3. Máy nạp khay

B. Công đoạn đóng bao

1. Máy đóng bao

2. Máy đóng bóng kính bao

3. Máy đóng tút

4. Máy đóng bóng kính tút

5. Máy đóng thùng carton.


 

BỘ CÔNG NGHIỆP

 

Số: /GP-BCN

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

 

 

Hà nội, ngày tháng năm

GIẤY PHÉP
SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

(Cấp cho Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định
tại nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001
của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá)

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

 

Cấp cho Doanh nghiệp.........................................................................................

.............................................................................................................................

Trụ sở giao dịch...................................................................................................

.......................... Điện thoại:............................... Fax:.........................................

Địa điểm sản xuất................................................................................................

.............................................................................................................................

Quyết định thành lập số:........... ngày.......... tháng......... năm........ của...............

............................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:........ngày........ tháng........... năm...... do....................................................cấp ngày...... tháng...... năm.........

Cơ quan cấp trên trực tiếp: .................................................................................

............................................................................................................................

Doanh nghiệp được phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá sau:....................

.............................................................................................................................. và phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Nghị định số 76/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 01/2002/TT-BCN ngày 26 tháng 02 năm 2002 của Bộ Công nghiệp.

Thời hạn hiệu lực: .............................................................................................

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

 


CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


............., ngày...... tháng....... năm............

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

(Dùng cho Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá)

 

Kính gửi: Bộ công nghiệp

 

Tên doanh nghiệp:.................................................................................................

..............................................................................................................................

Trụ sở giao dịch:...................... Điện thoại:......................... Fax:..........................

..............................................................................................................................

Địa điểm sản xuất.................................................................................................

..............................................................................................................................

Quyết định thành lập số.............. ngày....... tháng....... năm....... của....................

..............................................................................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số........... ngày....... tháng....... năm..........

do.................................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................

Cơ quan cấp trên trực tiếp: .................................................................................

.............................................................................................................................

Đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét cấp Giấy phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá:............................................................................................................................ và xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại nghị định số 76/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 01/2002/TT-BCN ngày 26 tháng 02 năm 2002 của Bộ Công nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(ký tên, đóng dấu)

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 01/2002/TT-BCN

Hanoi, February 26, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENTS DECREE NO. 76/2001/ND-CP OF OCTOBER 22, 2001 ON CIGARETTE PRODUCTION AND TRADING ACTIVITIES

Pursuant to the Government’s Decree No. 76/2001/ND-CP of October 22, 2002 on cigarette production and trading activities; after consulting with the concerned ministries and branches, the Ministry of Industry hereby guides in detail a number of articles of the Decree as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. This Circular guides the conditions for trading in cigarette raw materials; the conditions for production of cigarette products and the order, procedures and competence for licensing the production of cigarette products; the conditions for import of specialized cigarette machinery and equipment, cigarette raw materials, cigarette papers; the management of capacity and investment in production of cigarette products; management, inspection and handling of specialized cigarette producing machinery and equipment.

2. This Circular applies to enterprises of all economic sectors, which are set up under Vietnamese laws and engaged in cigarette production and business activities on the Vietnamese territory.

3. The trading in cigarette raw materials is a conditional business line requiring no permits. Enterprises of all economic sectors may trade in cigarette raw materials only when satisfying all conditions prescribed in this Circular.

4. The State shall monopolize the cigarette production and only State enterprises licensed by the Ministry of Industry to produce cigarette products can produce them. Enterprises engaged in cigarette production activities must strictly comply with the provisions of this Circular.

Foreign-invested enterprises engaged in the production of cigarette products can produce cigarettes within the scope of their investment licenses and must abide by the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam and the Government’s Decree No.76/2001/ND-CP of October 22, 2001 on cigarette production and trading activities.

5. Specialized cigarette machinery and equipment (specified in the Appendix to this Circular), cigarette raw materials, cigarette papers (for rolling the cigarette section containing shredded tobacco) are imported goods subject to the Industry Ministry’s specialized management.

6. Intensive investment, renewal of manufacturing equipment and technologies; investment in new construction, investment in expansion of production establishments due to their relocation or in production for export must be in line with the planning on development of the cigarette industry in each period, approved by the Prime Minister, and must not exceed the total production capacity determined and announced by the Ministry of Industry.

II. TRADING IN CIGARETTE RAW MATERIALS

1. Conditions on business subjects:

Traders are enterprises having business registration for goods items being cigarette raw materials.

2. Conditions on material and technical foundations as well as equipment and facilities:

a) The raw materials-purchasing and-collecting establishments must be large enough and compatible with the business scale and each covers a total area of at least 500 m2, comprising the sorting area, the packing area and the warehouse.

b) There are separate warehouses for cigarette raw materials, which must be furnished with ventilation system as well as equipment and devices suitable to the requirement of preserving cigarette raw materials, including temperature and humidity meters for checking the relative air temperature and humidity in the warehouses; anti-worm preventing and combating means; must be adequately furnished with shelves and/or platforms to hold cigarette bales arranged at least 20 cm above the floor and at least 50 cm from walls and pillars.

c) The purchasing and collecting locations must be put up with signboards inscribed with the names of traders dealing in cigarette raw materials and must have cigarette raw materials samples according to the classified standards set by the Ministry of Industry.

3. Conditions on environmental protection, fire and explosion prevention and fighting:

The purchasing and collecting establishments must be adequately furnished with fire- fighting means and equipment and ensure environmental hygiene and safety according to the State’s regulations.

III. PRODUCTION OF CIGARETTE PRODUCTS

A. CONDITIONS FOR PRODUCTION OF CIGARETTE PRODUCTS

1. Conditions on business subjects:

They are State enterprises set up under the provisions of law and carrying out the production of cigarette products before the time of promulgating the Government’s Resolution No.12/2000/NQ-CP of August 14, 2000 on the national policy to prevent cigarette harms in the 2000-2010 period, and managed by the provincial or municipal People’s Committees or Vietnam Cigarette Corporation.

2. Conditions on investment in and use of home-grown cigarette raw materials:

a) Enterprises producing cigarette products must use home-grown cigarette raw materials for the production of cigarette products at the rate set by the Ministry of Industry, except for case of production of international label- cigarettes or cigarette products for export. This rate shall be stipulated in each period, suitable to the scheme on development of cigarette raw materials zone, approved by the Prime Minister.

b) Enterprises producing cigarette products must participate in investment in growing cigarette raw materials in form of direct investment or investment cooperation through cigarette raw materials traders directly investing in tobacco growing in compatibility with the enterprises production and business scales as well as the scheme on development of cigarette raw materials zones, approved by the Prime Minister.

3. Conditions on production output:

The output of cigarette products turned out by enterprises, which shall be converted into rolled cigarettes (type of 20 cigarettes/pack) must reach 50 million packs/year or more.

4. Conditions on machinery and equipment:

a) Enterprises manufacturing cigarette products must have specialized machinery and equipment, including those for major production stages: fiber processing, cigarette rolling, packing.

b) The fiber-processing stage must be furnished with minimum equipment ensuring the synchronism of the stage, including steamer, moisture raiser, materials feeder, leaf storing and warming silos, cutter, fiber dryer, aroma sprayer, mixer and quantification scales.

The fiber-processing chain must be specialized and arranged in a space satisfying industrial hygiene, labor safety and environmental sanitation standards.

c) Enterprises having no fiber-processing chains must have fiber-processing contracts. Units undertaking the processing must satisfy the conditions prescribed at Point b above.

d) At the stage of cigarette rolling, packing, cartonning, enterprises must use automatic rolling, packing and cartonning machines, except for cases where cigarette products must be manually turned out by traditional methods.

e) Enterprises manufacturing cigarette products must have minimum inspecting equipment to carry out measurement for inspection of quality criteria such as cigarette weight, cigarette circumference, cigarette press reduction degree, dust content in fiber. For other physio-chemical criteria and cigarette hygiene criteria, enterprises may inspect by themselves or through service units with inspection function. The inspection results must be systematically archived for long-term monitoring.

f) All machinery and equipment used for the production of cigarette products must have lawful origins. Enterprises must not rent or borrow cigarette-machinery and equipment owned by organizations and/or individuals that have no function to produce cigarette products.

5. Conditions on cigarette product quality, hygiene and safety:

Cigarette- producing establishments must satisfy the requirements on quality and establishment hygiene according to Vietnam Standards, branch standards and the Health Ministry’s Decision No.4196/1999/QD-BYT of December 29, 1999 promulgating the Regulation on foodstuff quality, hygiene and safety.

6. Conditions on ownership of trademarks

Cigarette-manufacturing enterprises must have the right to own or lawfully use trademarks which have been registered and protected in Vietnam.

7. Conditions on environment and fire and explosion prevention and fighting:

Cigarette-manufacturing enterprises must be adequately furnished with fire-fighting devices and equipment and ensure environmental hygiene according to the State’s regulations.

B. COMPETENCE, ORDER AND PROCEDURES FOR LICENSING THE PRODUCTION OF CIGARETTE PRODUCTS

1. The Ministry of Industry shall be the body competent to license the production of cigarette products.

2. The dossier of application for a license to manufacture cigarette products shall include:

a) The application for the cigarette- manufacturing license.

b) The valid copy of the business registration certificate.

c) Documents relating to the business criteria and conditions prescribed in this Circular, including:

- The report on business operation results of the enterprise for the three latest years, clearly stating the production output criteria for each group of cigarette products (the converted output).

- The list of machinery and equipment, cigarette-production capacity and the capacity of each stage, converted into 20 cigarette- packs, calculated on 2 shifts/day for 3 latest years. The dossiers evidencing the lawful origins of machinery and equipment.

- The fiber-processing contract, quality inspection service contract (if any).

- The declaration of acreage of warehouses, workshops, working offices and other support areas.

- The valid copy of the quality registration paper or the quality standard compatibility announcement.

- The valid copies of papers certifying the ownership or the lawful use of trademarks for cigarette products.

- The valid copy of the environment permit or the certificate of assessment of impacts on environment, granted by competent bodies.

- The valid copy of the certificate of fire-fighting safety, issued by the competent police office.

3. The order of licensing the production of cigarette products:

a) Within 30 days as from the date of receiving the complete and valid dossiers, the Ministry of Industry shall consider and license the production of cigarette products. In case of refusal, it must give written reply and clearly state the reasons therefor.

b) In cases where the dossiers are incomplete, within 7 days as from the date of receiving the dossiers from enterprises, the Ministry of Industry shall request in writing the enterprises to supplement the dossiers.

4. A license shall be issued in 5 copies: 2 copies shall be archived at the Ministry of Industry, 1 sent to the Industry Department of the province or city where the enterprise is headquartered, 1 sent to the superior managing agency of the enterprise, and 1 to the licensed enterprise.

5. A license for manufacturing cigarette products shall be valid for 5 years. 30 days before its expiry, the concerned enterprise must send a written request for extension to the Ministry of Industry for consideration and decision.

6. Enterprises manufacturing cigarette products shall have their licenses revoked if they seriously violate the conditions for manufacture of cigarette products and other provisions of this Circular or if they are merged or dissolve.

7. Enterprises licensed to manufacture cigarette products must pay a fee amount as provided for by the Ministry of Finance.

IV. INVESTMENT IN MANUFACTURE OF CIGARETTE PRODUCTS

1. Management of cigarette product- manufacturing capacity:

a) The prescribed general production capacity is the synchronous production capacity in the cigarette products- manufacturing chain (including major machinery and equipment at various stages of fiber processing, cigarette rolling, packing) and is calculated on 2 shifts/day at the time of promulgating the Government’s Resolution No.12/2000/NQ-CP of August 14, 2000 on the national policy to prevent and combat cigarette harms in the 2000-2010 period.

b) The Ministry of Industry shall coordinate with the concerned agencies and Vietnam Cigarette Corporation in determining and announcing the general production capacity of each unit for use as basis for investment in the production of cigarette products and the import of specialized cigarette machinery and equipment.

- Enterprises may make investment to raise their production capacities in cases of producing cigarettes for export and may only produce within the determined and announced general capacities.

- Annually, units must send statistical reports on their cigarette production capacities to the Ministry of Industry.

2. A number of stipulations on intensive investment in the production of cigarette products:

a) Before elaborating the construction investment projects, investors must obtain the written consent of the Ministry of Industry. Within 15 days as from the date of receiving the enterprises written requests, the Ministry of Industry must reply them in writing; in case of refusal, it must clearly state the reasons therefor.

b) The written requests contain the following details: the project’s name, location, major relevant technical parameters, the plan for handling of replaced machinery and equipment (if replacement investment is made).

c) After getting the written consent of the Ministry of Industry, the enterprises shall deploy the investment according to the investment and capital construction order and procedures prescribed by the State.

d) Enterprises must report to the Ministry of Industry on the results of handling the specialized cigarette machinery and equipment replaced in the course of investment.

V. IMPORT OF SPECIALIZED CIGARETTE MACHINERY AND EQUIPMENT, CIGARETTE RAW MATERIALS, CIGARETTE PAPERS

1. The specialized cigarette machinery and equipment, cigarette raw materials and cigarette papers are import goods subject to the specialized management of the Ministry of Industry. Only enterprises licensed to produce cigarette products can import the above-said commodities.

2. Enterprises may directly conduct the import or entrust the import of specialized cigarette machinery and equipment, cigarette raw materials and/or cigarette papers to units with export and import business function in service of production.

3. Import of specialized cigarette machinery and equipment:

a) The imported specialized cigarette machinery and equipment must be compatible with the production capacities of the enterprises manufacturing cigarette products.

b) Within 10 days as from the date of receiving the import requests from the enterprises, based on the already approved investment projects, the Ministry of Industry shall issue written approval or disapproval of the import of machinery and equipment by the enterprises.

4. Import of cigarette raw materials, cigarette papers:

a) Annually on November 15 at the latest, the cigarette product- manufacturing enterprises must send their requests for the import of cigarette raw materials, cigarette papers for the subsequent year to the Ministry of Industry. On the basis of production output, the percentages of using home-grown cigarette raw materials and the report of Vietnam Cigarette Corporation on the capability to supply domestic raw materials, on December 15 every year at the latest, the Ministry of Industry shall send written notices on import plans to the enterprises and relevant agencies.

b) The imported cigarette raw materials and cigarette papers can be used only for the production of cigarette products according to the enterprises production plans. If they are not used up, they can be resold only to enterprises which have been licensed to manufacture cigarette products.

5. For cases of importing cigarette raw materials in service of production, the Ministry of Industry shall consider and settle case by case on the basis of the enterprises requests and the dossiers relating to the export plans.

6. Annually, the cigarette product- manufacturing enterprises must report on the import and use of the imported specialized cigarette machinery and equipment, cigarette raw materials and cigarette papers in the period to the Ministry of Industry.

VI. MANAGEMENT, CONTROL AND HANDLING OF SPECIALIZED CIGARETTE MACHINERY AND EQUIPMENT

1. Organizations and individuals that have no licenses to manufacture cigarette products must not use specialized cigarette machinery and equipment for the manufacture of cigarette products.

2. Specialized cigarette machinery and equipment having no lawful origins shall be confiscated and handled according to law provisions.

a) The specialized cigarette machinery and equipment shall be considered unlawful in the following cases:

- Being imported before the time of promulgating Directive No. 13/1999/CT-TTg of May 12, 1999 without valid import papers and procedures.

- Being imported after the time Directive No. 13/1999/CT-TTg of May 12, 1999 took effect but without valid import papers and procedures and the written consents of the Ministry of Industry.

b) The handling of confiscated specialized cigarette machinery and equipment shall comply with the current regulations and they can be resold only to enterprises licensed to manufacture cigarette products.

3. The sale and liquidation of specialized cigarette machinery and equipment of cigarette product- manufacturing enterprises must comply with the State’s current regulations on liquidation of property and also with the following stipulations:

a) Enterprises can only sell machinery and equipment which still have use value to enterprises licensed to produce cigarettes.

b) Machinery and equipment which have no more use value must be liquidated in form of discarded materials.

c) After selling or liquidating them, enterprises must report to the Ministry of Industry on the results thereof.

4. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility and coordinate with the police, market control and customs forces in organizing the inspection, detection and handling of specialized cigarette machinery and equipment without lawful origins.

VII. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its signing for promulgation; previous regulations contrary to the provisions of this Circular shall all be annulled.

2. Those traders who are dealing in cigarette raw materials and have registered their business operations before the date of promulgating this Circular may continue their business activities but have to fully satisfy the conditions prescribed in this Circular within 4 months as from the date this Circular takes effect.

3. Within 90 days as from the date this Circular takes effect, the enterprises which satisfy all conditions on the business subjects as provided for in Section III.A, if wishing to continue the manufacture of cigarette products, must apply for the granting of licenses for manufacture of cigarette products and file dossiers for registration at the Ministry of Industry. Pending the granting of licenses, the enterprises shall continue their operation till the Ministry of Industry issues written approval or disapproval of the granting of licenses for production of cigarette products.

4. Enterprises engaged in activities of cigarette raw materials trading, cigarette product manufacture and/or import of specialized cigarette machinery and equipment, cigarette raw materials as well as cigarette papers shall have to strictly comply with the guidance in this Circular.

5. If any problems arise in the course of implementation, they should be reported to the Ministry of Industry for timely consideration, amendment and/or supplementation.

 

 

FOR MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER




Chau Hue Cam

 

APPENDIX

LIST OF SPECIALIZED CIGARETTE MACHINERY AND EQUIPMENT
(Issued together with the Industry Ministry’s Circular No.01/2002/TT-BCN of February 26, 2002)

I. CIGARETTE RAW MATERIALS- PROCESSING CHAIN

A. TOBACCO LEAF- PROCESSING STAGE:

1. Leaf stalk cutter

2. Humidifying syringe

3. Leaf- warming shelter (leaf- storing and -warming silo)

4. Leaf- dryer (drying, cooling, softening)

5. Leaf bale weighing and packing (pressing) system.

B. Stem-processing stage

1. First stem-moistening syringe

2. Second stem-moistening syringe

3. Stem-stripping and leaf- separating system

4. Stem-drying machine (drying, cooling, softening)

5. Stem-sorting, cleaning machine

6. Stem- weighing and packing (pressing) system.

II. FIBER-PROCESSING CHAIN

A. LEAF- PROCESSING STAGE

1. Vacuum steaming equipment

2. Leaf stalk cutter

3. Leaf- moistening syringe

4. Material feeders.

5. Leaf- warming shelter (leaf-storing and warming silo)

6. Metal prober.

7. Leaf shredder

8. Fiber-swelling equipment.

9. Leaf-drying equipment (drying, cooling, solftening)

10. Quantification weighing system.

B. STEM- SEPARATING STAGE

1. Stem-stripping machine

2. Syringe for the first stem moistening

3. Stem-warming shelter (stem-storing and warming silo)

4. Syringe for the second stem moistening.

5. Stem-rolling equipment

6. Stem-slicing machine

7. Stem-swelling equipment

8. Stem-drying equipment

9. Stem-separating equipment

10. Stem-warming shelter (stem fiber- warming silo).

11. Quantification scales system

C. FIBER- MIXING STAGE

1. Aroma-spraying equipment

2. Fiber-warming shelter (fiber-warming silo).

3. Fiber- conveying system (acrodynamic or mechanical)

III. CIGARETTE- MAKING MACHINERY AND EQUIPMENT

A. CIGARETTE-ROLLING AND FILTER-SETTING STAGE

1. Cigarette- rolling machine

2. Filter- setting machine

3. Tray- charging machine

B. PACKING STAGE

1. Packing machine

2. Cellophane packing

3. Carton- packing machine

4. Box-packing machine.

5. Containerizing machine (for cartons).-

 

 

FOR MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER




Chau Hue Cam

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 01/2002/TT-BCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất