Quyết định 1997/QĐ-TTg 2016 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020

thuộc tính Quyết định 1997/QĐ-TTg

Quyết định 1997/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1997/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:18/10/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2020, 80% khiếu nại của người tiêu dùng được tiếp nhận, hỗ trợ

Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/10/2016 tại Quyết định số 1997/QĐ-TTg.
Chương trình do Bộ Công Thương chủ trì với các nội dung chính như: Xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; Tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Xây dựng hệ thống tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương; Thành lập các tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng; Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Triển khai chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng; Hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Dự kiến đến năm 2020, tối thiểu 5.000 lượt cán bộ thuộc cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 15.000 lượt tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên toàn quốc được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tối thiểu 20.000 lượt học sinh, sinh viên được giảng dạy, đào tạo các nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng; 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập được Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh; tối thiểu 40 tỉnh, thành phố phát triển được mạng lưới tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xuống địa bàn cấp quận, huyện và 80% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 70% vụ việc được tiếp nhận…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1997/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1997/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2016
 
 
 QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
----------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
1. Mục tiêu chung
Xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, công cụ, biện pháp nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam; nâng cao trách nhiệm, trình độ, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhận thức của người tiêu dùng nhằm đạt được những kết quả cụ thể trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020, mục tiêu cụ thể cần đạt được của Chương trình:
- Bảo đảm tối thiểu 5.000 lượt cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 15.000 lượt tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên toàn quốc được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bảo đảm tối thiểu 20.000 lượt học sinh, sinh viên được giảng dạy, đào tạo các nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng.
- Xây dựng hệ thống tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng thống nhất trên toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Bảo đảm tối thiểu 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập được Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh; tối thiểu 40 tỉnh, thành phát triển được mạng lưới tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xuống địa bàn cấp quận, huyện.
- Hình thành hệ thống tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương tới địa phương, bảo đảm tối thiểu 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập được tổ chức hòa giải thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức xã hội cấp tỉnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
- Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng.
- Bảo đảm 80% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 70% vụ việc được tiếp nhận.
3. Phạm vi
Chương trình bao gồm các đề án đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phê duyệt để thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 48, Điều 49 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 28, Điều 35 của Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hoạt động khác quy định tại Quyết định này.
1. Đơn vị chủ trì
a) Đơn vị chủ trì Chương trình là Bộ Công Thương.
b) Đơn vị chủ trì thực hiện các đề án thuộc Chương trình (sau đây gọi tắt là Đơn vị chủ trì các đề án) là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ban ngành ở địa phương và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Đối tượng thụ hưởng
Đối tượng thụ hưởng của Chương trình là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
Hàng năm, căn cứ quy định tại Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác xây dựng kế hoạch, thống nhất triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo các chủ đề do Bộ Công Thương phát động.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội thảo, hội nghị, tọa đàm, diễn đàn; truyền thông trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, diễn đàn trên Internet; xây dựng và phát hành ấn phẩm, đoạn phim, phóng sự truyền hình, tờ rơi; treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các chương trình, cuộc thi hoặc sự kiện công cộng và các hình thức khác.
3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Xây dựng các bộ tài liệu và công cụ, phương tiện đào tạo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các nhóm đối tượng khác nhau.
b) Tổ chức các khóa đào tạo, lớp tập huấn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước cho các cán bộ, đối tượng làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
c) Xây dựng tài liệu, giáo trình và tổ chức giảng dạy, đào tạo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đối tượng học sinh, sinh viên.
4. Xây dựng hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc
a) Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương.
b) Xây dựng và kết nối Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng tại các Sở Công Thương, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp với Tổng đài của Bộ Công Thương để tạo thành một hệ thống Tổng đài thống nhất trên toàn quốc.
c) Xây dựng, cung cấp, chuyển giao để các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp sử dụng chung hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu của Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng.
5. Thành lập các tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Thành lập các tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
b) Kiện toàn về mô hình tổ chức, bổ sung về nhân lực và trang thiết bị để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải của các bộ phận, đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức có liên quan đang thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng
a) Xây dựng cơ chế phối hợp và hỗ trợ giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
b) Tổ chức, trang bị một số công cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp.
c) Hỗ trợ tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng.
7. Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc nhằm:
- Làm cơ sở để xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật, hoạch định chính sách, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hỗ trợ công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Đưa ra đánh giá, cảnh báo về các hành vi kinh doanh, tiêu dùng không an toàn hoặc về các hàng hóa, dịch vụ có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng.
- Số hóa và cung cấp tài liệu, công cụ, phương tiện đào tạo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các đối tượng khác nhau.
b) Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện để các cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
8. Triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng
a) Xây dựng và thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng, tập trung hướng dẫn, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các hoạt động như:
- Chủ động đưa các chính sách, quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào các chính sách, chiến lược kinh doanh.
- Xây dựng bộ phận chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) và hệ thống tư vấn, hỗ trợ, giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng tại doanh nghiệp.
- Xây dựng và áp dụng quy trình, tiêu chuẩn về giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu các khiếu nại của người tiêu dùng.
- Xây dựng và phát hành các tài liệu hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của Chương trình và các ấn phẩm, tờ rơi về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác theo chính sách của doanh nghiệp.
- Triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn cho ban lãnh đạo, nhân viên và khách hàng của doanh nghiệp liên quan đến việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
b) Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng nội dung cụ thể của Chương trình; ban hành các tiêu chí đánh giá, chứng nhận và cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện, tiêu chí của Chương trình; xây dựng và vận hành cơ chế giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận; xây dựng và vận hành hệ thống thông tin để người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân có liên quan có thể truy cập tìm kiếm và xác minh các doanh nghiệp được cấp chứng nhận.
9. Hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới.
b) Hợp tác, phối hợp với cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước trên thế giới để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong các giao dịch xuyên biên giới.
c) Chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ và học tập kinh nghiệm.
10. Các hoạt động khác
Các hoạt động phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác phù hợp với thực tiễn và pháp luật.
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện Chương trình sẽ bao gồm các nguồn vốn sau: Ngân sách nhà nước; đóng góp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc quản lý kinh phí
a) Đối với nguồn ngân sách thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, cụ thể như sau:
- Kinh phí thực hiện Chương trình của Bộ Công Thương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.
- Kinh phí thực hiện Chương trình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
- Kinh phí thực hiện Chương trình của các địa phương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các địa phương.
b) Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Bộ Công Thương
Là cơ quan chủ trì, quản lý, điều hành Chương trình và có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
- Xây dựng, thực hiện và theo dõi việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình.
b) Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
2. Bộ Tài chính
a) Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình.
b) Bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình.
b) Cân đối, bố trí vốn hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ thuộc nội dung hoạt động Chương trình theo quy định.
c) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
4. Bộ Nội vụ
a) Phối hợp với Bộ Công Thương hoàn thiện mô hình, tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các cấp.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc kiểm tra, đánh giá và công bố chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc xây dựng chương trình học tập và tổ chức thực hiện giáo dục về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đối tượng học sinh, sinh viên tại các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học trên toàn quốc.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
7. Bộ Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các vấn đề như an toàn thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, trong đó tập trung vào vấn đề bảo đảm an toàn, chất lượng cho đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thực phẩm.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch thông tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về các nội dung liên quan đến Chương trình.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Công Thương lồng ghép các đề án, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm ngân sách.
11. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Xây dựng nội dung, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện các đề án thuộc Chương trình tại địa phương; thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của Chương trình này với các chương trình, đề án khác trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình.
b) Hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề xuất, tham gia thực hiện các đề án thuộc Chương trình tại địa phương.
c) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Chương trình tại địa phương.
d) Phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình tại địa phương.
12. Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện các đề án được giao nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc và tại địa phương theo các nội dung Chương trình quy định tại Điều 1 Quyết định này.
b) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Trung ương và địa phương phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình tại địa phương.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  1997/QD-TTg dated October 18, 2016 of the Prime Minister on approval for consumer protection program in period of 2016-2020

Pursuant to the Law on the Governmental Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on consumers’ right protection dated November 17, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No.99/2011/ND-CP dated October 27, 2011 detailing and guiding a number of Articles of the Law on consumer protection;

At request of the Minister of Industry and Trade,

DECIDES:

Article 1.To approve the Consumer Protection Program for the period 2016-2020 which has the following main contents:

I. SCOPE AND TARGETS

1.General targets:

To introduce and implement policies, mechanism and measures for supporting consumer protection in Vietnam; to enhance qualifications, capacity and give responsibilities to the State regulatory authorities, social organizations and enterprises, and to raise consumers’ awareness with the aim of achieving some achievements in consumer protection and contributing to social justice and national sustainable development.

2.Specific targets

By 2020, it is expected to:

-Have at least 5,000 officials from the State regulatory authorities and social organizations participating in consumer protection; 15,000 traders and service providers participating in disseminating, training and raising awareness of consumer protection.

-Provide training in laws on consumer protection , consumer knowledge and skills for at least 20,000 students.

-Create nationwide synchronous switchboards providing consumer consulting services that are operated by the State competent authorities, social organizations participating in consumer protection (hereinafter referred to as “social organization”), traders and service providers.

-Have Consumer Protection Associations established in at least 60 provinces and direct-controlled municipalities (hereinafter referred to as “province”); and ensure that at least 40 provinces have social organization networks of districts.

-Found mediation agencies at all level, have mediation agencies established in at least 40 provinces which are affiliated to the State regulatory authority and social organizations of provinces.

-Prepare mechanism for cooperation between competent authorities taking charged of inspection and assessment of consumer goods and services.

-Create national consumer protection database.

-Prepare and implement “Enterprise for customers” program.

-Ensure that at least 80% consumers’ complaints will be addressed at the State regulatory authorities and social organizations, traders and service providers, and the percentage of settlement shall exceed 70% of filed complaints.

3.Scope

The consumer protection program includes multiple approved projects for intensifying consumer protection as prescribed in Articles 48 and 49 of the Law on Consumer Protection, Articles 28 and 35 of the Government’s Decree No.99/2011/ND-CP dated October 27, 2011 detailing and guiding a number of Articles of the Law on Consumer Protection and other actions prescribed hereof.

II. PROGRAM ORGANIZERS AND BENIFICIARIES

1.Organizers:

a) The Ministry of Industry and Trade shall be in charge of organizing of the Consumer Protection Program.

b) Ministries, ministerial-level agencies, governmental agencies, People’s Committees at all ranks, local authorities and social organizations under the Law on Consumer Protection shall be take charge of executing projects of the consumer protection program (hereinafter referred to as “organizer”).

2.Beneficiaries

State regulatory authorities, social organizations, traders, service providers, consumers and relevant entities.

III. PROGRAM CONTENTS

1.Preparation plans and organization of Vietnam’s Consumer Rights Day

Pursuant to the Decision No.1035/QD-TTg dated July 10, 2015 by the Prime Minister, State regulatory authorities, social organizations, business community and relevant entities shall prepare and carry out activities for the Vietnam Consumer Rights Day according to the theme developed by the Ministry of Industry and Trade.

2.Dissemination of policies and laws on consumer protection.

Disseminate policies and laws on consumer protection through seminars, conferences, forums; means of media such as broadcasting media, online newspapers, online forums, publications, videos, leaflets, banners, slogans, programs, competitions, events and in other form or shape.

3.Development of human recourses for consumer protection

a) Equip teaching tools and draw up training documents on consumer protection and for different groups of trainees

b) Provide short-term, medium-term and long-term training courses for officials in charge of protection of consumer rights at organizations, enterprises and authorities.

c) Compile training documents and provide training in consumer protection for students.

4.Establishment of nationwide switchboards for consumer consulting

a) Upgrade and complete the switchboards of the Ministry of Industry and Trade.

b) Set up and connect switchboards at Departments of Industry and Trade, consumer protection associations and enterprises with those at the Ministry of Industry and Trade to form a synchronous nationwide switchboard.

c) Develop provides, transfer and facilitate use of software and consumer database.

5.Establishment of mediation agencies

a) Found mediation agencies at State regulatory authorities and social organizations under the Law on Consumer Protection.

b) Complete structuring the organization; improve human resources and equipment for mediation and conciliation by relevant agencies providing legal consulting services, mediation and conciliation of disputes between consumers and traders or service providers.

6.Intensification of inspection and assessment of consumer goods and service quality

a) Introduce mechanism for cooperation in consumer protection between state regulatory authorities, social organizations and entities that take charge of conducting inspection and assessment of consumer services and goods quality, especially in food safety, medicine, standards, measurements, quality, consumer goods and services.

b) Provide necessary equipment for inspecting and assessing services and goods quality for State regulatory authorities in charge of consumer protection.

c) Facilitate and assist social organizations in testing and surveying consumer goods and services to give warnings to consumers.

7.Creation of national consumer protection database.

a) Create national consumer protection database in order to:

-Develop and complete legislative documents and policies, disseminate regulations of laws, examine, inspect and deal with violations against consumer rights.

-Assist in settling complaints and disputes between enterprises and consumers.

-Assess and give warnings of unsafe business and consumption practices or unsafe foods and services that may be harmful to consumer’s health and property.

-Digitalization and provision of consumer protection documents and teaching tools.

b) Introduce policies and facilitate access to consumer protection database by regulatory authorities, social organizations, enterprises and consumers.

8.Execution of the “Enterprise for customers” program

a) Prepare and implement the “Enterprise for customers” program, provide instructions and encourage enterprises to heighten their responsibilities for consumers by:

-Incorporating policies and regulations on consumer protection into business strategies and policies.

-Setting up professional teams and consulting systems at enterprises’ premises to deal with consumers’ complaints

-Introducing and applying procedures and standards on addressing consumers complaints and taking measures for reducing consumers’ complaints.

-Compiling and releasing instructions on implementation of the Consumer Protection Program and publications concerning consumer protection according to the enterprise’s policy.

-Providing training courses in laws on consumer protection for boards of directors, staff and consumers.

b) The Ministry of Industry and Trade shall specify the Consumer Protection Program content, introduce criteria for assessment, certification and grant of certificates to satisfactory enterprises; compile and apply mechanism for supervision the operation of enterprises that have obtained certificates; set up and operate the consumer protection database for the access of consumers and relevant entities; and verify enterprises that have been granted the certificates.

9.International cooperation in consumer protection

a) Be willing to cooperate in consumer protection activities in the region and all over the world.

b) Cooperate with consumer organizations of other countries to protect Vietnamese consumers’ rights in cross-border transactions.

c) Take charge of and cooperate to hold international cooperation programs to broaden experience in consumer protection.

10.Other activities for consumer protection according to the reality and regulations of laws.

IV. FUNDING FOR CONSUMER PROTECTION PROGRAM

1.Sources of finance

The consumer protection program will be funded from the State budget, enterprises and businesses; domestic and overseas entities and other lawful capital mobilized in accordance with regulations of laws.

2.Rules for fund management

a) For funding from the State budget:

-Funding for the Consumer Protection Program of the Ministry of Industry and Trade shall be accounted in the annual budget expenditure estimate of the Ministry of Industry and Trade.

-Funding for the Consumer Protection Program of Ministries, ministerial-level agencies and governmental agencies shall be included in their annual budget expenditure estimate.

-Funding for the Consumer Protection Programs of provinces shall be included in their annual budget expenditure estimate.

b) Funding for the Consumer Protection Program shall be managed and allocated in accordance with current regulations of laws.

Article 2. Implementation organizations

1.The Ministry of Industry and Trade, performing as program organizer, shall:

a) Take charge of and cooperate with regulatory authorities and People’s Committees of provinces to:

-Manage, give instructions, inspect and supervise the execution of the Consumer Protection Program.

-Prepare, implement and supervise the implementation of projects.

-Issue guidance on implementation of the Consumer Protection Program.

b) Aggregate and submit periodic or surprise progress reports to the Prime Minister.

2.The Ministry of Finance shall:

a) Cooperate the Ministry of Industry and Trade to prepare guidance on implementation the Consumer Protection Program.

b) Annually arrange funding for implementation of the consumer protection program under the Law on the State Budget.

c) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the Consumer Protection Program.

3.The Ministry of Planning and Investment shall:

a) Cooperate the Ministry of Industry and Trade to prepare guidance on implementation the Consumer Protection Program.

b) Arrange capital for the implementation of the Consumer Protection Program.

c) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the Consumer Protection Program.

4.The Ministry of Home Affairs shall:

a) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to encourage state regulatory authorities and social organizations to take part in consumer protection.

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the Consumer Protection Program.

5.The Ministry of Science and Technology shall:

a) Take charge of and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in actions for consumer protection regarding intellectual property, standards, measurement, quality and preparation of assistance policies on inspection, assessment and declaration of goods quality and consumer services.

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the Consumer Protection Program.

6.The Ministry of Education and Training and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

a)Take charge of and cooperate with the Ministry of Industry and Trade to design curricula and educate students in high school, vocational schools, colleges and universities nationwide on consumer rights.

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the consumer protection program.

7.The Ministry of Health shall:

a) Take charge of and cooperate with the Ministry of Industry and Trade to carry out consumer protection activities in fields of medicine, pharmaceuticals, food safety, medical equipment, medical services and healthcare.

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the consumer protection program.

8.The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a) Take charge of and cooperate with the Ministry of Industry and Trade to protect consumer rights in agriculture, forestry, fishery and irrigation by focusing on controlling input quality.

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the consumer protection program.

9.The Ministry of Information and Communications shall:

a) Take charge of and cooperate with the Ministry of Industry and Trade to prepare plans and disseminate campaigns for consumer protection, direct press agencies to release consumer protection program information.

b) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the consumer protection program.

10.Every Ministry, ministerial-level agency and governmental agency shall:

Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to incorporate projects of national programs and other socio-economic development program with those of the consumer protection program to enhance the effectiveness and save budget.

11.Every People’s Committee of province shall:

a) Prepare projects, arrange funding and conduct projects of the local –scale consumer protection programs, incorporate this program into other projects and program within the province to fully mobilize local sources for the implementation of the program.

b) Facilitate the participation in projects of the Consumer Protection Program of the province by state authorities and social organizations.

c) Submit progress reports on implementation of the consumer protection program to the Ministry of Industry and Trade annually or surprisingly upon request.

d) Cooperate with the Ministry of Industry and Trade to provide instructions, supervise and inspect the implementation of the consumer protection program in the province.

12.Every social organization participating in consumer protection shall:

a) Prepare, propose and conduct assigned projects to step up consumer protection nationwide and within the province according to the program content specified in Article 1 hereof.

b) Cooperate with the State regulatory authorities at all ranks to provide instructions, supervise and inspect the implementation of projects within the scope of the Consumer Protection Program.

Article 3. Implementation

1.This Decision takes effect on the signing.

2.The Minister of Industry and Trade, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and relevant entities shall be responsible for the implementation of this Decision ./.

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1997/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất