Nghị quyết 19-2018/NQ-CP tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo

thuộc tính Nghị quyết 19-2018/NQ-CP

Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải quyết chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:19-2018/NQ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:15/05/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chi cục Hải quan bố trí nhân lực làm thủ tục hải quan 24/7

Tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2018 về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải quyết chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Chính phủ chỉ đạo:

Bộ Tài chính giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp về thời gian làm việc của Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh. Theo đó, đơn vị này phải bố trí nhân lực để làm thủ tục hải quan 24/7 cho hàng hóa xuất, nhập khẩu vận chuyển theo đường chuyển phát nhanh.

Đồng thời, giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, giảm tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% hiện nay xuống còn dưới 10%.

Trong đăng ký doanh nghiệp, kết hợp công bố thông tin doanh nghiệp cùng thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, hoàn thành trước tháng 6/2018.

Đặc biệt, Chính phủ yêu cầu thực hiện các giải phát thiết thực giảm chi phí logistic từ 20% GDP còn 18% GDP như: Giảm ách tắc ở các cảng biển, cảng hàng không, nhất là cảng Cát Lái, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giảm tắc đường đến cảng Cái Mép, Thị Vải.

Ngoài ra, sẽ tăng số ngày miễn visa từ 15 ngày lên 30 ngày cho công dân 12 nước đã được miễn visa (Nga, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc, Nhật Bản…) phù hợp với độ dài các tour xuyên Việt và số ngày nghỉ phép của du khách. Xem xét bổ sung một số nước vào diện miễn visa du lịch, có thể gồm: Canada, Úc, New Zealand, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan…

Xem chi tiết Nghị quyết19-2018/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 19-2018/NQ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 48/2017/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
Sau 4 năm thực hiện các Nghị quyết số 19 của Chính phủ, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta liên tục được cải thiện. Năm 2017, nhìn chung, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực và quyết liệt hơn trong thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và đã đạt được những kết quả tích cực; năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Đó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay.
Tuy nhiên, những cải thiện về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh vẫn chưa bền vững và chưa đạt được Mục tiêu đề ra; thứ hạng của nhiều chỉ số còn thấp khá xa so với các nước trong khu vực và hầu như không có cải thiện cả về điểm số và thứ hạng trong nhiều năm qua; một số chỉ số quan trọng khác thậm chí còn tụt hạng. (Trong đó, hiệu quả thị trường hàng hóa, chất lượng cơ sở hạ tầng, giáo dục, trình độ phát triển kinh doanh và đổi mới công nghệ chậm cải thiện; khởi sự kinh doanh xếp thứ 123; giải quyết phá sản doanh nghiệp xếp thứ 129; đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản liên tục giảm bậc, thời gian kéo dài 57,5 ngày và hiện xếp thứ 63; giải quyết tranh chấp hợp đồng kéo dài 400 ngày và xếp thứ 66...). Một số ngành, lĩnh vực, địa phương còn chưa thực sự chủ động, quyết liệt và kết quả đạt được còn hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để đạt được Mục tiêu xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực canh tranh bằng mức trung bình của các nước ASEAN 4 (gồm các nền kinh tế: Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines) đòi hỏi phải có nỗ lực cải cách mạnh mẽ, toàn diện cả về quy mô và cường độ trên tất cả các lĩnh vực.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
1. Tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới, về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới, về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc. Kiên định các Mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4.
2. Tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8 - 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp. Cụ thể là:
a) Khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc.
b) Giải quyết tranh chấp hợp đồng tăng thêm 10 bậc; giải quyết phá sản doanh nghiệp tăng thêm 10 bậc.
3. Hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% Điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có Điều kiện theo Danh Mục ngành nghề kinh doanh có Điều kiện của Luật Đầu tư.
4. Giảm ít nhất 50% danh Mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% hiện nay xuống còn dưới 10%.
5. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Đến hết 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4.
6. Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch để du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics để tạo thuận lợi và giảm chi phí kinh doanh, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Cụ thể là:
a) Cải thiện năng lực cạnh tranh ngành du lịch thêm Khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 67/136 quốc gia)1.
b) Từng bước giảm chi phí logistics trong nền kinh tế xuống mức bằng Khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP); cải thiện Chỉ số Hiệu quả logistics thêm Khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64/160 quốc gia)2.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đạt được trong phạm vi ngành, địa phương. Cụ thể là:
a) Các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, hoàn thành trước ngày 31 tháng 5 năm 2018, trong đó xác định cụ thể Mục tiêu, các nhiệm vụ phải thực hiện, các văn bản pháp luật phải bổ sung, sửa đổi, thời hạn hoàn thành và đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm, cách thức giám sát, đánh giá.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, hoàn thành trước ngày 31 tháng 5 năm 2018, trong đó tập trung các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chỉ số khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, tiếp cận điện năng, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, nộp thuế và bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công (như thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các Chương trình an sinh xã hội).
- Nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe, an ninh và an toàn, vệ sinh môi trường các khu, địa điểm du lịch.
- Thực hiện các giải pháp thiết thực giảm chi phí logistics như: Giảm ách tắc ở các cảng biển, cảng hàng không, nhất là cảng Cát Lái, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất,... để giảm chi phí xăng dầu, tăng quay vòng đầu xe. Giảm tắc đường đến cảng Cái Mép, Thị Vải (Vũng Tàu) để giảm quá tải ở các cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ đạo áp dụng giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh doanh đối với các đơn vị quản lý cảng biển, qua đó giảm chi phí logistics cho các chủ hàng.
- Phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
- Thực hiện đánh giá tính sáng tạo và kết quả Điều hành của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chỉ số cạnh tranh cấp sở, cấp huyện.
- Kết hợp thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ với cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
c) Thắt chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường liêm chính, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công vụ; chỉ đạo cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị trực thuộc thay đổi thái độ làm việc phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp; kịp thời phát hiện và thay thế cán bộ, công chức chần chừ trong cải cách thủ tục hành chính, tháo bỏ rào cản, tạo thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, hoặc có hành vi lạm dụng thẩm quyền, vị trí việc làm để tư lợi riêng.
d) Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp... và chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ quản lý nhà nước; thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, thuê ngoài đối với các dịch vụ liên quan đến thanh toán, chi trả; đào tạo nhân lực công nghệ thông tin.
đ) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đồng bộ, tránh chồng chéo, gây ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra doanh nghiệp; đảm bảo quyền bình đẳng của doanh nghiệp trước pháp luật.
2. Về rà soát, cắt giảm Điều kiện đầu tư, kinh doanh: Đối với các bộ đã rà soát, có quyết định bãi bỏ các Điều kiện đầu tư, kinh doanh cụ thể, thì hoàn thành việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan, trình Chính phủ ban hành trong quý III/2018. Đối với các bộ chưa rà soát, chưa có kết quả rà soát, thì phải hoàn thành rà soát, xây dựng kế hoạch cắt giảm, bổ sung, sửa đổi các quy định về Điều kiện đầu tư, kinh doanh trước tháng 6/2018 và hoàn thành soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định về Điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó bãi bỏ các Điều kiện đầu tư, kinh doanh không còn cần thiết, trình Chính phủ trong quý III/2018.
3. Về cải cách các quy định về kiểm tra chuyên ngành:
a) Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tập hợp, cung cấp danh Mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của các bộ quản lý chuyên ngành, trên cơ sở đó kiến nghị danh Mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành cần cắt giảm.
b) Các bộ, ngành cắt giảm ít nhất 50% danh Mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành trong từng lĩnh vực ngay trong năm 2018. Danh Mục hàng hóa cắt giảm phải kèm theo mã HS tương ứng quy định tại Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính và phải được quy định tại một quyết định cụ thể.
c) Trước ngày 31 tháng 10 năm 2018, hoàn thành việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm: (i) thay đổi chức năng, thẩm quyền của các bộ theo hướng đối với một mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chỉ do một bộ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý; (ii) đổi mới phương thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm gắn liền áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân và (iii) không áp dụng hình thức kiểm tra đối với từng lô hàng, trừ kiểm dịch.
d) Tạo môi trường cạnh tranh, minh bạch khuyến khích phát triển thị trường các dịch vụ thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; xóa bỏ độc quyền của một số tổ chức được các bộ quản lý chuyên ngành chỉ định như hiện nay.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan cải thiện thứ hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh theo đúng Mục tiêu đã định; tăng xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh thêm ít nhất 40 bậc trên bảng xếp hạng.
- Kết hợp công bố thông tin doanh nghiệp cùng thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp; hoàn thành trước tháng 6/2018.
- Kiến nghị giảm tối thiểu 50% phí công bố thông tin doanh nghiệp.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: (i) soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, thời hạn trình Chính phủ tháng 6/2019 và (ii) soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật đầu tư công, trình Chính phủ trong quý III/2018 nhằm khắc phục bất hợp lý, chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn và khác nhau trong các nội dung có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trước tháng 10/2018 Danh Mục ngành nghề loại bỏ khỏi Danh Mục ngành nghề kinh doanh có Điều kiện ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục IV Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.
d) Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao đăng tải thông tin về vụ việc phá sản, danh sách chủ nợ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp,
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đưa một số chỉ số về đổi mới sáng tạo vào thống kê quốc gia, thực hiện thống kê theo định kỳ.
5. Bộ Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương thức ngoài tố tụng tòa án theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hiệu lực thực thi và bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
b) Tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự và công tác xử lý phá sản.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công an và các cơ quan liên quan kiến nghị xây dựng dự án Luật đăng ký tài sản hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về đăng ký tài sản tại các luật liên quan (như Luật Đất đai, Luật Nhà ở) để các thủ tục về đăng ký tài sản được thuận tiện, bảo đảm quyền tài sản của người dân, doanh nghiệp.
d) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng và triển khai hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại, tăng cường cơ chế bảo vệ quyền chủ nợ,... góp Phần nâng cao điểm số và thứ hạng chỉ số Tiếp cận tín dụng theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.
6. Bộ Tài chính:
a) Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số Nộp thuế theo Mục tiêu đề ra tại các Nghị quyết số 19; phấn đấu giảm thời gian nộp thuế (không bao gồm thời gian nộp bảo hiểm xã hội) xuống còn 119 giờ. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế thuộc diện phải kiểm tra và phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Công khai, minh bạch các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế giá trị gia tăng.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cải thiện điểm số và thứ hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới.
c) Giải quyết căn bản các vướng mắc về xác định, tham vấn xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan.
d) Giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp về thời gian làm việc của Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh theo hướng đơn vị này phải bố trí nhân lực để làm thủ tục hải quan 24/7 cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển theo đường chuyển phát nhanh.
đ) Giải quyết vướng mắc về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong đó có vấn đề miễn thuế đối với phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương sửa đổi quy định về phí dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa, trong đó có các quy định về phí, lệ phí tại các Thông tư: 230/2016/TT-BTC, 279/2016/TT-BTC, 284/2016/TT-BTC, 285/2016/TT-BTC, 286/2016/TT-BTC theo hướng giảm mức phí và giới hạn mức phí tối đa đối với một lô hàng.
g) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hàng hóa và phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đang nằm trong sự giám sát hải quan; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đảm bảo kết nối thông tin thống nhất giữa các cơ quan quản lý, đơn vị kiểm tra chuyên ngành với Tổng cục Hải quan và Cổng thông tin một cửa quốc gia, giữa cơ quan hải quan với các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
h) Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan thực hiện hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Cụ thể là trong năm 2018: (i) Triển khai đủ 130 thủ tục hành chính mới theo đăng ký tại Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016 - 2020 kèm theo Quyết định số 2185/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; (ii) Trình Chính phủ Nghị định quy định thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (iii) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các bộ ngành xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, đảm bảo tính kết nối, tính hệ thống, an ninh, an toàn về thông tin và cơ sở dữ liệu; (iv) Triển khai phương án đầu tư hệ thống dự phòng cho Cổng thông tin một cửa quốc gia.
i) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công an, Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không theo Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua cơ chế một cửa quốc gia, đảm bảo hài hòa, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
7. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương:
a) Thực hiện các giải pháp thiết thực, giảm chi phí logistics:
- Thực hiện các giải pháp giảm chi phí vận tải như: Rà soát, giảm chi phí cầu, đường, nhất là phí BOT; chuyển vị trí các trạm BOT có vị trí không còn phù hợp; thực hiện thu phí BOT tự động, không dừng. Lập lại trật tự, chấn chỉnh ngay tình trạng các hãng tàu tùy tiện đưa ra các loại phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch xây dựng cảng cạn (ICD) trên cả nước theo hướng cân đối giữa các vùng, cân đối hàng xuất khẩu và nhập khẩu, tăng tỷ lệ vận chuyển 2 chiều,… để hỗ trợ các chủ hàng giảm chi phí vận tải, giảm chi phí thông quan hàng hóa.
- Hỗ trợ các đơn vị vận tải thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các chủ hàng, đơn vị vận tải để tăng tỷ lệ vận tải hai chiều, nâng cao hiệu quả của các đơn vị vận tải.
b) Thực hiện các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics:
- Nghiên cứu phát triển vận tải thủy nội địa; nghiên cứu từng bước xây dựng các cảng thủy nội địa có trang thiết bị hiện đại, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long để kết nối vận chuyển về cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh và cảng biển Vũng Tàu; và đồng bằng sông Hồng để kết nối vận chuyển về các cảng quốc tế ở Hải Phòng.
- Giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp cơ quan liên quan: (i) nghiên cứu, đưa vào sử dụng các đoàn tàu chở hàng hóa, nhất là hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và về cảng quốc tế Hải Phòng; (ii) nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, giảm thời gian, tăng độ tin cậy và chất lượng dịch vụ; thực hiện kết nối tốt hơn đường sắt với hệ thống đường bộ, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cấp và phát triển hạ tầng sân bay, vận tải hàng không; khuyến khích xã hội hóa đầu tư, quản lý, vận hành sân bay.
- Phát triển sàn giao dịch logistics nhằm tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng hóa, container.
- Nghiên cứu đầu tư mở rộng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng biển và cảng thủy nội địa của Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc.
- Nghiên cứu phát triển các trung tâm logistics hàng không, trong đó chú trọng trung tâm logistics kết nối cảng hàng không, phục vụ các mặt hàng đặc biệt (hàng nguy hiểm, hàng giá trị cao, hàng công nghệ cao, hàng cần chế độ bảo quản đặc biệt,...).
- Triển khai thực hiện định hướng phát triển 03 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không phục vụ các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất được phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương:
a) Nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dưỡng biển có sức hấp dẫn cao. Mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng như du lịch công vụ, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; du lịch golf; du lịch vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, tham dự sự kiện, trình diễn nghệ thuật.
b) Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, gồm nhân lực quản lý, quản trị và lao động nghề:
- Tăng cường năng lực đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên cả nước. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch.
- Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích việc đào tạo tại doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến quốc tế.
c) Phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch:
- Rà soát các quy định pháp luật về du lịch và dịch vụ liên quan; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các quy định không hợp lý, không còn phù hợp; cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính; cải thiện hơn quyền tự do kinh doanh, tăng mức độ an toàn và giảm chi phí kinh doanh.
- Xem xét tiến độ đầu tư phát triển các trung tâm, công trình hạ tầng du lịch hiện có; xác định những khó khăn, vướng mắc; trực tiếp hỗ trợ giải quyết, đồng thời, khuyến khích đẩy nhanh tiến độ đầu tư mở rộng.
- Nghiên cứu thuê tư vấn (có thể tư vấn chuyên nghiệp nước ngoài) xây dựng quy hoạch sử dụng các tài nguyên du lịch (thiên nhiên và văn hóa); xây dựng các trung tâm, điểm du lịch; thực hiện đấu thầu xây dựng, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch theo hình thức hợp tác công - tư (PPP),...
- Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi đầu tư đối với phát triển hạ tầng du lịch.
- Thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch quy mô lớn, chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm và khu vực động lực phát triển du lịch, trước mắt là tại các khu vực có định hướng phát triển trở thành đặc khu kinh tế của cả nước.
- Tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các Điều kiện, tiện nghi phục vụ du lịch, bảo đảm an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.
- Tiếp tục rà soát, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, trạm dừng nghỉ, nhà hàng, cơ sở mua sắm bảo đảm yêu cầu phục vụ khách du lịch.
- Tăng cường tính kết nối và đảm bảo sự đồng bộ về chất lượng trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch.
d) Phát triển du lịch bền vững:
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững (dựa trên các chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế tốt).
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế để người dân và giới khoa học tích cực tham gia phản biện quy hoạch, dự án và giám sát tuân thủ trong quá trình thực hiện.
đ) Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch:
- Đổi mới và đa dạng hóa phương thức xúc tiến du lịch; tăng cường xúc tiến du lịch thông qua việc khuyến khích các công ty lữ hành quốc tế trải nghiệm du lịch ở nước ta.
- Khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng tiếp thị du lịch ở nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn, các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế, quốc gia, các hoạt động e-marketing; chú trọng hoạt động tiếp thị du lịch tại các thị trường nguồn.
- Tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của kết nối, hợp tác, chia sẻ lợi ích giữa các đối tác trong chuỗi dịch vụ du lịch.
- Biên soạn tài liệu và tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phát triển du lịch cộng đồng, lan truyền và nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường.
- Xây dựng cơ chế tập trung nguồn lực cho hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia, bảo đảm hoạt động linh hoạt, liên kết chặt chẽ với các ngành, địa phương và doanh nghiệp.
- Tổ chức, sắp xếp lại các hội chợ du lịch trong nước nhằm tránh phân tán; tập trung nguồn lực, nâng cao tính chuyên nghiệp cho các hội chợ quy mô quốc gia và quốc tế.
- Tăng cường nguồn lực từ Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.
e) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch:
- Triển khai áp dụng mạnh mẽ bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch ở các địa phương.
- Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển du lịch thông minh.
g) Nghiên cứu thay đổi căn bản hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa, vật phẩm xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa, vật phẩm xuất nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh.
9. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, cơ quan, địa phương:
a) Nghiên cứu, đề xuất cải thiện quy định về thị thực:
- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách thị thực hiện hành, bao gồm việc miễn thị thực, cấp thị thực du lịch, cấp thị thực điện tử như: Mở rộng diện miễn visa du lịch, cấp visa qua mạng (Visa Online), đơn giản hóa thủ tục xin và duyệt cấp visa tại cửa khẩu (Visa On Arrival).
- Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành theo hướng: (i) tăng số ngày miễn visa từ 15 ngày lên 30 ngày cho công dân 12 nước đã được miễn visa3 phù hợp với độ dài các tour xuyên Việt và số ngày nghỉ phép của du khách; (ii) bổ sung thêm một số nước vào diện miễn visa du lịch4, (iii) kéo dài thời hạn các Chương trình miễn visa du lịch hiện đang là “từng năm” lên mỗi giai đoạn dài 5 năm hoặc 10 năm để các doanh nghiệp hàng không, du lịch yên tâm đầu tư đủ mạnh vào các hoạt động xúc tiến du lịch tại các thị trường; và (iv) bỏ quy định “mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh khỏi Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày”.
b) Sửa đổi quy định về hồ sơ đăng ký lưu hành xe ô tô, xe gắn máy theo hướng bãi bỏ việc nộp tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu.
10. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương:
a) Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.
- Xây dựng quy trình thực hiện các thủ tục về tiếp cận điện năng, đảm bảo minh bạch, thống nhất về thủ tục, thời gian thực hiện và trách nhiệm giải quyết của mỗi cơ quan.
- Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” giữa điện lực và các cơ quan quản lý nhà nước để tổ chức thực hiện đồng thời các công việc liên quan đến cấp phép với Mục tiêu tổng thời gian giải quyết của ngành điện và các cơ quan nhà nước không quá 10 ngày. Thí điểm áp dụng quy trình liên thông này tại Thành phố Hồ Chí Minh trong trong quý III/2018 và tại các tỉnh, thành phố khác trong năm 2018.
- Theo dõi, đánh giá và giám sát việc cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng.
b) Theo dõi, giám sát đảm bảo thực thi đầy đủ, nhất quán việc cắt giảm các quy định về Điều kiện đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tiếp tục rà soát, kiến nghị bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về Điều kiện đầu tư, kinh doanh; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước,
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế rà soát, ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của bộ. Đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Rà soát lại các quy chuẩn Việt Nam đối với các sản phẩm, hàng hóa khác do Bộ Công Thương quản lý, trên cơ sở đó đưa ra phương án Điều chỉnh, cắt giảm phù hợp nhằm giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại hàng.
d) Thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp logistics và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp logistics nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải và các Hiệp hội doanh nghiệp thúc đẩy phát triển thuê ngoài dịch vụ logistics; tuyên truyền cho các chủ hàng sử dụng nhiều hơn dịch vụ của các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ hậu cần theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao động hợp lý trong chuỗi cung ứng.
- Khuyến khích một số khu công nghiệp, khu chế xuất cung cấp dịch vụ logistics khép kín nhằm hỗ trợ doanh nghiệp rút ngắn thời gian, chi phí giao nhận nguyên vật liệu và sản phẩm.
11. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành:
- Nghiên cứu sửa đổi căn bản các quy định hiện hành về thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy theo hướng người sản xuất là người có trách nhiệm công bố, việc công bố áp dụng cho dòng sản phẩm, không yêu cầu công bố đối với từng mặt hàng, từng lô hàng; sửa đổi căn bản các quy định hiện hành về thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa theo hướng chủ yếu thực hiện hậu kiểm gắn liền áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ của từng doanh nghiệp; khắc phục tình trạng một mặt hàng nhập khẩu vừa phải công bố hợp quy, vừa phải kiểm tra chất lượng từng lô hàng và tình trạng thủ tục kiểm tra hai bước, do hai cơ quan, đơn vị khác nhau thực hiện.
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, có hiệu quả vai trò chủ trì thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa; theo dõi, giám sát việc hướng dẫn và thực hiện của các bộ quản lý chuyên ngành, đảm bảo thực hiện thống nhất, đúng quy định của luật. Rà soát, đề nghị các bộ liên quan bãi bỏ ngay các mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành do các bộ mở rộng quá quy định của pháp luật.
- Xây dựng, ban hành kịp thời, đầy đủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quản lý quy trình sản xuất, dịch vụ.
- Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển các dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận,... tạo niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo hướng tạo Điều kiện thuận lợi cho người sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; theo dõi, giám sát, đánh giá và thanh, kiểm tra dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro và tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp; đồng thời, nâng cao mức độ xử phạt và thực hiện xử lý nghiêm minh các vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Chủ trì nghiên cứu đề xuất sửa đổi các luật quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa (bao gồm cả Luật An toàn thực phẩm) để đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
b) Phát triển và nâng cấp hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm công nghệ; lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích đổi mới sáng tạo.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố thông tin đầy đủ về kết quả nghiên cứu, ứng dụng của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện bằng ngân sách nhà nước trước quý IV/2018.
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị Điều chỉnh việc phân công nhiệm vụ thực hiện các chỉ số Đổi mới sáng tạo.
12. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực quản lý của bộ.
b) Nghiên cứu, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 về Chính phủ điện tử để phù hợp với môi trường kinh tế số và xây dựng Chính phủ điện tử.
c) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với thẻ viễn thông, thẻ game; kiểm soát chặt chẽ việc phát hành và sử dụng thẻ viễn thông, thẻ game của các công ty viễn thông; tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động cung ứng các trò chơi điện tử trực tuyến nhằm ngăn chặn các hình thức cờ bạc trá hình, bất hợp pháp.
d) Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện trục tích hợp dữ liệu quốc gia để thực hiện liên thông dữ liệu giữa các bộ, ngành phục vụ cho công tác quản lý và thực hiện giao dịch điện tử.
đ) Tổ chức hướng dẫn các bộ, ngành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao; thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích giúp cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính hiệu quả hơn.
13. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giải pháp cần thiết giảm thời gian Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản xuống còn 20 ngày; bãi bỏ hồ sơ không cần thiết, đơn giản hóa nội dung hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục, thực hiện kết nối điện tử liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật đất đai và các pháp luật có liên quan đến đất đai; soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường; bảo đảm thống nhất các quy định về đất đai, bảo vệ môi trường và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thời hạn hoàn thành chậm nhất tháng 6/2019.
c) Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng không áp dụng thủ tục “Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” đối với các công trình điện trung áp do thực tế các công trình này không làm phát sinh các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
d) Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường theo hướng giám sát thường xuyên, thanh tra, kiểm tra theo mức độ rủi ro về ô nhiễm môi trường và mức độ tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
đ) Tạo Điều kiện thuận lợi cho ngành tòa án tiếp cận thông tin về đăng ký đất đai và tài sản gắn liền trên đất trong quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp tài sản liên quan đến đất đai nhằm rút ngắn thời gian và phòng ngừa các sai lầm trong giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại.
e) Chủ trì, phối hợp với các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về nước thải nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế đối với ngành chế biến thủy sản:
- Tạo cơ chế thỏa thuận hợp lý giữa nhà máy thủy sản trong khu công nghiệp với Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh nhằm đảm bảo sự công bằng và hài hòa trong áp dụng quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản.
- Thống nhất áp dụng quy chuẩn QCVN 02-20:2014/BNNPTNT cho nước thải từ ao nuôi cá tra trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
- Rà soát, bãi bỏ, sửa đổi các chỉ tiêu (như Phospho, Amoni, Nitơ,...) trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của nhà máy chế biến thủy sản; hoàn thành trong năm 2018.
- Có văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, trong đó không yêu cầu các doanh nghiệp thủy sản phải lấy mẫu - kiểm nghiệm và trả phí bảo vệ môi trường cho các chỉ tiêu ô nhiễm không có trong QCVN 11:2015.
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi bất hợp lý về thời gian ký quỹ nhập khẩu phế liệu quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu theo hướng doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy xác nhận ký quỹ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu.
h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại các địa phương; xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc quy định thêm thủ tục, hồ sơ, không thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính.
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về xếp loại doanh nghiệp và sản phẩm trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với thủy sản nhập khẩu tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng ưu tiên.
b) Xem xét, sớm giải quyết khó khăn đối với doanh nghiệp như: (i) thủ tục kiểm dịch động vật hai giai đoạn, tại hai cấp của cơ quan thú y; (ii) khái niệm “sản phẩm động vật” tại Phụ lục I Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và Phụ lục 22 Thông tư số 24/2017/TT-BNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 ban hành bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cho diện hàng hóa phải kiểm dịch động vật quá rộng, quá mức cần thiết (chỉ nên kiểm dịch đối với các sản phẩm tươi sống hoặc sơ chế); (iii) tình trạng hai đơn vị cùng kiểm tra một lô hàng hoặc một đơn vị kiểm tra theo quy định của hai luật nhưng với hai thủ tục khác nhau, cấp hai giấy chứng nhận; (iv) bất cập về kiểm dịch và phí kiểm dịch, kiểm tra chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu ở dạng hàng rời.
Nghiên cứu áp dụng quy định về miễn công bố hợp quy tại Khoản 2 Điều 4, về miễn kiểm tra chất lượng tại các Khoản từ 1 đến 7 Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm trong quản lý chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế rà soát, ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
d) Đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung Công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 07 tháng 7 năm 2010 về việc tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu theo hướng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, cho phép doanh nghiệp kinh doanh có lịch sử tuân thủ tốt đưa hàng về kho bảo quản của doanh nghiệp để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định.
đ) Thực hiện xã hội hóa thực chất các hoạt động kiểm nghiệm; công nhận kết quả của các phòng kiểm nghiệm tư nhân được chỉ định ngoài hệ thống của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trong việc cấp giấy Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (Chứng thư).
15. Bộ Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của bộ. Trong khi chưa ban hành được các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì ban hành các chỉ tiêu cụ thể về an toàn thực phẩm, hoàn thành trong năm 2018. Đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
b) Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo hướng: (i) bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a Khoản 1 Điều 6; (ii) bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b Khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.
c) Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hội đồng Giám định y khoa kết nối cơ sở dữ liệu về khám bệnh, chữa bệnh; dữ liệu về cấp hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội với Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện giao dịch điện tử phục vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giải quyết, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội. Ban hành đầy đủ, cụ thể các quy trình chuyên môn, hướng dẫn Điều trị và Điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế để áp dụng giám định điện tử.
d) Phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) hướng dẫn, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về an toàn thực phẩm nhằm tạo bước chuyển biến đột phá trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, làm tiền đề cải cách thủ tục trong các lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành khác.
đ) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng văn bản quy định mức giới hạn an toàn về các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản tiêu dùng trong nước tương đương mức giới hạn an toàn của các chỉ tiêu này trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
16. Bộ Xây dựng:
a) Đẩy nhanh việc soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một Điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Quy hoạch đô thị, trình Quốc hội cho ý kiến trong tháng 5/2018.
b) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách quy trình, thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng; ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện trực tuyến các thủ tục cấp phép xây dựng (bao gồm thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng) để giảm chi phí, nhất là chi phí không chính thức.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện và minh bạch hóa thông tin tín dụng, tạo Điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành Phần kinh tế được bình đẳng và thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng theo cơ chế thị trường.
18. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành:
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi chính sách và khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Đề xuất Chính phủ xem xét trình Quốc hội sớm đưa vào sửa đổi các vướng mắc, bất cập trong các Bộ luật liên quan đến bảo hiểm xã hội - tiền lương - công đoàn.
b) Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu kết hợp thủ tục đăng ký lao động và đăng ký bảo hiểm xã hội nhằm cải thiện chỉ số Khởi sự kinh doanh.
c) Ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ trong năm 2018.
d) Đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử:
- Triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong khai trình lao động đối với các doanh nghiệp, đơn vị; tạo lập và liên thông cơ sở dữ liệu về quản lý lao động với cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cập nhật cơ sở dữ liệu về an toàn vệ sinh lao động, lao động, việc làm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
đ) Sửa đổi quy định hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo hướng tăng cường xã hội hóa hoạt động này; nghiên cứu, đề xuất giao cho doanh nghiệp tự đào tạo, huấn luyện đối với nhóm người lao động không làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; rà soát, cắt giảm các Điều kiện, thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp khi tự huấn luyện cho cán bộ an toàn lao động, người làm công tác y tế, người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Khẩn trương thực hiện rà soát, kiến nghị bãi bỏ, sửa đổi các Điều kiện kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý của bộ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
b) Hoàn thiện chính sách nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục đào tạo; xây dựng cơ chế và thúc đẩy hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
c) Mở rộng quyền tự chủ tuyển sinh, tự chủ tài chính, tự chủ về Chương trình, nội dung đào tạo và khảo thí cho các cơ sở giáo dục đào tạo; tạo Điều kiện thuận lợi cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo theo cơ chế thị trường gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng và đầu ra.
d) Đẩy nhanh việc soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục đại học.
đ) Xây dựng và công bố thường niên Chỉ số phát triển giáo dục địa phương; tiếp tục thực hiện Đề án đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.
20. Bộ Ngoại giao:
a) Đẩy mạnh vận động chính trị, ngoại giao để thúc đẩy các đối tác tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài.
b) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển du lịch và lĩnh vực logistics.
21. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
a) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện giao dịch điện tử đối với các thủ tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; Phấn đấu giảm thời gian nộp bảo hiểm xã hội xuống còn 49 giờ.
b) Phát triển Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng công tác giám định bảo hiểm y tế, đặc biệt là giám định điện tử để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi người bệnh bảo hiểm y tế.
c) Đổi mới quản lý, giảm biên chế, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
22. Văn phòng Chính phủ:
a) Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát việc cải cách thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Theo dõi, đôn đốc, tham mưu việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ở các bộ, ngành, địa phương.
b) Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, phân loại và phối hợp giải quyết phản ánh, kiến nghị, phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tăng cường tổ chức Đoàn kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết. Sử dụng kết quả thực hiện Nghị quyết làm căn cứ quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ, cơ quan, địa phương tại phiên họp thường kỳ tháng 12 hàng năm của Chính phủ.
23. Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những sáng kiến cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính; đánh giá độc lập việc thực hiện cắt, giảm, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành, Điều kiện kinh doanh và chi phí cho doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương; tiếp tục tổ chức hội nghị đối thoại giữa các cơ quan nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư thương mại.
24. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề:
a) Khảo sát, đánh giá độc lập về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ.
b) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành Điều tra và công bố thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); hỗ trợ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cải thiện Chỉ số PCI kết nối với việc thực hiện nhiệm vụ tại các Nghị quyết số 19; nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với một số lĩnh vực như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng,...; nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp đối với các bộ, ngành và địa phương.
c) Tổ chức thu thập ý kiến phản biện chính sách, những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để phản ánh với cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ kịp thời và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Phối hợp với các bộ, cơ quan, các hiệp hội doanh nghiệp lập các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, xây dựng thương hiệu, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các Chương trình phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường hội nhập quốc tế.
đ) Phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và triển khai Chương trình nâng cao năng lực hoạt động cho các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam.
e) Phối hợp với các bộ, ngành áp dụng Bộ Chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) để triển khai các Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp bền vững. Thực hiện đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững hàng năm thông qua áp dụng Bộ chỉ số CSI.
25. Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải thiện chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng và Giải quyết phá sản doanh nghiệp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về môi trường kinh doanh; theo dõi, đánh giá về các ngành nghề kinh doanh có Điều kiện và Điều kiện kinh doanh; tổng hợp báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý, cuối năm.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về đổi mới sáng tạo.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối theo dõi việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và cải thiện chỉ số về Chính phủ điện tử.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các chỉ số về năng lực cạnh tranh ngành du lịch.
5. Bộ Giao thông vận tải làm đầu mối theo dõi việc cắt giảm chi phí logistics và cải thiện các chỉ số về năng lực cạnh tranh ngành logistics.
6. Các bộ đầu mối chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cải thiện các chỉ số trong lĩnh vực được phân công làm đầu mối.
b) Tổng hợp kết quả thực hiện cải thiện các chỉ số; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chính sách, cơ chế, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các Nghị quyết số 19; coi đây là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh, thành phố,
8. Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức truyền thông, quán triệt, phổ biến Nghị quyết sâu rộng trong các ngành, các cấp; tăng cường theo dõi, giám sát của các cơ quan truyền thông, báo chí về kết quả thực hiện Nghị quyết.
9. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo quy định của Hiến pháp 2013 và Quyết định của Bộ Chính trị về hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tô quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện các Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
b) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo. Trước ngày 15 của tháng cuối quý và trước ngày 15 tháng 12, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện trong quý và cả năm gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng cuối quý và cuối năm./

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Viện NCQLKTTW, Văn phòng PTBV (Bộ KH&ĐT);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, Tổng Thư ký HĐQG về PTBV và Nâng cao NLCT, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KSTT (2).
XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ
TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

CÁC VĂN BẢN KIẾN NGHỊ BÃI BỎ HOẶC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)

STT

Tên văn bản

Yêu cầu sửa đổi

Thời hạn hoàn thành

Bộ, ngành phối hợp

I

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì

1

Soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

Khắc phục bất hợp lý, chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn và khác nhau trong các nội dung có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

Tháng 6/2019

Các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp

2

Xây dựng Danh Mục ngành nghề loại bỏ khỏi Danh Mục ngành nghề kinh doanh có Điều kiện ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục IV Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.

 

Tháng 10/2018

Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan

II

Bộ Tư pháp chủ trì

1

Kiến nghị xây dựng dự án Luật đăng ký tài sn hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về đăng ký tài sản tại các luật liên quan (như Luật Đất đai, Luật Nhà ở)

Tạo thuận lợi trong thực hiện thủ tục về đăng ký tài sản, bảo đảm quyền tài sản của người dân, doanh nghiệp.

2018

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công an

III

Bộ Tài chính chủ trì

1

Sửa đổi quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tại các Thông tư 230/2016/TT-BTC, 279/2016/TT-BTC, 285/2016/TT-BTC và 286/2016/TT-BTC

Giảm đơn giá và giới hạn mức phí tối đa đối với một lô hàng.

2018

Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương

IV

Bộ Giao thông vận tải chủ trì

1

Soạn thảo Nghị định quy định về kinh doanh và Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014

Cắt giảm các Điều kiện kinh doanh không cần thiết, không phù hợp, không hiệu quả; tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Quý III/2018

Các Hiệp hội ngành nghề liên quan

2

Ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Đường sắt

 

2018

Các bộ, ngành liên quan

V

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì

1

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, như:

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Nghị định 132/2008/NĐ-CP;

- Nghị định 132/2008/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng:

- Việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thực hiện theo nguyên tắc chỉ kiểm tra một lần (đã kiểm tra, thử nghiệm khi công bố hợp quy thì không kiểm tra khi nhập khẩu và ngược lại); một mặt hàng chỉ do một cơ quan, đơn vị kiểm tra; áp dụng chế độ kiểm tra sau thông quan gắn lin với quản lý rủi ro, quản lý sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

- Việc công bố hợp quy thực hiện theo nguyên tắc chỉ sản phẩm hàng hóa nhóm 2 mới phải công bố hợp quy; người sản xuất chịu trách nhiệm công bố hợp quy; mỗi dòng sản phẩm chỉ phải công bố hợp quy một lần.

2018

Các bộ, ngành liên quan

VI

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì

1

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 về Chính phủ điện tử

Bảo đảm phù hợp với môi trường kinh tế số và xây dựng Chính phủ điện tử

2018

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

VII

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì

1

Sửa đổi, bổ sung Phụ lục I Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT và Phụ lục 22 Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn

Thu hẹp diện kiểm dịch sản phẩm động vật.

2018

Các bộ, ngành liên quan

2

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng ưu tiên.

2018

Các bộ, ngành liên quan

3

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung Công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 7/7/2010 về việc tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu

Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, cho phép doanh nghiệp kinh doanh tuân thủ pháp luật tốt đưa hàng về kho bảo quản của doanh nghiệp để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định.

2018

Các bộ, ngành liên quan

4

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Chỉ áp dụng cho một số huyện thuộc một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và đồng bng sông Cửu Long nơi có lợi thế tự nhiên về trồng lúa. Đất trồng lúa ở các địa phương khác được tự do chuyển sang các hoạt động nông nghiệp khác

2018

Bộ Tài nguyên và Môi trường

VIII

Bộ Y tế chủ trì

1

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a Khoản 1 Điều 6; bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b Khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.

2018

Các bộ, ngành liên quan

IX

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì

1

Soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Đất đai và các pháp luật có liên quan đến đất đai; soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường

Bảo đảm thống nhất các quy định về đất đai, bảo vệ môi trường và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tháng 6/2019

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp, Quốc phòng

2

Kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ ngày 23/12/2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Bỏ Mục tiêu bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha; quy định rõ diện tích đất cố định trồng lúa ở một số huyện thuộc một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nơi có lợi thế tự nhiên về trồng lúa và khuyến khích trồng lúa ở các địa phương đó.

2018

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 134/2016/QH13 ngày 9/4/2016 về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia

Giảm mạnh diện tích đất trồng lúa để tạo Điều kiện cho chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất và thu nhập.

2018

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

X

Bộ Xây dựng chủ trì

1

Soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một Điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Quy hoạch đô thị

Đảm bảo thống nhất với các quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường; tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

2018

Các Bộ: Kế hoạch và Đu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp

---------------

1 Theo “Báo cáo cạnh tranh du lịch toàn cầu” được Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố tháng 4 năm 2017.

2 Theo “Báo cáo kết nối để cạnh tranh 2016: Logistic trong nền kinh tế toàn cầu” do Ngân hàng thế giới công bố tháng 6 năm 2016 (Báo cáo công bố 2 năm một lần).

3 Gồm Nga, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

4 Có thể gồm: Canada, Úc, New Zealand, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan,...

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Resolution No. 19-2018/NQ-CP dated May 15, 2018 of the Government on ongoing implementation of major duties and measures to improve business environment and enhance national competitiveness in 2018 and subsequent years

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 142/2016/QH13 dated April 12, 2016 on the 5-year socio-economic development plan for the 2016 – 2020 period; the National Assembly’s Resolution No. 48/2017/QH14 dated November 10, 2017 on the 2018 socio-economic development plan;

At the request of the Minister of Planning and Investment,

RESOLVES:

I. REVIEW  OF CURRENT SITUATION

After 4 years of implementation of the Government’s Resolution No. 19, our country’s business environment and competitiveness has incessantly improved. In 2017, in general, ministries, sectoral administrations and local authorities took more proactive and drastic approaches to implementing measures for improving business environment and enhance competitiveness, and achieved positive results; our country’s national competitiveness index rose in ranking by five places compared to year 2016 (from 60th/138 economies to 55th/137 economies); our country’s business environment index rose in ranking by fourteen places (from 82ndplace to 68thplace out of 190 economies); our country’s innovation and creativity index rose in ranking by twelve places and was ranked 47thplace out of 127 economies. Those are the ranks that Vietnam has ever attained till date.

However, business environment and competitiveness improvements have proved to be unsustainable and have not achieved predetermined objectives; the ranks of certain indices remain quite lower than other countries in the region while the scores have hardly been improved either for years; even some of other important indices drop in score. (i.e., performance of commodity market, quality of infrastructure, education, level of business development and technological innovation has are improved slowly; the business startup index is ranked 123rdplace; the corporate bankruptcy handling index is ranked 129thplace; registration of ownership and use of property lasts up to 57.5 days, and the index thereof unceasingly drops in rank and now holds the 63thplace; contractual dispute resolution lasts 400 days and the index thereof is ranked 66thplace, etc.). Several industries, sectors and local authorities have not yet taken such proactive and drastic action to implement duties and measures to improve business environment and enhance competitiveness, thus have achieved restricted results.

In order to accomplish the expected objective in holding a place in the ranking of business environment and competitiveness that is similar to the average ranks of ASEAN-4 countries (including such economies as Singapore, Malaysia, Thailand and Philippines), efforts to carry out the rigorous and comprehensive reform of business scale and volume in all sectors should be made.

II. MAIN TARGETS AND INDICES OF IMPROVEMENT OF BUSINESS ENVIRONMENT AND ENHANCEMENT OF NATIONAL COMPETITIVENESS

1. Try to come close to World Bank’s environment business index and World Economic Forum’s competitiveness index, World Intellectual Property Organization’s innovation index and United Nations’ E-Government index. Show great determination to accomplish objectives specified in the Resolution No. 19-2016/NQ-CP and No. 19-2017/NQ-CP on improvement of business environment and promotion of national competitiveness; by 2020, the quality of business environment in Vietnam is the same as the average level achieved by ASEAN-4 countries.

2. Focus on improving business environment indices in order to, in 2018, rise from 8th– 18thplace in the World Bank’s ranking; in particular, robustly improve the ranks of indices currently holding low place. Specifically including:

a) The business startup rises by at least 40 places.

b) The contractual dispute handling index rises by 10 places; the corporate bankruptcy handling index rises by 10 places.

3. Complete elimination and simplification of 50% of investment and business conditions; request elimination of business sectors and industries subject to prescribed conditions in the classification list of business sectors and industries subject to prescribed conditions as specified in the Law on Investment.

4. Cut down on at least 50% of the list of commodities and products subject to specialized inspections; robustly change the state management approach from mainly pre-inspection to mainly post-inspection; completely eradicate the situation in which a commodity is subject to specialized management and inspection carried out by more than one regulatory authority; reduce the rate of imported shipment subject to specialized inspection carried out at the customs clearance checkpoint from 25 – 27% as currently reported to under 10%.

5. Facilitate application of information technology to deal with administrative procedures and provide public services online. By the end of 2018, most of the public services which are common and related to people and enterprises are provided at the 3rd and 4th level.

6. Promote the tourism industry’s competitiveness in order to develop it into the key industry; enhance competitiveness of the logistics service industry to facilitate and reduce costs of business operations and serve the purpose of changing economic structure. Specifically including:

a) Raise the rank of the tourism industry’s competitiveness by about 10 places (currently holding 67thplace out of 136 countries)1.

b) Step-by-step reduce logistics costs arising in the national economy to approximately 18% of GDP (currently more than 20% of GDP); raise the logistics efficiency index by roughly 10 places in rank (currently holding 64thplace out of 160 countries)2.

III. SIGNIFICANT DUTIES AND MEASURES

1. Ministers and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall supervise and organize activities necessary for implementation of duties and measures to improve business environment, promote competitiveness within their delegated jurisdiction, and shall be held accountable to the Prime Minister for results achieved in the sectors and administrative divisions under their management. This is specified as follows:

a) Ministries and sectoral administrations finish establishing the action plan on implementation of the Resolution No. 19-2018/NQ-CP by May 31, 2018 that elaborates on objectives, duties to be implemented, legislative documents to be supplemented, modified, completion deadline, responsible entities and individuals, and supervisory and assessment methods.

b) People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces finish developing the action plan on implementation of the Resolution No. 19-2018/NQ-CP by May 31, 2018 that focuses on the following main duties:

- Reform administrative procedures, and improve such indices as business startup, construction licensing and other related formalities, electricity accessibility, ownership registration, use of property, tax payment and social insurance under international conventions.

- Apply information technology to provision of public services; boost payments via the banking system with respect to public sectors (e.g. taxes, electricity, water, tuition fees, medical fees and payments for social security schemes).

- Increase quality of infrastructure necessary for such sectors as tourism, medical, healthcare, security, safety and environmental sanitation at tourist sites and attractions.

- Implement necessary measures to reduce logistics costs, such as relieving congestion occurring at seaports and airports, especially Cat Lai port and Tan Son Nhat international airport, etc. to reduce petrol costs and improve turnaround time. Relieve traffic congestions on roads to Cai Mep and Thi Vai (Vung Tau city) ports to alleviate traffic overload inflicted upon Ho Chi Minh city’s ports. Command application of measures for improving management and business efficiency to seaport management units and thus reducing the consignor’s logistics costs.

- Cooperate in inspection and examination of enterprises, and minimize the frequency of inspection and examination, even including specialized ones.

- Assess administrative creativity and performance of departments, divisions and district-level People’s Committees according to department and district-level competitiveness indices.

- Implement the Government’s Resolution No. 19-2018/NQ-CP together with improving the provincial-level competitiveness index.

c) Tighten work disciplines, rules, increase professional integrity, creativity and promote work performance; direct public officers and officials, especially heads of affiliated units, to change work attitudes to serve interests of people and enterprises; immediately identify and substitute those who show hesitation in reforming administrative procedures, lifting barriers and facilitating investment and business activities, or those who abuse their authority and designation to gain personal benefits.

d) Organize implementation of single window system, fully-connected single window system and application of information technology to implementing administrative procedures and providing public services online; apply the quality management system ISO 9001 to services rendered by entities and organizations belonging to the state administrative system; commence setting up the national database of population, land and enterprises, etc. and share the database serving state management purposes; hire information technology services to help state agencies activities and outsource services related to payment and settlement; train information technology workforce.

dd) Carry out inspection, examination and audit to ensure consistency, avoidance of overlap and prevention of any impact on business activities, and compliance with the Prime Minister’s directives on corporate inspection; assure equality in the eyes of the law between enterprises.

2. Checking and streamlining of investment and business conditions: Ministries already carrying out checking and granting decisions on elimination of specific investment and business conditions shall complete formulation of the Decree amending and supplementing related decrees and submit it for the Government’s ratification in the 3rdquarter of 2018. Ministries that have not yet carried out checking and have yet to inform checking results shall be obliged to complete checking and formulation of the plan to reduce, supplement and amend regulations on investment and business conditions by June 2018, and finish drafting the Decree amending and supplementing other Decrees on investment and business conditions in which unnecessary investment and business conditions are repealed, and submit it for the Government’s ratification in the 3rdquarter of 2018.

3. Reform of specialized inspection regulations:

a) The Ministry of Finance (General Department of Customs) compiles and provides the list of goods subject to specialized inspection conducted by ministries vested with specialized management, based on which the list of commodities subject to specialized inspection that needs to be eliminated is proposed.

b) Ministries and sectoral administrations remove 50% of commodities and products from the list of commodities and products subject to specialized inspection in each sector as early as 2018. The list of removed commodities must describe their respective HS codes specified in the List of exported and imported commodities of Vietnam attached to the Circular No. 65/2017/TT-BTC dated June 27, 2017 of the Ministry of Finance, and must be prescribed in a single decision.

c) Before October 31, 2018, checking and proposal for revision and supplementation of relevant legislative documents should be completed with the intention of (i) changing assigned functions and authority of ministries with a view to ensuring an imported or exported commodity is manage by only one regulatory authority or entity; (ii) improving state management approach from mainly pre-inspection to mainly post-inspection practices in conjunction with applying principles of management of risks and assessment of compliance of organizations and individuals with laws, and (iii) exempting each cargo shipment from being subject to inspection, except for quarantine inspection.

d) Creating business environment which is competitive, transparent, and providing incentives for development of markets in testing, inspection and certification services; break the monopoly of several organizations designated by ministries vested with specialized management in the current situation.

4. The Ministry of Planning and Investment:

a) Preside over and cooperate with ministries and Finance, Labor – War Invalids and Social Affairs authorities and Vietnam’s Social Security offices and other relevant agencies in improving the rank of business startup index to the targeted rank; raise the place of the business startup index by at least 40 places in rank.

- Ensure release of corporate information coincides with registration of enterprise establishment; and is completed by June 2018.

- Recommend reducing corporate information release fee by at least 50%.

b) Preside over and cooperate with relevant ministries and authorities in (i) composing the Law amending and supplementing certain articles of the Law on Investment, the Law on Enterprises which is turned in for the Government s ratification by June 2019, and (ii) codifying the Law amending and supplementing certain articles of the Law on Public Investment which is submitted for the Government’s ratification by the 3rdquarter of 2018 in order to address any irrationality, ambiguity, confusion, overlapping, conflict and contrast existing in information related to investment and business.

c) Preside over and cooperate with the Ministry of Justice, the Government’s Office, other relevant ministries and sectoral administrations in preparing a report on the List of sectors and industries removed from the List of business sectors and industries subject to prescribed conditions, annexed to the Law No. 03/2016/QH14 amending and supplementing Article 6 and Appendix IV of the Law on Investment No. 67/2014/QH13, for submission to the Government before being presented to the National Assembly Standing Committee by October 2018.

d) Preside over and cooperate with the Supreme People’s Court in posting information about bankruptcy cases and the list of creditors on the National Portal for enterprise registration.

dd) Preside over and cooperate with the Ministry of Science and Technology, relevant ministries and sectoral administrations in considering inclusion of certain innovation indices in the national statistics and carry out statistical activities on a periodical basis.

5. The Ministry of Justice:

a) Preside over and cooperate with relevant ministries and authorities in drafting the Prime Minister’s Decision on introduction of the project on completion of legal framework on contracts and resolution of civil disputes through the non-court procedures with a view to ensuring consistency, conformity, enforceability and protection of property rights.

b) Concentrate on handling problems and difficulties arising in the practical context of civil judgement enforcement and bankruptcy resolution activities.

c) Preside over and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Transport, the Ministry of Construction, the Ministry of Public Security and other relevant authorities in proposing the project of Law on property registration or recommending amendments or supplements to legislative regulations on registration of property in relevant laws (e.g. Land Law and Housing Law) in order to make property registration procedures easily accessible to people and enterprises, and protective towards their property rights.

d) Cooperate with the State Bank, relevant ministries and sectoral administrations in continuing to research and propose solutions to establishing and launching the modern system for secured transaction registration, and developing more policies on protection of the creditor’s rights, etc. with the aim of contributing to raising the score and rank of the credit accessibility index according to the World Bank’s rating.

6. The Ministry of Finance:

a) Continue to implement measures for improving the tax payment index according to the objectives set out in the Resolution No.19; strive to reduce tax payment time (excluding time of payment of social security contributions) to 119 hours. Publicly disclose the tax database, assure inspection of 100% of tax refund claims in question and strive to, by 2020, ensure that 100% of taxpayer’s complaints and appeals are handled within the legally prescribed duration. Ensure public disclosure and transparency of regulations laid down in the Law on Tax Management, processes for inspection, complaint resolution and VAT refund.

b) Collaborate with the Ministry of Planning and Investment in improving the score and rank of business startup index according to the World Bank’s approach.

c) Eradicate difficulties related to determination and consultation on determination of dutiable values of exported and imported commodities in compliance with laws and the Customs Valuation Agreement.

d) Deal with enterprise’s difficulties in working hours of express delivery Customs Subdepartments with a view to requesting them to assign officers who are 24/7 in charge of customs procedures for exported and imported goods shipped through express delivery services.

dd) Deal with difficulties arising from export and import duties, including those related to exemption of taxes on refuse, waste products, excess raw materials and inputs which have already been imported for processing under Clause 4 Article 10 of the Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 1, 2016 elaborating on certain articles and measures for implementing the Law on Export Duty and Import Duty.

e) Preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Health, and the Ministry of Industry and Trade, in amending regulations on fees for testing and quality inspection of goods, including regulations on fees and charges laid down in the following Circulars: 230/2016/TT-BTC, 279/2016/TT-BTC, 284/2016/TT-BTC, 285/2016/TT-BTC and 286/2016/TT-BTC, with the aim of reducing the fee amount and limiting the maximum amount of fee charged for a single shipment.

g) Apply information technology over management and supervision of goods, means of transport carrying exported, imported goods and in-transit ones currently under customs supervision, and transport equipment that enters, exits or transits through/at the border checkpoint, and to serve the purpose of ensuring consistent connection of information about imported and exported goods between regulatory authorities, specialized inspection units and the General Department of Customs and the single-window National Portal, and between customs authorities and logistics service providers.

h) Preside over and collaborate with relevant ministries and sectoral administrations in efficiently implementing the national and ASEAN’s single-window system. The specific actions shall be taken in 2018 as follows: (i) Put to use all 130 new administrative formalities as specified in the general plan for implementation of the national and ASEAN’s single-window system for the 2016 – 2020 period that is attached to the Prime Minister’s Decision No. 2185/2016/QD-TTg dated November 14, 2016; (ii) Appeal to the Government to issue the Decree prescribing implementation of administrative procedures through the national and ASEAN’s single-window system, and specialized inspection over imported and exported goods; (iii) Preside over and cooperate with the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Public Security and other relevant ministries and sectoral administrations in developing and operating the information technology system ancillary to the national and ASEAN s single-window system, and ensure connectivity, systemization, security and safety of information and database; (iv) press ahead with the plan for investment in the standby system serving the needs of the national single-window system.

i) Preside over and cooperate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Transport and other relevant units in implementing the national single-window aviation system under the Prime Minister’s Decision No. 43/2017/QD-TTg dated September 26, 2017 prescribing responsibilities for implementation of procedures applied to aircraft on entry, exit and in transit through the national single-window system with a view to ensuring concordance and consistency with other relevant legislative documents.

7. The Ministry of Transport shall preside over and collaborate with ministries, entities and local authorities in:

a) Taking practical actions and reducing logistics costs:

- Taking actions to reduce shipping costs such as examining and reducing tolls, especially BOT road toll; moving BOT plazas that are improperly located; carrying out non-stop electronic BOT toll collection. Immediately re-establishing order and solving the situation in which shipping agencies, at their discretion, quote fees for imported and exported goods.

- Research and complete the planning for construction of inland clearance depots (ICD) nationwide with a view to ensuring equal distribution of these depots between geographical regions, balancing of exported and imported goods, and increase in two-way transportation rate, etc. as an approach to granting subsidies for consignors to bring down their transportation and customs clearance fee.

- Provide advantages for shipping agencies in connecting and sharing information between consignors and shipping agencies with the aim of increasing the two-way transportation rate and promoting business effectiveness of shipping agencies.

b) Implementing measures for developing logistics infrastructure:

- Research and develop the inland water transportation system; research step-by-step construction of inland ports having modern equipment and facilities, especially those located in the Mekong Delta, in order to build transportation connections to seaports of Ho Chi Minh city and Vung Tau city, and those located in the Red River Delta in order to build transportation connections to Hai Phong city’s international ports.

- Authorize the Vietnam Railways Corporation to cooperate with relevant entities in (i) researching and putting to use freight trains, especially those carrying goods exported to China and Hai Phong city s international ports; (ii) promoting capacity for rail transportation of freight, reducing transport time, elevating reliability and quality of services; ensuring better connections between rail, road, marine, aviation and inland water transport systems.

- Research and propose solutions to upgrading and developing airport and air transport infrastructure systems; encourage private sector involvements in developing, managing and operating airports.

- Develop logistics service trading floor in order to optimize two-way freight and container transportation.

- Consider investing in expansion of traffic construction works, storage facilities and logistics service centers running along routes and corridors connecting seaports and inland ports of Vietnam with those of Laos, Cambodia, Thailand and South China.

- Conduct research into development of aviation logistics centers, particularly those that connect airports and serve special goods (e.g. dangerous goods, high-value goods, hi-tech goods and goods that need to be specially stored, etc.).

- Commence implementing the scheme of orientation towards development of 03 aviation logistics centers serving the needs of Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat international airport as specified in the Prime Minister’s Decision No. 236/QD-TTg dated February 23, 2018 approving revision of the planning for development of air transport by 2020 with vision towards 2030.

8. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall preside over and collaborate with ministries, entities and local authorities in:

a) Researching and developing significant tourism products such as marine tours, cultural tours and ecological tours; locating marine leisure and holiday destinations that are fascinating to tourists. Develop more new and promising tourism products such as business combined tours, community volunteer tours, adventure tours, medical and healthcare tours; golf tours; leisure and recreational tours, theme park tours, conference and art performance tours.

b) Promoting training and education of tourism human resource, including executive officers, managers, administrators and vocational workers:

- Elevate competency of nationwide training centers in providing training and educational services. Develop the staff of tourism teachers, lecturers and trainers.

- Adopt incentive policies that encourage enterprises to take part in training of tourism human resource. Stimulate training organized by tour and travel agencies, non-public and foreign-invested training establishments.

- Promote international cooperation in developing tourism human resource and absorb international technological innovations.

c) Developing tourism infrastructure and tourist accommodation establishments that have high quality and promoting tourism service quality:

- Check legislative regulations on tourism and related services; rescind or request rescission of improper and outdated regulations; carry out robust reform of administrative procedures; improve business freedom, increase safety level and reduce business costs.

- Consider the progress of investment in development of existing tourism centers and infrastructure systems; point out difficulties and problems; directly give assistance in resolving them and expedite expansion investments.

- Conduct a research to make a decision on hiring consultants (maybe foreign professional ones) that help formulate the plan for use of tourism resources (e.g. natural and cultural resources); develop tourist centers and attractions; invite bids for public-private partnership contracts on construction, use and development of tourism resources, etc.

- Collaborate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport and other relevant authorities in researching and proposing incentive policies for development of tourism infrastructure.

- Call for investments in developing large-scale and high-quality tourism products at key areas and zones playing a role as the driving force for development of tourism industry, especially at zones planned to be developed into Vietnam’s special economic zones in the years to come.

- Standardize and control quality of products, services and amenities ancillary to the tourism industry, ensure safety, security, environmental sanitation and sustainable development.

- Continue assessing and building toilets, rest stops, restaurants and shopping centers that serve tourist’s needs.

- Promote connectivity and ensure consistency in terms of quality of tourism product supply chains.

d) Developing the tourism industry in a sustainable manner:

- Research, formulate and enforce the set of criteria for sustainable tourism development (based on good international standards and experience).

- Research and propose a mechanism that enables people and scientists to give their opinions on tourism planning schemes, projects, and supervise compliance during the process of implementing such mechanism.

dd) Increasing tourism promotion and marketing programs

- Reform and diversify tourism promotion approaches; strengthen tourism promotion by encouraging international travel agencies offering tours in Vietnam.

- Encourage enterprises to open overseas tourism marketing offices, participate in large international tourism fairs and advertising campaigns via the international and national media as well as e-marketing activities; pay attention to advertising tours at source markets

- Raise awareness of significance and importance of business affiliation, cooperation and equitable sharing of benefits among partners in the tourism service chain.

- Prepare materials and intensify training and communication programs for development of community tours, spread and raise awareness of community tourism.

- Accelerate research and development of the market database.

- Establish a mechanism for concentration of resources necessary for national tourism promotion activities, and ensure flexibility and a close rapport with sectoral administrations, local authorities and enterprises.

- Reorganize and rearrange domestic tourism fairs to avoid dispersing and concentrate resources, elevate professionalism of fairs organized at the national and international level.

- Use resources extracted from the Tourism Development Fund for carrying out tourism promotion activities.

e) Improving efficiency in state management of the tourism industry:

- Robustly apply the set of criteria for evaluation of tourist destinations of local jurisdictions.

- Consider applying scientific and technological advances, and developing smart tourism.

g) Consider radically changing specialized inspections of imported goods and articles, particularly those imported via the express delivery service.

9. The Ministry of Public Security shall preside over and collaborate with the Ministry of National Defence, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Culture, Sports and Tourism and other ministries, entities and local authorities in:

a) Considering and proposing modification of visa regulations:

- Research and propose perfection of currently enforceable policies on visa, including visa waiver, grant of visitor visa and e-visa, as follows: Expanding the scope of the visitor visa waiver program to cover more eligible visa applicants, granting visa online (Visa Online), simplifying procedures for application for and approval of grant of visa at the immigration checkpoint (Visa On Arrival).

- Research and propose revision and supplementation of certain applicable regulations with a view to (i) granting citizens of 12 countries already exempted from visa3an extension of the duration of visa waiver from 15 days to 30 days to match the time length of trans-Viet tours and the number of tourist’s holidays; (ii) adding several countries exempted from visitor visa requirements4, (iii) extending the duration of the visitor visa waiver program from “a single year” to 5 years or 10 years so that aviation and tourist agencies feel safe to make their fairly massive investment in tourism promotion projects on the markets; and (iv) repealing the regulation "the minimum interval between an entry and the preceding exit from Vietnam is 30 days”.

b) Amending the regulation on documentation requirements for application for circulation of motor vehicles and motorcycles with a view to revoking the regulation prescribing submission of the form of declaration of origin of imported motor vehicles and motorcycles.

10. The Ministry of Industry and Trade shall preside over and collaborate with ministries, entities and local authorities in:

a) Maintaining ongoing efficient implementation of measures for reducing the time of access to electricity.

- Establish the process for implementation of application procedures for access to electricity, ensure transparency and consistency in implementation procedures and duration as well as responsibilities for processing of application held by each authority.

- Implement the fully-connected single-window system between electricity entities and state regulatory authorities in order to carry out multiple tasks related to licensing with the aim of reducing the time of processing of application by electricity administrations and other state regulatory authorities to no more than 10 days. Pilot the above-mentioned system in Ho Chi Minh city within the 3rdquarter of 2018 and in other cities or provinces within 2018.

- Monitor, assess and oversee improvement of the electricity access index.

b) Monitoring and overseeing sufficient and consistent enforcement of streamlining of regulations on investment and business conditions, and enhancement of effectiveness in state management. Continuing to check and propose repeal and simplification of regulations on investment and business conditions; reform and promote effectiveness in state management.

c) Undertaking and liaising with the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Health in reviewing and introducing technical regulations on food products under its jurisdiction. By end of 2020, basically complete main technical regulations on food safety that are applied to groups of subjects and conform to international standards.

Reviewing Vietnamese regulations on other products and commodities under the control of the Ministry of Industry and Trade based on which appropriate measures for adjusting and reducing costs, and promoting competitiveness of commodities are suggested.

d) Offering support to logistics service providers and improving logistics service quality:

- Assist logistics service providers in promoting business and operational competences for the purpose of raising business effectiveness.

- Cooperate with the Ministry of Finance, the Ministry of Transport and business associations in stimulating outsourcing of logistics services; advise consignors to use more services provided by logistics service enterprises with orientations towards professionalism and rational distribution of personnel working in the supply chain.

- Encourage several industrial parts and export processing zones to provide logistics services in the closed-loop system in order to help enterprises reduce raw material and product shipping time and costs.

11. The Ministry of Science and Technology:

a) Presiding over and cooperating with sectoral regulatory ministries in:

- Scrutinizing radical revision of enforceable regulations on procedures for declaration of conformity with prescribed standards and regulations wherein manufacturers shall be responsible to make such declaration which is required for a line of products but not for each product item or batch; radical modification of applicable regulations on commodity quality inspection procedures with an orientation towards mainly post-inspections in conjunction with applying risk management principles and assessing compliance of specific enterprises; relief of the situation under which an imported item is subject to both declaration of conformity and inspection of quality of specific shipments of goods, and the situation under which two-step inspection procedures are implemented by two different authorities and entities.

- Fully carrying out responsibilities for and effectively performing the tasks of presiding over implementation of the Law on Technical Standards and Regulations, the Law on Quality and Commercial Products; monitoring and overseeing guidance on and implementation of these laws by sectoral ministries and ensuring consistent and compliant implementation of provisions laid down in these laws. Checking and requesting relevant ministries to promptly remove goods subject to specialized inspection that they have already expanded outside the scope of application of laws.

- Promptly and sufficiently formulating and issuing the code of national technical regulations and standards for quality of products, commodities and for management of the production and service rendering process.

- Providing favorable environment and incentives for development of testing, inspection, assessment and certification services, etc. in order to earn customers trust in quality of products, goods and services.

- Reforming methods of state management of quality of products, commodities and services with a view to enabling manufacturers, traders and importers to have access to favorable conditions; carrying out monitoring, oversight, assessment, examination and inspection activities based on evaluation of risk level and compliance of enterprises with laws; increasing the penalty amount and imposing strict sanctions for violations against regulations on quality of products, commodities and services.

- Preside over scrutinizing proposal for revision of laws on specialized management of products and commodities (including the Law on Food Safety) in order to satisfy the needs for reform of administrative procedures and the commitments made in new-generation free trade agreements.

b) Developing and upgrading national innovation systems, innovation centers and technology incubators; making enterprises become the center of and stimulant to innovation.

c) Building the database and releasing a full number of information about research and application results achieved from fulfillment of scientific and technological duties funded by the state budget before the 4thquarter of 2018.

d) Presiding over and collaborating with relevant ministries and entities in reviewing and proposing adjustments to assignment of tasks of implementing innovation indices.

12. The Ministry of Information and Communications:

a) Focusing on applying information technology and implementing online public services within its jurisdiction.

b) Researching, reviewing and proposing revision and supplementation of the Resolution No. 36a/NQ-CP dated October 14, 2015 on e-Government to fit into the digital economic environment and establishment of the e-Government.

c) Cooperating with relevant ministries and sectoral administrations in imperatively reviewing and proposing modification and supplementation of the legal framework for telecommunications and game cards; strictly controlling issue and use of telecommunications and game cards of telecommunications companies; tightening management of supply of online electronic games in order to prevent forms of disguised and illegal gambling.

d) Accelerating the progress in completion of the national data integration axis to build the data connection between ministries and sectoral administrations that serves the needs of management and implementation of electronic transactions.

dd) Instructing ministries and sectoral administrations to strengthen application of information technology and provision of online public services at a high level; receiving submitted documentation and informing a decision granted after handling of administrative procedures via public postal services in order to help people and enterprises implement administrative procedures more effectively.

13. The Ministry of Natural Resources and Environment:

a) Presiding over and cooperating with ministries, People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces in taking necessary actions to reduce the time of registration of ownership and use of property to 20 days; revoking unnecessary documents, simplifying information included in submitted documentation, formalities and building electronic connections in handling administrative procedures for grant of land use right certificate, land allocation, land lease, land registration and grant of certificate of ownership of construction works, as well as administrative procedures for determination of financial obligations arising from land.

b) Presiding over and cooperating with ministries and entities in codifying the Law on revision and supplementation of certain articles of the Law on Land and other land-related legislation; codifying the Law on revision and supplementation of certain articles of the Law on Environmental Protection and legislative regulations related to environmental protection; ensuring consistent regulations on land, environmental protection and elimination of difficulties faced by enterprises. The aforesaid tasks shall be due to complete in June 2019.

c) Researching, amending and supplementing regulations aimed at not applying administrative procedures for "Registration of environmental protection plan” to medium-voltage power projects because of the fact that these projects do not give rise to environmental pollution issues.

d) Researching, amending and supplementing regulations related to inspection and examination of environmental protection with a view to carrying out regular oversight, inspection and examination depending on level of risks of environmental pollution and level of compliance of manufacturing and business entities with legislation on environmental protection.

dd) Enabling courts to have access to information about registration of land and associated property during the process of resolution of disputes over land-related property in order to shorten the time of and prevent errors arising from resolution of civil and commercial trading disputes.

e) Presiding over and cooperating with ministries and People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces in researching and proposing revision and supplementation of regulations on wastewater in order to ensure they adapt to the reality and conform to international conventions covering the fish processing industry:

- Create the proper regulatory framework for agreement entered into between fish factories in industrial zones and Management Boards of industrial zones established in provinces in order to ensure equality and harmony during the process of application of technical regulations on wastewater discharged from fish processing activities.

- Agree on application of the technical regulation QCVN 02-20:2014/BNNPTNT to wastewater before being discharged from tra catfish culture ponds into the receiving environment.

- Review, revoke and amend indicators (e.g. phosphorus, ammonium and nitrogen, etc.) of the National technical regulation on wastewater released from fish processing facilities; complete such works in 2018.

- Issue directive documents on strict compliance with the Government’s Decree No. 154/2016/ND-CP dated November 16, 2016 on the environmental protection fee for wastewater, which do not require fish enterprises to undertake sampling, testing and pay the environmental protection fee with respect to environmental indicators that are not specified in the QCVN 11:2015.

g) Presiding over and cooperating with the Ministry of Finance in correcting irrationality of the time of refuse import deposit under the provisions of Clause 1 Article 59 of the Government s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on waste and refuse management with a view to ensuring that enterprises shall only be obliged to submit deposit certificates at the time of application for customs clearance of imports.

h) Multiplying inspection and examination of compliance of local authorities with regulations on administrative procedures in the natural resource and environment sector; imposing strict and timely penalties for such violations as requiring more complicated procedures and documentation, failing to strictly comply with regulations on public disclosure and transparency of administrative procedures.

14. The Ministry of Agriculture and Rural Development:

a) Researching, amending and supplementing regulations on rating of enterprises and products during the process of specialized management and inspection of imported fishery products that is prescribed in the Circular No. 26/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 on quarantine of animals and aquatic animal products in conformity with the principles of risk management and identification of priority lanes.

b) Consider taking early actions to dealing with difficulties faced by enterprises as follows: (i) two-stage animal quarantine procedures carried out at two levels of veterinary authority; (ii) the definition "animal product", which is given in the Appendix I of the Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 prescribing quarantine of terrestrial animals and terrestrial animal products, and Appendix 22 of the Circular No. 24/2017/TT-BNPTNT dated November 15, 2017 issuing HS code schedule of imported and exported specialized goods under the control of the Ministry of Agriculture and Rural Development, causing the scope of goods subject to animal quarantine to be broadened unnecessarily (quarantine should be imposed on only fresh, live or preliminarily processed animal products); (iii) the situation in which two entities inspect a shipment or a single entity carries out inspection in accordance with two laws, but implement two different sets of procedures and then confer two separate certificates; (iv) unsolved problems arising from quarantine and quarantine and fee for quality inspection of animal feeds and bulk raw materials imported as ingredients of finished animal feeds.

Conduct a research on application of regulations on exemption from declaration of conformity prescribed in Clause 2 Article 4, exemption from quality inspection prescribed in Clause 1 through Clause 7 of Article 13 of the Government s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 2, 2018 elaborating on implementation of certain articles of the Law on Food Safety covering management of quality of animal feeds.

c) Presiding over and cooperating with the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Health in reviewing and introducing technical regulations on food products under its jurisdiction by end of 2020, and basically completing main technical regulations on food safety that cover groups of applied subjects and conform to international standards.

d) Recommending the Prime Minister to consider repealing, amending or supplementing the Official Document No. 1152/TTg-KTTH dated July 7, 2010 on strengthened management of imported frozen products with a view to applying risk management principles and allowing importing enterprises exhibiting their compliance in the past to move freight to their warehouses for quarantine purposes in accordance with regulations in force.

dd) Involving private stakeholders in substantially investing in testing services; verifying test result services provided by designated private testing laboratories outside jurisdiction of the National Agro-forestry and Fisheries Quality Assurance Department with respect to grant of the food safety and hygiene certificate (Credentials).

15. The Ministry of Health:

a) Presiding over and cooperating with the Ministry of Science and Technology in issuing national standards and technical regulations for products and commodities under its jurisdiction. If national standards and technical regulations have yet to be issued, specific food safety indicators should be put to use and completed in 2018. By end of 2020, main technical regulations on food safety for groups of covered subjects must be basically completed and conformable to international standards.

b) Researching, revising and supplementing the Government’s Decree No. 09/2016/ND-CP dated January 28, 2016 on food fortification with micronutrients with a view to (i) repealing the regulation “salt used for processing foods must be fortified with Iodine” laid down in Point a Clause 1 Article 6; (ii) repealing the regulation “wheat flour used for processing foods must be fortified with iron and zinc” laid down in Point b Clause 1 Article 6. Instead, food processing enterprises are only advised to use these micronutrients.

c) Commanding healthcare facilities and the Medical Examination Council to connect their healthcare databases; data on grant of documents and papers used for registering social security covers with the Ministry of Health and Vietnam Social Security, and carrying out electronic transactions to serve the needs of state management of health insurance, social security and payment of medical costs; paying social security claims and covers. Issuing professional processes, therapy instructions and requirements for payment of health insurance covers in full and in detail for the purposes of carrying out electronic inspections.

d) Cooperating with the Ministry of Finance (General Department of Customs) in guiding and effectively implementing the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 2, 2018 on food safety in order to make significant changes in specialized management and inspection of exported and imported goods, and serve as the prerequisite for reform of administrative procedures existing in other specialized management and inspection sectors.

dd) Cooperating with the Ministry of Agriculture and Rural Development in researching and establishing documents prescribing the safety limit of indicators of chemicals and antimicrobials contained in domestically-consumed fish products which is equivalent to that in exported fish products.

16. The Ministry of Construction:

a) Accelerating codification of the Law on Revision and Supplementation of several articles of the Law on Construction, the Law on Housing, the Law on Real Property Business and the Law on Urban Planning for submission to the National Assembly to seek its decision within May 2018.

b) Continuing to accelerate reform of construction license-related administrative processes and procedures; apply information technology and carry out construction licensing procedures online (including assessment of fundamental designs, engineering designs and grant of construction license) in order to reduce costs, particularly unofficial costs.

17. The State Bank of Vietnam shall continue to effectively implement measures for improving and clarifying credit information, and provide enterprises, organizations and individuals in all economic sectors with equality and advantages to have access to credit funds according to market regulations.

18. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs Finance shall preside over and cooperate with relevant ministries and sectoral administrations in:

a) Reviewing, revising and supplementing social security and unemployment insurance policies with the aim of ensuring effective implementation of these policies and promoting enterprise’s growth. Appeal the Government to seek the National Assembly s ratification of correction of difficulties or problems existing in legislative Codes relating to social security – salary – trade union.

b) Presiding over and cooperating with the Vietnam Social Security and the Ministry of Planning and Investment in researching combination of labor registration procedures and social security registration procedures in order to improve the business startup indicator.

c) Issuing a full number of technical regulations on products and commodities within its jurisdiction in 2018.

d) Promoting electronic transactions:

- Allow enterprises and entities to submit their registration of labor online; create the labor management database and connect it with the database of Vietnam Social Security.

- Direct the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of centrally-affiliated cities and provinces to inform the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Vietnam Social Security of the updated occupational safety and sanitation, labor and employment database in order to carry out electronic transactions arising in the social security and unemployment insurance sector.

dd) Revising regulations on occupational safety and hygiene training programs with a view to promoting private sector involvements in such programs; researching and proposing authorization granted to enterprises to organize training and drilling programs on their own for employees who do not work under strict occupational safety and hygiene requirements; reviewing and reducing conditions and administrative procedures under which enterprises organize training on their own for their officers in charge of occupational safety, healthcare and employees working under strict occupational safety and hygiene requirements.

19. The Ministry of Education and Training:

a) Imperatively reviewing and proposing annulment and modification of business requirements within its jurisdiction in accordance with the Prime Minister s directives.

b) Completing policies on improvement of quality of training institutions; developing encouragement mechanisms and policies for educational quality assessment activities.

c) Granting training establishments extended autonomy over enrolment, finance, training program, curriculum and tests; facilitating provision of educational and training services according to market mechanisms in conjunction with strict control of training quality and graduate output.

d) Accelerating drafting of the Law on Revision and Supplementation of certain articles of the Law on Education and the Law on Revision and Supplementation of certain articles of the Law on Higher Education.

dd) Establishing and making annual disclosure reports on indicators showing the local educational growth; continuing to implement the Project on measurement of people s satisfaction with public educational services.

20. The Ministry of Foreign Affairs:

a) Boosting political and diplomatic propagation programs to encourage partners to facilitate Vietnamese enterprises’ investments and trades in overseas countries.

b) Cooperating with relevant ministries and sectoral administrations in promoting effectiveness in trade, investment and tourism promotion activities; further calling for foreign investments in development of the tourism and logistics industry.

21. Vietnam Social Security:

a) Continuing to promote application of information technology to submit social security declarations, collect social security contributions and process application for payment of social security, health insurance and unemployment insurance benefits online; striving to reduce the time of processing of application for social security participation to 49 hours.

b) Developing the health insurance verification information system, increasing quality of health insurance verification, especially e-verification, with the aim of boosting effectiveness in management and use of health insurance schemes and assurance of interests of insured patients.

c) Reforming managerial manners, reducing personnel, costs and improving effectiveness in operations of Vietnam Social Security; reforming methods and improving effectiveness in management of Vietnam Social Security Fund.

22. Government’s Office:

a) Arranging for and carrying out inspection and supervision of reform of administrative procedures, adopting the single-window and fully-connected single-window system for handling administrative procedures. Monitoring, expediting and advising use of online level-3 and 4 public services by ministries, sectoral administrations and local authorities.

b) Continuing to enhance effectiveness in receipt, sorting and cooperation in handling of complaints, appeals and opinions of enterprises and people via the Government s website.

c) Presiding over and cooperating with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Transport, the Ministry of Culture, Sports and Tourism and other relevant entities in establishing more Groups of inspection of implementation of this Resolution. Using outcomes of implementation of this Resolution as the important basis for evaluation of effectiveness in operations of specific ministries, entities and local authorities which is carried out in the Government’s regular meeting held in December each year.

23. The Prime Minister’s Consulting Council for reform of administrative procedures

Continuing to research and propose initiatives for reform of regulatory framework and administrative procedures; conducting the independent evaluation of removal, reduction and simplification of specialized inspection procedures, business conditions and costs of enterprises by ministries, sectoral administrations and local authorities; continuing to hold dialogues between state agencies and corporate communities about any difficulty or problem arising from implementation of regulations and administrative procedures relating to manufacturing, business, investment and trading activities.

24. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Lawyers Association, Vietnam Bar Federation, Business Associations and Trade Associations:

a) Conducting independent survey and evaluation of quality of administrative procedures and submitting recommendations to the Government.

b) Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall carry out investigations and release annual reports on the provincial competitiveness index (PCI); assisting and guiding provincial People’s Committees for the purpose of improving PCI in conjunction with implementation of tasks specified in the Resolution No.19;  researching and evaluating enterprise’s satisfaction with such sectors as taxation, customs, social security and electricity access, etc.; intending to allow corporate communities to give credit rating to ministries, sectoral administrations and local authorities.

c) Organizing opinion polls on policies, difficulties or issues arising from implementation of administrative procedures by enterprises and investors in order to send their feedbacks to competent authorities for their on-time solutions which are then published via mass media.

d) Cooperating with ministries, entities and business associations in developing encouragement programs that help enterprises draw up the strategy for competition, apply scientific and technological advances, improve productivity, build brands and fulfill their corporate social responsibilities. Assisting enterprises in implementing programs for sustainable development, improving competitiveness and strengthening international integration.

dd) Cooperating with ministries, construction administrations and initiating the program for enhancement of operational capacity of Vietnam s business associations.

e) Cooperating with ministries and sectoral administrations in applying the corporate sustainability indices to develop programs for support for enterprise s sustainable growth. Ranking enterprises annually by applying the CSI indices.

25. The Government shall authorize the Ministry of Justice and the Ministry of Planning and Investment to collaborate with the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy in researching and proposing solutions to improving contract dispute handling and corporate bankruptcy handling indices.

IV. IMPLEMENTATIONORGANIZATION

1. The Ministry of Planning and Investment shall act as a centre monitoring improvement of business environment indices; monitoring and assessing conditional business sectors, industries and business conditions; preparing a consolidated report presented to the Government at regular meetings held at end of each quarter or year.

2. The Ministry of Science and Technology shall act as a centre monitoring improvement of innovation indices.

3. The Ministry of Information and Communications shall act as a centre monitoring application of information technology, provision of online public services, receipt of submitted documentation, informing a decision granted after handling of administrative procedures via public postal services; proposing solutions to promoting efficiency and improving the e-Government index.

4. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall act as a centre monitoring improvement of competitiveness indices in the tourism industry.

5. The Ministry of Transport shall act as a centre monitoring reduction in logistics costs and improvement of logistics-sector competitiveness indices.

6. These ministries playing central roles shall assume the following responsibilities:

a) Implementing, expediting and checking implementation of this Resolution at Ministries, sectoral administrations and People s Committees during the process of implementation of measures and tasks aimed at improving indices in the sectors under their jurisdiction.

b) Making a performance review report on improvement of indices; submit proposals or reports to the Prime Minister on legal framework, tasks and measures aimed at improving indices under their delegated authority.

7. Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall directly give their commands over and bear responsibility to the Prime Minister for implementation of the Resolution No. 19; shall consider that this is the task given top priority in a province or city.

8. The Ministry of Information and Communications, Vietnam News Agency, Voice of Vietnam and Vietnam Television shall act on their own initiative in cooperating with the Central Propaganda Department, ministries, entities and local authorities in running communication programs to profoundly propagate this Resolution amongst sectors and administrative levels; further monitoring and supervising communications agencies and press agencies with respect to results achieved after implementation of this Resolution.

9. Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations shall cooperate with ministries, entities and local authorities in supervising implementation of this Resolution under the 2013 Constitution and the Politburo’s Decision on supervision and social opinion poll of the Vietnam’s Fatherland Front and other socio-political organizations.

10. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Governmental bodies, and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces:

a) Regularly examining and supervising progress and results of implementation of the Program and Plan of Action on implementation of the Resolution No.19 on improvement of business environment and national competitiveness.

b) Strictly complying with reporting regulations. Prior to the 15thday of the last month of a quarter and the 15thday of December, preparing a quarterly and annual review and evaluation report on implementation and implementation results for submission to the Government’s Office and the Ministry of Planning and Investment for report to the Government and the Prime Minister in the Government s regular meeting in end of a quarter and year./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

APPENDIX

DOCUMENTS STATING REQUEST FOR REPEAL, AMENDMENT OR SUPPLEMENTATION
(Issued together with the Government’s Resolution No. 19-2018/NQ-CP dated May 15, 2018)

No.

Document name

Request for amendment

To be completed by

Cooperating ministries or sectoral administrations

I

The Ministry of Planning and Investment presides over:

1

Drafting the Law on amending and supplementing several articles of the Law on Investment and the Law on Enterprises

Solving irrationality, unclarity, unspecificity, overlapping, conflict and difference existing in contents relating to investment and business.

June 2019

Ministry of Construction, Ministry of Natural Resources and Environment and Ministry of Justice

2

Compiling the List of sectors and industries removed from the List of business sectors and industries subject to prescribed conditions, annexed to the Law No. 03/2016/QH14 amending and supplementing Article 6 and Appendix IV of the Law on Investment No. 67/2014/QH13.

 

October 2019

The Ministry of Justice, Government’s Office and relevant ministries and sectoral administrations

II

The Ministry of Justice presides over

1

Developing the project of Law on property registration or recommending amendments or supplements to legislative regulations on registration of property in relevant laws (e.g., Land Law and Housing Law).

Facilitating implementation of procedures for registration of property and assuring property rights of people and enterprises.

2018

Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction, Ministry of Transport and Ministry of Public Security

III

The Ministry of Finance presides over

1

Amending regulations on collection rates, systems of collection, payment, management and use of fees in Circular No. 230/2016/TT-BTC, 279/2016/TT-BTC, 285/2016/TT-BTC and 286/2016/TT-BTC.

Reducing unit price and limiting the maximum amount of fee for a shipment.

2018

Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, and Ministry of Industry and Trade

IV

The Ministry of Transport presides over

1

Drafting the Decree prescribing motor vehicle transportation service business and business conditions in replacement of the Decree No. 86/2014/ND-CP dated September 10, 2014.

Reducing unnecessary, improper and ineffective business conditions; creating competitive and fair environment for enterprises.

Quarter III/2018

Relevant Trade associations

2

Issuing Decrees and Circulars guiding the Law on Railroads

 

2018

Relevant ministries and sectoral administrations.

V

The Ministry of Science and Technology presides over

1

Proposing modification and supplementation of regulations on management of quality of products, commodities, technical standards and regulations, such as:

- The Law on Quality of products and commodities No. 05/2007/QH12;

- The Law on Technical Standards and Regulations No. 68/2006/QH11 dated June 29, 2006; the Decree No. 132/2008/ND-CP;

- The Decree No. 132/2008/ND-CP; The Decree elaborating on implementation of several articles of the Law on Quality of products and commodities.

Proposing amendments or supplements with a view to ensuring:

- Quality inspection of heading-2 commodities is carried out according to the principle that one-time inspection is required (this means that inspection and testing carried out before declaration of conformity are not required upon importation and vice versa); a commodity is inspected by an entity or unit; post-clearance inspection is associated with management of risks and compliance with law of enterprises.

- Conformity declaration is carried out behind the principle that such declaration is required with respect to heading-2 commodities only; manufacturers are responsible for declaring conformity; each line of products is subject to declaration of conformity only once.

2018

Relevant ministries and sectoral administrations.

VI

The Ministry of Information and Communications presides over

1

Proposing revision and supplementation of the Resolution No. 36a/NQ-CP dated October 14, 2015 on e-Government.

Assuring relevance to the digital economic environment and building the e-Government.

2018

Relevant ministries, sectoral administrations and local authorities.

VII

The Ministry of Agriculture and Rural Development presides over

1

Amending and supplementing the Appendix I of the Circular No. 25/2016/TT-BNNPTNT and Appendix 22 of the Circular No. 24/2017/TT-BNNPTNT prescribing terrestrial animal and animal product quarantine.

Narrowing down animal products that are subject to animal product quarantine.

2018

Relevant ministries and sectoral administrations.

2

Amending and supplementing the Circular No. 26/2016/TT-BNNPTNT dated June 30, 2016 prescribing aquatic animal and animal product quarantine.

Applying the principle of management of risks and determination of priority lanes.

2018

Relevant ministries and sectoral administrations.

3

Recommending the Prime Minister to consider repealing, amending or supplementing the Official Document No. 1152/TTg-KTTH dated July 7, 2010 on strengthened management of imported frozen products.

Applying risk management principles and allowing importing enterprises exhibiting their compliance in the past to move freight to their warehouses for quarantine purposes in accordance with regulations in force.

2018

Relevant ministries and sectoral administrations.

4

Proposing revision and supplementation of the Decree No. 35/2015/ND-CP dated April 13, 2015 on management and use of rice cultivation land.

Only applying such decree to certain districts of Red River and Mekong delta provinces having favorable natural conditions for rice cultivation. Rice cultivation land located at other localities is allowed to freely transfer to other agricultural activities.

2018

Ministry of Natural Resources and Environment

VIII

The Ministry of Health presides over

1

Proposing revision and supplementation of the Decree No. 09/2016/ND-CP dated January 28, 2016 on food fortification of micronutrients.

Repealing the regulation “salt used for processing foods must be fortified with Iodine” laid down in Point a Clause 1 Article 6; repealing the regulation “wheat flour used for processing foods must be fortified with iron and zinc” laid down in Point b Clause 1 Article 6. Instead, food processing enterprises are only advised to use these micronutrients.

2018

Relevant ministries and sectoral administrations.

IX

The Ministry of Natural Resources and Environment presides over

1

Codifying the Law on revision and supplementation of certain articles of the Law on Land and other land-related legislation; codifying the Law on revision and supplementation of certain articles of the Law on Environmental Protection and legislative regulations related to environmental protection.

Assuring consistency in regulations on land, environmental protection and elimination of difficulties faced by enterprises.

June 2019

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Construction, Ministry of Justice and Ministry of National Defence

2

Recommending the Government to revise and supplement the Government s Resolution No. 63/NQ-CP dated December 23, 2009 on maintenance of national food security.

Omitting the target of rice cropping land covering 3.8 million ha; clarifying area of land intended for rice cropping at several districts of Red River and Mekong delta provinces having favorable natural conditions for rice cultivation, and encouraging rice cultivation at these localities.

2018

The Ministry of Agriculture and Rural Development

3

Recommending the National Assembly to amend and supplement the Resolution No. 134/2016/QH13 dated April 9, 2016 on revision of the land use planning by 2020 and the land use plan of the final period (2016-2020) at the national level.

Sharply decreasing the area of rice cropping land to pave way for conversion of agricultural sectors with a view to improving productivity and income.

2018

The Ministry of Agriculture and Rural Development

X

The Ministry of Construction presides over

1

Drafting the Law on amending and supplementing several articles of the Law on Construction, the Housing Law, the Law on Real Property Business and the Law on Urban Planning.

Ensuring consistency with regulations on investment, land, construction and environment; providing enterprises with advantages and eliminating their difficulties.

2018

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Natural Resources and Environment and Ministry of Justice

 


1Sourced from “Global Tourism Competitiveness Report” released by the World Economic Forum in April 2017.

2Sourced from “2016 Connection for Competition Report: Logistics roles in the global economy” released by the World Bank in June 2016 (biennial report).

3Including Russia, UK, France, Germany, Spain, Italia, Sweden, Denmark, Norway, Finland, South Korea, Japan, etc.

4Possibly including Canada, Australia, New Zealand, Switzerland and Netherlands, etc.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 19-2018/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất