Nghị định 02/2003/NĐ-CP của chính phủ về phát triển và quản lý chợ

thuộc tính Nghị định 02/2003/NĐ-CP

Nghị định 02/2003/NĐ-CP của chính phủ về phát triển và quản lý chợ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:14/01/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 02/2003/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 01 NĂM 2003

VỀ PHÁI TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ  Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997,

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh.
1. Nghị định này quy định về phát triển và quản lý chợ, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động về chợ, bao gồm các lĩnh vực: quy hoạch phát triển mạng lưới chợ; đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp chợ; hoạt động kinh doanh khai thác và quản lý chợ; kinh doanh mua bán hàng hóa tại chợ.
2. Chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
3. Các loại: siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hóa, bao gồm cả siêu thị, trung tâm thương mại có vốn đầu tư nước ngoài, không thuộc đối tượng điều chỉnh Nghị định này.
Điều 2- Giải thích từ ngữ.
Một số từ ngữ sử dụng trong nghị này được hiểu như sau:
1. Phạm vi chợ: là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ bao gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.
2. Chợ đầu mối: là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
3. Chợ kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm.
4. Chợ bán kiên cố: là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm.
5. Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.
Bổ sung
Điều 3. Phân loại chợ.
1. Tất cả các chợ đều phải được phân loại theo tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiêu chuẩn phân loại chợ:
a) Chợ loại 1:
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
b) Chợ loại 2:
- Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch.
- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường
c) Chợ loại 3:
- Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
CHƯƠNG II
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHỢ
Điều 4. Quy hoạch phát triển chợ.
1. Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; từ nay trở đi Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ của địa phương phải bao gồm Quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát triển chợ phải lập theo các nguyên tắc tại khoản 2 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền theo quy định phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
2. Các nguyên tắc lập Quy hoạch phát triển chợ:
a) Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp với dung lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa; Chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc.
b) Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở những vùng sản xuất tập trung về nông, lâm thủy sản
c) Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu dân cư, các công trình giao thông, điện, cấp thoát nước và các công trình công cộng khác, bảo đảm vệ sinh môi trường; đối với các chợ loại 1 và 2 phải bố trí đầy đủ mặt bằng phạm vi chợ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
3. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
Điều 5. Đầu tư xây dựng chợ.
1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm: nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp; nguồn vốn vay tín dụng; nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và nguồn vốn vay tín dụng.
2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ.
3. Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại) chỉ hỗ trợ đầu tư xây đựng một số chợ sau:
a) Chợ đầu mối chuyên ngành nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thủy sản.
b) Chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư của Nhà nước.
c) Chợ loại 1 theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn.
4. Chủ đầu tư xây dựng chợ thuộc các thành phần kinh tế được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư dành cho ngành nghề thuộc khoản 5 Mục II Danh mục A (đầu tư xây dựng các khu thương mại, siêu thị) của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích dầu tư trong nước (sửa đổi).
5. Chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền:
a) Huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ sở thỏa thuận với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ và các nguồn vốn khác của nhân dân đóng góp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh).
b) Sử dụng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ.
Điều 6. Quy định về Dự án đầu tư xây dựng chợ và bố trí các công trình trong phạm vi chợ.
1. Chủ đầu tư xây dựng chợ mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ phải lập Dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.
2. Việc bố trí các công trình trong phạm vi chợ của Dự án đầu tư xây dựng chợ phải thực hiện đúng các quy trình quy phạm về xây dựng chợ, trong đó chú trọng các quy định sau:
a) Bố trí đầy đủ mặt bằng và các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
b) Bố trí các công trình cấp thoát nước, khu vệ sinh công cộng, các thiết bị chiếu sáng, thông gió, bảo đảm vệ sinh môi trường trong phạm vi chợ theo các tiêu chuẩn quy định.
c) Bố trí khu để xe có diện tích phù hợp với dung lượng người vào chợ bảo đảm trật tự an toàn và thuận tiện cho khách.
d) Đối với các chợ loại 1, loại 2 và các chợ đầu mối chuyên ngành phải bố trí khu kho bảo quản, cất giữ hàng hóa, phù hợp với các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy mô và tính chất của chợ.
CHƯƠNG III
KINH DOANH KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CHỢ
Điều 7. Quy định về kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
1. Chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng theo khoản 3 Điều 5 Nghị định này được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các chủ thể tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý các hoạt động tại chợ theo các quy định sau:
a) Đối với chợ xây dựng mới, giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ hoạt động theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
b) Đối với chợ đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành, từng bước chuyển sang thực hiện theo quy định tại điểm a trên đây. Ban quản lý chợ hoạt động theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
c) Đối với chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo nêu tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định này, có thể giao cho doanh nghiệp là Hợp tác xã thương mại - dịch vụ tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
2. Trường hợp chợ do Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng có vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ mức độ, tỷ lệ góp vốn để lựa chọn chủ thể kinh doanh khai thác và quản lý chợ (Ban quản lý chợ, doanh nghiệp, Hợp tác xã thương mại - dịch vụ hoặc thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật). Phương thức lựa chọn chủ thể theo quy định tại khoản 2 Điều này.
3. Chợ do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đó tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo các quy định về doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ tại Điều 9 Nghị định này.
Điều 8. Ban quản lý chợ.
1. Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
2. Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước và các hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy của chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này để trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Điều 9. Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định dưới đây:
1. Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.
2. Bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
8. Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này để trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
4. Bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh tại chợ.
5. Ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
7. Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Điều 10. Nội quy chợ.
1. Tất cả các chợ đều phải có Nội quy chợ để áp dụng trong phạm vi chợ. Nội quy chợ được xây dựng trên cơ sở các quy định của Nghị định này và các quy định hiện hành của pháp luật, bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ.
b) Quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ.
c) Quy định về người đến giao dịch, mua bán tại chợ.
d) Quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.
đ) Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại chợ.
e) Quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
g) Yêu cầu về xây dựng chợ văn minh thương mại.
h) Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ.
i) Quy định về xử lý các vi phạm tại chợ.
2. Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng trong phạm vi chợ và phải được phổ biến đến mọi thương nhân kinh doanh tại chợ.
3. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ đều phải chấp hành Nội quy chợ.
4. Bộ Thương mại ban hành Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng Nội quy chợ và áp dựng cho tất cả các chợ. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể các điều khoản trong Nội quy mẫu để phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Điều 11. Quản lý điểm kinh doanh tại chợ.
1. Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm những loại sau:
a) Loại giao cho thương nhân sử dụng kinh doanh trong trường hợp có hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền sử dụng một lần trong một thời hạn nhất định sau khi chợ được xây dựng xong.
b) Loại cho thương nhân thuê để kinh doanh.
2. Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ phải:
a) Lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Thực hiện quy định về đấu thầu khi số lượng thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê vượt quá số lượng điểm kinh doanh có thể bố trí tại chợ theo phương án được duyệt.
c) Ký hợp đồng với thương nhân sử dựng hoặc thuê địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật
3. Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể việc sử dụng, thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý địa điểm kinh doanh tại chợ phù hợp với tính chất từng loại chợ và tình hình cụ thể của địa phương.
Điều 12. Quy định về hoạt động kinh doanh tại chợ.
1. Thương nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với phạm vi ngành nghề của từng loại chợ đều được quyền vào chợ kinh doanh sau khi có hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ với Ban quản lý chợ hoặc với doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
2. Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh của chợ.
3. Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật còn phải nghiêm chỉnh thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của Ban quản lý chợ hoặc của doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
4. Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng.
5. Thương nhân có điểm kinh doanh tại chợ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định này được sử dụng điểm kinh doanh để thế chấp vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng thương mại theo quy đinh của pháp luật.
6. Những người thuộc diện sản xuất nhỏ, tự tiêu thụ sản phẩm của mình (nông dân, thợ thủ công...) và những người buôn bán nhỏ, hàng rong, quà vặt được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng dành cho người kinh doanh không thường xuyên tại chợ và phải chấp hành Nội quy chợ.
7. Về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ: Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh và không thuộc các loại sau đây:
a) Hàng hóa có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ i-on hóa.
b) Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ gây cháy nổ như xăng dầu (trừ dầu hỏa thắp sáng), khí đốt hóa lỏng (gas), các loại khí nén.
c) Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh.
d) Các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện.
Để bảo đảm trật tự và văn minh thương mại, hàng hóa kinh doanh tại chợ cần được sắp xếp theo ngành hàng, nhóm hàng và không bố trí gần nhau các loại hàng hóa có ảnh hưởng xấu đến nhau.
8. Xử lý các vi phạm tại chợ:
a) Các vi phạm pháp luật tại chợ được xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
b) Các vi phạm nội quy chợ do Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ xử lý theo quy định về Nội quy chợ.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ
Điều 13. Nội dung quản lý nhà nước về chợ.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển chợ từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân.
2. Ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ.
3. Quản lý các chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định về phân cấp quản lý.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ.
5. Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ.
6. Tổ chức kiểm tra, khen thưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động chợ.
Điều 14. Trách nhiệm của các Bộ, ngành.
1. Bộ Thương mại:
a) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách và phương hướng về phát triển và quản lý hoạt động chợ.
b) Chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý chợ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
c) Ban hành Nội quy chợ mẫu và các văn bản hướng dẫn về quản lý hoạt động kinh doanh chợ.
d) Quy định cụ thể và hướng dẫn chế độ báo cáo hoạt động chợ.
đ) Chỉ đạo việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ.
e) Chỉ đạo việc khen thưởng, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật và Nội quy chợ.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ theo các quy định tại Chương II Nghị định này.
b) Hướng dẫn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch hàng năm và xem xét, trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng các chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
c) Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các chính sách về ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ theo quy định của Nghị định này.
3. Bộ Tài chính:
Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ theo quy định tại Nghị định này.
4. Các Bộ, ngành và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các quy định có liên quan tại Nghị định này.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo việc lập Quy hoạch phát triển chợ, quản lý đầu tư xây dựng chợ theo phân cấp về đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chợ và các quy định sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Quyết định giao hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ.
b) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ đối với những chợ loại 1 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành.
c) Quy định cụ thể việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
d) Quy định cụ thể Nội quy chợ trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ Thương mại ban hành và phê duyệt nội quy của các chợ loại 1.
đ) Quy định cụ thể việc xử lý vi phạm Nội quy chợ.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
2. Uỷ ban nhân dân quận, huyện:
a) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ đối với các chợ loại 2, loại 3 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành.
b) Phê duyệt Nội quy chợ của các chợ loại 2 và 3.
Bổ sung
Bổ sung
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường:
Có trách nhiệm quản lý các chợ loại 3 và phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, huyện quản lý các chợ trên địa bàn.
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Khen thưởng.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng phát triển và quản lý hoạt động chợ được khen thưởng theo quy định của Chính phủ.
Điều 17. Xử lý vi phạm.
Cán bộ, công chức nhà nước; tổ chức, cá nhân kinh doanh và người vào mua bán tại chợ vi phạm các quy định của Nghị định này tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Tổ chức thực hiện.
1. Nghị định này được áp dụng ngay khi có hiệu lực thi hành đối với các chợ mới xây dựng chưa đưa vào hoạt động và các chợ sẽ đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp.
2. Đối với các chợ đang hoạt động, giao Bộ Thương mại hướng dẫn và chỉ đạo việc áp dụng các quy định của Nghị định này trên nguyên tắc đảm bảo sự hoạt động ổn định của chợ và từng bước tiến tới thi hành đầy đủ Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh cần tập trung chỉ đạo hoàn thành sớm các công việc sau:
a) Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển chợ theo quy định của Nghị định này.
b) Ngăn chặn và chấm dứt tình trạng chợ tự phát sinh hoặc xây dựng không đúng quy hoạch; phải có kế hoạch và biện pháp xóa bỏ các chợ không nằm trong quy hoạch và các chợ tự phát sinh trước hết là các chợ họp trên lòng lề đường, hè phố ảnh hưởng tới an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và trật tự công cộng.
c) Tổ chức thực hiện các quy định tại Điều 7 Nghị định này.
d) Bố trí, sắp xếp cán bộ cho Ban quản lý chợ đối với các chợ đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và Bộ Nội vụ; thực hiện các quy định của Nhà nước về tinh giản biên chế.
4. Bộ Thương mại xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về tổ chức và quản lý các chợ trên sông, trên biển, chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ nằm trong khu kinh tế cửa khẩu trên cơ sở các quy định của Nghị định này và các quy định liên quan, phù hợp với những thỏa thuận đã ký với các nước có chung đường biên giới.
Điều 19. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 60 ngày, kể từ ngày ký.
2. Các Bộ, ngành có trách nhiệm quy định tại Điều 15 phải ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này trong thời hạn quy định.
3. Bãi bỏ các văn bản khác quy định về tổ chức, quản lý chợ của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành trước khi có Nghị định này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 02/2003/ND-CP

Hanoi, January 14, 2003

 

DECREE

ON DEVELOPMENT AND MANAGEMENT OF MARKETPLACES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the May 10, 1997 Commercial Law;

At the proposal of the Trade Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope and objects

1. This Decree prescribes the development and management of marketplaces and apply to organizations and individuals participating in marketplace-related activities covering the fields of planning on the development of marketplace networks; investment in construction, repair and upgrading of marketplaces; business activities of marketplace exploitation and management; goods purchase and sale in marketplaces.

2. Marketplaces governed by this Decree are traditional marketplaces organized at places according to planning and satisfying demands of goods trading and exchange as well as the consumption demands of population areas.

3. The types of department stores, trade centers, goods trading centers, including foreign-invested department stores and trade centers shall not be governed by this Decree.

Article 2.- Interpretation of terms and phrases

A number of terms and phrases used in this Decree shall be construed as follows:

1. The marketplace spaces mean areas planned for market activities, including areas for arrangement of business locations and service areas (parking lots, warehouses, food and drink provision, entertainment and other services) and passages around markets.

2. Pivotal marketplaces mean marketplaces which play a key role in attracting and rallying large volumes of goods from production and business sources of economic zones or commodity lines for further distribution to other marketplaces and circulation channels.

3. Solid marketplaces are those built to ensure that they have a use duration of over 10 years.

4. Semi-solid marketplaces are those built to ensure that they have a use duration of between 5 and 10 years.

5. Business locations in marketplaces, including counters, stalls, kiosks and shops, which are arranged in a fixed manner within the marketplace spaces according to the marketplace designs, with the minimum standard acreage of 3 m2/location.

Article 3.- Marketplace classification

1. All marketplaces must be classified according to standards prescribed in Clause 2 of this Article.

2. Marketplace classification standards:

a) Class 1- marketplaces:

- are those accommodating over 400 business locations each and being invested and built solidly and modernly according to planning;

- are those located in important economic and commercial centers of provinces or cities or pivotal markets of commodity lines or economic zones, which are held regularly;

- are those which have the floor spaces suitable to the marketplace operation scales and fully provide various services: vehicle watch, goods loading and unloading, cargo warehouses, measurement , goods quality inspection, food hygiene and safety and other services.

b) Class 2- marketplaces:

- are those accommodating more than 200 business locations each, invested and built solidly or semi-solidly according to planning;

- are those located in economic exchange centers of regions and held regularly or irregularly;

- are those having floor spaces suitable to marketplace operation scales and providing minimum services therein: vehicle watch, goods loading and unloading, warehouses, measurement service.

c) Class 3- marketplaces:

- are those having less than 200 business locations each or not yet invested and built solidly or semi-solidly.

- are those mainly in service of trading demands of people in communes, wards and vicinity areas.

Chapter II

PLANNING ON DEVELOPMENT AND INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF MARKETPLACES

Article 4.- Marketplace development planning

1. Marketplaces constitute an important part of the overall socio-economic infrastructure; from now on, the localities’ socio-economic development planning in each period must include the marketplace development planning. The marketplace development planning must be drawn up according to the principles stated in Clause 2 of this Article and approved by and implemented under the direction of, the defined competent agencies.

2. The principles for drawing up the marketplace development planning:

a) To formulate the system of marketplaces of different sizes suitable to the volumes of goods circulated in the areas, contributing to production development and intensified goods exchange; attaching importance to the development of marketplaces in deep-lying, remote, mountainous and island regions in association with the cultural exchange demands of people of various ethnic groups.

b) To develop pivotal marketplaces according to commodity lines, particularly farm produce and foodstuff pivotal marketplaces in order to contribute to stepping up the consumption of goods in concentrated agricultural, forestrial and aquacultural production regions.

c) The marketplace development planning must be in line with the planning on construction of population quarters, traffic works, electricity supply and water supply and drainage works and other public works, ensuring environment sanitation; for class 1- and class 2- marketplaces, they must be arranged with adequate floor spaces as provided for in Clause 1, Article 2 of this Decree.

3. All investment projects for construction or transformation, overhaul or upgrading of marketplaces must comply with the approved planning.

Article 5.- Investment in construction of marketplaces

1. Sources of capital for investment in the construction of marketplaces include sources of capital contributed by enterprises, production and business individuals as well as people; sources of credit loan; sources of development investment capital of the State, of which the main capital sources come from enterprises, production and business individuals and credit loan capital.

2. The State encourages organizations, individuals and enterprises of all economic sectors to invest or join the State to invest in the construction of marketplaces of different types.

3. The source of development investment capital of the State (including capital from the central budget, local budgets and non-refundable aids) shall be used as support for investment in the construction of marketplaces of some following types:

a) Specialized farm-produce and foodstuff pivotal marketplaces to consume goods in concentrated agricultural, forestrial and aquacultural production regions.

b) Marketplaces in highland, deep-lying, remote or island commune clusters under the State’s programs for socio-economic development, hunger elimination and poverty alleviation or sedentarization.

c) Class 1- marketplaces under planning at key economic and commercial positions of provinces or cities, acting as centers for goods exchange and satisfaction of consumption demands in big cities and provincial capitals.

4. Marketplace construction investors of all economic sectors shall enjoy policies of investment preferences for production and business lines prescribed in Clause 5, Section II of List A (investment in construction of trade zones and department stores) of the Annex promulgated together with the Government’s Decree No.51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of the (amended) Law on Domestic Investment Promotion.

5. The marketplace construction investors shall have the right to:

a) Mobilize capital for construction of marketplaces on the basis of agreement reached with traders who register to use or rent business locations in the marketplaces and other sources of capital contributed by people under the provisions of law and concrete guidance of the People’s Committees of provinces or centrally-run cities (hereinafter called the provincial People’s Committees for short).

b) Mortgage the land use right and projects in the marketplaces under their respective use right for bank credit capital loans according to the current regulations for investment in overhaul, transformation or upgrading of marketplaces.

Article 6.- Provisions on investment projects for marketplace construction and arrangement of intra-marketplace works

1. Investors wishing to build, overhaul, transform or upgrade marketplaces must elaborate projects thereon under the current regulations on investment and construction management and get the approval from competent authorities according to current regulations.

2. The arrangement of works within marketplaces under the investment projects on marketplace construction must strictly comply with the normative process on marketplace construction, paying attention to the following regulations:

a) Arranging enough floor spaces and equipment as well as facilities in service of fire prevention and fighting in accordance with the current regulations.

b) Arranging water supply and drainage works, public toilets, lighting and ventilation equipment and ensuring environment sanitation in accordance with the prescribed standards.

c) Arranging parking lots with acreage suitable to the number of market goers, ensuring order, safety and convenience for customers.

d) For class 1- and class 2- marketplaces and specialized pivotal marketplaces, goods storehouses must be arranged in accordance with the regulations on food hygiene and safety as well as the sizes and nature of the marketplaces.

Chapter III

MARKETPLACE EXPLOITATION AND MANAGEMENT BUSINESS

Article 7.- Provisions on marketplace exploitation and management business

1. Marketplaces built with the State’s investment or investment capital support under Clause 3, Article 5 of this Decree shall be assigned by provincial People’s Committees to subjects for organizing business in exploiting and managing activities in the marketplaces according to the following regulations:

a) For newly built marketplaces, assigning to or organizing bidding to select enterprises to do business in exploiting and managing the marketplaces. The enterprises shall do business in exploiting and managing marketplaces under the provisions in Article 9 of this Decree.

b) For operating marketplaces administered by the Marketplace Management Boards, they shall be step by step shifted to the regime as prescribed at Point a above. The Marketplace Management Boards shall operate in accordance with the provisions in Article 8 of this Decree.

c) For marketplaces in highland, deep-lying, remote or island regions mentioned at Point c, Clause 3, Article 5 of this Decree, they can be assigned to enterprises being trade and service cooperatives for organizing the marketplace exploitation and management business.

2. Where marketplaces are built with the State’s investment support and with capital contributed by organizations, individuals and/or enterprises of various economic sectors, the provincial People’s Committees shall base themselves on the capital contribution levels and percentages to select subjects for doing business in exploiting and managing the marketplaces (Marketplace Management Boards, enterprises, trade and service cooperatives or joint-stock companies set up under the provisions of law). The modes of selecting subjects shall comply with Clause 2 of this Article.

3. Marketplaces built with investment of organizations, individuals, family households or enterprises of various economic sectors shall be commercially exploited and managed by such organizations, individuals, family households or enterprises in form of enterprise under the provisions of law and the provisions on enterprises doing business in exploiting marketplaces in Article 9 of this Decree.

Article 8.- Marketplace Management Boards

1. Marketplace Management Boards are non-business units with revenues, which shall cover by themselves all expenses, have the legal person status, their own seals and accounts opened at the State Treasury.

2. Marketplace Management Boards shall have to manage the State property and activities within one or several marketplaces; sign contracts with traders for rent and use of business locations; dealing in services at the marketplaces; organize fire prevention and fighting, environment sanitation, order and security as well as food safety within the marketplaces; work out internal regulations of the marketplaces according to the provisions in Article 10 of this Decree for submission to competent People’s Committees for approval according to the marketplace management decentralization; organize the implementation of the internal regulations of the marketplaces and handle violations thereof; administer the operations of the marketplaces and organize the development of activities in the marketplaces; sum up the situation of business activities of the marketplaces and send periodical reports to State management agencies under the guidance of the Ministry of Trade.

Article 9.- Enterprises doing business in exploiting and managing marketplaces

Enterprises doing business in exploiting and managing marketplaces are those set up, registering their business and conducting business activities under the provisions of law, having the responsibility to organize the implementation of the following regulations:

1. Organizing the commercial provision of services in marketplaces.

2. Ensuring the work of fire prevention and fighting, environment sanitation, order and security as well as food safety within the marketplaces.

3. Drawing up the marketplaces’ internal regulations as provided for in Article 10 of this Decree for submission to competent People’s Committees for approval according to the marketplace management decentralization; administering the marketplace activities according to such internal regulations and handle the violations thereof.

4. Organizing and arranging business areas to ensure the requirements on order, sanitation, trade civilization and satisfy demands of traders doing business in the marketplaces.

5. Signing contracts with traders for rent and use of business locations in the marketplaces and other services according to the provisions of law.

6. Providing economic information, disseminating policies, law provisions and traders’ obligations towards the State under the guidance of functional bodies.

7. Summing up the situation of business activities of the marketplaces and periodically reporting thereon to State management bodies under the guidance of the Trade Ministry.

Article 10.- Marketplaces’ internal regulations

1. All marketplaces must have internal regulations for application within the marketplaces. The marketplaces’ internal regulations shall be elaborated on the basis of the provisions of this Decree and current law provisions and include the following main contents:

a) The rights and obligations of traders doing business in the marketplaces.

b) The regulations on goods and services to be traded in the marketplaces.

c) The regulations on people going to the marketplaces for transactions, purchase or sale.

d) The regulations on fire prevention and fighting.

e) The regulations on security and order in the marketplaces.

f) The regulations on environment sanitation and food safety.

g) The requirements on building civilized commercial marketplaces.

h) The requirements on organizing and participating in cultural and social activities in the marketplaces.

i) The regulations on handling of violations in the marketplaces.

2. The marketplaces’ internal regulations must be publicly and clearly posted up within the marketplace spaces and disseminated to all traders doing business in the marketplaces.

3. All organizations and individuals participating in activities of buying, selling and exchanging goods as well as services within the marketplaces must abide by the marketplaces’ internal regulations.

4. The Trade Ministry shall promulgate model internal regulations for uniform elaboration of marketplaces’ internal regulations and application to all marketplaces. The provincial People’s Committees shall have to specify the provisions in the model internal regulations to suit the practical situation of their respective localities.

Article 11.- Management of business locations in marketplaces

1. Business locations in marketplaces shall cover the following types:

a) The type of business locations assigned to traders for use in service of their business activities if there are contracts on advance contribution of capital for investment in the marketplace construction or the lumpsum payment for the use thereof within a given period of time after the marketplace construction is completed.

b) The type of business locations leased to traders for business activities.

2. The Marketplace Management Boards or the marketplace- exploiting business enterprises shall have to:

a) Draw up plans for arrangement of business lines and the use of business locations in the marketplaces and submit them to the competent People’s Committees for approval.

b) Implement the provisions on bidding when the number of traders registering for use or rent exceeds the number of business locations which can be arranged in the marketplaces under the approved plans.

c) Sign contracts with traders for the use or rent of business locations under the provisions of law.

3. The provincial People’s Committees shall specify the use, rent, the duration therefor and measures to manage business locations in the marketplaces in line with the nature of each type of marketplace and the practical situation of their respective localities.

Article 12.- The provisions on business activities in marketplaces

1. Traders having registered business lines compatible with the scope of business lines of each type of marketplace shall all be entitled to conduct business activities in the marketplaces after signing contracts for use of business locations or rent of business locations in the marketplaces with the Marketplace Management Boards or with the enterprises doing business in exploiting and managing the marketplaces.

2. Traders doing business in marketplaces must abide by the plans on arrangement of business lines of the marketplaces.

3. Traders doing business in marketplaces, apart from abiding by the provisions of law, shall also have to strictly implement the marketplaces’ internal regulations and submit to the management by the Marketplace Management Boards or the marketplace-exploiting and – managing business enterprises.

4. Traders may transfer or sublease their contractually valid business locations to other traders.

5. Traders having business locations in marketplaces under the provisions at Point a, Clause 1, Article 11 of this Decree, may mortgage their business locations to borrow business capital at commercial banks under the provisions of law.

6. Small-scale producers who sell their own products by themselves (peasants, handicraft workers,...) and small traders, street vendors shall be arranged in the marketplaces at places reserved for unfrequent traders in the marketplaces, and must abide by the marketplaces’ internal regulations.

7. Regarding goods and services to be traded in the marketplaces:

Goods and services traded in the marketplaces are goods and services not on the lists of those banned from business by law and shall not fall under the following categories:

a) Goods containing radioactive substance and ionized radiation equipment.

b) Explosive materials, fire- and explosion-prone liquid such as petrol and oils (excluding lighting kerosene), liquefied gas, compressed gas of various kinds.

c) Plant protection drugs on the list of those restricted from business.

d) Toxic chemicals on the list of those subject to conditional business.

In order to ensure trade order and civilization, goods traded in marketplaces must be arranged according to commodity lines, commodity groups; and adversely inter-acted goods shall not be arranged near each other.

8. Handling of violations in marketplaces:

a) Law violations in marketplaces shall be handled according to current law provisions.

b) Violations of marketplaces’ internal regulations shall be handled by the Marketplace Management Boards or the marketplace-exploiting business enterprises under the provisions of the marketplaces’ internal regulations.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OVER MARKETPLACES

Article 13.- Contents of the State management over marketplaces

1. Drawing up plannings, plans and orientations for marketplace development in each period in line with the socio-economic development planning, plans and orientations in each locality and regions, meeting the people’s production, goods circulation and consumption demands.

2. Promulgating policies on investment, construction, exploitation and management of marketplace activities.

3. Managing marketplaces built with the State’s investment according to regulations on management decentralization.

4. Directing and guiding the Marketplace Management Boards and the marketplace- exploiting and –managing business enterprises on marketplace management policies and operations.

5. Organizing the propagation of the Party’s undertakings and lines as well as the State’s policies and laws to people in the marketplaces.

6. Organizing the inspection, commendation and/or reward and the handling of violations in marketplace activities.

Article 14.- Responsibilities of ministries and branches

1. The Trade Ministry:

a) To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in studying and submitting to the Government for promulgation, amendment or supplement, policies and orientations on marketplace development and management.

b) To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of the Interior in guiding the functions, tasks and powers of the Marketplace Management Boards under the provisions in Article 8 of this Decree..

c) To promulgate the model marketplace internal regulations and guiding documents on management of marketplace business activities.

d) To specify and guide the regime of reporting on marketplace activities.

e) To direct the organization of professional fostering for marketplace- managing officials.

f) To direct the commendation and reward, inspect the handling of violations of law and/or marketplace internal regulations.

2. The Ministry of Planning and Investment:

a) To guide and direct the provincial People’s Committees in drawing up plannings on marketplace development and construction investment in accordance with the provisions in Chapter II of this Decree.

b) To guide and direct the provincial People’s Committees in drawing up annual plans and examine and submit to the Government for approval plans on investment in the construction of marketplaces with the State’s investment or investment capital support in accordance with the provisions in Clause 3, Article 5 of this Decree.

c) To guide and direct the implementation of policies on investment preferences for organizations and individuals participating in the investment in the construction of marketplaces under the provisions of this Decree.

3. The Finance Ministry: To guide the financial mechanisms applicable to the Marketplace Management Boards and the marketplace- exploiting business enterprises in accordance with the provisions of this Decree.

4. Other ministries, branches and State agencies shall have to guide and direct the implementation of relevant provisions in this Decree.

Article 15.- Responsibilities of the People’s Committees at all levels

The People’s Committees of all levels shall have the responsibilities to direct the elaboration of plannings on marketplace development, to manage the investment in the construction of marketplaces according to decentralization on investment in capital construction, to perform the function of State management over the marketplaces and implement the following regulations:

1. The provincial People’s Committees:

a) To decide on assigning to or organizing bidding to select enterprises doing business in exploiting marketplaces.

b) To decide the establishment and define the functions, tasks, powers and organization of, the Marketplace Management Boards for class 1- marketplaces (built with the State’s investment or investment capital support) being in operation under the administration of the Marketplace Management Boards.

c) To specify the use and rent of business locations in marketplaces according to the provisions in Article 11 of this Decree.

d) To specify the marketplaces’ internal regulations on the basis of the model internal regulations promulgated by the Trade Ministry and to approve the internal regulations of class 1- marketplaces.

e) To specify the handling of violations of the marketplaces’ internal regulations.

2. The People’s Committees of urban and rural districts:

a) To decide the establishment and define the functions, tasks, powers and organization of, the Marketplace Management Boards for class-2 and class-3 marketplaces (built with the State’s investment or investment capital support) being in operation under the administration of the Marketplace Management Boards.

b) To approve the internal regulations of class 2- and class 3- marketplaces.

3. The commune/ward People’s Committees: To have responsibilities to manage class-3 marketplaces and coordinate with provincial- or district-level agencies in managing marketplaces in their respective localities.

Chapter V

COMMENDATION, REWARD, HANDLING OF VIOLATIONS AND IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 16.- Commendation and reward

Organizations and individuals recording achievements in the construction and development of marketplaces and management of marketplace activities shall be commended and/or rewarded according to the Government’s regulations.

Article 17.- Handling of violations

State officials and employees, business organizations and individuals and persons entering marketplaces for goods purchases and/or sales, if violating the provisions of this Decree, shall, depending on the seriousness of their violations, be disciplined, administratively or criminally handled according to law provisions.

Article 18.- Implementation organization

1. This Decree shall apply immediately after it takes implementation effect to newly built marketplaces not yet put into operation and marketplaces to be built, transformed or upgraded.

2. For operating marketplaces, the Trade Ministry is assigned to guide and direct the application of the provisions of this Decree on the principle of ensuring the stable operation of the marketplaces and gradually proceed to the full implementation of this Decree.

3. The provincial People’s Committees should concentrate on directing the early fulfillment of the following tasks:

a) Drawing up, supplementing and adjusting the marketplace development planning according to the provisions of this Decree.

b) Preventing and putting an end to the state of marketplaces emerging spontaneously or built in contravention of plannings; working out plans and measures to get rid of marketplaces not included in the plannings and spontaneously emerging marketplaces, first of all marketplaces held on roadbeds, street pavements, thus affecting traffic safety, environment sanitation and public order.

c) Organizing the implementation of the provisions in Article 7 of this Decree.

d) Posting and arranging cadres for the Marketplace Management Boards for marketplaces being in operation under the administration of the Marketplace Management Boards under the guidance of the Trade Ministry and the Ministry of the Interior; implementing the State’s regulations on staff streamlining.

4. The Trade Ministry shall elaborate and promulgate the guiding documents on organization and management of floating marketplaces on rivers or seas, the border marketplaces, border-gate marketplaces and marketplaces lying inside the border-gate economic zones on the basis of the provisions of this Decree and relevant regulations, in compatibility with the agreements signed with countries sharing the borderlines.

Article 19.- Implementation provisions

1. This Decree takes implementation effect 60 days after its signing.

2. The ministries and branches shall have the responsibilities, prescribed in Article 15, to promulgate documents guiding the implementation of this Decree within the prescribed time limits.

3. To annul all other regulations on organization and management of marketplaces, which have been issued by ministries, branches, People’s Committees of various levels before the promulgation of this Decree.

4. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 02/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất