Chỉ thị 20/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 20/2005/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 20/2005/CT-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/06/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Chỉ thị20/2005/CT-TTg tại đây
tải Chỉ thị 20/2005/CT-TTg
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 20/2005/CT-TTG
NGÀY 09
THÁNG 6 NĂM 2005 VỀ VIỆC CHỦ ĐỘNG PHÒNG,
CHỐNG CÁC VỤ KIỆN THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI
Trong nền thương mại quốc tế thường nẩy sinh các vụ kiện thương mại. Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với nước ngoài, hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc tế và do đó phải đối mặt với nhiều hành vi bảo hộ mậu dịch, các vụ kiện thương mại của nước ngoài như: kiện bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp "tự vệ"... cũng như các vụ kiện của các doanh nghiệp nước ngoài.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải có những biện pháp đồng bộ, hữu hiệu để phòng, chống các vụ kiện thương mại nêu trên, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của các doanh nghiệp. Vì mục đích đó, các Bộ, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ và biện pháp dưới đây:
I. MỘT SỐ
NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU TRONG VIỆC
PHÒNG, CHỐNG CÁC VỤ KIỆN THƯƠNG MẠI VỚI
NƯỚC NGOÀI
1. Cần coi việc chủ động phòng ngừa các vụ kiện thương mại là yêu cầu hàng đầu.
2. Khi nẩy sinh vụ kiện, cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý vụ kiện theo hướng hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả tiêu cực đối với ngành sản xuất và các doanh nghiệp nước ta.
3. Cần nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn các quy định của luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các nước liên quan và pháp luật nước ta.
4. Bên cạnh việc xử lý các khía cạnh pháp lý, cần áp dụng đồng bộ những biện pháp khác, từ vận động hành lang tới liên kết với các bên bị khởi kiện và các doanh nghiệp nhập khẩu, cũng như đấu tranh trên mặt trận dư luận.
5. Các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp; các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò chủ yếu trong việc phòng, chống các vụ kiện thương mại với nước ngoài.
6. Các doanh nghiệp cần hiệp đồng, liên kết nhằm phòng, chống các vụ kiện thương mại có nhân tố quốc tế.
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH CÁC VỤ KIỆN THƯƠNG MẠI
Để phòng tránh các vụ kiện thương mại cần tiến hành các biện pháp sau:
1. Nắm vững và thực thi nghiêm chỉnh các quy định, thủ tục pháp lý quốc tế và của các nước nhập khẩu để phòng tránh việc nẩy sinh các vụ kiện thương mại.
2. Bảo đảm tính pháp lý chặt chẽ của các hợp đồng kinh tế - thương mại với các đối tác nước ngoài.
3. Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, có cơ cấu xuất khẩu hợp lý trên từng mặt hàng, thị trường; tránh tình trạng gia tăng đột biến việc xuất khẩu một số mặt hàng tại một thị trường trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một số biện pháp tạm thời để điều tiết luồng hàng xuất khẩu.
4. Theo dõi sát sao, dự báo kịp thời động thái của các nước nhập khẩu (cả nhà nước lẫn doanh nghiệp) để sớm có biện pháp phòng ngừa.
5. Trong quá trình kinh doanh cần bảo đảm nghiêm chỉnh các quy định về thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ... phòng khi nẩy sinh vụ kiện thì có đủ tư liệu cần thiết để bảo vệ lợi ích.
6. Quản lý chặt chẽ việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp C/O; chống hiện tượng gian lận C/O bằng cách nhập hàng của nước thứ ba rồi sử dụng C/O của Việt Nam để xuất khẩu.
7. Hiệp hội ngành hàng Việt Nam nếu thấy cần và có khả năng thì thương thảo với Hiệp hội các nhà sản xuất của nước nhập khẩu dự kiến khởi kiện để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm bảo đảm lợi ích hợp lý của cả hai bên, đồng thời phối hợp với Hiệp hội các nhà nhập khẩu và tiêu dùng để ngăn ngừa nẩy sinh vụ kiện.
8. Trong các vụ kiện đối với doanh nghiệp đơn lẻ thì doanh nghiệp bị khởi kiện, nếu điều kiện và pháp luật cho phép thương thảo với bên nguyên để đi tới giải pháp thoả hiệp, tránh đưa vụ việc ra các cơ quan thực thi pháp luật.
III. CÁC
BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÁC VỤ KIỆN
THƯƠNG MẠI NẨY SINH
Khi nẩy sinh vụ kiện cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Ngoại giao (bao gồm cả Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước phát sinh vụ kiện) kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng mọi thông tin cần thiết (luật pháp nước sở tại, trình tự tiến hành vụ kiện, các nguyên đơn...), đồng thời hướng dẫn cặn kẽ các công việc cần tiến hành.
2. Nếu vụ kiện liên quan tới nhiều doanh nghiệp thì Hiệp hội ngành hàng đứng ra liên kết, điều phối các hoạt động của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ, đúng thể thức và thời hạn các yêu cầu mà cơ quan điều tra nước ngoài đặt ra, chuẩn bị chu đáo và tích cực hợp tác với cơ quan điều tra nước ngoài trong các cuộc điều tra tại chỗ.
Các doanh nghiệp cần phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, không gây khó khăn cho hoạt động chung, không hành động đơn lẻ vì lợi ích riêng.
3. Các doanh nghiệp cần cử những cán bộ, chuyên gia có kiến thức về pháp lý, có kinh nghiệm tham gia xử lý các vụ kiện, nếu cần thì thuê Công ty tư vấn luật trong hoặc ngoài nước để giúp xử lý vụ kiện.
4. Các doanh nghiệp (hoặc Hiệp hội ngành hàng) cần nghiêm chỉnh theo đuổi vụ kiện, nếu thủ tục đòi hỏi hoặc cho phép thì cần cử đại diện có thẩm quyền tham dự các phiên điều trần, xét xử.
5. Tích cực tiến hành hoạt động vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (public relations) để hỗ trợ cho việc kháng kiện. Các cơ quan có trách nhiệm, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp liên quan cần chủ động cung cấp thông tin, định hướng cho các cơ quan truyền thông để hỗ trợ cho việc xử lý vụ kiện.
6. Tuỳ trường hợp cụ thể và quy định của luật pháp có thể đưa ra xử lý tại các thể chế song phương hoặc đa phương về trọng tài hoặc hoà giải, kể cả tại WTO sau khi nước ta gia nhập.
7. Trong quá trình xử lý vụ kiện, nếu các quy định của luật pháp cho phép và có khả năng hiện thực thì tiến hành đàm phán với các đối tác hữu quan về giải pháp thoả hiệp.
8. Sau khi kết thúc vụ kiện, các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp liên quan phối hợp đề ra các biện pháp thích hợp để thực thi các phán quyết, rút kinh nghiệm, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh để hạn chế hậu quả (nếu có) đối với ngành hàng mình.
IV. PHÂN
CÔNG TRÁCH NHIỆM GIỮA CÁC CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC, CÁC DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG,
CÁC TỔ CHỨC Xà HỘI
1. Bộ Thương mại
Giữ vai trò điều phối giữa các Bộ, ngành trong việc phòng ngừa và giải quyết các vụ kiện thương mại với nước ngoài.
a) Nắm vững luật pháp quốc tế (WTO) và luật pháp nước sở tại liên quan đến tranh chấp thương mại quốc tế, phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng và các địa phương tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp;
b) Chỉ đạo bộ phận Thương vụ ở nước ngoài cung cấp số liệu thống kê thị phần xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước sở tại; tìm hiểu tình hình các nước xuất khẩu chính có mặt hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam và thị phần xuất khẩu của những nước này, động thái của các doanh nghiệp sản xuất và nhà nước sở tại... để cung cấp cho các doanh nghiệp;
c) Đưa ra các cảnh báo sớm về khả năng có thể xảy ra vụ kiện, góp ý cho các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để có sự điều chỉnh thích hợp và chuẩn bị đối phó với vụ kiện;
d) Tiếp nhận, nghiên cứu và tổng hợp các thông tin đầu tiên về các vụ kiện (đơn kiện, nguyên đơn, số liệu thống kê liên quan...) để có biện pháp xử lý kịp thời;
đ) Phối hợp với các Bộ quản lý sản xuất và cơ quan có liên quan xây dựng phương án giải quyết vụ kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị các tài liệu cần thiết;
e) Hỗ trợ doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng xây dựng phương án thị trường để phòng tránh tranh chấp thương mại quốc tế. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực thi phán quyết, khắc phục tác động tiêu cực của vụ kiện;
g) Tìm hiểu thông tin cần thiết về các công ty tư vấn luật, công ty vận động hành lang để cung cấp cho các doanh nghiệp;
h) Phối hợp với Bộ Ngoại giao tiến hành vận động hành lang và thực hiện các quan hệ công chúng tại các nước sở tại ủng hộ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp Việt Nam, bảo đảm đối xử công bằng;
i) Phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng, củng cố Thương vụ tại một số nước là đối tác lớn của nước ta để có thể làm tròn nhiệm vụ trong việc xử lý các vụ tranh chấp thương mại;
k) Quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc cấp Chứng nhận xuất xứ C/O, phải kiểm tra kỹ nguồn gốc hàng hoá trước khi cấp C/O và có biện pháp kiên quyết ngăn chặn việc giả mạo hoặc cấp sai C/O dẫn tới các vụ kiện.
2. Bộ Ngoại giao
a) Tiến hành vận động ngoại giao để phản bác các quan điểm sai trái, tranh thủ sự ủng hộ hoặc thông cảm đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bảo đảm vụ việc được xử lý công bằng;
b) Trong trường hợp có nhiều nước cùng bị kiện, cùng với Bộ Thương mại tăng cường vận động, phối hợp với các nước bị kiện để có đối sách chung (nếu cần thiết) trong việc ngăn chặn và đối phó với vụ kiện;
c) Chỉ đạo Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài thu thập, theo dõi thông tin để hỗ trợ cho các cơ quan, doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong nước giải quyết vụ kiện và cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn Công ty tư vấn luật, Công ty vận động hành lang;
d) Theo dõi chặt chẽ, tổng hợp dư luận báo chí trong quá trình diễn biến vụ kiện, đề xuất phương án xử lý;
đ) Củng cố Cơ quan đại diện ngoại giao tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta để đáp ứng yêu cầu góp phần xử lý thoả đáng các vụ tranh chấp thương mại.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Rà soát và điều chỉnh lại các quy định hiện hành nêu trong giấy phép đầu tư (tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc, tỷ lệ nội địa hoá...), nhằm tạo điều kiện để chứng minh cho các doanh nghiệp đang thực sự hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO;
b) Phối hợp với các Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất tăng cường theo dõi, ngăn ngừa những hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể có những hành vi không minh bạch đưa tới các vụ kiện quốc tế; lưu ý xem xét kỹ việc cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam gia công, lắp ráp đơn giản hoặc sản xuất những mặt hàng mà tại nước chính quốc của họ đang bị kiện hoặc đang bị áp dụng thuế bán phá giá ...;
c) Trong trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài bị kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Thương mại, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp này phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng Việt Nam để phối hợp trong việc xử lý các vụ kiện được nêu trong Chỉ thị này, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư.
4. Bộ Tài chính
a) Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng phổ biến, cung cấp thông tin về các văn bản quy định liên quan đến kế toán, kiểm toán, hướng dẫn các doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc quản lý minh bạch sổ sách kế toán làm cơ sở cho đấu tranh tự bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nếu xẩy ra các vụ kiện thương mại;
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vướng mắc về hệ thống tài chính, kế toán, giải thích các văn bản liên quan khi có đề nghị;
c) Rà soát lại và hoàn thiện các văn bản chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế để tránh tạo nên một nguyên cớ cho các vụ kiện.
5. Các Bộ, ngành quản lý sản xuất liên quan có trách nhiệm
a) Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp để tránh nguy cơ bị kiện;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành có liên quan tiến hành khảo sát, theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong danh sách có nguy cơ bị kiện cao để hướng dẫn phương cách phòng ngừa khả năng bị kiện;
c) Trên cơ sở theo dõi, phân tích đánh giá thông tin thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành mình quản lý, tăng cường công tác dự báo thị trường, cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin cần thiết về thị phần xuất khẩu của Việt Nam và các nước khác tại các thị trường chính để giúp các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng có thêm thông tin định hướng, điều chỉnh cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hợp lý;
d) Phối hợp với Bộ Thương mại và Bộ/ngành có liên quan, hướng dẫn, hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong quá trình xử lý vụ kiện, xử lý các hậu quả của vụ kiện.
6. Các cơ quan khác
a) Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát số lượng, trình độ cán bộ pháp lý hiện có, sinh viên luật pháp quốc tế; trên cơ sở đó xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành tham gia xử lý các vụ tranh chấp, kiện tụng thương mại quốc tế kể cả ở nước ngoài bằng học bổng Nhà nước, nhằm mục tiêu đến năm 2010 có đủ cán bộ cả về số lượng và năng lực chuyên môn tham gia các vụ kiện thương mại quốc tế;
b) Bộ Nội vụ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số Hiệp hội ngành hàng chủ yếu nhằm củng cố bộ máy, cơ chế hoạt động, cán bộ có đủ trình độ, năng lực để đáp ứng các nhiệm vụ nêu trên;
c) Từng Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Thương mại, các Bộ/ngành có liên quan, hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong quá trình xử lý vụ kiện.
7. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Phối hợp với các Bộ, ngành:
a) Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xử lý các vụ kiện;
b) Tuyên truyền phổ biến cho người sản xuất, các doanh nghiệp về hệ thống luật pháp quốc tế và của Việt Nam liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ…;
c) Giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn để hạn chế các hành vi có thể gây nguy cơ bị kiện ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình xử lý và kết quả vụ kiện;
d) Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng cung cấp cho người sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn thông tin dự báo thị trường, chính sách của các nước tiêu thụ sản phẩm của địa phương, để từ đó định hướng quy hoạch sản xuất hàng xuất khẩu phù hợp với sự biến động của thị trường thế giới, tránh bị rơi vào các vụ kiện;
đ) Phối hợp với các Bộ, ngành, Hiệp hội ngành hàng xử lý hậu quả của các vụ kiện; hỗ trợ người sản xuất và các doanh nghiệp khắc phục khó khăn.
8. Các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng
a) Các biện pháp phòng tránh bị kiện
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hoá theo hướng đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu hợp lý trên từng thị trường, tránh gia tăng quá nhanh kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng với khối lượng lớn vào một nước, tạo ra nguyên cớ để tiến hành các vụ kiện thương mại;
- Thoả thuận Quy chế hoạt động của ngành hàng để điều hòa sản xuất, kinh doanh giữa các thành viên, phối hợp xúc tiến thương mại, chính sách giá hợp lý, tránh cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện để phát sinh các vụ kiện chống bán phá giá;
- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ các thông tin về thị trường xuất khẩu: giá cả, số lượng, chủng loại mặt hàng, động thái các nước nhập khẩu và các nước liên quan để chủ động điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp, tránh nảy sinh các vụ kiện;
- Chống gian lận thương mại, bảo vệ uy tín, lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam;
- Chú trọng đào tạo cán bộ nghiệp vụ có trình độ cao và năng lực thực hiện luật pháp quốc tế; nắm vững luật pháp các nước nhập khẩu, các quy định của các tổ chức quốc tế kể cả WTO... để đẩy mạnh xuất khẩu an toàn, hiệu quả, chủ động phòng, tránh các vụ kiện thương mại; tổ chức các đơn vị pháp lý, hợp tác với các Công ty tư vấn luật để bảo đảm các hợp đồng kinh tế chặt chẽ và tham gia xử lý các vụ kiện khi nảy sinh.
b) Các biện pháp xử lý khi các vụ kiện có nguy cơ hoặc đó xảy ra
- Hiệp hội ngành hàng có trách nhiệm: (i) xây dựng Quy chế phối hợp giữa các doanh nghiệp tham gia vụ kiện (chia sẻ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ, đóng góp tài chính...), nhằm thống nhất hành động; (ii) làm đầu mối trong quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, là người phát ngôn chính thức trước công luận về các vấn đề có liên quan đến vụ kiện; (iii) thu thập thông tin qua nhiều kênh khác nhau như cơ quan thực thi pháp luật của nước khởi kiện, các nhà nhập khẩu, Cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại Việt Nam và các công ty tư vấn nước ngoài để điều hành quá trình xử lý vụ kiện; (iv) liên kết chặt chẽ với đối tác nhập khẩu, các tổ chức, cá nhân của nước nhập khẩu có quyền lợi liên quan ở nước khởi kiện để tìm các biện pháp giải quyết vụ kiện; xây dựng các phương án và vận động để bên khởi kiện rút đơn kiện và (v) là một bên tham gia các vụ kiện hoặc cùng doanh nghiệp liên quan tham gia vụ kiện;
- Tìm kiếm, thương thảo, ký kết hợp đồng thuê Công ty tư vấn pháp luật trong hoặc ngoài nước;
- Các doanh nghiệp có thể thành lập các nhóm/tổ/Uỷ ban hành động để hợp tác, chủ động giải quyết có kết quả vụ kiện;
- Doanh nghiệp cần: (i) thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và hành động theo chỉ đạo chung của Hiệp hội ngành hàng; (ii) chủ động chuẩn bị hồ sơ, sổ sách kế toán, chứng từ, các lập luận tự chứng minh không bán phá giá và nguồn nhân lực của doanh nghiệp để đối phó và giải quyết vụ kiện; (iii) dự trù kinh phí giải quyết vụ kiện và nhanh chúng xây dựng các phương án bảo vệ; (iv) hợp tác với bên nước ngoài trong quá trình điều tra, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra tại chỗ; (v) cân nhắc việc cam kết điều chỉnh giá (thoả thuận khung giá bán tối thiểu) và tự nguyện hạn chế số lượng nhằm giảm sức ép của vụ kiện.
c) Các biện pháp sau khi đã có phán quyết cuối cùng của vụ kiện
Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phối hợp để giảm thiểu hậu quả của vụ kiện (nếu có), kể cả việc tiếp tục khiếu nại, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh.
9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
a) Thông qua quan hệ hợp tác với các Phòng Thương mại quốc tế, Hiệp hội, tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp các nước tạo dư luận khách quan ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện thương mại tại nước bị khởi kiện và tại các nước bạn hàng xuất khẩu với Việt Nam, đặc biệt là trong các vụ kiện chống bán phá giá và biện pháp tự vệ;
b) Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng xây dựng Quy chế hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên để chủ động phòng, tránh các vụ kiện thương mại, trước hết là Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực và các Hiệp hội ngành hàng mới thành lập; xây dựng cơ chế hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với các Hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu, cảnh báo về các khả năng bị kiện; tuyên truyền phổ biến các kiến thức, kinh nghiệm pháp lý liên quan đến các vụ kiện thương mại ...;
c) Đối với những vụ kiện liên quan đến nhiều ngành hàng và trong một số trường hợp cần thiết, nếu thủ tục pháp lý cho phép Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể tham gia trực tiếp như một bên trong vụ kiện thương mại;
d) Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn luật sư, Công ty tư vấn nước ngoài, vận động hành lang, quan hệ công cộng;
đ) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ nêu trên;
e) Trong phạm vi được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O được phân công, quản lý chặt chẽ việc cấp C/O, phải kiểm tra kỹ nguồn gốc hàng hoá trước khi cấp C/O và có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng kiên quyết ngăn chặn việc giả mạo hoặc cấp sai C/O.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Chỉ thị này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ Chỉ thị này. Trường hợp phát sinh những vấn đề vượt thẩm quyền cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo để thực hiện.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.20/2005/CT-TTg | Hanoi, June 09, 2005 |
DIRECTIVE
ON TAKING INITIATIVE IN FOREIGN TRADE LAWSUIT PREVENTION AND COMBAT
Trade lawsuits are quite common in international trade practice. As our country is constantly expanding economic-commercial relations with foreign countries and intensively integrating in the international economy, we are facing many acts of trade protection and foreign trade lawsuits such as those on dumping, anti-subsidy or application of countervailing measures as well as lawsuits initiated by foreign enterprises.
This situation has prompted an urgent requirement that coordinated and effective measures be taken to prevent and combat such trade lawsuits and to protect interests of the State and enterprises. For that purpose, the ministries, branches, localities and enterprises should perform the following tasks and measures:
I. A NUMBER OF MAJOR PRINCIPLES IN FOREIGN TRADE LAWSUIT PREVENTION AND COMBAT
1. Taking initiative in trade lawsuit prevention and combat should be considered the first and foremost requirement.
2. When a lawsuit is initiated, to actively take necessary measures to handle it along the direction of minimizing negative impacts on domestic production branches and enterprises.
firmly grasp and well apply provisions of international law as well as laws of the concerned countries and our country.
4. Apart from handling legal aspects of such lawsuits, to simultaneously apply other measures, including lobbying activities, association with defendants and importing enterprises, as well as public opinions.
5. State management agencies shall have to provide information for, guide and assist enterprises; enterprises and business line associations shall play the major role in foreign trade lawsuit prevention and combat.
6. Enterprises should coordinate and associate with one another to prevent and combat trade lawsuits involving international elements.
II. MEASURES TO PREVENT AND AVOID TRADE LAWSUITS
To prevent and avoid trade lawsuits, it is necessary to take the following measures:
1. To firmly grasp and strictly implement international regulations and legal procedures as well as regulations and procedures of importing countries.
2. To ensure legality of economic-commercial contracts with foreign parties.
3. To diversify export markets, adopt a rational export mechanism for each commodity and each market; avoid any surge in export of a number of goods items to one market in a short period. In case of necessity, some interim measures may be applied to regulate exports.
4. To closely monitor and promptly forecast developments in importing countries (both State and enterprises) for early preventive measures.
5. In the course of business, to ensure the strict compliance with statistical, accounting and archiving procedures in order to have adequate necessary documents for the protection of interests if lawsuits arise.
6. To closely manage the grant of certificates of origin (C/O) by enhancing inspection and supervision of C/O grant; to combat C/O fraudulence by way of importing goods from a third country then using Vietnamese C/O for export.
7. Vietnam's business line associations, if deeming necessary and being capable, shall negotiate with associations of producers of importing countries where lawsuits may be initiated in order to make suitable adjustments to protect reasonable interests of both parties, and at the same time, coordinate with associations of importers and consumers in preventing such lawsuits.
8. In lawsuits against individual enterprises, if conditions and laws permit, the enterprises being defendants shall negotiate with the plaintiffs for compromise, avoiding bringing the cases to law enforcement agencies.
III. HANDLING MEASURES TO BE TAKEN IN CASES WHERE TRADE LAWSUITS ARISE
When lawsuits arise, it is necessary to take the following measures:
1. The Ministry of Trade shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs (including Vietnamese diplomatic missions in the foreign countries where the suits are initiated) in promptly providing enterprises and business line associations with all necessary information (laws of the concerned foreign countries, order of proceedings, plaintiffs...) as well as concrete guidance to carry out necessary jobs.
2. If a lawsuit involves many enterprises, business line associations shall join such enterprises and coordinate their activities.
Enterprises should meet all requirements of foreign investigative agencies in a formal and timely manner, thoroughly prepare and actively cooperate with the latter in on-spot investigations.
Enterprises should coordinate their activities closely, not hindering common activities and not acting separately for their own benefits.
3. Enterprises should appoint officials and experts with legal knowledge and experience to participate in handling of lawsuits, and, if necessary, hire domestic or foreign law consultancy companies to assist them in the course of handling the suits.
4. Enterprises (or business line associations) should seriously pursue lawsuits and appoint their competent representatives to attend hearings and trials if procedures so require or permit.
5. To actively lobby and conduct public relations activities so as to support the appeal. Responsible agencies, business line associations and concerned enterprises should take initiative in providing information and orientations for the mass media to support the settlement of the suits.
6. On a case-by-case basis and according to law provisions, lawsuits may be brought to bilateral or multilateral institutions on arbitration or conciliation, even WTO, after Vietnam's accession to this organization.
7. In the course of lawsuit settlement, negotiation for a compromise with involved parties may be conducted, if it is permitted by law and realistic.
8. After the closure of lawsuits, the concerned ministries, branches, business line associations and enterprises shall coordinate with one another in working out appropriate measures to execute judgments, draw experience and restructure production and business so as to minimize consequences (if any) for their respective business lines.
IV. DIVISION OF RESPONSIBILITIES BETWEEN STATE AGENCIES, ENTERPRISES, BUSINESS LINE ASSOCIATIONS AND SOCIAL ORGANIZATIONS
1. The Ministry of Trade
a/ To firmly grasp international law (of WTO) and the laws of host countries, which are related to international trade disputes, coordinate with other ministries, branches, business line associations and localities in disseminating and popularizing such laws to enterprises;
b/ To direct foreign-based trade offices to supply statistical data on Vietnam's export share in the markets of host countries; to probe into the situation of major exporting countries that have export goods items similar to Vietnam's and their export market shares, as well as moves of manufacturers and states of host countries so as to provide relevant information to enterprises;
d/ To receive, study and sum up initial information on lawsuits (petitions, plaintiffs, relevant, statistical data...) so as to map out timely handling measures;
h/ To coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in lobbying and conducting public-relation activities in the concerned foreign countries in order to mobilize support for legitimate interests of Vietnamese enterprises, securing fair treatment;
i/ To coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in setting up and consolidating trade offices in a number of countries being Vietnam's major partners so that they may fulfill their tasks in the settlement of trade disputes;
j/ To manage and closely inspect the grant of C/O, to carefully check the origin of goods before granting C/O and take resolute measures to prevent the counterfeit or wrongful grant of C/O which may result in lawsuits.
2. The Ministry of Foreign Affairs
a/ To conduct diplomatic agitation to criticize wrong viewpoints and take advantage of support for, or sympathy with, Vietnamese enterprises, ensuring that lawsuits are settled in a fair manner;
b/ In cases where a lawsuit is initiated against many countries, to join the Ministry of Trade in enhancing the mobilization of, and coordination with the countries being defendants in working out common tactics (if any) for lawsuit prevention and combat;
c/ To direct foreign-based diplomatic missions in gathering and monitoring information to assist domestic agencies, enterprises and business line associations in settling lawsuits and providing information as well as in selecting law consultancy companies or lobby companies;
e/ To consolidate diplomatic missions in countries being Vietnam's major export markets so as to meet the requirement of making contributions to the satisfactory settlement of trade disputes.
3. The Ministry of Planning and Investment
a/ To review and adjust current regulations of investment licenses (compulsory export rate, localization rate...) so as to create conditions for Vietnamese enterprises to prove that they are actually doing business according to market mechanism and in compliance with principles of the World Trade Organization (WTO);
b/ To coordinate with provincial People's Committees and management boards of industrial parks and export-processing zones in enhancing the monitoring and prevention of untransparent acts of foreign-invested enterprises, which may result in international lawsuits; to carefully examine the licensing of investment for foreign enterprises which invest in Vietnam by processing, assembling simple goods items or producing those items for which they are sued in their home countries or to which anti-dumping tax is currently applied, etc.
c/ In cases where lawsuits are against export products or services of foreign-invested enterprises, the Ministry of Planning and Investment shall, together with the Ministry of Trade, provincial People's Committees and management boards of industrial parks and export processing zones, guide and assist these enterprises in coordinating with other Vietnamese enterprises and business line associations in the settlement of such lawsuits with a view to protecting investors' legitimate interests.
4. The Ministry of Finance
a/ To coordinate with Vietnam Chamber of Commerce and Industry and business line associations in popularizing and providing information on legal documents and regulations on accounting and auditing, guiding enterprises to comply with the principle of transparent management of accounting books, which shall serve as a basis for them to protect their interests in cases where trade lawsuits are initiated;
c/ To review and perfect legal documents on Vietnam accounting standards in compatibility with international practices so as to avoid creating causes for lawsuits.
5. The relevant production-managing ministries and branches shall have the responsibility:
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Trade and the concerned ministries and branches in, surveying and monitoring production, business and export situation of Vietnamese enterprises on the list of those which are most likely to be sued so as to guide them how to avoid this danger;
c/ On the basis of monitoring, analyzing and evaluating market information related to products and services under their management, to intensify market forecasts, provide enterprises with necessary information on export market shares of Vietnam and other countries in the major markets so as to assist enterprises and business line associations in acquiring more information to orientate and rationally restructure their production and export;
d/ To coordinate with the Ministry of Trade and the concerned ministries and branches in guiding and assisting business line associations and enterprises in the course of handling lawsuits and addressing their consequences.
6. Other agencies
a/ The Ministry of Justice and the Ministry of Education and Training shall conduct quantitative and qualitative survey of judicial personnel and international law students, then elaborate a plan to train and foster specialized officials, including State-sponsored overseas training, for participation in handling of international trade disputes and lawsuits, so that by 2010 Vietnam will have enough qualified officials for participation in international trade lawsuits;
b/ The Ministry of Home Affairs shall coordinate with Vietnam Chamber of Commerce and Industry and a number of major business line associations in consolidating their apparatuses, operation mechanisms and qualified and capable staffs to meet requirements of the above-mentioned tasks;
c/ Each ministry or branch shall, based on their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Trade and relevant ministries and branches in supporting business line associations and enterprises in the course of handling lawsuits.
7. The People's Committees of provinces and centrally-run cities
To coordinate with ministries and branches in:
b/ Disseminating and propagating the systems of international law and Vietnamese laws on anti-dumping, anti-subsidy and countervailing measures, etc., to producers and enterprises.
c/ Supervising production, business and export activities of enterprises in their respective localities in order to restrict acts which may cause dangers of being sued or adversely affecting the settlement and outcomes of the lawsuits;
d/ Closely coordinating with ministries, branches and business line associations in providing local producers and enterprises with forecasts on markets and policies of the countries consuming products of their respective localities, thereby to orientate exports production planning in line with changes in the world market, and avoid lawsuits;
8. Enterprises and business line associations
- To elaborate export strategies along the direction of diversifying markets and products, adopting reasonable exports structure for each market, avoiding too quick increase of export turnovers of a number of goods items with big volumes to one country, which may be a cause for initiation of trade lawsuits;
- To reach agreement on operation regulation for every business line in order to harmonize production and business among members, coordinate trade promotion activities, adopt reasonable price policies and prevent unfair competition, which may cause economic damage to Vietnamese enterprises and give rise to anti-dumping lawsuits;
- To regularly and closely monitor information on export markets: prices, volumes, kinds of goods, changes in importing countries and relevant countries so as to take initiative in regulating operations of enterprises and avoid lawsuits;
- To combat trade frauds, protect prestige and common interests of the community of Vietnamese enterprises;
- To attach importance to the training of highly qualified officers who are capable of practicing international law; to firmly grasp the laws of importing countries as well as regulations of international organizations, including the WTO, etc., so as to boost export in a safe and efficient manner, take initiative in preventing and avoiding trade lawsuits; to organize legal units and cooperate with law consultancy companies in guaranteeing the legality of economic contracts, and participate in the handling of lawsuits when they arise.
- Business line associations shall have to: (i) elaborate regulations on coordination between enterprises involving in lawsuits (share of responsibility, division of tasks, financial contribution, etc.) for concerted actions; (ii) act as the major agencies in the relationship between enterprises and State management agencies and as the official spokespersons on issues related to lawsuits; (iii) gather information through different channels such as law enforcement agencies of the suing countries, importers, Vietnamese diplomatic missions and trade offices as well as foreign consultancy companies so as to administer the lawsuit-handling process; (iv) closely associate with importers, organizations and individuals of importing countries, that have interests related to the suing countries in order to seek measures for the settlement of lawsuits; elaborate plans and mobilize petitioners to withdraw their petitions; and, (v) act as one party to lawsuits or join concerned enterprises in such lawsuits;
- Seeking, negotiating and signing contracts to hire domestic or foreign consultancy companies;
- Enterprises may set up working groups/teams/commissions to cooperate with one another in the fruitful handling of lawsuits;
- Enterprises should: (i) well perform the assigned tasks and act under general direction of business line associations; (ii) take initiative in preparing dossiers, accounting books, vouchers and arguments to prove that they have not dumped their goods, and prepare human resources to cope with and settle lawsuits; (iii) estimate funding for the settlement of lawsuits and quickly elaborate countervailing plans; (iv) cooperate with foreign parties in the course of investigation, especially at the stage of on-spot investigation; and, (v) consider the commitment on price adjustment (agreement on the minimum selling price bracket) and voluntarily restrict goods volumes in order to alleviate the pressure of the lawsuits.
Business line associations and enterprises shall coordinate with one another to minimize consequences of lawsuits (if any), including further appeal, restructuring of production and business.
9. Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI)
a/ Through its cooperative relationship with international chambers of commerce, associations and organizations representing communities of foreign enterprises to arouse objective public opinions to support Vietnamese enterprises in trade lawsuits in the countries where such lawsuits are filed and in other exporting countries being partners of Vietnam, especially in anti-dumping lawsuits and lawsuits related to countervailing measures;
b/ To assist business line associations in elaborating regulations on cooperation between member enterprises so as to take initiative in preventing and avoiding trade lawsuits, first of all major export line associations and newly-set up associations; to adopt mechanism for cooperation between VCCI and business line associations in providing supportive information on export markets and issuing warnings on the possibility of lawsuits; to propagate for and disseminate legal knowledge and experience related to trade lawsuits, etc.;
c/ With regard to lawsuits involving many business lines and in cases of necessity, if legal procedures permit, VCCI may directly participate in the trade lawsuits as one party;
e/ To closely coordinate with the Ministry of Trade and the Ministry of Foreign Affairs in the course of performing the above-mentioned tasks;
f/ Within the ambit of its assigned competence of granting C/O, to closely manage C/O grant, closely examine goods origin before granting C/O and adopt measures to disseminate information to, and guide enterprises as well as business line associations in, resolutely preventing acts of counterfeiting or wrongfully granting C/O.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Government Office and VCCI in monitoring, summing up and reporting to the Prime Minister on the implementation of this Directive.
2. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies, the presidents of provincial/municipal People's Committees, and the president of VCCI shall have to organize the strict and full implementation of this Directive. In cases where problems arise beyond their competence, such must be reported to the Prime Minister for consideration and direction of implementation.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây