Thông tư 59/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành chính sách tài chính áp dụng cho các khu kinh tế cửa khẩu biên giới

thuộc tính Thông tư 59/2001/TT-BTC

Thông tư 59/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành chính sách tài chính áp dụng cho các khu kinh tế cửa khẩu biên giới
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:59/2001/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:17/07/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 59/2001/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 59/2001/TT-BTC NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ÁP DỤNG
CHO CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI

 

Căn cứ Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chính sách tài chính áp dụng cho các khu kinh tế cửa khẩu biên giới như sau:

 

PHẦN I: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

1. Phạm vi áp dụng:

Theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ thì phạm vi áp dụng Thông tư này là:

- Các khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập theo từng Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trước khi Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

- Các khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo từng Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ sau khi Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

Các quy định trong Thông tư này không áp dụng cho Khu thương mại Lao Bảo (thành lập theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ).

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng cho các đối tượng sau:

2.1. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có khu kinh tế cửa khẩu biên giới ghi tại Mục 1, Phần I nêu trên;

2.2. Các nhà đầu tư trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh (bao gồm hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất, kinh doanh thương mại và cung cấp dịch vụ) tại các khu kinh tế cửa khẩu;

2.3. Chỉ các hoạt động kinh doanh thực hiện tại các khu kinh tế cửa khẩu mới được hưởng các chính sách ưu đãi quy định tại Thông tư này.

2.4. Trường hợp các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu nhưng không thành lập pháp nhân kinh tế tại khu kinh tế cửa khẩu thì phải hạch toán riêng phần kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu để có căn cứ xác định chế độ ưu đãi.

 


PHẦN II: ƯU ĐàI VỀ TÀI CHÍNH

 

I. ƯU ĐàI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU TỪ NGUỒN THU DO NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI:

 

Căn cứ số thực thu ngân sách nhà nước hàng năm tại khu kinh tế cửa khẩu ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu theo các mức sau đây:

1. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu được thành lập sau khi Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực, các khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập theo từng Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trước khi Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực nhưng có thời gian thực hiện các chính sách ưu đãi nêu trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập khu kinh tế cửa khẩu đó từ 5 năm trở xuống kể từ ngày Quyết định đó có hiệu lực thi hành:

- Nếu số thực thu ngân sách nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu dưới 50 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại 100%;

- Nếu số thực thu ngân sách nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu trên 50 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% của số thực thu còn lại.

2. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu được thành lập trước khi Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực và có thời gian thực hiện thí điểm các chính sách ưu đãi nêu tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập khu kinh tế cửa khẩu đó trên 5 năm kể từ ngày Quyết định về thành lập khu kinh tế cửa khẩu đó có hiệu lực thi hành:

- Nếu số thực thu ngân sách nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu trên 100 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu.

Bộ Tài chính sẽ xác định số vốn ngân sách trung ương đầu tư trở lại từng năm cho các khu kinh tế cửa khẩu này trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Nếu số thực thu ngân sách nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu dưới 100 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại theo mức được quy định như sau:

+ Nếu số thực thu ngân sách nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu dưới 50 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại 100%;

+ Nếu số thực thu ngân sách nhà nước tại khu kinh tế cửa khẩu từ trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng mỗi năm thì ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% của số thu còn lại.

- Nếu các khu kinh tế cửa khẩu này đã hoàn thành về cơ bản việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch thì ngân sách Trung ương sẽ chấm dứt việc đầu tư trở lại.

3. Số thực thu ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu làm căn cứ để xác định mức ngân sách Trung ương đầu tư trở lại theo quy định tại Điểm 1, Điểm 2 trên đây là số thực thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu không bao gồm: thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; các khoản thu không tính trong cân đối ngân sách địa phương như huy động đóng góp của dân; thu do tịch thu hàng buôn lậu; thu học phí; viện phí và các khoản thu khác.

 

II. ƯU ĐàI CHO CÁC DỰ ÁN KINH DOANH TẠI
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU:

 

1. Ưu đãi cho các dự án du lịch:

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 2, Quyết định 53/2001/QĐ-TTg thì các dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu được xác định là dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998 của Quốc hội. Do đó, chủ đầu tư của các dự án kinh doanh du lịch được hưởng các ưu đãi đầu tư áp dụng cho các dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A của bản Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10.

Quy định này chỉ áp dụng cho các chủ đầu tư thuộc đối tượng áp dụng của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

2. Ưu đãi về tiền thuê đất, mặt nước:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Quyết định 53/2001/QĐ-TTg thì các chủ đầu tư trong nước và các chủ đầu tư nước ngoài nếu có dự án đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu thì được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, mặt nước như sau:

2.1. Về giá thuê đất, mặt nước:

Giá thuê đất, mặt nước áp dụng cho các chủ đầu tư được tính bằng 50% của mức giá cho thuê đất, mặt nước mà Nhà nước đang áp dụng tại khu kinh tế cửa khẩu.

2.2. Về chế độ miễn, giảm tiền thuê đất, mặt nước: áp dụng theo các quy định hiện hành.

3. Ưu đãi về thuế:

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 của Quyết định 53/2001/QĐ-TTg thì các chủ đầu tư nếu có dự án đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế theo các quy định hiện hành.

 

PHẦN III: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN DO NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI CHO KHU KINH TẾ CỬA KHẨU

 

I. LẬP KẾ HOẠCH VỐN DO NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI:

 

1. Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu, UBND tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu xác định rõ nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, trong đó nêu rõ danh mục các công trình cần đầu tư và mức độ ưu tiên đầu tư cho từng công trình, nhu cầu tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư từng công trình (nêu rõ nguồn vốn đầu tư: từ nguồn ngân sách địa phương, nguồn ngân sách trung ương đầu tư trở lại, hay nguồn vốn vay ...), kế hoạch triển khai và thời gian dự kiến hoàn thành để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, lập kế hoạch vốn đầu tư trở lại.

2. Hàng năm, UBND tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu khi lập dự toán ngân sách của địa phương có trách nhiệm lập dự toán số thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Điểm 3, Mục 1 của Phần II, lập dự toán số vốn ngân sách Trung ương sẽ đầu tư trở lại theo các mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 thuộc Mục 1 Phần II để gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Trên cơ sở dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu, Bộ Tài chính xác định và thông báo cho UBND tỉnh biết dự toán số vốn ngân sách trung ương sẽ đầu tư trở lại cho khu kinh tế cửa khẩu theo các mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 thuộc Mục 1 Phần II.

Căn cứ vào dự toán mức vốn đầu tư được giao hàng năm từ ngân sách trung ương cho khu kinh tế cửa khẩu, UBND tỉnh lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư hàng quý gửi Bộ Tài chính.

 

II. SỬ DỤNG NGUỒN VỐN DO NGÂN SÁCH
TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI:

 

1. Về nguyên tắc số vốn do ngân sách Trung ương đầu tư trở lại chỉ được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Số vốn đầu tư riêng từ ngân sách trung ương cho khu kinh tế cửa khẩu là khoản trợ cấp có mục tiêu của ngân sách Trung ương cho tỉnh. UBND tỉnh có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích số vốn đầu tư riêng của ngân sách Trung ương cho khu kinh tế cửa khẩu. Việc quản lý và sử dụng vốn phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

2. UBND tỉnh có thể vay vốn ưu đãi nhà nước từ Quỹ Hỗ trợ phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế cửa khẩu và được sử dụng nguồn vốn do ngân sách trung ương đầu tư trở lại để trả nợ gốc và lãi cho các khoản vay trên.

3. Trong trường hợp số vốn do ngân sách trung ương đầu tư trở lại cho khu kinh tế cửa khẩu thấp, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu thì UBND tỉnh có thể chủ động bố trí trong kế hoạch ngân sách tỉnh hàng năm một lượng vốn nhất định để xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

4. Trong trường hợp cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế cửa khẩu đã được đầu tư tương đối đồng bộ thì UBND tỉnh được dùng số vốn do ngân sách Trung ương đầu tư trở lại để đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng ngoài địa bàn khu kinh tế cửa khẩu nếu các công trình này có liên quan mật thiết và phục vụ trực tiếp sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu.

Chủ tịch UBND tỉnh chủ động quyết định việc đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình và phải thông báo để Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư biết.

5. Định kỳ vào thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư và UBND tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu để xem xét, xác định lại tiến độ sử dụng vốn và nhu cầu vốn đầu tư trở lại từ ngân sách Trung ương. Ngân sách Trung ương sẽ chấm dứt việc đầu tư trở lại khi khu kinh tế cửa khẩu đã hoàn thành về cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, PHƯƠNG THỨC CẤP PHÁT, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ QUYẾT TOÁN VỐN DO NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRỞ LẠI:

 

1. Số vốn do ngân sách Trung ương đầu tư trở lại hàng năm cho khu kinh tế cửa khẩu được cấp phát theo từng quý trên cơ sở:

- Dự toán hàng năm vốn đầu tư trở lại từ ngân sách Trung ương đã được phê duyệt và thông báo cho tỉnh;

- Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư hàng quý do UBND tỉnh lập và gửi Bộ Tài chính;

- Số thực thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu của quý trước.

Định kỳ hàng quý trong năm ngân sách (vào ngày 20 của tháng cuối quý), căn cứ vào dự toán hàng năm đã được phê duyệt về số vốn đầu tư trở lại từ ngân sách trung ương và số thực thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu của quý trước, UBND tỉnh gửi Bộ Tài chính đề nghị về mức vốn đầu tư của quý tiếp theo cho khu kinh tế cửa khẩu. Trên cơ sở đề nghị của tỉnh, Bộ Tài chính sẽ xem xét và cấp vốn qua Sở Tài chính - Vật giá tỉnh để tỉnh chuyển vốn cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

2. Số vốn ngân sách Trung ương đầu tư trở lại cho tỉnh được xem xét và điều chỉnh lại hàng năm vào Quý một đầu năm tiếp theo. Trên cơ sở số thực thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu của năm trước để xác định số vốn ngân sách Trung ương đầu tư trở lại theo mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 của Mục I, Phần II trên đây. Phần chênh lệch giữa số phải cấp phát và số vốn ngân sách trung ương đã cấp phát cho tỉnh theo dự toán được điều chỉnh như sau:

- Nếu số vốn ngân sách trung ương phải đầu tư trở lại cao hơn số đã cấp phát theo dự toán được duyệt thì phần chênh lệch sẽ được ngân sách Trung ương cấp bổ sung cho đủ mức theo quy định tại Điểm 1, Điểm 2 của Mục I, Phần II trên đây.

- Nếu số vốn ngân sách trung ương phải đầu tư trở lại thấp hơn số đã cấp phát theo dự toán được duyệt thì phần chênh lệch sẽ được giảm trừ vào số cấp phát cho năm tiếp theo để đảm bảo số vốn đầu tư được cấp theo đúng mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 của Mục I, Phần II trên đây.

3. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu được thành lập trước ngày Quyết định 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực và đã có dự toán năm 2001 về số vốn ngân sách Trung ương đầu tư trở lại xác định theo các quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập khu kinh tế cưả khẩu đó, việc cấp phát vốn đầu tư vẫn thực hiện theo dự toán được duyệt. Phần chênh lệch giữa số cấp phát theo dự toán được duyệt với số vốn ngân sách trung ương phải đầu tư trở lại cho năm 2001 xác định theo các mức quy định tại Điểm 1, Điểm 2 của Mục I, Phần II trên đây sẽ được điều chỉnh vào Quý một của năm tiếp theo.

Số vốn ngân sách Trung ương đầu tư trở lại cho năm 2001 được xác định theo quy định tại Điểm 1, Điểm 2 của Mục I, Phần II trên đây căn cứ vào số thực thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu tính từ ngày Quyết định 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới có hiệu lực thi hành.

4. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu thành lập sau khi Quyết định 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực, UBND tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nhu cầu vốn và mục đích sử dụng số vốn do ngân sách Trung ương đầu tư trở lại cho năm được thành lập. Bộ Tài chính sẽ quyết định mức đầu tư trở lại trên cơ sở thoả thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu.

5. Số vốn đầu tư riêng của ngân sách Trung ương cho khu kinh tế cửa khẩu được tập hợp và quyết toán chung vào quyết toán ngân sách địa phương nhưng ghi một phần riêng cho các công trình đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu.

6. Trình tự, thủ tục, phương thức cấp phát, chế độ báo cáo và quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo các quy định hiện hành.

 

PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực (ngày 4 tháng 5 năm 2001).

2. Thông tư này thay thế cho các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các vấn đề tài chính trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập khu kinh tế cửa khẩu.

3. Đối với các khu kinh tế cửa khẩu được thành lập trước ngày Quyết định 53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực và có số vốn đầu tư trở lại từ ngân sách Trung ương cấp phát đến hết năm 2000 còn thấp hơn số vốn được đầu tư trở lại xác định theo các quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập khu cửa khẩu đó, Bộ Tài chính sẽ cấp phát tiếp phần còn thiếu trong năm tiếp theo.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để được xem xét, giải quyết.

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 1:

DANH SÁCH CÁC KHU KINH TẾ Đà ĐƯỢC THÀNH LẬP VÀ
THỜI GIAN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THÍ ĐIỂM TÍNH
TỚI NGÀY QUYẾT ĐỊNH 53/2001/QĐ-TTG
CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2001/TT-BTC
ngày 17 tháng 7 năm 2001 của Bộ Tài chính)

 

STT

Tên khu kinh tế cửa khẩu

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu kinh tế cửa khẩu

Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho khu kinh tế cửa khẩu Nay hết hiệu lực thi hành

Thời gian áp dụng chính sách thí điểm từ 5 năm trở xuống tính tới ngày QĐ53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực

Thời gian áp dụng chính sách thí điểm trên 5 năm tính tới ngày QĐ53/2001/QĐ-TTg có hiệu lực

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Móng Cái,

 

Quảng Ninh

- QĐ 675/1996/QĐ-TTg ngày 18/9/1996

 

- QĐ 103/1998/QĐ-TTg ngày 4/6/1998 bổ xung chính sách cho QĐ 675

TT 18/1997/TT-BTC ngày 9/4/1997

++

 

 

 

2

Lạng Sơn

QĐ 748/98/QĐ/CP-TTg ngày 11/9/1997

 

TT 08/1998/TT-BTC ngày 15/1/1998

++

 

3

Lào Cai

QĐ 100/98/QĐ/CP-TTg ngày 26/5/1998

TT 125/98/TT-BTC ngày 9/9/1998

++

 

4

Hà Tiên,

Kiên Giang

QĐ 158/98/QĐ/CP-TTg ngày 3/9/1998

TT 13/1999/TT-BTC ngày 3/2/1999

 

 

++

 

5

Cầu treo,

 

Hà Tĩnh

QĐ 177/98/QĐ/CP-TTg ngày 15/9/1998

TT 162/1998/TT-BTC

ngày 17/12/98

++

 

6

Mộc Bài,

Tây Ninh

QĐ 210/98/QĐ/CP-TTg ngày 27/10/1998

TT 02/1998/TT-BTC

ngày 5/1/1999

++

 

7

Bờ y,

 

Kon tum

QĐ 06/99/QĐ/CP-TTg ngày 5/1/1999

TT 130/1999/TT-BTC

ngày 10/11/1999

 

++

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 59/2001/TT-BTC

Hanoi, July 17, 2001

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF FINANCIAL POLICIES APPLICABLE TO THE BORDER-GATE ECONOMIC ZONES

In furtherance of the Prime Minister’s Decision No.53/2001/QD-TTg of April 19, 2001 on policies toward the border-gate economic zones, the Finance Ministry hereby guides the implementation of financial policies applicable to the border-gate economic zones as follows:

Part I

SCOPE AND OBJECTS OF APPLICATION

1. Scope of application:

According to the provisions of Article 5 of the Prime Minister’s Decision No.53/2001/QD-TTg of April 19, 2001, this Circular shall govern:

- The border-gate economic zones, which had been established under separate decisions of the Prime Minister before the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg.

- The border-gate economic zones, which have been established under separate decisions of the Prime Minister after the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg.

The provisions of this Circular shall not apply to Lao Bao Trade Zone (established under the Prime Minister’s Decision No.219/1998/QD-TTg of November 12, 1998).

2. Objects of application:

This Circular shall apply to the following objects:

2.1. The provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provinces) where exist border-gate economic zones as defined in Section 1, Part I above;

2.2. Domestic investors of all economic sectors and foreign investors conducting business activities (including infrastructure construction, production, commercial business and service provision) in border-gate economic zones;

2.3. Only business activities conducted in the border-gate economic zones shall be eligible for the preferential policies provided for in this Circular.

2.4. In cases where domestic and foreign investors conduct business activities in the border-gate economic zones without establishing economic legal persons therein, they shall have to separately account the part of business activities conducted in such border-gate economic zones, which shall serve as basis for determining the preferential regimes.

Part II

FINANCIAL PREFERENCES

I. PREFERENCES FOR THE INVESTMENT IN CONSTRUCTION OF INFRASTRUCTURE OF BORDER-GATE ECONOMIC ZONES WITH REVENUE SOURCES INVESTED BACK BY THE CENTRAL BUDGET

The annual amounts of actually collected State budget revenues in the border-gate economic zones shall be invested back by the central budget in the construction of infrastructure of such border-gate economic zones at the following levels:

1. For border-gate economic zones established after the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg, or those established under separate decisions of the Prime Minister before the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg, for which the preferential policies provided for in the Prime Minister’s decisions on establishment of such border-gate economic zones have been implemented for less than 5 years since the effective date of such decisions:

- If the actually collected State budget revenue in a border-gate economic zone is less than VND 50 billion each year, the central budget shall invest back 100% of such amount;

- If the actually collected State budget revenue in a border-gate economic zone is more than VND 50 billion each year, the central budget shall invest back VND 50 billion plus 50% of the remaining actually collected amount.

2. For border-gate economic zones established before the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg, for which the preferential policies provided for in the Prime Minister’s decisions on establishment of such border-gate economic zones have been experimentally implemented for more than 5 years since the effective date of such establishment decisions:

- If the actually collected State budget revenue in a border-gate economic zone is more than VND 100 billion each year, the central budget shall invest back no more than 50% of such actually collected amount.

The Finance Ministry shall determine the capital amount to be invested back each year by the central budget in these border-gate economic zones on the basis of proposals of the People’s Committees of the provinces having border-gate economic zones and opinions of the Ministry of Planning and Investment.

- If the actually collected State budget revenue in a border-gate economic zone is less than VND 100 billion each year, the central budget shall invest back at the following levels:

+ If the actually collected State budget revenue in a border-gate economic zone is less than VND 50 billion each year, the central budget shall invest back 100% of such amount;

+ If the actually collected State budget revenue in a border-gate economic zone is between VND 50 billion and 100 billion each year, the central budget shall invest back VND 50 billion plus 50% of the remaining collected amount.

- If these border-gate economic zones have basically completed the investment in infrastructure construction under the planning, the central budget shall terminate the back investment.

3. The annual amounts of actually collected State budget revenue in border-gate economic zones, which serve as basis for determining the level of back investment by the central budget according to the provisions of Points 1 and 2 above, are the actually collected State budget revenues arising in such border-gate economic zones, excluding: value added tax and/or special consumption tax on imports; collected amounts not calculated into the local budget balance such as contributions mobilized from population; proceeds from sale of smuggled goods; school fees; hospital fees and other revenues.

II. PREFERENCES FOR BUSINESS PROJECTS IN BORDER-GATE ECONOMIC ZONES

1. Preferences for tourist projects:

According to the provisions of Point d, Clause 2, Article 2 of Decision No.53/2001/QD-TTg, projects on investment in tourist business in border-gate economic zones shall be determined as those on the investment promotion list specified in Article 15 of Law on Domestic Investment Promotion (amended) No.03/1998/QH10 of May 20, 1998. Therefore, investors of tourist business projects shall enjoy the investment preferences applicable to projects on the investment promotion list specified in List A of the Appendix to the Government’s Decree No.51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of Law on Domestic Investment Promotion (amended) No.03/1998/QH10.

This regulation shall apply only to investors subject to the Law on Domestic Investment Promotion.

2. Preferences regarding land and water surface rents:

According to the provisions of Clause 3, Article 2 of Decision No.53/2001/QD-TTg, domestic and foreign investors having investment projects in border-gate economic zones shall enjoy land and/or water surface rent preferences as follows:

2.1. Regarding land and water surface rent rates:

Land and water surface rent rates applicable to investors shall be equal to 50% of those currently applied by the State in the border-gate economic zones.

2.2. Regarding the regime of land and water surface rent exemption and reduction: It shall apply according to the current regulations.

3. Tax preferences:

According to the provisions of Clause 4, Article 2 of Decision No.53/2001/QD-TTg, investors that have investment projects in the border-gate economic zones shall enjoy tax preferences according to the current regulations.

Part III

MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL INVESTED BACK BY THE CENTRAL BUDGET IN BORDER-GATE ECONOMIC ZONES

I. ELABORATION OF PLANS ON CAPITAL INVESTED BACK BY THE CENTRAL BUDGET

1. On the basis of the socio-economic development planning of border-gate economic zones, the People’s Committees of the provinces having such border-gate economic zones shall clearly determine the demand for investment capital for construction of infrastructure of border-gate economic zones, clearly specifying the list of projects that need investment, level of preferential investment in each project, total investment capital needed and investment capital for each project (clearly stating investment capital source: from local budget, central budget that invests back or borrowed capital source...), execution plan and tentative duration for completion, then submit it to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for monitoring and elaboration of plans on capital to be invested back.

2. Annually, the People’s Committees of the provinces having border-gate economic zones shall, upon drafting their local budget estimates, have to estimate the State budget revenues to arise in their border-gate economic zones according to the provisions of Point 3, Section 1 of Part II, and estimate amounts of capital to be invested back by the central budget at the levels specified at Points 1 and 2, Section 1 of Part II, then submit them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.

3. Basing itself on the annual State budget revenue estimates in border-gate economic zones, the Ministry of Finance shall determine and notify the provincial Peoples Committees of the capital amounts to be invested back by the central budget in border-gate economic zones at the levels specified at Points 1 and 2, Section 1 of Part II.

Basing themselves on the investment capital estimates to be annually allocated by the central budget to the border-gate economic zones, the provincial Peoples Committees shall work out and send their quarterly investment capital use plans to the Ministry of Finance.

II. USE OF CAPITAL SOURCE INVESTED BACK BY THE CENTRAL BUDGET

1. In principle, the capital amounts invested back by the central budget shall be used only for construction of infrastructure in the border-gate economic zones. The capital amount separately invested by the central budget to a border-gate economic zone is a targeted subsidy from the central budget to the province. The provincial People’s Committee shall have to use the capital amount separately invested by the central budget to such border-gate economic zone for the right purpose. The capital management and use must comply with the State’s regulations on management of investment capital for capital construction.

2. Provincial People’s Committees may borrow preferential loans from the Development Assistance Fund for construction of infrastructure in their border-gate economic zones and shall be entitled to use the source of capital invested back by the central budget to repay principal and interest of the said loans.

3. In cases where the capital level invested back by the central budget in a border-gate economic zone is low, not up to the demand for investment in infrastructure construction in such zone, the concerned provincial People’s Committee may take initiative in incorporating in its annual budget plan a certain capital amount therefor.

4. In cases where the infrastructure in a border-gate economic zone has already been invested in a fairly synchronous manner, the concerned provincial People’s Committee may use the capital amount invested back by the central budget to invest in infrastructure projects outside the area of such border-gate economic zone, provided that these projects are closely related to and in direct service of development of such border-gate economic zone.

The president of the provincial People’s Committee shall take initiative in deciding the investment, be responsible for his/her decision and have to notify such to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.

5. Periodically at the time of drafting annual budget estimate, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the People’s Committees of the provinces having border-gate economic zones in considering and re-determining the tempo of capital use and demand for capital invested back by the central budget. The central budget shall terminate the back investment when border-gate economic zones have basically completed the infrastructure construction under the planning.

III. ORDER, PROCEDURES AND MODES OF ALLOCATION, THE REPORTING REGIME AND FINAL SETTLEMENT OF CAPITAL INVESTED BACK BY THE CENTRAL BUDGET

1. The capital amount annually invested back by the central budget in a border-gate economic zone shall be quarterly allocated on the following basis:

- Annual estimate of capital to be invested back by the central budget, already approved and notified to the concerned province;

- Quarterly capital use plan elaborated and submitted by the provincial People’s Committee to the Ministry of Finance;

- Actually collected State budget revenue in the border-gate economic zone in the previous quarter.

Each quarter in the budget year (by the 20th day of the last month of each quarter), basing itself on the already approved annual estimate of capital to be invested back by the central budget and the actually collected State budget revenue in the area of the border-gate economic zone in the previous quarter, the provincial People Committee shall send to the Ministry of Finance a proposal on investment capital level of the subsequent quarter for the border-gate economic zone. At the province’s proposal, the Ministry of Finance shall consider and allocate capital through the provincial Finance and Pricing Service for subsequent transfer to projects on construction of the border-gate economic zone’s infrastructure.

2. The capital amount invested back by the central budget each year for the province shall be considered and readjusted in the first quarter of the subsequent year. On the basis of the actually collected State budget revenue in the border-gate economic zone in the previous year, the capital amount to be invested back by the central budget at the levels specified at Points 1 and 2, Section 2, Part II above shall be determined. The difference between the amount to be allocated and the amount already allocated by the central budget to the province according to the estimate shall be readjusted as follows:

- If the capital amount to be allocated by the central budget is higher than that already allocated according to the approved estimate, the difference shall be additionally allocated by the central budget to reach the level specified at Point 1 or Point 2, Section 1, Part II above.

- If the capital amount to be allocated by the central budget is higher than that already allocated according to the approved estimate, the difference shall be cleared against the amount to be allocated in the subsequent year, in order to ensure that the allocated investment capital reaches the level specified at Point 1 or Point 2, Section 1, Part II above.

3. For border-gate economic zones established before the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg and having made the 2001 estimate of capital amount to be invested back by the central budget determined according to the provisions of the Prime Minister’s decisions on establishment of such border-gate economic zones, the allocation of investment capital shall still comply with the approved estimate. The difference between the amount allocated according to the approved estimate and the amount to be invested back by the central budget in 2001 determined according to the levels specified at Points 1 and Point 2, Section 1, Part II above shall be adjusted in the first quarter of the following year.

The capital amount invested back by the central budget in 2001 shall be determined according to the provisions of Points 1 and 2, Section 1, Part II above on the basis of the actually collected State budget revenues arising in the border-gate economic zones since the effective date of the Prime Minister’s Decision No.53/2001/QD-TTg of April 19, 2001 on policies toward border-gate economic zones.

4. For border-gate economic zones established after the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg, the provincial People’s Committees shall work with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment on the capital demand and purposes of use of capital invested back by the central budget in the establishing year. The Ministry of Finance shall decide on the levels of capital to be invested back on the basis of the agreement between the Ministry of Planning and Investment and the People’s Committees of the provinces having border-gate economic zones.

5. The capital amounts separately invested by the central budget in certain border-gate economic zones shall be aggregated and collectively settled in the local budget final settlements, with a part thereof separately recorded for investment projects in such border-gate economic zones.

6. The order, procedures and modes of allocation, the reporting regime and investment capital settling regime shall comply with the current regulations.

Part IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect as from the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg (May 4, 2001).

2. This Circular replaces the Ministry of Finance’s Circulars guiding the implementation of financial matters involved in the Prime Minister’s decisions on establishment of border-gate economic zones.

3. For border-gate economic zones established before the effective date of Decision No.53/2001/QD-TTg and having capital amounts invested back by the central budget and allocated until the end of 2000 still lower than those determined according to the provisions of the Prime Minister’s decisions on establishment of such border-gate zones, the Ministry of Finance shall allocate the deficit amount in the subsequent year.

4. In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Finance for consideration and solution.

 

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

 

APPENDIX 1

LIST OF ECONOMIC ZONES ALREADY ESTABLISHED AND DURATIONS
FOR APPLICATION OF PILOT POLICIES UP TO THE EFFECTIVE
DATE OF DECISION No.53/2001/QD-TTg
(Issued together with the Ministry of Finance’s Circular No.59/2001/TT-BTC of July 17, 2001)

Ordinal number

Names of border-gate economic zones

The Prime
Minister’s decisions
on establishment
of border-gate
economic zones

The MOF’s Circulars guiding financial mechanisms for border-gate economic zones, which now cease to be effective

Under-5 years durations of application of pilot policies up to effective date of Decision No.53/2001/ QD-TTg

Over-5 years durations of application of pilot policies up to effective date of Decision No.53/2001/ QD-TTg

1

Mong Cai, Quang Ninh

- Decision No. 675/1996/ QD-TTg of September 18, 1996

Circular No. 18/1997/TT-BTC of April 9, 1997

++

 

 

 

- Decision No. 103/1998/ QD-TTg of June 4, 1998 adding policies to Decision No.675

 

 

 

2

Lang Son

Decision No. 748/1997/ QD-TTg of September11, 1997

Circular No. 08/1998/TT-BTC of January 15, 1998

++

 

3

Lao Cai

Decision No. 100/1998/ QD-TTg of May 26, 1998

Circular No. 125/98/TT-BTC of September 9, 1998

++

 

4

Ha Tien, Kien Giang

Decision No. 158/1998/ QD-TTg of September 3, 1998

Circular No. 13/1999/TT-BTC of February 3, 1999

++

 

5

Cau Treo, Ha Tinh

Decision No. 177/1998/ QD-TTg of September 15, 1998

Circular No.162/1998/TT-BTC of December 17,

++

 

6

Moc Bai, Tay Ninh

Decision No. 210/1998/ QD-TTg of October 27, 1998

Circular No. 02/1999/TT-BTC of January 5, 1999

++

 

7

Bo Y, Kon Tum

Decision No. 06/1999/ QD-TTg of January 5, 1999

Circular No. 130/1999/TT-BTC of November 10, 1999

++

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 59/2001/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe