Thông tư 17/2019/TT-NHNN hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng

thuộc tính Thông tư 17/2019/TT-NHNN

Thông tư 17/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/2019/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Kim Anh
Ngày ban hành:31/10/2019
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chỉ 15% cá nhân đạt “Lao động tiên tiến” được công nhận “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 17/2019/TT-NHNN về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng ngày 31/10/2019.

Theo đó, trong một năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ tặng Bằng khen hoặc đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước một lần cho một tập thể, cá nhân trừ khen thưởng đột xuất, chuyên đề. Cụ thể, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

Thứ nhất, đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Tuy nhiên, tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”của đơn vị.

Thứ hai, có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được đơn vị công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu, lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đạt các tiêu chuẩn sau: Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”; Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/12/2019.

Xem chi tiết Thông tư17/2019/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM

--------------

Số: 17/2019/TT-NHNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỊỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2019

THÔNG TƯ

Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng

--------------------------

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng gồm các nội dung sau: đối tượng thi đua, khen thưởng; tổ chức các phong trào thi đua; danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng, thủ tục đề nghị khen thưởng; trao tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng sáng kiến các cấp; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cá nhân, tập thể thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước); các tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Cơ quan thường trực các Hiệp hội và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý; các cá nhân, tập thể khác có đóng góp trực tiếp, thiết thực cho hoạt động của ngành Ngân hàng.
Điều 3. Tập thể trong ngành Ngân hàng
1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
a) Tập thể lớn là: đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thường trực của các tổ chức Đảng, đoàn thể tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước;
b) Tập thể cơ sở là: Vụ, Cục, Văn phòng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Chi cục thuộc Cục;
c) Tập thể nhỏ là: phòng (ban) và tương đương thuộc tập thể quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
2. Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
a) Tập thể lớn là: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức tài chính vi mô (trừ công ty con của tổ chức tín dụng);
b) Tập thể cơ sở là: phòng (ban), trung tâm tại trụ sở chính, chi nhánh, công ty con và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm a Khoản này (trừ các tổ chức tài chính vi mô);
c) Tập thể nhỏ là: phòng (ban), phòng giao dịch và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm b Khoản này.
3. Đối với Khối đào tạo
a) Tập thể lớn là: Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh;
b) Tập thể cơ sở là: phòng, khoa, bộ môn, trung tâm và cơ sở đào tạo, đơn vị thuộc các tập thể quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Tập thể nhỏ là: phòng (ban), khoa, bộ môn và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm b Khoản này.
4. Đối với các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý
a) Tập thể lớn là: Nhà máy in tiền Quốc gia, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các doanh nghiệp khác do Ngân hàng Nhà nước quản lý;
b) Tập thể cơ sở là: phòng (ban), xưởng và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Tập thể nhỏ là: tổ và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm b Khoản này.
5. Đối với Cơ quan thường trực các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý
a) Tập thể lớn là: Cơ quan thường trực của Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân, Hiệp hội công ty cho thuê tài chính và các hiệp hội khác do Ngân hàng Nhà nước quản lý;
b) Tập thể nhỏ là: phòng (ban) và đơn vị tương đương thuộc các tập thể quy định tại Điểm a Khoản này.
Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng
Nguyên tắc khen thưởng trong ngành Ngân hàng thực hiện theo Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (Nghị định số 91/2017/NĐ-CP) và các quy định sau:
1. Trong một năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) chỉ tặng Bằng khen hoặc đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước một lần cho một tập thể, cá nhân trừ khen thưởng đột xuất, chuyên đề.
2. Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng tập thể, cá nhân đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
3. Chỉ xét khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân là Người quản lý, Người điều hành tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ nợ xấu theo mức do Thống đốc quyết định hằng năm.
4. Các tập thể, cá nhân thuộc ngành Ngân hàng đề nghị khen thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì lấy “Bằng khen của Thống đốc” (về thành tích toàn diện) làm tiêu chuẩn xem xét. Đối với các tập thể, cá nhân thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức Đảng, đoàn thể thì tiêu chuẩn xét là “Bằng khen của Thống đốc” hoặc Bằng khen cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương (về thành tích toàn diện).
5. Tiêu chuẩn “Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” để xét khen thưởng là tập thể được cấp có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
6. Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.
Điều 5. Sáng kiến trong ngành Ngân hàng
1. Sáng kiến trong ngành Ngân hàng (sau đây gọi là sáng kiến) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó được áp dụng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, mang lại lợi ích thiết thực (hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích xã hội), nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác, bao gồm:
a) Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích nhất định trong công việc;
b) Giải pháp kỹ thuật là cách thức, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định;
c) Giải pháp tác nghiệp là việc tham mưu, đề xuất các phương pháp thực hiện nhiệm vụ giúp chủ thể quản lý giải quyết công việc đạt hiệu quả;
d) Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới là phương pháp, cách thức, biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn hoạt động ngân hàng.
2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
a) Sáng kiến đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc (sau đây gọi là sáng kiến cấp toàn quốc) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng trong ngành Ngân hàng mang lại lợi ích thiết thực trong toàn quốc;
b) Sáng kiến đạt hiệu quả và có phạm vi ảnh hưởng trong ngành Ngân hàng (sau đây gọi là sáng kiến cấp Ngành) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực đối với ngành Ngân hàng;
c) Sáng kiến đạt hiệu quả và có phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở (sau đây gọi là sáng kiến cấp cơ sở) là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực đối với hoạt động của đơn vị.
Chương II
THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Mục 1
THI ĐUA VÀ TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA
Điều 6. Hình thức tổ chức phong trào thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo Khối, Cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thức năm công tác, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, Trưởng các Khối, Cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
2. Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ thời gian, mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện.
Thi đua theo chuyên đề tổ chức trong phạm vi ngành Ngân hàng, khi tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua từ 03 năm trở lên, đơn vị lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng cao nhất là “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; từ 05 năm trở lên, đề nghị khen thưởng cao nhất là “Huân chương Lao động hạng Ba”.
Điều 7. Đăng ký danh hiệu thi đua, ký giao ước thi đua
1. Hằng năm, các tập thể lớn quy định tại Điều 3 Thông tư này (sau đây gọi là các đơn vị) có trách nhiệm tổ chức cho từng tập thể, cá nhân thuộc đơn vị đăng ký thi đua và tổng hợp đăng ký thi đua theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này gửi về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất ngày 28 tháng 02. Các tổ chức tài chính vi mô gửi bản đăng ký danh hiệu thi đua về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn quản lý.
2. Hằng năm, Trưởng các Khối, Cụm thi đua tổ chức ký giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc Khối, Cụm thi đua và gửi bản ký giao ước thi đua về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) chậm nhất ngày 28 tháng 02. Các chỉ tiêu, nội dung và biện pháp tổ chức thi đua phải thông qua Khối, Cụm thi đua để thống nhất thực hiện. Khối, Cụm thi đua do cấp có thẩm quyền quy định.
Điều 8. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua
1. Thống đốc phát động, tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua trong ngành Ngân hàng. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tham mưu cho Thống đốc trong việc phát động, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các phong trào thi đua do Thống đốc phát động.
2. Thủ trưởng các đơn vị (Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý; Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Tổng thư ký các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý) có trách nhiệm phát động thi đua, tổ chức các phong trào thi đua và sơ kết, tổng kết phong trào thi đua thuộc đơn vị.
3. Trưởng Khối, Cụm thi đua có trách nhiệm tổ chức phát động thi đua, giám sát việc triển khai thực hiện phong trào thi đua giữa các đơn vị thuộc Khối, Cụm thi đua và tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua.
4. Cấp ủy Đảng và đoàn thể các cấp trong ngành Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo tổ chức, triển khai các phong trào thi đua.
5. Các cơ quan thông tin, báo chí trong ngành Ngân hàng tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng; phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua để nêu gương hoặc giới thiệu với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp xem xét khen thưởng; đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng.
Mục 2
DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 9. Các danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân gồm: “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Đối với tập thể gồm: “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”.
Điều 10. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định, quy chế của ngành Ngân hàng, của đơn vị và của địa phương; có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức và lối sống lành mạnh.
2. Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
3. Cá nhân có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
4. Đối với cá nhân chuyển công tác, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ. Trường hợp cá nhân được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình hầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định và được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái xác nhận.
5. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước hoặc nước ngoài dưới 01 năm, chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng trong nước hoặc nước ngoài từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được tính để xem xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
6. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: mới tuyển dụng dưới 10 tháng, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Điều 11. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” được xét tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao.
2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả.
3. Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên đối với công chức, viên chức; không có cá nhân bị kỷ luật hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải đối với người lao động.
4. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 12. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hằng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được đơn vị công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.
2. Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” của đơn vị.
Điều 13. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng. Cá nhân có thành tích “tiêu biểu xuất sắc” là cá nhân đã được tặng “Bằng khen của Thống đốc” hoặc được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng trong thời gian xét “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng”;
b) Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành.
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Điểm a Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Điều 14. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được xét tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu, lựa chọn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước;
b) Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
2. Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Tập thể thuộc Ngân hàng Nhà nước: Hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác trong năm và nhiệm vụ khác được cấp trên giao; có nhiều đề xuất góp ý vào việc xây dựng quy chế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước; chấp hành tốt chế độ báo cáo, thống kê;
b) Tập thể thuộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động của năm; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Tập thể thuộc Khối đào tạo: Hoàn thành xuất sắc toàn diện chỉ tiêu, kế hoạch được giao; đảm bảo chất lượng giảng dạy; tổ chức thực hiện tốt và duy trì có nề nếp công tác nghiên cứu khoa học; chấp hành tốt các quy định về chế độ thông tin báo cáo; tổ chức quản lý tốt sinh viên; có biện pháp ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học, giữ gìn môi trường sư phạm trong nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng;
d) Tập thể thuộc các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý: Hoàn thành xuất sắc toàn diện chỉ tiêu, kế hoạch được giao; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ;
đ) Cơ quan thường trực các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý: tuyên truyền có hiệu quả chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước; có nhiều đề xuất xây dựng quy chế, chính sách trong hoạt động ngân hàng.
Điều 15. Danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” và “Cờ thi đua của Chính phủ”
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” được xét tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua của ngành Ngân hàng trong từng lĩnh vực, khu vực, vùng miền hay từng hệ thống; hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong năm; được bình chọn, suy tôn là đơn vị dẫn đầu các Khối, Cụm thi đua trong ngành Ngân hàng; đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” do cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác trong cùng Khối, Cụm hay toàn hệ thống học tập;
c) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngân hàng Nhà nước, của đơn vị và địa phương; nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống tham những, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác.
2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hằng năm cho:
a) Các tập thể tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu trong số tập thể đạt tiêu chuẩn “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” được bình chọn qua các phong trào thi đua hằng năm. Số lượng tập thể đề nghị xét “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn tặng “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”;
b) Các tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá, bình xét, suy tôn khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.
Chương III
KHEN THƯỞNG VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 16. Các loại hình khen thưởng
1. Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Ngân hàng phát động.
3. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất trong lao động, sản xuất, phục vụ chiến đấu; dũng cảm cứu người, tài sản của nhân dân hoặc của Nhà nước (thành tích đột xuất là thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài chương trình kế hoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm).
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế.
Điều 17. Huân chương, Huy chương, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”
Tiêu chuẩn xét Huân chương, Huy chương, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 (đã được sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 18. “Bằng khen của Thống đốc”
1. “Bằng khen của Thống đốc” để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngành Ngân hàng, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 02 năm trở lên liên tục: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc lập thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Thống đốc phát động hằng năm. Trong thời gian trên có 02 sáng kiến cấp cơ sở được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi đơn vị;
b) Lập được nhiều thành tích, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực hoạt động của ngành Ngân hàng;
c) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
d) Có thời gian công tác trong ngành Ngân hàng từ 25 năm trở lên đối với nam và 20 năm trở lên đối với nữ, 05 năm liên tục liền kề trước thời điểm nghỉ hưu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong quá trình công tác không bị kỷ luật và chưa được khen thưởng “Bằng khen của Thống đốc” hoặc các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
2. “Bằng khen của Thống đốc” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngành Ngân hàng, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật;
b) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
c) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực hoạt động của ngành Ngân hàng.
3. “Bằng khen của Thống đốc” để tặng cho các tập thể, cá nhân ngoài ngành Ngân hàng có nhiều thành tích đóng góp trực tiếp, thiết thực cho hoạt động của ngành Ngân hàng.
Điều 19. Giấy khen
Thủ trưởng các đơn vị được tặng giấy khen cho tập thể, cá nhân theo quy định tại Điều 74, Điều 75 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 (đã được sửa đổi, bổ sung).
Điều 20. Khen thưởng quá trình cống hiến
Hình thức khen thưởng quá trình cống hiến để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
Chương IV KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 21. Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” (sau đây gọi là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Thống đốc để ghi nhận sự cống hiến của cá nhân trong và ngoài ngành Ngân hàng có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển của ngành Ngân hàng.
2. Kỷ niệm chương chỉ xét tặng một lần cho cá nhân vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam hằng năm (ngày 06 tháng 5).
Điều 22. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối với cán bộ trong ngành Ngân hàng
a) Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thời gian tham gia công tác trong ngành Ngân hàng đủ 20 năm đối với nam và đủ 15 năm đối với nữ;
b) Cán bộ đương nhiên được tặng hoặc truy tặng Kỷ niệm chương gồm: cán bộ ngân hàng được công nhận là liệt sỹ; cán bộ tham gia Ban trù bị thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; cán bộ ngân hàng tham gia chiến trường B từ năm 1968 về trước; cán bộ ngân hàng được Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập” các hạng, “Anh hùng Lao động” và các đồng chí là Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;
c) Cán bộ ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương gồm: cán bộ công tác trong ngành Ngân hàng từ ngày 06/5/1951 đến ngày 07/5/1954 và có thời gian công tác liên tục đủ 10 năm; cán bộ ngân hàng tham gia chiến trường B, C, K thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trước 30/4/1975 thì thời gian công tác được nhân hệ số 2 (một năm bằng 2 năm) khi xét tặng; cán bộ trước đây công tác trong ngành Ngân hàng được cử đi bộ đội, thanh niên xung phong, đi học hoặc điều động sang ngành khác sau đó tiếp tục về lại ngành Ngân hàng công tác thì thời gian đó vẫn được tính là thời gian công tác liên tục trong ngành Ngân hàng khi xét tặng.
2. Đối với cá nhân ngoài ngành Ngân hàng
Cá nhân ngoài ngành Ngân hàng được xem xét tặng Kỷ niệm chương đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam;
b) Có sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thiết thực cho hoạt động ngành Ngân hàng Việt Nam;
c) Có công lao trong việc xây dựng và củng cố quan hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế với ngành Ngân hàng Việt Nam;
d) Có những đóng góp trực tiếp, thiết thực về vật chất cho sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam.
3. Cá nhân là người nước ngoài có thời gian công tác trong ngành Ngân hàng Việt Nam từ 10 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các trường hợp sau:
a) Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc;
b) Cá nhân đang bị cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của cơ quan pháp luật có thẩm quyền;
c) Cá nhân đã và đang chấp hành hình phạt tù (được hưởng án treo hoặc không được hưởng án treo), cải tạo không giam giữ.
Chương V
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG;
THỦ TỤC XÉT KHEN THƯỞNG
Mục 1
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO TẶNG
Điều 23. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Thống đốc quyết định tặng:
a) Danh hiệu “Lao động tiến tiến” và “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng”;
c) Danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”;
d) Bằng khen cho tập thể, cá nhân;
đ) Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;
e) Kỷ niệm chưong cho cá nhân.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho tập thể; danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân thuộc đơn vị quản lý và giấy khen.
3. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho tập thể; danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân thuộc đơn vị quản lý và giấy khen.
4. Thủ trưởng các đơn vị quy định tại Điểm a các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho tập thể; danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân thuộc đơn vị quản lý và giấy khen.
5. Thống đốc ủy quyền cho Thủ trưởng:
a) Các Vụ, Cục, đơn vị, cơ quan thường trực của các tổ chức Đảng, đoàn thể tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho tập thể; danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân thuộc đơn vị quản lý.
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các tập thể nhỏ thuộc đơn vị quản lý;
c) Cục Quản trị; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Công nghệ thông tin quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các tập thể nhỏ thuộc Chi cục;
d) Các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho đơn vị.
đ) Các đơn vị tại Điểm a các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các tập thể thuộc đơn vị quản lý;
e) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn quản lý;
Điều 24. Thẩm quyền công nhận sáng kiến
1. Đối với sáng kiến cấp Ngành và cấp toàn quốc: Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng xem xét đánh giá hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng, Thống đốc ủy quyền cho Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng quyết định công nhận sáng kiến cấp Ngành và cấp toàn quốc.
2. Đối với sáng kiến cấp cơ sở: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở xem xét đánh giá hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng, Thủ trưởng đơn vị quyết định công nhận sáng kiến cấp cơ sở.
Điều 25. Lễ trao tặng
1. Nghi thức trao tặng Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” và “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
2. Đối với Huân chương, Huy chương, Danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: khi nhận được thông báo của Vụ Thi đua - Khen thưởng, Thủ trưởng các đơn vị lập kế hoạch tổ chức đón nhận, trình Thống đốc (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng). Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thống đốc, Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm phối hợp với đơn vị để tổ chức công bố và trao tặng.
3. Đối với “Cờ thi đua của Chính phủ” và “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”: sau khi nhận được thông báo của Vụ Thi đua - Khen thưởng, Thủ trưởng các đơn vị chủ động lập kế hoạch, tổ chức trao tặng cho tập thể, cá nhân thuộc đơn vị được khen thưởng. Trước khi tổ chức, đơn vị thông báo cho Vụ Thi đua - Khen thưởng biết để theo dõi.
4. Việc tổ chức công bố và trao tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho cá nhân, tập thể tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Vụ Thi đua - Khen thưởng tham mưu trình Thống đốc quyết định.
5. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thống đốc, Thống đốc ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị tổ chức công bố, trao tặng cho tập thể, cá nhân được khen thưởng.
Việc công bố và trao tặng “Bằng khen của Thống đốc” và Kỷ niệm chương cho các tập thể, cá nhân ngoài ngành Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng trình Thống đốc quyết định.
6. Việc công bố và trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để tôn vinh gương người tốt, việc tốt và những điển hình tiên tiến nên việc tổ chức phải đảm bảo trang trọng, hiệu quả, tiết kiệm, không phô trương, hình thức, lãng phí. Khi tổ chức cần kết hợp cùng các nội dung khác của đơn vị để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Mục 2
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Điều 26. Quy trình và tuyến trình khen thưởng
1. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Ngân hàng có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của mình, cấp nào chủ trì phát động thi đua thì cấp đó xem xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc.
2. Các đơn vị trong Ngành gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Ngân hàng Nhà nước hoặc qua đường bưu điện hoặc tiến hành kê khai hồ sơ trực tuyến về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng, Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thành tích và trình cấp có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày làm việc (30 ngày làm việc đối với trường hợp phải lấy thông tin xét khen thưởng). Hồ sơ chưa đúng quy định, thông báo hoặc trả lại cho đơn vị trình trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; đơn vị trình có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và gửi lại Vụ Thi đua - Khen thưởng trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Đối với khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được, báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước nếu quá thời hạn quy định thì phải bổ sung thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng.
2. Đối với danh hiệu “Anh hùng Lao động”: Thủ trưởng đơn vị trình Thống đốc (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) để xin chấp thuận về chủ trương phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”. Vụ Thi đua - Khen thưởng trình Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành cho ý kiến, sau đó trình Thống đốc xin chấp thuận về chủ trương cho phép xây dựng tập thể hoặc cá nhân “Anh hùng Lao động”. Căn cứ ý kiến của Thống đốc, Vụ Thi đua - Khen thưởng có văn bản thông báo cho đơn vị biết. Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Vụ Thi đua - Khen thưởng kiểm tra hồ sơ, thẩm định thành tích, tổng hợp, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành họp xét; căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng, Vụ Thi đua - Khen thưởng trình Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước xét trước khi trình Thống đốc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét.
3. Đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” và “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị, Vụ Thi đua - Khen thưởng kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thành tích, tổng hợp, trình Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét. Căn cứ kết quả xét duyệt của các Hội đồng, Vụ Thi đua - Khen thưởng trình Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành cho ý kiến trước khi trình Thống đốc quyết định. Riêng đối với “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trình Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước xét trước khi trình Thống đốc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét.
5. Đối với danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” và “Cờ thi đua của Chính phủ”: sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị hoặc Khối, Cụm thi đua, Vụ Thi đua - Khen thưởng kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thành tích và tổng hợp trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét. Căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng, Vụ Thi đua - Khen thưởng trình Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành cho ý kiến trước khi trình Thống đốc quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét.
6. Đối với Huân chương, Huy chương các loại và các hạng: sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị, Vụ Thi đua - Khen thưởng kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thành tích, tổng hợp, trình Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành họp xét; căn cứ kết quả xét duyệt của các Hội đồng, Vụ Thi đua - Khen thưởng trình Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước xét trước khi trình Thống đốc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét.
7. Đối với “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”: sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị, Vụ Thi đua - Khen thưởng kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thành tích, tổng hợp trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét. Căn cứ kết quả xét duyệt của Hội đồng, Vụ Thi đua - Khen thưởng trình Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành cho ý kiến trước khi trình Thống đốc quyết định.
8. Đối với danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và “Bằng khen của Thống đốc”: sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị, Vụ Thi đua - Khen thưởng kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thành tích, tổng hợp trình Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành cho ý kiến trước khi trình Thống đốc quyết định.
9. Đối với việc khen thưởng cho cá nhân, tập thể ngoài ngành Ngân hàng: Thủ trưởng đơn vị có quan hệ công việc trực tiếp, lập tờ trình kèm báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng gửi Vụ Thi đua - Khen thưởng. Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị, Vụ Thi đua - Khen thưởng kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thành tích, tổng hợp trình Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành cho ý kiến trước khi trình Thống đốc quyết định.
10. Đối với danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”: thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2013, Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các quy định khác của Nhà nước.
11. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều này, trường hợp cần thiết, Vụ Thi đua - Khen thưởng lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi tổng hợp trình khen thưởng. Riêng đối với các danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” và các hình thức khen thưởng quy định tại Khoản 6, Khoản 10 Điều này, lấy ý kiến nhân dân đối với tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước trước khi trình khen thưởng.
12. Hằng năm, Vụ Thi đua - Khen thưởng phối hợp với Văn phòng Ngân hàng Nhà nước lập hồ sơ và đề xuất các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các đồng chí Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét khen thưởng.
13. Đối với khen thưởng quá trình cống hiến
a) Trường hợp cán bộ đã nghỉ hưu hoặc đã mất:
i) Đối với cán bộ là Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã nghỉ hưu hoặc đã mất, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị khen thưởng;
ii) Đối với các trường hợp khác, Thủ trưởng đơn vị nơi quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu hoặc đã mất có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị khen thưởng. Trường hợp đơn vị công tác cuối cùng của cán bộ thuộc diện được khen thưởng đã giải thể, chia tách, sáp nhập, hợp nhất thì Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ của đơn vị đó có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị khen thưởng;
iii) Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp và lấy ý kiến xác nhận của Vụ Tổ chức cán bộ (trừ các trường hợp Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị khen thưởng), trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét; căn cứ kết quả xét của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành, Vụ Thi đua - Khen thưởng trình xin ý kiến Ban cán sự Đảng trước khi trình Thống đốc quyết định;
b) Trường hợp cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu:
i) Đối với cán bộ là Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị nghỉ hưu, Văn phòng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị khen thưởng theo quy định;
ii) Đối với các trường hợp khác, Thủ trưởng đơn vị lập hồ sơ đề nghị khen thưởng cho các cán bộ đủ tiêu chuẩn thuộc đơn vị. Vụ Thị đua - Khen thưởng tổng hợp và lấy ý kiến xác nhận của Vụ Tổ chức cán bộ (trừ các trường hợp Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị), trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành xét, sau đó trình Ban cán sự Đảng cho ý kiến trước khi trình Thống đốc quyết định;
c) Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm: xác nhận bằng văn bản về thời gian giữ chức vụ và các hình thức kỷ luật, lý do, thời gian bị kỷ luật (nếu có) và chức vụ tương đương của người được đề nghị khen thưởng; phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết khiếu nại (nếu có) về khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng.
14. Đối với Kỷ niệm chương
a) Đối với cán bộ đã và đang làm việc trong ngành Ngân hàng: Thỉu trưởng các đơn vị nơi quản lý cán bộ (kể cả cán bộ đã nghỉ hưu, đã mất hoặc chuyển công tác) lập tờ trình kèm hồ sơ các trường hợp đủ tiêu chuẩn, đúng đối tượng theo quy định gửi Vụ Thi đua - Khen thưởng.
b) Đối với cán bộ ngoài ngành Ngân hàng: các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ do Văn phòng Ngân hàng Nhà nước đề nghị. Cá nhân thuộc các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; người nước ngoài đã, đang công tác tại Việt Nam, người Việt Nam công tác ở nước ngoài do Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có quan hệ công tác trực tiếp đề nghị. Các đồng chí Lãnh đạo tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cá nhân khác công tác tại địa phương có nhiều cống hiến cho ngành Ngân hàng do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đề nghị. Trường hợp đặc biệt, Vụ Thi đua - Khen thưởng đề xuất, trình Thống đốc quyết định khen thưởng.
c) Các đối tượng tại Điểm a, Điểm b Khoản này, Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành cho ý kiến trước khi trình Thống đốc quyết định.
15. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xét khen thưởng hoặc đề nghị Thống đốc khen thưởng chuyên đề, đột xuất và Kỷ niệm chương cho các tập thể, cá nhân thuộc Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn quản lý.
16. Đối với tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức tài chính vi mô: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Điều 27. Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Báo cáo thành tích, báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng phải đóng dấu giáp lai của đơn vị đề nghị khen thưởng (nếu có).
2. Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, khi trình khen thưởng cho tập thể hoặc cá nhân là Thủ trưởng đơn vị và Giám đốc chi nhánh các tổ chức tín dụng thì hồ sơ đề nghị khen thưởng phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Riêng đối với danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thống đốc thì Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm xác nhận các nội dung trên trong báo cáo thành tích (văn bản xác nhận thuế và bảo hiểm của cơ quan có thẩm quyền lưu tại đơn vị).
3. Đối với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý (pháp nhân), khi trình khen thưởng phải có kết luận của cơ quan kiểm toán trong khoảng thời gian đề nghị khen thưởng (đối với khen thưởng thuộc thẩm quyền Thống đốc, các kết luận kiểm toán theo thời gian tương ứng với thời gian xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đối với khen thưởng cấp Nhà nước, các kết luận kiểm toán trong thời gian từ 05 năm liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng).
Điều 28. Hồ sơ đề nghị các danh hiệu thi đua
1. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ trưởng các đơn vị hoặc được Thống đốc ủy quyền, giao Thủ trưởng các đơn vị căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 (đã được sửa đổi, bổ sung), Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và Thông tư này để thực hiện trong đơn vị.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” gồm:
a) Văn bản đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
b) Báo cáo thành tích của cá nhân;
c) Đề nghị công nhận sáng kiến (mẫu 09 kèm theo Thông tư này) hoặc quyết định công nhận đề tài nghiên cứu khoa học;
d) Biên bản họp kèm kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị có tỷ lệ phiếu bầu từ 70% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng đơn vị (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
3. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo tóm tắt thành tích của cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 14 kèm theo Thông tư này). Báo cáo thành tích lưu tại đơn vị;
c) Văn bản đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến kèm tóm tắt sáng kiến cấp Ngành của cá nhân (mẫu số 07,08 kèm theo Thông tư này) hoặc quyết định công nhận đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành;
d) Biên bản họp kèm kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng đơn vị (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
4. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) 03 báo cáo thành tích của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 13 kèm theo Thông tư này);
c) Văn bản đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến kèm tóm tắt sáng kiến cấp toàn quốc của cá nhân hoặc quyết định công nhận đề tài nghiên cứu khoa học (mẫu số 07,08 kèm theo Thông tư này);
d) Biên bản họp kèm kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng đơn vị (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
5. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” (áp dụng cho các tập thể do Thống đốc quyết định công nhận) gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách tập thể được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị khen thưởng (mẫu số 15 kèm theo Thông tư này). Báo cáo thành tích lưu tại đơn vi;
c) Biên bản họp kèm kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị có tỷ lệ phiếu bầu từ 70% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng đơn vị (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
6. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị hoặc Trưởng Khối, Cụm thi đua kèm danh sách tập thể được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị khen thưởng (mẫu số 15 kèm theo Thông tư này). Báo cáo thành tích lưu tại đơn vị;
c) Biên bản họp Hội đồng, Khối, Cụm thi đua kèm kết quả bỏ phiếu kín có tỷ lệ phiếu bầu từ 70% trở lên, tính trên tổng số thành viên Hội đồng, Khối, Cụm thi đua (nếu thành viên vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
7. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị hoặc Trưởng Khối, Cụm thi đua kèm danh sách tập thể được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) 03 báo cáo thành tích của tập thể có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 12 kèm theo Thông tư này);
c) Biên bản họp Hội đồng, Khối, Cụm thi đua kèm kết quả bỏ phiếu kín có tỷ lệ phiếu bầu từ 70% trở lên, tính trên tổng số thành viên Hội đồng, Khối, Cụm thi đua (nếu thành viên vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
8. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” gồm:
a) Tờ trình đề nghị của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) 04 báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 17,18 kèm theo Thông tư này);
c) Biên bản họp kèm kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị có tỷ lệ phiếu bầu từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của -Hội đồng đơn vị (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
Điều 29. Hồ sơ đề nghị các hình thức khen thưởng
1. “Bằng khen của Thống đốc” đối với tập thể, cá nhân, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 14, 15 kèm theo Thông tư này). Báo cáo thành tích lưu tại đơn vị. Riêng khen thưởng “Bằng khen của Thống đốc” quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 18 Thông tư này, báo cáo tóm tắt thành tích thực hiện theo mẫu số 14a kèm theo Thông tư này.
c) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị.
2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” đối với tập thể, cá nhân, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) 03 báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 12,13 kèm theo Thông tư này);
c) Biên bản họp kèm kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị có tỷ lệ phiếu bầu từ 70% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng đơn vị (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
3. Huân chương các loại, các hạng đối với cá nhân, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) 04 báo cáo thành tích của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 13 kèm theo Thông tư này);
c) Văn bản đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến cấp Ngành hoặc cấp toàn quốc kèm tóm tắt của sáng kiến cấp Ngành hoặc cấp toàn quốc (mẫu số 07,08 kèm theo Thông tư này);
d) Biên bản họp kèm kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị có tỷ lệ phiếu bầu từ 70% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng đơn vị (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
4. Huân chương các loại, các hạng đối với tập thể, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách tập thể được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) 04 báo cáo thành tích của tập thể có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 12 kèm theo Thông tư này);
c) Biên bản họp kèm kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị có tỷ lệ phiếu bầu từ 70% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng đơn vị (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
5. Huy chương, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Danh sách trích ngang của các trường hợp đề nghị khen thưởng có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng.
6. Khen thưởng đột xuất, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân do đơn vị trình khen thưởng lập. Trường hợp đề nghị “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, báo cáo thành tích là 03 bản; Huân chương, báo cáo thành tích là 04 bản (mẫu số 19 kèm theo Thông tư này);
7. Khen thưởng theo đợt (chuyên đề), hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Biên bản họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng. Trường hợp đề nghị “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, báo cáo thành tích là 03 bản; Huân chương, báo cáo thành tích là 04 bản (mẫu số 20 kèm theo Thông tư này).
8. Khen thưởng quá trình cống hiến, hồ sơ gồm:
a) Đối với cán bộ đã nghỉ hưu hoặc đã mất
i) Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị (đối với cán bộ là Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước do Vụ Tổ chức cán bộ trình) kèm danh sách cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
ii) 04 báo cáo thành tích của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng. Trường hợp cán bộ đã mất nếu đủ tiêu chuẩn khen thưởng, đơn vị trình chủ động phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ lập báo cáo thành tích để trình khen thưởng (mẫu số 16 kèm theo Thông tư này).
b) Đối với cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu
i) Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị (đối với cán bộ là Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước do Vụ Thi đua - Khen thưởng trình) đề nghị khen thưởng kèm danh sách cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
ii) 04 báo cáo thành tích của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 16 kèm theo Thông tư này);
iii) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị (trừ trường hợp khen thưởng đối với Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước).
 9. Khen thưởng ngoài Ngành, hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị có quan hệ trực tiếp với tập thể, cá nhân kèm danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng (mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đối với ngành Ngân hàng có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 21 kèm theo Thông tư này).
10. Kỷ niệm chưong, hồ sơ gồm:
a) Đối với cán bộ trong ngành Ngân hàng
i) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách cá nhân đề nghị khen thưởng (mẫu số 03 kèm theo Thông tư này);
ii) Bảng kê khai quá trình công tác của cá nhân. Đối vói Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân không gửi về Ngân hàng Nhà nước bảng kê khai quá trình công tác của cá nhân, đơn vị trình có trách nhiệm bảo quản và lưu trữ (mẫu số 04 kèm theo Thông tư này);
iii) Danh sách kê khai của đơn vị (mẫu số 05 kèm theo Thông tư này).
b) Đối với cán bộ ngoài ngành Ngân hàng
i) Tờ trình đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách cá nhân đề nghị khen thưởng (mẫu số 03 kèm theo Thông tư này);
ii) Tóm tắt thành tích công lao đóng góp đối với sự nghiệp phát triển Ngân hàng Việt Nam của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (mẫu số 06 kèm theo Thông tư này).
Điều 30. Thời gian nhận hồ sơ
1. Khen thưởng hằng năm
a) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thống đốc: nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm. Khối đào tạo nhận hồ sơ trước ngày 15 tháng 8 hằng năm; riêng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm.
b) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước:
i) “Cờ thi đua của Chính phủ”: nhận hồ sơ trước ngày 28 tháng 02 hằng năm;
ii) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Huy chương, Huân chương các loại, các hạng: nhận hồ sơ trước ngày 15 tháng 3 hằng năm;
iii) Khối đào tạo: nhận hồ sơ trước ngày 15 tháng 8 hằng năm;
iv) “Anh hùng Lao động”: tổ chức xét 05 năm một lần vào dịp Đại hội thi đua yêu nước các cấp, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất;
v) “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”: thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị: giao Thủ trưởng các đơn vị quy định.
2. Khen thưởng đột xuất: nhận hồ sơ ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích đột xuất.
3. Khen thưởng chuyên đề: nhận hồ sơ ngay sau khi kết thúc chương trình hoặc chuyên đề công tác.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến: nhận hồ sơ trước 06 tháng đối với cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu nộp hồ sơ trước ngày 15 tháng 3 hằng năm.
5. Đối với các trường hợp đề nghị khen thưởng theo tiêu chuẩn tại Điểm d, Khoản 1, Điều 18 Thông tư này: nhận hồ sơ tối đa 06 tháng trước thời điểm nghỉ hưu. Đối với cán bộ đã nghỉ hưu nộp hồ sơ trước ngày 15 tháng 3 hằng năm.
Điều 31. Số lượng “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”
1. Đối với các Vụ, Cục, đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý: hằng năm, Thống đốc tặng thưởng “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” cho đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua của từng Khối thi đua. Việc quy định các đơn vị trong từng Khối thi đua thực hiện theo quyết định của Thống đốc. Đối với các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, hằng năm Thống đốc tặng thưởng Cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: hằng năm, Thống đốc tặng Cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua của từng Cụm thi đua. Việc quy định các đơn vị trong từng Cụm thi đua thực hiện theo quyết định của Thống đốc.
3. Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các đơn vị khác trong ngành Ngân hàng: hằng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động và quy mô từng đơn vị, Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo số lượng Cờ thi đua cho từng đơn vị.
4. Đối với Khối đào tạo: hằng năm, Thống đốc tặng Cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua.
5. Tập thể thuộc đối tượng tặng Cờ thi đua gồm: các tập thể lớn quy định tại Điều 3 Thông tư này; Vụ, Cục, Văn phòng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Chi nhánh, công ty con thuộc các tổ chức tín dụng; Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; phân viện thuộc Khối đào tạo.
Chương VI
QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
 Mục 1
QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 32. Quỹ thi đua, khen thưởng
Nguồn, mức trích và việc quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng được thực hiện theo quy định tại Điều 65,66,67 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.
Điều 33. Nguyên tắc tính tiền thưởng và trách nhiệm chi thưởng
1. Nguyên tắc tính tiền thưởng: Thực hiện theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm chi thưởng
a) Tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng:
i) Đối với tập thể, cá nhân thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ các đơn vị sự nghiệp) do Ngân hàng Nhà nước chi tiền thưởng;
ii) Đối với tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp, Cơ quan thường trực các Hiệp hội và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý thì đơn vị có tập thể, cá nhân được khen thưởng có trách nhiệm chi tiền thưởng;
b) Tập thể, cá nhân được Thống đốc khen thưởng:
i) Đối với tập thể, cá nhân thuộc Ngân hàng Nhà nước (trừ các đơn vị sự nghiệp) và tập thể, cá nhân ngoài ngành Ngân hàng, tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng của Ngân hàng Nhà nước;
ii) Đối với tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đơn vị sự nghiệp, Cơ quan thường trực các Hiệp hội và doanh nghiệp dọ Ngân hàng Nhà nước quản lý, tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng của đơn vị;
c) Tập thể, cá nhân được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố khen thưởng: tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trừ tập thể, cá nhân thuộc tổ chức tín dụng);
d) Tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp, Cơ quan thường trực các Hiệp hội và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý được Thủ trưởng đơn vị khen thưởng thì tiền thưởng được trích từ quỹ khen thưởng của đơn vị.
3. Mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định từ Điều 69 đến Điều 74 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.
Mục 2
QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN
Điều 34. Quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng
1. Quyền lợi của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng.
a) Được tham gia các phong trào thi đua do Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động;
b) Được đề nghị xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật;
c) Được quyền góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân có đủ thành tích và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và ngược lại;
d) Hằng năm, cá nhân được khen thưởng sẽ được xem xét nâng lương trước hạn, ưu tiên cử đi học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tham quan, khảo sát ở trong nước và nước ngoài; quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ.
2. Nghĩa vụ của tập thể, cá nhân trong thi đua, khen thưởng.
a) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng;
b) Tập thể, cá nhân được khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản các hiện vật khen thưởng, không được cho người khác mượn để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
c) Từ chối nhận danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng không xứng đáng với thành tích và không đúng tiêu chuẩn, thủ tục do pháp luật quy định;
d) Có trách nhiệm phát hiện cá nhân có thành tích đột xuất, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến để đề xuất khen thưởng kịp thời hoặc tố giác, tố cáo những tập thể, cá nhân có hành vi gian dối, vi phạm các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Mục 3
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 35. Tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến
1. Vụ Thi đua - Khen thưởng tham mưu cho Thống đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua trên phạm vi toàn Ngành.
2. Các đơn vị trong ngành Ngân hàng xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng.
Điều 36. Đào tạo, bồi dưỡng
Vụ Thi đua - Khen thưởng xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của các tập thể lớn quy định tại Điều 3 Thông tư này. Các tập thể lớn xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn công tác thi đua, khen thưởng cho các tập thể cơ sở và tập thể nhỏ trực thuộc tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể.
Điều 37. Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng
1. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị trong toàn Ngành.
2. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi đơn vị do mình quản lý.
Chương VII
HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG VÀ HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÁC CẤP
Điều 38. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến các cấp trong ngành Ngân hàng
1. Ngân hàng Nhà nước thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng và Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng.
2. Các đơn vị thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng sáng kiến của đơn vị.
Điều 39. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng
1. Chủ tịch: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Phó Chủ tịch thứ nhất: Phó Thống đốc phụ trách công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng.
3. Phó Chủ tịch Thường trực: Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng.
4. Các Ủy viên: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng.
5. Thư ký: Chuyên viên Vụ Thi đua - Khen thưởng.
Điều 40. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Chủ tịch: Thủ trưởng đơn vị.
2. Phó chủ tịch: Phó Thủ trưởng đơn vị.
3. Các Ủy viên: Đại diện Đảng ủy (Chi ủy), Chủ tịch Công đoàn và các Ủy viên khác là cán bộ chủ chốt của đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quyết định trên nguyên tắc tổng số thành viên Hội đồng (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên) không vượt quá 09 người. Đối với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, tổng số thành viên Hội đồng không quá 13 người và Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc.
4. Thư ký: Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 41. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý
1. Chủ tịch: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên. Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Chủ tịch Hội đồng là Tổng giám đốc, đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Tổng giám đốc (Giám đốc).
2. Phó chủ tịch: Tổng giám đốc (Giám đốc). Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc).
3. Các Ủy viên: Đại diện Đảng ủy (Chi ủy), Chủ tịch Công đoàn và các Ủy viên khác là cán bộ chủ chốt của đơn vị, do Thủ trưởng đơn vị quyết định. Tổng số thành viên Hội đồng không quá 13 người.
4. Thư ký: Phó Trưởng phòng (ban) Thi đua - Khen thưởng hoặc chuyên viên làm công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 42. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Cơ quan thường trực các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý
1. Chủ tịch: Tổng Thư ký.
2. Phó Chủ tịch: Chủ tịch Công đoàn.
3. Các Ủy viên khác do thủ trưởng đơn vị quyết định. Tổng số thành viên Hội đồng không quá 09 người.
3. Thư ký: Cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 43. Thành phần Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng
1. Chủ tịch: Phó Thống đốc phụ trách công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng.
2. Phó Chủ tịch Thường trực: Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng.
3. Các Ủy viên và Thư ký do Vụ Thi đua - Khen thưởng đề xuất trình Thống đốc quyết định.
Điều 44. Thành phần Hội đồng sáng kiến của đơn vị
1. Chủ tịch: Thủ trưởng đơn vị.
2. Phó Chủ tịch: Phó Thủ trưởng đơn vị.
3. Các Ủy viên và Thư ký do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Điều 45. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng sáng kiến
1. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng sáng kiến ngành Ngân hàng thực hiện theo quy chế làm việc do Thống đốc quy định.
2. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và Hội đồng sáng kiến của đơn vị thực hiện theo quy chế làm việc do Thủ trưởng đơn vị quy định.
Chương VIII
QUẢN LÝ HỒ SƠ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
VÀ THÔNG BÁO KẾT QUẢ KHEN THƯỞNG
Điều 46. Quản lý hồ sơ
1. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền Thống đốc trở lên.
2. Các đơn vị có trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng theo quy định.
Điều 47. Thông báo kết quả khen thưởng
Hằng năm, Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm thông báo kết quả xét khen thưởng cho các đơn vị trình khen thưởng.
Chương IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 48. Báo cáo công tác thi đua, khen thưởng
1. Kết thúc năm hoạt động, các đơn vị tổng kết, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và gửi báo cáo bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) trước ngày 15 tháng 02 năm sau. Đối với Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, gửi báo cáo tổng kết trước 15 tháng 8 hằng năm. Đề cương báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng theo mẫu số 29 kèm theo Thông tư này.
2. Khi phát động thi đua, đơn vị có trách nhiệm gửi phát động thi đua và sau mỗi phong trào thi đua, các đơn vị có trách nhiệm gửi báo cáo tổng kết về Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) để theo dõi và làm căn cứ xét khen thưởng.
3. Tổ chức tài chính vi mô gửi phát động thi đua và báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn để theo dõi và tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng).
Điều 49. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Vụ Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm đề xuất Thống đốc quyết định:
a) Tỷ lệ nợ xấu tối đa để xem xét khen thưởng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân là Người quản lý, Người điều hành tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Số lượng Cờ thi đua cụ thể cho từng Khối, Cụm thi đua và các đơn vị;
c) Tỷ lệ khen thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho các đơn vị.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ công tác xét khen thưởng theo mẫu số 22 kèm theo Thông tư này đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân là Người quản lý, Người điều hành tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thống đốc và khen thưởng cấp Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm cung cấp thông tin phục vụ công tác xét khen thưởng theo mẫu số 22 kèm theo Thông tư này đối với tập thể chi nhánh tổ chức tín dụng và cá nhân là Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh tổ chức tín dụng đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền của Thống đốc và khen thưởng cấp Nhà nước.
4. Các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông thi phục vụ công tác xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thuộc Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Khối đào tạo, Cơ quan thường trực các Hiệp hội và các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
5. Vụ Truyền thông có trách nhiệm đăng tải thông tin công khai trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước đối với các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng Huân chương các loại, các hạng, danh hiệu vinh dự Nhà nước, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
6. Vụ Tài chính - Kế toán có trách nhiệm phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng trong việc hướng dẫn sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng, chi tiền thưởng theo quy định và tổng hợp số liệu thu, chi gửi Vụ Thi đua - Khen thưởng trước ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hằng năm.
7. Thủ trưởng các đơn vị tại Điểm a các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3 Thông tư này có trách nhiệm hướng dẫn các quy định về công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của đơn vị.
Điều 50. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2019 và thay thế Thông tư số 08/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng.
Điều 51. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý, Tổng Thư ký các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 51;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Ban Thi đua-Khen thưởng TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu VP, PC, TĐKT (06 bản).

KT. THỐNG ĐỐC

PHÓ THỐNG ĐỐC

 

 

Nguyễn Kim Anh

PHỤ LỤC

Một số mẫu văn bản áp dụng trong hồ sơ, thủ tục khen thưởng

 

Mẫu số 01

Đăng ký thi đua

Mẫu số 02

Tờ trình đề nghị khen thưởng

Mẫu số 03

Tờ trình đề nghị tặng Kỷ niệm chương

Mẫu số 04

Bảng kê khai quá trình công tác của cá nhân đề nghị xét tặng KNC

Mẫu số 05

Danh sách kê khai đề nghị xét tặng KNC của đơn vị

Mẫu số 06

Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân ngoài Ngành

Mẫu số 07

Đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến

Mẫu số 08

Tóm tắt sáng kiến

Mẫu số 09

Đề nghị công nhận sáng kiến (áp dụng cho cá nhân đề nghị)

Mẫu số 10

Quyết định công nhận sáng kiến

Mẫu số 11

Hướng dẫn chung về phương pháp lập Báo cáo thành tích và Báo cáo tóm tắt

thành tích

Mẫu số 12

Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được (áp dụng đối với tập thể)

Mẫu số 13

Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được (áp dụng đối với cá nhân)

Mẫu số 14

Báo cáo tóm tắt thành tích áp dụng đối với cá nhân (đề nghị Thống đốc khen thưởng)

Mầu số 14a

Báo cáo tóm tắt thành tích áp dụng đối với trường hợp đề nghị khen thưởng tại Điểm d Khoản 1 Điều 18 Thông tư

Mẫu số 15

Báo cáo tóm tắt thành tích áp dụng đối với tập thể (đề nghị Thống đốc khen thưởng)

Mẫu số 16

Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng (hoặc truy tặng) Huân chương, cho cán bộ có quá trình cống hiến trong các tổ chức, cơ quan, đoàn thể.

Mẫu số 17

Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng cho cá nhân

Mẫu số 18

Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể

Mẫu số 19

Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng đột xuất (cho tập thể, cá nhân)

Mẫu số 20

Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân)

Mẫu số 21

Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng ngoài Ngành (cho tập thể, cá nhân)

Mẫu số 22

Công văn đề nghị cung cấp thông tin phục vụ xét khen thưởng

Mẫu số 23

Quyết định tặng Giấy khen thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị

Mẫu số 24

Quyết định công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị

Mẫu số 25

Quyết định công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị

Mẫu số 26

Quyết định công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Trụ sở chính NHNN được Thống đốc ủy quyền

Mẫu số 27

Bằng chứng nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

Mẫu số 28

Bằng chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”

Mẫu số 29

Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng

Mẫu số 01: Đăng ký thi đua

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

------------

Số:………

V/v Đăng ký danh hiệu thi đua năm....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Tỉnh (thành phố), ngày… tháng....năm....

 

 

 

Đăng ký thi đua năm…..

Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(Qua Vụ Thi đua - Khen thưởng)

 

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng và Thông tư số...................................... ngày.......... của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng, (Tên đơn vị)...đăng ký các danh hiệu thi đua cho tập thể, cá nhân trong năm.......................................................................................... như sau:

I. Tập thể:

1. Tập thể Lao động xuất sắc cho............................ tập thể

2. Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước cho................................ tập thể

3. Cờ thi đua của Chính phủ cho...tập thể

II. Cá nhân:

1. Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng cho ….cá nhân

2. Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho............................. cá nhân

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- …………;

- Lưu: VT, …

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- Đối với danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” đã được Thống đốc ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị quyết định khen thưởng thì không tổng hợp vào tờ trình này mà lưu tại đơn vị;

- Đối với danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” các đơn vị tổ chức đăng ký thi đua cho tập thể, cá nhân của đơn vị và lưu theo đúng quy định.

Mẫu số 02: Tờ trình đề nghị khen thưởng

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

------------

Số:………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Tỉnh (thành phố), ngày… tháng....năm....

 

 

TỜ TRÌNH

V/v Đề nghị khen thưởng

Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(Qua Vụ Thi đua - Khen thưởng)

 

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số...................... ngày........ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng và Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (của đơn vị), (Thủ trưởng đơn vị)... trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét khen thưởng (hoặc trình khen thưởng) cho các tập thể, cá nhân sau (danh sách đính kèm).

I. Đề nghị Thống đốc khen thưởng:

…………………………………………………………………………………….

II. Đề nghị Thống đốc trình khen thưởng:

…………………………………………………………………………………….

(Thủ trưởng đơn vị) kính trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, khen thưởng (hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng)./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT, …

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú: Tờ trình dùng chung cho các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Riêng danh sách đính kèm (file excel) các đơn vị tải trên trang dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước. Mỗi một danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng làm một file excel riêng tương ứng với yêu cầu của từng dịch vụ công.

Mẫu số 03: Tờ trình đề nghị tặng Kỷ niệm chương

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

------------

Số:………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Tỉnh (thành phố), ngày… tháng....năm....

 

 

TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương
“Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam”

------------------

Kính trình: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(qua Vụ Thi đua - Khen thưởng)

 

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số....ngày....của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng, .... (tên đơn vị) kính trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam” cho cán bộ (hồ sơ đề nghị đính kèm), cụ thể:

1. Cán bộ đang làm việc.......................... người.

2. Cán bộ đã nghỉ hưu, nghỉ chế độ......................... người (nếu có).

3. Cán bộ đã chuyển công tác sang ngành khác................................ người (nếu có).

Các trường hợp trên đơn vị đã kiểm tra đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn theo quy định.

Kính trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, khen thưởng./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

 

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú: Đối với việc xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân ngoài ngành Ngân hàng làm tờ trình riêng theo mẫu này.

Mẫu số 04. Bảng kê khai quá trình công tác của cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

BẢNG KÊ KHAI QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG

KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM”

 

Họ và tên:............................ Nam, nữ..................... Bí danh (nếu có)............................

Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................................................

Quê quán (quốc tịch):....................................................................................................

Chỗ ở hiện tại:..............................................................................................................

Chức vụ, đơn vị công tác hiện tại:..................................................................................

Từ tháng năm

Đến tháng năm

Đơn vị công tác

Thời gian làm công tác Ngân hàng

Thời gian quy đổi (nếu có)

Cộng thời gian để xét khen thưởng

Ghi chú (các vấn đề khác hoặc kỷ luật nếu có)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

............., ngày…. tháng…. năm …….

Người kê khai

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Ghi chú:

- Trường hợp người đề nghị khen thưởng Kỷ niệm chương đã mất thì đơn vị quản lý lập bảng kê khai quá trình công tác cho cá nhân.

- Đối với cá nhân thuộc Quỹ tín dụng nhân dân cần có thêm xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

Mẫu số 05: Danh sách kê khai đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương của đơn vị

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Tỉnh (thành phố), ngày… tháng....năm....

 

 

DANH SÁCH KÊ KHAI ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM

 

Số

TT

Họ và tên

Giới tính

Năm

sinh

Chức danh, phòng, ban, đơn vị công tác hiện tại

Thời gian công tác

Ghi chú

Nam

Nữ

Thời gian làm công tác ngân

hàng

Thời gian quy đổi (nếu có)

Cộng

Thời gian bị kỷ luật (nếu có)

1

2

3

4

 

5

6

7

8=6+7

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Ghi chú: Đối với cán bộ thuộc Ngân hàng Nhà nước do Vụ Tổ chức cán bộ quản lý hồ sơ thì có thêm xác nhận của Vụ Tổ chức cán bộ

Mẫu số 06: Đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân ngoài ngành

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
“VÌ SỰ NGHIỆP NGÂN HÀNG VIỆT NAM”

 

- Họ và tên:..................................................................... Nam (nữ): ………………….

- Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………….

- Quốc tịch:………………………………………………………………………………………

- Nơi công tác hiện nay:………………………………………………………………………..

- Chức vụ công tác hiện nay:…………………………………………………………………..

- Thành tích đóng góp cho ngành Ngân hàng:………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

 

............., ngày…. tháng…. năm …….

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số 07: Đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

------------

Số:………

V/v Đề nghị công nhận sáng kiến

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Tỉnh (thành phố), ngày… tháng....năm....

 

 

 

Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(Qua Vụ Thi đua - Khen thưởng)

 

Căn cứ Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số... của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng và Biên bản họp Hội đồng sáng kiến........ đề nghị Thống đốc NHNN xét, công nhận:

- Sáng kiến cấp toàn quốc:...(1)..sáng kiến;

- Sáng kiến cấp Ngành:...(2).. .sáng kiến;

(Chi tiết theo danh sách đính kèm)

Kính đề nghị Thống đốc NHNN xét duyệt.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

 

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Ghi chú: (1) và (2) số lượng sáng kiến đề nghị xét duyệt.

Mẫu số 08: Tóm tắt sáng kiến

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ …….

------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Tỉnh (thành phố), ngày… tháng....năm....

 

 

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

 

TT

Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác

Tên sáng kiến

Nội dung, hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

 

 

 

7

 

 

 

 

 

Người lập bảng

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu số 09: Đề nghị công nhận sáng kiến

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 

Kính gửi:................. .(1)…………………………………………………………………….

Tên tôi là: ………………….(2)……………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………….

Trình độ chuyên môn:…………………………………………………………………………

Chức vụ (nếu có):…………………………………………………………………………….

Đơn vị công tác:………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………….

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: (3)

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Phòng,

(ban), đơn vị

công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ % đóng góp vào sáng kiến

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi (chúng tôi) đề nghị..(1) .. xem xét, đánh giá và công nhận sáng kiến sau:

Tên sáng kiến

Nội dung sáng kiến (4)

Hiệu quả của sáng kiến

(5)

Phạm vi ảnh hưởng

(6)

 

 

 

 

 

 

 

............., ngày…. tháng…. năm …….

Người đề nghị (người đại diện)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Ghi chú:

- (1) Thủ trưởng đơn vị.

- (2) Áp dụng đối với cá nhân.

- (3) Áp dụng đối với nhóm tác giả (tối đa 05 đồng tác giả).

- (4) Tóm tắt những nội dung chính của sáng kiến, trong đó thể hiện được tính mới, sáng tạo;

- (5) Tóm tắt ngắn gọn hiệu quả, lợi ích của sáng kiến khi được áp dụng vào thực tiễn, có số liệu minh chứng cụ thể (nếu có);

- (6) Phạm vi ảnh hưởng cấp cơ sở, ngành hoặc toàn quốc.

Mẫu số 10: Quyết định công nhận sáng kiến

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ …….

------------

Số:…………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Tỉnh (thành phố), ngày… tháng....năm....

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH
Công nhận sáng kiến

------------------

………..(1)…………..

 

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số.................... của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng;

Căn cứ Quy chế .... của..................... về việc xét, đánh giá hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến;

Căn cứ biên bản họp Hội đồng sáng kiến............................

Xét đề nghị của Hội đồng sáng kiến..........................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Công nhận sáng kiến, hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng cấp...(2)…..năm...cho..(3)..sáng kiến (danh sách đính kèm)

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Thành viên Hội đồng sáng kiến...., thủ trưởng các đơn vị có liên quan và tác giả (đồng tác giả) có sáng kiến được công nhận tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 2;

- Lưu: ….

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Đóng dấu, ký ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Thủ trưởng đơn vị

(2) Cấp cơ sở, cấp Ngành hoặc cấp toàn quốc.

(3) Số lượng sáng kiến được công nhận

Mẫu số 11: Hướng dẫn chung về phương pháp lập Báo cáo thành tích và Báo cáo tóm tắt thành tích.

1. Quy định chung:

a. Đối với mỗi danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải có Báo cáo thành tích chi tiết và Báo cáo tóm tắt thành tích. Các mẫu Báo cáo tại các phụ lục của Thông tư chỉ mang tính đề cương, tổng hợp chung cho cả các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

b. Đối với đề nghị danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước thực hiện theo mẫu biểu quy định.

2. Quy định về Báo cáo thành tích chi tiết:

a. Khi viết Báo cáo, cần căn cứ vào nội dung công việc đã làm được theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng tập thể, cá nhân để làm rõ các thành tích đã đạt được phù hợp với tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

b. Mỗi tập thể, cá nhân có thành tích với nội dung và mức độ khác nhau. Vì vậy, Báo cáo thành tích không được sao chép giống nhau, mà phải do từng tập thể hoặc cá nhân được đề nghị khen thưởng trực tiếp xây dựng Báo cáo.

c. Đối với đề nghị khen thưởng đột xuất, Báo cáo thành tích cần tập trung phân tích thành tích có tính đặc thù, đột xuất trong công tác (thành tích đột xuất là thành tích lập được trong hoàn cảnh không được dự báo trước, diễn ra ngoài dự kiến kế hoạch công việc bình thường mà tập thể, cá nhân phải đảm nhận). Đối với đề nghị khen thưởng theo chuyên đề, báo cáo đánh giá kết quả cụ thể, mô tả làm nổi bật thành tích xuất sắc đã đạt được sau khi kết thúc đợt thi đua.

d. Đối với Báo cáo thành tích cá nhân thì người viết báo cáo ký tên; đối với Báo cáo thành tích của tập thể thì Lãnh đạo của tập thể đơn vị ký tên. Báo cáo thành tích của cá nhân và Báo cáo thành tích của tập thể phải có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trình (ký tên, đóng dấu).

đ. Báo cáo thành tích của tập thể cần nêu rõ kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; công tác xây dựng đảng, đoàn thể và kết quả hoạt động, xếp loại; hoạt động xã hội, từ thiện, an sinh xã hội, đóng góp NSNN, thực hiện chính sách bảo hiểm cho người lao động, thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính.

e. Báo cáo thành tích của cá nhân cần nêu rõ thành tích, hiệu quả đã lập được trong thực hiện nhiệm vụ được giao; giải pháp công tác, đổi mới quản lý, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện công tác kê khai tài sản đối với đối tượng phải kê khai; công tác bồi dưỡng, học tập; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng đảng, đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, đóng góp NSNN, thực hiện chính sách bảo hiểm cho người lao động, cải cách thủ tục hành chính.

f. Đối với Báo cáo thành tích đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, tại phần cuối của Báo cáo cần dành khoảng trống để Ngân hàng Nhà nước xác nhận.

g. Báo cáo thành tích được đánh máy theo quy định của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

2. Quy định về Báo cáo tóm tắt thành tích:

Đơn vị trình khen thưởng có trách nhiệm xây dựng Báo cáo tóm tắt thành tích của các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.

+ Báo cáo tóm tắt thành tích cần ngắn gọn, đảm bảo chính xác, trung thực với Báo cáo thành tích chi tiết, bao gồm các thành tích chính, hiệu quả đã đạt được theo các nội dung tại Báo cáo thành tích chi tiết và được Thủ trưởng đơn vị ký tên và đóng dấu.

+ Phần tóm tắt thành tích của mỗi tập thể, cá nhân được đánh máy theo quy định của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

4. Quy định về thống kê các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được (trong Báo cáo thành tích chi tiết và Báo cáo tóm tắt thành tích):

Việc thống kê các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được là rất cần thiết để chứng minh đủ điều kiện và tiêu chuẩn xét khen thưởng theo quy định.

a. Trước hết phải nêu thành tích cao nhất đã đạt được. Tiếp theo, kê khai những danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng về công tác chuyên môn hàng năm trong khoảng thời gian tương ứng với quy định của Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng của Ngân hàng Nhà nước cho mỗi danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Ngoài ra, cần kê khai ngắn gọn các hình thức khen thưởng đột xuất, chuyên đề các mặt công tác khác và khen thưởng của các tổ chức Đảng, đoàn thể, Bộ, ngành, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.

b. Khi thống kê phải nêu rõ thời gian được khen thưởng (năm....hoặc từ năm....đến năm....), tên danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng; số quyết định; ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định khen thưởng và nội dung khen thưởng.

c. Thời gian thống kê thành tích tương ứng với danh hiệu thi đua, hình thức đề nghị khen thưởng. Ví dụ:

- Đề nghị “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ” (01 năm) .

- Đề nghị “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” phải thống kê các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được của 3 năm liên tục liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng.

- Đề nghị “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải thống kê các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được của 7 năm liên tục liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng.

Ngoài ra, trong thời gian đề nghị khen thưởng cần thống kê các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chuyên đề hoặc đột xuất đã đạt được và sáng kiến đã được công nhận (nếu có).

Mẫu số 12: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được (áp dụng đối với tập thể) (1)

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

                                                                        

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG ...(2)...

--------------

Tên tập thể đề nghị

(Ghi đầy đủ bằng chữ thường, không viết tắt)

 

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm, tình hình

- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax, địa chỉ trang tin điện tử.

- Quá trình thành lập và phát triển.

- Tóm tắt cơ cấu tổ chức: số phòng, ban, đơn vị trực thuộc; tổng số cán bộ; trình độ cán bộ; các tổ chức Đảng, đoàn thể; số Tổ chức tín dụng/ chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn (đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố); tổng số vốn cố định, lưu động, nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng) (đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh).

- Cơ sở vật chất (tùy thực tiễn của đơn vị để báo cáo).

2. Chức năng, nhiệm vụ được giao

Nêu rõ chức năng, nhiệm vụ cơ bản được giao theo Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.

3. Thuận lợi, khó khăn

Nêu những thuận lợi, khó khăn (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương và các yếu tố khác nếu có) tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (3)

Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); giải pháp công tác, việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. Có số liệu về từng lĩnh vực công tác (nếu có) để so sánh với các năm trước hoặc so với lần khen thưởng trước đây để chứng minh đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) (4), cụ thể như sau:

a. Đối với tập thể là Vụ, Cục, đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước

- Thời gian, chất lượng và mức độ thực hiện các nhiệm vụ, các đề án, dự án theo chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước;

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trọng phạm vi, thẩm quyền được giao;

- Thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương trong phạm vi thẩm quyền được giao (nếu có);

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, xử lý những vấn đề vướng mắc đối với các tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;

- Chấp hành chế độ thông tin báo cáo;

- Chấp hành Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

b. Đối với tập thể là Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố

- Việc tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Ngành và địa phương về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng trên địa bàn;

- Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn (số lượng thực hiện/kế hoạch thanh tra; kết quả, chất lượng thanh tra ...)

- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý Nhà nước về tiền tệ, ngoại hối và vàng trên địa bàn;

- Công tác tiền tệ và an toàn kho quỹ;

- Chấp hành Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

- Công tác tổ chức, cán bộ;

- Chấp hành chế độ thông tin báo cáo;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;

- Nêu tóm lược tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng/ chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn;

Bảng số 1: Bảng thống kê kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng/ chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn:

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm...

Năm...

Năm...

Đến

31/12

(+), (-)% so năm trước

Đến

31/12

(+),(-)% so năm trước

Đến

31/12

(+), (-)% so năm trước

1. Tổng nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay

 

 

 

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%)

 

 

 

 

 

 

 

Bảng số 2: Bảng so sánh kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng/ chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (4)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (từ năm ... đến năm ...)

Giai đoạn đề nghị khen thưởng (từ năm ... đến năm...)

(+), (-) % so với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó

1. Tổng nguồn vốn (bình quân)

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay (bình quân)

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (bình quân)

 

 

 

c. Đối với tập thể thuộc khối Đào tạo

Nêu cụ thể kết quả thực hiện từng nhiệm vụ so với chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, bao gồm các nội dung sau:

- Công tác đào tạo;

- Hoạt động hợp tác đào tạo trong nước, hợp tác đào tạo quốc tế;

- Công tác giảng dạy;

- Công tác nghiên cứu khoa học;

- Công tác biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy;

- Công tác quản lý sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường;

- Công tác phục vụ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh;

- Thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo;

- Công tác tổ chức, cán bộ.

Bảng số 3: Bảng thống kê, so sánh các tiêu chí theo năm học (số liệu tính đến thời điểm kết thúc năm học):

 

Chỉ tiêu

Năm học ...

Năm học ...

Số lượng

Tỷ lệ %

(+), (-)

% so năm trước

Số lượng

Tỷ lệ %

(+), (-)

% so năm trước

1. Tổng số sinh viên, trong đó:

 

 

 

 

 

 

a. Đã tốt nghiệp:

 

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Xuất sắc

 

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Giỏi

 

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Khá

 

 

 

 

 

 

..............

 

 

 

 

 

 

b. Chưa tốt nghiệp:

 

 

 

 

 

 

2. Tổng số sáng kiến, đề tài NCKH đã được nghiệm thu:

 

 

 

 

 

 

 

Bảng số 4: Bảng so sánh các tiêu chí giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (4)

 

Chỉ tiêu

Giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (từ năm ... đến năm ...)

Giai đoạn đề nghị khen thưởng (từ năm ... đến năm...)

(+), (-) % so với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

 

1. Tổng số sinh viên, trong đó:

 

 

 

 

 

a. Đã tốt nghiệp:

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Xuẩt sắc

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Giỏi

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Khá

 

 

 

 

 

..............

 

 

 

 

 

b. Chưa tốt nghiệp:

 

 

 

 

 

2. Tổng số sáng kiến, đề tài NCKH đã được nghiệm thu:

 

 

 

 

 

 

d. Đối với tập thể là doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý

- Báo cáo kết quả, chất lượng, mức độ hoàn thành từng chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, thể hiện sự tăng trưởng so với chỉ tiêu, kế hoạch hoặc mục tiêu chiến lược của đơn vị (có số liệu so sánh giữa các năm trong từng nội dung báo cáo).

- Việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Bảng số 5: Bảng kết quả hoạt động của đơn vị:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm ...

Năm...

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

1. Tổng tài sản

 

 

 

 

2. Tổng doanh thu

 

 

 

 

3. Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

 

4. Tỷ suất lợi nhuận

 

 

 

 

5. Các khoản thuế đã nộp

 

 

 

 

6. Thu nhập bình quân/lao động (triệu đồng/người)

 

 

 

 

 

Bảng số 6: Bảng so sánh kết quả hoạt động của đơn vị giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (4)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (từ năm ... đến năm ...)

Giai đoạn đề nghị

khen thưởng

(từ năm ... đến

năm...)

(+), (-) % so với giai đoạn

đã được khen thưởng liền kề trước đó

1. Tổng tài sản (bình quân)

 

 

 

2. Tổng doanh thu (bình quân)

 

 

 

3. Lợi nhuận sau thuế (bình quân)

 

 

 

 

đ. Đối với tập thể là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Cơ quan thường trực các Hiệp hội do Ngân hàng Nhà nước quản lý; Cơ quan thường trực Đảng, đoàn thể trong ngành Ngân hàng

Báo cáo kết quả, chất lượng, mức độ hoàn thành từng chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị (trong từng nội dung, cần thiết có số liệu để so sánh với các năm trước, so sánh giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề nhằm chứng minh thành tích đạt được).

e. Đối với tập thể là tổ chức tín dụng/ Chi nhánh tổ chức tín dụng

Báo cáo nêu bật thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh so với các năm trước (theo mẫu bảng biểu); so với lần khen thưởng trước; so với các đơn vị trên địa bàn, cụ thể:

- Phân tích, đánh giá kết quả công tác tín dụng, công tác huy động vốn, công tác kế toán, công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra kiểm soát, hoạt động thanh toán,...(số liệu so sánh nếu có).

- Nêu thành tích trong việc thực hiện các kế hoạch, chương trình hoặc các chính sách nhằm phục vụ, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Số cán bộ/tổng số cán bộ của đơn vị thực hiện vượt mức chỉ tiêu đã đề ra (đảm bảo chỉ tiêu khoán cho vay và huy động vốn, công tác ngân quỹ, công tác kế toán, giao dịch, ...).

Bảng số 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị (số năm báo cáo tương ứng với hình thức đề nghị khen thưởng)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm...

Năm...

Năm...

Đến

31/12

(+), (-)

% so năm trước

Đến

31/12

(+), (-)

% so năm trước

Đến

31/12

(+), (-)

% so năm trước

1. Tổng nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay

 

 

 

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

4. Chênh lệch thu, chi

 

 

-

 

 

 

5. Lợi nhuận sau thuế (nếu có)

 

 

 

 

 

 

6. Tỷ lệ thu từ dịch vụ/Tổng thu

nhập

 

 

 

 

 

 

7. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

(nếu có)

 

 

 

 

 

 

8. Các khoản thuế đã nộp

 

 

 

 

 

 

9. Bảo hiểm xã hội đã nộp

 

 

 

 

 

 

 

Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảng kết quả hoạt động của đơn vị (số năm báo cáo tương ứng với hình thức đề nghị khen thưởng) như sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng, hộ, người, %

Chỉ tiêu

Năm...

Năm...

Năm...

Đến

31/12

(+), (-)

% so năm trước

Đến

31/12

(+), (-)

% so năm trước

Đến

31/12

(+), (-)

% so năm trước

1. Tổng nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay

 

 

 

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

4. Số hộ dư nợ

 

 

 

 

 

 

5. Số hộ vay vốn thoát nghèo

 

 

 

 

 

 

6. Số Lao động thu hút

 

 

 

 

 

 

 

Bảng số 8: So sánh giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn liền kề trước đó (4)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Giai đoạn liền kề trước đó (từ năm....đến năm....)

Giai đoạn đề nghị khen thưởng (từ năm .... đến năm....)

% tăng, giảm so với giai đoạn trước

1. Tổng nguồn vốn (bình quân)

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay (bình quân)

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (bình

quân)

 

 

 

4. Chênh lệch thu, chi (bình quân)

 

 

 

5. Lợi nhuận sau thuế (bình quân)

(nếu có)

 

 

 

6. Tỷ lệ thu từ dịch vụ/Tổng thu

nhập (bình quân)

 

 

 

7. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (bình

quân) (nếu có)

 

 

 

 

Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảng so sánh giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn liền kề trước đó như sau (4)

Đơn vị tính: tỷ đồng, hộ, người, %

Chỉ tiêu

Giai đoạn liền kề trước đó (từ năm....đến năm....)

Giai đoạn đề nghị khen thưởng

(từ năm .... đến năm....)

% tăng, giảm so với giai đoạn trước

1. Tổng nguồn vốn (bình quân)

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay (bình quân)

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dự nợ (bình quân)

-

 

 

4. Số hộ còn dư nợ (bình quân)

 

 

 

5. Số hộ thoát nghèo (bình quân)

 

 

 

6. Số lao động thu hút (bình quân)

 

 

 

 

f. Đối với tập thể là phòng/ban, trung tâm, trường đào tạo, doanh nghiệp thuộc TCTD; phòng/ban thuộc Chi nhánh TCTD

Báo cáo nêu bật thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện các kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể về chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước; so với lần khen thưởng trước; đã đạt hình thức khen thưởng gì trong giai đoạn thành tích đề nghị khen thưởng (số liệu chứng minh cụ thể).

- Công tác tham mưu của các phòng, ban về các chỉ tiêu, kế hoạch, phương án trong hoạt động của đơn vị (về công tác tín dụng, huy động vốn, kế toán, tổ chức cán bộ, kiểm tra kiểm soát, hoạt động thanh toán, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ...) (số liệu so sánh nếu có).

- Số cán bộ/tổng số cán bộ của đơn vị thực hiện vượt mức chỉ tiêu đã đề ra (đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, công tác ngân quỹ, công tác kế toán, giao dịch, ...).

2. Công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, giải pháp công tác

- Nêu tổng số sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học của đơn vị có phạm vi ảnh hưởng theo từng cấp (cấp cơ sở, cấp Ngành, cấp toàn quốc) đã được nghiệm thu trong khoảng thời gian đề nghị khen thưởng; tóm lược chung hiệu quả, giá trị làm lợi của các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

- Nêu tên, nội dung, hiệu quả của một số sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với đơn vị, Ngành, địa phương và cả nước.

3. Tổ chức phong trào thi đua

- Công tác triển khai, hưởng ứng và thực hiện các phong trào thi đua tại đơn vị do các cấp phát động: nêu tổng số phong trào thi đua và tên cụ thể một số phong trào thi đua tiêu biểu đã được đơn vị phát động và hưởng ứng trong thời gian đề nghị khen thưởng; việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; tác động của các phong trào thi đua trên đối với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và thành tích đạt được của đơn vị.

- Công tác xây dựng, nhân điển hình tiên tiến qua các phong trào thi đua và việc tổ chức biểu dương, khen thưởng; nêu tên một số gương điển hình tiên tiến (tên tập thể, cá nhân) được xây dựng, phát hiện qua các phong trào thi đua của đơn vị và thành tích đạt được tương ứng với từng điển hình tiên tiến đó.

- Nhân tố mới, mô hình mới (áp dụng đối với đề nghị Cờ thi đua): Nêu bật những cách làm hay, những giải pháp đổi mới, sáng tạo trong công tác, những mô hình mới tiêu biểu của đơn vị (bao gồm đổi mới công tác quản lý, công nghệ, kỹ thuật, phương thức dịch vụ; cải cách hành chính; mở rộng mạng lưới hoạt động...), góp phần đem lại hiệu quả cao hoặc giá trị làm lợi trong công việc chung của toàn đơn vị, là điển hình để các đơn vị khác học tập.

4. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Thực hiện công tác phòng chống tham nhũng tại đơn vị.

5. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể

- Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức Đảng, đoàn thể trong thời gian đề nghị khen thưởng (kèm theo giấy chứng nhận hoặc quyết định công nhận);

- Việc chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên (thực hiện các chế độ bảo hiểm, y tế, khám sức khỏe định kỳ...);

- Hoạt động an sinh xã hội, từ thiện: nêu các chương trình từ thiện, các hoạt động an sinh xã hội mà đơn vị đã tổ chức, tham gia đóng góp, ủng hộ trong thời gian đề nghị khen thưởng, trong đó nêu cụ thể số tiền đã đóng góp cho từng chương trình, hoạt động và kết quả khen thưởng (nếu có).

6. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm

- Nêu những nguyên nhân đạt được thành tích trên.

- Tác động của việc tổ chức tốt các phong trào thi đua và công tác khen thưởng đến thành tích đạt được của đơn vị.

- Nêu bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đạt được các thành tích cao hơn trong những năm tiếp theo.

III. DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1. Danh hiệu thi đua

 

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định tặng danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng

 

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TRÌNH

Nhận xét, xác nhận

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ký, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

- (1) Báo cáo thành tích 01 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng đối với danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”; 02 năm đối với “Bằng khen của Thống đốc”; 05 năm trở lên đối với “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và “Huân chương Lao động” các hạng; 10 năm trở lên đối với “Huân chương Độc lập” các hạng và “Huân chương Hồ Chí Minh”; 25 năm trở lên đối với “Huân chương Sao vàng”.

- (2) Ghi rõ danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

- (3) Đối với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý thuộc đối tượng kiểm toán phải có báo cáo kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán có thẩm quyền trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng. Đối với đơn vị không thuộc đối tượng kiểm toán, trong báo cáo thành tích phải nêu căn cứ không thuộc đối tượng kiểm toán.

- (4) So sánh giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó là so sánh giai đoạn 05 năm (áp dụng đối với Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Huân chương Lao động”), 10 năm (áp dụng đối với Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Hồ Chí Minh”), 25 năm (áp dụng đối với Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng “Huân chương Sao vàng”).

- Đối với đề nghị khen thưởng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”: Bảng số liệu phải thể hiện được số liệu của năm đề nghị khen thưởng và số liệu của năm liền kề trước đó để có sự so sánh về chất lượng, kết quả hoạt động. Riêng đối với đề nghị khen thưởng “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước” và “Cờ thi đua của Chính phủ”: cần nêu rõ tính tiêu biểu xuất sắc, tính dẫn đầu trong các hoạt động Cụm, Khối thi đua; tính tiêu biểu nhất trong các phong trào thi đua của Ngành.

Mẫu số 13: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được (áp dụng đối với cá nhân) (1)

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG ...(2)...

 

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

- Họ và tên:                                                      Giới tính:

- Ngày, tháng, năm sinh:                                  Số CMND/số căn cước công dân:

- Quê quán:

- Trú quán:

- Đơn vị công tác:

- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể):

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng:

- Quá trình công tác (Nêu tóm tắt quá trình công tác trong khoảng thời gian đề nghị khen thưởng).

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận

Nêu các nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận của cá nhân trong khoảng thời gian đề nghị khen thưởng.

2. Thuận lợi, khó khăn

Nêu thuận lợi, khó khăn của đơn vị, địa phương và bản thân có tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ.

3. Sơ lược thành tích của tập thể (Đối với cá nhân là lãnh đạo cấp phòng trở lên)

Nêu tóm tắt thành tích đạt được qua các năm của tập thể được phân công phụ trách gồm: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng tập thể đã đạt được.

4. Thành tích đạt được của cá nhân

4.1. Thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Báo cáo cụ thể mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao (căn cứ vào kết quả xếp loại công chức, viên chức, người lao động hàng năm); kết quả thực hiện từng chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác của cá nhân trên từng lĩnh vực công tác được phân công; công tác tham mưu của cá nhân tác động đến hoạt động kinh doanh của đơn vị (số liệu chứng minh nếu có). Các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức. Có số liệu để so sánh với các năm trước; so với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó để chứng minh cá nhân liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao (3).

Đối với cá nhân là lãnh đạo các đơn vị, ngoài nội dung báo cáo trên, cần nêu bật thành tích trên các mặt công tác sau:

a. Đối với cá nhân là lãnh đạo các Vụ, Cục, Cơ quan, đơn vị tại trụ sở chính NHNN (Thủ trưởng và cấp phó)

Nêu thành tích trong công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành đơn vị; kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, Ngành; vấn đề đoàn kết nội bộ trong đơn vị.

b. Đối với cá nhân là lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (Giám đốc, Phó giám đốc)

Nêu thành tích trong công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành đơn vị; kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, Ngành, địa phương; vấn đề đoàn kết nội bộ trong đơn vị và có bảng số liệu sau:

Bảng số 1: Bảng thống kê kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng/ chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn:

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm...

Năm...

Năm...

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

1. Tổng nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay

 

 

 

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

 

Bảng số 2: Bảng so sánh kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng/ chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (3)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (từ năm ... đến năm ...)

Giai đoạn đề nghị khen thưởng (từ năm ... đến năm ...)

(+), (-) % so với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó

1. Tổng nguồn vốn (bình quân)

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay (bình

quân)

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (bình quân)

 

 

 

 

c. Đối với cá nhân là lãnh đạo các cơ sở đào tạo (Giám đốc, Phó giám đốc, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng)

Nêu thành tích trong công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành đơn vị; công tác tham mưu cho lãnh đạo bộ, ngành, đơn vị, địa phương; vấn đề đoàn kết nội bộ trong đơn vị và có bảng số liệu sau:

Bảng số 3: Bảng thống kê, so sánh các tiêu chí theo năm học (số liệu tính đến thời điểm kết thúc năm học):

 

Chỉ tiêu

Năm học ...

Năm học ...

Số lượng

Tỷ lệ %

(+), (-)

% so năm trước

Số lượng

Tỷ lệ %

(+), (-)

% so năm trước

1. Tổng số sinh viên, trong đó:

 

 

 

 

 

 

a. Đã tốt nghiệp:

 

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Xuất sắc

 

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Giỏi

 

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Khá

 

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

 

b. Chưa tốt nghiệp:

 

 

 

 

 

 

2. Tổng số sáng kiến, đề tài NCKH

đã được nghiệm thu:

 

 

 

 

 

 

 

Bảng số 4: Bảng so sánh các tiêu chí giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (3)

 

Chỉ tiêu

Giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (từ năm ... đến năm ...)

Giai đoạn đề nghị khen thưởng (từ năm ... đến năm ...)

(+), (-) % so với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

 

1. Tổng số sinh viên, trong đó:

 

 

 

 

 

a. Đã tốt nghiệp:

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Xuất sắc

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Giỏi

 

 

 

 

 

- Tốt nghiệp loại Khá

 

 

 

 

 

..................

 

 

 

 

 

b. Chưa tốt nghiệp:

 

 

 

 

 

2. Tổng số sáng kiến, đề tài NCKH đã được nghiệm thu:

 

 

 

 

 

 

d. Đối với cá nhân là lãnh đạo các doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quản lý (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc)

Cần làm nổi bật thành tích trong công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành đơn vị; công tác tham mưu cho lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, vấn đề đoàn kết nội bộ, việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).

Bảng số 5: Bảng kết quả hoạt động của đơn vị:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm ...

Năm ...

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

1. Tổng tài sản

 

 

 

 

2. Tổng doanh thu

 

 

 

 

3. Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

 

4. Tỷ suất lợi nhuận

 

 

 

 

5. Các khoản thuế đã nộp

 

 

 

 

6. Thu nhập bình quân/lao động (triệu đồng/người)

 

 

 

 

 

Bảng số 6: Bảng so sánh kết quả hoạt động của đơn vị giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (3)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (từ năm ... đến năm ...)

Giai đoạn đề nghị

khen thưởng

(từ năm ... đến

năm ...)

(+), (-) % so với giai đoạn

đã được khen thưởng liền kề trước đó

1. Tổng tài sản (bình quân)

 

 

 

2. Tổng doanh thu (bình quân)

 

 

 

3. Lợi nhuận sau thuế (bình quân)

 

 

 

 

đ. Đối với cá nhân là lãnh đạo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc); Cơ quan thường trực các Hiệp hội do NHNN quản lý (Tổng Thư ký); Cơ quan thường trực Đảng, đoàn thể trong ngành Ngân hàng (Thủ trưởng và cấp phó)

Cần làm nổi bật thành tích trong công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành đơn vị; công tác tham mưu cho lãnh đạo Ngành, vấn đề đoàn kết nội bộ.

e. Đối với cá nhân là Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/ Giám đốc, Phó Tổng giám đốc/Phó giám đốc TCTD

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

- Phân tích tính hiệu quả trong công tác chỉ đạo, quản trị, điều hành của cá nhân tác động đến kết quả hoạt động của Chi nhánh, hệ thống, ngành và địa phương;

- Các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học;

- Đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn hoạt động;

- Công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn; phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên;...

Bảng số 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị (số năm báo cáo tương ứng với hình thức đề nghị khen thưởng)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm...

Năm...

Năm...

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

1. Tổng nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay

 

 

 

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

4. Chênh lệch thu, chi

 

 

 

 

 

 

5. Lợi nhuận sau thuế (nếu có)

 

 

 

 

 

 

6. Tỷ lệ thu từ dịch vụ/Tổng thu nhập

 

 

 

 

 

 

7. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (nếu

có)

 

 

 

 

 

 

8. Các khoản thuế đã nộp

 

 

 

 

 

 

9. Bảo hiểm xã hội đã nộp

 

 

 

 

 

 

Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảng kết quả hoạt động của đơn vị (số năm báo cáo tương ứng với hình thức đề nghị khen thưởng) như sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng, hộ, người, %

Chỉ tiêu

Năm...

Năm...

Năm...

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

Đến

31/12

(+), (-)

% so năm trước

Đến

31/12

(+), (-) % so năm trước

1. Tổng nguồn vốn

 

 

 

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay

 

 

 

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

4. Số hộ dư nợ

 

 

 

 

 

 

5. Số hộ vay vốn thoát nghèo

 

 

 

 

 

 

6. Số Lao động thu hút

 

 

 

 

 

 

 

Bảng số 8: So sánh giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn liền kề trước đó (3)

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Giai đoạn liền kề trước đó (từ năm....đến năm....)

Giai đoạn đề nghị khen thưởng (từ năm .... đến năm....)

% tăng, giảm so với giai đoạn trước

1. Tổng nguồn vốn (bình quân)

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay (bình quân)

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (bình quân)

 

 

 

4. Chênh lệch thu, chi (bình quân)

 

 

 

5. Lợi nhuận sau thuế (bình quân) (nếu có)

 

 

 

6. Tỷ lệ thu từ dịch vụ/Tổng thu nhập (bình quân)

 

 

 

6. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (bình quân) (nếu có)

 

 

 

 

Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảng so sánh giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn liền kề trước đó như sau(3)

Đơn vị tính: tỷ đồng, hộ, người, %

Chỉ tiêu

Giai đoạn liền kề trước đó (từ năm....đến năm....)

Giai đoạn đề nghị khen thưởng

(từ năm .... đến năm....)

% tăng, giảm so với giai đoạn trước

1. Tổng nguồn vốn (bình quân)

 

 

 

2. Tổng dư nợ cho vay (bình quân)

 

 

 

 

3. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (bình quân)

 

 

 

4. Số hộ còn dư nợ (bình quân)

 

 

 

5. Số hộ thoát nghèo (bình quân)

 

 

 

6. Số lao động thu hút (bình quân)

 

 

 

 

4.2. Công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, giải pháp công tác

- Đối với cá nhân là lãnh đạo đơn vị: Nêu tổng số sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học của đơn vị có phạm vi ảnh hưởng theo từng cấp (cấp cơ sở, cấp Ngành, cấp toàn quốc) đã được nghiệm thu trong khoảng thời gian đề nghị khen thưởng; tóm lược chung hiệu quả, giá trị làm lợi của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

- Nêu tên, nội dung, hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu của cá nhân đã được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với đơn vị, Ngành, địa phương và cả nước (số lượng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cần báo cáo tương ứng với danh hiệu thi đua, hình thức đề nghị khen thưởng).

5. Tổ chức phong trào thi đua

5.1. Đối với cá nhân là lãnh đạo

- Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai các phong trào thi đua tại đơn vị do các cấp phát động; nêu tổng số phong trào thi đua và tên cụ thể một số phong trào thi đua tiêu biểu đã được đơn vị phát động và hưởng ứng trong thời gian đề nghị khen thưởng; việc sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; tác động của các phong trào thi đua trên đối với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị và thành tích đạt được của cá nhân.

- Công tác xây dựng, nhân điển hình tiên tiến qua các phong trào thi đua và việc tổ chức biểu dương, khen thưởng; nêu tên một số gương điển hình tiên tiến (tên tập thể, cá nhân) được xây dựng, phát hiện qua các phong trào thi đua của đơn vị và thành tích đạt được tương ứng với từng điển hình tiên tiến đó.

5.2. Đối với các cá nhân khác

Nêu việc tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua tại đơn vị do các cấp phát động; tên cụ thể một số phong trào thi đua tiêu biểu đã tham gia, hưởng ứng, tác động của các phong trào thi đua trên đối với thành tích đạt được của cá nhân.

6. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức

7. Vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể

- Nêu vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng (hoặc tham gia, hưởng ứng các hoạt động) tổ chức Đảng, đoàn thể và kết quả xếp loại, khen thưởng (nếu có) của cá nhân; đối với cá nhân đảm nhận vai trò lãnh đạo tổ chức Đảng, đoàn thể: cần nêu thêm kết quả xếp loại, khen thưởng (nếu có) của tổ chức Đảng, đoàn thể.

- Đối với các cá nhân là lãnh đạo đơn vị hoặc đảm nhận vai trò lãnh đạo tổ chức Công đoàn của đơn vị: nêu việc chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên (tổ chức hoặc tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên học tập nâng cao trình độ; thực hiện các chế độ bảo hiểm, y tế, khám sức khỏe định kỳ...)

- Hoạt động an sinh xã hội, từ thiện: nêu các chương trình từ thiện, các hoạt động an sinh xã hội mà cá nhân đã tổ chức (đối với cá nhân là lãnh đạo đơn vị), tham gia đóng góp, ủng hộ trong thời gian đề nghị khen thưởng, trong đó nêu cụ thể số tiền cá nhân đã đóng góp cho từng chương trình, hoạt động và kết quả khen thưởng (nếu có).

8. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm

- Nêu những nguyên nhân đạt được thành tích trên.

- Ảnh hưởng của các phong trào thi đua đến thành tích đạt được của cá nhân.

- Nêu bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để đạt được các thành tích cao hơn trong những năm tiếp theo.

III. DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1. Danh hiệu thi đua

 

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định tặng danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng

 

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TRÌNH XÁC NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

NGƯỜI BÁO CÁO

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

XÁC NHẬN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ký, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

- (1) Báo cáo thành tích 02 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng đối với đề nghị khen thưởng “Bằng khen của Thống đốc”; 03 năm đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng”; 05 năm trở lên đối với “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và “Huân chương Lao động”; 07 năm đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

- (2) Ghi rõ danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

- (3) So sánh giai đoạn đề nghị khen thưởng với giai đoạn đã được khen thưởng liền kề trước đó (so sánh giai đoạn: 05 năm áp dụng đối với báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và “Huân chương Lao động”; 07 năm đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”).

Mẫu số 14: Báo cáo tóm tắt thành tích áp dụng đối với cá nhân (đề nghị Thống đốc khen thưởng)

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO TÓM TẮT THÀNH TÍCH

(Ghi rõ danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng)

 

STT

Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác, năm sinh, số CMND, mã định danh

Thành tích đạt được (1)

Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được (2)

1

VD: Ông Nguyễn Văn A,

Trưởng phòng Tín dụng, Ngân hàng X

Năm sinh: 1960

Số CMND: 123456789

...

...

2

...

...

...

 

Ghi chú:

- (1): Trên cơ sở Báo cáo thành tích chi tiết của từng cá nhân đề nghị khen thưởng, tóm tắt lại và làm nổi bật những thành tích đã đạt được trong khoảng thời gian đề nghị khen thưởng tương ứng với mỗi danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (02 năm đối với “Bằng khen của Thống đốc” và 03 năm đối với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng”), đồng thời kê khai rõ những nội dung sau:

+ Xếp loại công chức, viên chức, người lao động trong thời gian đề nghị khen thưởng.

+ Tên, hiệu quả sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (trong đó nêu rõ vai trò tham gia, cấp sáng kiến/đề tài, năm nghiệm thu, đạt loại gì; ghi rõ số, ngày tháng năm của quyết định và người có thẩm quyền ra quyết định công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học). Riêng đối với đề nghị khen thưởng “Bằng khen Thống đốc” chỉ lấy sáng kiến để làm căn cứ xét khen thưởng.

- (2): Chỉ kê khai các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được trong khoảng thời gian đề nghị khen thưởng tương ứng, ghi rõ số, ngày tháng năm của quyết định và người có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng.

 

..., ngày....tháng.... năm...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 14a: Báo cáo tóm tắt thành tích áp dụng đối với trường hợp đề nghị khen thưởng tại Điểm d Khoản 1 Điều 18 Thông tư

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO TÓM TẮT THÀNH TÍCH

(Ghi rõ danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng)

 

STT

Họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác, năm sinh, số CMND/CCCD

Thành tích đạt được (1)

1

VD: Ông Nguyễn Văn A, Trưởng phòng Tín dụng, Ngân hàng X

Năm sinh: 1960

Số CMND: 123456789

...

2

...

...

 

Ghi chú:

- (1): Trên cơ sở Báo cáo thành tích chi tiết của từng cá nhân đề nghị khen thưởng, tóm tắt lại và làm nổi bật những thành tích đã đạt cụ thể:

+ Tóm tắt các nhiệm vụ chính đã hoàn thành tốt và thống kê xếp loại công chức, viên chức, người lao động trong thời gian 5 liền kề trước thời điểm nghỉ hưu.

+ Thống kê thời gian công tác trong ngành Ngân hàng từ khi vào Ngành đến thời điểm nghỉ hưu (đủ 25 năm).

+ Tóm tắt sáng kiến và hiệu quả của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia trong quá trình công tác (nếu có).

+ Thống kê các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được trong quá trình công tác (nếu có).

 

..., ngày....tháng.... năm...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 15: Báo cáo tóm tắt thành tích áp dụng đối với tập thể (đề nghị Thống đốc khen thưởng)

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO TÓM TẮT THÀNH TÍCH

(Ghi rõ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng)

 

STT

Tên đơn vị,

Năm thành lập

Thành tích đạt được (1)

Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được (2)

1

VD: Phòng Tín dụng, Chi nhánh A, Ngân hàng X Năm thành lập: 1995

...

...

2

...

...

...

 

Ghi chú:

- (1): Trên cơ sở Báo cáo thành tích chi tiết của tập thể đề nghị khen thưởng, tóm tắt lại các thành tích đã đạt được trong 01 năm đối với đề nghị tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” và “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”, 02 năm đối với đề nghị khen thưởng “Bằng khen của Thống đốc”, hao gồm những nội dung sau:

+ Thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

+ Thành tích trong các lĩnh vực công tác khác

+ Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vấn đề đoàn kết nội bộ tại đơn vị.

+ Nhân tố mới, mô hình mới của tập thể (đối với đề nghị “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”).

+ Kết quả xét khen thưởng tại đơn vị (đối với đề nghị tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”): Số tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”/ tổng số tập thể trực thuộc đơn vị; số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”/ tổng số cá nhân thuộc đơn vị; số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua sở”/ tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”; số cá nhân được đánh giá xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên; số cá nhân được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (nếu có).

+ Xếp loại tổ chức Đảng, đoàn thể trong thời gian đề nghị khen thưởng.

- (2): Chỉ kê khai các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã đạt được trong khoảng thời gian đề nghị khen thưởng tương ứng và ghi rõ số, ngày tháng năm của quyết định, người có thẩm quyền ký quyết định khen thưởng.

 

...,ngày....tháng.... năm...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 16: Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng (hoặc truy tặng) Huân chương cho cán bộ có quá trình cống hiến trong các tổ chức, cơ quan, đoàn thể.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ....tháng....năm...

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) HUÂN CHƯƠNG....(1)

-------------------

 

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

- Họ và tên: (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

Bí danh (2): .......................................Nam, nữ:..................

- Ngày, tháng, năm sinh........... Số CMND/số căn cước công dân (nếu có):...............

- Quê quán (3):.....................

- Nơi thường trú:.................

- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu, từ trần):........

- Chức vụ đề nghị khen thưởng (ghi chức vụ cao nhất đã đảm nhận):...........

- Ngày, tháng, năm tham gia công tác:..............

- Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia các đoàn thể):....

- Năm nghỉ hưu (hoặc từ trần):........

II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng và đánh giá tóm tắt thành tích quá trình công tác (4)

 

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Chức vụ (đảng, chính

quyền, đoàn thể)

Đơn vị công tác

Số năm, tháng giữ chức vụ

Ghi

chú

 

 

 

 

 

 

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG (5)

1. Danh hiệu thi đua:

 

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

 

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

IV. KỶ LUẬT (6)

..............................

 

Xác nhận của thủ trưởng

đơn vị quản lý cán bộ (7)

(Ký, đóng dấu)

 

Người báo cáo (8)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Ngân hàng Nhà nước

(Ký, đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng

- (2): Trường hợp có nhiều bí danh thì ghi ghi bí danh thường dùng.

- (3): Đơn vị hành chính: xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) theo địa danh mới.

- (4): Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng. Đối với trường hợp đã nghỉ hưu (hoặc từ trần) chưa được khen thưởng thì báo cáo quá trình công tác đến khi nghỉ hưu (hoặc từ trần).

- (5): Nêu các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng và nội dung thành tích (ghi rõ số quyết định, ngày tháng, năm ký quyết định).

- (6): Ghi rõ hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên từ khi công tác đến khi đề nghị khen thưởng (nếu có). Nếu không bị kỷ luật cũng phải ghi rõ: không bị kỷ luật.

- (7): Đối với cán bộ đã nghỉ hưu, trước khi xác nhận cần xem xét việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại nơi cư trú.

Đối với cán bộ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý do Ban tổ chức tỉnh ủy hoặc thành ủy xác nhận.

- (8): Đối với cán bộ đã từ trần: Đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu (hoặc từ trần) có trách nhiệm báo cáo, kê khai quá trình công tác (ghi rõ họ, tên, chức vụ người tóm tắt quá trình công tác).

Mẫu số 17: Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng (truy tặng) danh hiệu Anh hùng cho cá nhân (1)

 

TÊN ĐƠN VỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ TẶNG (TRUY TẶNG) DANH HIỆU ANH HÙNG...(2)

-------------------

 

Họ tên, chức vụ và đơn vị công tác của cá nhân đề nghị khen thưởng

(Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

 

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

1. Sơ lược lý lịch:

- Ngày, tháng, năm sinh:.............Giới tính...............số CMND/số căn cước công dân:...............

- Quê quán: (3)...................

- Nơi thường trú:.................

- Chức vụ, đơn vị công tác (hoặc trước khi hy sinh, từ trần):.....................

- Ngày, tháng, năm tham gia công tác:....................

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:......................

- Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia đoàn thể):...............

- Ngày, tháng, năm hy sinh (hoặc từ trần):.....................

2. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao:

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo (chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...) (4)

2. Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích đặc biệt xuất sác trong lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu (5):

3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước (6)

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG (7)

1. Danh hiệu thi đua:

 

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

 

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

 

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Người báo cáo (8)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Ngân hàng Nhà nước

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- (1): Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị (trừ trường hợp đặc biệt, đột xuất).

- (2): Ghi rõ đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”.

- (3): Đơn vị hành chính: xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố thuộc TW) theo địa danh mới.

- (4): Nêu rõ nội dung thành tích đạt được theo quy định tại Điều 61 của Luật Thi đua, khen thưởng.

Đối với lãnh đạo đơn vị cần nêu tóm tắt thành tích của đơn vị; lập bảng thống kê các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm gần đây (có so sánh với năm trước nhằm làm rõ vai trò của cá nhân đối với tập thể), vai trò cá nhân trong việc tham gia xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể (kết quả hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể); cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế phải kê khai đầy đủ việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo quy định (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- (5): Nêu các biện pháp để đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong đổi mới công tác quản lý Nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến, các giải pháp, kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu...) có ý nghĩa chính trị, xã hội đối với toàn Ngành và (địa phương) được quần chúng nêu gương học tập và cấp có thẩm quyền công nhận.

- (6): Gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định nơi cư trú; phẩm chất đạo đức, tác phong, xây dựng gia đình văn hoá; tham gia các phong trào thi đua; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hoạt động xã hội, từ thiện...

- (7): Nêu các hình thức khen thưởng (từ Bằng khen, danh hiệu thi đua) đã được Đảng, Nhà nước, Thống đốc NHNN, Bộ, Ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định).

- (8): Đối với cán bộ đã nghỉ hưu (hoặc từ trần): Đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu hoặc từ trần có trách nhiệm báo cáo, kê khai quá trình công tác (ghi rõ họ, tên, chức vụ người tóm tắt quá trình công tác).

Mẫu số 18: Báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho tập thể (1).

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH

ĐỀ NGHỊ PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG...(2)

-------------------

Tên tập thể đề nghị

(Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt)

 

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm, tình hình:

- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax, địa chỉ trang điện tử:

- Quá trình thành lập và phát triển:

- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức bộ máy, tổ chức đảng, đoàn thể); những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ (3).

2. Chức năng, nhiệm vụ được giao: Nêu chức năng, nhiệm vụ chính được giao hoặc đảm nhận.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Nêu rõ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo (về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoặc lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...) (4).

2. Các giải pháp, biện pháp để đạt thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu. (5)

3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước (6).

4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể (7).

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG (8)

1. Danh hiệu thi đua:

 

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 

2. Hình thức khen thưởng:

 

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

 

 

 

 
 

 

Thủ trưởng đơn vị trình xác nhận

(Ký tên, đóng dấu)

 

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Xác nhận của Ngân hàng Nhà nước

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- (1): Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị (trừ Báo cáo thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất hoặc thành tích đặc biệt khác).

- (2): Ghi rõ đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”.

- (3): Đối với các TCTD, doanh nghiệp cần nêu tình hình tài chính: tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận sau thuế..

- (4): Nêu rõ nội dung thành tích đạt được theo quy định tại Điều 60 (đối với danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”), Điều 61 (đối với danh hiệu “Anh hùng Lao động”) của Luật Thi đua, khen thưởng. Thống kê việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bản trong 10 năm trước thời điểm đề nghị khen thưởng (có so sánh với các năm trước), ví dụ:

+ Các tiêu chí cơ bản đối với trường học: Tổng số sinh viên; chất lượng và kết quả học tập; có bảng thống kê so sánh về kết quả rèn luyện, số đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến công tác giảng dạy...

+ Đối với các TCTD, doanh nghiệp: Có bảng thống kê so sánh về tổng nguồn vốn, tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuậnr nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân,..; số sáng kiến, cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội; việc thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

+ Nếu đơn vị thuộc đối tượng kiểm toán phải có Báo cáo kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán có thẩm quyền trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đề nghị khen thưởng. Đối với đơn vị không thuộc đối tượng kiểm toán, trong báo cáo thành tích phải nêu căn cứ không thuộc đối tượng kiểm toán.

- (5): Nêu các biện pháp để đạt thành tích dẫn đầu trong đổi mới công tác quản lý Nhà nước, cải cách hành chính, sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học,... mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội với bộ, ngành, địa phương được nhân dân và cấp có thẩm quyền công nhận.

- (6): Việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên chức; phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng chống cháy, nổ; các hoạt động xã hội từ thiện....

- (7): Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể.

- (8): Nêu các hình thức khen thưởng (từ bằng khen, danh hiệu thi đua) đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số, ngày tháng năm của quyết định khen thưởng).

Mẫu số 19: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng đột xuất (cho tập thể, cá nhân).

 

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG)... (1)

(Về thành tích đột xuất trong....)

-------------------

Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi rõ đầy đủ không viết tắt)

 

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

- Đối với đơn vị ghi: Năm thành lập, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác,...

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo nêu ngắn gọn nội dung thành tích xuất sắc, đột xuất đã đạt được

 

Thủ trưởng đơn vị trình

nhận xét, xác nhận

(Ký, đóng dấu)

 

Thủ trưởng đơn vị (2)

(Ký, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

- (2): Đối với cá nhân: ký và ghi rõ họ tên.

- (3): Đối với đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo mẫu số 6 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017.

Mẫu số 19: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng đột xuất (cho tập thể, cá nhân).

 

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG)... (1)

(Về thành tích đột xuất trong....)

-------------------

Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi rõ đầy đủ không viết tắt)

 

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

- Đối với đơn vị ghi: Năm thành lập, chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác,...

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo nêu ngắn gọn nội dung thành tích xuất sắc, đột xuất đã đạt được

 

Thủ trưởng đơn vị trình

nhận xét, xác nhận

(Ký, đóng dấu)

 

Thủ trưởng đơn vị (2)

(Ký, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

- (2): Đối với cá nhân: ký và ghi rõ họ tên.

- (3): Đối với đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo mẫu số 6 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017.

Mẫu số 20: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân).

 

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG...
(1)

-------------------

Tên đơn vị hoặc cá nhân, chức vụ và đơn vị đề nghị khen thưởng
(Ghi rõ đầy đủ không viết tắt)

 

I. THÔNG TIN CHUNG

- Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác,...

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, hiệu quả... đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua hoặc chuyên đề thi đua; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh nghiệm rút ra trong đợt thi đua..(2)

 

Thủ trưởng đơn vị trình

nhận xét, xác nhận

(Ký, đóng dấu)

 

Thủ trưởng đơn vị (3)

(Ký, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

- (1): Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.

- (2): Nếu là tập thể hoặc thủ trưởng đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, vệ sinh, chính sách bảo hiểm với người lao động (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

- (3): Đối với cá nhân: ký và ghi rõ họ tên.

- (4): Đối với đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo mẫu số 7 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017.

Mẫu số 21: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng ngoài Ngành (cho tập thể, cá nhân)

 

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ

-------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG)...

-----------------

Tên đơn vị (tên cá nhân, chức vụ và đơn vị công tác) đề nghị khen thưởng

(Ghi rõ đầy đủ không viết tắt)

 

THÀNH TÍCH, ĐÓNG GÓP

- Báo cáo nêu rõ kết quả, thành tích đóng góp cho hoạt động ngân hàng.

- Những đóng góp trong việc xây dựng, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa các Bộ, ngành khác với ngành Ngân hàng hoặc giữa Việt Nam và các nước trên thế giới...

 

Đại diện đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Đối với khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo mẫu 08 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017.

Mẫu số 22: Công văn đề nghị cung cấp thông tin phục vụ xét khen thưởng

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

-------------

Đơn vị: ...(1)...

Số:.................

V/v: Cung cấp thông tin để xét khen thưởng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

........., ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

Kính gửi: Vụ Thi đua - Khen thưởng

 

1. Đối với các Tổ chức tín dụng (Chi nhánh tổ chức tín dụng), Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

TT

Chỉ tiêu

Năm...

Đến

31/12/...

Tăng, giảm (%)

Đến

31/12/...

Tăng, giảm (%)

Đến

31/12/...

Tăng, giảm (%)

1

Tổng tài sản

 

 

 

 

 

 

2

Vốn chủ sở hữu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

3

Tổng nguồn vốn huy

động

 

 

 

 

 

 

-

Huy động vốn thị trường

I

 

 

 

 

 

 

-

Huy động vốn thị trường

II

 

 

 

 

 

 

4

Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

-

Cho vay thị trường I

 

 

 

 

 

 

5

Nợ xấu

 

 

 

 

 

 

6

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

7

Chênh lệch thu, chi

 

 

 

 

 

 

8

Lợi nhuận sau thuế (nếu

có)

 

 

 

 

 

 

9

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn

 

 

 

 

 

 

10

Tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

11

Kết quả xếp loại (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

* Nhận xét, đánh giá:

a. Về việc chấp hành các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động (tỷ lệ an toàn vốn; tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; khả năng chi trả;......);

b. Về chất lượng tín dụng;

c. Về hoạt động cho vay (thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay; công tác thẩm định cho vay và thực hiện kiểm tra, giám sát vốn vay; thẩm định, kiểm tra sau cho vay; công tác định giá tài sản thế chấp; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo qui định...);

d. Việc thực hiện qui định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất;

đ. Về công tác an toàn kho quỹ;

e. Xử lý vi phạm trong quá trình hoạt động (về đơn thư khiếu nại, tố cáo; xử phạt vi phạm hành chính...);

g. Về kết quả chấn chỉnh sai phạm sau thanh tra;

i. Một số vụ việc nổi cộm (nếu có).

2. Đối với cá nhân là Lãnh đạo các Tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng), Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

T

Chỉ tiêu

Năm 201...

...

Năm 201...

Thời

điểm

31/12/...

Tăng,

giảm

(%)

Thời

điểm

31/12/...

Tăng,

giảm

(%)

Thời điểm 31/12/...

Tăng,

giảm

(%)

1

Tổng tài sản

 

 

 

 

 

 

2

Vốn chủ sở hữu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

3

Tổng nguồn vốn huy động

 

 

 

 

 

 

4

Tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

 

 

 

 

 

 

5

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn

 

 

 

 

 

 

6

Chênh lệch thu, chi

 

 

 

 

 

 

7

Lợi nhuận sau thuế

 

 

 

 

 

 

8

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

(nếu có)

 

 

 

 

 

 

9

Kết quả xếp loại (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

* Nhận xét, đánh giả:

a. Về ban hành các văn bản qui định hoạt động nội bộ của đơn vị, quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và việc tổ chức triển khai thực hiện...;

b. Về hoạt động của đơn vị (các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng; chất lượng tín dụng; thực hiện lãi suất qui định của Ngân hàng Nhà nước; công tác an toàn kho quỹ; chấn chỉnh sai phạm sau thanh tra...);

c. Về công tác quản trị, điều hành của cá nhân là Lãnh đạo tổ chức tín dụng đề nghị khen thưởng.

 

............., ngày ...tháng...năm 20...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

- (1) Tên đơn vị cung cấp thông tin (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố)

- Thông tin tài chính, nhận xét, đánh giá hoạt động các TCTD, chi nhánh TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo số năm tương ứng với số năm đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:

+ Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc 01 năm

+ Danh hiệu “Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ 01 năm

+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng”: 03 năm

+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: 07 năm

+ “Bằng khen của Thống đốc ”: 02 năm đối với tập thể; cá nhân

+ “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”: 05 năm đối với tập thể; cá nhân

+ “Huân chương Lao động” các hạng: 05 năm đối với tập thể; cá nhân

+ “Huân chương Độc lập” các hạng: 10 năm đối với tập thể;

+ “Huân chương Hồ Chí Minh”: 10 năm đối với tập thể;

+ “Huân chương Sao Vàng”: 25 năm đối với tập thể;

+ Danh hiệu “Anh hùng Lao động”: 10 năm đối với tập thể

- Thời gian cung cấp thông tin chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn đề nghị cung cấp thông tin.

Mẫu số 23: Quyết định tặng Giấy khen thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ QUYẾT ĐỊNH

-------------

Số:..../QĐ-(Ký hiệu tên đơn vị)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm...

 

 

QUYẾT ĐỊNH
Về việc tặng Giấy khen

----------------

(Thủ trưởng đơn vị)

 

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số.....ngày.... của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng;

Căn cứ Quyết định số...ngày.../.../...của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.

Xét đề nghị của (Trưởng Phòng, ban...)...,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Tặng Giấy khen cho...tập thể ....cá nhân (ghi trực tiếp hoặc danh sách đính kèm)

Đã có thành tích...

Điều 2. Tập thể (cá nhân) có tên tại Điều 1 được thưởng một khoản tiền theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

(Trưởng phòng, ban...), các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước và tập thể (cá nhân) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu ....

Mẫu số 24: Quyết định công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ QUYẾT ĐỊNH

-------------

Số:..../QĐ-(Ký hiệu tên đơn vị)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm...

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

-------------------

(Thủ trưởng đơn vị)

 

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số..........ngày.... của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng;

Căn cứ Quyết định số...ngày.../.../...của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.

Xét đề nghị của (Trưởng Phòng, ban...)...,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” năm....cho...tập thể sau (ghi trực tiếp hoặc danh sách đính kèm)

Điều 2. Tập thể có tên tại Điều 1 được thưởng một khoản tiền theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

(Trưởng phòng, ban...), các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước và tập thể có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu ....

Mẫu số 25: Quyết định công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các đơn vị

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ QUYẾT ĐỊNH

-------------

Số:..../QĐ-(Ký hiệu tên đơn vị)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm...

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở

-----------

(Thủ trưởng đơn vị)

 

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số............ngày.... của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng;

Căn cứ Quyết định số...ngày.../.../...của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.

Xét đề nghị của (Trưởng Phòng, ban...)...,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” năm....cho...cá nhân sau (ghi trực tiếp hoặc danh sách đính kèm)

Điều 2. Cá nhân có tên tại Điều 1 được thưởng một khoản tiền theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

(Trưởng phòng, ban...), các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu ....

Mẫu số 26: Quyết định công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Trụ sở chính NHNN được Thống đốc ủy quyền.

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

-------------

Số:        /QĐ-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ......

                                 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận danh hiệu.................

---------------------

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số............ngày.... của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng;

Xét đề nghị của.................,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công nhận danh hiệu năm....cho...tập thể, (cá nhân) sau (ghi trực tiếp hoặc danh sách đính kèm)

Điều 2. Tập thể (cá nhân) có tên tại Điều 1 được thưởng một khoản tiền theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

.............., các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước và cá nhân, tập thể có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TUQ. THỐNG ĐỐC

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lưu ....

Mẫu số 27: Bằng chứng nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

 

1- Kích thước:

- Chiều dài: 400mm, Chiều rộng: 300mm.

- Hoa văn bên trong: chiều dài 360mm, Chiều rộng: 237mm.

2- Chất liệu và định lượng: Giấy trắng, định lượng: 150g/m2.

3- Hình thức: Xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với bằng chứng nhận chiến sỹ thi đua có thêm hai hàng cờ đỏ hai bên Quốc huy (đối với NHNN in hình Quốc huy; các cơ quan, tổ chức khác in biểu tượng của cơ quan, đơn vị).(1)

4- Nội dung: - Dòng 1, 2: Quốc hiệu: (2)

+ Dòng chữ: “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (chữ in đậm, màu đen).

+ Dòng chữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (chữ thường, đậm, màu đen).

- Dòng 3: Thẩm quyền quyết định: thực hiện theo quy định tại Điều 79, Luật TĐKT (chữ in, màu đỏ).(3)

- Dòng 4: Tặng đối với bằng khen, Tặng danh hiệu đối với danh hiệu... (chữ in, màu đen).(4)

- Dòng 5: “Bằng khen” hoặc “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” : chữ in, màu đỏ. (5)

- Dòng 6: Tên đơn vị, (cá nhân) được tặng thưởng (chữ thường, màu đen).(6)

- Dòng 7: Thành tích (chữ thường, màu đen, cỡ chữ tự quy định cho phù hợp).(7)

- Dòng 8: + Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm.

+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm (chữ thường, màu đen).(8)

- Dòng 9: + Bên trái: Số sổ vàng (chữ thường, màu đen).(9)

+ Bên phải: Thủ trưởng cơ quan (chữ in, màu đen).(10)

Khoảng trống (3,5cm): chữ ký, dấu.

- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định (chữ thường, màu đen).(11)

Thông tư 17/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng

Mẫu số 28: Bằng chứng nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến ”, “Lao động tiên tiến

1- Kích thước

- Chiều dài: 360mm, Chiều rộng: 270mm.

- Hoa văn bên trong: chiều dài 297mm, Chiều rộng: 210mm.

2- Chất liệu và định lượng: Giấy trắng, định lượng: 150g/m2.

3- Hình thức: Xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hai hàng cờ đỏ hai bên (đối với NHNN in hình Quốc huy; các cơ quan, tổ chức khác in biểu tượng của cơ quan, đơn vị).(1)

4- Nội dung:

- Dòng 1, 2: Quốc hiệu: (2)

+ Dòng chữ: “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (chữ in đậm, màu đen).

+ Dòng chữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (chữ thường, đậm, màu đen).

- Dòng 3: Thẩm quyền quyết định: thực hiện theo quy định tại Điều 80, Luật TĐKT (chữ in, màu đỏ).(3)

- Dòng 4: Tặng danh hiệu... (chữ in, màu đen).(4)

- Dòng 5: “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở” (chữ in, màu đỏ).(5)

- Dòng 6: Tên đơn vị được tặng thưởng (chữ thường, màu đen).(6)

- Dòng 7: Thành tích (chữ thường, màu đen).(7)

- Dòng 8: + Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm.

+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm (chữ thường, màu đen).(8)

- Dòng 9: + Bên trái: Số sổ vàng (chữ thường, màu đen).(9)

+ Bên phải: Thủ trưởng cơ quan (chữ in, màu đen).(10)

Khoảng trống (3,5cm): chữ ký, dấu.

- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định (chữ thường, màu đen).(11)

Cỡ chữ trong nội dung đơn vị tự quy định cho phù hợp, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng.

Thông tư 17/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng

Mẫu số 29: Báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng.

 

TÊN ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ BÁO CÁO

-------------

Số: .................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM ....

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM....

 

PHẦN I: KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM....

 

I. Đặc điểm, tình hình

1. Đặc điểm, tình hình của đơn vị

2. Thuận lợi, khó khăn

II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm ...

1. Công tác tham mưu

2. Công tác thi đua

3. Công tác khen thưởng

4. Công tác tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng

5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

6. Công tác khác

III. Đánh giá chung kết quả thực hiện:

1. Ưu điểm

2. Tồn tại, hạn chế

3. Nguyên nhân

4. Bài học kinh nghiệm

IV. Kiến nghị và đề xuất

PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM ...

1. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm ....

2. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm về công tác thi đua, khen thưởng năm ....

2.1. Về công tác thi đua

2.2. Về công tác khen thưởng

3. Giải pháp tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong thời gian tới.

 

Nơi nhận:        

- Vụ Thi đua - Khen thưởng;

- ...      

- Lưu.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, đóng dấu)

Mẫu số 27: Bằng chứng nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

 

1- Kích thước:

- Chiều dài: 400mm, Chiều rộng: 300mm.

- Hoa văn bên trong: chiều dài 360mm, Chiều rộng: 237mm.

2- Chất liệu và định lượng: Giấy trắng, định lượng: 150g/m2.

3- Hình thức: Xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với bằng chứng nhận chiến sỹ thi đua có thêm hai hàng cờ đỏ hai bên Quốc huy (đối với NHNN in hình Quốc huy; các cơ quan, tổ chức khác in biểu tượng của cơ quan, đơn vị).(1)

4- Nội dung: - Dòng 1, 2: Quốc hiệu: (2)

+ Dòng chữ: “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” (chữ in đậm, màu đen).

+ Dòng chữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (chữ thường, đậm, màu đen).

- Dòng 3: Thẩm quyền quyết định: thực hiện theo quy định tại Điều 79, Luật TĐKT (chữ in, màu đỏ).(3)

- Dòng 4: Tặng đối với bằng khen, Tặng danh hiệu đối với danh hiệu... (chữ in, màu đen).(4)

- Dòng 5: “Bằng khen” hoặc “Chiến sĩ thi đua ngành Ngân hàng” : chữ in, màu đỏ. (5)

- Dòng 6: Tên đơn vị, (cá nhân) được tặng thưởng (chữ thường, màu đen).(6)

- Dòng 7: Thành tích (chữ thường, màu đen, cỡ chữ tự quy định cho phù hợp).(7)

- Dòng 8: + Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm.

+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm (chữ thường, màu đen).(8)

- Dòng 9: + Bên trái: Số sổ vàng (chữ thường, màu đen).(9)

+ Bên phải: Thủ trưởng cơ quan (chữ in, màu đen).(10)

Khoảng trống (3,5cm): chữ ký, dấu.

- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định (chữ thường, màu đen).(11)

Thông tư 17/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Ngân hàng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

--------------

No. 17/2019/TT-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

---------------

Hanoi, October 31, 2019

 

CIRCULAR

Guiding the emulation and commendation of the banking sector

--------------------------

 

Pursuant to the Law on Emulation and Commendation dated November 26, 2003; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Emulation and Commendation dated June 14, 2005; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Emulation and Commendation dated November 16, 2013;

Pursuant to Decree No. 91/2017/ND-CP dated July 31, 2017 of the Government, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Emulation and Commendation;

Pursuant to Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank Vietnam;

At the proposal of the Director of the Emulation and Rewarding Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates the Circular guiding the emulation and commendation of the banking sector.

 

Chapter I

GENERAL PROVISION

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the emulation and commendation of the banking sector, which covers the following contents: the subject matter of the emulation and commendation; the organization of emulation movements; titles and criteria for emulation titles; commendation forms and criteria; commendation jurisdictions, commendation nomination procedures; conferment of emulation titles and commendation forms; emulation and commendation funds; the State management over emulation and commendation; Councils for Emulation and Commendation and Councils for Initiatives at all levels; rights and obligations of commended individuals and collectives.

Article 2. Subjects of application

Individuals and collectives of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank); credits institutions; branches of foreign banks; the Deposit Insurance of Vietnam; standing bodies of associations and enterprises managed by the State Bank; other individuals and collectives that have made direct and practical contributions to the banking sector.

Article 3. Collectives within the banking sector

1. For the State Bank

a) Large collectives are units under the State Bank, standing bodies of the Party and mass organizations at the headquarters of the State Bank;

b) Grassroots collectives are Departments and Offices under the Banking Supervision Agency; Sub-departments under Departments;

c) Small collectives are divisions (commissions) and their equivalents under collectives prescribed at Point a and Point b of this Clause.

2. For credits institutions, branches of foreign banks and the Deposit Insurance of Vietnam

a) Large collectives are Commercial Banks, the Vietnam Bank for Social Policies, the Cooperative Bank of Vietnam, the Deposit Insurance of Vietnam, branches of foreign banks, financial companies, finance leasing companies, microfinance institutions (other than subsidiaries of credits institutions);

b) Grassroots collectives are divisions (commissions), centers at the headquarters, branches, subsidiaries and equivalent units under the collectives prescribed at Point a of this Clause (other than microfinance institutions);

c) Small collectives are divisions (commissions), transaction offices and equivalent units under the collectives prescribed at Point b of this Clause.

3. For banking educational institutions

a) Large collectives are the Banking Academy and the Banking University of Ho Chi Minh City;

b) Grassroots collectives are divisions, faculties, departments, training centers and educational institutions, and units under the collectives prescribed at Point a of this Clause;

c) Small collectives are divisions (commissions), faculties, departments and equivalent units under the collectives prescribed at Point b of this Clause.

4. For enterprises managed by the State Bank

a) Large collectives are the National Banknote Printing Plant, the National Payment Corporation of Vietnam, the Vietnam Asset Management Company and other enterprises managed by the State Bank;

b) Grassroots collectives are divisions (commissions), workshops and equivalent units under the collectives prescribed at Point a of this Clause;

c) Small collectives are teams and equivalent units under the collectives prescribed at Point b of this Clause.

5. For standing bodies of associations managed by the State Bank

a) Large collectives are standing bodies of the Vietnam Banks Association, the Vietnam Association of People’s Credit Funds, the Vietnam Finance Leasing Association and other Associations managed by the State Bank;

b) Small collectives are divisions (commissions) and equivalent units under the collectives prescribed at Point a of this Clause.

Article 4. Principles for commendation

The principles for commendation within the banking sector shall comply with Article 3, Decree No. 91/2017/ND-CP dated July 31, 2017 of the Government, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Emulation and Commendation (Decree No. 91/2017/ND-CP) and the following regulations:

1. The Governor of the State Bank (hereinafter referred to as the Governor) shall only confer Certificates of Merit, or nominates collectives and individuals for State-level commendation once a year, unless they obtain extraordinary or thematic achievements.

2. Collectives and individuals shall not be commended or nominated for higher-level commendation if they are undergoing consideration for disciplinary actions by competent authorities, or being investigated, inspected or scrutinized since they show signs of violation or they are related to any written complaint or petition with verification thereof in progress.

3. Only credits institutions, branches of credits institutions, branches of foreign banks and individuals, who are Managers or Executive Officers of credit institutions, CEOs (Managing Directors) of branches of foreign banks that have bad debts at an acceptable ratio annually specified by the Governor, shall be commended or nominated for higher-level commendation.

4. Having a “Governor’s Certificate of Merit” (on any comprehensive achievement) shall be taken into consideration for nominating any collective or individual of the banking sector for the “Prime Minister’s Certificate of Merit”. For the collectives and individuals of the Banking Supervision Agency, the Banking Academy, the Banking University of Ho Chi Minh City, Party and mass organizations, having a “Governor’s Certificate of Merit” or a Certificate of Merit of any ministry, sector or Central-level mass organization (on any comprehensive achievement) shall be taken into consideration for the nomination above-mentioned.

5. Being recognized as a “Collective successfully completing its tasks” shall be taken into consideration for nominating any collective for the Title “Excellent Labor Team” conferred by a competent authority.

6. The time during which one can be nominated for another commendation shall start from when he/she/it obtained the previous achievement as recorded in the previous commendation decision. If the commendation decision did not to record the time the achievement was obtained, the time during another commendation can be nominated shall start from when the commendation decision was issued.

Article 5. Initiatives within the banking sector

1. Initiatives within the banking sector (hereinafter referred to as initiatives) mean newly created solutions or improved existing solutions applicable in the course of task performance, which may bring about practical benefits (economic efficiency or social benefits), improving the productivity, work quality and efficiency, including:

a) Managerial solutions mean approaches for the managing entities to administer the management to the managed entities in order to achieve certain goals at work;

b) Technical solutions mean technical means or methods to solve a definite task;

c) Operational solutions mean advice and proposals of work methods for the managing entities to help them solve the tasks effectively;

d) Applications of scientific, technical and technological advances means approaches, methods and measures of applying any known technical solution to actual banking operations.

2. Influence of initiatives

a) Initiatives with high efficiency and nationwide influence (hereinafter referred to as national-level initiatives) newly created solutions or improved existing solutions applicable in the banking sector, which bring about practical benefits throughout the country;

b) Initiatives that are effective and influential inside the banking sector (hereinafter referred to as sectorial-level initiatives) mean newly created solutions or improved existing solutions applicable in the banking sector, which bring about practical benefits for the banking sector;

c) Initiatives that are effective and have grassroots-level influence (hereinafter referred to as grassroots-level initiatives) mean newly created solutions or improved existing solutions applicable in any unit, which bring about practical benefits for such unit.

 

Chapter II

EMULATION AND EMULATION TITLES


Section 1

EMULATION AND ORGANIZATION OF EMULATION MOVEMENTS

 

Article 6. Types of emulation movements

1. Regular emulation means a type of emulation movements based on the functions, assigned tasks of collectives and individuals, which are launched to encourage them to well perform the daily, monthly, quarterly every year work of their agencies, organizations or units. The subject matter of the regular emulation includes individuals in a collective, collectives within the same agency, organization, or unit, or between agencies, organizations, and units with similar functions, tasks, and work characteristics.

The purposes, requirements, goals, and specific targets of the regular emulation movements shall be clearly defined before being launched in agencies, organizations, units, or in Emulation Blocks or Groupings, of which emulation agreements shall be signed. At the end of the working year, Heads of agencies, organizations, units, or Heads of the Emulation Blocks and Groupings shall review the emulation movements in between and consider the conferment of emulation titles.

2. Thematic (or intermittent) emulation means a type of emulation movements aimed at encouraging the good performance of a key task or a defined area within a certain period of time or those organized to promote the endeavor to complete any key, ad hoc, or urgent task by agencies, organizations, or units. The units shall only launch thematic (or intermittent) emulation movements when they can clearly define the time, purposes, requirements, targets, contents and approaches the tasks therewithin.

When reviewing or concluding thematic emulation movements within the banking sector, the units may confer themselves or nominate collectives and individuals with outstanding achievements for commendations, in which the highest commendation is the “Prime Minister’s Certificate of Merit” for movements being implemented in 03 years or more; and “Third-class Labor Order” for those in 05 years or more.

Article 7. Registration for emulation titles and signing of emulation agreements

1. Annually, the large collectives specified in Article 3 of this Circular (hereinafter referred to as the units) shall bear the responsibility for guiding every collectives and individuals within their ambit to register their target emulation titles, then make and send summaries of such registration using Form No. 01 attached to this Circular to the State Bank (via the Emulation and Rewarding Department) no later than February 28. Microfinance institutions shall send the summaries of registration of emulation titles to the State Bank’s branches in provinces and municipalities under the scope of their management.

2. Annually, Heads of the Emulation Blocks or Groupings shall host the signing of emulation agreements among units under the respective Emulation Blocks or Groupings and send the signed emulation agreements to the State Bank (via the Emulation and Rewarding Department) no later than February 28. The criteria, contents and measures to organize emulation movements shall be endorsed by the Emulation Blocks or Groupings for uniform implementation. The Emulation Blocks or Groupings shall be established by the respective authorities.

Article 8. Responsibilities for organizing the emulation movements

1. The Governor shall initiate, organize, and direct the emulation movements within the banking sector. The Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for advising the Governor in initiating, organizing and directing emulation movements as well as for inspecting the implementation of emulation movements initiated by the Governor.

2. Heads of the units (heads of units under the State Bank; legal representatives of credits institutions, the Deposit Insurance of Vietnam, enterprises managed by the State Bank; CEOs (Managing Directors) of branches of foreign banks; Secretaries General of Associations managed by the State Bank) shall bear the responsibility for initiating, organizing, reviewing and concluding emulation movements within their ambit.

3. Heads of Emulation Blocks and Groupings shall bear the responsibility for initiating emulation movements and inspecting the implementation thereof among the units under the respective Emulation Blocks and Groupings as well as reviewing and concluding the emulation movements.

4. Execution Committees of Party and mass organizations at all levels inside the banking sector shall coordinate closely Heads of the units to lead the implementation of emulation movements.

5. News and press agencies inside the banking sector shall increase the coverage of the emulation and commendation; correctly report the results of emulation movements and the commendation work; discover individuals and collectives that have excellent achievements in the emulation movements to set examples or nominate them to the Councils for Emulation and Commendation at all levels for commendation; counter and criticize acts of violating the law provisions on emulation and commendation within the banking sector.

 

 

Section 2

EMULATION TITLES AND CRITERIA FOR EMULATION TITLES

 

Article 9. Emulation titles

1. For individuals: “Shock Worker”, “Grassroots Emulation Winner”, “Grassroots Emulation Winner of the Banking Sector”, “National Emulation Winner”.

2. For collectives: “Shock Labor Team”, “Excellent Labor Team”, “Emulation Flag of the State Bank”, “Emulation Flag of the Government”.

Article 10. The Title “Shock Worker”

1. The Title “Shock Worker” shall be annually considered and conferred on individuals that satisfy the following criteria:

a) Having well fulfilled their assigned tasks, achieve high productivity and quality;

b) Having well observed undertakings and policies of the Party, laws of the State, showing a spirit of self-reliance and self-strengthening, unity and mutual assistance, having actively participate in emulation movements;

c) Having actively studied political, cultural and professional knowledge;

d) Possessing good ethics and a healthy lifestyle.

2. The lawful maternity leave shall be included in the time during which one can be considered and conferred the Title “Shock Worker”.

3. Individuals who act bravely to save lives or properties, thereby suffering injuries and requiring treatment or nursing, the duration of such treatment and nursing shall be included in the time during which one can be considered and conferred the Title “Shock Worker”.

4. For individuals who change their jobs, their new work units shall bear the responsibility for considering and electing them for the Title “Shock Worker”. In cases where they have worked for 6 months or more in their old work units, opinions of such units are required. In cases where individuals are dispatched or seconded to other agencies, organizations or units within a certain period of time, the consideration and election for the Title “Shock Worker” shall be conducted by the agencies, organizations or units from which they were dispatched or seconded, which shall be certified by the agencies, organizations, or units to which the individuals were dispatched or seconded.

5. For individuals assigned to participate in short-term training courses and refreshers at home or abroad in less than 01 year and they well abide by the regulations of the training institutions, the time they spend on such training courses and refreshers shall be considered as the time they work at their work units in order for them to be considered and elected for the Title “Shock Worker”. In cases where individuals assigned to participate in short-term training courses and refreshers at home or abroad in 01 year or more and they abide well with regulations of the training institutions and have good or higher academic results, they may be considered and elected for the Title “Shock Worker” at their work units.

6. The Title “Shock Worker” shall not be conferred on one of the following cases: those who are newly hired in less than 10 months, those who are reprimanded or undergo any stricter disciplinary action.

Article 11. The Title “Shock Labor Team”

The Title “Shock Labor Team” shall be considered and conferred annually on collectives that satisfy the following criteria:

1. Having well fulfilled their assigned tasks and plans;

2. Having regular, practical and effective emulation movements;

3. With more than 50% of their individual members having won the Title “Shock Worker” and none of their individual members, who are public employees or public servants, undergoing disciplinary warning or any stricter disciplinary action, or none of them, who are employees, undergoing salary freeze for no more than 6 months or being dismissed or laid off as a disciplinary action.

4. Having preserved internal unity, well observed undertakings and policies of the Party and laws of the State.

Article 12. The Title “Grassroots Emulation Winner”

1. The Title “Grassroots Emulation Winner” shall be annually considered and conferred on individuals that satisfy the following criteria:

a) Having satisfied the criteria for the Title “Shock Worker”;

b) Having initiatives to increase labor productivity and work efficiency recognized by the units or conducting scientific research projects that have been approved and applied at the agencies and units.

2. Percentage of individuals recognized the Title “Grassroots Emulation Winner” not more than 15% of the total individuals who achieved the Title “Shock Worker" of units.

Article 13. The Title “Grassroots Emulation Winner of the Banking Sector” and “National Emulation Winner”

1. The Title “Grassroots Emulation Winner of the Banking Sector” shall be considered and conferred on individuals that satisfy the following criteria:

a) Having outstanding performance among individuals who have won the Title “Grassroots Emulation Winner” three consecutive times prior to the time of nomination for commendation. Individuals with “outstanding performance” are those who have been conferred the “Governor’s Certificate of Merit” or commended by the Prime Minister or the State President during the time they are considered for the “Grassroots Emulation Winner of the Banking sector”;

b) Having initiatives or sectorial-level scientific research projects.

2. The consideration and conferment of the Title “National Emulation Winner” shall comply with Clause 1, Article 9 and Point a, Clause 1, Article 48 of Decree No. 91/2017/ND-CP.

Article 14. The Title “Excellent Labor Team”

1. The Title “Excellent Labor Team” shall be annually considered and conferred on outstanding collectives chosen from those that have won the Title “Shock Labor Team” and satisfy the following criteria:

a) Having been creative, having overcome difficulties and excellently fulfilled their tasks, well performed their obligations towards the State;

b) Having regular, practical and effective emulation movements;

c) 100% of their individual members having fulfilled their assigned tasks, at least 70% of whom winning the Title “Shock Worker”;

d) Have individual(s) winning the Title “Grassroots Emulation Winner”.

2. Collectives that have excellently fulfilled their tasks as prescribed at Point a Clause 1 of this Article shall be defined as follows:

a) Collectives under the State Bank: Having excellently fulfilled their work plans in the year and other tasks assigned by their superiors; making various proposals and suggestions to improve the regulations and policies of the State Bank; having well observed the reporting and statistical regimes;

b) Collectives under credits institutions, branches of foreign banks and the Deposit Insurance of Vietnam: Having excellently fulfilled their targets and work plans in the year; having well performed the work of internal inspection and control; having well complied with the policies and laws of the State and the rules and regulations of the State Bank;

c) Collectives under banking educational institutions: Having excellently fulfilled all assigned targets and plans; ensuring the education quality; having well organized and maintained scientific research work in an orderly manner; having well complied with regulations on information and reporting regimes; having well managed their students; having taken measures to promptly prevent social evils and preserve a good pedagogical environment at school; having actively participated in social activities;

d) Collectives under enterprises managed by the State Bank: Having excellently fulfilled all assigned targets and plans; having strictly observed the information and reporting regimes as prescribed; having well performed the work of internal inspection and control;

dd) Standing bodies of associations managed by the State Bank: Having effectively disseminating policies of the Party, laws of the State and regulations of the State Bank; making various proposals to improve the regulations and policies on banking activities.

Article 15. The Title “Emulation Flag of the State Bank” and “Emulation Flag of the Government”

1. The Title “Emulation Flag of the State Bank” shall be annually considered and conferred on collectives that satisfy the following criteria:

a) Being outstanding collectives in emulation movements of the banking sector in each field, area, region or system; having successfully completed the assigned targets and tasks in the year; being elected or venerated as the vanguard of the Emulation Blocks or Groupings inside the banking sector; having won the Title “Excellent Labor Team” recognized by the competent authorities;

b) Having new impacts or new models for other collectives in the same Block or Grouping or the whole system to follow;

c) Having well observed the undertakings and policies of the Party, laws of the State, regulations of the State Bank, the units and localities; Having preserved internal unity, actively practiced thrift, countered corruption, wastefulness and other social evils.

2. The Title “Emulation” Flag of the Government” shall be annually considered and conferred on:

a) The vanguards elected from outstanding collectives satisfying the criteria for the “Emulation Flag of the State Bank” in annual emulation movements. The percentage of collectives nominated for the “Emulation Flag of the Government” shall not exceed 20% of all collectives that satisfy the criteria for the “Emulation Flag of the State Bank”;

b) The vanguards of thematic emulation movements launched by State President and the Prime Minister, who are nominated or elected when such movements are reviewed or concluded after 05 years or more.

 

Chapter III

COMMENDATION AND CRITERIA FOR COMMENDATION

 

Article 16. Types of commendation

1. Commendation for merits and achievements means a type of commendation bestowed upon collectives and individuals that have made outstanding achievements or excellently completed the tasks assigned to them, thereby contributing to the cause of national construction and defense.

2. Thematic (or intermittent) commendation means a type of commendation bestowed upon collectives and individuals that have achieved excellent results after finishing the emulation movements launched by the State President, the Prime Minister, the Governor, or the Heads of the agencies and units under the banking sector.

3. Extraordinary commendation means a type of commendation bestowed upon collectives and individuals that have made extraordinary achievements in labor, production, and combat service support; those who courageously saved lives and properties of the people or the State (an extraordinary achievement means any achievement made by a collective or an individual in an unforeseen circumstance, not in accordance with the programs, plans, and tasks they must undertake).

4. Commendation for dedication means a type of commendation bestowed upon individuals who have participated in activities during revolutionary periods, been holding leading or managerial positions in State agencies, non- businesses units, mass organizations, socio-political organizations, made meritorious achievements and contributions to the revolutionary cause of the Party and the country.

5. Diplomatic commendation is a type of commendation bestowed upon foreign teams and individuals that have made achievements and contributions to the construction and defense of the Vietnamese Fatherland in the economic field.

Article 17. Orders, Medals, “Prime Minister’s Certificate of Merit”, State honorable titles, “Ho Chi Minh Prize”, “State prize”

Criteria for Orders, Medals, “Prime Minister’s Certificate of Merit”, State honorable titles, “Ho Chi Minh Prize”, “State prize” shall comply with the provisions of the 2003 Law on Emulation and Commendation (revised) and Decree No. 91/2017/ND-CP of the Government.

Article 18. “Governor’s Certificate of Merit”

1. The “Governor’s Certificate of Merit” shall be conferred on exemplary individuals who well abide by the guidelines of the Party, policies and laws of the State and regulations of the banking sector as well as satisfy one of the following criteria:

a) In 02 or more consecutive years: having excellently completed their tasks or made excellent achievements that have been taken into consideration for commendation in annual emulation movements initiated by the Governor. During the above time, they must have 02 grassroots-levels initiatives recognized and effectively applied within their units;

b) Having made various achievements, having influence in each work field of the banking sector;

c) Having made extraordinary, outstanding achievements.

d) Having been working in the banking sector for 25 years or more regarding men and 20 years or more regarding women; successfully completing their assigned tasks in 05 consecutive years before their retirement; having undergone no disciplinary action and not yet been conferred the “Governor’s Certificate of Merit” or any State-level commendation during their years of service.

2. The “Governor’s Certificate of Merit” shall be conferred on exemplary collectives who well abide by the guidelines of the Party, policies and laws of the State and regulations of the banking sector as well as satisfy one of the following criteria:

a) Having excellently completed their tasks in 02 consecutive years or more, preserved internal unity, well implemented the grassroots democracy regulations, well organized emulation movements; taking good care of material and spiritual lives of their individual members; practicing thrift; fully implementing lawful regimes and policies;

b) Having made excellent achievements that have been taken into consideration in emulation movements;

c) Having achieved extraordinary achievements, having influence in each work field of the banking sector.

3. The “Governor’s Certificate of Merit” shall also be conferred on collectives and individuals outside the banking sector that have made various achievements, thereby making direct and practical contributions to activities of the banking sector.

Article 19. Diploma of Merit

Heads of units may confer Diplomas of Merit on collectives and individuals in accordance with Articles 74 and 75 of the 2003 Law on Emulation and Comment (revised).

Article 20. Commendation of dedication

Commendation for dedication may be conferred on or posthumously awarded to individuals as prescribed in Articles 41 and 42 of Decree No. 91/2017/ND-CP.

 

Chapter IV
COMMEMORATIVE MEDAL

 

Article 21. Commemorative Medal

1. The Commemorative Medal “For the cause of Vietnam Banking” (hereinafter referred to as the Commemorative Medal) means a commendation form conferred by the Governor to recognize the contributions of individuals inside and outside the banking sector to the development of the banking sector.

2. The Commemorative Medal shall be considered and conferred on individuals only once every year on the founding anniversary of Vietnam’s banking sector (May 6).

Article 22. Criteria for the Commemorative Medal

1. For officials inside the banking sector

a) The Commemorative Medal shall be conferred on individuals who have successfully completed their tasks and been working in the banking sector for full 20 years regarding men and full 15 years regarding women;

b) Officials who shall be automatically conferred or posthumously awarded the Commemorative Medal: banking officials recognized as martyrs; officials who had joined the Preparatory Committee for the establishment of the National Bank of Vietnam; banking officials who fought in battlefield B from 1968 onward; banking officials awarded by the State the titles: “Golden Star Order”, “Ho Chi Minh Order”, “Independence Order” of all classes, “Labor Hero”; and leaders of the State Bank;

c) Officials shall be considered and conferred the Commemorative Medal first: officials who worked in the banking sector from May 6, 1951 to May 7, 1954 and had been working continuously for 10 years; banking officials who fought in battlefields B, C, K during the resistance war against the U.S. before April 30, 1975, their working period shall be double when considering the conferment thereof to them (one working year of such persons shall be considered as two years); officials who previously worked in the banking sector, then joined the army, served as youth volunteers, or went to school or seconded to other sectors, and returned to the banking sector afterward, such time of whom shall be considered as the time they worked in the banking sector when considering the conferment thereof to them.

2. For individuals outside the banking sector

Individuals outside the banking sector shall be considered and conferred the Commemorative Medal if they satisfy one of the following criteria:

a) Having meritorious achievements in terms of leadership, thereby contributing to building and developing the banking sector of Vietnam;

b) Having initiatives or scientific research projects of practical value for the banking sector of Vietnam;

c) Having meritorious achievements in building and consolidating cooperative relations between the banking sector of Vietnam and other countries, international organizations;

d) Having made direct and practical contributions to the development of the banking sector of Vietnam.

3. Foreigners who have been working in the banking sector of Vietnam for 10 years or more and successfully completed their assigned tasks therewithin.

4. The Commemorative Medal shall not be conferred in the following cases:

a) Individuals undergo disciplinary actions and are forced to quit their jobs;

b) Individuals are being prosecuted for criminal liability by law enforcement agencies or are involved in criminal cases without conclusions of competent legal authorities;

c) Individuals who have been and are serving prison sentences (with or without probation) or non-custodial corrections.

 

Chapter V

JURISDICTION OVER CONFERMENT;
PROCEDURES FOR CONSIDERATION AND COMMENDATION


Section 1

JURISDICTION OVER CONFERMENT

 

Article 23. The jurisdiction to confer emulation titles and commendation forms

1. The Governor is entitled to confer:

a) The Title “Shock Worker” and “Grassroots Emulation Winner” on the leadership of the State Bank;

b) The Title “Grassroots Emulation Winner of the Banking sector”;

c) The Title “Emulation Flag of the State Bank”;

d) Certificates of Merit on collectives and individuals;

dd) The Title “Excellent Labor Team”;

e) Commemorative Medals on individuals.

2. Directors of the State Bank’s branches in provinces and municipalities, Heads of the non-business units under the State Bank are entitled to confer the Title “Shock Labor Team” on collectives; the Title “Shock Worker”, “Grassroots Emulation Winner” on individuals within the ambit of their jurisdiction, and Diplomas of Merit.

3. Chief Inspector of the Vietnam Banking Supervision Agency is entitled to confer the Title “Shock Labor Team” on collectives; the Title “Shock Worker”, “Grassroots Emulation Winner” on individuals within the ambit of their jurisdiction, and Diplomas of Merit.

4. Heads of units prescribed at Point a, Clauses 2, 3, 4, 5, Article 3 of this Circular are entitled to confer the Title “Shock Labor Team” on collectives; the Title “Shock Worker”, “Grassroots Emulation Winner” on individuals within the ambit of their jurisdiction, and Diplomas of Merit.

5. The Governor shall authorize the Heads of:

a) Agencies, Departments, units, standing bodies of the Party and mass organizations at the headquarters of the State Bank to confer the Title “Shock Labor Team” on collectives; the Title “Shock Worker”, “Grassroots Emulation Winner” on individuals within the ambit of their jurisdiction.

b) The State Bank’s branches in provinces and municipalities; the Vietnam Banking Supervision Agency to confer the Title “Excellent Labor Team” on small collectives within the ambit of their jurisdiction;

c) The Administration Department; the Issue and Vault Department; the Information Technology Department to confer the Title “Excellent Labor Team” on small collectives under their sub-departments;

d) Credit institutions (other than microfinance institutions), branches of foreign banks and the Deposit Insurance of Vietnam to confer the Title “Excellent Labor Team” within their units.

dd) Units prescribed at Point a, Clauses 2, 3, 4, 5, Article 3 of this Circular to confer the Title “Excellent Labor Team” on collectives within the ambit of their jurisdiction;

e) The State Bank’s branches in provinces and municipalities to confer the Title “Excellent Labor Team” on microfinance institutions in the localities under their management;

Article 24. The jurisdiction to recognize initiatives

1. For sectoral- and national-level initiatives: The Council for Initiatives of the banking sector shall scrutinize and evaluate the efficiency and influence thereof. Based on the assessments of the Council, the Governor shall authorize to the Director of the Emulation and Rewarding Department to recognize the sectoral- and national-level initiatives.

2. For grassroots-level initiatives: The Councils for Initiatives at the grassroots level shall consider and evaluate the efficiency and influence thereof. Based on the assessments of the Councils, Heads of the units shall decide to recognize the grassroots-level initiatives.

Article 25. Award ceremonies

1. Ceremonies to confer Orders, Medals, State honorable titles, “Ho Chi Minh Prize”, “State prize”, “Emulation Flag of the Government”, Title “National Emulation Winner” and “Prime Minister’s Certificate of Merit” shall comply with the provisions of Decree No. 145/2013/ND-CP dated October 29, 2013 of the Government prescribing the organization of anniversaries; ceremonies to confer and receive commendations, emulation titles; diplomatic protocols to welcome and receive foreign guests.

2. For Orders, Medals, State honorable titles, “Ho Chi Minh Prize”, “State prize”, “National Emulation Winner”: When receiving the notifications of the Emulation and Rewarding Department, Heads of the units shall plan to organize the award ceremonies and submit such plans to the Governor (via the Emulation and Rewarding Department). After obtaining the approval of the Governor, the Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for coordinating with the units to organize ceremonies to announce and confer the decorations or titles.

3. For “Emulation Flag of the Government” and “Prime Minister’s Certificate of Merit”: When receiving the notifications of the Emulation and Rewarding Department, Heads of the units shall actively plan and organize ceremonies to confer such titles on the commended collectives and individuals of their units. Before organizing such ceremonies, the units shall send notifications to the Emulation and Rewarding Department to follow up.

4. The Emulation and Rewarding Department shall give advises to the Governor for decision on the announcement and conferment of State-level commendation forms on individuals and collectives at the headquarters of the State Bank.

5. For the emulation titles and commendation forms under the jurisdiction of the Governor, he/she may authorize Heads of units the organize to announce and confer on the commended collectives and individuals.

Heads of units together with the Emulation and Rewarding Department shall give advice to the Governor for decision on the announcement and conferment of the “Governor’s Certificate of Merit” and the Commemorative Medal on collectives and individuals outside the banking sector.

6. The announcement and conferment of the emulation titles and commendation forms is an opportunity to honor good people, good deeds and typical examples, so the organization thereof shall be solemn, effective, and economical and shall not be obtrusive, perfunctory, and wasteful. Other events of the units may be organized in combination therewith to save time and money.

 

Section 2

COMMENADTION PROCESS, DOSSIERS OF NOMINATION FOR COMMENDATION

 

Article 26. The linear process of commendation

1. Heads of units within the banking sector shall bear the responsibility for commending or nominating officials, public employees, public servants, and employees under their management for higher-level commendation, whichever level launching the emulation movements shall consider commending or nominating collectives and individuals that have made outstanding achievements for higher-level commendation.

2. Units in the sector shall submit dossiers of nomination for commendation directly at the Single-Window Section of the State Bank or by post, or make online filings to the State Bank (via the Emulation and Rewarding Department).

After receiving the dossiers of nomination for commendation, the Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for checking the legality thereof, verifying the achievements stated therein and submitting them to the competent authorities within 20 working days (30 working days if additional commendation-related information is required). Illegal dossiers shall be notified or returned to the units that submit them within 05 working days from the date they are received; the units that submit such dossiers shall bear the responsibility for completing the dossiers and send them back to the Emulation and Rewarding Department within 05 working days from the date such dossiers are returned. For the commendation for merits and achievements, the reports on achievements nominated for State-level commendation, if the prescribed time limit is exceeded, shall be updated with achievements of the nominated collectives and individuals.

3. For the Title “Labor Hero”: Heads of the units shall submit the proposal for the Title “Labor Hero” conferment the approval to the Governor (via the Emulation and Rewarding Department) for approval. The Emulation and Rewarding Department shall seek opinions of the First Vice-Chairperson of the sectorial-level Council for Emulation and Commendation, then seek the approval of the Governor for the building of collective or individual “Labor Heroes”. Based on opinions of the Governor, the Emulation and Rewarding Department shall notify the units in writing. After receiving the dossiers requesting the conferment of the Title “Labor Hero”, the Emulation and Rewarding Department shall check them, evaluate the achievements stated therein, summarize and submit them to the sectorial-level Council for Emulation and Commendation for consideration at its meeting; based on the assessments of the Council, the Emulation and Rewarding Department shall submit the dossiers to the Party Committee of the State Bank for consideration before requesting the Governor to submit them to the competent authorities for further consideration.

4. For the Title “Grassroots Emulation Winner of the Banking Sector” and “National Emulation Winner”: After receiving the dossiers from the units, the Emulation and Rewarding Department shall check the legality thereof, verify the achievements stated therein and submit them to the Council for Initiatives of the banking sector and the sectorial-level Council for Emulation and Commendation for consideration. Based on the assessments of the Councils, the Emulation and Rewarding Department shall seek opinions of the First Vice-Chairperson of the sectorial-level Council for Emulation and Commendation before submitting the dossiers to the Governor for decision. Particularly, the dossiers of nomination for the “National Emulation Winner” shall be submitted to the Party Committee of the State Bank for consideration before requesting the Governor to submit them to the competent authorities for further consideration.

5. For the Title “Emulation Flag of the State Bank” and “Emulation Flag of the Government”: After receiving the dossiers from the units, the Emulation and Rewarding Department shall check the legality thereof, verify the achievements stated therein and submit them to the sectorial-level Council for Emulation and Commendation for consideration. Based on the assessments of the Council, the Emulation and Rewarding Department shall seek opinions of the First Vice-Chairperson of the sectorial-level Council for Emulation and Commendation before submitting the dossiers to the Governor for decision or requesting the Governor to submit them to the competent authorities for further consideration.

6. For Orders, Medals of all kinds and classes: After receiving the dossiers from the units, the Emulation and Rewarding Department shall check the legality thereof, verify the achievements stated therein and submit them to the Council for Initiatives of the banking sector and the sectorial-level Council for Emulation and Commendation for consideration. Based on the assessments of the Councils, the Emulation and Rewarding Department shall submit the dossiers to the Party Committee of the State Bank for consideration before requesting the Governor to submit them to the competent authorities for further consideration.

7. For “Prime Minister’s Certificate of Merit”: After receiving the dossiers from the units, the Emulation and Rewarding Department shall check the legality thereof, verify the achievements stated therein and submit them to the sectorial-level Council for Emulation and Commendation for consideration. Based on the assessments of the Council, the Emulation and Rewarding Department shall seek opinions of the First Vice-Chairperson of the sectorial-level Council for Emulation and Commendation before submitting the dossiers to the Governor for decision.

8. For the Title “Excellent Labor Team” and “Governor’s Certificate of Merit”: After receiving the dossiers from the units, the Emulation and Rewarding Department shall check the legality thereof, verify the achievements stated therein and submit them to the First Vice-Chairperson of the sectorial-level Council for Emulation and Commendation to seek his/her opinions before submitting the dossiers to the Governor for decision.

9. For commendation for individuals and collectives outside the banking sector: Heads of the units that have direct working relations with the external entities shall make and submitted notes enclosed with reports on achievements of individuals and collectives nominated for commendation to the Emulation and Rewarding Department. After receiving the dossiers from the units, the Emulation and Rewarding Department shall check the legality thereof, verify the achievements stated therein and submit them to the First Vice-Chairperson of the sectorial-level Council for Emulation and Commendation to seek his/her opinions before submitting the dossiers to the Governor for decision.

10. For the Title “People’s Teacher”, “Meritorious Teacher”, “Ho Chi Minh Prize”, “State prize”: the process prescribed in the 2003 Law on Emulation and Commendation, which is amended and supplemented in the 2013 Law, Decree No. 91/2017/ND-CP and other regulations of the State shall prevail.

11. For the emulation titles and commendation forms prescribed in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 of this Article, in case of necessity, the Emulation and Rewarding Department shall collect opinions from relevant units before considering the commendation thereof. Particularly for the Titles “Hero of Labor”, “National Emulation Winner” and other commendation forms prescribed in Clauses 6 and 10 of this Article, public opinions on the nominated collectives and individuals shall be collected via the web portal of the State Bank before the considering the commendation thereof.

12. Annually, the Emulation and Rewarding Department in collaboration with the Office of the State Bank to prepare dossiers and propose the conferment of emulation titles and commendation forms on leaders of the State Bank, the submit the dossiers to the sectorial-level Council for Emulation and Comments for consideration.

13. For commendation for dedication

a) For retired or deceased officials:

i) For officials who retired or deceased leaders the State Bank, the Human Resources Department shall bear the responsibility for preparing the dossiers of nomination for commendation;

ii) For others, heads of the units, where the retired officials had worked before their retirement or where the deceased officials had worked shall, bear the responsibility for conducting the procedures to nominate the commendation. The case of the last working unit of officials under the Commendation has dissolved, split, merged, amalgamated, then Heads of the units accept the quest of those units bear the responsibility for setting up dossiers of nomination for commendation;

iii) The Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for checking and summarizing the dossiers and seeking the certification of Human Resources Department (unless the Human Resources Department itself nominates the commendation), then submitting the dossiers to the sectorial-level Council for Emulation and Commendation for consideration; Based on the assessments of the Council for Emulation and Commendation, the Emulation and Rewarding Department shall seek opinions of the Party Committee of the State Bank before submitting the dossiers to the Governor for decision.

b) For officials who are about to retire:

i) For leaders the State Bank who are about to retire, the Office of the State Bank shall bear the responsibility for conducting the procedures to nominate for the commendation as prescribed;

ii) For others who meet the criteria, Heads of the units managing them shall made the dossiers of nomination for their commendation. The Emulation and Rewarding Department shall check and summarize the dossiers and seek the certification of Human Resources Department (unless the Human Resources Department itself nominates the commendation), and submit the dossiers to the sectorial-level Council for Emulation and Commendation for consideration, and then to the Party Committee of the State Bank for further consideration before submitting the dossiers to the Governor for decision.

c) The Human Resources Department shall bear the responsibility for certifying in writing the time during which the nominees for commendation have held their positions as well as the disciplinary actions, the reasons and the duration thereof they have undergone (if any), and the equivalents to the nominees’ positions; coordinating with relevant units to resolve complaints (if any) about the officials to be commended for their time-honored dedication to the banking sector.

14. For the Commemorative Medal

a) For officials who have been and are working in the banking sector: Heads of the units managing the officials (including those who retired, deceased, or changed their jobs) shall make and send notes enclosed with the dossiers of those who satisfy the prescribed criteria to the Emulation and Rewarding Department.

b) For officials outside the banking sector: leaders of the Party, State, National Assembly, and Government shall be nominated by the Office of the State Bank. Individuals of ministries, commissions, sectors and central mass organizations; foreigners who have been working in Vietnam, and Vietnamese nationals working abroad shall be nominated by Heads of the Agencies, Departments, or units under the State Bank that have direct working relations with them. Leaders of Party Committees, People’s Councils, People’s Committees of provinces and municipalities as well as other individuals working in localities who have made contributions to the banking sector shall be nominated by Directors of the State Bank’s branches in provinces and municipalities. Special cases of commendation shall be nominated by the Emulation and Rewarding Department and decided by the Governor.

c) For subjects prescribed at Points a and b of this Clause, the Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for checking the dossiers and seeking opinions of the First Vice-Chairperson of the sectorial-level Council for Emulation and Commendation before submitting them to The Governor for decision.

15. The State Bank’s branches in provinces and municipalities shall consider commending or suggest the Governor to confer thematic or extraordinary commendation, or the Commemorative Medal on collectives and individuals of People’s Credit Funds in the localities under their management.

16. For collectives and individuals of microfinance institutions: The State Bank’s branches in provinces and municipalities where microfinance institutions are headquartered shall consider commending or suggesting the competent authorities to confer the commendation.

Article 27. Principles of making dossiers

1. Any report or summary report on achievements of any collective or individual nominated for commendation shall be affixed with the seal of the nominating unit on adjoining edges of its pages (if any).

2. For units that are obliged to make payments to the State budget and implement insurance policies for employees, when nominating collectives or individuals who are Heads of the units and Directors of branches of credit institutions for commendation, the dossiers thereof shall be certified in writing by the competent authorities. Particularly for emulation titles and commendation forms under the jurisdiction of the Governor, Heads of the units shall bear the responsibility for certifying the above contents in the reports on achievements (the written certifications of tax and insurance by the competent authorities stored at the units).

3. When submitting dossiers of nomination for commendation, credits institutions and enterprises managed by the State Bank (legal entities) shall obtain conclusions of the audit agencies within the period for which they are nominated for commendation (for commendation under the jurisdiction of the Governor, the audit conclusions shall be made in the time of consideration for the emulation titles and commendation forms; for State-level commendation, the audit conclusions shall be made in the period of 05 consecutive years prior to the nomination for commendation).

Article 28. Dossiers of nomination for emulation titles

1. The emulation titles and commendation forms shall be realized in the units by Heads of such units under their jurisdiction or under the authorization from the Governor, in accordance with the 2003 Law on Emulation and Commendation (revised), Decree No. 91/2017/ND-CP and this Circular.

2. A dossier of nomination for the Title “Grassroots Emulation Winner” contains:

a) A written request for recognition of the Title “Grassroots Emulation Winner”;

b) A report on achievements of the individual nominee;

c) A written request for recognition of initiative(s) (made using Form No. 09 attached to this Circular) or a decision on recognition of scientific research project(s);

d) A meeting minute enclosed with the result of the secret ballot held by the Council for Emulation and Commendation of the unit with the polling percentage of 70% or higher out of the total membership of such Council (if any member of the Council is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

3. A dossier of nomination for the Title “Grassroots Emulation Winner of the Banking Sector” contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) A summary report on achievements of the individual nominees for commendation (made using Form No. 14 attached to this Circular). Detailed reports on achievements of each nominee shall be archived at the unit;

c) A written request for recognition of the efficiency and influence of the initiative(s), enclosed with a summary of sectorial-level initiative(s) of the individual nominees (made using Forms No. 07 and No. 08 attached to this Circular) or a decision on recognition of sectorial-level scientific research project(s);

d) A meeting minute enclosed with the result of the secret ballot held by the Council for Emulation and Commendation of the unit with the polling percentage of 90% or higher out of the total membership of such Council (if any member of the Council is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

4. A dossier of nomination for the Title “National Emulation Winner” contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) 03 copies of each report on achievements of the individual nominees certified by the nominating unit (made using Form No. 13 attached to this Circular);

c) A written request for recognition of the efficiency and influence of initiative(s), enclosed with the summary of national-level initiative(s) of the individual nominees, or a decision on recognition of the scientific research project(s) (made using Forms No. 07 and No. 08 attached to this Circular);

d) A meeting minute enclosed with the result of the secret ballot held by the Council for Emulation and Commendation of the unit with the polling percentage of 90% or higher out of the total membership of such Council (if any member of the Council is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

5. A dossier of nomination for the Title “Excellent Labor Team” (applicable to the collectives recognized by the Governor) contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the collective nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) A summary report on achievements of collective nominees for commendation (made using Form No. 15 attached to this Circular). Detailed reports on achievements of each nominee shall be archived at the unit;

c) A meeting minute enclosed with the result of the secret ballot held by the Council for Emulation and Commendation of the unit with the polling percentage of 70% or higher out of the total membership of such Council (if any member of the Council is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

6. A dossier of nomination for the Title “Emulation Flag of the State Bank” contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit or Head of the Emulation Block or Grouping, enclosed with the list of the collective nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) A summary report on achievements of collective nominees for commendation (made using Form No. 15 attached to this Circular). Detailed reports on achievements of each nominee shall be archived at the unit;

c) A meeting minute of the Council or the Emulation Block or Grouping enclosed with the result of the secret ballot with the polling percentage of 70% or higher out of the total membership of the Council or the Emulation Block or Grouping (if any member is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

7. A dossier of nomination for the Title “Emulation Flag of the Government” contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit or Head of the Emulation Block or Grouping, enclosed with the list of the collective nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) 03 copies of each report on achievements of the collective nominees certified by the nominating unit (made using Form No. 12 attached to this Circular);

c) A meeting minute of the Council or the Emulation Block or Grouping enclosed with the result of the secret ballot with the polling percentage of 70% or higher out of the total membership of the Council or the Emulation Block or Grouping (if any member is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

8. A dossier of nomination for the Title “Labor Hero” contains:

a) A written proposal made by the Head of the units enclosed with the list of the collective and individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) 04 copies of each report on achievements of the collective or individual nominee for commendation certified by the nominating unit (made using Forms No. 17, 18 attached to this Circular);

c) A meeting minute enclosed with the result of the secret ballot held by the Council for Emulation and Commendation of the unit with the polling percentage of 90% or higher out of the total membership of such Council (if any member of the Council is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

Article 29. Dossiers of nomination for commendation forms

1. Regarding the nomination of collectives and individuals for the “Governor’s Certificate of Merit”, a dossier contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the collective and individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) A summary report on achievements of collective and individual nominees for commendation (made using Forms No. 14, 15 attached to this Circular). Detailed reports on achievements of nominees shall be archived at the unit. Particularly, the summary report on achievements of the nominees for the “Governor’s Certificate of Merit” as prescribed at Point d, Clause 1, Article 18 of this Circular shall be made using Form No. 14a attached to this Circular.

c) A meeting minute of the Council for Emulation and Commendation of the unit.

2. Regarding the nomination of collectives and individuals for the “Prime Minister’s Certificate of Merit”, a dossier contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the collective and individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) 03 copies of each report on achievements of the collective and individual nominees certified by the nominating unit (Forms No. 12 and No. 13 attached to this Circular);

c) A meeting minute enclosed with the result of the secret ballot held by the Council for Emulation and Commendation of the unit with the polling percentage of 70% or higher out of the total membership of such Council (if any member of the Council is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

3. Regarding the nomination of individuals for Orders of any kind and classes, a dossier contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) 04 copies of each report on achievements of the individual nominees certified by the nominating unit (made using Form No. 13 attached to this Circular);

c) A written request for recognition of the efficiency and influence of sectoral- or national-level initiative(s), enclosed with the summary of such initiative(s) (made using Forms No. 07 and No. 08 attached to this Circular);

d) A meeting minute enclosed with the result of the secret ballot held by the Council for Emulation and Commendation of the unit with the polling percentage of 70% or higher out of the total membership of such Council (if any member of the Council is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

4. Regarding the nomination of collectives for Orders of any kind and classes, a dossier contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the collective nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) 04 copies of each report on achievements of the collective nominees certified by the nominating unit (made using Form No. 12 attached to this Circular);

c) A meeting minute enclosed with the result of the secret ballot held by the Council for Emulation and Commendation of the unit with the polling percentage of 70% or higher out of the total membership of such Council (if any member of the Council is absent, his/her opinions in writing shall be collected).

5. Regarding the nomination for Medals, a dossier contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) A shortlist of the nominees for commendation certified by the nominating unit.

6. Regarding the nomination for extraordinary commendation, a dossier contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the collective and individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) A report on achievements of the collective or individual nominee made by the nominating unit. In case of nomination for the “Prime Minister’s Certificate of Merit”, the report shall be made into 03 copies; in case of nomination for Orders, the report shall be made into 04 copies (using Form No. 19 attached to this Circular);

7. Regarding the nomination for intermittent (thematic) commendation, a dossier contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the collective and individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) A meeting minute of the Council for Emulation and Commendation of the unit;

c) Reports on achievements of the collective and individual nominees certified by the nominating unit. In case of nomination for the “Prime Minister’s Certificate of Merit”, each report shall be made into 03 copies; in case of nomination for Orders, each report shall be made into 04 copies (using Form No. 20 attached to this Circular);

8. Regarding the commendation for dedication, a dossier contains:

a) For retired or deceased officials

i) A proposal made by the Head of the unit (for leaders of the State Bank, the proposal shall be made by the Department of Personnel and Organization) enclosed with the list of the individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

ii) 04 copies of each report on achievements of the individual nominees certified by the nominating unit. If the nominees who satisfy the criteria for commendation deceased, the nominating unit shall actively coordinate with the Department of Personnel and Organization to prepare reports on achievements for them (using Form No. 16 attached to this Circular).

b) For officials who are about to retire

i) A proposal made by the Head of the unit (for leaders of the State Bank, the proposal shall be made by the Department of Personnel and Organization) enclosed with the list of the individual nominees for commendation (using Form No. 02 attached to this Circular);

ii) 04 copies of each report on achievements of the individual nominees certified by the nominating unit (made using Form No. 16 attached to this Circular);

iii) A meeting minute of the Council for Emulation and Commendation of the unit (not required in case of nomination for commendation of the State Bank leaders).

9. Regarding commendation for those outside the banking sector, a dossier contains:

a) A written proposal for commendation made by the Head of the unit that has direct relations with the collective and individual nominees for commendation, enclosed with the list of such nominees (using Form No. 02 attached to this Circular);

b) Reports on achievements related to the banking sector of the collective and individual nominees, certified by the nominating unit (made using Form No. 21 attached to this Circular).

10. Regarding the nomination for the Commemorative Medal, a dossier contains:

a) For officials within the banking sector

i) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the individual nominees for commendation (made using Form No. 03 attached to this Circular);

ii) A work history statement of each individual nominee (made using Form No. 04 attached to this Circular). Regarding the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade of Vietnam, Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Bank for Agriculture and Rural Development of Vietnam, Vietnam Bank for Social Policies, Cooperative Bank of Vietnam, Deposit Insurance of Vietnam, and People’s Credit Funds, the work history statements of the individual nominees shall not be sent to the State Bank, but archived by the nominating unit;

iii) A shortlist of the nominees and their information (made using Form No. 05 attached to this Circular).

b) For officials outside the banking sector

i) A written proposal for commendation made by the Head of the unit enclosed with the list of the individual nominees for commendation (made using Form No. 03 attached to this Circular);

ii) A summary of achievements and contributions to the development of Vietnam’s banking sector of the individual nominees, certified by the nominating unit (made using Form No. 06 attached to this Circular).

Article 30. Deadlines for submitting dossiers

1. Annual commendation

a) For the emulation titles and commendation forms under the jurisdiction of the Governor: Dossiers shall be submitted before February 28 every year. The banking educational institutions shall submit the dossiers before August 15 every year; particularly, dossiers for the Commemorative Medal “For the cause of Vietnam Bank” shall be submitted before February 28 every year.

b) For State-level emulation titles and commendation forms:

i) Dossiers for the “Emulation Flag of the Government” shall be submitted before February 28 every year;

ii) Dossiers for the “National” Emulation Winner”, “Prime Minister’s Certificate of Merit”, Medals, Orders of all kinds and classes shall be submitted before March 15 every year;

iii) The banking educational institutions shall submit the dossiers before August 15 every year;

iv) Dossiers for the “Labor Hero” shall be considered and conferred every 5 years on the occasion of the patriotic emulation congresses at all levels, unless otherwise there are extraordinary excellent achievements;

v) Dossiers for the Title “People’s Teacher”, “Meritorious Teacher”, “Ho Chi Minh Prize”, “State prize” shall be submitted in accordance with regulations of the concerned State agencies.

c) For the emulation titles and commendation forms under the jurisdiction of Heads of units: Heads of the units are assigned to stipulate in detail.

2. For extraordinary commendation: Dossiers shall be submitted immediately after the collectives and individuals make extraordinary achievements.

3. For thematic commendation: Dossiers shall be submitted immediately after each work program or campaign is accomplished.

4. For commendation for dedication: Dossiers shall be submitted in 06 months before the retirement of the officials. For retired officials, the dossiers shall be submitted before March 15 every year.

5. For the nominees for commendation as prescribed at Point d, Clause 1, Article 18 of this Circular: Dossiers shall be received no more than 06 months before the retirement. For retired officials, the dossiers shall be submitted before March 15 every year.

Article 31. The number of “Emulation Flag of the State Bank” to be conferred

1. For Agencies, Departments, and units at the headquarters of the State Banks, enterprises managed by the State Bank: Annually, the Governor shall confer the “Emulation Flag of the State Bank” on the excellent vanguard of emulation movements in each emulation block. The composition of each emulation block shall be specified in a decision by the Governor. For units under the Banking Supervision Agency, the Governor annually confers his/her Emulation Flag on the excellent vanguard of the emulation movements within the Banking Supervision Agency.

2. For the State Bank’s branches in provinces and municipalities: Annually, the Governor confers his/her Emulation Flags on excellent vanguards of emulation movements of every emulation groupings. The composition of each emulation grouping shall be specified in a decision by the Governor.

3. For credits institutions, branches of foreign banks, the Deposit Insurance of Vietnam and other units within the banking sector: Annually, based on the task performance and size of each unit, the State Bank will announce the number of Emulation Flags to be conferred on each unit.

4. For banking educational institutions: Annually, the Governor confers his/her Emulation Flags to outstanding units in the emulation movements.

5. Collectives that can be conferred Emulation Flags are the large collectives specified in Article 3 of this Circular; Agencies, Departments, Offices under the Banking Supervision Agency; branches, subsidiaries of credits institutions; branches of the Deposit Insurance of Vietnam; branches of banking educational institutions.

 

Chapter VI

EMULATION AND COMMENDATION FUNDS, RIGHTS AND OBLIGATIONS OF COMMENDED COLLECTIVES AND INDIVIDUALS, AND STATE MANAGEMENT OVER EMULATION AND COMMENDATION

 

 Section 1

EMULATION AND COMMENDATION FUNDS

 

Article 32. Emulation and Commendation Fund

The funding sources and norms as well as the management and use of the Emulation and Commendation Funds shall comply with the provisions of Articles 65, 66, 67 of Decree No. 91/2017/ND-CP and its guiding documents.

Article 33. Principles for calculating rewards and responsibilities for giving rewards

1. The principles for calculating rewards shall comply with the provisions of Article 68, Decree No. 91/2017/ND-CP.

2. The responsibilities for giving rewards

a) For collectives and individuals commended by the Prime Minister or the State President:

i) Collectives and individuals of the State Bank (other than non-business units) shall be rewarded by the State Bank;

ii) Collectives and individuals of credits institutions, branches of foreign banks, the Deposit Insurance of Vietnam, non-business units, standing bodies of associations and enterprises managed by the State Bank shall be rewarded by the units managing them;

b) For collectives and individuals commended by the Governor:

i) Rewards for collectives and individuals of the State Bank (other than non-business units) and those outside the banking sector shall be covered by the Emulation and Commendation Fund of the State Bank;

ii) Rewards for collectives and individuals of credits institutions, branches of foreign banks, the Deposit Insurance of Vietnam, non-business units, standing bodies of associations and enterprises from the State Management bank shall be covered by the Emulation and Commendation Funds of the respective managing units;

c) The rewards for collectives and individuals commended by Directors of the State Bank’s branches in provinces and municipalities shall be covered by the Emulation and Commendation Funds of the respective State Bank’s branches (other than collectives and individuals of credits institutions);

d) The rewards for collectives and individuals of credits institutions, branches of foreign banks, the Deposit Insurance of Vietnam, non-business units, standing bodies of associations and enterprises managed by the State Bank, who are commended by Heads of their managing units, shall be covered by the Emulation and Commendation Funds of the respective managing units.

3. The rewards for emulation titles and commendation forms specified herein shall comply with the provisions from Articles 69 to 74 of Decree No. 91/2017/ND-CP and its guiding documents.

 

Section 2

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF COLLECTIVES AND INDIVIDUALS

 

Article 34. Rights and obligations of collectives and individuals in terms of emulation and commendation

1. Rights of collectives and individuals in terms of emulation and commendation.

a) To participate in emulation movements initiated by the State, the State Bank, agencies, organizations, and units;

b) To be considered for titles and commendation forms in accordance with the law provisions;

c) To express their opinions or request the competent agencies to consider and confer titles and commendation forms on collectives and individuals that make achievements and satisfy the criteria prescribed by the law provisions;

d) Annually, commended individuals shall be considered for early salary raises, prioritized to study, conduct research, improve professional qualifications, go on visits and surveys at home and abroad; be included in leadership development plans, appointed to higher positions, or re-appointed.

2. Obligations of collectives and individuals in terms of emulation and commendation.

a) To strictly abide by the laws of the State and regulations of the State Bank, organizations, units in terms of emulation and commendation;

b) Commended collectives and individuals must preserve their commendation-related artifacts and shall not lend them to others so as to commit illegal acts;

c) To refuse titles or commendation forms that they do not deserve for their achievements and do not meet the criteria and procedures prescribed by the law provisions;

d) To bear the responsibility for discovering individuals with extraordinary achievements, good examples, good deeds, typical examples to timely nominate them for commendation, or report and denounce collectives and individuals who commit deceitful acts or violate the law provisions on emulation and commendation.

 

Section 3

STATE MANAGEMENT OVER EMULATION AND COMMENDATION

 

Article 35. Dissemination and replication of typical examples

1. The Emulation and Rewarding Department shall advise the Governor to work out plans and disseminate the patriotic emulation ideology of President Ho Chi Minh, guidelines and policies of the Party, laws of the Party State on emulation and commendation; praise, honor and replicate typical examples in emulation movements across the banking sector.

2. Units within the banking sector shall work out plans, popularize and replicate typical examples, good people, good deeds as well as select collectives and individuals with outstanding achievements in emulation movements to praise, honor, commend or nominate for commendation.

Article 36. Training and improvement

The Emulation and Rewarding Department shall work out plans to organize training courses and refreshers for officials in charge of emulation and commendation of the large collectives specified in Article 3 of this Circular. The large collectives shall work out plans and organize training courses on emulation and commendation for the grassroots collectives and small collectives directly under their management depending on specific requirements and conditions.

Article 37. Inspection of emulation and commendation

1. The Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for inspecting the emulation and commendation of units throughout the sector.

2. Heads of the units shall bear the responsibility for inspecting the emulation and commendation of the units under their management.

 

Chapter VII

COUNCILS FOR EMULATION AND COMMENDATION
AND COUNCILS FOR INITIATIVES AT ALL LEVELS

 

Article 38. Councils for Emulation and Commendation, Councils for Initiatives at all levels within the banking sector

1. The State Bank shall establish the Council for Emulation and Commendation and the Council for Initiatives of the banking sector.

2. The units shall establish their own Councils for Emulation and Commendation and Councils for Initiatives.

Article 39. Composition of the Council for Emulation and Commendation the banking sector

1. Chairperson: The Governor of the State Bank.

2. First Vice-Chairperson: The Deputy Governor in charge of emulation and commendation within the banking sector.

3. Standing Vice-Chairperson: The Director of the Emulation and Rewarding Department.

4. Council members: Director of the Personnel and Organization Department, Standing Deputy Secretary of the Party Committee of the State Bank, Standing Vice-Chairperson of the Vietnam Banking Trade Union, Chief of the State Bank Office, Chief Inspector or the Banking Supervision Agency, Director of Internal Audit Department, Director of Monetary Policy Department, Director of Finance and Accounting Department, Deputy Director of the Emulation and Rewarding Department.

5. Secretary: A specialist from the Emulation and Rewarding Department.

Article 40. Composition of a Council for Emulation and Commendation of any unit under the State Bank

1. Chairperson: The Head of the unit.

2. Vice-Chairperson: The Deputy Head of the units.

3. Council members: Representatives from the Party Committee, Chairperson of the Trade Union and other seniors of the unit designated by Head of the unit, ensuring that the total membership (including the Chairperson, Vice-Chairperson and members) shall not exceed 09 people. For the Banking Supervision Agency, the total membership of a council shall not exceed 13 people and the Chief Inspector shall decide to establish Councils for Emulation and Commendation of subordinate Agencies, Departments, and units.

4. Secretary: An official in charge of emulation and commendation.

Article 41. Composition of a Council for Emulation and Commendation of any credit institution, branch of a foreign bank, the Deposit Insurance of Vietnam or any enterprise managed by the State Bank

1. Chairperson: Chairperson of the Board of Directors or Chairperson of the Members’ Council. Particularly, the CEO of the Bank for Social Policies and the CEO (Managing Director) of any branch of a foreign bank shall be the Chairperson of the Council.

2. Vice-Chairperson: The CEO (Managing Director). Particularly, Deputy CEO (Deputy Managing Director) of the Bank for Social Policies and any branch of a foreign bank shall be the Vice-Chairperson of the Council.

3. Council members: Representatives from the Party Committee, Chairperson of the Trade Union and other seniors of the unit designated by Head of the unit, ensuring that the total membership shall not exceed 13 people.

4. Secretary: Deputy Head of the division (commission) in charge of emulation and commendation or a specialist in charge of emulation and commendation.

Article 42. Composition of a Council for Emulation and Commendation of any standing body of an association managed by the State Bank

1. Chairperson: The Secretary General.

2. Vice-Chairperson: The Trade Union Chairperson.

3. Other members shall be designated by the Head of the unit. The total membership of the council shall not exceed 09 people.

3. Secretary: An official in charge of emulation and commendation.

Article 43. Composition of the Council for Initiatives of the banking sector

1. Chairperson: The Deputy Governor in charge of emulation and commendation within the banking sector.

2. Standing Vice-Chairperson: Director of the Emulation and Rewarding Department.

3. Other members and the secretary shall be proposed by the Emulation and Rewarding Department to the Governor.

Article 44. Composition of a Council for Initiatives of any unit

1. Chairperson: The Head of the unit.

2. Vice-Chairperson: The Deputy Head of the unit.

3. Other members and the secretary shall be designated by the Head of the unit.

Article 45. Working principles, duties and powers of Councils for Emulation and Commendation and Councils for Initiatives

1. Working principles, specific tasks and powers of the Council for Emulation and Commendation and the Council for Initiatives of the banking sector shall comply with the working regulations set by the Governor.

2. Working principles, specific tasks and powers of Councils for Emulation and Commendation and Councils for Initiatives of units shall comply with working regulations set by Heads of the respective units.

 

Chapter VIII

MANAGEMENT OF EMULATION AND COMMENDATION DOSSIERS AND NOTIFICATION OF COMMENDATION

 

Article 46. Management of dossiers

1. The Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for managing dossiers and documents related to emulation titles, commendation forms the jurisdiction of the Governor and the superiors.

2. Units shall bear the responsibility for managing and archiving documents related to emulation and commendation according to regulations.

Article 47. Notification of commendation

Annually, the Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for notifying the results of consideration for commendation for the nominating units.

 

Chapter IX

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 48. Reporting on emulation and commendation

1. At the end of the working year, the units summarize and evaluate emulation and commendation work and submit written reports to the State Bank (via the Emulation and Rewarding Department) before February 15 of the following year. The Banking Academy and the Banking University of Ho Chi Minh City shall submit their reports before August 15 every year. The outline of a summary report on emulation and commendation work is provided in Form No. 29 attached to this Circular.

2. Upon initiating any emulation movement, a unit shall bear the responsibility for sending a written notice on such initiation and, after each emulation movement, such unit shall bear the responsibility for sending a summary report to the State Bank (via the Emulation and Rewarding Department) to follow up and serve as bases for consideration and commendation.

3. Microfinance institutions shall send written notices on initiation of emulation movements and summary reports on emulation and commendation work to the State Bank’s branches in provinces and municipalities where they are located so as to follow up and report to the State Bank (via the Emulation and Rewarding Department).

Article 49. Responsibilities of the units

1. The Emulation and Rewarding Department shall bear the responsibility for advising the Governor in deciding on:

a) The maximum bad debt ratio acceptable for credits institutions, branches of credits institutions, branches of foreign banks and individuals who are Managers and Executive Officers of credit institutions, CEOs (Managing Directors) of branches of foreign banks to be considered for commendation;

b) The specific number of Emulation Flags to be conferred on each Emulation Block or Grouping and each unit;

c) The percentage of collectives to be conferred the Title “Excellent Labor Team” in every units.

2. The Banking Inspection Agency shall bear the responsibility for providing information using to Form No. 22 attached to this Circular related to credits institutions, branches of foreign banks and individuals, who are the Managers and Executive Officers of credit institutions, CEOs (Managing Directors) of branches of foreign banks, nominated for commendation under the jurisdiction of the Governor and for State-level commendation.

3. The State Bank’s branches in provinces and municipalities shall bear the responsibility for providing information using Form No. 22 attached to this Circular related to branches of credits institutions and individuals, who are Directors, Deputy Directors of branches of credit institutions, nominated for commendation under the jurisdiction of the Governor and for State-level commendation.

4. Concerned Agencies, Departments, and units under the State Bank shall bear the responsibility for providing information related to collectives and individuals of the State Bank, the Deposit Insurance of Vietnam, banking educational institutions, standing bodies of associations and enterprises managed by the State Bank so as to consider for commendation.

5. The Communication Department shall bear the responsibility for posting on the web portal of the State Bank For the information related to collective and individual nominees for Orders of types and classes, State honorable titles, and the Title “National Emulation Winner”.

6. The Finance and Accounting Department shall bear the responsibility for coordinating with the Emulation and Rewarding Department in guiding the use of emulation and commendation funds and the rewards in accordance with regulations as well as summarizing the revenues and expenditures and sending the data thereof to the Emulation and Rewarding Department before June 30 and December 31 annually.

7. Heads of units prescribed at Point a Clauses 2, 3, 4, 5, Article 3 of this Circular shall bear the responsibility for guiding the emulation and commendation work conformable with the size and activities of the respective units.

Article 50. Effect

This Circular takes effect from December 16, 2019, and replaces Circular No. 08/2018/TT-NHNN dated March 30, 2018 of the Governor of the State Bank, guiding the emulation and commendation in the banking sector.

Article 51. Organization of implementation

Chief of the State Bank Office, Heads of the units under the State Bank, Chairpersons of Boards of Directors, Chairpersons of Members’ Councils and CEOs (Managing Directors) of credits institutions, branches of foreign banks, the Deposit Insurance of Vietnam, enterprises managed by the State Bank, Secretaries General of associations managed by the State Bank shall be responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE GOVERNOR

DEPUTY GOVERNOR

 

Nguyen Kim Anh

 

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 17/2019/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 17/2019/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất