Thông tư 08/2016/TT-BTNMT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

thuộc tính Thông tư 08/2016/TT-BTNMT

Thông tư 08/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2016/TT-BTNMT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Chu Phạm Ngọc Hiển
Ngày ban hành:16/05/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

Thông tư 08/2016/TT-BTNMT đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 16/05/2016 quy định về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia.
Theo đó, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm việc phân tích, đánh giá các tác động tiêu cực, tích cực, ngắn hạn, dài hạn của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, mục tiêu lâu dài của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
Trong đó, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai gồm đánh giá phạm vi, cường độ, tần suất và tính bất thường của các thiên tai khí tượng thủy văn; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên gồm đánh giá tác động đến tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và hải đảo, khoáng sản, năng lượng, đa dạng sinh học; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường, hệ sinh thái; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

Xem chi tiết Thông tư08/2016/TT-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

Số: 08/2016/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÁNH GIÁ KHÍ HẬU QUỐC GIA

Căn cứ Luật khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đánh giá tác động của biến đi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia theo quy định tại khoản 8 Điều 33 của Luật khí tượng thủy văn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Thích ứng biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh các hệ thống tự nhiên và con người để phù hợp với môi trường mới hoặc môi trường bị thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các tác động tích cực do biến đổi khí hậu mang lại.
2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.
Điều 4. Thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá
Thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia bao gồm:
1. Kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố gần nhất tại thời điểm đánh giá.
2. Niên giám thống kê.
3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu quốc gia.
5. Thông tin, dữ liệu liên quan của các Bộ, ngành và địa phương.
Điều 5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
1. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu bao gồm việc phân tích, đánh giá các tác động tiêu cực, tích cực, ngắn hạn, dài hạn của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực được quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật khí tượng thủy văn nhằm xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, mục tiêu lâu dài của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Nội dung đánh giá thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.
2. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai gồm đánh giá phạm vi, cường độ, tần suất và tính bất thường của các thiên tai khí tượng thủy văn.
3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên gồm đánh giá tác động đến tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và hải đảo, khoáng sản, năng lượng, đa dạng sinh học.
4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường, hệ sinh thái, gồm:
a) Biến động hải văn, thủy động lực biển: sóng, dòng chảy, thủy triều, nước dâng, xâm nhập mặn; xói lở, bồi tụ bờ biển;
b) Biến động thủy văn nước mặt, thủy văn nước ngầm, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở;
c) Biến động khí tượng khí hậu: hạn hán, nắng nóng, rét hại, mưa lớn;
d) Biến động đất đai do xói lở, bồi tụ; suy thoái đất đai do sa mạc hóa, xâm nhập mặn;
đ) Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng triều, hệ sinh thái dưới nước và các hệ sinh thái khác;
e) Các nội dung khác có liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực, bao gồm các nội dung sau:
a) Đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực, ngắn hạn, dài hạn của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến phạm vi của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
b) Đánh giá tác động tích cực, tiêu cực, ngắn hạn, dài hạn của biến đổi khí hậu đến các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực.
6. Trình tự đánh giá tác động của biến đổi khí hậu:
a) Xác định đối tượng và phạm vi cần đánh giá;
b) Phân tích, lựa chọn công cụ đánh giá, phương pháp đánh giá, mô hình đánh giá và chỉ số đánh giá;
c) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái theo nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
d) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực theo nội dung quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Tổng hợp báo cáo đánh giá.
Điều 6. Đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, trong quá trình xây dựng phải đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
a) Thực trạng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá các ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
b) Hiệu quả của các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
3. Đánh giá các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
a) Thực trạng các giải pháp giảm nhẹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
b) Hiệu quả của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội của ngành, địa phương trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và khả năng nhân rộng.
4. Trình tự đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
a) Phân tích, lựa chọn các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu cần đánh giá liên quan đến phạm vi của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
b) Phân tích, lựa chọn công cụ đánh giá, chỉ số đánh giá, phương pháp đánh giá;
c) Đánh giá thực trạng các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu liên quan đến phạm vi của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;
d) Đánh giá hiệu quả của các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội của ngành, địa phương;
đ) Tổng hợp báo cáo đánh giá.
Điều 7. Đánh giá khí hậu quốc gia
1. Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn và chi tiết như sau:
a) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn, gồm: đặc điểm của khí hậu Việt Nam đến thời điểm đánh giá; diễn biến của nhiệt độ, lượng mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa đá, sương muối;
b) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn, gồm: đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu, cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan; đánh giá mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu và các cực trị khí hậu; những điểm khác biệt so với trung bình khí hậu toàn cầu và báo cáo đánh giá kỳ trước;
c) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
d) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
đ) Đánh giá các nội dung quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn, gồm: mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu so với diễn biến thực tế của khí hậu trong kỳ đánh giá; mức độ sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu đối với hoạt động thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu trong kỳ đánh giá.
2. Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật khí tượng thủy văn.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Bộ, ngành, địa phương thuộc trường hợp phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này.
2. Kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu được thể hiện đầy đủ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật khí tượng thủy văn. Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật khí tượng thủy văn.
3. Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện đánh giá khí hậu quốc gia theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung
ương Đng;
- T
òa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, PC, KTTVBĐKH
(200).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Chu Phạm Ngọc Hiển

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT

_________

No. 08/2016/TT-BTNMT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
_________

Hanoi, May 16, 2016

 

 

CIRCULAR

Promulgating regulations on assessment of climate change impacts and national climate assessment

__________

Pursuant to the Law on Hydro-meteorology dated November 23, 2015;

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 21/2013/ND-CP dated March 04, 2013 promulgating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural resources and Environment;

At the request of the Director of the Department of Hydro-meteorology and Climate Change and the Director of the Department of Legal Affairs;

The Minister of Natural Resources and Environment hereby issues the Circular promulgating regulations on assessment of climate change impacts and national climate assessment.

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes in details the assessment of climate change impacts and national climate assessment in accordance with regulations in Clause 8, Article 33 of the Law on Hydro-meteorology.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to agencies, organizations, individuals involved in the assessment of climate change impacts and national climate assessment.

Article 3. Interpretation of terms

1. Climate change adaptation means the adjustment of natural and human systems to the new or changed environment, in order to reduce the vulnerability caused by climate change and take advantage of positive impacts brought about by climate change.

2. Climate change mitigation refers to activities aimed at reducing the level or intensity of greenhouse gas emissions.

Article 4. Information and data for assessment

Information and data for the assessment of climate change impacts, assessment of climate change adaptation and mitigation measures and national climate assessment include:

1. Climate change scenarios recently announced by the Ministry of Natural Resources and Environment at the time of assessment.

2. Statistical Yearbook.

3. Socio-economic development strategies, master plans and plans promulgated by the competent state agencies.

4. Information and data on hydro-meteorology and national climate change.

5. Relevant information and data provided by ministries, branches and localities.

Article 5. Assessment of climate change impacts

1. Assessment of climate change impacts includes the analysis and assessment of negative, positive, short-term and long-term impacts of climate change on natural disasters, natural resources, environment, ecosystems, living conditions, socio-economic activities, interdisciplinary, inter-regional and interdisciplinary issues which are specified in Clause 5, Article 33 of the Law on Hydro-meteorology in order to determine socio-economic targets, long-term goals of strategies, master plans and plans in the list of performing strategic environmental assessment. Contents of assessment shall comply with provisions in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article.

2. The assessment of climate change impacts on natural disasters includes assessment of the range, intensity, frequency and anomalies of hydro-meteorology disasters.

3. The assessment of climate change impacts on natural resources includes assessment of impacts on water resources, land resources, forest resources, marine and island resources, minerals, energy, and biodiversity.

4. The assessment of climate change impacts on the environment and the ecosystems includes:

a) Changes in marine culture, hydrodynamics: waves, currents, tides, rising water, saline intrusion; coastal erosion and accretion;

b) Changes in surface water hydrology, underground water hydrology, inundation, flood, flash floods, landslides;

c) Meteorological and climatic changes: drought, harmful heat, cold, heavy rain;

d) Land changes due to erosion and accretion; land degradation due to desertification and saltwater intrusion;

dd) Terrestrial ecosystem, intertidal ecosystem, aquatic ecosystem and other ecosystems;

e) Other contents related to strategies, master plans and plans.

5. The assessment of climate change impacts on socio-economic activities and interdisciplinary, inter-regional and interdisciplinary issues includes the following contents:

a) Assessment of positive, negative, short-term and long-term impacts of climate change on socio-economic activities related to the scope of strategies, plans and plans;

b) Assessment of positive, negative, short-term and long-term impacts of climate change on inter-sector, inter-regional and cross-sector issues.

6. Order of assessment of climate change impacts:

a) Determination of the subject and scope of assessment;

b) Analysis and selection of assessment tools, assessment methods, assessment models and assessment indicators;

c) Assessment of climate change impacts on natural disasters, natural resources, environment, ecosystems in accordance with the contents specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 5 of this Circular;

d) Assessment of climate change impacts on socio-economic activities and interdisciplinary, inter-regional and interdisciplinary issues in accordance with the contents specified in Clause 5, Article 5 of this Circular;

dd) Summary of assessment reports.

Article 6. Assessment of solutions to climate change adaptation and mitigation

1. Strategies, master plans and plans in the list of performing strategic environmental assessment shall, during the development process, assess solutions to climate change adaptation and mitigation as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article

2. Assessment of adaptation solutions to climate change:

a) The current situation of solutions to climate change adaptation in strategies, master plans and plans, including the analysis and assessment of advantages, disadvantages, causes and remedial solutions;

b) The effectiveness of climate change adaptation solutions on socio-economic activities in strategies, master plans and plans.

3. Assessment of climate change mitigation solutions:

a) The current situation of climate change mitigation solutions in strategies, master plans and plans, including the analysis and assessment of advantages, disadvantages, causes and remedial solutions;

b) The effectiveness of climate change mitigation solutions on socio-economic activities of sectors and localities in strategies, master plans, plans and the possibility of replication.

4. Order of assessment of climate change adaptation and mitigation solutions:

a) Analysis and selection of adaptation and mitigation solutions to climate change with assessment related to the scope of the strategy, master plan or plan;

b) Analysis and selection of assessment tools, assessment indicators and assessment methods;

c) Assessment of the current situation of adaptation and mitigation solutions to climate change related to the scope of the strategy, master plan and plan;

d) Assessment of the effectiveness of climate change adaptation and mitigation solutions on socio-economic activities of the sector and locality;

dd) Summary of assessment reports.

Article 7. National climate assessment

1. The contents of national climate assessment shall comply with regulations in Clause 1, Article 35 of the Law on Hydro-meteorology and specifically as follows:

a) Assessment of the contents specified at Point a, Clause 1, Article 35 of the Law on Hydro-meteorology, which includes: characteristics of Vietnam's climate up to the time of assessment; changes in temperature, rainfall, storms, tropical depressions, heavy rains, sea level rise, saltwater intrusion and extreme climate phenomena such as floods, flash floods, heat waves, droughts, extreme cold, and cold damage, hail, hoarfrost;

b) Assessment of the contents specified at Point b, Clause 1, Article 35 of the Law on Hydro-meteorology, which includes: assessment of fluctuations in climate factors, climate extremes, extreme climate phenomena; assessment of the degree of changes of climate factors and climate extremes; differences from the global climate average and the previous period's assessment report;

c) Assessment of the contents specified at Point c, Clause 1, Article 35 of the Law on Hydro-meteorology in accordance with the provisions of Article 5 of this Circular;

d) Assessment of the contents specified at Point d, Clause 1, Article 35 of the Law on Hydro-meteorology in accordance with the provisions of Article 6 of this Circular;

dd) Assessment of the contents specified at Point dd, Clause 1, Article 35 of the Law on Hydro-meteorology, which includes: suitability of the climate change scenario compared with the actual climate changes in the assessment period; the extent to which climate change scenarios are used for climate change adaptation and mitigation activities during the assessment period.

2. The period of national climate assessment shall comply with regulations in Clause 2, Article 35 of the Law on Hydro-meteorology.

Article 8. Organization of implementation

1. Agencies tasked with formulating strategies, master plans and plans of ministries, branches and localities having to perform strategic environmental assessment shall be responsible for conducting assessment of climate change impacts and assessment of climate change adaptation and mitigation solutions in accordance with provisions in Article 5 and Article 6 of this Circular.

2. The results of assessment of climate change impacts, assessment of climate change adaptation and mitigation solutions shall be fully reflected in the strategic environmental impact assessment report of the strategy, master plan or plan in accordance with provisions in Clause 2, Article 37 of the Law on Hydro-meteorology. The appraisal shall be carried out in accordance with Clause 3, Article 37 of the Law on Hydro-meteorology.

3. The Department of Hydro-meteorology and Climate Change shall assist the Minister of Natural Resources and Environment to conduct the national climate assessment in accordance with provisions in Article 7 of this Circular.

Article 9. Effect

This Circular takes effect from July 01, 2016.

Article 10. Implementation responsibilities

1. The Director of the Department of Hydro-meteorology and Climate Change shall be responsible for providing guidelines, urging and examining the implementation of this Circular.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, Chairpersons of municipal and provincial People's Committees and relevant agencies and organizations shall be responsible for the implementation of this Circular.

3. In the course of implementation, should any problems arise, they should be promptly reported to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration, amendment and supplementation./.

For the Minister

The Deputy Minister

Chu Pham Ngoc Hien

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 08/2016/TT-BTNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 08/2016/TT-BTNMT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất