Quyết định 729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 729/QĐ-TTg

Quyết định 729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:729/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:19/06/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến năm 2025, 100% người dân Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng nước sạch
Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19/06/2012 phê duyệt quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
Ngoài việc dân cư được sử dụng nước sạch đến năm 2015 đạt 100% đối với khu vực nội thành cũ và 98% đối với khu vực nội thành mới, khu vực ngoại thành và đến năm 2025 đạt 100%, Thủ tướng Chính phủ cũng đề ra một số mục tiêu khác cho Thành phố Hồ Chí Minh, như: Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2015 xuống còn 32% và năm 2025 là 25%; mở rộng phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước ra ngoại thành; cải thiện và nâng cao điều kiện vệ sinh, sức khỏe người dân vùng nông thôn…
Để quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, bảo đảm cung cấp dịch vụ nước sạch với chất lượng bảo đảm, hiệu quả…, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước Thủ Đức III và nhà máy nước Tân Hiệp giai đoạn II công suất 300.000 m3/ngày đêm; các dự án đầu tư giảm thất thoát, thất thu nước Thành phố Hồ Chí Minh; các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các đường ống chuyển tải cấp 1, 2… trong giai đoạn 2010 - 2015 này.
Ước tính kinh phí thực hiện quy hoạch này là khoảng 68.000 tỷ đồng, trong đó, kinh phí đầu tư xây dựng nhà máy nước Thủ Đức III, Tân Hiệp giai đoạn II và mạng lưới đường ống cấp nước trong giai đoạn đến năm 2015 là khoảng 15.000 tỷ đồng.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/06/2012.

Xem chi tiết Quyết định729/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 729/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2012

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

--------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 vế sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi quy hoạch:

Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2.095 km2.

2. Quan điểm quy hoạch:

- Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 phù hợp Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam, Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan.

- Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch; cung cấp nước sạch cho thành phố Hồ Chí Minh ổn định với chất lượng bảo đảm, dịch vụ tốt và hiệu quả.

- Bảo đảm khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm có xem xét đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; hạn chế khai thác nguồn nước ngầm.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển cấp nước.

3. Mục tiêu quy hoạch:

- Cụ thể hóa định hướng cấp nước trong Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch; khai thác hợp lý các nguồn nước (nước ngầm, nước mặt); xác định nhu cầu đầu tư và phát triển hệ thống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch từng giai đoạn.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đảm bảo an toàn cấp nước. Từng bước hiện đại hóa hệ thống sản xuất, quản lý và kinh doanh nước sạch.

- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch đến năm 2015 đạt 100% đối với khu vực nội thành cũ và 98% đối với khu vực nội thành mới, khu vực ngoại thành và đến năm 2025 đạt 100%.

- Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2015 đạt 32%, đến năm 2025 đạt 25%.

- Mở rộng phạm vi bao phủ dịch vụ cấp nước ra ngoại thành; cải thiện và nâng cao điều kiện vệ sinh, sức khỏe người dân vùng nông thôn.

4. Tiêu chuẩn cấp nước:

Căn cứ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

5. Dự báo nhu cầu sử dụng nước:

TT

Nhu cầu

Năm 2015 (m3/ngđ)

Năm 2025 (m3/ngđ)

1

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

1.420.000

1.887.000

2

Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp

165.000

246.000

3

Nhu cầu sử dụng nước các loại hình dịch vụ khác

340.000

589.000

4

Nước thất thoát

825.000

848.000

 

Tổng nhu cầu sử dụng nước

2.750.000

3.570.000

6. Nội dung quy hoạch:

a) Các nhà máy nước:

TT

Nhà máy nước

Công suất (m3/ngđ)

Hiện trạng năm 2010

Giai đoạn đến năm 2015

Giai đoạn đến năm 2025

I

Nguồn sông Đồng Nai/Hồ Trị An

 

 

 

1

Nhà máy nước Thủ Đức

750.000

750.000

750.000

2

Nhà máy nước Thủ Đức II (BOO)

300.000

300.000

300.000

3

Nhà máy nước Thủ Đức III (năm 2012)

 

300.000

300.000

4

Nhà máy nước Thủ Đức IV (sau năm 2018)

 

 

300.000

5

Nhà máy nước Thủ Đức V (năm 2024)

 

 

500.000

6

Nhà máy nước Bình An

100.000

100.000

100.000

 

Tổng công suất

1.150.000

1.450.000

2.250.000

II

Nguồn sông Sài Gòn/Hồ Dầu Tiếng

 

 

 

1

Nhà máy nước Tân Hiệp I

300.000

300.000

300.000

2

Nhà máy nước Tân Hiệp II (2015)

 

300.000

300.000

3

Nhà máy nước Tân Hiệp III (2020)

 

 

300.000

4

Nhà máy nước Kênh Đông I (năm 2012)

+ Cấp cho nội thành

+ Cấp cho Củ Chi

 

200.000

150.000

50.000

200.000

150.000

50.000

5

Nhà máy nước Kênh Đông II (năm 2015 cấp cho Củ Chi và Long An)

 

150.000

250.000

 

Tổng công suất

300.000

950.000

1.350.000

III

Nguồn nước ngầm

 

 

 

1

Nhà máy nước Tân Bình

65.000

75.000

75.000

2

Các giếng lẻ nội thành

2.000

0

0

3

Nhà máy nước Gò Vấp

10.000

10.000

10.000

4

Nhà máy nước Bình Trị Đông

8.000

8.000

0

5

Nguồn xã hội hóa (nước ngầm)

3.000

2.000

0

6

Nhà máy nước Bình Hưng

 

15.000

15.000

7

Công nghiệp (đã cấp phép)

350.861

190.000

0

8

Sinh hoạt/dân cư/hộ gia đình

256.000

140.000

0

 

Tổng công suất

694.861

440.000

100.000

 

Tổng cộng công suất toàn thành phố:

2.144.861

2.840.000

3.700.000

b) Nguồn nước:

- Sông Đồng Nai (có sự điều tiết của hồ Trị An): Khai thác với lưu lượng 2,5 triệu m3/ngày đêm để cung cấp nước thô cho các nhà máy nước sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai.

- Sông Sài Gòn (có sự điều tiết của hồ Dầu Tiếng và hồ Phước Hòa): Khai thác với lưu lượng 01 triệu m3/ngày đêm để cung cấp nước thô cho các nhà máy nước sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn.

- Kênh chính Đông (có sự điều tiết của hồ Dầu Tiếng và từ hồ Phước Hòa): Khai thác với lưu lượng 0,5 triệu m3/ngày đêm cung cấp nước thô cho các nhà máy nước sử dụng nguồn nước Kênh Đông.

- Nghiên cứu sử dụng nguồn nước trực tiếp từ các hồ Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa đáp ứng yêu cầu sản xuất và cấp nước an toàn, hiệu quả.

- Nước ngầm trên địa bàn Thành phố: Giai đoạn đến 2025 khai thác quy mô công nghiệp với lưu lượng khoảng 100.000 m3/ngày. Các giếng khoan công nghiệp quy mô nhỏ, giếng khoan hộ gia đình phải ngừng hoạt động theo lộ trình hạn chế khai thác nước ngầm của thành phố Hồ Chí Minh.

c) Công trình dẫn nước thô:

- Tuyến ống nước thô Hóa An – Nhà máy nước Thủ Đức: Xây dựng và lắp đặt bổ sung máy bơm, trang thiết bị và các công trình phụ trợ để tổng công suất đạt 2.500.000 m3/ngày đêm giai đoạn 2025; xây dựng thêm tuyến ống nước thô D2400 mm dài 11 km từ Hóa An về Nhà máy nước Thủ Đức.

- Tuyến ống nước thô Hòa Phú – Nhà máy nước Tân Hiệp: Xây dựng và lắp đặt bổ sung máy bơm, trang thiết bị và các công trình phụ trợ để tổng công suất đạt 1.000.000 m3/ngày đêm giai đoạn 2025; xây dựng thêm tuyến ống nước thô D2000 mm dài 9,1 km từ Hòa Phú về Nhà máy nước Tân Hiệp ngay từ giai đoạn 2015.

d) Công nghệ xử lý nước:

- Công nghệ xử lý đối với nước ngầm và nước mặt, bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đối với nước ngầm là Làm thoáng – Lắng – Lọc – Khử trùng, đối với nước mặt là Keo tụ - Lắng – Lọc – Khử trùng.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao hiệu quả của công tác khai thác, vận hành, quản lý cấp nước và tiết kiệm năng lượng.

đ) Mạng lưới đường ống cấp nước:

- Các tuyến ống chuyển tải:

+ Các tuyến ống chuyển tải từ Nhà máy nước Thủ Đức: Cải tạo tuyến D2000 mm hiện hữu trên xa lộ Hà Nội; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến D2000 mm BOO Thủ Đức, tuyến ống D2400 mm Thủ Đức – Bình Thái.

+ Các tuyến ống chuyển tải từ Nhà máy nước Tân Hiệp: Tuyến ống D1500 mm hiện hữu; hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến ống D2000 mm.

- Mạng đường ống cấp 1:

+ Giai đoạn 2015:

. Xây dựng mới tuyến ống D2400 mm từ Bình Thái đến cầu Điện Biên Phủ;

. Xây dựng mới tuyến ống D1800 mm – D1500 mm từ Bình Thái đến cầu Phú Mỹ (vành đai 2);

. Xây dựng mới tuyến ống D800 mm xa lộ Hà Nội từ Nhà máy nước Thủ Đức đến cầu vượt Suối Tiên;

. Tuyến D900 mm Lũy Bán Bích hiện hữu của Nhà máy nước ngầm Tân Bình sẽ đấu nối với D1500 mm hiện hữu tại ngã ba Trường Chinh – Cộng Hòa;

. Cải tạo các tuyến cấp 1 hiện hữu: D2000 mm từ Bình Thái đến cầu Điện Biên Phủ, D900 mm Phan Đăng Lưu, D1500 mm Nguyễn Bỉnh Khiêm, D1200 – D1050 mm Trần Hưng Đạo, D1200 – D1050 mm Võ Thị Sáu – đường 3/2, D800 – 1.000 mm Nguyễn Thị Minh Khai... và các tuyến khác.

+ Giai đoạn 2025:

. Xây dựng mới tuyến D800 mm Kha Vạn Cân – Xuyên Á – Lê Văn Khương;

. Xây dựng mới tuyến D1000 mm Nguyễn Duy Trinh – đại lộ Đông Tây;

. Xây dựng mới tuyến D1000 mm Cầu Phú Mỹ - Nguyễn Văn Linh;

. Xây dựng mới tuyến Trục Bắc, Ung Văn Khiêm – Nguyễn Xí;

. Xây dựng mới tuyến Nguyễn Hữu Cảnh;

. Xây dựng mới tuyến Vành đai 3;

. Xây dựng mới tuyến tỉnh lộ 15, dọc sông Nhà Bè.

- Mạng đường ống cấp 2

Dự kiến xây dựng mới các tuyến cấp 2 đường kính D400 – D600 với tổng chiều dài khoảng 250 km; cải tạo, sửa chữa khoảng 120 km đường ống cấp 2 hiện hữu.

e) Các trạm bơm tăng áp:

Xây dựng mới các trạm tăng áp:

- Trạm bơm Bình Chánh: Cấp nước cho khu vực lân cận và cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp của tỉnh Long An; công suất 30.000 m3/ngày đêm giai đoạn năm 2010 – 2012, công suất 50.000 m3/ngày đêm giai đoạn năm 2016 - 2018, công suất 100.000 m3/ngày đêm giai đoạn năm 2024 - 2025.

-Trạm bơm Nhà Bè: Cấp nước khu vực Hiệp Phước, khu vực lân cận và cấp nước cho Cần Giờ; công suất 50.000 m3/ngày đêm giai đoạn năm 2015 và 150.000 m3/ngày đêm giai đoạn năm 2025. Trong tương lai có thể xem xét cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp huyện Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An.

7. Các dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2010-2015:

a) Các dự án ưu tiên về nguồn nước thô:

- Dự án 1: Nghiên cứu khả năng và quy mô khai thác nguồn nước từ hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, hồ Phước Hòa thay thế cho nguồn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (trong trường hợp sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bị ô nhiễm và nhiễm mặn) để cung cấp nước cho thành phố Hồ Chí Minh.

- Dự án 2: Xây dựng hệ thống chuyển tải nước thô từ hồ Trị An cung cấp nước cho các nhà máy nước sử dụng nguồn nước sông Đồng Nai.

- Dự án 3: Xây dựng hệ thống chuyển tải nước thô từ hồ Dầu Tiếng đến cung cấp nước cho các nhà máy nước sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn.

Các dự án 2 và 3 được thực hiện sau khi hoàn thành Dự án 1 và khẳng định sự cần thiết, quy mô và thời gian đầu tư.

b) Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng nhà máy nước:

- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Thủ Đức III công suất 300.000 m3/ngày đêm.

- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nước Tân Hiệp giai đoạn II công suất 300.000 m3/ngày đêm.

c) Các dự án ưu tiên phát triển mạng lưới đường ống:

- Các dự án đầu tư giảm thất thoát, thất thu nước thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng mạng lưới đường ống và phạm vi cấp nước sử dụng.

- Dự án nghiên cứu tái cấu trúc mạng lưới đường ống cấp nước thành phố Hồ Chí Minh theo các nhánh lớn.

- Các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các đường ống chuyển tải, cấp 1, 2.

- Các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các đường ống cấp 3.

8. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư:

a) Thực hiện Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 khoảng 68.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2015, đầu tư xây dựng nhà máy nước Thủ Đức III, Tân Hiệp giai đoạn II và mạng lưới đường ống cấp nước khoảng 15.000 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước.

- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài.

- Vốn tín dụng đầu tư.

- Vốn vay thương mại trong nước.

- Vốn từ các nhà đầu tư trong, ngoài nước.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

9. Đánh giá môi trường chiến lược

a) Khai thác và sử dụng nguồn nước:

- Nguồn nước mặt:

+ Khai thác nguồn nước mặt từ các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An, Phước Hòa theo quy hoạch, cân bằng nguồn nước và tuân thủ quy trình kỹ thuật.

+ Hệ thống hồ thủy lợi đầu nguồn phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều tiết nước hồ, đặc biệt trong các tháng mùa khô để đảm bảo chất lượng và lưu lượng khai thác nước đáp ứng yêu cầu cấp nước an toàn.

+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm trong lưu vực sông như nước thải từ các đô thị, khu công nghiệp, chất thải từ sản xuất nông nghiệp …

- Nguồn nước ngầm:

+ Khai thác, sử dụng hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật …, hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm, không khai thác tập trung trên từng khu vực.

+ Kiểm soát chất lượng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm trong quá trình đô thị hóa.

b) Kiểm soát hoạt động xây dựng

- Giải pháp thiết kế, công nghệ đáp ứng về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn nước.

- Trong giai đoạn xây dựng:

+ Xây dựng biện pháp thi công hợp lý, các giải pháp hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường.

+ Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí, chất thải, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên công trường và dọc tuyến đường vận chuyển.

+ Các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình xây dựng.

- Trong giai đoạn quản lý vận hành:

+ Nâng cao năng lực quản lý và vận hành nhà máy nước của đơn vị cấp nước.

+ Xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn và triển khai thực hiện.

+ Xây dựng quy trình phòng, ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của hệ thống cấp nước sạch.

- Các biện pháp hỗ trợ khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh:

- Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn triển khai Quy hoạch này.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn.

2. Các Bộ, ngành có liên quan:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông theo dõi, giám sát chặt chẽ các nguồn nước thô và tình hình ô nhiễm nguồn nước; tổ chức triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn nước bảo đảm nguồn nước cho thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, đánh giá toàn diện về nguồn nước của hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng, hồ Phước Hòa, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn trong bối cảnh có tác động của biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội.

- Các Bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Quy hoạch cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Khoa học và Công nghệ;
- Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An;
- Hội Cấp thoát nước Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, ĐP, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 729/QD-TTg

Hanoi, June 19, 2012

 

DECISION

APPROVAL OF THE WATER SUPPLY PLANNING OF HO CHI MINH CITY TILL 2025

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Governmental organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on urban planning dated June 17, 2009;

Pursuant to the Construction Law dated November 26, 2003;

Pursuant to the Decree No. 37/2010/ND-CP dated April 07, 2010 of the Government concerning the formulation, evaluation, approval and management of urban planning;

Pursuant to the Decree No. 117/2007/ND-CP dated July 11, 2007 of the Government concerning the production, supply and consumption of clean water and the Decree No. 124/2011/ND-CP dated December 28, 2011 regarding the amendment and supplementation of a number of Articles of the Decree No. 117/2007/ND-CP;

Considering the proposal of the Chairman of HCM City People’s Committee and the appraisal opinions of the Ministry of Construction;

DECIDES:

Article 1.Approval of the water supply planning of HCM City till 2025 with the essential contents as follows:

1. Scope of planning:

Including the entire administrative boundary of Ho Chi Minh city with the area of 2095 km2.

2. Viewpoint of planning:

- Planning the water supply of HCM City till 2025 suitably for the social and economic development Planning and the general construction Planning of Ho Chi Minh City till 2025, the water supply Planning for the three major economic regions in the North, the Central and the South. The orientation of urban water supply development and industrial parks in Vietnam til 2025 and other relevant specialized planning.

- Developing the sustainable water supply operation on the basis of optimal exploitation of all resources to satisfy the demand for the use and stable supply of clean water to Ho Chi Minh city with the guaranteed quality, good service and efficiency.

- Ensuring the rational and saving exploitation and use of water with the consideration of the impacts of the climate change, environmental pollution, limits of groundwater resource exploitation;

- Encouraging the economic sectors to participate in investment and development of water supply.

3. Planning subjectives:

- Concretizing the orientation of water supply in the general construction Planning of Ho Chi Minh City till 2025.

- Determining the demand for clean water use and rational exploitation of water resources (groundwater and surface water) and determining the investment needs and development of water supply system in Ho Chi Minh City to satisfy the demand for clean water of each stage.

- Continuously improving the quality of water supply service and ensuring the water supply safety. Gradually modernizing the production system, management and trading of clean water.

- The percentage of population using clean water by 2015 reaching 100% for the old urban areas and 98% for new urban areas and the suburban areas and reaching 100% by 2025.

- Reducing the rate of drain and loss of clean water reaching 32% by 2015 and reaching 25% by 2025.

- Expanding the scope of coverage of water supply service to the suburbs, improving and enhancing the conditions of sanitation and health of people in the rural areas.

4. Water supply standard

Based on the current technical standards and regulations.

5. Forecast of demand for water use:

No.

Demand

Year 2015 (m 3 day & night)

Year 2025 (m 3 day & night)

1

The demand for domestic water use

1.420.000

1.887.000

2

The demand for industrial water use

165.000

246.000

3

The demand for water use of different types of services

340.000

589.000

4

Water loss

825.000

848.000

 

The total demand for water use

2.750.000

3.570.000

6. Planning content:

a) Water plants

No.

Water plant

Capacity (m 3 day & night)

Present condition 2010

Stage till 2015

Stage till 2025

I

Source of Dong Nai river/Tri An reservoir

 

 

 

1

Thu Duc water plant

750.000

750.000

750.000

2

Thu Duc water plant II

300.000

300.000

300.000

3

Thu Duc water plant III (2012)

 

300.000

300.000

4

Thu Duc water plant IV(after 2018)

 

 

300.000

5

Thu Duc water plant(after year 2024)

 

 

500.000

6

Binh An water plant

100.000

100.000

100.000

 

Total capacity

1.150.000

1.450.000

2.250.000

II

Source of Saigon river/ Dau Tieng reservoir

 

 

 

1

Tan Hiep I water plant

300.000

300.000

300.000

2

Tan Hiep II water plant (2015) 

 

300.000

300.000

3

Tan Hiep III water plant (2020)

 

 

300.000

4

Kenh Dong I water plant (2012)

+ Urban supply

+ Supply to Cu Chi

 

200.000

150.000

50.000

200.000

150.000

50.000

5

Kenh Dong II water plant (2012 supply to Cu Chi and Long An)

 

150.000

250.000

 

Total capacity

300.000

950.000

1.350.000

III

Source of groundwater

 

 

 

1

Tan Binh water plant

65.000

75.000

75.000

2

Urban sparse wells

2.000

0

0

3

Go Vap water plant

10.000

10.000

10.000

4

Binh Tri Dong water plant

8.000

8.000

0

5

Socialization source (groundwater)

3.000

2.000

0

6

Binh Hung water plant

 

15.000

15.000

7

Industry (licensed)

350.861

190.000

0

8

Living / residential / household

256.000

140.000

0

 

Total capacity

694.861

440.000

100.000

 

Total capacity of the entire city

2.144.861

2.840.000

3.700.000

b) Water source:

- Dong Nai river (with the regulation of Tri An reservoir) Exploited with a flow of 2.5 million m3/day and night to supply raw water to the water plants using water from Dong Nai river.

- Saigon river (with the regulation of Dau Tieng reservoir and Phuoc Hoa reservoir): Exploited with a flow of 01million m3/dayand night to supply raw water to the water plants using water from Saigon river.

- East main canal (with the regulation of Dau Tieng reservoir and Phuoc Hoa reservoir):< Exploited with a flow of 0.5 million m3/day and night to supply raw water to the water plants using water from East canal.

- Making research for the use of water source directly from Dau Tieng, Tri An and Phuoc Hoa reservoir to satisfy the demand for production and water supply safely and efficiently.

- The groundwater in the area of the city: Exploitation on an industrial scale with a flow of 100,000 m3/day till the period 2025. The small scale industrial drilled wells and household drilled wells must stop being used according to the roadmap of groundwater exploitation limitation of Ho Chi Minh City.

c) Raw water drainage irrigation works:

- Hoa An raw water pipeline - Thu Duc Water Plant: Building and installing additional pumps, equipment and ancillary works for the total capacity to reach 2.5 million m3/day and night in the period 2025; building additional raw water pipeline D2400 mm with the length of11 km from Hoa An to Thu Duc water Plant.

- Hoa Phu raw water pipeline – Tan Hiep Water Plant: Building and installing additional pumps, equipment and ancillary works for the total capacity to reach 1 million m3/day and night in the period 2025; building additional raw water pipeline D2000 mm with the length of 9,1 km from Hoa Phu to Tan Hiep water Plant right the beginning of the period 2105.

d) Technology of water treatment:

- Technology of water treatment for the groundwater and surface water to ensure the water quality by the technical standard and regulations For the groundwater: aeration- clarification-filtration- sterilization, for the surface water: coagulation- clarification-filtration- sterilization

- Applying the modern and advanced technology to improve the efficiency of the exploitation, operation and management of water supply and energy saving.

dd) Water supply pipe network

- The transmission pipelines:

+ The transmission pipelines from Thu Duc water plant: Improving the existing D2000 mm pipeline on Hanoi highway; completing the building and putting into use of the D2000 mm BOO Thu Duc pipeline, the D2400 mm pipeline of Thu Duc – Binh Thai.

 + The transmission pipeline from Tan Hiep water plant: The existing D1500 mm pipeline: completing the building and putting into use of the D2000 mm pipeline.

- The level 1 pipeline network:

+ Period 2015:

. Newly building the D2400 mm pipeline from Binh Thai to Dien Bien Phu bridge;

. Newly building the D1800 mm – D1500 mm pipeline from Binh Thai to Phu My bridge (the belt 2);<

. Newly building the D800 mm pipeline of Hanoi highway from Thu Duc water plant to Suoi Tien flyover;

. The existing Luy Ban Bich D900 mm pipeline of Tan Binh groundwater plant will be connected with the existing D1500 mm pipeline at Truong Chinh – Cong Hoa intersection;

. Improving the existing level 1 pipeline: The D2000 mm pipeline from Binh Thai to Dien Bien Phu, the D900 mm pipeline of Phan Dang Luu, D1500 of Nguyen Binh Khiem, D1200-D1050 mm of Tran Hung Dao, D1200 – D1050 mm Vo Thi Sau – 3/2 St, D800 – 1.000 mm of Nguyen Thi Minh Khai ….and other pipelines.

+ Period 2025:

. Newly building the D800 mm pipeline of Kha Van Can – Xuyen A – Le Van Khuong;

. Newly building the D1000 mm pipeline of Nguyen Duy Trinh – East-West Highway;

. Newly building the D1000 mm pipeline of Phu My bridge – Nguyen Van Linh;

. Newly building the pipeline of the Northern axis, Ung Van Khiem – Nguyen Xi;

. Newly building the pipeline of Nguyen Huu Canh;

. Newly building the pipeline of the Belt 3;

. Newly building the provincial road 15 pipeline along Nha Be river.

- The level 2 pipeline network

It is estimated to build new level 2 pipelines with the diameter of D400 - D600 with the total length of about 250 km, upgrading and repairing about 120 km2 of the existing level 2 pipelines.

e) The booster pumping stations:

Newly building the booster pumping stations:

- Binh Chanh pumping station: Supplying water to the neighboring areas and the cities and industrial areas of Long An province with the capacity of 30,000 m3/day and night for the period 2010 - 2012, with the capacity of 50,000 m3/day and night for the period 2016 – 2018 with the capacity of 100,000 m3/day and night for the period 2024 - 2025.

-Nha Be pumping station: Supplying water to Hiep Phuoc area, the neighboring areas and Can Gio dist. with the capacity of 50,000 m3/day and night for the period 2015 and 150.000 m3/ day and night for the period 2025. In future, the water supply may be considered for the cities and industrial zones of Can Duoc and Can Giuoc dist, Long An Province.

7. The implementation of priority projects in the period 2010-2015:

a) The priority projects on the raw water sources:

- Project 1: Studying the possibility and the scale of water exploitation from Tri An reservoir, Dau Tieng reservoir, Phuoc Hoa reservoir in order to replace the water source of Dong Nai River and Saigon River (in case Dong Nai River and Saigon River are polluted and salinized) to supply water to Ho Chi Minh City.

- Project 2: Building the raw water transmission system from Tri An reservoir to supply water to the water plants using water from Dong Nai River.

- Project 3: Building the raw water transmission system from Dau Tieng reservoir to supply water to the water plants using water from Sai Gon River.

Projects 2 and 3 are made after the completion of Project 1 and confirm the necessity, scale and investment time.

b) The priority projects for the building of water plants:

- The building investment project of Thu Duc III water plant with the capacity of 300,000 m3/ day and night.

- The building investment project of Tan Hiep water plant of stage II with the capacity of 300,000 m3/ day and night.

c) The priority development project of the pipeline network:

- The investment projects to reduce the drain and loss of water in Ho Chi Minh City and to expand the pipeline network and areas for water supply.

- The research project to restructure the water supply pipeline network in Ho Chi Minh City under the big branches.

- The projects to improve upgrade and build new transmission pipelines of level 1 and 2.

- The projects to improve upgrade and build new transmission pipelines of level 3.

8. Estimated costs and capital investment:

a) The implementation of water supply planning in Ho Chi Minh City till 2025 is about VND 68,000 billion. In which, the period till 2015, the investment for building of Thu Duc III water plant and Tan Hiep water plant phase II and the water supply pipeline network cost about VND15,000 billion.

b) Investment capital resources:

- State budget capital

- ODA, foreign assistance capital

- Investment credit capital

- Domestic commercial loan capital

- Capital from domestic and foreign investors.

- Other legal capital sources.

9. Assessment of strategic environment

a) Exploitation and use of water sources

- Surface water source

+ Exploiting the surface water source from Dong Nai river, Saigon river and Dau Tieng, Tri An and Phuoc Hoa reservoir as planned, balancing water source and complying with the technical process.

+ The system of upstream irrigation lake must strictly comply with the lake regulation policy, especially in the months of the dry season in order to ensure the quality and water exploitation flow to satisfy the demand of the safe water supply.

+ Strictly controlling the pollution sources in watersheds such as waste water from the cities, industrial zones and wastes from agricultural production ...

- Groundwater source:

+ Exploiting and using rationally and with the proper technical process ... and limiting the use of groundwater, not making exploitation focally on each area..

+ Controlling the quality of the polluted groundwater source during the urbanization process.

b) Controlling the constructional activities

- Solution of design and technology meets the protection of ecological environment and water resources.

- In the constructional stage:

+ Making the measures of rational performance and solutions to minimize the environmental impacts.

+ The measures for handling the air pollution, waste, noise for the means of transportation, mechnical performance on the site and along the transport routes.

+ The measure to prevent the problems during the construction

- In the stage of management and operation:

+ Improving the management capacity and operation of the water plant of the water supply unit

+ Making plan for safe water supply and deploying the performance.

+ Making the process of prevention and detection and treatment of problems of the clean water supply system.

- Other supporting measures

Article 2.Implementation organization

1. HCM City People’s Committee:

Organizing the implementation of the Planning of water supply in HCM City till 2025.

Presiding over and coordinating with the Ministries and sectors to deploy the implementation efficiently the investment projects under the Planning of water supply in HCM City till 2025

Making financial planning appropriate with the development investment planning for each stage; building mechanism and policy to mobilize capital sources for the implementation of this Planning;

Encouraging the economic sectors in the country to participate in the investment, building and management of water supply system in the area.

2. The Ministries and sectors concerned:

- The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and coordinate with the ministries and sectors and People s Committees of provinces and cities in the watershed to monitor and closely supervise the raw water sources and the situation of water source pollution; organizing the implementing of the measures to protect water sources for Ho Chi Minh city; researching and comprehensively assessing the water source of Tri An, Dau Tieng and Phuoc Hoa reservoir, Dong Nai and Sai Gon river in the context of the impact of climate change, social and economic development.

-The Ministries and sectors, based on the functions and duties assigned by the Government, shall coordinate with the HCM City People’s Committee to implement the Planning of water supply in HCM City till 2025.

Article 3.This Decision takes effect from the signing date.

The Ministries, Heads of the agencies concerned and Chairman of HCM City People’s Committee are liable to execute this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 729/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

Quyết định 1386/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Tổ biên tập Thông tư: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Thông tư liên tịch 93/2007/TTLT/BNN-BTY-BGD hướng dẫn phân công phối hợp giữa ba ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015

Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất