Quyết định 63/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 63/1998/QĐ-TTg

Quyết định 63/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:63/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành:18/03/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 63/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 63/1998/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ này 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 02/BXD-KTQH ngày 07 tháng 02 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Phê duyệt Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020 với nội dung chủ yếu sau:

 

I. MỤC TIÊU:

 

Nhằm định hướng cho việc phát triển ngành cấp nước đô thị phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; từ đó, lập kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống cấp nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn.

1. Mục tiêu trước mắt:

- Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ cấp nước đô thị; đảm bảo đến năm 2000 có 80% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn trung bình 80 - 100 lít/người/ngày. Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu 100% dân số được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 120 - 150 lít/người/ngày;

- Đảm bảo cấp nước cho nhu cầu công nghiệp và các nhu cầu văn hoá, xã hội trong các đô thị;

- Cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước quá cũ hoặc hiện nay chưa đảm bảo công suất thiết kế;

- Giảm tỷ lệ thất thoát nước và thất thu vào năm 2000 xuống 40% trong các khu đô thị hiện có 30% trong các khu đô thị mới;

- Các công ty cấp nước được xác định là các doanh nghiệp công ích; từng bước xoá bỏ chế độ bao cấp; giá nước được tính đúng, tính đủ để trang trải chi phí đầu tư xây dựng và phát triển;

- Lập lại kỷ cương trong ngành cấp nước đô thị ở tất cả các khâu từ quy trình công nghệ, sản xuất, kinh doanh, tài chính, dịch vụ đến quản lý Nhà nước; kiên quyết loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong ngành nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao dân trí kết hợp xử phạt theo pháp luật; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống cấp nước đô thị.

2. Mục tiêu lâu dài:

- Điều tra, khảo sát, khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước Quốc gia: các nguồn nước mặt, nước dưới đất, sông ngòi, hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo tại các vùng khác nhau, chú ý tới các đô thị vùng ven biển, vùng khô hạn, vùng núi, cao nguyên và các vùng đặc trưng khác;

Nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước cho sản xuất và dân sinh tại các đô thị, tạo điều kiện giúp đỡ các công ty cấp nước tự chủ về tài chính, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội; - Đến năm 2020 phấn đấu đạt chỉ tiêu cấp nước như sau: 100% dân số đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 120 - 150 lít/người/ngày; đối với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu đạt tiêu chuẩn 180 - 200 lít/người/ngày;

- Đào tạo cán bộ và đổi mới công tác quản lý phù hợp với đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước; tăng cường năng lực các công ty tư vấn đủ mạnh để đảm đương được công tác lập dự án, thiết kế các hệ thống cấp nước;

- Phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, từng bước hiện đại hoá hệ thống cấp nước trong các đô thị;

- Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất thiết bị, vật tư, phụ tùng trong nước với chất lượng cao để thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận; - áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm tiên tiến; đưa ngành cấp nước Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực, phù hợp với chính sách mở cửa và mở rộng hợp tác quốc tế của Đảng và Chính phủ.

 

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

 

1. Khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường:

Để đáp ứng yêu cầu cấp nước do tăng trưởng dân số đô thị và cấp nước cho sản xuất, cho các hoạt động văn hoá - xã hội trong các đô thị, cần có chương trình tiếp tục điều tra, khảo sát, đánh giá cụ thể tài nguyên nước trên cơ sở các tài liệu đã có; quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước; có chiến lược dự trữ nguồn nước.

Cần thực hiện các dự án bảo vệ chống ô nhiễm nguồn nước và những hậu quả do khai thác nước ngầm không có quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ hiện tượng khai thác giếng cục bộ. Các dự án cấp nước phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Cải cách hệ thống tổ chức của ngành cấp nước từ trung ương đến địa phương:

Trên cơ sở tổ chức hiện nay, cần sắp xếp lại những tổ chức chưa hợp lý, từ các cơ quan chỉ đạo, quản lý ngành ở Trung ương; nâng cao vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong việc điều hành công tác cấp nước trên từng địa bàn và đặc biệt là tăng cường năng lực cho các công ty cấp nước.

3. Đổi mới chính sách tài chính, tạo nguồn vốn cho công tác cấp nước đô thị:

- Thực hiện xã hội hoá ngành cấp nước đô thị, huy động sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư; tranh thủ sư giúp đỡ, tài trợ của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế;

- Ban hành giá nước mới, đảm bảo cho các công ty cấp nước tự chủ về tài chính và tiến tới trang trải cho chi phí thoát nước thải sinh hoạt trong đô thị.

4. Hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị, vật tư:

áp dụng công nghệ hiện đại cho hệ thống cấp nước trong các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, các đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các khu du lịch, trung tâm dịch vụ, thương mại.

áp dụng công nghệ thích hợp phổ biến ở nhiều địa phương, gắn liền với thực trạng các công trình đã có nhằm cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước để đáp ứng yêu cầu cấp bách, tận dụng được trang thiết bị, vật tư trong nước, giảm giá thành đầu tư.

Công nghệ và thiết bị trong các hệ thống cấp nước cần đồng bộ, thống nhất để chủ động trong việc thay thế phụ tùng.

5. Phát triển nguôn nhân lực, đào tạo cán bộ và công nhân:

Xây dựng chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính đến công nhân vận hành, bảo dưỡng cho ngành cấp nước; củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia ngành cấp nước. Mặt khác, có chính sách khuyến khích, động viên sự tham gia đóng góp của các chuyên gia người Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài.

Phấn đấu đến năm 2005 đáp ứng đủ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo cho tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương.

 

Điều 2.- Giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Công nghiệp, Y tế và các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Định hướng phát triển cấp nước đô thị, cụ thể hoá các nội dung trong Định hướng, lập kế hoạch trước mắt và lâu dài, đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước các đô thị trong cả nước.

 

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 63/1998/QD-TTg
Hanoi, March 18, 1998
 
DECISION
RATIFYING THE ORIENTATION FOR THE DEVELOP-MENT OF NATIONAL URBAN WATER SUPPLY SYSTEM TILL THE YEAR 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Construction in Report No.02/BXD-KTQH of February 7, 1998,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the orientation for the development of national urban water supply system till the year 2020 with the following principal contents:
I. OBJECTIVES:
To set orientation for the development of the urban water supply system in service of the national industrialization and modernization; thereby draw up appropriate investment plans to develop the urban water supply systems in a stable and sustainable manner for each period.
1. The immediate objectives:
- To expand the scope and raise the quality of urban water supply services; to ensure that by the year 2000, 80% of the urban population shall be supplied with clean water with an average of 80-100 liters per head per day. For such major cities as Hanoi, Hai Phong and Ho Chi Minh City, to strive to supply clean water to 100% of the population with an average of 120-150 liters per head per day;
- To ensure the adequate supply of water for industrial, cultural and social activities in urban centers;
- To renovate and upgrade the water supply projects which are too old or have not yet achieved their designed capacities;
- To reduce the percentages of water loss and uncollected water charge down to 40% in the existing urban areas and 30% in new urban centers by the year 2000;
- To classify the water supply companies as public-utility enterprises; to step by step abolish the subsidy regime; to correctly and adequately calculate the water supply charges so as to cover the costs of construction and development investment;
- To restore the discipline in the urban water supply sector in all aspects, from technological processes, production, business, finance and services to the State management; to resolutely eliminate negative phenomena in the water supply sector; to step up the dissemination work and raise the people's intellectual level while imposing sanctions and fines according to law; to promote the mastery role of the people in the construction, management and use of the urban water supply system.
2. The long-term objectives:
- To conduct survey, prospection and exploitation in parallel with the protection of the national water resources, including: surface water, underground water, rivers, natural and artificial lakes in different areas, with attention being paid to urban centers in coastal areas, drought-stricken areas, mountainous and high-land areas and other areas with peculiar conditions;
To raise the quality of water supply services for the production and people's life in urban areas, to create conditions for water supply companies to operate with financial autonomy and at the same time fulfill their public utility obligations and tasks in service of social policies;
- To strive to achieve by the year 2020 the water supply for 100% of the urban population with an average of 120-150 liters per head per day; particularly, 180-200 liters per head per day in such major cities as Hanoi, Hai Phong and Ho Chi Minh City;
- To train personnel and reform the management in line with the industrialization and modernization policy of the Party and the State; to enhance the capabilities of the consulting companies, making them fully capable of drawing up projects and designing water supply systems;
- To step up technical and scientific development, to intensify the application of new technologies through technology transfers, to modernize step by step the water supply system in urban centers;
- To step up investment in domestic manufacture of high-quality equipment, supplies and accessories which can be accepted by domestic and foreign markets;
- To apply the advanced standards, processes and norms; to integrate Vietnam's water supply sector into the regional countries in line with the open-door and international cooperation development policy of the Party and the Government.
II. THE MAJOR SOLUTIONS:
1. The rational exploitation and use and protection of water resources and environmental hygiene:
To meet the increasing water demand of the urban population and to ensure adequate water supply for production and socio-cultural activities in urban areas, there should be a program for further inspection, survey and concrete assessment of water resources on the basis of available documents; a planning for rational exploitation and use of water resources; and a strategy for water resource reserve.
It is necessary to carry out projects for combating the pollution of water resources and the consequences of the unplanned exploitation of underground water; to strictly control the sectional exploitation of water wells. For all water supply projects, there must be reports on the assessment of their impacts on the environment.
2. The reform of organizational structure of the water supply sector, from the central to grassroots levels:
On the basis of the existing organizational structure, to restructure inappropriate organizations, including branch directing and managing bodies at the central level; to raise the role of the local authorities of all levels in managing the water supply activities in their respective localities and especially to enhance the capabilities of the water supply companies.
3. The renovation of financial policies and creation of capital sources for the urban water supply activities:
- To socialize the development of the urban water supply sector by mobilizing contributions from all economic sectors and the population; to access to the assistance and financial support of foreign governments and international organizations;
- To set new water supply charges, so as to ensure the financial autonomy for water supply companies and proceed to cover expenses for waste water drainage in urban areas.
4. The technological modernization and manufacture of equipment and supplies:
To apply modern technologies to the water supply systems in such major cities as Hanoi, Hai Phong and Ho Chi Minh City, new urban centers, industrial parks, export processing zones, tourist sites as well as service and trade centers.
To apply appropriate and widely used technologies in various localities in close combination with the existing projects in order to renovate and upgrade the water supply system to meet the urgent needs and make full use of domestic equipment, facilities and supplies, thus reducing investment costs.
The technologies and equipment in the water supply systems must be synchronous and uniform so that their parts can be easily replaced.
5. The development of human resources and training of officials and employees:
To work out the program for the comprehensive training of personnel from leading officials, managerial, scientific, technical, economic and financial personnel to operators, maintenance workers of the water supply sector; to enhance and strengthen capabilities of the schools and establishments for training of specialists of the water supply sector. On the other hand, to work out policies in order to encourage and stimulate the contributions of Vietnamese experts residing and working in foreign countries.
By the year 2005, to strive to sufficiently supply trained managerial officials and technicians to water supply establishments of from central to grassroots levels.
Article 2.- The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Industry, the Ministry of Health and the concerned ministries and branches in materializing the orientation for the development of the urban water supply system, concretizing the orientation's contents and drawing up immediate and long-term plans so as to ensure the effective implementation of the program for construction investment and development of the national urban water supply system.
Article 3.- This Decision takes effect after its signing. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
DEPUTY PRIME MINISTER




Ngo Xuan Loc
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 63/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp