Quyết định 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 582/QĐ-TTg

Quyết định 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:582/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:11/04/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cấm sản xuất túi ni lông có chiều dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet

Ngày 11/04/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 582/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.
Nhằm giảm thiểu việc phát sinh chất thải túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt, Đề án này chủ trương ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi ni lông khó phân hủy có chiều dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet, tạo điều kiên thuận loại cho việc thu gom, tái chế; rà soát, sửa đổi, bổ sung phí xử lý chất thải đối với túi ni lông khó phân hủy để tăng cường trách nhiệm của người sử dụng; điều chỉnh theo hướng tăng dần mức thuế bảo vệ môi trường đối với sản xuất, nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, Đề án cũng nhấn mạnh tới việc tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công đồng, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thiên thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình; đặc biệt đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học theo nội dung, hình thức phù hợp…
Đề án này đề ra mục tiêu đến năm 2020, giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái chế 50% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt….
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định582/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------------

Số: 582/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

 DO SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG KHÓ PHÂN HỦY TRONG SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2020

-----------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm

1. Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Thay thế từng bước việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy bằng sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sống sinh hoạt cộng đồng.

3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó giải pháp kinh tế là trọng tâm kết hợp với giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giải pháp khoa học công nghệ.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

a) Giảm dần việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt;

b) Tăng cường thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đến năm 2015:

- Giảm 40% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010;

- Giảm 20% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010;

- Thu gom và tái chế 25% khối lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.

b) Đến năm 2020:

- Giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010;

- Giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010;

- Thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.

III. Các nhiệm vụ

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình, ở các khu dân cư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ này.

b) Đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp.

2. Giảm thiểu phát sinh chất thải túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt

a) Đánh giá hiệu quả của Luật Thuế bảo vệ môi trường đối với sản xuất, nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy, điều chỉnh theo xu hướng tăng dần mức thuế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong từng giai đoạn.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung phí xử lý chất thải đối với túi ni lông khó phân hủy nhằm tăng cường trách nhiệm của người sử dụng.

c) Ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi ni lông khó phân hủy có chiều dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet (30mm), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế.

3. Tăng cường sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.

b) Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường.

c) Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.

4. Đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy

a) Phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.

b) Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.

c) Thực hiện các biện pháp phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.

d) Khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế từ chất thải túi ni lông khó phân hủy, đặc biệt trong đầu tư xây dựng các công trình công cộng.

IV. Giải pháp thực hiện

1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về kiểm soát sử dụng túi ni lông khó phân hủy

a) Tăng cường sử dụng công cụ kinh tế (thuế, phí) nhằm giảm dần việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng túi ni lông khó phân hủy.

b) Xây dựng cơ chế hỗ trợ sản xuất, sử dụng bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.

c) Xây dựng chính sách khuyến khích phân loại chất thải túi ni lông khó phân hủy tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi để thu gom, tái chế.

2. Giải pháp tài chính và nhân lực

a) Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án bố trí từ ngân sách nhà nước trên cơ sở phê duyệt từng dự án thành phần của Đề án. Các Bộ, ngành được phân công chủ trì thực hiện chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi tiết gửi Bộ Tài chính xem xét, bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, ngành mình. Kinh phí thực hiện Đề án ở địa phương do ngân sách địa phương bố trí.

b) Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức quản lý, nghiên cứu để thích ứng với các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và tái chế sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường.

3. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

a) Đa dạng hóa nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm bao bì, túi xách thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.

b) Tập trung nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường.

c) Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị một số phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu đủ năng lực thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm thay thế và tái chế từ chất thải túi ni lông.

4. Hợp tác quốc tế

a) Tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy.

b) Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế và tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.

V. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đề án; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án tại các Bộ, ngành và địa phương; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, phí đối với sản xuất, sử dụng túi ni lông khó phân hủy; hỗ trợ đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường và thu gom tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.

3. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ bố trí ngân sách và tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình và các nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.

4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội nghề nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Dự án 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy, khuyến khích đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2013 - 2015.

Dự án 2: Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương, các Viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2013 - 2018.

Dự án 3: Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, địa phương, Viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2013 - 2018.

Dự án 4: Đầu tư, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm trọng điểm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm túi xách thay thế và sản phẩm tái chế chất thải túi ni lông khó phân hủy.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, trường đại học.

- Thời gian thực hiện: 2013 - 2018.

Dự án 5: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương.

- Thời gian thực hiện: 2013 - 2020.

Dự án 6: Xây dựng nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường đưa vào chương trình các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và địa phương.

- Thời gian thực hiện: 2013 - 2020.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  582/QD-TTg dated April 11, 2013 of the Prime Minister approving the project on improving the environmental pollution control for the use of non-biodegradable plastic bags by 2020

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Environment protection dated November 29, 2005;

Pursuant to Decision No. 2149/QD-TTg dated December 17, 2009 of the Prime Minister approving the national strategy for integrated management of solid waste up to 2025, with a vision to 2050;

At the request of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

Article 1.To approve the project on improving the environmental pollution control for the use of non-biodegradable plastic bags by 2020 (hereinafter called Project), in particular:

I. Viewpoints

1. Aim for sustainable production and consumption; contribute to the success of the National Strategy for the management of solid waste by 2025 and the orientation towards 2050.

2. Step by step replace non-biodegradable plastic bags with eco-friendly products

3. Comprehensively implement solutions. Economic solutions among which are the epicenter in association with propagating awareness and implementing technological/scientific solutions.

II. Targets

1. General targets:

a) Gradually decrease the use of non-biodegradable plastic bags;

b) Enhance the collection and recycling of dumped non-biodegradable plastic bags.

2. Specific targets:

a) By 2015:

- Reduce the amount of non-biodegradable plastic bags in supermarkets and shopping malls by 40% in comparison to that it 2010;

- Reduce the amount of non-biodegradable plastic bags in markets by 20% in comparison to that in 2010;

- Collect and recycle 25% of dumped non-biodegradable plastic bags.

a) By 2020:

- Reduce the amount of non-biodegradable plastic bags in supermarkets and shopping malls by 65% in comparison to that in 2010;

- Reduce the amount of non-biodegradable plastic bags in markets by 50% in comparison to that in 2010;

- Collect and recycle 50% of dumped non-biodegradable plastic bags.

III.Objectives

1. Propagate public awareness

a) Propagate the public awareness of the harmful effects of dumped non-biodegradable plastic bags on the environment and encourage the substitute eco-friendly products in each household, residential area, market, supermarket, and shopping mall. Emphasize the role of Women’s Union of Vietnam, Vietnam Farmers’ Association, Vietnam Veterans’ Association, and Communist Youth Union in the accomplishment of these objectives.

b) Integrate the education about the harmful effects of dumped non-biodegradable plastic bags on the environment into school programs at all levels.

2. Minimize the amount of dumped non-biodegradable plastic bags.

a) Assess the effectiveness of the Law on Environmental protection tax in the production and import of non-biodegradable plastic bags; gradually increase the tax rates to suit the socio-economic condition of Vietnam in each stage.

b) Review and adjust the fees for waste treatment applicable to non-biodegradable plastic bags in order to emphasize the responsibility of users.

c) Prohibit the production of non-biodegradable plastic bags of which a layer is thinner than 30 micron; facilitate their collection and recycling.

3. Enhance the production and use of eco-friendly bags and packages to replace non-biodegradable plastic bags

a) Review and amend the policies on encouraging the investment, research, technology transfer, and production of eco-friendly packages and bags that replace non-biodegradable plastic bags.

b) Formulate and complete policies on supporting the introduction and sale of eco-friendly packages and bags

c) Formulate and issue technical regulations and standards of eco-friendly packages.

4. Intensify the collection and recycling of dumped non-biodegradable plastic bags.

a) Develop the infrastructure and services of collecting and recycling dumped non-biodegradable plastic bags.

b) Intensify the research and transfer of advanced technologies for recycling non-biodegradable plastic bags into useful and eco-friendly products.

c) Take measures for sorting waste at its sources, collecting and recycling dumped non-biodegradable plastic bags.

d) Encourage the use of products made from recycled non-biodegradable plastic bags, especially in the construction of public works.

IV.Solution

1. Formulate and complete mechanism, policies, and laws on controlling the use of non-biodegradable plastic bags

a) Enhance the use of economic instruments (taxes and fees) to gradually decrease the production, import, and use of non-biodegradable plastic bags.

b) Provide a mechanism for supporting the production and use of eco-friendly bags and packages to replace non-biodegradable plastic bags

c) Formulate policies encouraging the sorting of non-biodegradable plastic bags at their sources; facilitate their collection and recycling.

2. Financial solutions and manpower solutions

a) Enhance and diversify investment sources from the State budget, domestic and foreign organizations and enterprises in order to accomplish the objectives of this Project.

The funding for the implementation of this Project is provided by the State budget based on each sub-project of the Project. The Ministries and agencies in charge shall make and send detailed budget estimates to the Ministry of Finance for consideration and allocation. Funding for implementing the Project locally shall be provided by local budget.

b) Provide training to improve the capability of managers of managing and researching organizations to adapt to advanced technologies for producing and recycling eco-friendly packages and bags.

3. Scientific research and technology transfers

a) Diversify the resources serving the study, application of scientific advances, and transfer of technologies for producing eco-friendly packages and bags that replace non-biodegradable plastic bags.

b) Focus on the study and application of scientific advances and transfer of technologies for recycling dumped non-biodegradable plastic bags into useful and eco-friendly products.

c) Make investments and upgrade some laboratory equipment belonging to training institutions and research institutions capable of testing and assessing substitute products made from recycled dumped plastic bags.

4. International cooperation

a) Enhance the exchange of experience of the management and control of environmental pollution due to the use of non-biodegradable plastic bags.

b) Receive technical support and transfer of technologies for producing substitute products and recycling dumped non-biodegradable plastic bags.

V. Implementation

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall cooperate with relevant Ministries, agencies, and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to accomplish the objectives of this Project on schedule; regularly inspect and supervise the implementation of this Project of Ministries, agencies and local governments, summarize the accomplishments and send reports to the Prime Minister every year.

2. The Ministry of Finance shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant Ministries in completing the polices on taxes and fees for the ex and use of non-biodegradable plastic bags; support the research and transfer of advanced technologies of producing and selling eco-friendly products, collecting and recycling dumped non-biodegradable plastic bags.

3. Ministries, agencies and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall provide funding and implement this Project within their competence, and accomplish the objectives in the Appendix to this Decision; report the result to the Ministry of Natural Resources and Environment every year for summarization.

4. Request Vietnamese Fatherland Front, member organizations, and socio-professional organizations to make plans and cooperate in the implementation of this Project; send annual reports on the result to the Ministry of Natural Resources and Environment; The Ministry of Natural Resources and Environment shall then summarize them and send reports to the Prime Minister.

Article 2.This Decision comes into force from the day on which it is signed.

Article 3.The Minister of Natural Resources and Environment, other Ministries, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decision./.

For the Prime Minister

Deputy Prime Minister

Hoang Trung Hai

 

APPENDIX

LIST OF SUB-PROJECTS
(Issued with the Decision No. 582/QD-TTg dated April 11,2013 of the Prime Minister)

Project 1:Completing the mechanism, policies, and laws on restricting the use of non-biodegradable plastic bags, encouraging the production and sale of eco-friendly products.

- Presiding agency: The Ministry of Finance

- Cooperating agencies: The Ministry of Natural Resources and Environment, The Ministry of Industry and Trade, relevant Ministries and agencies

- Period: 2013 – 2015.

Project 2:Enhance scientific research, application and transfer of technologies for producing eco-friendly products that replace non-biodegradable plastic bags.

- Presiding agency: The Ministry of Industry and Trade

- Cooperating agencies: The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Natural Resources and Environment, other Ministries, agencies, local governments, research institutions, universities, and relevant enterprises.

- Period: 2013 – 2018.

Project 3:Enhance the scientific research,  application and transfer of technologies for recycling non-biodegradable plastic bags.

- Presiding agency: The Ministry of Natural Resources and Environment

- Cooperating agencies: The Ministry of Science and Technology, other Ministries, agencies, local governments, research institutions, universities, and relevant enterprises.

- Period: 2013 – 2018.

Project 4:Investments in raising the capability of key laboratories to meet demands of researching, testing and assessing substitute products and products made from recycled dumped plastic bags.

- Presiding agency: The Ministry of Science and Technology

- Cooperating agencies: The Ministry of Natural Resources and Environment, other Ministries, agencies, research institutions, and universities.

- Period: 2013 – 2018.

Project5. Propagating and raising public awareness of the harmful effects of dumped non-biodegradable plastic bags on the environment and encouraging the substitute eco-friendly products.

- Presiding agency: the Ministry of Information and Communications.

- Cooperating agencies: The Ministry of Natural Resources and Environment, other Ministries, agencies, and local governments.

- Period: 2013 – 2020.

Project 6:Integrating the education about the harmful effects of dumped non-biodegradable plastic bags on the environment into school programs.

- Presiding agency: The Ministry of Education and Training

- Cooperating agencies: The Ministry of Natural Resources and Environment, other Ministries, agencies, and local governments.

- Period: 2013 – 2020.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 582/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe