Quyết định 403/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011 - 2015

thuộc tính Quyết định 403/QĐ-LĐTBXH

Quyết định 403/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011 - 2015
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:403/QĐ-LĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Trọng Đàm
Ngày ban hành:30/03/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
----------------------
Số: 403/QĐ-LĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
--------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 
 
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011 - 2015 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hoạt động) với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
1.1. Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu phải ưu tiên giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh con người; đặc biệt các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất như người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ, nhân dân sống ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.
1.2. Coi trọng việc nâng cao năng lực tự ứng phó của người dân trước tác động của biến đổi khí hậu kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tham gia của cộng đồng.
1.3. Đa dạng hóa các nguồn lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm các hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, huy động sự tham gia của các cơ quan nhà nước (trung ương và địa phương), các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp và doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu đối với các nhóm đối tượng; đề xuất, áp dụng được các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực quản lý của ngành và góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thành các nghiên cứu, đánh giá và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển các lĩnh vực của ngành; đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực của ngành.
- Nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm và đề xuất nhân rộng các dự án, mô hình về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hoàn thành việc rà soát, lồng ghép các yếu tố tác động của biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chương trình, đề án của ngành.
- Nâng cao được nhận thức của cán bộ, viên chức toàn ngành về tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó.
- Bước đầu xây dựng được đội ngũ chuyên gia và mạng lưới các cộng tác viên về ứng phó với biến đổi khí hậu trong và ngoài nước.
- Thu hút được các nguồn lực của cộng đồng quốc tế phục vụ các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành.
3. Các nhiệm vụ chủ yếu
3.1. Nhóm nhiệm vụ 1: Nghiên cứu, khảo sát; đánh giá, dự báo và đề xuất các giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực của ngành.
a) Khảo sát, thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội.
b) Phân tích, đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực Bộ quản lý phù hợp với các kịch bản biến đổi khí hậu đã công bố.
c) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học có liên quan đến các vấn đề lao động và xã hội trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.
d) Đề xuất các giải pháp đảm bảo việc làm và an sinh cho người dân các vùng bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu; đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp với mỗi vùng miền, địa phương và đối tượng quản lý của ngành.
3.2. Nhóm nhiệm vụ 2: Thực hiện các dự án, mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Xây dựng mô hình và thử nghiệm các mô hình thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực của ngành dựa vào cộng đồng có sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức hội đoàn thể, sự tham gia của người dân trong ứng phó và tự ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
b) Tổ chức thực hiện thí điểm theo đặc thù các vùng địa lý và/hoặc theo các nhóm đối tượng chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu;
c) Triển khai nhân rộng các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu được đánh giá hiệu quả qua quá trình thí điểm.
3.3. Nhóm nhiệm vụ 3: Lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách của ngành
a) Rà soát nội dung các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của từng lĩnh vực có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Thực hiện lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án của ngành.
3.4. Nhóm nhiệm vụ 4: Tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế
a) Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành về biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó.
b) Xây dựng các chương trình, tài liệu phục vụ đào tạo, tập huấn và triển khai thực hiện đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của cán bộ trong ngành ở các cấp.
c) Phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ trong lĩnh vực chuyên môn sâu về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu thông qua các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế; vận động các tổ chức trong và ngoài nước tham gia các chương trình nghiên cứu, tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ triển khai kế hoạch hành động.
d) Tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm về tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó trong lĩnh vực lao động và xã hội.
e) Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, phục vụ các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành. Củng cố và thiết lập mạng lưới diễn đàn hợp tác song phương, đa phương, và với các tổ chức phi chính phủ; thu hút nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Lồng ghép vào các hoạt động hợp tác trong kế hoạch chung của ASEAN.
4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện kế hoạch hành động này được bố trí từ các nguồn:
- Kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Các khoản viện phát triển chính thức (ODA) và viện trợ quốc tế khác;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
5. Tổ chức thực hiện
a) Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán và phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch, chiến lược phát triển của ngành.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định.
b) Viện Khoa học Lao động và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan trong Bộ triển khai các nghiên cứu khoa học, khảo sát, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực của ngành.
- Tham gia với các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu, xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu.
c) Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan trong Bộ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
d) Tổng cục Dạy nghề, Cục Việc làm, Cục Bảo trợ xã hội, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Vụ Bình đẳng giới:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm, nhân rộng các mô hình.
- Chỉ đạo, lồng ghép các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu vào các chính sách, chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực đơn vị quản lý.
e) Vụ Hợp tác quốc tế
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan vận động tài trợ quốc tế cho việc thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
g) Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước về biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó.
h) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chủ động nghiên cứu, lồng ghép và đề xuất lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện thí điểm và triển khai nhân rộng các mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Cục trưởng các Cục, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các đồng chí Lãnh đạo Bộ;
- Các Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- Văn phòng CTMTQG ứng phó với BĐKH;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Viện KHLĐ&XH, Vụ KHTC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm
 


PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA BỘ LAO ĐỘNG  - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 403/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu)

Số TT
Tên hoạt động, nhiệm vụ
Mục tiêu
Nội dung
Sản phẩm/kết quả dự kiến
Kinh phí (Triệu đồng)
Thời gian thực hiện
CT MTQG
Nguồn khác
Số tiền
Nguồn
1. Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, dự báo tác động của BĐKH và đề xuất chính sách ứng phó
1.1
Xây dựng kế hoạch hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Bộ LĐTBXH giai đoạn 2011 – 2015.
Xây dựng kế hoạch hoạt động của Bộ phù hợp với các mục tiêu, chiến lược phát triển ngành và với Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
Tiến hành các khảo sát, đánh giá tác động cần thiết và tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch.
Bản kế hoạch hành động được phê duyệt.
950
 
 
2010-2011
1.2
Đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đề xuất các giải pháp ứng phó.
Đánh giá được sơ bộ các tác động của BĐKH tại các địa phương trọng điểm để đề xuất các giải pháp ứng phó cho ngành trong giai đoạn 2011 - 2015
Tiến hành các khảo sát, nghiên cứu thực địa và xây dựng các chuyên đề tác động của BĐKH đến các lĩnh vực của ngành quản lý.
Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH.
2,350
 
 
2010-2011
1.3
Xây dựng các mô hình đánh giá và dự báo tác động của BĐKH đến các lĩnh vực lao động và xã hội.
Đưa ra các mô hình dự báo các tác động của BĐKH và nước biển dâng đến các vấn đề của ngành.
Nghiên cứu xây dựng các mô hình dự báo tác động của BĐKH và nước biển dâng đến các vấn đề việc làm và giảm nghèo.
Mô hình dự báo
1,500
1,000
 
2011
1.4
Xây dựng phương pháp, khảo sát, đánh giá tác động của BĐKH, nước biển dâng đến sinh kế của người dân ở các vùng dễ bị tổn thương và sinh kế người nghèo toàn quốc
Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về BĐKH phục vụ công tác xây dựng, hoạch định chính sách, chương trình, dự án ứng phó với BĐKH của ngành
Tổ chức điều tra trên phạm vi các địa phương bị ảnh hưởng bởi BĐKH
Cơ sở dữ liệu về các tác động của BĐKH đến các lĩnh vực thuộc ngành quản lý.
3,500
 
 
2010-2012
1.5
Đánh giá và dự báo các tác động liên ngành của BĐKH đến các vấn đề việc làm và di chuyển lao động khu vực Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, đề xuất giải pháp và mô hình ứng phó.
Đánh giá được các tác động liên ngành trong vấn đề việc làm và di chuyển lao động, từ đó xây dựng giải pháp và mô hình ứng phó.
Khảo sát, phân tích các kênh tác động BĐKH đến việc làm và dịch chuyển lao động, xây dựng mô hình.
Báo cáo đánh giá tác động, mô hình.
2,000
 
 
2012
1.6
Đánh giá tác động, dự báo và đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH đến vấn đề giới và người dân tộc thiểu số tại các vùng chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng.
Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về BĐKH phục vụ công tác xây dựng, hoạch định chính sách, chương trình, dự án ứng phó với BĐKH của ngành.
Tổ chức khảo sát trên phạm vi các địa phương bị ảnh hưởng, dễ bị tổn thương bởi BĐKH.
Báo cáo đánh giá tác động
2,500
1,000
CTMTQG Bình đẳng giới
2012
1.7
Đánh giá tác động của BĐKH đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo là người dân tộc thiểu số tại các vùng dễ bị tổn thương bởi BĐKH.
Đảm bảo cơ hội tiếp cận công bằng cho người nghèo là người dân tộc thiểu số vùng khó khăn.
Tiến hành các khảo sát, nghiên cứu và đề xuất giải pháp.
Báo cáo đánh giá tác động.
1,500
 
 
2012
1.8
Đánh giá và dự báo tác động của BĐKH và nước biển dâng đến việc thực hiện các quyền của trẻ em.
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em dựa trên quyền của trẻ trong các điều kiện BĐKH tương lai.
Tổ chức các cuộc điều tra và nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến trẻ em và đề xuất các giải pháp, chính sách.
Các báo cáo đánh giá tác động, mô hình dự báo và các giải pháp đề xuất chính sách.
500
1,000
CT Quốc gia về BV&CSTE
2012
1.9
Đánh giá, dự báo và đề xuất các giải pháp quy hoạch lao động, việc làm và di chuyển lao động khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Đề xuất được các nội dung cơ bản, phương pháp để tiến hành xây dựng các quy hoạch ngành trong điều kiện có tác động của BĐKH.
Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp tính toán, đưa vào các qui hoạch ngành.
Các giải pháp qui hoạch việc làm, di dân,…
2,000
 
 
2013
1.10
Đánh giá nhu cầu và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ em vùng chịu tác động của BĐKH.
Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và sức khỏe người dân đặc biệt là trẻ em.
Thực hiện các nghiên cứu và khảo sát đánh giá. Phân tích và đề xuất các giải pháp.
Các đánh giá nhu cầu và các giải pháp đề xuất chính sách.
1,000
1,000
CT Quốc gia về BV&CSTE
2013
 
Tổng cộng
 
 
 
17,800
4,000
 
 
2. Xây dựng, triển khai các dự án, mô hình thí điểm
2.1
Nghiên cứu xây dựng các mô hình thí điểm ứng phó với BĐKH.
Đưa ra mô hình thí điểm về ứng phó BĐKH của các lĩnh vực của ngành để triển khai nhân rộng.
Xây dựng các Mô hình ứng phó với BĐKH, nước biển dâng đối với các lĩnh vực: lao động - việc làm, dạy nghề, an sinh xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Mô hình thí điểm.
4,500
 
 
2011
2.2
Xây dựng mô hình và chính sách việc làm tạm thời, việc làm công.
Xây dựng các mô hình, đề xuất chính sách việc làm tạm thời khắc phục hậu quả thiên tai và việc làm công xây dựng các công trình công cộng ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.
Nghiên cứu phát triển việc làm cho lao động dôi dư, thiếu việc làm đi làm các công việc xây dựng các công trình công cộng phòng chống lụt bão, nước biển dâng.
Các mô hình phát triển việc làm công ứng phó với BĐKH.
3,000
 
 
2012-2013
2.3
Xây dựng mô hình tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở cấp gia đình và cộng đồng trong việc ngăn ngừa, ứng phó với tình trạng nước biển dâng tại ĐBSCL.
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong ứng phó với BĐKH các vùng chịu nhiều tác động của nước biển dâng.
Tổ chức các cuộc điều tra và nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và vai trò của phụ nữ.
Các báo cáo đánh giá tác động, mô hình và các giải pháp đề xuất chính sách.
2,000
 
 
2012
2.4
Xây dựng và thúc đẩy hệ thống dịch vụ xã hội trợ giúp người dân bị ảnh hưởng bởi BĐKH và thiên tai.
Nghiên cứu để phát triển các dịch vụ xã hội nhằm hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng của BĐKH.
Tổ chức nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, hội thảo xin ý kiến chuyên gia, người dân.
Kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách.
1000
2,000
Kêu gọi vốn ODA
2012
2.5
Xây dựng các mô hình chuyển đổi việc làm cho lao động vùng ĐBSCL và ven biển miền Trung ứng phó với tác động của BĐKH và nước biển dâng.
Đề xuất được các giải pháp và mô hình chuyển đổi việc làm, di chuyển lao động của vùng chịu tác động lớn của nước biển dâng.
Xây dựng mô hình phù hợp chuyển đổi sinh kế cho lao động trong nông nghiệp, nuôi tròng thủy sản.
Mô hình thí điểm trên khoảng 20 huyện chịu nhiều tác động của BĐKH, nước biển dâng
2,500
1,000
CTMTQGVL và vốn ODA
2013-2014
2.6
Mở rộng diện đối tượng hướng trợ giúp xã hội đột xuất và xây dựng, lồng ghép chính sách trợ giúp thường xuyên dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng.
Duy trì mức sống tối thiểu cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai
Tổ chức nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, hội thảo xin ý kiến chuyên gia, người dân.
Chính sách được hoàn thiện
1,000
 
 
2013
2.7
Đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp với lao động phi nông nghiệp trong khu vực phi kết cấu ở các vùng bị thiên tai.
Đảm bảo an sinh cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động thiên tai.
Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, khảo sát và xây dựng thử nghiệm mô hình.
Các đề xuất chính sách.
1,000
1,000
Kêu gọi vốn ODA
2014
2.8
Nghiên cứu thử nghiệm các giải pháp đa dạng hóa sinh kế cho người dân nghèo các vùng bị hạn hán ứng phó với BĐKH.
Hướng tới sự đa dạng hóa sinh kế làm giải pháp ứng phó tự thân cho người dân.
Xây dựng và đề xuất các giải pháp, mô hình thử nghiệm
Đề xuất các giải pháp thử nghiệm tại 3 địa bàn.
1,500
 
 
2013
2.9
Xây dựng mô hình nâng cao năng lực cộng đồng trong ứng phó với BĐKH
Nâng cao khả năng tự ứng phó với BĐKH của cộng đồng dân cư.
Khảo sát, nghiên cứu xây dựng mô hình.
Mô hình.
1,000
1,000
Kêu gọi vốn ODA
2013
2.10
Xây dựng, triển khai thí điểm mô hình ASXH dựa vào cộng đồng ứng phó với BĐKH tại một số vùng dễ bị tổn thương bởi BĐKH.
Xây dựng các mô hình huy động nguồn lực hỗ trợ cộng đồng dân cư ứng phó với BĐKH.
Dựa trên năng lực tự thân của cộng đồng và các nguồn lực hỗ trợ xây dựng các quỹ phát triển, quỹ tín dụng cộng đồng.
Thí điểm tại 2 tỉnh miền núi phía Bắc, 2 tỉnh miền Trung và 2 tỉnh ĐBSCL
4,000
1,000
Kêu gọi vốn ODA
2013-2015
2.11
Triển khai thí điểm các chương trình hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người nghèo trên địa bàn các huyện nghèo trong chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân các huyện nghèo dựa vào chương trình giảm nghèo nhanh có tính đến các yếu tố tác động của BĐKH.
Xây dựng và thử nghiệm các mô hình chuyển đổi việc làm và các giải pháp hỗ trợ.
Triển khai thí điểm tại 20 huyện nghèo chịu nhiều tác động của thiên tai, nước biển dâng, ngập mặn
3,000
1,000
ĐA Giảm nghèo nhanh/ĐAĐTN cho LĐ Nông thôn
2013-2015
2.12
Triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ cho người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở 6 tỉnh bị tác động lớn nhất của nước biển dâng.
Thu hút được người dân vùng bị ảnh hưởng mạnh của BĐKH tham gia.
Hình thành nguồn lực và bố trí nhân lực triển khai mô hình.
Mô hình thí điểm.
3,000
 
 
2014-2015
2.13
Nghiên cứu đề xuất giải pháp và triển khai thí điểm hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp ở các địa bàn chịu nhiều tác động của thiên tai.
Đảm bảo cho người dân an ninh lương thực, điều kiện sống tối thiểu trước thiên tai.
Nghiên cứu giải pháp, triển khai thí điểm.
Mô hình thí điểm.
3,000
 
 
2014
2.14
Xây dựng và triển khai các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em ứng phó với tác động của BĐXH.
Bảo vệ các quyền trẻ em trước BĐKH.
Lựa chọn và triển khai trên địa bàn 5 tỉnh có nhiều nguy cơ ảnh hưởng.
Mô hình thí điểm.
4,000
2,000
CT Quốc gia về BV&CSTE
2015
2.15
Phát triển hệ thống nhà trú bão, tránh lụt cho trẻ em ở các tỉnh ven biển miền Trung, ĐBSCL.
Các giải pháp, mô hình nhà trú bão, tránh lụt.
Tiến hành các khảo sát, nghiên cứu, thử nghiệm và tổng kết các mô hình.
Thí điểm tại địa bàn 5 tỉnh có nhiều nguy cơ ảnh hưởng.
1,000
2,000
CT Quốc gia về BV&CSTE
2015
2.16
Đánh giá kết quả triển khai các mô hình thí điểm về việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, an sinh cộng đồng và trẻ em ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011 - 2015
Đánh giá kết quả việc thực hiện thí điểm các mô hình đã thực hiện.
Tiến hành đánh giá các mô hình đã thực hiện giai đoạn 2011 - 2015.
Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm
2,000
 
 
2015
2.17
Đánh giá kết quả hoạt động ứng phó giai đoạn 2011 - 2015 và xây dựng cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ hoạch định chính sách ngành trong bối cảnh BĐKH.
Cập nhật cơ sở dữ liệu về tác động và ứng phó BĐKH phục vụ công tác xây dựng, hoạch định chính sách.
Tổ chức các cuộc điều tra tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi BĐKH đã triển khai năm 2011.
Cơ sở dữ liệu ngành về các tác động của BĐKH và hoạt động ứng phó.
1,500
 
 
2015
 
Tổng cộng
 
 
 
39,000
11,000
 
 
3. Lồng ghép các yếu tố tác động của BĐKH vào các chiến lược, chính sách của ngành
3.1
Lồng ghép các vấn đề BĐKH trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch của ngành.
Đưa ra được các phương pháp, nội dung cơ bản và yêu cầu tích hợp các yếu tố tác động của BĐKH vào các chiến lược, chương trình, qui hoạch, kế hoạch của ngành.
Tiến hành các nghiên cứu xây dựng phương pháp, nội dung và các qui trình tích hợp.
Các báo cáo đề xuất tích hợp
1,500
 
 
2011-2015
3.2
Xây dựng và lồng ghép chính sách việc làm ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trong chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
Lồng ghép đượ các yếu tố tác động của BĐKH vào chương trình mục tiêu quốc gia.
Các chính sách, chương trình hiện hành. Đề xuất các nội dung và phương án, giải pháp lồng ghép.
Đề xuất chính sách lồng ghép.
500
 
 
2011
3.3
Xây dựng và lồng ghép chính sách dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn trong đề án dạy nghề cho lao động nông thôn (QĐ 1956/TTg)
Lồng ghép được vào các chương trình hoạt động của Đề án Dạy nghề cho lao động Nông thôn theo quyết định 1956/TTg
Tăng các khả năng tiếp cận và thụ hưởng chính sách dạy nghề cho lao động các vùng chịu nhiều tác động của BĐKH
Đề xuất chính sách lồng ghép.
500
1,000
Đề án Dạy nghề cho LĐ nông thôn
2012-2013
3.4
Xây dựng và lồng ghép chính sách giảm nghèo ứng phó với tác động của BĐKH và nước biển dâng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Lồng ghép được các yếu tố tác động của BĐKH vào chương trình mục tiêu quốc gia.
Lựa chọn một số địa bàn để thử nghiệm; Đánh giá, thử nghiệm và đề xuất lồng ghép.
Đề xuất chính sách lồng ghép.
500
500
CTMTQG Giảm nghèo
2012-2013
3.5
Xây dựng và lồng ghép chính sách an sinh xã hội vào chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Lồng ghép các yếu tố tác động của BĐKH vào chiến lược.
Xây dựng và lồng ghép vào chiến lược quốc gia.
Đề xuất chính sách lồng ghép
1,000
500
Vốn ODA
2012
3.6
Rà soát, xây dựng và lồng ghép các chính sách phát triển dạy nghề nhằm chuyển đổi nghề, tạo cơ hội việc làm, lập nghiệp cho người lao động bị mất đất sản xuất, di chuyển nơi ở.
Xây dựng được chính sách phát triển dạy nghề hướng trọng tâm đối tượng chịu tác động ở những vùng bị ảnh hưởng bởi BĐKH.
Xây dựng và lồng ghép vào các chính sách quốc gia về việc làm, dạy nghề và giảm nghèo.
Đề xuất chính sách lồng ghép.
1,000
 
 
2013-2014
3.7
Rà soát và lồng ghép các chính sách xuất khẩu lao động để di chuyển lao động cho các vùng bị mất đất, tổn thất sinh kế do BĐKH và nước biển dâng.
Hoàn thiện các chính sách về XKLĐ ứng phó được với tác động của BĐKH.
Khảo sát, đánh giá ảnh hưởng, các đề xuất lồng ghép và thực hiện lồng ghép.
Đề xuất chính sách lồng ghép.
500
 
 
2014
3.8
Rà soát và lồng ghép các chính sách liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh BĐKH.
Hoàn thiện các chính sách về ATVSLĐ ứng phó được với tác động của BĐKH.
Khảo sát, đánh giá ảnh hưởng, các đề xuất lồng ghép và thực hiện lồng ghép.
Đề xuất chính sách lồng ghép
500
500
CTQG ATVSLĐ
2013-2014
3.9
Rà soát, xây dựng và lồng ghép chính sách ứng phó với BĐKH và nước biển dâng trong chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Hoàn thiện các chính sách về giảm nghèo ứng phó được với tác động của BĐKH.
Đánh giá, thử nghiệm và đề xuất lồng ghép. Lựa chọn một số địa bàn để thử nghiệm.
Đề xuất chính sách lồng ghép.
2,000
1,000
Đề án Giảm nghèo nhanh
2012-2013
 
Tổng cộng
 
 
 
8,000
3,500
 
 
4. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và hợp tác Quốc tế
4.1
Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực.
Phổ biến và nâng cao năng lực của các đơn vị có liên quan trong ngành.
 
 
 
 
 
2011-2015
-
Nghiên cứu, xây dựng tài liệu phổ biến thông tin, đào tạo, tập huấn.
 
 
 
2,000
 
 
 
-
Phổ biến thông tin, tuyên truyền.
 
 
 
1,700
 
 
 
-
Tổ chức tập huấn, huấn luyện, phổ biến, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ ngành.
Nâng cao năng lực cán bộ trong ngành làm các công việc có liên quan.
 
 
3,500
 
 
 
-
Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ ngành.
Nâng cao năng lực cán bộ trong ngành làm các công việc có liên quan.
Đào tạo trong nước và quốc tế.
 
1,000
1,000
Vốn tài trợ quốc tế
 
4.2
Hợp tác quốc tế về BĐKH, nước biển dâng.
 
 
 
 
 
 
2011-2015
-
Tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
 
 
 
1,500
500
Vốn tài trợ quốc tế
 
-
Thăm quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
 
 
 
2,500
2,000
Vốn tài trợ quốc tế
 
 
Tổng cộng
 
 
 
12,200
3,500
 
 
Kinh phí từ chương trình MTQG ứng phó với BĐKH
77,000
 
 
 
Kinh phí từ các chương trình khác và vốn tài trợ quốc tế
 
22,000
 
 
Tổng kinh phí
99,000
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABORS, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Decision No. 403/QD-LDTBXH dated March 30, 2014 of the Ministry of Labors, Invalids and Social Affairs on promulgation of the action plan 2011- 2015  in response to climate change

Pursuant to the Government s Decree No. 186/2007/ND-CP dated December 25, 2007 regarding regulation on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labors, Invalids and Social Affairs (MOLISA);

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 158/2008/QD-TTg dated December 12,2008 regarding granting approval to the National Target Program to respond to Climate Change;

At the Request of the General Director of the Department of Planning – Finance and of the Director of ILSSA

HEREBY DECIDES

Article 1:To issue the Climate Change Response Action Plan 2011 – 2015 (hereinafter referred as to the “CCRAP) of the MOLISA, with the following major contents:

1. Viewpoints:

1.1. The climate change adaptive activities should give priority to address the issues that affect the human security, particularly the most vulnerable groups such as the poor, ethnic minority, children, the elderly and women, and the people living in the remote, mountainous and island areas.

1.2. Attaching importance to the self-adaptive capacity of the citizens against the impact of climate change combined with the assistance of the State and the community participation.

1.3. Diversifying the resources in order to respond to climate change, including technical and financial assistance, and involving the participation of the State agencies (central and local), international organizations, social and political organizations, professional associations, businesses and communities.

2. Objective

2.1. Overall Objective

To assess the impact of climate change toward the target groups; to propose and apply the responsive solutions to mitigate the risks caused by climate change in the sector’s domains of management, and positively contributing to the implementation of the National Target Program to Respond to Climate Change.

2.2. Specific Objectives

- To complete researches on and impact assessments and forecasts of climate change toward the development of the sector’s domains; to propose CC responsive solutions for such domains of the sector.

- To research, develop, pilot and replicate the climate change responsive projects and models.

- To complete the review and integration of climate change issues into the sector’s strategies, master plans, plans, programs and projects.

- To raise awareness for the staff and officers across the sector on the impact of climate change and responsive solutions.

- To initially establish a professional team and a network of collaborators in response to climate change domestically and internationally.

- To attract the resources of the international community in catering to climate change adaptive actions of the sector.

3. Main Tasks

3.1. Task Group No.1:Research, survey; assess, forecast and propose CC responsive solutions toward the domains of the sector.

a) Survey to gather, process and store the information, and establish baseline data on the impact of climate change in the fields of Labors, National Devotees and Affairs

b) Analyze, assess and forecast the impact of CC in the domains administered by the Ministry in accordance with the published CC scenarios.

c) Promote the labor and social issue related scientific researches in the context of climate change.

d) Propose solutions to ensure employment and social security for the people living in the areas heavily affected by the CC; and propose CC responsive solutions appropriate to each regions, areas, localities and objects under the sector’s administration.

3.2. Task Group No.2: Implement the CC responsive projects and models

a) Develop the models, and implement the pilot the models in response to climate change in all domains of the sector that are community-based and with the participation of the authorities at all levels, mass organizations and the participation of the people in response and self-response to the climate change and sea level rise.

b) Organize for pilot implementation in accordance with the specific characteristics of the geographical area and/or of the groups most vulnerable to the climate change.

c) Roll out the successful CC responsive models after having been piloted.

3.3. Task Group No.3:Integrate the CC responsive solutions into the sector’s development strategies, master plans, plans, programs, projects and policies.

a) Review the contents of the strategies, master plans, plans, programs and projects of each domains relating to response to climate change

b) Research, develop, revise, amend and supplement the legal documents and policies to establish the legal framework for the implementation of the CC responsive activities.

c) Integrate the CC responsive solutions into the sector’s strategies, master plans, plans, policies, programs and projects.

3.4. Task Group No.4:Propagate and disseminate information, training for awareness raising, human resource training and international cooperation

a) Propagate and disseminate the Party’s direction and guidelines and the State’s policies to all staff, civil servants and officers of the sector about the climate change and the responsive measures.

b) Develop training programs and materials, and implement training to raise awareness, sense of responsibility and capacity for staff at all levels.

c) Develop the contingent of cadres with in-depth knowledge in the field of environmental protection and climate change through various in-country and overseas training programs; mobilize the participation of the national and international organizations to the programs on research, consultants and provision of support for implementation of the action plan.

d) Organize the seminars and workshops domestically and internationally to share experience on the impact of climate change and the responsive measures in the fields of labor and social affairs.

e) Expand international cooperation, and attract resources from international organizations catering to the CC responsive activities of the sector. Strengthen and establish the network of bilateral and multilateral cooperation forum, and with NGOs; attract resources, technical and financial assistance, and international experience in response to climate change. Integrate these into the cooperation activities under the ASEAN’s general plan.

4. Implementation Funds

Budget for implementation of this Action Plan are allocated from the following sources:

ü   Funds from the National Target Program to Respond to Climate Change;

ü   The proceeds from the Official Development Aids (ODA) and other international aids;

ü   Other legitimate sources of funds.

5. Organize for Implementation

a) The Department of Planning – Finance:

- Take the lead, and in coordination with other concerned units, to prepare plans, cost estimation and budget allocation for implementation of the National Target Program to Respond to Climate Change.

- Integrate the climate change adaptive measures into the sector’s development strategies and plans.

- Provide guidance and supervise the implementation, consolidate the status on implementation of the Climate Change Responsive Action Plan in accordance with the requirements.

b) The Institute of Labor Science and Social Affairs:

- Take the lead, and in coordination with other concerned units of the Ministry, to carry out scientific researches, surveys, and impact assessments of climate change on various fields of the sector.

- Participate with other concerned units of the Ministry to research, develop, implement and replicate pilot models on response to climate change.

c) The Department of Personnel and Organization: take the lead, and in coordination with other concerned units of the Ministry, to organize for the training and fostering courses to enhance the capacity and qualification for the officers working in the labors – invalids – social affairs sector in response to climate change.

d) The General Department of Vocational Training, the Department of Employment, the Department of Social Protection, the Department of Child Care and Protection, the Department of Gender Equality:

- Take the lead, and in coordination with other concerned units, to develop, implement and replicate pilot models.

- Direct and integrate the climate change adaptive measures into the policies, programs and projects under their jurisdiction of management

e) The Department of International Cooperation:

- Take the lead, and in coordination with other concerned units, to mobilize international financial assistance for the implementation of various tasks in response to climate change.

- Organize for and participate in international cooperation activities in relation to climate change.

g) The Office of Ministry: take the lead, and in coordination with other concerned units, to organize for dissemination of the directions and guidelines of the Party and of the policies of the State regarding climate change and the adaptive measures

h) Provincial/Central-managed Municipal Department of Labors, Invalids and Social Affairs (DOLISA):

- Take the initiative in research, integration and propose to integrate solutions in response to climate change into the local socio-economic development strategies, master plans, plans, policies, programs and projects.

- In coordination with other agencies and units of the Ministry, carry out pilot implementation and roll-out of models in response to climate change.

Article 2.This Decision shall take effect from the date of signature. In the course of implementation, should any revision or supplementation deemed necessary, the units shall take the initiative to report it to the Minister for consideration and decision.

Article 3.The Administrator of the Office of Ministry; Chief Inspector of the Ministry; the General Directors of HQ Departments, the General Director of General Department of Vocational Training; the Directors of HQ Directorates; the Directors of Provincial/Central-Managed Municipal Department of Labors, Invalids and Social Affairs (DOLISA); and Heads of the concerned agencies and units – are liable to implement this Decision./.

ON BEHALF OF THE MINISTER

VICE MINISTER

Nguyen Trong Dam


APPENDIX

LIST OF PRIORITIZED TASKS, PROJECTS AND ACTIVITIES FOR IMPLEMENTATION OF THE ACTION PLAN ON RESPONSE TO CLIMATE CHANGE OF THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS FOR 2011-2015 PERIOD

 

(Attached to Decision 403/QD-LDTBXH dated 30/3/2011 of the Minister of MOLISA regarding promulgation of the Action Plan on Response to Climate Change)

 

No

Activity/ Task

Objective

Content

Expected Output

Budget (VND million)

Impl. Time

NTP

Other Source

Amount

Source

1. Research, study, assess and forecast the impact of climate change so as to propose policies to respond to climate change

1.1

Develop the action plan on response to climate change (CC) of MOLISA for 2011-2015 period.

Develop the action plan for the Ministry which consistent with the sector development goals and strategies and the National Target Program to Respond to CC.

Carry out necessary studies and impact assessments, and organize for study and develop the plan.

Approved action plan

950

 

 

2010-2011

1.2

Assess the impact of CC on the fields of employment, vocational training, poverty reduction, social security, children protection and caring; and propose the responsive solutions.

Assess preliminary impacts of CC at the pivotal localities so as to propose solutions to respond to CC of the sector for 2011-2015 period.

Conduct field surveys and studies and develop the specialized topics on CC impacts toward the areas under the administration of the sector.

Impact Assessment Report and recommended solutions in response to CC

2,350

 

 

2010-2011

1.3

Develop the CC impact assessment and forecasting models on the field of labor and social.

Develop the models to forecast the impacts of CC and sea level rise to issues of the sector.

Research and develop the models on forecasting the impacts of CC and sea level rise to the employment and poverty reduction.

The forecast model

1,500

1,000

 

2011

1.4

Develop the methods, study and assess the impact of CC and sea level rise to the livelihoods of the people in vulnerable areas and the livelihoods of the poor nationwide.

Establish the CC database system serving for development of policies, programs and projects to respond to the CC of the sector.

Conduct surveys at the localities affected by CC.

The database on impacts of CC toward the areas under the administration of the sector

3,500

 

 

2010-2012

1.5

Assess and forecast the interdisciplinary/ inter-sectoral impact of CC on employment and labor mobility at the Northern Mountainous Area and the Central Highlands, propose response solutions and models.

Assess the inter-sectoral impacts on employment and labor mobility; thereby develop the responsive solutions and models.

Study and analyze CC impact channels on employment and mobility, and develop the model.

Impact Assessment Report and model.

2,000

 

 

2012

1.6

Assess and forecast the impact, and propose measures to respond to climate change to the gender and ethnic minority issues in the areas most vulnerable to CC and sea level rise.

Establish the CC database system serving for development of policies, programs and projects to respond to the CC of the sector.

Conduct surveys in the areas vulnerable to climate change.

Impact Assessment Report

2,500

1,000

NTP on Gender Equality

2012

1.7

Assess the impact of CC toward accessibility to basic social services by the poor being the ethnic minorities at the areas vulnerable to CC.

Ensure equal access opportunity for the poor being the ethnic minorities at the disadvantaged areas.

Conduct surveys and studies and propose solutions.

Impact Assessment Report

1,500

 

 

2012

1.8

Assess and forecast the impact of CC and sea level rise toward the execution of children rights.

Implement the children protection and care based on the children rights in the context of future CC condition.

Conduct CC impact surveys, studies and assessments toward children and propose solutions and policies.

Impact Assessment Report, forecasting model, and recommended policy solutions.

500

1,000

NTP on Children Protection & Care

2012

1.9

Assess, forecast and recommend the solutions on planning of labor, employment and labor mobility in Mekong River Delta.

Propose basic contents and methods for development of sectoral planning in the context of CC impacts.

Research and develop the calculation methods and incorporate into sectoral master-plans, planning.

Solutions on planning of employment, migration…

2,000

 

 

2013

1.10

Assess the needs and accessibility of healthcare services by children in the areas affected by CC.

Improve the environmental sanitation and health condition for the people, particularly the children.

Conduct studies, surveys and assessments. Analyze and recommend solutions.

Need assessments and proposed policy solutions.

1,000

1,000

NTP on Children Protection & Care

2013

 

Sub-total

 

 

 

17,800

4,000

 

 

2. Develop and implement pilot projects and models

2.1

Research and develop the pilot models in response to CC.

Work out the pilot models in response to CC in various areas of the sector in order for implementation and replication.

Develop the models in response to CC and sea level rise in the fields of labor – employment, vocational training, social security, children protection and caring.

Pilot model

4,500

 

 

2011

2.2

Develop models and propose policies on temporary public jobs

Develop the models and propose the policies regarding temporary jobs to overcome the consequence of natural calamities and regarding the public jobs/labors in relation to construction of the public works in response to the CC and sea level rise

Research to develop the jobs for redundant and underemployed laborers to work at public construction schemes in relation to protection of flooding and sea level rise

Models on development of temporary public jobs in response to CC

3,000

 

 

2012-2013

2.3

Develop models to enhance the participation of women at household and community level in preventing and responding to sea level rise at the Mekong River Delta.

Enhance the women’s role in responding to climate change at the areas most vulnerable to sea level rise.

Conduct surveys, studies and assessments on the impact of CC and the role of women.

Impact Assessment Reports, models, and recommended policy solutions.

2,000

 

 

2012

2.4

Develop and promote the social service system to assist the people affected by CC and natural disasters.

Research to develop the social services to support the people affected by CC

Conduct studies; organize seminars/workshops to invite comments from the experts and the public.

Study results, and proposed policies

1,000

2,000

Calling for ODA

2012

2.5

Develop models on employment conversion for the laborers in Mekong River Delta and Central Coastal Area in response to the impact of CC and sea level rise.

Propose solutions and models on employment shifting and labor mobility for the areas most vulnerable to sea level rise.

Develop the suitable model to convert livelihoods for the laborers in agriculture and aquaculture.

The pilot model for some 20 districts of being most affected by the impact of CC and sea level rise

2,500

1,000

NTP on Employment; ODA funds

2013-2014

2.6

Expand the ad-hoc social-supported objects, and develop and integrate regular support policies for people affected by the impact of CC and sea level rise.

Maintain the minimum standard of living for people affected by natural disasters.

Conduct studies; organize seminars and workshops to invite comments from the experts and the public.

Improved policies

1,000

 

 

2013

2.7

Propose solutions to promote the implementation of unemployment insurance for non-agricultural workers in the informal sector at areas affected by natural disasters.

 

Ensured social security for laborers, support the businesses affected by the natural disasters.

Conduct research and survey activities, and develop the model.

Policy proposals

1,000

1,000

Calling for ODA

2014

2.8

Research and pilot the solutions on diversification of livelihoods for the poor at the drought areas in response to CC.

 

Aimed to diversify the livelihoods as a self-responsive measure for the local people.

Develop and propose pilot solutions and models

Propose pilot solutions for the three localities

1,500

 

 

2013

2.9

Develop model on capacity strengthening for the community in response to CC.

Enhance the self-responsive ability of the community to the CC.

Study, research and develop the model.

Model

1,000

1,000

Calling for ODA

2013

2.10

Develop and pilot implement the community based social security model in response to CC at selected areas vulnerable to CC.

Develop models on resource mobilization to support the communities in response to CC.

Based on the community’s self-reliance capacity and the support resources, develop the community development funds and community credit funds.

Piloted implementation in 2 Northern provinces, 2 Central provinces and 2 Southern provinces

4,000

1,000

Calling for ODA

2013-2015

2.11

Pilot programs to support for occupational shifting and employment for the poor in the disadvantaged districts under the Program on Fast and Sustainable Poverty Reduction in the 62 Poor Districts.

Shifting occupations for the people in the poor districts based on the program on fast and sustainable poverty reduction, in taking into account of the impacts of climate change.

Develop and pilot the models regarding employment change and the supporting solutions.

Piloted implementation in 20 poor districts that are most affected by the impact of natural disasters, sea level rise and mangrove

3,000

1,000

Project on Fast Poverty Reduction/ Project on V.T for Rural Labors

2013-2015

2.12

Pilot implement the model to support the local people to participate in voluntary social insurance scheme at 6 provinces that are most affected by sea level rise

Attract the participation of the people living in areas of most affected by CC.

Establish resources and arrange human resource to implement the model.

Pilot model

3,000

 

 

2014-2015

2.13

Research and propose solution, and pilot implement the support for the people to participate in agricultural insurance scheme at areas that are most affected by the natural disaster.

Ensured food security and minimum living conditions for the people affected by the natural disasters.

Research and develop the solutions, and pilot implementation.

Pilot model

3,000

 

 

2014

2.14

Develop and implement the children protection & caring models in response to the impact of CC.

Protect children rights in relation to CC.

Select and implement the model in the five most vulnerable provinces.

Pilot model

4,000

2,000

NTP on Children Protection & Care

2015

2.15

Develop the anti-storm shelters and flooding-prevention housing system for the children at the Central Coastal and Mekong Delta provinces.

Develop solutions and models on anti-storm and anti-flooding shelters.

Conduct surveys, studies, testing and review of the models

Piloted in the five most vulnerable provinces

1,000

2,000

NTP on Children Protection & Care

2015

2.16

Evaluate the pilot implementation models on employment, vocational training, poverty reduction, community security and children protection in response to CC in 2011-2015 period.

Evaluate the pilot models implemented.

Carry out evaluation of models implemented during 2011-2015 period.

Report on pilot implementation.

2,000

 

 

2015

2.17

Evaluate the results of implementation in response to CC for 2011-2015 period, and update the database catering to sector’s policy-making in the context of CC.

Updated the database on CC impacts and responses catering for policy-making and development.

Conduct surveys, evaluations at the localities of most affected by CC where implementation has been carried out since 2011.

The sector’s database on the impact of CC and responsive activities

1,500

 

 

2015

 

Sub-total

 

 

 

39,000

11,000

 

 

3. Integrate climate change impacts into the sector’s strategies and policies

3.1

Integrate the CC issues into the sector’s strategies, programs, master plans and plans.

Provided for basic methods, contents and requirements for the incorporation of the CC issues and elements into the sector’s strategies, programs, master plans and plans.

Conduct researches; develop methods, contents and processes for integration.

Proposed integration reports

1,500

 

 

2011-2015

3.2

Develop and integrate the employment policy in response to CC and sea level rise into the NTP on Employment.

Integrated the CC issues and elements into the National Target Program

The existing policies and programs. Propose the integration contents, options and solutions.

Proposed integration policy

500

 

 

2011

3.3

Develop and integrate the policy on vocational training and occupational conversion for rural labors into the Scheme on vocational training for rural laborers (Decision 1956/TTg).

Integrated policy into the implementation program of the Scheme on vocational training for rural laborers (Decision 1956/TTg).

Enhance the accessibility and beneficiary to vocational training policy for the laborers at the areas that are most affected by CC.

Proposed integration policy

500

1,000

Scheme on Vocational Training for Rural Laborers

2012-2013

3.4

Develop and integrate the poverty reduction  policy in response to CC and sea level rise into the NTP on Poverty Reduction

 

Integrated the CC issues and elements into the National Target Program

Select some localities for pilot implementation; review, pilot and recommend the integration

Proposed integration policy

500

500

NTP on Poverty Reduction

2012-2013

3.5

Develop and integrate the social security  policy into the Vietnam National Strategy on Social Security 2011-2020

Integrated the CC issues and elements into the Strategy.

Develop and integrate into the national strategy.

Proposed integration policy

1,000

500

ODA funds

2012

3.6

Review, develop and integrate the policies on vocational development and training in order to shift occupations, creating employment opportunities, establishing career for the laborers who lost their production land or move to new place.

Develop the vocational training policy which focuses on the objects in areas most vulnerable to the impact of CC.

Develop and integrate into the national policies on employment, vocational training and poverty reduction.

Proposed integration policy

1,000

 

 

2013-2014

3.7

Review and integrate the labor export policies to migrate the labors living in the land losing area or loss of livelihoods due to CC and sea level rise.

Improve policies on labor export in response to the impact of climate change.

Survey and evaluate the impacts, propose and implement the integration.

Proposed integration policy

500

 

 

2014

3.8

Review and integrate the policies on  occupational health and safety of laborers in the context of CC.

Improve policies on OHS in response to the impact of climate change.

Survey and evaluate the impacts, propose and implement the integration

Proposed integration policy

500

500

NP OHS

2013-2014

3.9

Review, develop and integrate the policies in response to CC and sea level rise under the Program on Fast and Sustainable Poverty Reduction in the 62 Poor Districts.

Improve policies on poverty reduction in response to the impact of climate change.

Review, pilot and recommend the integration. Select some localities for pilot implementation.

Proposed integration policy

2,000

1,000

Program on Fast Poverty Reduction

2012-2013

 

Sub-total

 

 

 

8,000

3,500

 

 

4. Training, fostering and capacity building and international cooperation

4.1

Training, capacity building:

Disseminate and build capacity for relevant units in the sector

 

 

 

 

 

2011-2015

-

Research and develop the information dissemination materials, training, fostering.

 

 

 

2,000

 

 

 

-

Information dissemination and propaganda.

 

 

 

1,700

 

 

 

-

Organization of training, fostering, capacity strengthening for officers of the sector.

Enhance capacity for the officers in charging of relevant tasks.

 

 

3,500

 

 

 

-

Provision of assistance in training and capacity building for the sector’s officers

Enhance capacity for the officers in charging of relevant tasks.

In-country and overseas training

 

1,000

1,000

International grant fund

 

4.2

International cooperation in CC and sea level rise

 

 

 

 

 

 

2011-2015

-

Organization of international workshops in Vietnam

 

 

 

1,500

500

International grant fund

 

-

Overseas study tours to learn the international experience

 

 

 

2,500

2,000

International grant fund

 

 

Sub-total

 

 

 

12,200

3,500

 

 

Budget from NTP in Response to CC

77,000

 

 

 

Budget from Other Programs and International Grant

 

22,000

 

 

TOTAL BUDGET:

99,000

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 403/QD-LDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất