Quyết định 174/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu

thuộc tính Quyết định 174/2006/QĐ-TTg

Quyết định 174/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:174/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:28/07/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 174/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 174/2006/QĐ-TTg NGÀY 28 THÁNG 7 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG CẦU

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 12 tháng 12 năm 2005;

 

Căn cứ Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ;

 

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh lưu vực sông Cầu gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu (sau đây gọi tắt là Đề án Tổng thể sông Cầu) với các nội dung chủ yếu sau đây:

 

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

 

1. Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, cần có quyết tâm cao, đòi hỏi tập trung các nguồn lực đầu tư của chính quyền và nhân dân địa phương trên lưu vực, có sự hỗ trợ của ngân sách trung ương.

 

2. Bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu phải được giải quyết tổng thể: theo toàn lưu vực kết hợp với theo địa giới hành chính; giữ gìn chất lượng nước đi đôi với việc bảo đảm đủ khối lượng nước.

 

3. Lấy phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái môi trường là chính, kết hợp từng bước xử lý, khắc phục những điểm nóng về ô nhiễm trên toàn lưu vực. Tất cả các cơ sở sản xuất mới bắt đầu hoạt động trong phạm vi lưu vực phải dùng công nghệ sạch hoặc phải dùng các công nghệ bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Ưu tiên thực hiện Đề án Tổng thể sông Cầu với việc lồng ghép với các dự án, các chương trình khác có liên quan của nhà nước, của các Bộ, ngành và của từng địa phương trên toàn lưu vực.

 

4. Đẩy mạnh xã hội hoá, phát huy nội lực kết hợp với việc tăng cường quản lý nhà nước; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và phát huy các giải pháp truyền thống để giữ sạch môi trường sống của từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư.

 

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ

 

1. Định hướng chung đến năm 2020:

 

- Triển khai trên lưu vực sông Cầu Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường dòng sông để đến năm 2020 đưa sông Cầu trở lại trong sạch, bảo đảm cân bằng nước phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực, hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

 

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống cơ chế, chính sách với các giải pháp khả thi nhằm ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi, bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên môi trường lưu vực sông Cầu; thiết lập mô hình quản lý môi trường lưu vực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng cho mọi đối tượng, mọi tiểu vùng trong lưu vực, gắn quyền lợi với nghĩa vụ cuả người khai thác đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái lâu dài lưu vực sông theo hướng phát triển bền vững.

 

2. Mục tiêu đến năm 2007:

 

- Hoàn thành việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lưu vực sông Cầu giai đoạn I (từ năm 2003 đến năm 2007) theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng", hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm nguồn nước sông Cầu, tạo chuyển biến cơ bản, tích cực ban đầu về xử lý môi trường trong toàn lưu vực.

 

- Khắc phục tình trạng khai thác cát sỏi trong sông không theo quy hoạch, bảo vệ mặt cắt ổn định tự nhiên của dòng sông.

 

- Tăng cường bồi phụ, bảo đảm rừng có chất lượng theo tiêu chuẩn quy định nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước các tháng mùa khô; gìn giữ, tái tạo và phát triển môi trường tự nhiên trong sạch, bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn lưu vực.

 

- Hình thành và từng bước hoàn chỉnh mô hình tổ chức quản lý môi trường lưu vực; xây dựng cơ chế, chính sách cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi tăng cường quản lý nhà nước, thúc đẩy xã hội hoá bảo vệ môi trường lưu vực.

 

3. Mục tiêu đến năm 2012:

 

- Ngăn chặn hoàn toàn mức độ gia tăng ô nhiễm nguồn nước sông Cầu. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng", bảo đảm tất cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các khu vực bị ô nhiễm nặng nhất trên lưu vực sông Cầu được xử lý xong.

 

- Đảm bảo dòng chảy thông thoáng trên toàn tuyến, bê tông hoá hợp lý hai bên bờ những đoạn sông thiết yếu chảy qua các đô thị.

 

- Bảo toàn quỹ rừng hiện có, nâng độ che phủ rừng toàn lưu vực ít nhất đạt 43% tổng diện tích tự nhiên, khôi phục cơ bản rừng đầu nguồn đã bị suy thoái.

 

- Hoàn thành cơ bản việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp trong toàn lưu vực; 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc 6 tỉnh lưu vực sông Cầu được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001; 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất trong lưu vực có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; thu gom 90% chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt; xử lý 60% chất thải nguy hại, trong đó riêng chất thải bệnh viện đạt 100%.

 

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

1. Nhiệm vụ:

 

a) Đánh giá đầy đủ hiện trạng, ngăn chặn cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu:

 

- Điều tra thực trạng ô nhiễm các thành phần môi trường, tài nguyên (nước, đất, không khí…) do sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, do sinh hoạt của con người gây ra.

 

- Giám sát, kiểm tra các nguồn thải gây ô nhiễm; thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trước khi xây dựng; quản lý bảo vệ môi trường khi các dự án được đưa vào hoạt động.

 

b) Khắc phục, cải tạo môi trường những khu vực, những cơ sở gây ô nhiễm nặng, những điểm nóng về môi trường:

 

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong lưu vực theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng".

 

- Xử lý những đoạn sông bị ô nhiễm nặng, tiến hành nạo vét, khơi dòng những đoạn sông quan trọng, kè bờ những đoạn sông xung yếu, cần thiết.

 

c) Từng bước làm sống lại dòng sông Cầu nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học.

 

- Khôi phục rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã bị suy thoái, tăng cường bồi phụ nguồn nước, xây dựng các công trình giữ nước để chống cạn kiệt; bảo đảm chất lượng, khối lượng nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, thông thoáng dòng chảy tự nhiên, bền vững của các công trình thuỷ lợi trong lưu vực.

 

- Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái lưu vực sông Cầu.

 

2. Các giải pháp chủ yếu:

 

a) Thực hiện xã hội hoá nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu bao gồm:

 

- Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao sự hiểu biết của người dân về quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến môi trường (liên quan giữa vệ sinh môi trường với sức khoẻ và sự phát triển xã hội...), tổ chức sự tham gia của cộng đồng, thực hiện cơ chế phối hợp hành động của các đoàn thể quần chúng, nhân rộng các mô hình tự quản, duy trì phong trào quần chúng thường xuyên bảo vệ môi trường kết hợp với tập trung trong từng khoảng thời gian cụ thể vào những công trình, nhiệm vụ trọng điểm.

 

- Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế, tạo việc làm trong quản lý khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan trên lưu vực sông Cầu; hình thành và phát triển thị trường dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.

 

b) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên toàn lưu vực:

 

- Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực liên quan trong quản lý khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan.

 

- Xây dựng, hoàn chỉnh và vận hành đồng bộ cơ chế quản lý lưu vực; hình thành hệ thống quan trắc, giám sát, dự báo tài nguyên, môi trường, ngân hàng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường.

 

- Xây dựng, phê duyệt và vận hành hệ thống chính sách như quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, kế hoạch hợp tác quốc tế, cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích đầu tư, các chương trình, dự án, cơ chế phối hợp hành động của các cơ quan quản lý, các đoàn thể quần chúng…

 

c) Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư để thu hút tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực với cơ chế khuyến khích hợp lý, nhằm khắc phục, xử lý ô nhiễm, phục vụ bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên môi trường lưu vực sông Cầu:

 

- Tất cả doanh nghiệp hoạt động trên lưu vực sông Cầu phải tự bỏ vốn để bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất, kinh doanh gây ra. Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần kinh phí khi thực hiện nhiệm vụ này theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu cho từng nhiệm vụ, dự án cụ thể.

 

- Ngân sách nhà nước đầu tư để khắc phục ô nhiễm do nước thải các khu dân cư đổ ra lưu vực sông và xử lý các bãi rác thải tập trung theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu cho từng nhiệm vụ, dự án cụ thể.

 

- Ưu tiên sử dụng các loại phí bảo vệ môi trường theo cơ chế quy định tại Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

 

d). Đẩy mạnh hợp tác quốc tế dưới các hình thức hợp tác đa phương, song phương với các nước, với các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ để tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ về kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến, khuyến khích và tạo điều kiện để các Bộ, ngành, địa phương vận động các nguồn tài trợ quốc tế và các nguồn vốn ODA của các nước và các tổ chức quốc tế khác nhằm đẩy nhanh việc thực hiện Đề án Tổng thể này.

 

đ) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình thuộc Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu, cụ thể như sau:

 

- Chương trình xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại lưu vực sông Cầu đã được xác định trong Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng".

 

- Chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu trong Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

 

- Các chương trình, dự án xử lý, bảo vệ môi trường, tổ chức, quản lý tài nguyên, môi trường trên lưu vực sông Cầu (không nằm trong 2 Chương trình trên), do các tỉnh quản lý.

 

Các đề án, chương trình trên được xây dựng, quản lý và triển khai thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP, số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và các văn bản liên quan.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ương:

 

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm : chỉ đạo, theo dõi thực hiện Đề án này, định kỳ 6 tháng một lần tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án được giao liên quan đến môi trường lưu vực sông Cầu; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ việc thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu bao gồm Ủy ban nhân dân các tỉnh lưu vực sông Cầu gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành liên quan để phối hợp tổ chức thực hiện Đề án Tổng thể sông Cầu.

 

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thống nhất với Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác hàng năm và 5 năm, trình duyệt theo quy định hiện hành, kiểm tra việc thực hiện đúng mục tiêu kinh phí hỗ trợ của ngân sách nhà nước đã được phê duyệt.

 

- Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan theo chức năng quản lý nhà nước xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai Đề án Tổng thể lưu vực sông Cầu và tham gia thực hiện Đề án theo sự phân công.

 

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 tỉnh lưu vực sông Cầu (Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương) có trách nhiệm:

 

- Phối hợp chặt chẽ để tổ chức chỉ đạo thực hiện thành công Đề án.

 

- Chủ động phát huy nội lực, huy động ở mức cao nhất các nguồn lực trong tỉnh tham gia thực hiện Đề án tổng thể.

 

- Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án trên địa bàn tỉnh.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 tỉnh lưu vực sông Cầu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 174/2006/QD-TTg

Hanoi, July 28, 2006

 

DECISION

APPROVING THE OVERALL SCHEME ON PROTECTION AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF ECOLOGICAL ENVIRONMENT AND LANDSCAPE OF THE CAU RIVER BASIN

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 12, 2005 Law on Environment Protection;

Pursuant to the National Strategy on Environment Protection till 2010 and orientations towards 2020, which was promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 256/2003/QD-TTg of December 2, 2003;

At the proposal of the presidents of the People's Committees of the Cau River basin provinces of Bac Kan, Thai Nguyen, Vinh Phuc, Bac Giang, Bac Ninh and Hai Duong,

DECIDES:

Article 1.- To approve the overall scheme on protection and sustainable development of the ecological environment and landscape of the Cau River basin (hereinafter called Cau River Overall Scheme for short) with the following major contents:

I. DIRECTING VIEWPOINTS

1. Protecting the ecological environment and landscape of the Cau River basin is a long-term and regular task requiring high determination and concentrated investment resources of the administration and local people in the basin, with the support of the central budget.

2. The protection of the ecological environment and landcape of the Cau River basin must be handled in a comprehensive manner: according to the entire region in combination with administrative boundaries; preservation of water quality in parallel with assurance of adequate water volume.

3. The prevention and stoppage of environmental deterioration shall be considered the key, combined with step-by-step handling and redressing of hot spots of environmental pollution in the entire region. All production establishments starting their operations within the basin must use clean technologies or technologies ensuring that waste treatment reaches environmental standards. Priority shall be given to the realization of the Cau River Overall Scheme in combination with other relevant projects and/or programs of the State, ministries, branches and each locality in the entire basin region.

4. The accelerated socialization and promotion of internal strength shall be combined with the enhancement of state management; the application of advanced technologies and the promotion of traditional solutions to keep clean the living environment of each household and the population community.

II. GENERAL ORIENTATIONS AND SPECIFIC OBJECTIVES

1. General orientations towards 2020:

- To materialize in the Cau River basin the Prime Minister's Decision No. 256/2003/QD-TTg of December 2, 2003, approving the National Strategy on Environment Protection till 2010 and the Orientations towards 2020, step by step handling the pollution, improving and raising the quality of the river environment so that by 2020 Cau river will turn clean again, ensuring water balance in efficient service of the socio-economic development demands in the basin, the water flow system becomes stable, irrigation works are safe and sustainable, the natural landscape is fresh and beautiful.

- To elaborate, promulgate and efficiently implement the system of mechanisms and policies with feasible solutions to check the increasing pollution, restore, rehabilitate, protect, regenerate and develop the Cau River basin environmental resources; to establish the basin-environment management model suitable to the natural, socio-economic conditions, ensuring justice for all subjects, all sub-regions in the basin, associating the exploiters' interests and obligations with the long-term protection of the basin ecological environment in the direction of sustainable development.

2. Objectives towards 2007:

- To complete the handling of establishments which have caused serious pollution to the Cau River basin environment in the first phase (from 2003 to 2007) under the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg of April 22, 2003, approving the plan on resolute handling of establishments which cause serious environmental pollution, restricting the increased pollution of the Cau River water source, creating substantial and positive initial improvements in environmental treatment in the entire region.

- To redress the situation of unplanned exploitation of sand and cobble in the river, protect the natural cross-section of the river.

- To strengthen alluvium deposition, ensure that forests shall reach the set standards in order to overcome water shortage in dry months; to preserve, regenerate and develop the clean natural environment, and conserve biodiversity throughout the basin region.

- To form and step by step perfect the organizational model for management of the basin environment; to formulate necessary mechanisms and policies to create favorable conditions for enhancing the state management and accelerating the socialization of the protection of the basin environment.

3. Objectives towards 2012

- To completely stop the increasing pollution of the Cau River water source. To continue realizing the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg of April 22, 2003, approving the plan on resolute handling of establishments which cause serious environmental pollution, ensuring that all establishments which cause serious environmental pollution and seriously polluted areas in the Cau River basin shall be completely handled.

- To ensure smooth flow on the entire river, to rationally solidify essential bank sections running through urban centers.

- To preserve existing forests, increase the forest coverage in the entire basin to at least 43% of the natural area, to substantially restore headwater forests which have been degenerated.

- To substantially complete the improvement and upgrading of rain water and waste water drainage systems in urban centers and industrial parks in the entire region; 50% of the production and/or business establishments in the six Cau River basin provinces shall be granted the environmental-standard certificates or ISO 14001 certificates; 40% of the urban centers and 70% of the industrial parks and export processing zones in the basin region shall have concentrated waste water treatment systems up to environmental standards; to gather 90% of industrial solid waste, daily-life solid waste; to treat 60% hazardous waste, including 100% of hospital waste.

III. SPECIFIC TASKS AND SOLUTIONS

1. Tasks:

a/ To fully assess the current situation of, and substantially check the increase in, environmental pollution in the Cau River basin:

- To investigate the actual pollution of environmental components and natural resources (water, soil, air') caused by industrial, cottage-industrial and handicraft and agricultural production as well as daily-life activities of people.

- To supervise and examine the polluting discharge sources; to strictly realize the assessment of environmental impacts of projects before the construction thereof; to manage the environmental protection when projects are commissioned.

b/ To environmentally address and improve areas and establishments which cause serious environmental pollution:

- To resolutely handle seriously polluting establishments in the basin region under the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg of April 22, 2003, approving the plan on resolute handling of establishments which cause serious environmental pollution.

- To treat seriously polluted river sections; to dredge and clear the flow channels in important river sections and to embank crucial and necessary river sections.

c/ To step by step revive Cau river with a view to conserving and developing the natural environmental resources and biodiversity.

- To restore degenerated protective forests, headwater forests, enhance the enrichment of water sources, build water storage works against drought and water exhaustion; to qualitatively and quantitatively ensure water in service of socio-economic development demands; to ensure the stability and smoothness of natural flow channels and the sustainability of water works in the region.

- To conserve biodiversity, protect the natural landscape and ecological environment in the Cau River basin region.

2. Major solutions:

a/ To socialize the protection of the ecological environment and landscape of the Cau River basin region, which covers:

- Intensification of communication activities to raise the people's awareness of their environment-related interests and responsibilities (relations between environmental sanitation and people's health as well as social development'), the organization of community participation, the implementation of mechanisms for coordinated actions of mass organizations, the popularization of self-management models, the maintenance of regular mass movements for environmental protection in combination with irregular movements for a specified duration, focussing on key projects and tasks.

- Accelerated application of economic tools and job creation in the management of sustainable exploitation and protection of the ecological environment and landscape in the Cau River basin region; the formation and development of the rural sanitation service market under the State's orientations.

b/ To enhance the effectiveness and efficiency of the state management throughout the region:

- To strictly implement the State's normative documents on natural resources, environment and relevant domains in management of the sustainable exploitation and protection of the ecological environment and landscape.

- To formulate, complete and operate in a coordinated manner the regional management mechanism; to formulate natural resource and environment-observing, -supervising and -forecasting systems and an environmental resource database.

- To formulate, approve and put into operation a system of policies including plannings, five-year and annual plans, international cooperation plans, financial mechanisms, investment incentive mechanisms, programs, projects and mechanisms for coordinated actions of managerial bodies, mass organizations'.

c/ To diversify investment resources so as to attract to a utmost and efficiently use resources with appropriate incentive mechanisms with a view to redressing, treating pollution and servicing the protection, regeneration and development of environmental resources in the Cau River basin region:

- All enterprises operating in the Cau River basin must invest by themselves capital in environmental protection and redressing of environmental pollution caused by their production and/or business activities. The State shall consider and provide partial funding supports for the implementation of this task in the form of targeted support for each specific task or project.

- The state budget investment shall be made to redress the pollution caused by waste water discharged from residential areas into the river basin and handle concentrated garbage dumping sites in the form of targeted support for each specific task or project.

- To prioritize the use of assorted environmental protection charges under the mechanism stated in the Prime Minister's Decision No. 82/2002/QD-TTg of June 26, 2002, on the establishment, organization and operation of the Vietnam Fund for Environmental Protection.

d/ To step up international cooperation in forms of bilateral or multilateral cooperation with foreign countries, international organizations and non-governmental organizations in order to make full use of their cooperation and support in experience and advanced technologies, encouraging and creating conditions for ministries, branches and localities to mobilize various sources of international financial assistance and ODA capital of other countries and international organizations with a view to accelerating the realization of this oversall scheme.

e/ To formulate, approve and implement programs under the Overall Scheme on Protection of Ecological Environment and Landscape of the Cau River basin region, concretely as follows:

- Program 135 of the 1999-2005 period on resolute handling of establishments which cause serious environmental pollution in the Cau River basin, as identified in the Prime Minister's Decision No. 64/2003/QD-TTg of March 24, 2003, approving the plan on the resolute handling of establishments which cause serious environmental pollution.

- Program 135 of the 1999-2005 period on protection of the environment in the Cau River basin region as stated in the Prime Minister's Decision No. 256/2003/QD-TTg of December 2, 2003, approving the National Strategy on Environment Protection till 2010 and Orientations towards 2020.

- Programs and projects on environmental handling and protection, organization and management of natural resources and environment in the Cau River basin region (not included in two Programs 135 of the 1999-2005 period), which are managed by provinces.

The above schemes and programs shall be formulated, managed and implemented in accordance with the Construction and Investment Management Regulation promulgated together with the Government's Decree No. 52/1999/ND-CP, Decree No. 12/2000/ND-CP and Decree No. 07/2003/ND-CP, the Prime Minister's Decision No. 82/2002/QD-TTg on the establishment, organization and operation of the Vietnam Fund for Environment Protection, and relevant documents.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Responsibilities of ministries, central branches:

- The Ministry of Natural Resources and Environment shall have the responsibilities: to direct and monitor the implementation of this Scheme, biannually sum up and report on the implementation results to the Prime Minister; direct the implementation of the assigned programs, schemes related to the environment in the Cau River basin region; propose to the Prime Minister the establishment of the Cau River Basin Environment Protection Committee to comprise the People's Committees of the Cau River basin provinces of Bac Kan, Thai Nguyen, Vinh Phuc, Bac Giang, Bac Ninh, Hai Duong and competent representatives of relevant ministries and/or branches for coordinated implementation of the Cau River Overall Scheme.

- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and reach agreement with the Finance Ministry on, balancing and arranging capital from the state budget and other capital sources every year and five years, submit them for approval according to current regulations, inspect the use of the approved funding support of the state budget for proper purposes.

- The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry, the Ministry of Construction and relevant ministries and branches shall, according to their state management functions, formulate mechanisms and policies related to the implementation of the Cau River Overall Scheme and participate in the implementation thereof according their assigned tasks.

2. The presidents of the People's Committees of the six Cau River basin provinces (Bac Kan, Thai Nguyen, Vinh Phuc, Bac Giang, Bac Ninh and Hai Duong) shall have the responsibilities:

- To closely coordinate with one another in directing the successful implementation of the Scheme.

- To take initiative in bringing into full play the internal strength and mobilize to the utmost the provincial resources for the implementation of the Oversall Scheme.

- To direct the provincial Services, Committees, branches and administrations at all levels to fruitfully materialize the contents of the Scheme in their respective localities.

Article 2.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and the presidents of the People's Committees of the six Cau River basin provinces shall have to implement this Decision.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 174/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất