Quyết định 1662/QĐ-TTg 2021 Đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển và thúc đẩy tăng trưởng xanh

thuộc tính Quyết định 1662/QĐ-TTg

Quyết định 1662/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1662/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Văn Thành
Ngày ban hành:04/10/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Giai đoạn 2021 – 2030, phấn đấu trồng mới 20.000 ha rừng
Ngày 04/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1662/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030.

Cụ thể, Đề án đặt mục tiêu trồng bổ sung phục hồi rừng và làm giàu rừng 15.000 ha (gồm 6.800 ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển (rừng ngập mặn); 8.200 ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát (trên lập địa đất, cát)); Trồng rừng mới 20.000 ha (gồm 9.800 ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển (rừng ngập mặn); 10.200 ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay (trên lập địa đất, cát)).

Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và các chương trình, đề án, dự án có liên quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1662/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

__________

Số: 1662/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2021

 

                                                           

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030

____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 16 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của rừng vùng ven biển trong phòng, chống sa mạc hóa, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

b) Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, bất cập của giai đoạn 2015 - 2020; phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp, Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các quy hoạch liên quan, đảm bảo hiệu quả bền vững, hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời đáp ứng các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và chống sa mạc hóa.

c) Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách, khuyến khích huy động vốn đầu tư từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ quốc tế, các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

d) Nhà nước có cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tham gia đầu tư, hưởng lợi từ bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển; phát huy tính chủ động của các địa phương trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển.

2. Mục tiêu

Quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng bền vững diện tích rừng vùng ven biển hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2030. Phát huy hiệu quả vai trò, chức năng của rừng vùng ven biển trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường và hệ thống kết cấu hạ tầng vùng ven biển; chống sa mạc hóa, suy thoái đất; bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính; tạo việc làm, thu nhập cho người dân vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Bảo vệ rừng

Quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả diện tích rừng vùng ven biển hiện có, đặc biệt là đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên vùng ven biển.

2. Khôi phục và phát triển rừng

a) Trồng rừng mới: 20.000 ha, gồm:

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển (rừng ngập mặn): 9.800 ha;

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay (trên lập địa đất, cát): 10.200 ha.

Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, trồng mới 11.000 ha.

b) Trồng bổ sung phục hồi rừng và làm giàu rừng 15.000 ha, gồm:

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển (rừng ngập mặn): 6.800 ha;

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát (trên lập địa đất, cát): 8.200 ha.

Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025, trồng bổ sung phục hồi rừng và làm giàu rừng đối với 9.000 ha.

3. Tăng cường năng lực và phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển.

III. GIẢI PHÁP

1. Cơ chế, chính sách

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp 2017 và các cơ chế, chính sách hiện hành. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống sa mạc hóa và suy thoái đất, cơ chế chính sách về khôi phục và phát triển rừng ven biển gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, giá trị của rừng vùng ven biển

a) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò của rừng vùng ven biển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa, chống suy thoái đất, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.

b) Xây dựng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ, trồng và phục hồi rừng vùng ven biển. Tổ chức tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển.

3. Khoa học, công nghệ

a) Tiếp tục nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng rừng vùng ven biển có sức chống chịu cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật, giải pháp phòng, trừ sinh vật gây hại cây rừng vùng ven biển.

b) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu rừng vùng ven biển, phục vụ quản lý, giám sát.

c) Nhân rộng các mô hình bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển gắn với chống sa mạc hóa và suy thoái đất, sản xuất nông lâm ngư kết hợp.

4. Thực hiện nhóm các nhiệm vụ ưu tiên

a) Xây dựng rừng giống, vườn ươm sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng vùng ven biển.

b) Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, chống sạt lở bờ biển, đặc biệt ưu tiên vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c) Trồng rừng phòng hộ chắn gió bão, chắn cát bay, bảo vệ môi trường, phòng chống sa mạc hóa, vùng ven biển, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

d) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các khu rừng có tính đa dạng sinh học cao tại vùng ven biển.

đ) Khuyến lâm, chuyển giao giống, kỹ thuật trồng rừng sản xuất, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, cải thiện sinh kế, gắn kết người dân và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm.

e) Hợp tác công tư trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển gắn với phát triển sinh kế, kết hợp du lịch sinh thái và quản lý rừng cộng đồng.

g) Tổ chức theo dõi, giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng vùng ven biển.

h) Giao đất gắn với giao rừng, cắm mốc giới phân định ranh giới rừng, lập hồ sơ quản lý rừng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong Đề án, các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật.

3. Các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Đề án tại địa phương theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và các chương trình, đề án, dự án có liên quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

b) Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hằng năm, 5 năm và tổng kết 10 năm; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, điều chỉnh Đề án, bổ sung các dự án, nhiệm vụ ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tiễn.

c) Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thẩm định kỹ thuật các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước do trung ương hỗ trợ các địa phương. Ban hành các văn bản hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển; theo dõi, chỉ đạo thực hiện các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ven biển.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.

3. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kinh phí (nguồn sự nghiệp) để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ ngành liên quan và địa phương rà soát, tổng hợp danh mục các dự án có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển của các địa phương vào các chương trình, kế hoạch đầu tư trong giai đoạn tới; phối hợp việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Đề án.

b) Phối hợp với các địa phương chỉ đạo, rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vùng ven biển bảo đảm ổn định, lâu dài, đúng mục đích; dành quỹ đất cho phát triển rừng vùng ven biển.

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tương thích với tiêu chí rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển

a) Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng ven biển theo thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

b) Tổ chức rà soát, quy hoạch sử dụng đất, xác định quỹ đất dành cho bảo vệ và phát triển rừng ven biển; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ven biển.

Rà soát thực trạng và kế hoạch sử dụng đất cho trồng rừng vùng ven biển; xem xét thu hồi đối với những diện tích đất thuộc hành lang an toàn bảo vệ đê, diện tích quy hoạch trồng rừng ven biển bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, diện tích đất sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả để khôi phục và trồng rừng theo quy định.

Tiến hành giao rừng, cho thuê rừng, khoán bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật, đặc biệt diện tích rừng hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; tăng cường quản lý rừng cộng đồng.

c) Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn; rà soát, xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển theo các nguồn vốn theo quy định.

d) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng của rừng vùng ven biển; vận động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển; tổ chức quản lý, bảo vệ rừng vùng ven biển theo các quy định hiện hành.

đ) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển trên địa bàn; theo dõi, cập nhật cơ sở dữ liệu rừng vùng ven biển; định kỳ đánh giá hằng năm, 5 năm kết quả thực hiện, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo.

6. Các bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTcN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;

- Lưu: VT, NN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Lê Văn Thành

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

___________

No. 1662/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________________________

Hanoi, October 04, 2021

                                            DECISION

Approving the Scheme “Protection and development of coastal forests in response to climate change and promotion of green growth in the 2021-2030 period”

____________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Marine and Island Resources and Environment dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Forestry dated November 26, 2017;

Pursuant to Resolution No. 24-NQ/TW dated June 3, 2013, of the 7th Plenary Session of the 11th Central Committee, on active in response to climate change, improvement of natural resource management and environmental protection; Conclusion No. 56-KL/TW dated August 23, 2019, of the Political Bureau, on continuing to implement the Resolution of the 7th Plenary Session of the 11th Central Committee on active in response to climate change, improvement of natural resource management and environmental protection;

Pursuant to the Government's Resolution No. 120/NQ-CP dated November 17, 2017, on sustainable development of the Mekong Delta;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 523/QD-TTg dated April 1, 2021, on approving Vietnam’s forestry development strategy for the 2021-2030 period, with a vision toward 2050;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development.

 

DECIDES:

 

Article 1. Approving the Scheme on Protection and development of coastal forests in response to climate change and promotion of green growth in the 2021-2030 period (hereinafter referred to as the Scheme), with the following main contents:

I. VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

1. Viewpoints

a) Unified perception and recognition of the position, role, and special importance of coastal forests in preventing desertification, mitigating natural disasters, and responding to climate change and sea level rise.

b) Implementation of tasks for the protection and development of coastal forests on the basis of promoting the achieved results and overcoming the limitations and inadequacies of the 2015-2020 period; consistent with the Strategy for Forest Development, National Forestry Planning, National Land Use Master Plans, and related master plans, ensuring sustainable effectiveness and harmony between national interests and the interests of organizations and individuals involved in forest management, protection, and development; fulfilling Vietnam's commitments when participating in Conventions, treaties on environmental protection, climate change response, and anti-desertification.

c) The state gives priority to allocating resources from the budget and encourages the mobilization of investment funds from various sources of funding, international assistance, and other lawful funds for the protection and development of coastal forests, especially in the Mekong Delta.

d) The state establishes mechanisms and policies to attract economic sectors, households, and communities to invest in and benefit from the protection and development of coastal forests; promote the initiative of localities in forest protection and development of coastal forests.

2. Objectives

To manage, protect and sustainably use forests of existing coastal forests and newly created forests in the 2021-2030 period. To effectively promote the role and function of coastal forests in the protection of the environment and infrastructure systems in coastal areas; to prevent desertification and soil degradation; to conserve biodiversity and reduce greenhouse gas emissions; to create jobs and income for people in coastal areas, contribute to socio-economic development, protect the environment and strengthen national defense and security, reduce natural disasters, and effectively respond to climate change and sea level rise.

II. MAIN TASKS

1. Forest protection

To effectively manage, protect and use existing coastal forests, especially protection forests, special-use forests and production forests which are natural forests in coastal areas.

2. Forest restoration and development

a) Forestation: 20,000 ha, including:

- Tidal wave-shielding forests and sea encroachment-preventing forests (mangrove forests): 9,800 ha;

- Wind- and sand-shielding protection forests (on soil and sand sites): 10,200 ha.

In the 2021-2025 period, 11,000 ha shall be newly planted.

b) Additional plantation for reforestation and forest enrichment of 15,000 ha, including:

- Tidal wave-shielding forests and sea encroachment-preventing forests (mangrove forests): 6,800 ha;

- Wind- and sand-shielding protection forests (on soil and sand sites): 8,200 ha.

In the 2021-2025 period, additional plantation for reforestation and forest enrichment shall be carried out on 9,000 ha.

3. Enhancing capacity and developing livelihoods for communities and people participating in the protection and development of coastal forests.

III. SOLUTIONS

1. Mechanisms and policies

Continuing to strictly and effectively implement the 2017 Law on Forestry and current mechanisms and policies. Reviewing and improving mechanisms and policies on management, protection, and sustainable development of coastal forests in response to climate change, prevention of desertification and land degradation. Review and improve mechanisms and policies on coastal forest restoration and development in association with socio-economic development, defense, and security assurance.

2. Public information and education, capacity building and awareness raising about the role and value of coastal forests

a) Organizing propaganda in the mass media about the role of coastal forests in response to climate change, prevention of desertification and land degradation, and provision of economic and social values, and assurance of national defense and security.

Propagating and mobilizing people to comply with the law on forestry, mobilizing households living in and near forests to sign commitments to forest protection, and develop and implement forest protection conventions.

b) Developing informative materials and technical instructions on the protection, afforestation and restoration of coastal forests.  Organizing training sessions and legal education to enhance the awareness and responsibilities of all levels, sectors, forest owners, and the whole society in the protection and development of coastal forests.

3. Science and technology

a) Researching, selecting and breeding forest plant varieties in coastal areas with high endurance and adaptation to climate change; researching and completing technical guidelines and solutions to prevent and control organisms harmful to forest trees in coastal areas.

b) Completing the database of coastal forests to support management and monitoring.

c) Replicating models of protection and development of coastal forests associated with the prevention of desertification and land degradation, and integrated with agriculture, forestry, and fisheries production.

4. Implementation of priority tasks

a) Establishing seedling forests and nurseries for the production of seedlings in service of afforestation in coastal areas.

b) Protecting and developing mangrove forests, and preventing coastal landslides, with special priority for the Mekong Delta.

c) Planting wind- and sand-shielding protection forests, protecting the environment, and preventing desertification, especially in the central provinces of Vietnam.

d) Zoning for regeneration, enrichment and biodiversity conservation, and conservation of endangered and rare forest fauna and flora in special-use forests and forests with high biodiversity in coastal areas.

dd) Conducting forestry extension, transfer of varieties and techniques for planting production forests, building agroforestry models, improving livelihoods, linking people and businesses along the product value chain.

e) Conducting public-private cooperation in afforestation, protection and development of coastal forests in association with livelihood development, combining eco-tourism and community-based forest management.

g) Monitoring, supervising and updating the database of resources in coastal forests.

h) Allocating land associated with forest allocation, establishing forest boundaries, and preparing forest management records.

IV. FUNDING FOR SCHEME IMPLEMENTATION

1. Funding for the implementation of the Scheme shall be allocated from the state budget in accordance with current law and other lawful capital sources.

2. Based on the assigned tasks in the Scheme, relevant ministries, sectors and localities shall develop annual operation plans and make estimates of funding requirements and submit them to competent authorities for approval in accordance with the law.

3. Localities shall take responsibility for allocating local budgets and mobilizing lawful funds to implement the Scheme in their localities according to regulations.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall

a) Act as the standing agency to implement the Scheme, assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and coastal provinces in organizing the effective implementation of the Scheme; proactively integrate the objectives and tasks of the Scheme with the National Target Programs, Sustainable Forestry Development Program and related programs, schemes and projects conducted by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

b) Guide, supervise, urge, inspect, and preliminarily evaluate the results of annual, 5-year implementation and 10-year summary; promptly propose and submit proposals to the Prime Minister for decision on arising issues, beyond the authority of the Ministry of Agriculture and Rural Development, and adjust the Scheme, supplement priority projects and tasks in accordance with practical conditions.

c) Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and sectors in, technical appraisal of investment projects on the protection and development of coastal forests invested from the state budget supported by the central government in localities. Issue technical guiding documents related to the management, protection and development of coastal forests; monitor and direct the implementation of projects for the protection, restoration and development of coastal forests.

2. The Ministry of Planning and Investment shall

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, ministries, sectors and localities in, allocating development investment funds to implement projects on the protection and development of coastal forests in accordance with the law on public investment.

b) Coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, ministries, sectors and localities in inspecting, supervising and organizing the effective implementation of the Scheme.

3. The Ministry of Finance shall

Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, allocating funds (state budget) for the implementation of the Scheme in accordance with the Law on the State Budget.

4. The Ministry of Resource and Environment shall

a) Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant ministries, sectors and localities in reviewing and summarizing the list of projects related to the protection and development of coastal forests of localities in investment programs and plans in the coming period; coordinate the inspection, supervision and urge the implementation of the Scheme.

b) Coordinate with localities in directing and reviewing master plans and plans on land use in coastal areas to ensure stability, long-term, and proper purposes; reserve land funds for forest development of coastal forests.

c) Direct and guide localities to establish coastal protection corridors compatible with the criteria of tidal wave-shielding forests and sea encroachment-preventing forests and wind- and sand-shielding protection forests.

5. The People’s Committees of coastal provinces and cities shall

a) Promulgate policies to encourage and support the protection and development of coastal forests according to their competence and suitable to the actual conditions of the localities.

b) Review and plan on land use, determine the land funds reserved for the protection and development of coastal forests; prioritize funding for investment in the protection and development of coastal forests.

Review the current situation and plan for land use for afforestation in coastal areas; consider the recovery of land areas within dike safety corridors, areas planned for coastal forests, which are encroached, illegally used, and the land area used for improper purposes or ineffectively for restoration and afforestation according to regulations.

Allocate forests, lease forests, contract for forest protection according to the provisions of law, especially the forest area currently managed by the People's Committees of communes; strengthen community forest management.

c) Formulate a plan to implement the Scheme in the locality; review, formulate, approve and organize the implementation of investment projects on the protection and development of coastal forests according to the prescribed funding sources.

d) Direct the propaganda and education to raise awareness about the role and function of coastal forests; mobilize people and economic sectors to actively participate in the protection and development of coastal forests; organize the management and protection of coastal forests according to current regulations.

dd) Organize the implementation, inspection and supervision of projects on the protection and development of coastal forests in the locality; monitor and update the coastal forest database; evaluate the annual and 5-year implementation results and send to the Ministry of Agriculture and Rural Development for summarization and reporting.

6. Relevant ministries, sectors and localities shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and localities in, effectively organizing the implementation of this Scheme according to their assigned functions, tasks, and authorities.

Article 3. This Decision takes effect from the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of People's Committees of centrally run provinces and cities in the coastal areas and concerned organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY PRIME MINISTER

 

Le Van Thanh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1662/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1662/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất