Quyết định 1618/QĐ-TTg 2017 Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên

thuộc tính Quyết định 1618/QĐ-TTg

Quyết định 1618/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1618/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:24/10/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xây dựng dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên, môi trường

Đề án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1618/QĐ-TTg ngày 24/10/2017.
Đề án này được thực hiện trên phạm vi toàn bộ các số liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động quan trắc về tài nguyên và môi trường, bao gồm: Số liệu từ các trạm quan trắc cố định; Số liệu từ các hoạt động quan trắc định kỳ; Số liệu quan trắc ngoài lãnh thổ Việt Nam; Số liệu quan trắc từ các hoạt động không thường xuyên sẽ được chọn lọc, tích hợp các kết quả quan trắc phù hợp.
Đề án được thực hiện trong 06 năm, từ năm 2017 đến năm 2022 và chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2017 - 2020) tiến hành thiết lập các hệ thống tích hợp, phân tích, xử lý chuyên ngành phục vụ sử dụng dữ liệu quan trắc; ưu tiên quan trắc lĩnh vực môi trường; biển và hải đảo; Giai đoạn 2 (2020 - 2022) hoàn thiện cơ sở dữ liệu kết hợp xử lý, phân tích dữ liệu quan trắc đảm bảo công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1618/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1618/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2017
 
QUYẾT ĐỊNH
----------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
1. Mục tiêu tổng quát
Thiết lập Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường, một thành phần trong Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường, trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại nhằm thu nhận, quản lý thống nhất, đáp ứng yêu cầu công bố, cung cấp, khai thác, chia sẻ kịp thời thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường phục vụ mục tiêu hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh - quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Thu nhận đầy đủ, tích hợp, tổ chức xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường thống nhất trên cơ sở áp dụng các giải pháp công nghệ, hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
b) Hoàn thiện cơ chế chính sách và quy định kỹ thuật bảo đảm thu thập công bố, chia sẻ, cung cấp, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường một cách thuận tiện, kịp thời, chính xác.
c) Tạo lập điều kiện sử dụng kịp thời, hiệu quả thông tin, dữ liệu của Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia và các hệ thống quan trắc của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp.
d) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ thiết lập, quản lý, duy trì và vận hành hệ thống hiệu quả, lâu dài.
Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn bộ các số liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động quan trắc về tài nguyên và môi trường, bao gồm:
1. Số liệu từ các trạm quan trắc cố định;
2. Số liệu từ các hoạt động quan trắc định kỳ;
3. Các số liệu quan trắc ngoài lãnh thổ Việt Nam phù hợp với các thỏa thuận, điều ước quốc tế;
4. Số liệu quan trắc từ các hoạt động không thường xuyên sẽ được chọn lọc, tích hợp các kết quả quan trắc phù hợp.
Đề án thực hiện trong 06 năm 2017 - 2022, chia thành 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1 (2017 - 2020) tập trung thực hiện các công việc sau:
a) Hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định kỹ thuật phục vụ thu nhận, xây dựng, quản lý, công bố, chia sẻ, cung cấp, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường;
b) Đầu tư trang thiết bị, phần cứng, phần mềm, thiết lập Trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu; liên kết với các Trung tâm dữ liệu thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kết nối với các bộ, ngành, địa phương;
c) Thu thập, thu nhận, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường (bao gồm các dữ liệu quan trắc lịch sử và các dữ liệu điều tra cơ bản có liên quan khác) từ số liệu quan trắc của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức và doanh nghiệp có quan trắc về tài nguyên và môi trường;
d) Thiết lập các hệ thống tích hợp, phân tích, xử lý chuyên ngành phục vụ cung cấp, khai thác, sử dụng dữ liệu quan trắc phục vụ nhu cầu của các cơ quan nhà nước, người dân và cộng đồng doanh nghiệp;
đ) Công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường cho các đối tượng có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
Trong giai đoạn 1, ưu tiên quan trắc lĩnh vực môi trường và lĩnh vực biển và hải đảo, chi tiết các nhiệm vụ ưu tiên tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Giai đoạn 2 (2020 - 2022) thực hiện các công việc sau:
a) Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực tế;
b) Hoàn thành kết nối tới tất cả các trung tâm dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và các trạm quan trắc ngành tài nguyên và môi trường;
c) Tiếp tục thu nhận, tích hợp dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường vào hệ thống cơ sở dữ liệu, mở rộng đến tất cả các đối tượng có quan trắc về tài nguyên và môi trường;
d) Hoàn thiện cơ sở dữ liệu kết hợp xử lý, phân tích dữ liệu quan trắc bảo đảm công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường;
đ) Duy trì, vận hành, cập nhật, nâng cấp Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường đáp ứng mục tiêu đề ra.
1. Nhiệm vụ
a) Hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định kỹ thuật phục vụ thu thập, tích hợp, xây dựng, quản lý và vận hành, khai thác, sử dụng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
b) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin
- Đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa Trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trên cơ sở các Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo kế thừa tối đa hạ tầng công nghệ thông tin đã có, tiết kiệm, giảm chi phí đầu tư từ ngân sách.
- Kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin giữa Trung tâm tích hợp và xử lý dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương.
- Xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ thu nhận, cập nhật, chuẩn hóa, tích hợp, quản lý, phân tích, khai thác, chia sẻ thông tin dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng công cụ kiểm soát đo lường và kết nối, tích hợp dữ liệu.
- Xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh thông tin và an toàn dữ liệu.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu
- Thu thập, thu nhận, chuẩn hóa, cập nhật thông tin, dữ liệu từ các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường và thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường đang được quản lý tại các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức.
- Tích hợp, liên thông, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường từ tất cả các nguồn dữ liệu.
- Hỗ trợ tổng hợp, phân tích xử lý thông tin, dữ liệu quan trắc phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ và hỗ trợ ra quyết định.
- Công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường cho mọi đối tượng theo quy định của pháp luật.
d) Đào tạo, tăng cường năng lực
Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng công tác thiết kế, xây dựng, quản lý, duy trì và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
đ) Tăng cường công tác tuyên truyền
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, tác dụng và cách thức khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
Danh mục các nhiệm vụ, dự án để thực hiện Đề án tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Các giải pháp chủ yếu
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, quy định kỹ thuật về thu thập, công bố, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường. Ưu tiên các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp thông tin, dữ liệu vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
b) Giải pháp về nguồn lực
- Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
+ Nguồn vốn:
Nguồn vốn thực hiện Đề án được bố trí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm ưu tiên bố trí kinh phí được giao hàng năm để thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định của pháp luật.
+ Cơ cấu nguồn vốn:
Nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương theo chương trình đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo;
Nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì;
Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí đối với các dự án, nhiệm vụ do các cơ quan thuộc địa phương chủ trì thực hiện.
- Nhân lực thực hiện Đề án:
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo cơ chế và bố trí nhân lực để thực hiện Đề án;
+ Đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn đáp ứng các nhiệm vụ thiết lập, xây dựng, quản lý, duy trì và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế
- Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ mới: Dữ liệu lớn (Bigdata), kết nối qua Internet (IoT), điện toán đám mây, học máy..., phát triển các ứng dụng khai phá dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý, phân tích và khai thác thông tin dữ liệu.
- Tích hợp nhu cầu nghiệp vụ chuyên ngành và xu hướng phát triển công nghệ, đa dạng hóa khả năng tiếp cận để cung cấp và khai thác hiệu quả nguồn thông tin dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong quản lý và khai thác thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường cho các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp theo hướng vận hành thuận tiện, ổn định, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển.
- Áp dụng, triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin và an ninh dữ liệu để phòng, chống nguy cơ, khắc phục sự cố trong quá trình truyền, nhận thông tin, dữ liệu, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, mô hình, phương thức hiện đại, tiên tiến, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật có hiệu quả.
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền thường xuyên, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò và tác dụng của thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các đoàn thể xã hội và mỗi người dân trong việc sử dụng, giám sát các thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường.
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, nhận thức quan trắc tài nguyên và môi trường cho các cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường, các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội và cộng đồng.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (có thực hiện quan trắc về tài nguyên và môi trường), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
a) Lập, phê duyệt các nhiệm vụ, dự án thực hiện Đề án tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này. Hàng năm, tổng hợp, phê duyệt phân bổ kinh phí theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, cung cấp, kết nối, liên thông thông tin, dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường;
c) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương tổ chức triển khai, thực hiện Đề án;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án của các bộ, ngành, các địa phương; đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Đề án trong trường hợp cần thiết;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp luật, các quy định kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi thực hiện của Đề án; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan có hoạt động quan trắc về tài nguyên và môi trường tham gia đóng góp và khai thác thông tin, dữ liệu vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường;
d) Cụ thể hóa các nội dung của Đề án trong các chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm và trung hạn của bộ.
3. Bộ Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chính phủ) chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin và an ninh dữ liệu trong quá trình truyền, nhận thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước vào Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra về kết nối, liên thông, đảm bảo an toàn thông tin và an ninh dữ liệu cho Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
 
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX (2b). HĐC.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng
 
PHỤ LỤC I
DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)
 
STT
TÊN DỰ ÁN/NHIỆM VỤ
THỜI GIAN THỰC HIỆN
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
GHI CHÚ
I
Khảo sát lập Đề án
2016
Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
 
II
Triển khai thực hiện Đề án
2017-2022
 
 
 
1
Dự án Xây dựng hành lang pháp lý phục vụ thiết lập, quản lý và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
2017-2022
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
 
2
Dự án Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu tích hợp xử lý dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường
2017-2022
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thuộc danh mục các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
3
Dự án Xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
 
 
 
 
a
Dự án Xây dựng dữ liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
2017-2022
Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
 
 
Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường
 
Xây dựng dữ liệu quan trắc do đạc và bản đồ, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, viễn thám
 
Xây dựng dữ liệu quan trắc lĩnh vực môi trường
 
Xây dựng dữ liệu quan trác lĩnh vực biển và hải đảo
b
Dự án Xây dựng dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường của các bộ, ngành, kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
2017 - 2022
Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường
 
 
c
Dự án Xây dựng dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường của các địa phương, kết nối với Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường
2017-2022
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
 
 
4
Dự án Đào tạo, tăng cường năng lực chuyên môn đáp ứng các nhiệm vụ thiết lập, quản lý, duy trì và vận hành Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường và Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên
2018-2022
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 
III
Duy trì hệ thống sau khi Đề án kết thúc
 
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Các bộ, ngành có quan trắc tài nguyên và môi trường;
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 
 
 
PHỤ LỤC II
MỘT SỐ NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 1 CỦA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)
 
1. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn về quan trắc lĩnh vực môi trường, quan trắc lĩnh vực biển và hải đảo:
a) Xây dựng và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc;
b) Chế độ báo cáo, tích hợp thông tin, số liệu, dữ liệu quan trắc;
c) Khai thác, phổ biến thông tin, chia sẻ, trao đổi và xử lý, phân tích thông tin, số liệu, dữ liệu quan trắc.
2. Xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia, quan trắc lĩnh vực biển và hải đảo.
3. Kiểm soát đo lường và kết nối số liệu quan trắc từ các trạm quan trắc tự động, liên tục.
4. Xây dựng công cụ kết nối trực tiếp, tích hợp dữ liệu từ các thiết bị quan trắc vào hệ thống cơ sở dữ liệu: Nghiên cứu chuẩn kết nối, đặc điểm dữ liệu, phương thức tích hợp thông tin của các thiết bị quan trắc.
5. Xây dựng công cụ kết nối trực tiếp, tích hợp dữ liệu từ các thiết bị phòng thí nghiệm vào hệ thống cơ sở dữ liệu: Nghiên cứu chuẩn kết nối, đặc điểm dữ liệu, phương thức tích hợp thông tin của các thiết bị phân tích phòng thí nghiệm; xây dựng các công cụ, mô hình dự báo chất lượng môi trường.

6. Xây dựng các công cụ, mô hình xử lý, tính toán, dự báo trên cơ sở thông tin, số liệu quan trắc về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 1618/QD-TTg dated October 24, 2017 of the Prime Minister on approving the project for development of the environmental and natural resource monitoring database

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 63/NQ-CP dated July 22, 2016 on issuance of the Government’s Action Program for implementation of the National Assembly’s Resolution on the 5-year Socio-economic Development Plan during the period from 2016 to 2020;

Pursuant to the Government s Decree No. 73/2017/ND-CP dated June 14, 2017 on collection, management, exploitation and usage of environmental and natural resources data and information;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 90/QD-TTg dated January 12, 2016 on approval of the Planning for environmental and natural resource monitoring network in the period from 2016 to 2025 with vision towards 2030;

At the request of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES

Article 1.Approve the project for development of the environmental and natural resource monitoring database (hereinafter referred to as Project)with the following main points:

I. OBJECTIVES

1. General objectives

Set up the national environmental and natural resource monitoring database as a component of the national environmental and natural resource database system on the basis of the planning for the national environmental and natural resource monitoring network during the period from 2016 to 2025 with vision towards 2030. Apply modern technology solutions so as to collect and consistently manage, meet requirements concerning release, provision, usage and sharing of, environmental and natural resource information with a view to achieving targets for policy planning, socio-economic development, natural disaster prevention and control, response to climate change and maintenance of national security and defence.

2. Specific objectives

a) Collect a full amount of data and integrate them into a consistent national environmental and natural resource database developed based on application of technological solutions and information technology infrastructure that are modern, advanced, ensure information security and safety.

b) Build the comprehensive regulatory framework and engineering regulations that enable collection, publication, sharing, provision, exploitation and usage of environmental and natural resource data and information in an easy, timely and accurate manner.

c) Provide favorable conditions for timely and effective usage of data and information available in the environmental and natural resource monitoring network and other monitoring systems of ministries, sectoral administrations, local authorities, organizations or enterprises.

d) Develop human resources to meet the needs for accomplishment of duties to set up, manage, maintain and operate systems in an effective and sustainable manner.

II.  THE SCOPEOF PROJECT

The Project covers environmental and natural resource monitoring data of entities affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment, ministries, sectoral administrations, local authorities, organizations or enterprises providing environmental and natural resource monitoring services, including:

1. Data available from stationary monitoring stations;

2. Data collected from periodical monitoring operations;

3. Monitoring data compiled from outside the territory of Vietnam in compliance with international agreements and treaties;

4. Monitoring data gained from irregular operations that will be sorted and integrated with appropriate monitoring results.

III. PROJECT EXECUTION SCHEDULE

The Project shall be implemented during the period of 6 years from 2017 to 2022 and divided into two phases as follows:

1. During the 1stphase (2017 – 2020), the following works shall be carried out:

a) Build the comprehensive regulatory framework and engineering regulations that govern collection, construction, management, publication, sharing, provision and use of environmental and natural resource data and information;

b) Put investment in equipment, hardware, software and establishment of the data integration and processing center; build connections with data centers under the regulatory authority of the Ministry of Natural Resources and Environment; promote links with ministries, sectoral administrations and local authorities;

c) Collect and receive environmental and natural resource data, and build the national environmental and natural resource monitoring database (comprising historical monitoring data and other relevant data gained from basic investigations) by using monitoring data entities affiliated to the Ministry of Natural Resources and Environment, ministries, sectoral administrations, local authorities, organizations or enterprises providing environmental and natural resource monitoring services;

d) Establish specialized data integration, analysis and processing systems intended for provision, exploitation and use of monitoring data that meet the needs of state agencies, population and business communities;

dd) Publish, provide, share environmental and natural resource monitoring data and information and make them accessible to persons needing such data and information in accordance with applicable regulations.

In the 1stphase, prioritize environmental, marine and island monitoring tasks which are detailed as prioritized tasks in the Appendix II hereto attached.

2. During the 2ndphase (2020 – 2022), the following works shall be carried out:

a) Build complete information technology infrastructure to meet actual demands;

b) Build complete connections with all of the databases of ministries, sectoral administrations, local authorities, and environmental and natural resource monitoring stations;

c) Continue to collect environmental and natural resource monitoring data and integrate them into database systems, and include all of persons carrying out environmental and natural resource monitoring activities;

d) Build a complete database in conjunction with processing and analyzing monitoring data to ensure publication, provision, sharing and exploitation of environmental and natural resource monitoring data and information;

dd) Maintain, operate, update and upgrade the national environmental and natural resource database that meets specified objectives.

IV. DUTIES AND SOLUTIONS

1. Duties

a) Building the comprehensive regulatory framework and engineering regulations that govern collection, integration, construction, management, operation, exploitation and use of the environmental and natural resource monitoring database.

b) Making investment in facilities, equipment and information technology infrastructure.

- Develop, upgrade and modernize the environmental and natural resource monitoring data integration and processing center from data centers controlled by the Ministry of Natural Resources and Environment, make most use of existing information technology infrastructure systems, ensure cost efficiency and reduction in state budget expenses for investment.

- Enhance information connection, integration and exchange between the environmental and natural resource monitoring data integration and processing center and state management sectors of the Ministry of Natural Resources and Environment and ministries, sectoral administrations and local authorities.

- Build software systems intended for collection, update, standardization, integration, management, analysis, exploitation and sharing of environmental and natural resource monitoring data.

- Develop data control, measurement, connection and integration instruments.

- Set up the system for information security and data safety.

c) Developing the database

- Collect, compile, standardize and update data and information from environmental and natural resource monitoring stations, and those that are managed by ministries, sectoral administrations, enterprises and organizations.

- Integrate, transfer and complete the national environmental and natural resource database by making the best of all data sources.

- Assist in integration, analysis and processing of monitoring data and information to meet work-related demands and support the decision-making process.

- Publish, provide, share and enable persons prescribed by laws to have access to environmental and natural resource monitoring information.

d) Provide training and competency enhancement training

Train and improve competency of personnel to meet requirements concerning design, construction, management, maintenance and operation of the environmental and natural resource monitoring database.

dd) Promoting public communication activities

Organize communications programs to raise public awareness of roles, benefits and methods of use of environmental and natural resource monitoring data and information.

The list of tasks and subprojects necessary for implementation of the project shall be given in the Appendix I hereto attached.

2. Significant measures

a) Measure related to the regulatory framework

The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of writing, amending, supplementing and finalizing legislative documents, regulatory framework and engineering regulations on collection, publication, sharing, exploitation and usage of environmental and natural resource monitoring data and information. Organizations, enterprises and individuals contributing data and information to the national environmental and natural resource monitoring database shall be given incentive, preference and support policies.

b) Resource-related measures

- Project funding sources

+ Funding source:

The project shall be funded from the central budget, local budget and other legitimate finances;

Ministries, Ministry-level agencies and People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall be responsible for providing annual state budget allocations for implementation of project works in accordance with laws.

+ Funding structure:

The central budget’s allocations for development of specific public investment programs during the period 2016 – 2020 and subsequent years;

The central budget’s allocations managed by ministries, Ministry-level agencies and Governmental bodies;

The local budget’s allocations for implementation of projects and tasks presided over by relevant local entities.

- Project workforce:

+ Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies and People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall establish mechanisms and hire personnel for implementation of the project;

+ Provide training and competency enhancement training so that all staff members are capable of performing such tasks as construction, management, maintenance and operation of the national environmental and natural resource monitoring database.

c) Measure related to science, technologies and international cooperation promotion

- Apply new technologies, such as Bigdata, IoT connectivity, cloud computing and machine learning, etc., and develop data mining applications used for information management, analysis and mining purposes.

- Conform to specialized requirements and keep up with tendencies to technological development and diversification of approachability in order to provide and effectively exploit environmental and natural resource monitoring data.

- Conduct research on technologies for management and mining of environmental and natural resource monitoring data and information and transfer them to ministries, sectoral administrations, local authorities and business communities with a view to ensuring easy, stable and efficient operation and consistency with developmental conditions.

- Apply and implement managerial and engineering measures in conformity with technical standards and regulations for information safety and data security to prevent and control risks and handle any failure occurring during the process of transmission and receipt of data, information, design, construction, management, operation and use of the national environmental and natural resource monitoring database.

- Enhance international cooperation in order to innovate technologies, research and apply modern and advanced technologies, models and approaches, and provide effective financial and technical support.

d) Propagation and awareness-raising measure

- Regularly and widely disseminate and propagate information about roles and benefits of environmental and natural resource monitoring data and information through mass media.

- Increase roles and responsibilities of grassroots-level governments, social unions and civilians with respect to use and supervision of environmental and natural resource monitoring information.

- Provide environment and natural resource officers, unions, social and politic organizations and communities with training and drilling courses on improvement of competency, knowledge and awareness in the environmental and natural resource monitoring field.

V. IMPLEMENTATIONORGANIZATION

1. Ministries, Ministry-level agencies and Governmental bodies (engaging in environmental and natural resource monitoring activities), People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall assume the following responsibilities:

a) Propose and approve tasks and subprojects necessary for implementation of the project according to the Appendix I hereto attached. Annually, prepare a consolidated report and make the approval decision on allocation of funds in accordance with applicable laws;

b) Establish the national environmental and natural resource monitoring database, provide environmental and natural resource monitoring data and information within their jurisdiction, connect and transfer them to the database;

c) Prepare an annual review report on implementation of the project for submission to the Ministry of Natural Resources and Environment for the purpose of reporting to the Prime Minister.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the following responsibilities:

a) Preside over or cooperate with ministries, sectoral administrations, People’s Committees of provinces and centrally-governed cities in undertaking the project;

b) Provide necessary instructions, carry out inspection or supervision and prepare a final performance report; organize preliminary and final review of implementation of the project; prepare an annual review report on implementation of the project by ministries, sectoral administrations and local authorities for submission to the Prime Minister; suggest any modification or supplementation of the project, where necessary, to the Prime Minister;

c) Preside over and cooperate with relevant ministries and sectoral administration in putting forward the proposal for ratification of legislative documents, economic and technical regulations within the project scope; encourage organizations, individuals, enterprises and entities engaged in environmental and natural resource monitoring activities to take part in contribution and integration of data and information to the national environmental and natural resource monitoring database;

d) Include detailed contents of the project in the Ministry s annual and midterm programs and plans for application of information technologies.

3. The Ministry of National Defense (the Government’s Cryptography Agency) shall take responsibility for cooperating with the Ministry of Natural Resources and Environment in implementation of engineering measures to ensure information safety and data security during the process of transfer and input of state secret data and information to the national environmental and natural resource monitoring database.

4. The Ministry of Information and Communications shall take responsibility for cooperating with the Ministry of Natural Resources and Environment, other relevant ministries, sectoral administrations and local authorities in providing guidance, expediting and examining connection, transfer and ensuring information safety and data security for the national environmental and natural resource monitoring database.

5. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall be responsible for distributing state budget allocations and other funds for implementation of the project under the provisions of the Law on Public Investment, the Law of State Budget and other guides now in force.

Article 2.ThisDecision takes effect on the signing date.

Article 3.Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, and other organizations and individuals involved shall implement this Decision./.

For the Prime Minister

The Deputy Prime Minister

Trinh Dinh Dung

 

 


APPENDIX I

THE CHART OF SUBPROJECTS AND TASKS TO BE CARRIED OUT FOR IMPLEMENTATION OF THE PROJECT FOR DEVELOPMENT OF THE ENVIRONMENTAL AND NATURAL RESOURCE MONITORING DATABASE
(Issued together with the Decision No. 1618/QD-TTg dated October 24, 2017 of the Prime Minister)

No.

SUBPROJECTS/TASKS

IMPLEMENTATION SCHEDULE

PRESIDING AUTHORITIES

COOPERATING AUTHORITIES

REMARK

I

Conduct surveys for formulation of the project

2016

Ministry of Natural Resources and Environment

 

 

II

Implement the project

2017-2022

 

 

 

1

Subproject for building of legal framework for establishment, management and operation of the national environmental and natural resource monitoring database

2017-2022

Ministry of Natural Resources and Environment

- Ministries and sectoral administrations performing environmental and natural resource monitoring activities;

- Provinces and centrally-affiliated cities

 

2

Subproject for development of modern physical infrastructure, equipment and technologies that satisfy demands for integration and processing of environmental and natural resource monitoring data

2017-2022

Ministry of Natural Resources and Environment

- Ministries and sectoral administrations performing environmental and natural resource monitoring activities;

- Provinces and centrally-affiliated cities

Belonging in the list of mid-term public investment projects for the period 2016-2020

3

Subproject for building of development of the environmental and natural resource monitoring database

 

 

 

 

a

Subproject for development of monitoring data of the Ministry of Natural Resources and Environment and connection between such data and the national environmental and natural resource monitoring database

2017-2022

Ministry of Natural Resources and Environment

 

 

 

Build the overall architecture for the environmental and natural resource monitoring information system

 

Create geodetic, mapping, hydro-meteorological, climate change, geologic and mineral resource, water resource and remote sensing monitoring data

 

Create monitoring data in the environmental field

 

Create monitoring data in the marine and island field

b

Subproject for development of environmental and natural resource monitoring data of ministries, sectoral administrations and connection between them and the national environmental and natural resource monitoring database

2017 - 2022

Ministries and sectoral administrations performing environmental and natural resource monitoring activities

 

 

c

Subproject for development of environmental and natural resource monitoring data of local authorities and connection between them and the national environmental and natural resource monitoring database

2017-2022

Provinces and centrally-affiliated cities

 

 

4

Subproject for training and competency enhancement training for personnel to be capable of performing such tasks as construction, management, maintenance and operation of the national environmental and natural resource monitoring database, and for propagating and raising public awareness of environmental protection and proper use of natural resources

2018-2022

Ministry of Natural Resources and Environment

- Ministries and sectoral administrations performing environmental and natural resource monitoring activities;

- Provinces and centrally-affiliated cities.

 

III

Maintain the database system after completion of the project

 

- Ministry of Natural Resources and Environment;

- Ministries and sectoral administrations performing environmental and natural resource monitoring activities;

- Provinces and centrally-affiliated cities.

 

 

 

APPENDIX II

PRIORITIZED TASKS IN THE 1STSTAGE OF THE PROJECT
(Issued together with the Decision No. 1618/QD-TTg dated October 24, 2017 of the Prime Minister)

1. Review, supplement and finalize documents prescribing and providing guidance on environmental, marine and island monitoring activities:

a) Create and manage monitoring data and information;

b) Establish the reporting regime, integrate monitoring data, figures and information;

c) Exploit and disseminate information, share, exchange, process and analyse monitoring data, figures and information.

2. Set out and adopt regulations on standards and codes for construction, management and exploitation of the national environmental, marine and island monitoring database.

3. Control measurement and connect monitoring data obtained from automatic and continuous monitoring stations.

4. Build tools for direct connection and integration of data from monitoring equipment into the database system with the following activities: Researching connection standards, data characteristics and protocols for data integration of monitoring equipment.

5. Build tools for direct connection and integration of data from laboratory devices into the database system with the following activities: Researching connection standards, data characteristics and protocols for data integration of laboratory devices; build tools and models for forecast of environmental quality.

6. Build tools and models for processing, computation and forecast of data based on natural resource, marine and island environment monitoring data and information.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1618/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe