Quyết định 1316/QĐ-TTg Đề án quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1316/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1316/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 22/07/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2025 như sau: Sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi ni lông khó phân hủy; Tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; Giảm 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; Phấn đấu 100% các khu du lịch, khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần;…
Bên cạnh đó, các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án bao gồm: Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải nhựa; Triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, triển khai mô hình, hoạt động quản lý chất thải nhựa và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định1316/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 1316/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ______ Số: 1316/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _______________________ Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam
__________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 01 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tuớng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương;
Căn cứ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
a) Tăng cường quản lý chất thải nhựa từ trung ương đến địa phương, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
b) Góp phần xây dựng mô hình nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam với định hướng giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về: Quản lý chất thải nhựa; sản xuất và tiêu thụ túi ni lông khó phân hủy sử dụng trong sinh hoạt; sản phẩm nhựa dùng một lần sử dụng trong sinh hoạt (bao gồm cốc, chén, bát, đĩa, thìa, dĩa, ống hút, bao gói nhựa/hộp đựng thực phẩm sử dụng một lần, màng bọc thực phẩm, bộ đồ ăn nhựa dùng một lần...).
b) Phấn đấu đến năm 2025: Sử dụng 100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân huỷ; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.
c) Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải nhựa và hoàn thiện chính sách, quy định về quản lý chất thải nhựa
a) Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa
- Đánh giá tổng thể thực trạng sản xuất, sử dụng các sản phẩm nhựa, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
- Khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất và nhập khẩu sản phẩm hàng hóa chứa vi nhựa và ảnh hưởng của vi nhựa đến môi trường.
- Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
- Điều tra, thống kê, phân loại và đánh giá tình hình phát sinh, thu gom, xử lý, quản lý chất thải nhựa từ các hoạt động trên biển và hải đảo Việt Nam.
- Đánh giá việc triển khai các hoạt động thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm nhựa; thu thuế bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất túi ni lông khó phân hủy.
b) Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định về quản lý chất thải nhựa
- Xây dựng và triển khai chính sách thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm nhựa; quy định trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần. Nghiên cứu, đề xuất lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, sản xuất vật liệu xây dựng và tái sử dụng chất thải nhựa trong các công trình giao thông.
- Nghiên cứu, đề xuất lộ trình tăng thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông khó phân hủy; bổ sung thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm nhựa dùng một lần phục vụ mục đích sinh hoạt.
- Ban hành và thực hiện quy định, quy chế trong cơ quan, văn phòng, công sở để hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong tổ chức sự kiện và hoạt động thường nhật.
- Xây dựng chính sách đồng bộ để phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa tại nguồn phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.
- Rà soát, hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý rác thải nhựa đại dương; quản lý chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.
2. Triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông và hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nhựa
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sản xuất, phân phối các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy chuyển sang sản xuất, phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường.
- Đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xả rác thải nhựa, ngư cụ, sản phẩm nhựa thải bỏ ra môi trường biển và đại dương đối với các doanh nghiệp, cư dân ven biển, ngư dân, thủy thủ, khách du lịch biển.
- Hình thành mạng lưới tuyên truyền viên hướng dẫn phân loại, thu gom, tái chế, xử lý, quản lý chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng trên các địa phương. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nhựa cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tin, báo chí và đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở. Khen thưởng, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có các hoạt động, giải pháp, sáng kiến hay về quản lý chất thải nhựa.
- Xây dựng nội dung giáo dục về quản lý chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần để đưa vào chương trình các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải nhựa ở Việt Nam.
- Vận động, thu hút các nguồn tài trợ, nguồn vốn từ các nước, tổ chức quốc tế trong việc đầu tư, phát triển, tiếp nhận công nghệ tái chế, xử lý chất thải nhựa và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
- Tăng cường vai trò tham gia, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn báo chí trong việc triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.
3. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, triển khai mô hình, hoạt động quản lý chất thải nhựa và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường
- Xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ trên cả nước mô hình trung tâm thương mại, siêu thị không sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; thành lập và mở rộng các mô hình tổ chức tái chế chất thải, các phong trào chống rác thải nhựa.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ trên địa bàn cả nước, đặc biệt là vùng ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thu gom chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường (thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa trên lưu vực sông, vùng ven biển, các bãi tắm, các khu du lịch, các âu thuyền, chợ cá ven biển).
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch biển, vận tải biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản; giảm thiểu việc thải bỏ, làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động thu thuế bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của các địa phương; đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa; công nghệ tái chế chất thải nhựa thành nhiên liệu, vật liệu xây dựng, giao thông và sản phẩm nhựa khác.
- Tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa; nghiên cứu, thiết kế, sản xuất bao bì, sản phẩm nhựa tối ưu nhằm giảm tối đa định mức nguyên liệu nhựa/sản phẩm.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải nhựa trên sông, suối, kênh, rạch, vùng biển.
- Nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm trọng điểm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận chất lượng các sản phẩm bao bì thay thế sản phẩm nhựa và sản phẩm túi ni lông phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường đáp ứng quy định của Việt Nam.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, quản lý hoạt động sản xuất, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nhựa; thúc đẩy phát triển thị trường tái chế, xử lý chất thải; xây dựng, cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý chất nhựa vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
- Tăng cường triển khai hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản xuất, phân phối sản phẩm nhựa và thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong đó có chất thải nhựa.
(Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên tại Phụ lục gửi kèm theo)
III. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí thực hiện Đề án
- Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn huy động từ các nguồn khác (vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế).
- Kinh phí thực hiện các nội dung phục vụ quản lý nhà nước như: rà soát, hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường; tuyên truyền, nâng cao nhận thức ...; được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua các kế hoạch, chương trình hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.
- Kinh phí thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, thiết bị xử lý chất thải nhựa được huy động từ các nguồn của doanh nghiệp, nguồn vốn vay trong và ngoài nước, vốn tài trợ, hỗ trợ một phần từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và Quỹ bảo vệ môi trường địa phương, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, hợp tác công tư (PPP) và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Thời gian thực hiện Đề án: 2021 - 2026.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi trách nhiệm quản lý chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao; định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì tổng kết, đánh giá, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án trên phạm vi cả nước.
b) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về quản lý chất thải nhựa; nghiên cứu, đề xuất lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa trong Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; đề xuất quy định trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa; đề xuất quy định về nhãn sinh thái đối với túi ni lông thân thiện môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường theo quy định.
c) Nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy định hoặc hướng dẫn thực hiện các quy định về môi trường trong sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa và túi ni lông thân thiện với môi trường.
d) Chủ trì tổ chức thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
đ) Phối hợp nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tái chế chất thải nhựa, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần. Hướng dẫn, thực hiện chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam đối với sản phẩm túi ni lông thân thiện môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa theo quy định của pháp luật.
e) Hướng dẫn thực hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải nhựa và các dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.
g) Tổ chức giám sát, đánh giá hiện trạng rác thải nhựa tại một số cửa sông chính, khu vực ven biển, đảo tiền tiêu có tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế biển.
h) Tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra, thanh tra xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nói chung và chất thải nhựa nói riêng.
i) Tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo, truyền thông, nâng cao nhận thức của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, tiêu dùng và các cơ quan liên quan về giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải nhựa. Mở rộng chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, quản lý chất thải nhựa trên toàn bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
k) Phát hiện, phổ biến và trao giải thưởng môi trường đối với các mô hình, giải pháp, sáng kiến về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái chế và xử lý chất thải nhựa; nghiên cứu và đưa tiêu chí giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa trong đánh giá, xếp hạng kết quả hoạt động bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
l) Xây dựng lộ trình và hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn cho phù hợp với hạ tầng và điều kiện của các địa phương nhằm tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa tối đa, hiệu quả; thí điểm triển khai các mô hình công nghệ, mô hình quản lý, mô hình xử lý chất thải nhựa tiên tiến ở Việt Nam.
m) Tổ chức triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong sản xuất và tiêu thụ bền vững; đầu mối thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương trong quản lý chất thải nhựa (triển khai Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa ở Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế Thế giới; giảm thiểu rác thải nhựa đại dương ở Việt Nam với WWF...); đầu mối tham gia các Công ước, điều ước quốc tế liên quan đến quản lý chất thải, chất thải nhựa đại dương.
n) Từng bước triển khai xây dựng nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với mục tiêu không phát thải; sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất các sản phẩm nhựa; tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất sản phẩm nhựa; tái sử dụng, tái chế tối đa chất thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân; hỗ trợ xây dựng và hình thành thị trường tái chế chất thải; xây dựng, cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý chất nhựa vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
3. Bộ Tài chính
a) Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi mức thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông khó phân hủy và bổ sung thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm nhựa dùng một lần phục vụ mục đích sinh hoạt vào thời điểm thích hợp.
b) Tổ chức kiểm tra hoạt động thu thuế bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
4. Bộ Công Thương
a) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất thay đổi thiết kế bao bì nhựa, sản phẩm nhựa theo hướng giảm tối đa định mức nguyên liệu nhựa/sản phẩm nhựa; hỗ trợ, thúc đẩy các cơ sở sản xuất tăng dần tỷ lệ nguyên liệu nhựa tái chế trong các sản phẩm hàng hóa.
b) Chỉ đạo tổ chức, thực hiện vận động các doanh nghiệp sản xuất, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đăng ký tham gia phong trào chống rác thải nhựa; chỉ đạo triển khai xây dựng mô hình trung tâm thương mại, chợ, siêu thị không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
c) Đề xuất cơ chế, chính sách phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa tái chế, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa có sử dụng phế liệu nhựa gắn với phát triển ngành công nghiệp môi trường.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá nhu cầu sử dụng phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất trong nước và nhu cầu nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài làm cơ sở để điều chỉnh danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo từng thời kỳ phát triển của đất nước.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm trọng điểm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.
b) Tổ chức triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học về tái chế, xử lý chất thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu; sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trong tái chế, xử lý chất thải nhựa.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng về tác hại của túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường, quy định về giảm thiểu, xử lý chất thải nhựa, tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường và con người thông qua các loại hình báo chí và hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Xây dựng nội dung giáo dục về quản lý chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần để đưa vào chương trình các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp.
b) Hướng dẫn hoạt động giảm thiểu, phân loại, thu gom chất thải nhựa thành một tiêu chí đánh giá trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn trên địa bàn cả nước.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trong đó bổ sung tiêu chí quản lý, xử lý chất thải nhựa. Hoàn thiện hướng dẫn thực hiện và công nhận đạt chuẩn tiêu chí môi trường các xã, huyện theo quy định hiện hành.
b) Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động về giảm thiểu phát sinh, thu gom, tái chế, xử lý và quản lý chất thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
c) Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, hướng dẫn quản lý ngư cụ thải bỏ trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các địa phương bố trí nguồn vốn cho công tác quản lý chất thải nhựa theo đúng chương trình, kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn hạn chế triển khai các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
b) Kiểm soát, hạn chế vốn đầu tư công cho các dự án sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
c) Chỉ đạo triển khai hoạt động hợp tác công tư trong lĩnh vực giảm thiểu, tái chế, xử lý chất thải nhựa.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, đề xuất thành lập khu công nghiệp tái chế chất thải và tái chế chất thải nhựa.
10. Bộ Y tế
a) Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại các cơ sở y tế, các nhà thuốc, các cơ sở sản xuất dược phẩm.
b) Ban hành quy định về chất lượng đối với các sản phẩm nhựa tái chế làm bao bì đựng thực phẩm, chai nhựa đựng đồ uống đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
c) Tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong phát triển các sản phẩm, vật liệu thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong ngành y tế.
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động, phong trào không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần tại các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn trên cả nước.
b) Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn cả nước.
12. Úy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, các giải pháp về quản lý chất thải nhựa trên địa bàn quản lý. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa cho phù hợp với quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương; hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nhựa và bảo vệ môi trường; quy định quản lý dịch vụ giao hàng đồ ăn nhanh theo hướng giảm thiểu sử dụng bao bì bằng chất liệu nhựa; thúc đẩy sử dụng vỏ hộp, bao bì bằng chất liệu tái sử dụng, thân thiện với môi trường.
b) Có giải pháp hạn chế việc đầu tư mới cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy phục vụ cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn quản lý.
c) Xây dựng kế hoạch, lộ trình hạn chế và tiến tới cấm sử dụng túi ni lông khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh; yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích niêm yết công khai giá bán túi ni lông cho khách hàng; chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa cho đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung; mở rộng phạm vi thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã nông thôn, miền núi trên địa bàn quản lý.
d) Bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm của địa phương hỗ trợ cho việc thu gom, xử lý chất thải nhựa; xây dựng và triển khai các mô hình tốt về quản lý chất thải từ việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy cho phù hợp với đặc thù của địa phương; rà soát, thống kê, công bố danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, túi ni lông phân hủy sinh học và các sản phẩm thân thiện môi trường trên địa bàn quản lý.
đ) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường để rà soát, bố trí quỹ đất và đề xuất thành lập khu công nghiệp, cụm công nghiệp tái chế chất thải, tái chế chất thải nhựa theo quy định của pháp luật.
e) Chỉ đạo các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn quản lý; chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường (tại các dòng sông, suối, kênh, rạch, bãi tắm, bãi biển, cảng cá ven biển, khu bảo tồn biển).
g) Thực hiện các chính sách ưu đãi theo quy định đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải nhựa và các dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.
h) Chủ động tìm kiếm, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại địa phương; hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương.
i) Tổ chức đào tạo, tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhựa cũng như các tổ chức, cá nhân sử dụng, thải bỏ chất thải nhựa; có giải pháp khuyến khích người tiêu dùng mang túi, bao gói khi mua sắm; khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa.
k) Phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động thu thuế bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn.
l) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; có biện pháp giám sát và xử lý các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích cung cấp miễn phí túi ni lông cho khách hàng trên địa bàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban trung ương Mặt ưận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, CN (2b). | KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Văn Thành
|
Phụ lục
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
___________________
STT | Tên nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
I. CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN | ||||
1 | Điều tra, khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất các sản phẩm nhựa; tình hình phát sinh, phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa; xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất thải nhựa; đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách và các quy định về quản lý chất thải nhựa. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | - Bộ Công Thương; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. | 2021 -2022 |
2 | Khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, hợp tác công tư, mô hình kinh doanh với sự tham gia của các hiệp hội, các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh, tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa thu hồi năng lượng. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành và địa phương. | 2021 -2022 |
3 | Ban hành và thực hiện quy định, quy chế trong cơ quan, văn phòng, công sở để hạn chế tối đa việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong tổ chức sự kiện và hoạt động thường nhật. | Các bộ, ngành | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. | Hàng năm |
4 | Rà soát, hoàn thiện quy định về thuế nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần. | Bộ Tài chính | Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành. | Vào thời điểm thích họp |
5 | Khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất trong nước; nhu cầu nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất và đề xuất các giải pháp quản lý, điều chỉnh danh mục phế liệu nhập khẩu theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. | Bộ Công Thương | Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành. | 2021 -2025 |
| II. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN |
|
|
|
1 | Đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, quản lý chất thải nhựa. | - Bộ Thông tin và Truyền thông; - Bộ Tài nguyên và Môi trường. | - Tài liệu đào tạo, truyền thông về sản xuất và tiêu thụ bền vững trong ngành nhựa; - Tài liệu đào tạo, truyền thông về quản lý chất thải nhựa, tác hại của chất thải nhựa; - Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, chiến dịch truyền thông về quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa; - Các sự kiện, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa, quản lý chất thải nhựa; - Các bài viết, phóng sự, tin tức trên các phương tiện thông tin; - Khen thưởng, trao giải thưởng môi trường cho tổ chức, cá nhân có thành tích, giải pháp, sáng kiến về quản lý chất thải nhựa. | 2021 - 2025 |
2 | Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa. | - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Bộ Công Thương | - ứng dụng, tiếp nhận công nghệ, hệ thống, thiết bị sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; - Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; | 2022 - 2025 |
3 | Đánh giá tình hình quản lý chất thải nhựa và xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nhựa trên địa bàn; xây dựng kế hoạch và tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường (tại các dòng sông, suối, kênh, rạch, bãi tắm, bãi biển, cảng cá ven biển, khu bảo tồn biển). | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố | - Đánh giá tình hình quản lý chất thải nhựa và xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nhựa trên địa bàn; - Xây dựng kế hoạch thu gom, xử lý chất thải nhựa trôi nổi trong môi trường; - Tổ chức triển khai các hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên các dòng sông, suôi, kênh, rạch, bãi tạm, bãi biển, cảng cá ven biển, khu bảo tồn biển theo quy định; - Tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa kết hợp thu hồi năng lượng (đối với chất thải sau khi thu gom). | 2022 - 2025 |
4 | Nghiên cứu, đề xuất quy định về môi trường đối với các sản phẩm tái chế, hàng hóa chứa vi nhựa và túi ni lông, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | - Khảo sát, đánh giá vi nhựa trong các sản phẩm, hàng hóa; - Khảo sát, đánh giá quy định tỷ lệ nhựa tái chế trong sản phẩm hàng hóa của một số nước; - Khảo sát hoạt động tái chế phế liệu và sản xuất sản phẩm nhựa sử dụng nhựa tái chế ở Việt Nam; - Đề xuất quy định về môi trường đối với các sản phẩm tái chế, hàng hóa chứa vi nhựa và túi ni lông, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học. | 2022 - 2025 |
5 | Điều tra, đánh giá hiện trạng rác nhựa biển tại Việt Nam; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương; đề xuất xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát, kiểm soát rác thải nhựa đại dương. | Bộ Tài nguyên và Môi trường | - Số liệu, báo cáo hiên trạng về phát sinh, thu gom, quản lý chất thải nhựa trên biển và đại dương; - Hệ thống cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa đại dương; - Kế hoạch tổng thể xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát, kiểm soát rác thải nhựa đại dương. | 2022 - 2025 |
THE PRIME MINISTER _____________ No. 1316/QD-TTg |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness ________________________ Hanoi, July 22, 2021 |
DECISION
Approving the scheme for strengthening management
of plastic wastes in Vietnam
_____________
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;
Pursuant to Resolution No. 36-NQ/TW dated October 22, 2018, of the eighth plenum of the XIIth Party Central Committee, on the strategy for sustainable development of Vietnam’s marine economy up to 2030, with a vision toward 2045;
Pursuant to the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of wastes and scraps;
Pursuant to the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 amending and supplementing a number of articles of the decrees detailing and guiding the implementation of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 491/QD-TTg dated May 7, 2018 approving the adjusted national strategy on integrated management of solid wastes up to 2025, with a vision toward 2050;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 01/NQ-CP dated January 1, 2019 on major tasks and solutions for the implementation of the 2019 socio-economic development plan and state budget estimates;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 09/NQ-CP dated February 3, 2019 on the Government’s regular meeting in January 2019;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1746/QD-TTg dated December 4, 2019 promulgating the National Action Plan on marine plastic debris management;
Pursuant to the Prime Minister’s Directive No. 33/CT-TTg dated August 20, 2020 on strengthening management, reuse, recycling, treatment and reduction of plastic wastes;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment.
DECIDES:
Article 1. To approve the scheme for strengthening the management of plastic wastes in Vietnam (hereinafter referred to as the scheme) with the following main contents:
I. OBJECTIVES
1. General objectives
a) To strengthen the management of plastic wastes at all levels, contributing to the successful implementation of the national strategy on integrated management of solid wastes up to 2025, with a vision toward 2050 approved by the Prime Minister at the Decision No. 491/QD-TTg dated May 7, 2018; the Prime Minister’s Decision No. 1746/QD-TTg dated December 4, 2019 promulgating the National Action Plan on marine plastic debris management; the Prime Minister’s Directive No. 33/CT-TTg dated August 20, 2020 on strengthening management, reuse, recycling, treatment and reduction of plastic wastes.
b) To contribute to building a circular economy in Vietnam with the orientation of reducing the use of single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags; increasing the reuse, recycling and treatment of plastic wastes.
2. Specific objectives
a) To improve mechanisms, policies and laws on management of plastic wastes; production and consumption of non-biodegradable domestic plastic bags; single-use domestic plastic products (including single-use tumblers, cups, bowls, plates, spoons, forks, straws, plastic packaging or food containers, plastic wrap and single-use plastic tableware, etc.).
b) To strive to the target by 2025: 100% of environmentally friendly plastic bags and packaging will be used at shopping centers and supermarkets for domestic purposes as replacement for non-biodegradable plastic bags; 85% of generated plastic wastes will be collected, reused, recycled and disposed of; 50% of marine plastic wastes will be reduced; 100% of tourist attractions, tourist accommodation establishments and hotels will not use non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products; the production and use of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products will be gradually reduced in daily life.
c) To raise the awareness of agencies, organizations, enterprises, communities and people in the production, consumption and treatment of plastic wastes, non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products in daily life.
II. TASKS AND SOLUTIONS
1. To investigate, survey and assess the situation of generation, collection and treatment of plastic wastes, and improve policies and regulations on management of plastic wastes
a) To investigate, survey and assess the situation of generation, collection, recycling and treatment of plastic wastes
- To conduct the overall assessment of production and use of plastic products, environmentally friendly products, single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags.
- To survey and assess the production and import of products containing micro-plastics and the impact of micro-plastics on the environment.
- To investigate, survey and assess the situation of generation, collection, recycling and treatment of plastic wastes and propose solutions to improve management efficiency.
- To investigate, inventory, classify and assess the situation of generation, collection, treatment and management of plastic wastes generated from activities on Vietnam’s seas and islands.
- To assess the implementation of collecting export and import tax for plastic products and collecting environmental protection tax for the production of non-biodegradable plastic bags.
b) To devise and improve policies and regulations on management of plastic wastes
- To devise and implement policies to promote the development of a circular economy in the domain of production and consumption of plastic products; to regulate the responsibility for recycling of manufacturers and importers of plastic products and plastic packaging.
- To improve mechanisms and policies to curb the production and use of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products. To research and propose a roadmap to restrict the production and import of single-use plastic products, non-biodegradable plastic packaging, and products and goods that contain micro-plastics.
- To review and improve mechanisms and policies to provide incentives and support in the production of environmentally friendly products, substitutes for single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags; to encourage the reuse and recycling of plastic wastes in service of commodity production, production of building materials and reuse of plastic wastes in traffic works.
- To research and propose a roadmap to increase environmental protection tax for non-biodegradable plastic bags; to add environmental protection tax for single-use plastic products for domestic purposes.
- To promulgate and implement regulations in agencies and offices to minimize the use of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products in organizing events and daily activities.
- To formulate synchronous policies to carry out at-source sorting, collection, recycling and treatment of plastic wastes in conformity with the conditions of each locality, aiming to increase the reuse and recycling of plastic wastes.
- To review and improve law regulations on management of marine plastic wastes; management of plastic wastes generated from aquaculture and fishing activities.
2. To implement training, communication and international cooperation on plastic waste management
- To promote training and communication programs to raise awareness about the adverse impacts of plastic products, single-use plastic bags and plastic products on the environment, ecosystems and human health; to raise awareness and change the habit of using single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags to using environmentally friendly products.
- To disseminate and mobilize enterprises to produce and distribute environmentally friendly products in replacement of plastic products and non-biodegradable plastic bags.
- To organize training courses to raise awareness and change the behavior of discharging plastic wastes, fishing gear, plastic products into the sea and ocean environment for enterprises, coastal residents, fishermen, sailors and tourists.
- To establish a network of disseminators for guiding the sorting, collection, recycling, treatment and management of wastes in general and plastic wastes in particular in localities. To organize training and refresher courses on knowledge and professional skills in information and communication on environmental protection and plastic waste management for officials, reporters and editors of news and press agencies and officials engaged in grassroots information work. To promptly commend and reward organizations and individuals with valuable activities, solutions and initiatives on plastic waste management.
- To formulate and integrate contents on the management of plastic wastes, non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products into training programs of different educational levels with appropriate forms and contents.
- To strengthen international cooperation and attract foreign organizations and individuals to participate in training, research and technology transfer, information and experience sharing to improve the efficiency of plastic waste management and treatment in Vietnam.
- To mobilize and attract financing sources from countries and international organizations in investing, developing and receiving technologies for recycling and treatment of plastic wastes and production of environmentally friendly products in replacement of single-use plastic products and carry out transition toward a circular economy and green growth.
- To strengthen the participation and supervision of socio-political organizations and news and press agencies in the implementation of mechanisms and policies to restrict the use of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products.
3. To research on, apply technologies and deploy models and activities related to the management of plastic wastes and the production of environmentally friendly products
- To formulate plans and synchronously deploy nationwide models of shopping centers and supermarkets that do not use plastic bags or that use environmentally friendly plastic bags in replacement of non-biodegradable plastic bags; to establish and expand organizations engaged in waste recycling and movements against plastic wastes.
- To formulate plans and synchronously deploy models of tourist attractions, tourist accommodation establishments and service establishments nationwide, especially in coastal areas, which do not use single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags.
- To develop programs and plans on the collection of plastic wastes discharged into the environment (including collection, recycling and treatment of plastic wastes discharged into river basins, coastal areas, beaches, tourist areas, boat locks and coastal fish markets, etc.).
- To strengthen the inspection and supervision of the implementation of regulations on the collection and treatment of plastic wastes generated from activities of marine tourism, marine shipping, and aquaculture and fishing; to minimize the discharge and loss of fishing gear.
- To organize the inspection and supervision of environmental protection tax collection for the production and consumption of non-biodegradable plastic bags in areas under the management of the locality; to ensure the correct and sufficient collection of environmental protection tax.
- To research on and apply advanced and modern technologies in the collection, recycling and treatment of plastic wastes; technologies for recycling plastic wastes into fuels, building materials and other plastic products.
- To boost up the investment in and development of technologies for producing environmentally friendly products in replacement of plastic products; to research on, design and produce optimal plastic packaging and products in order to minimize the norm of plastic materials or products.
- To promote research on and production of equipment for collecting and transporting plastic wastes discharged in rivers, streams, canals and sea areas.
- To improve the capacity of key laboratories to meet the requirements of research, testing, assessment and certification of quality of packaging products in replacement of plastic products, environmentally friendly biodegradable plastic bags in accordance with Vietnam’s regulations.
- To apply information technology in monitoring and management of production, collection, transportation, recycling and treatment of plastic wastes; to promote the development of waste recycling and treatment market; to build, update and integrate the database on plastic management into the national environmental database system.
- To intensify the examination, inspection and handling of organizations and individuals that violate the law on environmental protection in the production and distribution of plastic products and collection, transportation and treatment of wastes, including plastic wastes.
(The list of priority tasks and projects is specified in Appendix enclosed herewith)
III. IMPLEMENTATION FUNDS AND TIME
1. Funds for implementing the scheme
- Funds for implementing the scheme shall be allocated from the state budget and mobilized from other capital sources (own capital of enterprises, loans from credit institutions and international sponsors).
- Funds for implementing tasks in service of state management, such as reviewing and improving the organizational system, mechanisms, policies and law regulations; formulating standards and technical regulations; training and developing human resources; developing the market; disseminating and raising awareness, etc., shall be allocated from the state budget through annual plans and programs of ministries, branches and localities.
- Funds for implementing the investment in and development of technologies for producing environmentally friendly products and equipment for plastic waste treatment shall be mobilized from enterprises, domestic and foreign loans, financing sources or partial support from the Vietnam Environmental Protection Fund and local Environmental Protection Funds, local Development Investment Funds, public-private partnership (PPP) and other lawful capital sources.
2. Implementation time of the scheme: 2021 - 2026.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall, within the ambit of their management responsibilities, proactively formulate plans and perform tasks in accordance with the functions and tasks assigned by the Government; and submit annual reports on the implementation results to the Ministry of Natural Resources and Environment for summarization and reporting to the Prime Minister.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) Assume the prime responsibility for summarizing, assessing, examining and supervising the implementation of the scheme nationwide.
b) Review, research, propose or promulgate regulations on plastic waste management according to its competence; research and propose a roadmap to restrict the production and import of single-use plastic products, non-biodegradable plastic packaging, and products and goods containing micro-plastics in the Decree detailing a number of articles of the Law on Environmental Protection; propose regulations on the responsibilities for recycling of manufacturers and importers of plastic products and plastic packaging; propose regulations on eco-labels for environmentally friendly plastic bags and products as prescribed.
c) Research, develop and promulgate regulations or guidelines for the implementation of environmental regulations in the production of products and goods containing micro-plastics and environmentally friendly plastic bags.
d) Assume the prime responsibility for the implementation of the Prime Minister's Decision No. 1746/QD-TTg dated December 4, 2019 promulgating the National Action Plan on marine plastic debris management through 2030 and the Prime Minister’s Directive No. 33/CT-TTg dated August 20, 2020 on strengthening the management, reuse, recycling, treatment and reduction of plastic wastes.
dd) Coordinate in research, application and transfer of technologies for plastic waste recycling, production of environmentally friendly products in replacement of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products. Guide and implement Vietnam eco-label certification for environmentally friendly plastic bags and other environmentally friendly products in accordance with law provisions. Organize and guide the implementation of responsibilities for recycling of manufacturers and importers of plastic products and plastic packaging in accordance with law provisions.
e) Guide the implementation of the State’s preferential policies for investment projects to build plastic waste recycling facilities and projects to produce environmentally friendly products in replacement of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products.
g) Monitor and assess the situation of plastic wastes in a number of main estuaries, coastal areas, and on outpost islands with potential for tourism and marine economic development.
h) Organize the examination, inspection and handling of organizations and individuals that violate the law on environmental protection in the management of wastes in general and plastic wastes in particular.
i) Organize training and communication activities to raise awareness of producers, importers, distributors, consumers and concerned agencies on the reduction, recycling, reuse and treatment of plastic wastes. Expand communication campaigns to raise awareness of organizations and individuals on the reduction and management of plastic wastes in all provinces and centrally-run cities.
k) Detect, disseminate and grant environmental awards to models, solutions and initiatives on reducing, sorting, collecting, recycling and disposing of plastic wastes; research on and lay down criteria for reducing, sorting and collecting plastic wastes in the assessment and ranking of environmental protection performance results of provinces and centrally-run cities.
l) Develop a roadmap and guidelines for sorting domestic solid wastes and plastic wastes at source in conformity with local infrastructure and conditions, aiming to effectively reuse and recycle plastic wastes to the utmost; pilot the implementation of technological models, management models, and advanced plastic waste treatment models in Vietnam.
m) Organize the implementation of international cooperation activities in sustainable production and consumption; establish focal points to promote bilateral and multilateral cooperation in plastic waste management (promoting the Vietnam national plastics action partnership program to the World Economic Forum, and the ocean plastic waste reduction project in Vietnam to the WWF, etc.); establish focal points for participating in international conventions and treaties related to the management of wastes and ocean plastic wastes.
n) Gradually implement the building of a circular economy in line with the target of net-zero emissions; use modern technologies in the production of plastic products; optimize the use of raw materials and fuels in the production of plastic products; maximum the reuse and recycling of plastic wastes into raw materials and fuels for the production and people’s daily life; support the construction and formation of waste recycling market; build, update and integrate the database on plastic management into the national environmental database system.
3. The Ministry of Finance shall:
a) Review and improve financial mechanisms and policies to restrict the use of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products; encourage investment in the production and consumption of environmentally friendly products; research and propose competent authorities to amend the environmental protection tax rate for non-biodegradable plastic bags and add environmental protection tax for single-use plastic products for domestic purposes at the appropriate time.
b) Organize the inspection of environmental protection tax collection for the production of single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags.
4. The Ministry of Industry and Trade shall:
a) Guide production establishments to change the design of plastic packaging and plastic products in the direction of minimizing the norm of plastic materials/plastic products; support and promote production establishments in order to gradually increase the proportion of recycled plastic materials in products.
b) Direct the organization and mobilization of production enterprises, shopping centers, supermarkets and retail stores to register for participation in the movement against plastic wastes; direct the building of models of shopping centers, markets and supermarkets that do not use single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags.
c) Propose mechanisms and policies to develop the production and consumption of recycled plastic products as well as the production of plastic products using plastic scraps in association with the development of the environmental industry.
d) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, assessing the demand for using plastic scraps as raw materials for domestic production and the demand for importing plastic scraps from abroad as a basis for adjusting the list of scraps eligible for import into Vietnam according to each stage of the country’s development.
5. The Ministry of Science and Technology shall:
a) Continue to invest in and enhance the capacity of key laboratories, meeting the requirements of research, testing and assessment of environmentally friendly products in replacement of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products.
b) Deploy scientific research programs and projects on the recycling and treatment of plastic wastes into raw materials and fuels, and the production of environmentally friendly products in replacement of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products.
c) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, researching, receiving and transferring advanced and modern technologies in the recycling and treatment of plastic wastes.
6. The Ministry of Information and Communications shall:
a) Direct news and press agencies and grassroots information systems to disseminate and raise people’s sense of responsibility and awareness about the adverse impacts of non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products on the environment, and encourage the use of environmentally friendly products.
b) Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in disseminating regulations on environmental protection, regulations on the reduction and treatment of plastic wastes, and the adverse impacts of plastic wastes on the environment and human through various types of press and grassroots information systems, aiming to raise people’s awareness and sense of responsibility.
7. The Ministry of Education and Training shall:
a) Formulate and integrate contents on the management of plastic wastes, non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products into training programs of different educational levels with appropriate forms and contents.
b) Guide and set the reduction, sorting and collection of plastic wastes as a criterion for evaluating green, clean, beautiful and safe schools nationwide.
8. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
a) Effectively implement the national target program on new rural construction, which adds criteria for management and treatment of plastic wastes. Complete guidance on the implementation and recognition of environmental standards in communes and districts in accordance with current regulations.
b) Formulate plans and implement activities of reduction, collection, recycling, treatment and management of plastic wastes in agricultural, forestry and fishery production activities.
c) Direct the inspection, supervision and management of discarded fishing gear in aquaculture and fishing activities.
9. The Ministry of Planning and Investment shall:
a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Finance and localities in, allocating capital sources for plastic waste management in accordance with programs and plans approved by competent authorities; providing guidelines to restrict the implementation of investment projects in the production of single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags.
b) Control and limit public investment capital for projects involved in the production of single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags.
c) Direct the implementation of public-private cooperation in the domain of plastic waste reduction, recycling and treatment.
d) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and People’s Committees of provinces and centrally run cities in, reviewing and proposing the establishment of industrial parks for waste and plastic waste recycling.
10. The Ministry of Health shall:
a) Direct the reduction, sorting, reuse, recycling and treatment of plastic wastes at medical establishments, pharmacies, and pharmaceutical manufacturing facilities.
b) Promulgate regulations on quality of recycled plastic products used as food packaging and beverage bottles in order to ensure that such products have no adverse impacts on human health.
c) Boost up investment, research and application of new and modern technologies in the development of environmentally friendly products and materials in replacement of single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags in the health sector.
11. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:
a) Formulate plans and organize the implementation of activities and movements against non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products at tourist attractions, tourist accommodation establishments, and hotels nationwide.
b) Direct organizations and individuals not to use non-biodegradable plastic bags and single-use plastic products in culture, sports and tourism events nationwide.
12. People's Committees of provinces and centrally run cities shall:
a) Coordinate with ministries and branches in organizing the implementation of mechanisms, policies, laws and solutions on plastic waste management in their respective localities. Review, amend, supplement and formulate new regulations on the reduction, reuse, recycling and treatment of plastic wastes in accordance with current regulations and actual local conditions; guide the formulation of management regulations and conventions aimed at mobilizing the participation of the community in plastic waste management and environmental protection; provide for the management of fast food delivery services in the direction of minimizing the use of plastic packaging; promote the use of boxes and packaging made of reusable and environmentally friendly materials.
b) Come up with solutions to curb the new investment in establishments producing single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags for domestic purposes in areas under their management.
c) Develop a plan and roadmap to restrict and eventually ban the use of non-biodegradable plastic bags at shopping centers, supermarkets, and people’s markets; request supermarkets, shopping centers and convenience stores to publicly list the prices of plastic bags for customers; direct the synchronous implementation of solutions to the sorting, collection, recycling and treatment of plastic wastes for urban centers and concentrated rural residential areas; expand the scope of collection, transportation and treatment of domestic solid wastes in rural and mountainous communes in areas under their management.
d) Allocate annual local environmental budgets to support the collection and treatment of plastic wastes; build up and deploy effective models of management of wastes generated from the use of single-use plastic products and non-biodegradable plastic bags in conformity with local characteristics; review, inventory and publish a list of organizations and individuals that produce single-use plastic products, non-biodegradable plastic bags, biodegradable plastic bags and environmentally friendly products in areas under their management.
dd) Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Natural Resources and Environment in reviewing and allocating the land fund, and proposing the establishment of industrial parks and industrial clusters for recycling of wastes and plastic wastes in accordance with law provisions.
e) Direct tourist attractions, tourist accommodation establishments, hotels not to use non-degradable plastic bags and single-use plastic products in areas under their management; direct the collection and treatment of plastic wastes discharged into the environment (in rivers, streams, canals, beaches, coastal fishing ports and marine protected areas).
g) Implement preferential policies as prescribed for investment projects on the construction of plastic waste recycling and treatment facilities and projects on the production of environmentally friendly products in replacement non-degradable plastic bags and single-use plastic products.
h) Actively seek for and mobilize all economic sectors to invest in the field of waste sorting, collection, transportation and treatment in localities; guide and organize the sorting of domestic solid wastes and plastic wastes at source in conformity with specific natural and socio-economic conditions of each locality.
i) Organize training courses and dissemination activities to enhance the capacity and raise awareness and sense of responsibility of units that produce, distribute and consume plastic products as well as organizations and individuals that use and discharge plastic wastes; come up with solutions to encourage consumers to bring their bags and packages when shopping; promptly reward individuals and organizations with high achievements in the movement against plastic wastes or with valuable initiatives on plastic waste management.
k) Coordinate in the examination and supervision of environmental protection tax collection for the production of single-use plastic products and non-degradable plastic bags in their localities.
l) Intensify the inspection, examination and supervision of plastic waste collection, transportation and treatment units in their localities; take measures to monitor and handle shopping centers, supermarkets and convenience stores that provide free plastic bags to customers in their localities.
Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 3. The Minister of Natural Resources and Environment, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities, and related organizations and individuals shall implement this Decision./.
For the Prime Minister
The Deputy Prime Minister
Le Van Thanh
* All Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây