Nghị định 12/2002/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 12/2002/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12/2002/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/01/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đất đai-Nhà ở, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 12/2002/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/2002/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2002
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Nhằm bảo đảm sự thống nhất quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,
NGHỊ ĐỊNH:
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc triển khai và thống nhất quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước.
Các hoạt động đo đạc và bản đồ ở đất liền, vùng trời và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều phải tuân thủ Nghị định này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. Đo đạc là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị thu nhận thông tin và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và các thông tin có liên quan của các đối tượng ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian. Các thể loại đo đạc bao gồm: đo đạc mặt đất, đo đạc đáy nước, đo đạc trọng lực, đo đạc ảnh, đo đạc hàng không, đo đạc vệ tinh, đo đạc hàng hải, đo đạc thiên văn, đo đạc vũ trụ.
2. Bản đồ là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý các thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu và mầu sắc theo các quy tắc toán học nhất định. Các thể loại bản đồ bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính, bản đồ biển, bản đồ chuyên ngành và các loại bản đồ chuyên đề khác.
3. Hệ quy chiếu là hệ thống toạ độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng để biểu thị lên đó các kết quả đo đạc và bản đồ; hệ quy chiếu quốc gia là hệ quy chiếu được lựa chọn để sử dụng thống nhất trong cả nước.
4. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia bao gồm: toạ độ gốc trắc địa, toạ độ gốc thiên văn, toạ độ gốc vệ tinh, giá trị gốc trọng lực tuyệt đối, giá trị gốc độ cao, giá trị gốc độ sâu; hệ thống này được xác định thống nhất cho cả nước; mỗi số liệu gốc đo đạc quốc gia được gắn với một điểm có dấu mốc cố định, lâu dài được gọi là điểm gốc đo đạc quốc gia.
5. Hệ thống điểm đo đạc cơ sở là các điểm có dấu mốc kiên cố trên thực địa được đo liên kết thành các mạng lưới nhằm mục đích xác định giá trị của đại lượng thuộc các thể loại: toạ độ, độ cao, độ sâu, trọng lực, thiên văn, vệ tinh tại các điểm đó để làm gốc đo đạc cho từng khu vực; hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia là hệ thống điểm đo đạc cơ sở được thành lập theo tiêu chuẩn thống nhất phục vụ nhu cầu sử dụng chung cho tất cả các ngành và các địa phương; hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng là hệ thống điểm đo đạc cơ sở được thành lập phục vụ nhu cầu riêng của từng ngành hoặc từng địa phương.
6. Hệ thống không ảnh là các loại ảnh chụp mặt đất và mặt biển từ các thiết bị đặt trên máy bay (ảnh máy bay) và trên vệ tinh hoặc tầu vũ trụ (ảnh vệ tinh), bao gồm: hệ thống không ảnh cơ bản phục vụ thành lập hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và hệ thống bản đồ nền, hệ thống không ảnh chuyên dụng phục vụ các mục đích khác.
7. Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là hệ thống bản đồ địa hình thể hiện địa hình và địa vật của bề mặt trái đất trên cả đất liền và đáy biển, phủ trùm cả nước hoặc vùng lãnh thổ theo một số tỷ lệ nhất định.
8. Công trình xây dựng đo đạc bao gồm:
a) Các trạm quan trắc cố định về thiên văn, trắc địa, vệ tinh, trọng lực, độ cao, độ sâu, thời gian, sau đây gọi chung là trạm quan trắc cố định;
b) Các điểm gốc đo đạc quốc gia;
c) Các cơ sở kiểm định tham số của thiết bị đo đạc, sau đây gọi chung là cơ sở kiểm định thiết bị đo đạc;
d) Dấu mốc của các điểm thuộc hệ thống điểm đo đạc cơ sở, sau đây gọi chung là dấu mốc đo đạc.
9. Sản phẩm đo đạc là kết quả thực hiện các thể loại đo đạc, công trình xây dựng đo đạc và các tư liệu thuyết minh kèm theo, dữ liệu đo và dữ liệu đã xử lý, không ảnh và không ảnh đã xử lý, các tư liệu điều tra khảo sát khác có liên quan.
10. Sản phẩm bản đồ là các loại sơ đồ, bình đồ, bản đồ, bản đồ ảnh, tập bản đồ, át-lát, sa bàn, bản đồ nổi, quả địa cầu được thành lập trên các loại vật liệu truyền thống hoặc trên các phương tiện kỹ thuật số. Ấn phẩm bản đồ là sản phẩm bản đồ được nhân bản trên giấy, trên các loại vật liệu khác hoặc nhân bản bằng kỹ thuật số.
11. Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc là hoạt động nghiên cứu về các đặc trưng hình học của trái đất bằng các phương pháp công nghệ đo đạc.
12. Công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ bao gồm sản phẩm đo đạc, sản phẩm bản đồ, kết quả nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc, sản phẩm dịch vụ đo đạc và bản đồ.
13. Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ bao gồm các sản phẩm đo đạc trừ các vật kiến trúc thuộc công trình xây dựng đo đạc, sản phẩm bản đồ, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thông tin đất đai.
Điều 3. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức và cá nhân được sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức và cá nhân được thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức và cá nhân không được cản trở hoặc gây khó khăn cho người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ.
5. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
6. Nghiêm cấm các hoạt động đo đạc và bản đồ gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 4. Hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm: đo đạc ở các thể loại; thành lập, xuất bản, phát hành các sản phẩm bản đồ; lưu trữ, cấp phát, trao đổi, thu nhận, truyền dẫn, phổ cập các thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ; nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ; đào tạo nghề nghiệp đo đạc và bản đồ.
2. Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản là xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành và các địa phương bao gồm:
a) Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc quốc gia;
b) Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia;
c) Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc;
d) Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ hành chính, hệ thống bản đồ địa lý tổng hợp;
đ) Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản;
e) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia trên cơ sở hệ thống bản đồ địa hình quốc gia và hệ thống bản đồ nền.
3. Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành là việc thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ phục vụ riêng cho từng ngành có nhu cầu hoặc từng địa phương bao gồm:
a) Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;
b) Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng;
c) Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình phục vụ mục đích chuyên dụng, hệ thống bản đồ địa chính và các hệ thống bản đồ chuyên đề;
d) Xây dựng hệ thống thông tin địa lý chuyên dụng, hệ thống thông tin đất đai.
Điều 5. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Tổ chức kinh tế, cá nhân khi tiến hành hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.
2. Tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi được phép và có đủ điều kiện chuyên môn, kỹ thuật về đo đạc và bản đồ đều được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Điều 6. Thành lập, xuất bản và phát hành sản phẩm bản đồ
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế và cá nhân được phép thành lập các thể loại sản phẩm bản đồ phù hợp với giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp; được quyền phổ biến sản phẩm của mình trên các phương tiện theo quy định tại Luật xuất bản; khi xuất bản bản đồ, ngoài việc nộp lưu chiểu cho theo quy định, phải nộp 01 bản lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ. Sản phẩm bản đồ thuộc diện bảo mật chỉ được xuất bản và phát hành tại cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ để phục vụ mục đích dân dụng và tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Việc thành lập các loại sản phẩm bản đồ chuyên đề phải dựa vào các lớp thông tin nền lấy từ hệ thống bản đồ nền, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính do cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ thành lập, trong trường hợp cần sử dụng thông tin nền khác phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.
Điều 7. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện bằng ngân sách nhà nước
1. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về khối lượng và chất lượng các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ được giao thực hiện bằng ngân sách nhà nước; tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải chịu trách nhiệm về chất lượng phần công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình thực hiện.
2. Cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ có trách nhiệm cung cấp đúng, đủ và kịp thời các thông tin, tư liệu do mình đang quản lý.
Điều 8. Kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện bằng ngân sách nhà nước
Công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện bằng ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, thẩm định chất lượng theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này, trách nhiệm thực hiện được quy định như sau:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình thực hiện; các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ khác được Chính phủ giao.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành do mình thực hiện.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng của địa phương mình.
4. Tổ chức sự nghiệp đo đạc và bản đồ có chức năng thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ có nhiệm vụ thẩm định chất lượng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định.
5. Tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có nội dung kiểm tra kỹ thuật và thẩm định chất lượng thì được thực hiện kiểm tra kỹ thuật và thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo đề nghị của chủ đầu tư.
Điều 9. Bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc
1. Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và giáo dục mọi công dân ý thức bảo vệ các công trình này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ quy định cụ thể về việc quản lý sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc.
3. Mọi tổ chức, cá nhân không được tự tiện sử dụng công trình xây dựng đo đạc nếu không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ở Trung ương hoặc cấp tỉnh theo phân cấp, trong quá trình sử dụng phải giữ gìn bảo vệ dấu mốc đo đạc, không làm hư hỏng, sử dụng xong phải khôi phục lại tình trạng như ban đầu.
4. Sau khi hoàn thành việc xây dựng các dấu mốc đo đạc, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đo đạc phải làm biên bản bàn giao dấu mốc kèm theo sơ đồ vị trí và tình trạng mốc tại thực địa cho cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) với sự có mặt của chủ sử dụng đất; sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghi chú điểm cho cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ theo phân cấp.
5. Chủ sử dụng đất và chủ sở hữu công trình nơi có các dấu mốc đo đạc có trách nhiệm báo cáo cán bộ địa chính cấp xã khi tiến hành xây dựng hoặc cải tạo công trình trong trường hợp có ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc.
6. Sau khi nhận bàn giao các dấu mốc đo đạc, cán bộ địa chính cấp xã có trách nhiệm:
a) Ghi vào sổ địa chính ở phần ghi chú về dấu mốc đo đạc trên thửa đất;
b) Bảo vệ dấu mốc đo đạc không bị xê dịch hoặc di chuyển, không bị phá huỷ hoặc hư hỏng;
c) Khi phát hiện thấy các dấu mốc đo đạc bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hại thì cán bộ địa chính cấp xã phải báo cáo Sở Địa chính hoặc Sở Địa chính - Nhà đất (sau đây gọi chung là Sở Địa chính) trong thời gian sớm nhất.
7. Sở Địa chính có trách nhiệm:
a) Chỉ rõ cho chủ sử dụng đất các dấu mốc đo đạc có trên thửa đất và ghi vào biên bản bàn giao khi giao đất tại thực địa cho tổ chức, cá nhân;
b) Giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ theo phân cấp quản lý dấu mốc đo đạc trong trường hợp công trình xây dựng trên thửa đất làm ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc để quyết định huỷ bỏ, gia cố hoặc di dời;
c) Báo cáo hàng năm bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ về số lượng dấu mốc mới xây dựng trên phạm vi địa phương mình kèm theo bản thống kê số liệu, cấp hạng và tình trạng sử dụng.
Điều 10. Lưu trữ, cung cấp thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm:
a) Thống kê và thông báo công khai hiện trạng thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích dân dụng trong cả nước theo định kỳ hàng năm;
b) Cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về hệ quy chiếu quốc gia; hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia; hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia; hệ thống không ảnh cơ bản và không ảnh phục vụ quản lý đất đai; hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ nền, bản đồ địa lý tổng hợp, bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ sử dụng đất; hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về hệ quy chiếu, hệ thống điểm đo đạc cơ sở, hệ thống không ảnh, hệ thống bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề, hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này có trách nhiệm cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở, hệ thống không ảnh, hệ thống bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề, hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ riêng cho chuyên ngành của mình.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cập nhật, lưu trữ và cung cấp thông tin tư liệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở; hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề; hệ thống thông tin địa lý và thông tin đất đai phục vụ riêng cho mục đích chuyên dụng trong phạm vi địa phương mình.
Điều 11. Hoạt động đo đạc và bản đồ ở Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp hoặc hợp tác với các tổ chức trong nước thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ ở Việt Nam phải có dự án đo đạc và bản đồ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy phép tiến hành đo đạc bản đồ.
2. Sau khi hoàn thành thực hiện dự án đo đạc và bản đồ, chủ đầu tư dự án phải nộp 01 bản sao thành quả cho cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.
Điều 12. Trao đổi quốc tế về thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ
1. Các loại thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi bí mật nhà nước không được trao đổi với nước ngoài, trong trường hợp cần thiết phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền quyết định mức độ bí mật nhà nước được quy định tại Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tổ chức và cá nhân được trao đổi với nước ngoài các loại ấn phẩm bản đồ, thông tin địa lý đã xuất bản.
3. Tổ chức và cá nhân công bố, phổ biến ra nước ngoài thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ, sản phẩm đo đạc và bản đồ không xuất bản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.
Điều 13. Xuất nhập khẩu sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Các loại sản phẩm đo đạc và bản đồ đã được xuất bản và không thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì được xuất khẩu.
2. Việc nhập khẩu các loại sản phẩm đo đạc và bản đồ vào Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin và cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.
Điều 14. Quyền sở hữu sản phẩm, thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ
1. Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với sản phẩm thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền được sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ, thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước vào sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III. TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 15. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ
Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm:
1. Xây dựng hệ quy chiếu quốc gia.
2. Xây dựng hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia.
3. Thành lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia.
4. Thành lập hệ thống không ảnh cơ bản và hệ thống không ảnh chuyên dụng phục vụ quản lý đất đai theo định kỳ.
5. Thành lập, hiện chỉnh, xuất bản và phát hành hệ thống bản đồ địa hình quốc gia cho đất liền và vùng biển, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ hành chính, hệ thống bản đồ địa chính cơ sở, hệ thống bản đồ sử dụng đất, hệ thống bản đồ hành chính thế giới và khu vực, hệ thống bản đồ địa lý tổng hợp, át-lát quốc gia.
6. Thành lập cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin đất đai quốc gia.
7. Triển khai nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc.
8. Xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định, bảo dưỡng thiết bị đo đạc, đảm bảo dẫn xuất chuẩn quốc gia và phù hợp với hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo.
Điều 16. Nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm:
1. Xây dựng hệ quy chiếu phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Xây dựng hệ thống điểm toạ độ và độ cao cơ sở chuyên ngành phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
3. Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên ngành phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
4. Xây dựng hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ biển và các loại bản đồ chuyên đề khác phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
5. Triển khai công tác đo đạc - bản đồ phục vụ các hoạt động của lực lượng vũ trang.
Điều 17. Nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ Xây dựng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác đo đạc và bản đồ, hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý và quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn, quan trắc biến dạng các công trình, thành lập bản đồ các công trình ngầm dân dụng.
2. Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác đo đạc phục vụ thi công các công trình xây dựng đường giao thông và các công trình kèm theo, thành lập hệ thống thông tin địa lý quản lý đường giao thông, xây dựng hệ thống đo đạc và bản đồ đảm bảo hàng hải.
3. Bộ Công nghiệp có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác đo đạc và bản đồ phục vụ nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dò các mỏ khoáng sản, thành lập bản đồ và hệ thống thông tin địa chất quốc gia, thành lập bản đồ kinh tế công nghiệp.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ tổ chức triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ điều tra cơ bản, quản lý, dự báo, quy hoạch, khai thác, phát triển tài nguyên kinh tế - xã hội nông, lâm nghiệp và nông thôn thuộc phạm vi quản lý của mình.
5. Bộ Thủy sản có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác đo đạc và bản đồ phục vụ điều tra, quản lý nguồn lợi thuỷ sản; định vị ngư trường phục vụ đánh bắt cá xa bờ; quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, hệ thống cảng cá, khu neo đậu và trú bão của tầu thuyền; thành lập hệ thống thông tin địa lý quản lý chuyên ngành thủy sản.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ xây dựng hệ thống bản đồ giáo khoa.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ tổ chức dẫn xuất chuẩn đo lường, hệ thống thông tin địa lý phục vụ giám sát và dự báo diễn biến tình trạng môi trường.
8. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác thành lập hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý địa giới hành chính các cấp.
9. Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác thành lập hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý biên giới, đàm phán và hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển.
10. Tổng cục Khí tượng Thủy văn có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác thành lập hệ thống bản đồ khí hậu, thời tiết, thủy văn.
Điều 18. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng, thành lập hệ thống thông tin đất đai và bất động sản của địa phương mình.
CHƯƠNG IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Điều 19. Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển dài hạn về đo đạc và bản đồ
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương, chiến lược phát triển, kế hoạch, chương trình, mục tiêu, dự án trọng điểm về đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ chuyên ngành phục vụ quản lý đất đai và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, dự án về đo đạc và bản đồ của ngành và địa phương mình, đảm bảo không chồng chéo với kế hoạch, dự án của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ và của các Bộ, ngành khác.
Điều 20. Quản lý kế hoạch hàng năm về đo đạc và bản đồ
1. Cơ quan, tổ chức được giao kế hoạch thực hiện các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải quản lý kế hoạch hàng năm trên cơ sở dự án được lập theo các quy phạm kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm tham gia Hội đồng thẩm định các dự án có hạng mục về đo đạc và bản đồ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ các dự án có liên quan đến bí mật quốc phòng, an ninh.
3. Các dự án đo đạc và bản đồ được đầu tư bằng nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ hoặc Sở Địa chính theo phân cấp trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ các dự án thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh.
Điều 21. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về hệ quy chiếu quốc gia.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành:
a) Quy định về hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống không ảnh cơ bản, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ hành chính, hệ thống bản đồ địa lý tổng hợp;
b) Quy định về hệ thống bản đồ địa chính và bản đồ sử dụng đất;
c) Quy định về tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
d) Quy định về tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị đo đạc và bản đồ, tiêu chuẩn xây dựng các cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm các loại thiết bị đo đạc và bản đồ, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn công nghệ quốc gia;
đ) Quy định thống nhất về chuẩn dữ liệu, chuẩn công nghệ, chế độ đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu, biện pháp bảo vệ quyền sở hữu dữ liệu thông tin địa lý và thông tin đất đai.
3. Bộ Quốc phòng ban hành:
a) Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
b) Quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này ban hành quy định về tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ chuyên ngành phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đo đạc và bản đồ của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ phù hợp với địa phương mình.
Điều 22. Quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm:
a) Ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chế đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy chế;
c) Xét duyệt nội dung dữ liệu đo đạc, không ảnh, bản đồ được thu, phát giữa mặt đất và các vệ tinh chuyên dụng phục vụ các mục đích dân dụng trước khi cơ quan quản lý nhà nước về bưu điện cấp phép lắp đặt và sử dụng;
d) Kiểm tra việc thực hiện quy chế đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ.
2. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm cấp phép cho các máy bay dân dụng thực hiện các chuyến bay phục vụ mục đích đo đạc và chụp không ảnh trên cơ sở được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Giám sát việc thực hiện các chuyến bay phục vụ mục đích chụp không ảnh;
b) Quy định về trình tự, thủ tục, cấp phép và giám sát việc thực hiện công tác đo đạc và bản đồ thuộc khu vực quốc phòng, an ninh;
c) Xoá mục tiêu quân sự trên không ảnh trước khi đưa vào sử dụng cho các mục đích dân dụng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Thẩm định khả năng hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương mình và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
b) Kiểm tra định kỳ việc thực quy chế đăng ký hoạt động đo đạc và bản đồ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trong phạm vi địa phương mình.
Điều 23. Quản lý xuất bản và phát hành sản phẩm bản đồ
Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về việc thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh; ấn phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật; ấn phẩm bản đồ có nội dung thuộc phạm vi nghiêm cấm theo quy định của Luật xuất bản.
Điều 24. Quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành quy định chung về quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ; quy định cụ thể về quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ phục vụ quản lý đất đai.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này ban hành quy định cụ thể về quản lý chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành mình.
Điều 25. Quản lý công tác đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính và biên giới quốc gia
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ:
a) Quản lý việc đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ việc phân định, điều chỉnh và giải quyết tranh chấp địa giới hành chính các cấp;
b) Thẩm định việc thể hiện đường địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã lên các loại bản đồ trên cơ sở bộ hồ sơ địa giới hành chính thành lập theo Chỉ thị số 364/CT ngày 0 6 tháng 11 năm 1991 của Thủ tướng Chính phủ, trong trường hợp những đoạn địa giới hành chính còn đang có tranh chấp thì việc thể hiện những đoạn đó lên bản đồ phải ghi rõ "đoạn địa giới đang có tranh chấp".
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao:
a) Quản lý việc đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ việc đàm phán, hoạch định và phân giới đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển;
b) Thẩm định việc thể hiện đường biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lên các thể loại bản đồ theo hệ thống bản đồ phân giới cắm mốc kèm theo các Hiệp ước quốc tế về biên giới, trong trường hợp đường biên giới chưa được phân giới cắm mốc theo các Hiệp ước quốc tế thì tiến hành thẩm định việc thể hiện đường biên giới quốc gia theo chủ trương của Nhà nước.
c) Việc in ấn phát hành các loại bản đồ, tài liệu có liên quan đến đường biên giới quốc gia trên đất liền, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa Việt Nam.
Điều 26. Hệ thống địa danh trên bản đồ
Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành danh mục địa danh thể hiện trên bản đồ để sử dụng thống nhất trong cả nước theo nguyên tắc:
1. Địa danh các đơn vị hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Địa danh các đối tượng địa lý tự nhiên và xã hội chưa được sử dụng thống nhất thì quyết định trên cơ sở thống nhất ý kiến với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Địa danh quốc tế chưa được sử dụng thống nhất thì quyết định trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Ngoại giao.
Điều 27. Quản lý việc bảo mật thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ
1. Thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi bí mật nhà nước bao gồm:
a) Loại tối mật: toạ độ các điểm cơ sở quốc gia hạng II trở lên tạo thành mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh kèm theo các ghi chú điểm; các loại bản đồ quân sự; tài liệu điều tra, khảo sát về đường biên giới quốc gia chưa được công bố;
b) Loại mật do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có trách nhiệm:
a) Quyết định độ mật đối với từng loại thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ cụ thể phục vụ mục đích dân dụng thuộc phạm vi bí mật nhà nước dựa trên danh mục bí mật nhà nước thuộc độ tối mật và mật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối với thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích dân dụng;
c) Lập danh mục thay đổi độ mật, giải bí mật nhà nước đối với thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích dân dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Quyết định độ mật đối với từng loại thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ cụ thể phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thuộc phạm vi bí mật nhà nước dựa trên danh mục bí mật nhà nước thuộc độ tối mật và mật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước đối với thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
c) Lập danh mục thay đổi độ mật, giải bí mật nhà nước đối với thông tin tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 28. Quản lý việc cung cấp thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ
1. Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ban hành các quy định về phân cấp quản lý, khai thác sử dụng và cung cấp thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ.
2. Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ đã xuất bản và không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước thì được phát hành rộng rãi.
3. Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ không xuất bản và không thuộc phạm vi bí mật nhà nước chỉ được cung cấp khi có công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có yêu cầu sử dụng.
4. Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ loại mật chỉ được cung cấp khi có công văn đề nghị của cấp vụ hoặc cấp tương đương.
5. Thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ loại tối mật chỉ được cung cấp khi có công văn đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, người đứng đầu các cơ quan của Quốc hội, người đứng đầu các cơ quan của Trung ương Đảng, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
Điều 29. Thanh tra đo đạc và bản đồ
1. Nhiệm vụ thanh tra đo đạc và bản đồ:
a) Thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ có nhiệm vụ tổ chức thanh tra đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích dân dụng trên phạm vi cả nước;
b) Thanh tra của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này có nhiệm vụ thanh tra đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi cơ quan mình thực hiện;
c) Thanh tra Sở Địa chính có nhiệm vụ thanh tra đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ chuyên dụng do địa phương mình thực hiện.
2. Nội dung thanh tra đo đạc và bản đồ:
a) Thanh tra việc chấp hành các văn bản pháp luật về đo đạc và bản đồ;
b) Thanh tra về đo đạc và bản đồ theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Giúp Thủ trưởng cùng cấp xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo; kiến nghị với Thủ trưởng cùng cấp biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
3. Quyền của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên khi tiến hành thanh tra về đo đạc và bản đồ:
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra;
b) Quyết định tạm thời đình chỉ thi công công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước không theo kế hoạch hoặc không theo đúng dự án đã được phê duyệt, gây lãng phí ngân sách hoặc không bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 31. Xử lý vi phạm
1. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
CHƯƠNG V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Nghị định số 404-HĐBT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về giữ gìn bí mật tài liệu trắc địa - bản đồ và những quy định trước đây của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đo đạc và bản đồ.
Điều 33. Hướng dẫn thi hành
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 34. Trách nhiệm thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
THE GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 12/2002/ND-CP | Hanoi, January 22, 2002 |
DECREE
ON GEODESIC AND CARTOGRAPHIC ACTIVITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 12, 1996 Law on the Promulgation of Legal Documents;
In order to ensure the unified management and deployment of geodesic and cartographic activities nationwide;
At the proposal of the General Director of Land Administration,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-Regulation scope
This Decree prescribes the deployment and unified management of geodesic and cartographic activities nationwide.
The geodesic and cartographic activities in the mainland, airspace and marine areas under the sovereignty and jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam must comply with this Decree.
Article 2.-Interpretation of terms and phrases
Terms and phrases used in this Decree shall be construed as follows:
1. Geodesy means a field of scientific and technical activities where information-receiving and processing equipment are used in order to determine the geometrical characteristics and relevant information of subjects on the earth surface, under the ground, on water surface, in the water, at water bottom, in space, which are in forms of static objects or non-static objects changing with the passing of time. The geodesic types include ground geodesy, water-bottom geodesy, gravimetric geodesy, photogrammetic geodesy, aerial geodesy, satellite geodesy, maritime geodesy, astronomical geodesy, space geodesy.
2. Cartography means a field of scientific and technical activities of receiving and processing information, data gathered from the process of field measurement and survey in order to display the earth surface in form of a miniature model with the systems of signs and colors according to certain mathematical rules. Types of map include topographic maps, base maps, cadastral maps, administrative maps, sea maps, specialized maps and other types of topical maps.
3. The system of reference means the system of mathematical coordinates in space and on the plane used to display thereon the geodesic and cartographic results; the national reference system is the system of reference selected for uniform use throughout the country.
4. The national system of original geodesic data includes the original geodesic coordinates, original astronomic coordinates, original satellite coordinates, original value of absolute gravity, original height value, original depth value; this system is prescribed uniformly for the whole country; each national original geodesic datum is associated to a point with fixed and durable marker called national original geodesic point.
5. The system of base geodesic points means points with solid markers on the field, which are linked through combined measurement into networks for the purpose of determining the quantity values in various forms: coordinate, height, depth, gravity, astronomy, satellite at such points for use as geodesic base for each region; the national system of base geodesic points is the system of base geodesic points, set up under uniform standards in service of the requirement of common use by all branches and all localities; the system of special-use base geodesic points means the system of base geodesic points, set up in service of exclusive requirement of each branch or each locality.
6. The aerial photo system includes assorted photos of the earth surface and sea surface, taken from equipment installed on airplanes (airplane photos) and on satellites or spacecraft (satellite photos), including the system of fundamental aerial photos in service of the establishment of the national system of topographic maps and the system of base maps, the system of special-use aerial photos in service of other purposes.
7. The national topographic map system means the system of topographic maps displaying the terrain and geo-locations of the earth surface both on land and seabed, covering the whole country or territorial regions according to a number of certain scales.
8. Geodesic construction projects include:
a) Fixed astronomical, geodesic, satellite, gravity, height, depth and temporal observation stations, hereinafter referred collectively to as fixed observation stations;
b) National base geodesic points;
c) Establishments for expertise of parameters of geodesic equipment, hereinafter referred collectively to as geodesic equipment-expertising establishments;
d) Markers of points in the base geodesic point system, hereinafter referred collectively to as geodesic markers.
9. Geodesic products mean the results of the implementation of various geodesic types, geodesic construction projects and accompanying explanation documents, geodesic data and processed data, aerial photos and processed aerial photos, other relevant survey materials.
10. Cartographic products mean assorted diagrams, plane maps, maps, photo maps, map collections, atlas, models, embossed maps, terrestrial globes made on traditional materials or digital technical means. Cartographic publications mean cartographic products multiplied on paper or other materials or multiplied through digital technique.
11. Scientific research into the earth by geodesic methods means activities of researching into the geometrical characteristics of the earth by geodesic technology methods.
12. Geodesic and cartographic projects, products include geodesic products, cartographic products, results of scientific research into the earth by geodesic methods, geodesic and cartographic service products.
13. Geodesic and cartographic information and data include geodesic products, excluding architectural objects in the geodesic construction projects, cartographic products, geographic information system, land information system.
Article 3.-Interests and responsibilities of organizations, individuals
1. Organizations and individuals are entitled to use geodesic and cartographic products according law provisions.
2. Organizations and individuals are entitled to carry out geodesic and cartographic activities according to law provisions.
3. Organizations and individuals have the responsibility to preserve and protect geodesic and cartographic projects and products as provided for by law.
4. Organizations and individuals must not obstruct or cause difficulties to persons responsible for performing the geodesic and cartographic tasks.
5. The State encourages organizations and individuals to participate in scientific research into and development of geodesic and cartographic technology according to law provisions on science and technology.
6. All geodesic and cartographic activities which cause harms or threaten to cause harms to national defense, security and social order and safety of the Socialist Republic of Vietnam are strictly forbidden.
Chapter II
GEODESIC AND CARTOGRAPHIC ACTIVITIES
Article 4.-Geodesic and cartographic activities
1. The geodesic and cartographic activities cover the measurement of all types; compilation, publication and distribution of cartographic products; storage, supply, exchange, reception, transmission and dissemination of geodesic and cartographic information and data; scientific research into the earth by geodesic methods; research into, development, application and transfer of geodesic and cartographic technologies; professional training in geodesy and cartography.
2. Basic geodesic and cartographic activities mean the construction of technical infrastructures and establishment of geodesic and cartographic products to meet the requirement of common use by branches and localities, including:
a) The establishment of the national reference system and the national original data system;
b) The establishment of the national system of base geodesic points;
c) Scientific research into the earth by geodesic methods;
d) Building of the national system of topographical maps, the system of base maps, the system of administrative maps and the system of general geographic maps;
e) Building of the basic aerial photo system;
f) Building of national geographic database on the basis of the national topographic map system and the base map system.
3. Specialized geodesic and cartographic activities cover the establishment of geodesic and cartographic products in service of each requiring branch or each locality, including:
a) Establishing the system of special-use base geodesic points;
b) Building the special-use aerial photo system;
c) Building the system of topographic maps for special-use purpose, the cadastral map system and topical map systems;
d) Building the special-use geographic information system, land information system.
Article 5.-Permits for geodesic and cartographic activities
1. Economic organizations and individuals, when carrying out geodesic and cartographic activities, must acquire the permits therefor, which are granted by competent State agencies as provided for in Article 21 of this Decree.
2. Economic organizations and individuals, that wish to carry out geodesic and cartographic activities within the permitted scopes and fully meet the professional and technical conditions on geodesy and cartography, shall all be granted permits for geodesic and cartographic activities.
Article 6.-Compilation, publication and distribution of cartographic products
1. State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people’s armed force units, economic organizations and individuals are entitled to make cartographic products of various types in accordance with the granted permits for geodesic and cartographic activities; to disseminate their products by the means as prescribed in the Law on Publication; when publishing maps, apart from the copyright deposit made according to regulations, one copy must be paid to the State management body in charge of geodesy and cartography. Those cartographic products subject to confidentiality can only be published and distributed at the office of the State management agency in charge of geodesy and cartography for civil-use purposes and at the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security for defense and security purposes.
2. The compilation of topical cartographic products of various kinds must be based on base information taken from the system of base maps, national topographic maps, administrative maps, set up by the State management agency in charge of geodesy and cartography; in cases where it is necessary to use other base information, the consent of the State management agency in charge of geodesy and cartography is required.
Article 7.-Responsibility to ensure the quality of geodesic and cartographic projects and products financed with the State budget
1. The investors must bear full responsibility for the quantity and quality of geodesic and cartographic projects and products, which are assigned to them for implementation with the State budget; organizations and individuals directly implementing the geodesic and cartographic projects and products must bear responsibility for the quality of the sections of geodesic and cartographic projects and products assigned to them for implementation.
2. The State agencies assigned to supply information and materials in service of geodesic and cartographic projects and/or products shall have to supply accurately, adequately and promptly information and data being under their management.
Article 8.-Examination and evaluation of quality of geodesic and cartographic projects and/or products, which are implemented with the State budget
Geodesic and cartographic projects and/or products, which are implemented with the State budget, must be qualitatively examined and evaluated according to regulations in Article 24 of this Decree, with the implementation responsibility being prescribed as follows:
1. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall have to examine and evaluate the quality of geodesic and cartographic projects and/or products it has implemented; and other geodesic and cartographic projects and/or products assigned by the Government.
2. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government as prescribed in Articles 15 and 16 of this Decree shall have to examine and evaluate the quality of geodesic and cartographic projects and/ or products they have respectively implemented.
3. The People’s Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as provincial-level People’s Committees) shall have to examine and evaluate the quality of geodesic projects and/or products and cadastral maps, measurement and special-use maps of their respective localities.
4. Non-business geodesic and cartographic organizations performing the function of evaluating the quality of geodesic and cartegraphic projects and products shall have to evaluate the quality thereof at the request of the competent state agencies and take responsibility before law for the evaluation results.
5. Economic organizations granted permits for geodesic and cartographic activities, which contain the technical examination and quality evaluation, are entitled to conduct the technical examination and quality evaluation of geodesic and cartographic projects and/or products at the request of investors.
Article 9.-Protection of geodesic construction projects
1. The geodesic construction projects are the State property, which the People’s Committees at all levels shall have to preserve and protect these projects and educate all citizens on the sense of protecting them.
2. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall specify the management of the use and protection of geodesic construction projects.
3. All organizations and individuals must not use the geodesic construction projects if they are not so permitted by the State management agency in charge of geodesy and cartography at the central or provincial level according to management decentralization; in the course of use thereof, they must protect geodesic markers and not damage them, after the use thereof, they must restore their initial state.
4. After completing the construction of geodesic markers, units performing the geodesic tasks must make records on the hand-over of markers, accompanied with diagrams on location and state of markers on the field to commune, ward and district town (hereinafter referred collectively to as commune level) officials in the presence of the land users; after completing the whole projects, the investors must hand over the total volume of markers, accompanied with the sheet of point footnotes, to the State management agency in charge of geodesy and cartography, as decentralized.
5. The land users and the project owners at places where exist markers shall have to report thereon to the commune land administration officials when building or renovating projects if such activities affect the geodesic markers.
6. After being handed over the geodesic markers, the commune land administration official shall have to:
a) Record in the note section of the land administration books the geodesic markers on the land plots;
b) Protect the geodesic markers from being removed, destroyed or damaged;
c) When detecting signs of infringement or possible infringement upon geodesic markers, the commune land administration officials shall have to report such to the provincial/municipal Land Administration Services or Land Administration- House and Land Services (hereinafter referred collectively to as Land Administration Services) as soon as possible.
7. The provincial/municipal Land Administration Services have the responsibility to:
a) Clearly show the land users the geodesic markers on their land plots and inscribe them in the hand-over records when assigning land on field to organizations and individuals;
b) Settle or report to the State management agency in charge of geodesy and cartography according to the marker management decentralization the cases where the construction works on the land plots affect the geodesic markers so that the latter may make decision on abolition, consolidation or removal thereof;
c) Annually report in writing to the State management agency in charge of geodesy and cartography on the quantity of newly built markers in their respective localities according to the statistical sheet, grades and use status.
Article 10.-Storage and supply of geodesic and cartographic information and data
1. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall have the responsibility to:
a) Make annual statistical reports on the present situation of geodesic and cartographic information and data for civil use nationwide;
b) Update, store and supply information and data on the national reference system; the national original geodesic data system; the national base geodesic point system; the system of basic aerial photos and aerial photos in service of land management; the system of national topographic maps, base maps, general geographical maps, administrative maps, cadastral maps, land-use map; the national geographic database and land database system.
2. The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall have to update, store and supply information and materials on the reference system, the base geodesic point system, the aerial photo system, the topographic map and topical map system, the geographic database system in service of defense and security purposes.
3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government prescribed in Articles 15 and 16 of this Decree shall have to update, store and supply information and data on the base geodesic point system, the aerial photo system, the topographic map and topical map system, the geographic database system in service of their specialized branches.
4. The provincial-level People’s Committees shall have to update, store and supply information and data on the base geodesic point system, the system of topographic maps, administrative maps, cadastral maps, topical maps; the geographic information and land information system in exclusive service of the special-use purposes in their respective localities.
Article 11.-Geodesic and cartographic activities carried out in Vietnam by foreign organizations and individuals
1. Foreign organizations and/or individuals carrying out directly or in cooperation with domestic organizations the geodesic and cartographic activities in Vietnam must have their geodesic and cartographic projects approved by competent State bodies and be granted permits for geodesic and cartographic activities.
2. After completing the geodesic and cartographic projects, the project investors must submit 01 copy of the results to the State management agency in charge of geodesy and cartography.
Article 12.-International exchange of geodesic and cartographic information and data
1. Various types of geodesic and cartographic information and data and geodesic and cartographic products, which are classified as State secrets, must not be exchanged with foreign countries; in case of necessity, the permission of the agency competent to decide on the degree of State secrets defined in the Ordinance on the Protection of State Secrets is required.
2. Organizations and individuals may exchange with foreign countries assorted cartographic publications, geographic information, which have already been published.
3. Organizations and individuals that promulgate or disseminate abroad unpublished geodesic and cartographic information and data and/or geodesic and cartographic products shall comply with the Government’s Decree No. 72/2000/ND-CP of December 5, 2000 on the promulgation and dissemination of works abroad and the guidance of the State management agency in charge of geodesy and cartography.
Article 13.-Export and import of geodesic and cartographic products
1. Geodesic and cartographic products of various kinds, which have been already published and not classified as State secrets, may be exported.
2. The import of geodesic and cartographic products of various kinds into Vietnam shall comply with the stipulations of the Ministry of Culture and Information and the State management agency in charge of geodesy and cartography.
Article 14.-Ownership over geodesic and cartographic products, information and/or data
1. The ownership right and the copyright over geodesic and cartographic products, information and data shall comply with the provisions of the Civil Code.
2. Organizations and individuals of all economic sectors are entitled to use geodesic and cartographic products, information and/or data under the State’s ownership in their products according to the provisions of law.
Chapter III
PERFORMING GEODESIC AND CARTOGRAPHIC TASKS
Article 15.-Tasks of the State management agency in charge of geodesy and cartography
The State management agency in charge of geodesy and cartography shall have to:
1. Build the national reference system.
2. Build the national original geodesic data system.
3. Set up the national base geodesic point system.
4. Set up the basic aerial photo system and the special-use aerial photo system in service of periodical land management.
5. Establish, readjust, publish and distribute the national land and marine topographic map system, the base map system, the administrative map system, the base cadastral map system, the land-use map system, the regional and world administrative map system, the general geographic map system, the national atlas.
6. Set up national geographic information database and system, national land information database and system.
7. Conduct scientific research into the earth by geodesic methods.
8. Set up and organize the operation of, geodesic-equipment expertise, inspection and maintenance establishments, ensuring the national standard derivatives and the conformity with the geodesic equipment-inspecting and standardizing system.
Article 16.-Tasks of the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security
The Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall have to:
1. Build the reference system in service of defense and security purposes.
2. Build the specialized system of coordinate points and base altitudes in service of defense and/or security purposes.
3. Build the specialized aerial photo system in service of defense and/or security purposes.
4. Build the system of topographic maps, marine maps and other topical maps in service of defense and/or security purposes.
5. Carry out geodesic and cartographic work in service of activities of the armed forces.
Article 17.-Tasks of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government
1. The Ministry of Construction shall be tasked to carry out geodesic and cartographic work, the geographic information system in service of urban-rural construction management and planning, the observation of project deformation and the compilation of maps of underground civil projects.
2. The Ministry of Communications and Transport shall be tasked to organize the deployment of geodesic work in service of the traffic construction projects and accompanying projects, set up the geographic information system for traffic road management, build the maritime-guarantee geodesic and cartographic system.
3. The Ministry of Industry shall be tasked to organize the geodesic and cartographic work in service of geological research, mineral prospection and exploration, compile maps and system of national geological information, compile maps of industrial economy.
4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall be tasked to organize the deployment of geodesic and cartographic activities in service of the basic survey, management, forecast, planning, exploitation and development of agricultural and rural socio-economic resources under its management.
5. The Ministry of Aquatic Resources shall be tasked to organize the geodesic and cartographic work in service of aquatic resource survey and management; locate fishing grounds in service of offshore fishing; plan the aquaculture and fishing port system, anchoring and mooring and storm-sheltering areas for ships and boats; set up the geographic information system for specialized aquatic resource management.
6. The Ministry of Education and Training shall be tasked to set up the textbook map system.
7. The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to coordinate with the State management agency in charge of geodesy and cartography in organizing the geodesic standard derivatives, geographic information system in service of environmental development supervision and forecast.
8. The Government Commission for Organization and Personnel shall be tasked to organize the establishment of geographic information system in service of the management of administrative boundaries at all level.
9. The Ministry for Foreign Affairs shall be tasked to organize the establishment of geographic information system in service of border management, national land and marine border negotiation and delimitation.
10. The General Department of Hydrography and Meteorology shall be tasked to organize the establishment of the system of climatic, weather and hydrographic maps.
Article 18.-Tasks of the provincial-level People’s Committees
The provincial-level People’s Committees shall be tasked to build up the special-use base geodesic point systems, the cadastral map systems, compile topical subject maps in service of special purposes, set up the land and real estate information systems of their respective localities.
Chapter IV
STATE MANAGEMENT OF GEODESIC AND CARTOGRAPHIC ACTIVITIES
Article 19.-Elaborating strategy and planning for long-term geodesic and cartographic development
1. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall have to work out and submit to the Prime Minister for decision the development policies and strategies, plans, programs, objectives and key projects on measurement and basic maps, measurement and specialized maps in service of land management, and organize the implementation thereof when they are approved.
2. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government prescribed in Articles 15 and 16 of this Decree as well as the provincial-level People’s Committees shall have to approve the long-term and annual plans as well as projects on measurement and maps of their respective branches or localities, avoiding overlapping with the plans and projects of the State management agency in charge of geodesy and cartography as well as of other ministries and branches.
Article 20.-Management of annual plans on geodesy and cartography
1. Agencies and organizations, which are assigned to execute geodesic and cartographic projects and/or products with the sources of State budget capital, must manage the annual plans on the basis of projects formulated according to technical criteria and economic-technical norms promulgated by the State management agency in charge of geodesy and cartography.
2. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall have to join the Council for Evaluation of projects with geodesic and cartographic items, which are formulated by ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government or provincial-level People’s Committees, before they are submitted to the Prime Minister for approval, except for projects relating to defense and/or security secrets.
3. Geodesic and cartographic projects with capital invested by international organizations or foreign-invested enterprises must be commented by the State management agency in charge of geodesy and cartography or the provincial-municipal Land Administration Services according to responsibility decentralization before they are submitted to competent State bodies for approval, except for defense or security projects.
Article 21.-Promulgation of geodesic and cartographic eco-technical criteria system
1. The Prime Minister shall issue decisions on national reference system.
2. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall promulgate:
a) The stipulations on the national original geodesic data system, the national base geodesic point system, the basic aerial photo system, the national topographic map system, the base map system, the administrative map system and the general geographic map system;
b) The stipulations on cadastral map and land-use map system;
c) The stipulations on geodesic and cartographic eco-technical criteria, regulations, process and norms;
d) The stipulations on technological standards of geodesic and cartographic equipment, standards of the construction of geodesic and cartographic equipment-expertising and inspecting establishments, which are compatible with the national technological standards system;
e) The uniform regulations on data standards, technological standards, the regime to ensure data safety and confidentiality, measures to protect the ownership rights to geographic information and land information data.
3. The Ministry of Defense shall promulgate:
a) The stipulations on geodesic and cartographic activities in service of defense and/or security purposes;
b) The specific stipulations on geodesic and cartographic eco-technical criteria, regulations, process and norms in service of defense and security purposes on the basis of the eco-technical standards system promulgated by the State management agency in charge of geodesy and cartography.
4. The ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies defined in Articles 15 and 16 of this Decree shall promulgate regulations on specialized geodesic and cartographic eco-technical standards compatible to the eco-technical standards system issued by the State management agency in charge of geodesy and cartography.
5. The provincial-level People’s Committees shall promulgate regulations guiding the application of geodesic and cartographic eco-technical standards set by the State management agency in charge of geodesy and cartography, suitable to their respective localities.
Article 22.-Management of geodesic and cartographic activities
1. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall have to:
a) Promulgate and guide the implementation of, the regulation on registration of geodesic and cartographic activities;
b) Grant permits for geodesic and cartographic activities to organizations and individuals that fully meet the conditions prescribed by the regulation;
c) Examine and approve contents of geodesic data, aerial photos, which are received and transmitted between ground stations and special-use satellites in service of civil purposes before the State management agency in charge of post grant permits for the installation and use thereof;
d) Inspect the observance of the regulation on registration of geodesic and cartographic activities.
2. Vietnam Civil Aviation Department shall have to grant permits for flights in service of geodesic and aerial- photographing purposes on the basis of the consents of the Ministry of Defense.
3. The Ministry of Defense shall have to:
a) Supervise the execution of flights in service of aerial photographing purpose;
b) Prescribe the permit- granting order and procedures and supervise the geodesic and cartographic activities in defense or security zones;
c) Strike out military targets on the aerial photos before they are used for civil purposes.
4. The provincial-level People’s Committees shall have to:
a) Evaluate the geodesic and cartographic capabilities of organizations and individuals that register for geodesic and cartographic activities in their respective localities and propose the State management agency in charge of geodesy and cartography to grant geodesic and cartographic permits;
b) Periodically inspect the observance of the regulation on registration of geodesic and cartographic activities by organizations and individuals engaged in geodesic and cartographic activities in their respective localities.
Article 23.-Management of the publication and distribution of cartographic products
The State management agency in charge of geodesy and cartography shall have to monitor the publication and distribution of maps and request the State management body in charge of publication to suspend the distribution of and recover cartographic publications with errors in displaying the national sovereignty, administrative boundaries, place names; cartographic publications with serious technical errors; and cartographic publications with contents strictly banned by the Law on Publication.
Article 24.-Management of quality of geodesic and cartographic projects and products
1. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall promulgate general provisions on the management of the quality of geodesic and cartographic projects and products and the specific provisions on the management of the quality of basic geodesic and cartographic projects and products, the geodesic and cartographic activities in service of land management.
2. The ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies prescribed in Articles 15 and 16 of this Decree shall promulgate specific provisions on the management of the quality of specialized geodesic and cartographic projects and products falling under their respective tasks.
Article 25.-Management of geodesic and cartographic activities concerning administrative boundaries and national borders
1. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall assume the prime responsibility and coordinate with the Government Commission for Organization and Personnel in:
a) Managing the geodesic and cartographic activities in service of delimitation and adjustment of administrative boundaries at all levels and settling disputes thereover;
b) Evaluating the display of administrative boundaries of the provincial, district and commune levels on assorted maps on the basis of the administrative boundary dossiers made under Directive No. 364/CT of November 6, 1991 of the Prime Minister; where administrative boundary sections are being on dispute, the display thereof on maps must be clearly inscribed with " the boundary sections being on dispute".
2. The State management agency in charge of geodesy and cartography shall assume the prime responsibility and coordinate with the Foreign Ministry in:
a) Managing the geodesic and cartographic activities in service of national land and marine border negotiations, determination and delimitation;
b) Evaluating the display of the national borderlines of the Socialist Republic of Vietnam on assorted maps according to the systems of border delimitation and marker post installation maps accompanying international agreements on borders; where the borderlines are not yet delimited with marker posts according to international agreements, the evaluation of the display of the national borderlines shall comply with the State’s policies.
c) Printing, publishing and distributing assorted maps and documents relating to national land borderlines, sea regions, islands and continental shelf of Vietnam.
Article 26.-System of place names on maps
The State management agency in charge of geodesic and cartographic activities shall promulgate the list of place names to be displayed on maps for uniform use nationwide according to the following principles:
1. The place names of administrative units shall be decided by competent State bodies.
2. The place names of natural geographical and social objects, which have not yet been used uniformly shall be decided on the basis of reaching agreement with the provincial-level People’s Committees.
3. The international place names which have not yet been used uniformly shall be decided on the basis of reaching agreement with the Ministry for Foreign Affairs.
Article 27.-Management of confidentiality of geodesic and cartographic information and data
1. The geodesic and cartographic information and data classified as State secrets shall include:
a) Top secret category: coordinates of national base points of grade II or higher, which formulate a comprehensive national network with accompanied point footnotes; military maps of various kinds; documents on national borderline investigation and survey, which have not yet been made public;
b) Confidential category shall be decided by the Minister of Public Security at the proposal of the Defense Minister and the head of the State management agency in charge of geodesic and cartographic activities.
2. The head of the State management agency in charge of geodesic and cartographic activities shall have to:
a) Decide on the confidentiality degree for each specific kind of geodesic and cartographic information and data in service of civil-use purposes as State secrets based on the list of State secrets classified as top secret and confidential in the geodesic and cartographic fields, which have already been decided by competent State bodies;
b) Promulgate and organize the implementation of, regulations on the protection of State secrets regarding geodesic and cartographic information and data in service of civil-use purposes;
c) Make the lists of re-classified and declassified State secrets regarding the geodesic and cartographic information and data in service of civil-use purposes and submit them to the competent State bodies for decision.
3. The Defense Minister shall have to:
a) Decide on the confidentiality degree for each specific kind of geodesic and cartographic information and data in service of defense and security purposes, which are classified as State secrets on the basis of the list of State secrets classified as top secret and confidential in the geodesic and cartographic fields, already decided by the competent State bodies;
b) Promulgate and organize the implementation of, the regulations on protection of State secrets regarding the geodesic and cartographic information and data in service of defense and security purposes;
c) Make the lists of re-classified and declassified State secrets regarding the geodesic and cartographic information and data in service of defense and security purposes and submit them to the competent State bodies for decision.
Article 28.-Management of the supply of geodesic and cartographic information and data
1. The State management agency in charge of geodesic and cartographic activities shall promulgate the regulations on decentralized management, exploitation, use and supply of geodesic and cartographic information and data.
2. The geodesic and cartographic information and data, which have been published and not classified as State secrets, shall be widely distributed.
3. The geodesic and cartographic information and data, which have not been published and classified as State secrets, shall be supplied only upon the requests of the heads of agencies or organizations having the demand to use them.
4. The geodesic and cartographic information and data classified as confidential shall be supplied only upon the written requests of officials of the department or equivalent level.
5. The geodesic and cartographic information and data classified as top secret shall be supplied only upon the written requests of ministers, heads of the ministerial-level agencies or agencies attached to the Government, presidents of the provincial-level People’s Committees, chief judge of the Supreme People’s Court, chairman of the Supreme People’s Procuracy, director of the State President’s Office, heads of the agencies of the National Assembly, heads of the agencies of the Party Central Committee, heads of socio-political organizations.
Article 29.-Geodesic and cartographic inspectorate
1. Tasks of the geodesic and cartographic inspectorate:
a) Inspectors of the State management agency in charge of geodesic and cartographic activities have the task of organizing the inspection of geodesic and cartographic activities in service of civil-use purposes nationwide;
b) Inspectors of the ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies, prescribed in Articles 15 and 16 of this Decree have the tasks of inspecting the geodesic and cartographic activities carried out by their own agencies.
2. Contents of geodesic and cartographic inspection:
a) Inspecting the observance of legal documents on geodesy and cartography;
b) Inspecting the measurement and mapping at the requests of the head of the State management agency in charge of geodesic and cartographic activities, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, as prescribed in Articles 15 and 16 of this Decree or the presidents of provincial-level People’s Committees;
c) Assisting the superiors of the same level in verifying and concluding on contents of complaints and denunciations; propose to the superiors of the same level measures to settle complaints and denunciations in the geodesic and cartographic fields.
3. Rights of inspection teams or inspectors when conducting the geodesic and cartographic inspection:
a) To request relevant organizations and individuals to supply documents necessary for the inspection;
b) To decide on the suspension of construction of geodesic and cartographic projects and products, which have been executed with the source of State budget capital and not strictly according to the approved plans or projects, thus causing budgetary waste or failing to ensure the quality, and to take responsibility before law for such decision, and at the same time to immediately report it to the competent State bodies for decision and handling;
c) To handle according to competence or request the competent State bodies to handle violations in the geodesic and cartographic fields according to law provisions.
Article 30.-Settlement of complaints and denunciations in the geodesic and cartographic fields
1. Organizations and individuals shall have the right to complain about or denounce acts of violating the legislation on geodesy and cartography.
2. The competent State bodies, upon receiving written complaints and denunciations, shall have to settle them strictly according to the order and procedures prescribed by the legislation on complaints and denunciations.
Article 31.-Handling of violations
1. All organizations and individuals that commit acts of violating the legislation on geodesy and cartography shall be administratively sanctioned or examined for penal liability, depending on the nature and seriousness of their violations.
2. Those State officials and employees who abuse their positions and powers and commit acts of violating the legislation on geodesy and cartography shall be disciplined or examined for penal liability, depending on the nature and seriousness of their violations as well as the Government’s and the Prime Minister’s earlier regulations on geodesy and cartography.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 32.-Implementation effect
This Decree shall take the implementation effect 15 days after its signing. To annul Decree No. 404-HDBT of November 14, 1990 of the Council of Ministers on keeping secret the geodesic and cartographic documents.
Article 33.-Implementation guidance
The head of the State management agency in charge of geodesic and cartographic activities, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, have to guide the implementation of this Decree.
Article 34.-Implementation responsibility
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây