Thông tư liên tịch 50/1999/TTLT/BTC-BCA-NHNN của Bộ Tài chính, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn quy trình giám sát tiêu huỷ tiền
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 50/1999/TTLT/BTC-BCA-NHNN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công an; Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 50/1999/TTLT/BTC-BCA-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Nguyễn Khánh Toàn; Trần Minh Tuấn; Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 07/05/1999 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư liên tịch 50/1999/TTLT/BTC-BCA-NHNN
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
SỐ 50/1999/TTLT/BTC-BCA-NHNN NGÀY 7 THÁNG 5 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH GIÁM SÁT TIÊU HUỶ TIỀN
Thực hiện khoản 1 Điều 21 Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 1/10/1998 của Chính phủ về in đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng, Liên Bộ Tài chính - Công an - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn quy trình giám sát tiêu huỷ tiền như sau:
I/ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN
1. Việc tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới sự giám sát của Hội đồng giám sát tiêu huỷ tiền (gọi tắt là Hội đồng giám sát) nhằm mục đích đảm bảo cho việc tiêu huỷ tiền được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước và đảm bảo sự an toàn về tài sản trong quá trình tiêu huỷ tiền.
2. Thông qua giám sát tiêu huỷ tiền, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện các quy định về tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và quy chế tiêu huỷ tiền để đảm bảo tiêu huỷ tiền an toàn và đúng quy định.
II/ TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
1. Hội đồng giám sát do Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định thành lập căn cứ vào kế hoạch tiêu huỷ tiền hàng năm, sau khi thống nhất với Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước.
2. Thành phần của Hội đồng giám sát gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Tài chính
- Các thành viên của Hội đồng là cán bộ cấp vụ, Cục của Bộ Tài chính, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước.
3. Giúp việc cho Hội đồng giám sát là tổ chuyên viên giúp việc. Tuỳ theo yêu cầu công tác của từng đợt tiêu huỷ tiền, Chủ tịch Hội đồng giám sát yêu cầu Liên Bộ cử cán bộ tham gia vào tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng. Cán bộ tham gia tổ chuyên viên giúp việc Hội đồng giám sát phải có đủ phẩm chất và năng lực, nắm vững nghiệp vụ và các quy định của Nhà nước về tiêu huỷ và giám sát tiêu huỷ tiền.
III/ NHUỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT
1. Nhiệm vụ của Hội đồng giám sát:
- Giám sát và kiểm soát quá trình tiêu huỷ tiền của Ngân hàng Nhà nước.
- Thông qua giám sát đề xuất kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước những vấn đề cần thiết liên quan đến tiêu huỷ tiền để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình tiêu huỷ tiền.
Tổng hợp báo cáo Liên Bộ kết quả giám sát tiêu huỷ tiền.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng giám sát:
- Chỉ đạo chung toàn bộ công việc giám sát tiêu huỷ tiền của Hội đồng giám sát.
- Phân công trách nhiệm hoặc uỷ quyền để các thành viên trong Hội đồng trực tiếp phụ trách công tác giám sát ở các điểm tiêu huỷ tiền.
- Chịu trách nhiệm trước Liên Bộ và trước pháp luật về quá trình giám sát tiêu huỷ tiền.
- Có quyền yêu cầu Hội đồng tiêu huỷ ngừng những việc làm không đúng quy định về tiêu huỷ tiền, không đảm bảo an toàn về tài sản hoặc kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đình chỉ đợt tiêu huỷ tiền trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng.
- Đình chỉ công tác đối với các cá nhân có hành vi lợi dụng tham ô, lấy cắp tiền trong khi thực hiện nhiệm vụ tiêu huỷ tiền hoặc có hành vi vi phạm các quy định về tiêu huỷ tiền.
- Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với các cá nhân có sai phạm.
3. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng giám sát:
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng giám sát
- Nắm vững các quy định của Nhà nước về tiêu huỷ tiền
- Thực hiện và hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng giám sát giao cho, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng giám sát về mọi công việc được giao.
- Trong trường hợp phát hiện những hành vi vi phạm quy định về tiêu huỷ tiền có thể gây ra sự mất an toàn về tài sản như hành vi tham ô, lấy cắp tiền... trong tiêu huỷ tiền thì phải có những biện pháp xử lý tạm thời nhằm hạn chế tổn thất tài sản Nhà nưóc và thông báo cho Hội đồng tiêu huỷ để lập biên bản ngay tại chỗ, đồng thời, báo cáo kịp thời toàn bộ sự việc xảy ra cho Chủ tịch Hội đồng giám sát. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng để xử lý trước pháp luật.
4. Nhiệm vụ của tổ chuyên viên giúp việc.
- Trực tiếp giám sát các khâu của quá trình tiêu huỷ tiền theo sự phân công và chỉ đạo của Hội đồng giám sát. Ghi chép, theo dõi diễn biến hàng ngày của công tác tiêu huỷ tiền. Hàng tuần, báo cáo kết quả tiêu huỷ tiền trong tuần cho Hội đồng giám sát.
- Phát hiện và báo cáo với Hội đồng giám sát những hành vi vi phạm quy định về tiêu huỷ tiền để Hội đồng có những quyết định chấn chỉnh kịp thời.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng giám sát về các công việc được giao.
5. Chế độ làm việc của Hội đồng giám sát: Hàng tuần Hội đồng giám sát họp để đánh giá công tác giám sát, rút kinh nghiệm và thống nhất kế hoạch của tuần tiếp theo.
IV/ NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH GIÁM SÁT
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gửi đến Hội đồng giám sát kế hoạch tiêu huỷ tiền hàng năm và những tài liệu liên quan đến từng đợt tiêu huỷ tiền gồm: Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tiêu huỷ tiền, lịch trình tiêu huỷ, danh sách thành viên Hội đồng tiêu huỷ trước mỗi đợt tiêu huỷ tiền ít nhất 10 ngày.
2. Hội đồng tiêu huỷ có trách nhiệm gửi Hội đồng giám sát kế hoạch tiêu huỷ tiền từng đợt. Kết thúc đợt tiêu huỷ, Hội đồng tiêu huỷ phải gửi Chủ tịch Hội đồng giám sát bản báo cáo tổng kết về đợt tiêu huỷ.
3. Việc giám sát tiêu huỷ tiền được thực hiện từ khi giao nhận tiền để tiêu huỷ cho đến khi tiền được tiêu huỷ thành phế phẩm để bán cho các nhà máy.
4. Quy trình giám sát tiêu huỷ được thực hiện như sau:
a- Giám sát khâu giao nhận tiền:
+ Giám sát, kiểm tra tính hợp pháp của các lệnh xuất tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đã đình chỉ lưu hành để đem tiêu huỷ.
+ Kiểm tra tính đúng đắn và cân đối giữa số lượng, cơ cấu tiền tiêu huỷ ghi trong quyết định tiêu huỷ tiền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với số tiền thực tế được xuất từ Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương cho Hội đồng tiêu huỷ. Vào ngày đầu tiên của đợt tiêu huỷ, Hội đồng giám sát tiêu huỷ sẽ thực hiện kiểm tra đối với số tiền xuất cho Hội đồng tiêu huỷ theo phương pháp chọn mẫu, nếu trong số tiền được kiểm tra có tỷ lệ sai sót (thừa hoặc thiếu) vượt quá 0,005% về mặt giá trị, hoặc có số tiền không đủ tiêu chuẩn tiêu huỷ vượt quá 0,5% về mặt số lượng tờ, Hội đồng giám sát sẽ lập biên bản, quyết định ngừng công tác tiêu huỷ tiền và đề nghị Ngân hàng Nhà nước kiểm tra lại số tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đã đình chỉ lưu hành trong Quỹ dự trữ phát hành. Nếu số tiền được kiểm tra có tỷ lệ sai sót (thừa thiếu) và số tiền không đủ tiêu chuẩn tiêu huỷ không vượt quá tỷ lệ trên, Hội đồng giám sát sẽ cho phép tiến hành công tác tiêu huỷ tiền.
+ Giám sát việc xuất tiền từ kho tiêu huỷ cho bộ phận làm công tác tiêu huỷ; giám sát quá trình giao nhận tiền; kiểm tra tính cân đối giữa số tiền nhập vào và số tiền xuất ra để tiêu huỷ.
b- Giám sát khâu kiểm đếm tiền:
+ Giám sát việc nhận tiền hàng ngày từ kho của Hội đồng tiêu huỷ để kiểm đếm;
+ Giám sát việc chấp hành nội quy, quy trình kiểm đếm, phân loại các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định về phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước;
+ Giám sát việc giao nhận tiền đã được kiểm đếm cho bộ phận tiêu huỷ và việc giao gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ trong trường hợp trong ngày không tiêu huỷ hết số tiền đã nhận từ kho của Hội đồng tiêu huỷ.
Trong quá trình giám sát, nếu thấy cần thiết, cán bộ trực tiếp giám sát có quyền yêu cầu kiểm đếm lại. Nếu kết quả kiểm đếm phát hiện thừa, thiếu, lẫn loại hoặc tiền không đủ tiêu chuẩn tiêu huỷ vượt quá tỷ lệ quy định tại điểm 4a nêu trên thì cán bộ giám sát báo cáo với Hội đồng giám sát đề nghị Hội đồng tiêu huỷ tăng tỷ lệ kiểm đếm đối với loại tiền có sai sót nhiều. Tất cả các trường hợp thừa, thiếu, lẫn loại và tiền không đủ tiêu chuẩn tiêu huỷ phát hiện trong khâu kiểm đếm đều phải lập biên bản theo quy định. Cuối ngày, cán bộ trực tiếp giám sát sẽ xác nhận biên bản ghi nhận kết quả kiểm đếm trong ngày do Hội đồng tiêu huỷ lập. Những sai sót phát hiện qua kiểm đếm sẽ được tổng hợp và đề nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý sau khi kết thúc đợt tiêu huỷ.
c- Giám sát khâu tiêu huỷ tiền: Thực hiện giám sát từng máy cắt tiền, đảm bảo tiền được cắt thành những mảnh nhỏ theo đúng quy định về tiêu huỷ để không thể lợi dụng chắp nối, dán các mảnh đã bị cắt thành tờ bạc tiếp tục lưu thông được.
d- Kiểm tra công tác kế toán tiêu huỷ tiền: Kiểm tra việc theo dõi, ghi chép số liệu tiêu huỷ của Hội đồng tiêu huỷ, kiểm tra sự chính xác, cân đối giữa số liệu trên sổ kế toán và số liệu tiêu huỷ thực tế.
5. Cuối mỗi đợt tiêu huỷ tiền, Hội đồng giám sát phải tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công việc của Hội đồng.
6. Hội đồng giám sát có trách nhiệm báo cáo Liên Bộ kết quả của đợt giám sát chậm nhất là sau 15 ngày kể từ khi kết thúc đợt tiêu huỷ.
V/ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ VÀ CỦA HỘI ĐỒNG TIÊU HUỶ
- Bộ Tài chính, Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng giám sát tiêu huỷ tiền và cử chuyên viên giúp việc Hội đồng giám sát làm nhiệm vụ trực tiếp giám sát từng khâu tiêu huỷ tiền.
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
+ Cung cấp tài liệu và các phương tiện cần thiết cho công việc của Hội đồng giám sát.
+ Kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm và xử lý đúng pháp luật, kịp thời những sai sót trong khâu thực hiện thu gom tiền rách nát tiêu huỷ của các đơn vị và cá nhân về số tiền thừa, thiếu, lẫn loại và tiền không đủ tiêu chuẩn tiêu huỷ được phát hiện qua kết quả tiêu huỷ, đồng thời gửi báo cáo kết quả xử lý cho Hội đồng giám sát tiêu huỷ.
- Hội đồng tiêu huỷ có trách nhiệm cung cấp tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng giám sát và chấp hành các quyết định của Hội đồng giám sát về việc đình chỉ những việc làm không đúng quy chế tiêu huỷ tiền và quy chế giám sát tiêu huỷ tiền có thể gây thất thoát, không an toàn về tài sản hoặc đình chỉ công tác tiêu huỷ trong trường hợp có những vi phạm nghiêm trọng.
VI/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/1/1999. Những quy định trước đây về giám sát tiêu huỷ tiền của Nhà nước trái với Thông tư này đều hết hiệu lực.
- Cán bộ tham gia giám sát tiêu huỷ tiền được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định như đối với cán bộ tham gia tiêu huỷ tiền.
- Mọi chi phí cần thiết để đảm bảo cho hoạt động giám sát của Hội đồng giám sát được hạch toán vào chi phí tiêu huỷ tiền của Ngân hàng Nhà nước theo chế độ quy định.
- Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này sẽ do Liên Bộ Tài chính - Công an - Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây