Thông tư 79/2016/TT-BTC về các dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài

thuộc tính Thông tư 79/2016/TT-BTC

Thông tư 79/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:79/2016/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:06/06/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thẩm định dự ván vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ

Có hiệu lực từ ngày 20/07/2016, Thông tư số 79/2016/TT-BTC ngày 06/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ với các nội dung thẩm định về điều kiện được vay lại, năng lực tài chính của người vay lại, phương án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay lại, tài sản bảo đảm khoản vay của người vay lại, đánh giá rủi ro, giải pháp giảm thiểu rủi ro và đánh giá, nhận xét các yếu tố phi tài chính.
Trong đó, việc thẩm định năng lực tài chính của người vay lại thông qua thẩm định các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất so với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại. Trường hợp người vay lại chưa đủ 03 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nếu không có các bảo đảm này, người vay lại phải có bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc hình thức bảo đảm khác được cơ quan cho vay lại thẩm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo quy định hiện hành.
Về thẩm định điều kiện được vay lại, bao gồm các điều kiện về tài chính và việc đảm bảo các điều kiện về trình tự thủ tục đầu tư; người vay lại phải đảm bảo năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu theo quy định, có phương án kinh doanh hiệu quả cho thẩy trả được nợ, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay…

Xem chi tiết Thông tư79/2016/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ TÀI CHÍNH
-------
Số: 79/2016/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016
 
 
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VAY LẠI TỪ NGUỒN VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
 
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về thẩm định tài chính đối với:
a) Thẩm định khi quyết định đầu tư các chương trình, dự án đầu tư vay lại toàn bộ hoặc một phần từ vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
b) Thẩm định cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho các doanh nghiệp.
2. Các chương trình, dự án đầu tư theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro toàn bộ thực hiện thẩm định và cho vay theo quy định của tổ chức tài chính tín dụng, phù hợp với quy định của pháp luật và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
3. Việc thẩm định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cho vay lại chính quyền địa phương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm cơ quan quyết định đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại, người vay lại và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thẩm định tài chính các chương trình, dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu thống nhất với các từ ngữ của Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009, Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (sau đây gọi là Nghị định số 78/2010/NĐ-CP) và Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 16/2016/NĐ-CP). Các từ ngữ khác được hiểu như sau:
1. Tỷ số lợi ích trên chi phí của dự án (B/C) là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của dòng lợi ích và giá trị hiện tại của dòng chi phí được xác định trong vòng đời dự án.
2. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là giá trị của toàn bộ dòng tiền ròng của dự án trong tương lai chiết khấu về thời điểm hiện tại.
3. Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 (không).
4. Công thức tính các chỉ số tài chính nêu tại khoản 1, 2 và 3 điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 1 và 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Nguyên tắc thẩm định
1. Thẩm định phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch và thận trọng.
2. Cơ quan quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Người vay lại chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp lệ, hợp lý, đúng pháp luật của số liệu, thông tin, thông số, dữ liệu đầu vào cung cấp cho cơ quan thẩm định phục vụ cho việc tính toán phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và năng lực tài chính của người vay lại.
4. Đối với các chương trình, dự án đầu tư áp dụng phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng một phần, việc thẩm định tài chính thực hiện theo các quy định tại Thông tư này và quy định của cơ quan cho vay lại.
5. Việc thẩm định tài chính để quyết định đầu tư thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật liên quan.
6. Việc thẩm định tài chính để cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP, Thông tư này và pháp luật liên quan.
Điều 5. Phương pháp thẩm định
1. Khi thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại, việc xác định tỷ suất chiết khấu của dự án (r), tỷ số lợi ích trên chi phí của dự án (B/C), giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Khi thẩm định năng lực tài chính của người vay lại, việc xác định các chỉ số tài chính thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
 
Chương II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
 
Điều 6. Thẩm định điều kiện được vay lại
1. Thẩm định việc đáp ứng quy định và điều kiện vay lại, bao gồm các điều kiện tài chính và việc đảm bảo các điều kiện về trình tự thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; người vay lại phải đảm bảo năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu theo quy định, có phương án kinh doanh hiệu quả cho thấy trả được nợ, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay.
2. Điều kiện được vay lại đối với người vay lại áp dụng theo quy định tại Luật Quản lý nợ công.
Điều 7. Thẩm định năng lực tài chính của người vay lại
1. Thẩm định năng lực tài chính của người vay lại thông qua thẩm định các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất so với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại.
2. Trường hợp người vay lại chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ. Trường hợp không có các bảo đảm này, người vay lại phải có bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc hình thức bảo đảm khác được Cơ quan cho vay lại thẩm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Điều 8. Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay lại
1. Thẩm định phương án sử dụng vốn vay, bao gồm khả năng bố trí và thu hồi vốn đầu tư của dự án, trong đó xác định rõ:
a) Nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn liên kết, liên doanh thực hiện dự án, vốn được ngân sách cấp, vốn vay và vốn khác theo quy định của pháp luật);
b) Chi phí dự án;
c) Khả năng bố trí vốn đầu tư, khả năng tạo doanh thu, dòng tiền của dự án.
2. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá phương án tài chính thông qua phương pháp thẩm định nêu tại Điều 5 Thông tư này.
3. Xác định khả năng trả nợ theo lịch trả nợ của khoản vay lại, sự thiếu hụt trong dòng tiền trả nợ (nếu có), đề xuất phương án bù đắp thiếu hụt.
Điều 9. Thẩm định tài sản bảo đảm khoản vay của người vay lại
Việc thẩm định tài sản bảo đảm khoản vay lại nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về tài sản đảm bảo khoản vay lại tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP và Thông tư số 139/2015/TT-BTC ngày 3/9/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đảm bảo tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
Điều 10. Đánh giá, nhận xét các yếu tố phi tài chính
Đánh giá, nhận xét các yếu tố phi tài chính bao gồm:
1. Lĩnh vực kinh doanh; trình độ, năng lực và kinh nghiệm của ban lãnh đạo; mô hình quản trị của người vay lại.
2. Mối quan hệ kinh tế, tài chính, vay vốn và trả nợ của người vay lại với bạn hàng, khách hàng và các tổ chức cho vay.
Điều 11. Đánh giá rủi ro và giải pháp giảm thiểu rủi ro
Cơ quan cho vay lại cho ý kiến về các rủi ro và đánh giá hiệu quả của dự án theo các phương án rủi ro; đánh giá các giải pháp giảm thiểu rủi ro do người vay lại đề xuất.
 
Chương III. QUY TRÌNH VÀ HỒ SƠ THẨM ĐỊNH
 
Điều 12. Thẩm định tại cơ quan quyết định đầu tư
1. Khi lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thuộc diện áp dụng cơ chế cho vay lại, Cơ quan quyết định đầu tư đề xuất về người vay lại và đề xuất phương thức cho vay lại theo một trong các phương thức sau:
a) Cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.
b) Cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng một phần hoặc toàn bộ.
c) Các tổ chức tài chính, tín dụng vay lại theo chương trình, hạn mức tín dụng.
2. Khi thẩm định văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cơ quan quyết định đầu tư tổ chức việc thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại, việc đáp ứng điều kiện vay lại của người vay lại theo các quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.
a) Nội dung thẩm định tài chính thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này.
b) Để phục vụ cho việc thẩm định tài chính, chủ dự án gửi cơ quan thẩm định các tài liệu nêu tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này (trừ điểm c).
c) Thời gian thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP.
3. Kinh phí phục vụ công tác thẩm định
a) Kinh phí phục vụ công tác thẩm định tại cơ quan quyết định đầu tư được chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quyết định đầu tư.
b) Nội dung và mức chi cho công tác thẩm định thực hiện theo quy định hiện hành.
c) Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí phục vụ công tác thẩm định theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 13. Thẩm định tại cơ quan cho vay lại
1. Danh mục hồ sơ thẩm định
Người vay lại gửi văn bản tới cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 16 đề nghị thẩm định cho vay lại kèm theo hồ sơ để thẩm định, đồng gửi Bộ Tài chính. Người vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ, đúng pháp luật của các hồ sơ cung cấp để thực hiện công tác thẩm định cho vay lại; các thông số, số liệu, định mức, đơn giá kinh tế kỹ thuật, dự báo về doanh thu, sản lượng cũng như các số liệu khác trình bày trong văn kiện dự án.
Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
b) Văn kiện chương trình, dự án.
c) Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền.
d) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại (đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế đang hoạt động); trường hợp người vay lại chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ. Trường hợp không có các bảo đảm này, người vay lại gửi bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc tài liệu chứng minh phương án bảo đảm khác để cơ quan thẩm định kiểm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Trường hợp người vay lại là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty. Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.
đ) Báo cáo về quan hệ tín dụng của người vay lại với các tổ chức cho vay đến thời điểm gần nhất với thời điểm thẩm định tài chính; bảng kê các hợp đồng tín dụng người vay lại đã ký và tình hình thực hiện vay, trả nợ đối với các hợp đồng tín dụng; các khoản bảo lãnh, bảo đảm cho bên thứ ba.
e) Hồ sơ về phương án bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
g) Phương án tài chính dựa trên cơ sở tham chiếu các điều kiện cho vay lại theo quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện cho vay lại theo Luật Quản lý nợ công.
2. Thời hạn và nội dung thẩm định tại cơ quan cho vay lại
a) Thời hạn thẩm định
- Người vay lại có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan cho vay lại để thẩm định. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan cho vay lại có văn bản thông báo cho người vay lại. Trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận thông báo, người vay lại có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo quy định.
- Trong trường hợp cần thiết, để kiểm tra tính chắc chắn, khả thi của các giả định sử dụng trong tính toán hiệu quả tài chính của dự án, Cơ quan cho vay lại có thể đề nghị cung cấp thêm tài liệu để xác nhận cơ sở đưa ra giả định hoặc xin ý kiến các cơ quan quản lý liên quan.
- Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người vay lại, cơ quan cho vay lại thực hiện thẩm định và gửi báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính.
b) Nội dung thẩm định
Báo cáo kết quả thẩm định cần làm rõ các nội dung sau:
- Đánh giá về việc thỏa mãn các điều kiện được sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo cơ chế cho vay lại theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá năng lực tài chính của người vay lại.
- Đánh giá về phương án tài chính của dự án sử dụng vốn vay lại do người vay lại lập, cơ sở đưa ra các giả định về doanh thu, chi phí, điều kiện cho vay lại của dự án.
- Đánh giá về phương án sử dụng tài sản bảo đảm do người vay lại đề xuất.
- Đánh giá mức độ rủi ro của phương án sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của người vay lại theo các phương án rủi ro cơ bản; đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Cho ý kiến rõ về khả năng trả nợ (hay không trả được nợ) của dự án, người vay lại; và các điều kiện vay lại áp dụng đối với người vay lại theo quy định hiện hành.
Điều 14. Thẩm tra tại Bộ Tài chính
1. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm định do Cơ quan cho vay lại gửi, Bộ Tài chính xem xét các nội dung sau:
a) Xem xét tính phù hợp về hồ sơ thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định được áp dụng tại Cơ quan cho vay lại.
b) Xem xét hướng xử lý các khác biệt về quan điểm, đánh giá về khả năng trả nợ giữa Người vay lại và Cơ quan cho vay lại.
c) Đánh giá về kết quả thẩm định của Cơ quan cho vay lại, trong đó bao gồm:
- Đánh giá về kết luận thẩm định của Cơ quan cho vay lại; trường hợp kết luận của Cơ quan cho vay lại về phương án tài chính của chương trình, dự án và năng lực tài chính của chủ dự án khác với đánh giá của Cơ quan chủ quản, Bộ Tài chính xin lại ý kiến cơ quan chủ quản để quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
- Kiến nghị về việc cho vay lại hoặc không cho vay lại; các giải pháp phòng ngừa rủi ro khi cho vay lại.
d) Xem xét khuyến nghị của Người vay lại, Cơ quan cho vay lại về giải pháp bảo đảm, hỗ trợ cần thiết từ Người vay lại hoặc bên thứ ba trong trường hợp dự án thiếu nguồn trả nợ tạm thời.
2. Trên cơ sở kết quả thẩm tra về báo cáo thẩm định của Cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định theo thẩm quyền việc cho vay lại đối với chương trình, dự án và thông báo điều kiện cho vay lại cho Cơ quan cho vay lại và người vay lại.
3. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, để có ý kiến đánh giá hỗ trợ cho Bộ Tài chính trong việc quyết định phê duyệt khoản vay lại, Bộ Tài chính có thể tham vấn các tổ chức độc lập, cá nhân có chuyên môn để đánh giá lại kết quả thẩm định của Cơ quan cho vay lại đối với phương án tài chính của dự án và năng lực tài chính của người vay lại. Tổ chức, chuyên gia độc lập, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.
4. Kinh phí phục vụ công tác thẩm tra, thẩm định
a) Chi phí hành chính đối với tổ chức, chuyên gia đánh giá độc lập tại Bộ Tài chính được chi trả từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Bộ Tài chính hoặc nguồn phí cho vay lại và phần trích phí bảo lãnh do Bộ Tài chính thu theo quy định.
b) Hàng năm, đơn vị chủ trì công tác cho vay lại lập dự toán chi phí đối với công tác thẩm định nêu tại Điều này gửi Bộ Tài chính để tổng hợp và phê duyệt trong dự toán chi thường xuyên của Bộ Tài chính. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
 
Chương IV. TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
 
Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan quyết định đầu tư
1. Cơ quan quyết định đầu tư tổ chức việc thẩm định, quyết định đầu tư, bao gồm thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại, năng lực tài chính của người vay lại theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, các quy định hiện hành và quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định dự án đầu tư, hiệu quả dự án đầu tư, trong đó có thẩm định tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Thông báo cho cơ quan quyết định đầu tư và người vay lại về cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền đối với dự án vay lại.
2. Trên cơ sở quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và xem xét kết quả thẩm định của Cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định theo thẩm quyền việc cho vay lại đối với chương trình, dự án.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan cho vay lại do Bộ Tài chính ủy quyền
1. Thực hiện thẩm định phương án tài chính của dự án vay lại và năng lực tài chính của người vay lại theo quy định tại Nghị định số 78/2010/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính.
3. Kiến nghị rõ việc cho vay lại hoặc không cho vay lại đối với dự án, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.
Điều 18. Trách nhiệm của người vay lại
Người vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ, đúng pháp luật về số liệu, thông tin, thông số, dữ liệu đầu vào cung cấp cho cơ quan quyết định đầu tư, Bộ Tài chính và cơ quan cho vay lại phục vụ cho việc tính toán phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và năng lực tài chính của người vay lại.
 
Chương V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các văn bản mới đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
 
Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VPTW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Chủ tịch nước;
- VP Quốc hội;
- VPCP;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan TW các tổ chức, đoàn thể;
- TAND tối cao;
- VKSND tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- VP Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 79/2016/TT-BTC dated June 06, 2016 of the Ministry of Finance guiding the implementation of the financial audits of programs or projects financed by the Government’s on-lending of foreign borrowed funds

Pursuant to the Law on Public Debt Management No. 29/2009/QH12 dated 17/6/2009;

Pursuant to the Law on Public Sector Investment No. 49/2014/QH13 dated 18/6/2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 78/2010/ND-CP dated 14/7/2010 on on-lending of the Government s foreign loans;

Pursuant to the Government’s Decree No. 79/2010/ND-CP dated 14/7/2010 on public debt management operations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2016/ND-CP dated 16/3/2016 on management and utilization of ODA capital and concessional loans granted by foreign sponsors;

Pursuant to the Government s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Upon the request of the Director of Department of Debt Management and External Finance,

The Minister of Finance hereby introduces the Circular guiding the implementation of financial audits of programs or projects financed by the Government’s on-lending of foreign borrowed funds.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

1. This Circular shall set out regulations on financial audits that may be applicable to the following situations:

a) Making decisions on investment in programs or projects financed in whole or in part by the Government s foreign borrowed funds;

b) On-lending the Government’s overseas borrowed funds to enterprises.

2. Programs or projects are financed by on-lent funds invested in the form whereby on-lending bodies which assume the whole credit risk shall conduct auditing and lending operations under finance and credit institutions regulations, comply with laws and regulations, and are not governed by this Circular.

3. Audits that serve the purpose of on-lending of the Government’s foreign borrowed funds to the provincial People’s Committees shall adhere to laws on capital on-lending to local governments.

Article 2. Subject of application

Investment decision-making bodies, Ministry of Finance, on-lending bodies, sub-borrowers, institutional or individual entities related to financial audits of programs or projects financed by overseas borrowed funds on-lent by the Government that fall within the scope and coverage of this Circular.

Article 3. Definition

Terms used herein shall be subject to the interpretation which is the same as that provided in the Law on Public Debt Management No. 29/2009/QH12 dated June 17, 2009, the Government’s Decree No. 78/2010/ND-CP dated  July 14, 2010 on on-lending of the Government’s foreign borrowed funds (hereinafter referred to as the Decree No. 78/2010/ND-CP) and the Government’s Decree No. 16/2016/ND-CP dated March 16, 2016 on management and utilization of ODA capital and concessional loans received from foreign sponsors (hereinafter referred to as the Decree No. 16/2016/ND-CP).  Other terms shall be construed as follows:

1. Benefit – Cost ratio (B/C) refers to the ratio of present value of benefit flow and that of cost flow which is determined within a life cycle of a project.

2. Net Present Value (NPV) refers to net value of all future cash flows of a project discounted to their present value.

3. Internal rate of return (IRR) refers to the discount rate at which the NPV of a project equals 0 (zero).

4. Formulas for calculation of financial indicators referred to in paragraphs 1, 2 and 3 of this Article shall be specified in Appendix 1 and 2 to this Circular.

Article 4. Auditing principles

1. Ensure objectivity, transparency and due care.

2. Investment decision-making bodies shall be responsible for results of audits or decisions on investment projects in accordance with laws.

3. Sub-borrowers shall take legal responsibility for accuracy, validity, rationality and legality of figures, information, parameters and data provided to auditing bodies as inputs for calculating project financial plans or debt repayment schedules and financial competence of sub-borrowers.

4. With regard to investment programs or projects financed by taking the form in which on-lending bodies partially assume risks, financial audits must conform to regulations laid down herein and on-lending bodies regulations.

5. Financial audits that serve the purpose of making investment decisions must observe regulations set forth in the Decree No. 16/2016/ND-CP, this Circular and relevant legislation.

6. Financial audits for the purpose of on-lending the Government’s foreign borrowed funds must conform to regulations set out in Article 19 of the Decree No.78/2010/ND-CP, this Circular and relevant legislation.

Article 5. Auditing methods

1. In the process of auditing financial plans of projects financed by on-lent capital, determination of the discount rate (r), B/C, NPV and IRR shall be carried out under the instructions set out in Appendix 1 hereto.

2. In the process of auditing financial competence of sub-borrowers, determination of financial indicators shall be carried out under the instructions set out in Appendix 2 hereto.

Chapter II

AUDITTING CONTENTS

Article 6. Auditing of eligibility to qualify for on-lent funds

1. Auditing of conformity with regulations and requirements for eligibility to receive on-lent funds shall take into consideration financial conditions and fulfillment of requirements in relation to investment procedures as stated by laws. Sub-borrowers must demonstrate their financial competence, ensure that the shareholder s equity adheres to statutory ratios, set up effective business plans in which their ability to repay debts is shown, and implement regulations on loan guarantees.

2. Requirements for eligibility to apply for on-lent funds by sub-borrowers shall be applied as referred to in the Law on Public Debt Management.

Article 7. Auditing of sub-borrowers’ financial competence

1. Auditing financial competence of sub-borrowers shall be conducted by means of assessing audited financial statements of 03 most recent consecutive years preceding the year when auditing of financial competence of sub-borrowers takes place.

2. Where sub-borrowers have not completed full 3 years of operation, a written guarantee of the owner’s representative, owner or parent company for repayment of debts on behalf of borrowers who are faced with difficulty in doing so must be submitted.  In the absence of the said guarantee, sub-borrowers must seek guarantee for discharge of debt obligations from another commercial bank or other security as appropriate verified by the on-lending body with respect to its feasibility and compliance with laws.

Article 8. Auditing of loan application schemes and debt repayment capability of sub-borrowers

1. Audit loan utilization plans, including investment capital disbursement and recovery of a project, which specifies the followings:

a) Investment funding source (including equity capital, capital derived from associates or joint ventures used for project execution, capital derived from the state budget, borrowed capital and others stipulated by laws);

b) Project costs;

c) Capability of investment capital disbursement, revenue generation and cash flows of a project.

2. Audit financial plan assessment indicators by employing the auditing method referred to in Article 5 hereof.

3. Determine debt repayment capability based on on-lent loan debt repayment schedule, cash flow deficiency for debt repayment (if any), and suggest possible solutions to making up for such deficiency.

Article 9. Auditing of assets pledged as collateral for on-lent loans by sub-borrowers

Auditing of assets put up as security for on-lent loans shall meet the objectives of assessing compliance with regulations on assets pledged as collateral for on-lent loans in the Decree No. 78/2010/ND-CP and the Circular No. 139/2015/TT-BTC dated September 03, 2015 of the Ministry of Finance on providing guidance on guarantee for loans received from the Government’s on-lending of its foreign borrowed funds.

Article 10. Assessment and remarks on non-financial elements

Non-financial elements subject to assessment and remarks include:

1. Business sector; qualification, competence and experience of management board; administration model of sub-borrowers.

2. Relationship in economic, financial, lending and debt repayment aspects between sub-borrowers and their fellows, customers and lending organizations.

Article 11. Risk assessment and risk minimization measures

On-lending bodies shall give their opinions on risks and assess efficiency of projects by taking into consideration any potential risks; assess risk mitigation solutions recommended by sub-borrowers.

Chapter III

AUDITING PROCEDURES AND DOCUMENTATION

Article 12. Audits occurring at investment decision-making authorities

1. When formulating the Statement on investment policy statement or pre-feasibility study report of programs or projects using the Government s foreign borrowed funds to which on-lending mechanisms are applied, investment decision-making authorities shall make recommendations on sub-borrowers and on-lending forms, including one of the followings:

a) the on-lending form whereby on-lending bodies shall not assume any credit risk.

b) the on-lending form whereby on-lending bodies shall totally or partially assume credit risks.

c) the on-lending form whereby finance and credit institutions apply for loans on-lent under credit programs or facilities.

2. When auditing instruments relating to programs or projects using the Government s foreign borrowed funds, investment decision-making authorities shall undertake auditing of financial plans of projects financed by on-lent loans, conformity with requirements for receipt of on-lent loans in accordance with existing regulations and provisions laid down herein.

a) Financial auditing contents must adhere to regulations set out in Chapter II hereof.

b) For the purpose of financial audits, project owners must submit required documentation referred to in Clause 1 Article 12 hereof (except Point c).

c) Auditing schedule must conform to regulations laid down in Article 30 of the Decree No. 16/2016/ND-CP.

3. Funding for auditing activities

a) Funding for audits occurring at investment decision-making authorities is provided by their budget.

b) Contents and level of spending for auditing activities must conform to applicable regulations.

c) Establishment of, compliance with the budget plan and final statement of eligible costs for auditing work must conform to the Law on the State Budget.

Article 13. Audits occurring at on-lending bodies

1. List of auditing documents:

Sub-borrowers shall submit a written request to on-lending bodies authorized by the Ministry of Finance as provided by Clause 1 Article 16 for an on-lending audit with attached necessary documentation that requires verification, and also forward it to the Ministry of Finance.   Sub-borrowers shall undertake to take responsibility for accuracy, rationality, validity and legality of submitted documentation used in on-lending audits; for parameters, figures, economic and technical norms, quotes, forecasts for revenue, outputs as well as other data presented in project-related instruments.

Submitted documentation required for audits includes:

a) The Prime Minister’s written consent to using the Government’s foreign borrowed funds.

b) Program or project instruments.

c) Investment approval decisions issued by competent authorities.

d) Audited financial statements of 3 most recent consecutive years preceding the year when financial competence of sub-borrowers is audited (applicable to active enterprises/economic organizations); Where sub-borrowers have not completed full 3 years of operation, a written guarantee of the owner’s representative, owner or parent company for repayment of debts on behalf of borrowers who are faced with difficulty in doing so must be submitted.    In the absence of the said guarantee, sub-borrowers must seek guarantee for discharge of debt obligations from another commercial bank or document proving other security as appropriate verified by an on-lending body with respect to its feasibility and compliance with prevailing laws.

Where sub-borrowers are parent companies, financial statements to be submitted must comprise those of parent companies and consolidated ones of a group of companies. Where subsidiary companies which maintain independent accounting reports apply for on-lent loans from which debt obligations incurred are secured by parent companies, financial statements to be submitted must comprise those of subsidiary companies, parent companies and a group of companies.

dd) Report on credit relationship between sub-borrowers and lending organizations prepared at the most recent date preceding the date when a financial audit takes place; table of credit facility agreements signed by sub-borrowers, and status of loan disbursement, debt repayment under terms and conditions of credit facility agreements; the third party’s guarantee or security.

e) Documentation regarding loan security plans as referred to in the Government’s Decree No. 163/2006/ND-CP dated December 29, 2006 on secured transactions and the Decree No. 11/2012/ND-CP dated February 22, 2012 on amendments to several articles of the Decree No. 163/2006/ND-CP.

g) Financial plans which refer to on-lending conditions under the provisions of the Decree No. 78/2010/ND-CP and documents providing guidance on on-lending practices under the Law on Public Debt Management.

2. Time limits and contents of audits occurring at on-lending bodies

a) Time limits for audits

- Sub-borrowers shall be responsible for submitting required documentation to on-lending bodies for auditing purposes. Where additional documents are required, on-lending bodies shall notify sub-borrowers in writing. Within a permitted period of  7 days of receipt of such notification, sub-borrowers are obliged to provide these additional documents in accordance with regulations.

- Where appropriate, in order to check certainty, feasibility of assumptions used for calculation of financial efficiency of projects, on-lending bodies may request more documents to be submitted to identify the basis for making such assumptions, or to consult with relevant regulatory bodies.

- Within a maximum of 30 working days of receipt of all valid documents submitted by sub-borrowers, on-lending bodies shall conduct audits and submit the report on auditing results to the Ministry of Finance.

b) Auditing contents

The report on results of audits must clearly state the following contents:

- Evaluate level of satisfaction of requirements for utilization of the Government’s foreign borrowed funds under on-lending policies referred to in laws.

- Evaluate sub-borrower’s financial competence.

- Evaluate financial plans of projects financed by on-lent capital prepared by sub-borrowers, bases for making assumptions about revenue, expenses or on-lending conditions of projects.

- Evaluate plans to use assets put up as collateral proposed by sub-borrowers.

- Evaluate levels of risks arising from loan utilization plans, debt repayment capability of sub-borrowers after anticipating potential risks; make recommendations on risk prevention measures.

- Give definite opinions about debt repayment possibility (impossibility) of projects, sub-borrowers; and determine on-lending conditions applied to sub-borrowers in accordance with prevailing laws and regulations.

Article 14. Audits occurring at the Ministry of Finance

1. Upon receipt of the report on results of audits submitted by on-lending bodies, the Ministry of Finance shall consider the following contents:

a) Conformity of auditing documentation, procedures and methods which are applied by on-lending bodies.

b) Approaches to dealing with differences in standpoints, and evaluate capability of the sub-borrower s repaying loan debts to on-lending bodies.

c) Evaluation of results of audits conducted by on-lending bodies, including:

- Evaluating results of audits conducted by on-lending bodies; where results of audits announced by on-lending bodies with respect to financial plans of programs or projects, and with respect to financial competence of project owners are not consistent with the governing body’s evaluation, the Ministry of Finance shall consult with the governing body to make any decision within its jurisdiction, or report to the Prime Minister for consideration and decision.

- Determining whether on-lending is permitted; on-lending risk control solutions.

d) Recommendations of sub-borrowers or on-lending bodies on necessary security or assistance provided to sub-borrowers or third parties to the extent that there is a temporary lack of fund for repayment of debts.

2. Subject to results of verification of auditing reports produced from on-lending bodies, the Ministry of Finance shall seek the Prime Minister s approval of or make its intra vires decision on on-lending of funds to programs or projects, and notify on-lending bodies and sub-borrowers of on-lending requirements.

3. Where there are dissented opinions amongst relevant authorities, in order to receive assessment opinions assisting the Ministry of Finance in making its decision on approval of on-lent loans, it may consult with independent organizations or individuals that have professional expertise in re-assessing results of audits conducted by on-lending bodies with respect to financial plans of projects and financial competence of sub-borrowers.   These organizations or professionals must be independent and responsible for their own opinions.

4. Funding for audit and inspection activities

a) Administrative expenses paid to independent organizations or professionals rendering assessment services taking place at the Ministry of Finance shall be covered by the regular expenditure scheme of the Ministry of Finance or on-lending fees and a portion of guarantee fees collected by the Ministry of Finance in accordance with relevant regulations.

b) On an annual basis, bodies in charge of on-lending activities shall prepare budget plans for auditing work as referred to in this Article for submission to the Ministry of Finance for the purpose of consolidating and approving them as a part of the regular expenditure scheme of the Ministry of Finance.  Establishment of, compliance with such budget plans and final statements of eligible costs for auditing work must conform to the Law on the State Budget.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF RELEVENT BODIES

Article 15. Responsibilities of investment decision-making authorities

1. Conduct audits, or grant investment decisions, including auditing of financial plans of projects financed by on-lent funds, financial competence of sub-borrowers under the provisions of the Decree No. 16/2016/ND-CP, existing regulations and those set forth herein.

2. Bear responsibility for results of audits or decisions on investment projects and project efficiency, including financial audits provided for by laws.

Article 16. Responsibilities of the Ministry of Finance

1. Notify investment decision-making authorities and sub-borrowers of on-lending bodies authorized to grant on-lent funds to investment projects by the Ministry of Finance.

2. Subject to investment decisions granted by competent authorities and after considering results of audits conducted by on-lending bodies, the Ministry of Finance shall seek the Prime Minister s approval of or make its intra vires decision on on-lending of funds to programs or projects.

Article 17. Responsibilities of on-lending bodies authorized by the Ministry of Finance

1. Audit financial plans of projects financed by on-lent funds, financial competence of sub-borrowers under the provisions of the Decree No. 78/2010/ND-CP and those set forth herein.

2. Report results of these audits to the Ministry of Finance.

3. make definite recommendations on whether on-lending of funds to projects is permitted, and bear responsibility for results of audits.

Article 18. Responsibilities of sub-borrowers

Sub-borrowers shall assume responsibility for accuracy, validity, rationality and legality of figures, information, parameters and data provided to investment decision-making authorities, the Ministry of Finance and on-lending bodies for as inputs for calculation of financial plans, loan repayment plans of projects and financial competence of sub-borrowers.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19. Effect

1. This Circular takes effect on July 20, 2016.

2. In the process of implementation, if legislative documents which serve as reference to be applied in this Circular are amended, supplemented or replaced by new ones, the latter documents shall prevail.

3. During period of implementation, if there is any difficulty that may arise, relevant bodies or entities are advised to send timely feedbacks to the Ministry of Finance for further study with the aim of seeking possible solutions./.

For the Minister

The Deputy Minister

Tran Xuan Ha

 

 


APPENDIX 1

(Issued as an attachment to the Circular No. 79/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated June 6, 2016)

Formulas for calculating financial indicators

On-lending bodies shall audit financial plans of projects financed by on-lent loans through determination of the discount rate (r), NPV and IRR.

1. The discount rate (r):

In the event that projects are financed by different funds, r shall be calculated by using weighted average function

Where:

- V1, V2,... Medium or long-term funds

- Vtc: the shareholder’s equity capital

- r1, r2,..: loan interest rate

- rtc: desired discount rate (capital cost rate) of the project owner

2. Benefit – Cost ratio (B/C)refers to the ratio of present value of benefit flow and that of cost flow which is determined within a life cycle of a project. A project shows efficiency when the profitability index is greater than (>) 1

Where:

* Bi: Total benefit of year i

Bi= B0i+ Tkhi+ Vbi

In which

- B0i: Annual revenue

- Tkhi: Other earnings of year i

- Vbi: The residual value which has not been fully discounted, or has not been discounted (when appropriate), of a fixed asset in the end year of year i (i ranging from 1 to n)

* Ci: Total project cost of year i

Ci= Iti+ C0ti

In which

- Iti: Total investment cost (when appropriate) of year i

- C0ti: Annual operating cost in year i

C0ti= Cti- (Dti+ Lti) + Tni

In which

- Cti: Cost price in year i

- Dti: Fixed asset depreciation in year i

- Lti: Fixed loan interest amount which is included in the cost price of products in year i

- Tni: Taxes of year i (including VAT + Vk+ Vtn)

- Vbi:The residual value which has not been fully discounted, or has not been discounted (when appropriate), of a fixed asset in the end year of year i (i ranging from 1 to n).

* r: The chosen discount rate

Interpretation:

B/C ratio shows how much present value of benefit can be generated from each dong of present value of cost spent in a project

- If B/C>1, that project has proved its economic efficiency.

- If B/C<1, that project has proved its economic inefficiency.

3. Net present value (NPV)

Net present value (NPV) refers to net value of future income of a project discounted to its present value.

Where:

• i – cash flow calculation time

• n – total time length of project execution

• r – discount rate

• Bi: Total benefit of year i

• Ci: Total project cost of year i

Interpretation:The net present value reflects whether total present value of future revenue flow may make up for the initial cost.

- If NPV>0, the project has proved its economic efficiency.

- If NPV<0, that project has proved its economic inefficiency.

4. Internal rate of return (IRR)

Internal rate of return (IRR) refers to the discount rate at which the NPV of a project equals 0 (zero).

Where:

• t – cash flow calculation time

• n – total time length of project execution

• IRR - Internal rate of return (IRR)

• Ct– net cash flow at time t

• C0– initial cost for project execution

Interpretation:IRR means the growth rate of a project and shows the maximum cost of capital utilization that may be acceptable to investors.

- If IRR is greater than the discount rate, the project has proved its economic efficiency. The greater IRR is in a project, the higher its economic efficiency is.

- If IRR is less than the discount rate, the project has proved its low economic efficiency.

When IRR, which is considered a simple calculation method, applies to long-term projects with different cash flows and discount rates, or those with unstable cash flows, it is not a reliable indicator and NPV is used instead for assessment./.

 


APPENDIX 2

(Issued as an attachment to the Circular No. 79/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance dated June 6, 2016)

Formulas for calculating financial indicators

In the process of auditing financial competence of sub-borrowers, auditing bodies shall comply with existing laws and identify the following indicators:

1. Taxonomy of capital structure indicators:

a. DSCR - Debt service coverage ratio refers to the ratio of cash flow generated from business operations to annual debt.

Interpretation:

- If DSCR >1, a project can have sufficient income so that its cash flow will secure discharge of debt obligations.

- If DSCR <1, the cash flow of a project is negative and the project is faced with difficulty in using its cash flow to pay its debt obligations.

b. D/E - Debt to Equity ratio refers to the ratio of total liability to the shareholder’s equity capital.

Interpretation:

- If D/E <1, an enterprise’s assets are primarily financed by the shareholder s equity capital. The less this indicator is, which indicates that liabilities are small in proportion to total assets or total equity, the less an enterprise has financial difficulty.

- If D/E >1, an enterprise’s assets are primarily financed by liabilities. If liabilities are greater than the shareholder’s equity capital, which indicates that an enterprise s borrowed funds are greater than its equity capital, this enterprise may face more risks in its debt repayment.

c. The ratio of the shareholder’s contributed capital to charter capital. The possible reason for which charter capital greater than the shareholder’s equity is either insufficient capital contribution or reduction in the shareholder s equity resulting from losses incurred from an enterprise s business operations.

2. Taxonomy of operating indicators:

a. ROE - Return on equity:

ROE

Net income

Shareholder’s equity capital

Where:

- Net income indicates the net income available for common stockholders (after dividends paid to preferred stockholders).

- Equity capital refers to the shareholder’s equity.

Interpretation:

This indicator is the most accurate measurement to calculate how many dongs of profit are generated from each dong of shareholder’s equity capital invested in and accumulated in an enterprise.  This ratio may indicate the followings:

- ROE ≤ bank loan interest rate reveals that profit generated is intended for paying interest to a bank.

- ROE > bank loan interest rate reveals that profit earned is higher than an amount required to pay interest. However, it is necessary to judge whether an enterprise has taken out any loan from a bank and make best use of competitive advantages in the market so as to assess whether this enterprise can make an increase in ROE in the future.

b. ROI - Return on investment refers to the ratio of net income to total assets

ROI

=

Net income

x

Sales

=

Net income

Sales

Total assets

Total assets

Interpretation:This indicator shows the profitability that an enterprise achieves with a certain amount of assets available on hand.

c. The fund self-mobilization rate (self-mobilized fund rate (%))

d. Self-finance ratio:

Self-finance ratio = Shareholder’s equity / Total assets

Interpretation:This indicator reflects the proportion of shareholder’s equity to total assets of an enterprise. Determination of the degree of proportional conformity of shareholder s equity with an enterprise s funding source depends critically on business operations and policies of each enterprise as well as each sector where an enterprise is operating.

The fact that this indicator is high shows that such enterprise demonstrates its financial self-reliance but also reveals that this enterprise has not taken good advantage of the financial leverage.

3. Taxonomy of liquidity indicators:

a. The current payment ratio refers to the ratio of short-term assets to short-term liabilities.

Interpretation:The current payment ratio indicates an enterprise’s ability to use short-term assets, such as cash, inventories or receivables, to pay its short-term liabilities.

- The current ratio greater than 1 means that an enterprise will be far more able to pay off its current liabilities. Nonetheless, this indicator which is high is not a good sign because this shows that this enterprise is using its assets in an inefficient manner.

- The current ratio less than 1 means that an enterprise is in a negative financial condition and may be unable to repay all of its debts at maturity. However, this does not mean that this enterprise is going bankrupt because there are various means of fund mobilization.

b. The quick payment ratio refers to the ratio of cash and cash equivalents plus receivables plus short-term investments to current liabilities.

Interpretation:The quick ratio shows whether a company is able to cover its current liabilities with its current assets without selling inventories. This more accurately reflects the existing liquidity ratio.

- The quick ratio less than 1 indicates that an enterprise may be difficult to cover its current liabilities and should be treated with caution.

- The quick ratio greater than 1 indicates that an enterprise may be able to pay its current liabilities without selling inventories./.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 79/2016/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất