Thông tư 49/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 49/2005/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 49/2005/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 09/06/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư49/2005/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 49/2005/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNHCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
*** Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------------
Số: 49/2005/TT-BTC Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2005
THÔNG TƯ
Hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước
cho ngân sách nhà nước
- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội;
- Căn cứ Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh;
- Căn cứ Quyết định số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tạm ứng vốn tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước như sau:
I/NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Kho bạc Nhà nước được tạm ứng vốn cho ngân sách trung ương và cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ngân sách cấp tỉnh). Việc tạm ứng vốn cho ngân sách trung ương thông qua Bộ Tài chính; tạm ứng vốn cho ngân sách cấp tỉnh thông qua Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thanh toán, chi trả của Kho bạc Nhà nước.
3. Cấp ngân sách nhận tạm ứng có trách nhiệm sử dụng vốn tạm ứng của Kho bạc Nhà nước đúng mục đích được duyệt, hoàn trả tạm ứng đầy đủ, đúng hạn và thanh toán cho Kho bạc Nhà nước một khoản phí trên số vốn đã tạm ứng theo quy định tại Thông tư này. Ngân sách cấp nào tạm ứng thì ngân sách cấp đó có trách nhiệm hoàn trả vốn tạm ứng cho Kho bạc Nhà nước.
4. Việc tạm ứng vốn cho ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính duyệt và Kho bạc Nhà nước ký thủ tục tạm ứng. Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không được phép tạm ứng cho bất kỳ đối tượng nào.
II/ QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Mục đích tạm ứng vốn:
1.1. Đối với ngân sách trung ương: Kho bạc Nhà nước tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi ngân sách nhà nước chưa tập trung kịp nguồn thu.
1.2. Đối với ngân sách cấp tỉnh: Kho bạc Nhà nước tạm ứng vốn để thực hiện các dự án sau:
1.2.1/ Các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong kế hoạch năm, được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm mang lại hiệu quả kinh tế (theo khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước);
1.2.2/ Một số dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng tạo được nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
2. Mức vốn tạm ứng:
- Mức vốn tạm ứng cho các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong kế hoạch năm thuộc ngân sách cấp tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc dư nợ vốn huy động hàng năm (bao gồm vốn tạm ứng của Kho bạc Nhà nước và các nguồn huy động khác) không vượt quá 30% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh (riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 100%). Tổng mức vốn
đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh bao gồm:
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong nước;
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu tiền sử dụng đất;
+ Các nguồn bổ sung có mục tiêu về đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất ổn định từ ngân sách trung ương (nếu có).
- Mức vốn tạm ứng cho các dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng có nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước được xác định theo từng phương án cụ thể.
3. Thủ tục tạm ứng vốn:
3.1. Tạm ứng vốn cho ngân sách trung ương:
Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng, Vụ Ngân sách nhà nước lập giấy đề nghị tạm ứng (có ý kiến của Kho bạc Nhà nước) trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định. Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước thực hiện.
3.2. Tạm ứng vốn cho ngân sách cấp tỉnh:
Để Bộ Tài chính có căn cứ quyết định tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần thực hiện các thủ tục sau:
- Trường hợp tạm ứng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công văn gửi Bộ Tài chính (kèm theo phương án tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt) đề nghị được tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước. Phương án tạm ứng vốn phải làm rõ danh mục dự án tạm ứng vốn; tiến độ tạm ứng vốn; tiến độ hoàn trả tạm ứng vốn; tổng dư nợ các nguồn vốn đã huy động và cam kết sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, hiệu quả làm căn cứ để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
- Trường hợp tạm ứng để đầu tư các dự án thu hút vốn đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công văn gửi Bộ Tài chính (kèm theo phương án tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước) đề nghị được tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước. Phương án tạm ứng vốn phải làm rõ danh mục dự án tạm ứng vốn; mức vốn đầu tư của từng dự án; tiến độ tạm ứng vốn; diện tích đất cho thuê, đấu giá quyền sử dụng đất...; Số tiền cho thuê và đấu giá quyền sử dụng đất thu được; tiến độ hoàn trả tạm ứng vốn và các cam kết khác để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận (bằng văn bản), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập thủ tục tạm ứng (theo mẫu đính kèm) gửi Kho bạc Nhà nước để tạm ứng vốn theo quy định. Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn tạm ứng đúng các quy định hiện hành và cam kết hoàn trả Kho bạc Nhà nước cả gốc và phí đúng thời hạn.
4. Thời hạn tạm ứng và thu hồi tạm ứng:
4.1. Thời hạn tạm ứng:
- Đối với các khoản tạm ứng cho ngân sách trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
- Đối với các khoản tạm ứng cho ngân sách tỉnh để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (theo tiết 1.2.1 nêu trên), thời hạn không quá 12 tháng cho mỗi lần tạm ứng.
- Đối với các khoản tạm ứng cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư (theo tiết 1.2.2 nêu trên), thời hạn tạm ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
- Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương phải hoàn trả tạm ứng cho Kho bạc Nhà nước theo đúng thời hạn đã cam kết trong giấy đề nghị tạm ứng, trừ trường hợp được phép gia hạn nợ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.2. Thu hồi tạm ứng:
Trước khi đến hạn thu hồi tạm ứng 15 ngày, Kho bạc Nhà nước chủ động thông báo với cơ quan tài chính để sắp xếp tồn quỹ ngân sách hoàn trả tạm ứng. Đối với các khoản tạm ứng đã quá hạn, Kho bạc Nhà nước được quyền tự động trích tồn quỹ ngân sách để thu hồi nợ; đồng thời thông báo cho Sở Tài chính (đối với ngân sách cấp tỉnh), Vụ Ngân sách Nhà nước (đối với ngân sách trung ương).
5. Phí tạm ứng:
Định kỳ hàng tháng, cơ quan tài chính thanh toán cho Kho bạc Nhà nước một khoản phí tính trên số dư nợ tạm ứng, căn cứ vào số ngày thực tế tạm ứng. Mức phí tạm ứng vốn cho ngân sách nhà nước được áp dụng thống nhất là 0,15%/tháng (30 ngày) tính trên số dư nợ tạm ứng. Phí tạm ứng được Kho bạc Nhà nước hạch toán và sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Hạch toán kế toán, báo cáo:
- Các khoản tạm ứng, hoàn trả tạm ứng, phí ứng vốn Kho bạc Nhà nước hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành và theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
- Định kỳ ( quý, năm) Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo tình hình tạm ứng, thu hồi tạm ứng và thu phí tạm ứng gửi Kho bạc Nhà nước chậm nhất ngày 5 của quý sau đối với báo cáo quý, ngày 15 của tháng đầu năm sau đối với báo cáo năm (theo mẫu đính kèm).
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước và các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách các tỉnh, thành phố.
2. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các cơ quan tài chính phải phối hợp chặt chẽ trong việc kế hoạch hoá các khoản thu, chi ngân sách, đôn đốc thu nộp, đảm bảo việc tạm ứng và sử dụng vốn hợp lý, kịp thời, có hiệu quả, hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư số 52/1999/TT-BTC ngày 07/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước. Các quy định trước đây của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước về việc tạm ứng vốn cho ngân sách nhà nước trái với Thông tư này đều không có hiệu lực thi hành./.
Nơi nhận:KT/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Văn phòng Quốc hội;Thứ trưởng
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phốTrần Văn Tá (đã ký)
trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VP, Vụ NSNN.
UBND tỉnh, thành phố…… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*** -------------------------
Số:…………..……..…., ngày… tháng …năm …
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG VỐN KHO BẠC NHÀ NƯỚC
(Theo Thông tư số …/200…/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày …tháng… năm 200...)
Kính gửi:Kho bạc Nhà nước
Căn cứ công văn số………ngày…tháng…năm…. của Bộ Tài chính duyệt mức tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách …………………. , đề nghị Kho bạc Nhà nước duyệt thủ tục:
1/ Tạm ứng tồn ngân quỹ Kho bạc Nhà nước cho ngân sách địa phương:
- Số tiền bằng số:………………………………
- Số tiền bằng chữ:…………………………….
2/ Thời hạn tạm ứng:………………………….
3/ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm ứng đúng các quy định hiện hành và cam kết hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và phí cho Kho bạc Nhà nước. Nếu quá thời hạn được tạm ứng, Kho bạc Nhà nước có quyền tự động trích tồn quỹ ngân sách tỉnh để thu hồi tạm ứng.
4/ Tổng dư nợ huy động vốn cho đầu tư phát triển đến ngày…./…/…:
…………………………………………………………………………………..
GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Ý kiến của KBNN tỉnh,thành phố: Duyệt của Kho bạc Nhà nước:
- Tồn quỹ KBNN hiện tại:
- Số dư nợ tạm ứng hiện tại:
- Có thể tạm ứng……………tỷ đồng
cho NSĐP, thời hạn…………………
Ngày … tháng … năm … Hà Nội, ngày… tháng … năm …
Giám đốc KBNN Tổng giám đốc KBNN
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây