Thông tư 46/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tham gia mua công trái lần đầu của các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh mua, bán công trái của các tổ chức được phép kinh doanh công trái

thuộc tính Thông tư 46/2003/TT-BTC

Thông tư 46/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tham gia mua công trái lần đầu của các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh mua, bán công trái của các tổ chức được phép kinh doanh công trái
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2003/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:15/05/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Kinh doanh công trái - Ngày 15/05/2003, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 46/2003/TT-BTC, Hướng dẫn việc tham gia mua công trái lần đầu của các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh mua, bán công trái của các tổ chức được phép kinh doanh công trái. Theo hướng dẫn của Thông tư này, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được miễn thuế thu nhập đối với số tiền lãi thu được từ công trái mua lần đầu do Kho bạc Nhà nước phát hành. Khoản tiền lãi được hưởng tính như sau: số tiền lái dự thu trong năm bằng Số tiền mua công trái nhân với 8%/12 tháng nhân với số tháng sử dụng vốn để mua công trái trong năm... Khoản chênh lệch do mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng với lãi suất 5 năm cao hơn 40%, được Nhà nước thanh toán thêm, hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính (hoặc doanh thu đối với tổ chức tín dụng) của năm cuối cùng. Trong quá trình kinh doanh công trái, tổ chức kinh doanh công trái phải công bố công khai mức giá mua, giá bán công trái và phải thực hiện việc mua, bán đúng mức giá đã công bố... Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 3/5/2003.

Xem chi tiết Thông tư46/2003/TT-BTC tại đây

tải Thông tư 46/2003/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 46/2003/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 05 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN VIỆC THAM GIA MUA CÔNG TRÁI LẦN ĐẦU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MUA, BÁN
CÔNG TRÁI CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH CÔNG TRÁI

 

Căn cứ Pháp lệnh số 12/1999/UBTVQH10 ngày 27/4/1999 về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc;

Căn cứ Nghị định số 28/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục;

Căn cứ Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10/5/1997;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng vốn để tham gia mua công trái lần đầu của các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh mua, bán công trái của các tổ chức được phép kinh doanh công trái cụ thể như sau:

 

I. HƯỚNG DẪN VIỆC SỬ DỤNG VỐN MUA CÔNG TRÁI
LẦN ĐẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

 

1. Nguồn vốn mua công trái: Các doanh nghiệp không được sử dụng các khoản kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp cho việc thực hiện nhiệm vụ công ích, dự trữ quốc gia, dự trữ bình ổn giá hoặc kinh phí được Nhà nước giao cho việc thực hiện các mục tiêu theo chỉ định Nhà nước để mua công trái.

Ngoài các khoản kinh phí có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước nêu trên, các doanh nghiệp được sử dụng mọi nguồn vốn thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của pháp luật để tham gia mua công trái theo chủ trương chung của Nhà nước.

2. Thu nhập từ công trái: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được miễn thuế thu nhập đối với số tiền lãi thu được từ công trái mua lần đầu do Kho bạc Nhà nước phát hành.

3. Hạch toán tiền lãi công trái được hưởng: Khoản tiền lãi được hưởng từ mua công trái nói trên được hạch toán theo nguyên tắc dự thu vào thu nhập hoạt động tài chính hàng năm của doanh nghiệp (riêng đối với các tổ chức tín dụng thì hạch toán vào doanh thu) theo công thức sau:

 

Số tiền lãi dự thu trong năm


=

Số tiền mua công trái x 8%

12 (tháng)


x

Số tháng sử dụng vốn để mua công trái trong năm

 

Trong đó: số tiền mua công trái được tính theo mệnh giá của công trái

Khoản chênh lệch do mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng (+) với lãi suất 5 năm cao hơn 40%, được Nhà nước thanh toán thêm, hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính (hoặc doanh thu đối với tổ chức tín dụng) của năm cuối cùng.

Ví dụ: Tháng 5/2003 doanh nghiệp A mua 10 tỷ đồng công trái với lãi suất được hưởng là 8%/năm. Hết tháng 4/2008, mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng (+) với lãi suất 5 năm đạt 45%. Việc phân bổ khoản lãi được hưởng từ công trái vào thu nhập hàng năm của doanh nghiệp như sau:

- Năm 2003: (10 x 8%) x 8/12 = 0,533 tỷ đồng

- Năm 2004: (10 x 8%) x 12/12 = 0,8 tỷ đồng

- Năm 2005: (10 x 8%) x 12/12 = 0,8 tỷ đồng

- Năm 2006: (10 x 8%) x 12/12 = 0,8 tỷ đồng

- Năm 2007: (10 x 8%) x 12/12 = 0,8 tỷ đồng

- Năm 2008: (10 x 8%) x 4/12 + {10 x (45% - 40%)} = 0,767 tỷ đồng

Các khoản tiền lãi nêu trên được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính (hoặc doanh thu đối với các tổ chức tín dụng) hàng năm của doanh nghiệp, nhưng không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp trong năm tài chính đó do được miễn thuế thu nhập theo quy định của Pháp lệnh số 12/1999/UBTVQH10 về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.

 

II. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MUA, BÁN
CÔNG TRÁI CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƯỢC PHÉP
KINH DOANH CÔNG TRÁI

 

1. Tổ chức được phép kinh doanh công trái là các tổ chức tín dụng là pháp nhân Việt Nam hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh mua, bán công trái với các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 28/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003-Công trái giáo dục.

2. Tổ chức kinh doanh công trái phải tổ chức theo dõi, hạch toán đầy đủ, rõ ràng hoạt động kinh doanh công trái và có nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Tổ chức kinh doanh công trái chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động kinh doanh công trái theo quy định của pháp luật.

4. Các tổ chức thuộc đối tượng được phép kinh doanh công trái khi tiến hành hoạt động kinh doanh công trái không phải làm thủ tục xin phép các cơ quan quản lý Nhà nước.

5. Trong quá trình kinh doanh công trái, tổ chức kinh doanh công trái phải công bố công khai mức giá mua, giá bán công trái và phải thực hiện việc mua, bán đúng mức giá đã công bố.

Đối với công trái có thời gian mua chưa đủ 12 tháng tính từ ngày phát hành ghi trên công trái, mức giá mua tối thiểu không thấp hơn 90% mệnh giá ghi trên công trái.

Đối với công trái có thời gian mua từ đủ 12 tháng trở lên tính từ ngày phát hành ghi trên công trái, giá mua công trái được xác định trên cơ sở mệnh giá công trái và tiền lãi công trái đã phát sinh đến thời điểm mua công trái và phải lớn hơn mệnh giá công trái.

6. Các tổ chức kinh doanh công trái có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành. Cách xác định thu nhập chịu thuế trong các trường hợp như sau:

a. Đối với khoản thu nhập có được từ số công trái mua vào, bán ra trong kinh doanh thì thu nhập chịu thuế (nếu có) được xác định như sau:

Trường hợp tổ chức kinh doanh công trái mở sổ kế toán, theo dõi và hạch toán riêng toàn bộ các khoản doanh thu, chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua, bán công trái:

 

Thu nhập
chịu thuế

=

Giá bán
công trái

-

Giá mua số công trái tương ứng

-

Chi phí hợp lý tương ứng

 

Trường hợp tổ chức kinh doanh công trái không hạch toán riêng được doanh thu, chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua, bán công trái:

 

Thu nhập
chịu thuế

=

Giá bán
công trái

-

Giá mua số công trái tương ứng

 

b. Đối với khoản thu nhập có được từ số công trái đã mua vào, không bán ra mà được thanh toán trực tiếp với cơ quan Kho bạc nhà nước khi đến hạn hoặc được thanh toán trước hạn, thu nhập chịu thuế (nếu có) được xác định như sau:

Trường hợp tổ chức kinh doanh công trái mở sổ kế toán, theo dõi và hạch toán riêng toàn bộ các khoản doanh thu, chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua, bán công trái:

 

Thu nhập
chịu thuế

=

Tiền công trái được thanh toán (gốc và lãi)

-

Giá mua số công trái tương ứng

-

Chi phí hợp lý tương ứng

 

Trường hợp tổ chức kinh doanh công trái không hạch toán riêng được doanh thu, chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh mua, bán công trái:

 

Thu nhập
chịu thuế

=

Tiền công trái được thanh toán (gốc và lãi)

-

Giá mua số công trái tương ứng

 

c. Chi phí hợp lý tương ứng nêu tại các tiết a, b trên là các chi phí liên quan đến vốn mua và tổ chức hoạt động kinh doanh mua bán công trái.

7. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân đầu cơ kinh doanh công trái, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng giả tạo đến việc tăng, giảm giá mua, bán công trái.

8. Các tổ chức kinh doanh công trái mua công trái với mức giá thấp hơn mức giá tối thiểu đã quy định tại khoản 5 Mục II của Thông tư này thì số tiền chênh lệch phải bị truy thu nộp vào ngân sách nhà nước. Nếu tái phạm thì tổ chức kinh doanh công trái bị đình chỉ hoạt động kinh doanh công trái.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Thông tư này áp dụng đối với đợt phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục và có hiệu lực kể từ ngày Nghị định 28/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ có hiệu lực.

2. Ngoài các quy định tại Thông tư này, các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng còn có trách nhiệm thực hiện đúng quy định hiện hành.

3. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 46/2003/TT-BTC

Hanoi, May 15, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE FIRST-TIME BOND PURCHASE BY ENTERPRISES AS WELL AS BOND PURCHASE/SALE BUSINESS ACTIVITIES OF ORGANIZATIONS LICENSED TO TRADE IN BONDS

Pursuant to Ordinance No. 12/1999/UBTVQH10 of April 27, 1999 on the issuance of the national construction bonds;

Pursuant to the Government’s Decree No. 28/2003/ND-CP of March 31, 2003 prescribing the issuance of the 2003 national construction bonds – education bonds;

Pursuant to Enterprise Income Tax Law No. 03/1997/QH9 of May 10, 1997;

The Ministry of Finance hereby guides in detail the use of capital for the first-time bond purchase by enterprises as well as bond purchase/sale business activities of organizations licensed to trade in bonds as follows:

I. GUIDANCE ON THE USE OF CAPITAL FOR THE FIRST-TIME PURCHASE OF BONDS BY ENTERPRISES

1. Capital sources for bond purchase: Enterprises must not use funds which are allocated by the State budget for the performance of public-utility duties, national reserve or price stabilization reserve or which are assigned by the State for the realization of the State-designated objectives, to purchase bonds.

Apart from the above-said funds originated from the State budget, enterprises may use all capital sources within their management scope as prescribed by law to purchase bonds according to the State’s general undertakings.

2. Income from bonds: Enterprises of all economic sectors shall be exempt from income tax on the interests gained from the first-time purchased bonds, which are issued by the State Treasuries.

3. Accounting of the earned bond interests: The interests earned from the above-said purchase of bonds shall be accounted on the principle of temporary inclusion in the enterprises’ income from annual financial activities (particularly for credit institutions, such interests shall be accounted into turnover) according to the following formula:

Interests Estimated to becollected in the year

=

Money amount used for bond purchase

x

8%

x

The number of months during which capital is used for bond purchase in the year

12 (months)

Of which: The money amount used for bond purchase shall be calculated according to bond denominations

The difference, which is the 5-year actual inflation rate plus (+) the 5-year interest rate, being higher than 40%, shall be additionally repaid by the State and accounted into financial activities’ income (or turnover, for credit institutions) of the final year.

For example: In May 2003, Enterprise A purchased bonds valued at VND 10 billion with the interest rate of 8%/year. By the end of April 2008, the 5-year actual inflation rate plus (+) the 5-year interest rate would reach 45%. The interests earned from these bonds shall be distributed into the enterprise’s annual income as follows:

- In 2003: (10 x 8%) x 8/12 = VND 0.533 billion

- In 2004: (10 x 8%) x 12/12 = VND 0.8 billion

- In 2005: (10 x 8%) x 12/12 = VND 0.8 billion

- In 2006: (10 x 8%) x 12/12 = VND 0.8 billion

- In 2007: (10 x 8%) x 12/12 = VND 0.8 billion

- In 2008: (10 x 8%) x 4/12 + {10 x (45% - 40%)} = VND 0.767 billion

The above-said interest amounts shall be accounted into the enterprises’ annual incomes from financial activities (or turnover, for credit institutions), but not calculated into the enterprises’ incomes liable to enterprise income tax in that fiscal year because income tax is exempt as prescribed in Ordinance No. 12/1999/UBTVQH10 on the issuance of the national construction bonds.

II. GUIDANCE ON BOND PURCHASE/SALE BUSINESS ACTIVITIES OF ORGANIZATIONS LICENSED TO TRADE IN BONDS

1. Organizations licensed to trade in bonds are those being Vietnamese legal entities operating under the Law on Credit Institutions, which are licensed to purchase and/or sell bonds with different organizations and individuals according to the provisions in Article 10 of the Government’s Decree No. 28/2003/ND-CP of March 31, 2003 on the issuance of the 2003 national construction bonds – education bonds.

2. The bond-trading organizations must monitor, fully and clearly account bond-trading activities, and pay tax into the State budget according to the current law provisions and this Circular’s guidance.

3. The bond-trading organizations shall be subject to the inspection and supervision by the finance agencies and specialized State management agencies regarding their bond-trading activities according to law provisions.

4. Organizations falling into the subjects licensed to trade in bonds, when conducting bond-trading activities, shall not have to carry out procedures to apply for permission of State management agencies.

5. In the course of bond trading, the bond-trading organizations must publicly announce the bond purchase and sale prices, and purchase and sell bonds at the announced prices.

For bonds purchased for under 12 months as from the issuance date inscribed thereon, their minimum purchase prices shall not be lower than 90% of the denominations inscribed thereon.

For bonds purchased for full 12 months or more as from the issuance date inscribed thereon, their purchase prices shall be determined on the basis of the bond denominations and interests earned till the time of bond purchase, which must be larger than the bond denominations.

6. The bond-trading organizations must pay income tax according to the provisions of the Enterprise Income Tax Law and current legal documents. The determination of taxable income in different cases shall be as follows:

a/ For income gained from bonds purchased and sold in business activities, the taxable income (if any) shall be determined as follows:

In cases where the bond-trading organizations open accounting books, monitor and separately account all revenues and expenditures related to bond purchase/sale activities:

Bond Purchase price of Corresponding
Taxable income = sale - corresponding - reasonable
price volume of bonds expenses

In cases where the bond-trading organizations cannot separately account revenues and expenditures related to bond purchase/sale activities:

Bond Purchase price of Taxable income = sale - corresponding price volume of bonds

b/ For incomes gained from the purchased bonds, which are not sold but directly repaid by the State treasuries maturely or prematurely, the taxable income (if any) shall be determined as follows:

In cases where the bond-trading organizations open accounting books, monitor and separately account all revenues and expenditures related to bond purchase/sale business activities:

Bond Purchase money price of Corresponding Taxable income = to be repaid - corresponding - reasonable (principals volume expensesand interests) of bonds

In cases where the bond-trading organizations cannot separately account revenues and expenditures related to bond purchase/sale business activities:

Bond money to be Purchase price of Taxable income = repaid (principals - corresponding and interests) volume of bonds

c/ Corresponding reasonable expenses stated at Items a and b above mean the expenses related to purchase capital and organization of bond purchase/sale activities.

7. To strictly prohibit organizations and individuals to speculate in bond trading, thus causing market disorder and resulting in the false increase or decrease of bond purchase/sale prices.

8. For the bond-trading organizations which purchase bonds at the prices lower than the minimum prices prescribed in Clause 5, Section II of this Circular, the difference thereof must be retrospectively collected and remitted into the State budget. If re-committing such violations, they shall be suspended from bond trading activities.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular applies to the drive of issuance of the 2003 national construction bonds – education bonds, and takes effect as from the effective date of the Government’s Decree No. 28/2003/ND-CP of March 31, 2003.

2. Apart from the provisions in this Circular, enterprises being credit institutions shall also have to strictly implement the current regulations.

3. Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 46/2003/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất