Thông tư 45/2014/TT-BTC về quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá

thuộc tính Thông tư 45/2014/TT-BTC

Thông tư 45/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và chế độ hạch toán, kế toán đối với quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:45/2014/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Vũ Thị Mai
Ngày ban hành:16/04/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện nhận hỗ trợ từ Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá
Ngày 16/04/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2014/TT-BTC hướng dẫn về thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và chế độ hạch toán, kế toán đối với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Theo đó, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá có trách nhiệm tự nộp khoản đóng góp bắt buộc vào tài khoản của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá cùng với thời điểm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, đối với thuốc lá nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu phải tự chịu trách nhiệm, tự nộp khoản đóng góp bắt buộc trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng; đối với thuốc lá sản xuất trong nước và đối với thuốc lá mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước, thời hạn nộp khoản đóng góp bắt buộc chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tên tài khoản của Quỹ để nộp khoản đóng góp bắt buộc là “Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá”, số tài khoản: 212-10-00-058986-8, tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Tây Hồ, địa chỉ: Số 47 Phan Đình Phùng, Hà Nội.
Đặc biệt, cá nhân, tổ chức muốn nhận hỗ trợ của Quỹ phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như: Đã đề xuất với Quỹ để thực hiện hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam; có hồ sơ đề nghị hỗ trợ hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Quỹ; có đủ năng lực thực hiện hoạt động đề nghị hỗ trợ và không nhận tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/05/2014.

Từ ngày 01/12/2019, Thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 72/2019/TT-BTC.

Xem chi tiết Thông tư45/2014/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 45/2014/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2014

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và

chế độ hạch toán, kế toán đối với quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá

Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc, chế độ quản lý tài chính và chế độ hạch toán, kế toán đối với Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Căn cứ tính và quản lý thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc cho Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi tắt là Quỹ);
2. Quản lý nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và nguồn thu hợp pháp khác;
3. Quản lý tài chính đối với hoạt động nghiệp vụ của Quỹ;
4. Quản lý tài chính đối với công tác quản lý, điều hành của Quỹ;
5. Chế độ kế toán, thống kê.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá;
2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá; tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến nhập khẩu thuốc lá;
3. Tổ chức, cá nhân nhận tài trợ của Quỹ;
4. Tổ chức, cá nhân tài trợ cho Quỹ;
5. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan và Kho bạc Nhà nước nơi cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu cung cấp thông tin và kiểm tra tình hình kê khai, nộp khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá (sau đây gọi tắt là khoản đóng góp bắt buộc).
Điều 3. Quản lý nhà nước đối với Quỹ
1. Hàng năm, Quỹ phải thực hiện cân đối nguồn tài chính và nhu cầu hoạt động, xây dựng kế hoạch thu, chi tài chính và quyết toán tài chính. Ngoài các nguồn tài chính quy định tại Chương II và Chương III của Thông tư này, Nhà nước không cấp kinh phí từ ngân sách cho các hoạt động của Quỹ.
2. Quỹ được phép chuyển số thu khoản đóng góp bắt buộc quy định tại Chương II của Thông tư này và các khoản kinh phí năm trước sang năm kế tiếp để sử dụng cho hoạt động của Quỹ theo quy định tại Thông tư này.
3. Hàng năm, Quỹ xây dựng kế hoạch hoạt động theo quy định tại Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, kế hoạch thu, kế hoạch chi tài chính quy định tại Điều 25 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ kèm theo thuyết minh chi tiết để gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính.
Thời hạn gửi kế hoạch hoạt động, kế hoạch thu, kế hoạch chi tài chính của năm lập kế hoạch là trước ngày 20 tháng 7 năm trước liền kề.
4. Kết thúc năm hoạt động, Quỹ phải lập báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ. Báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ do bộ phận kế toán Quỹ lập, có ý kiến của Ban Kiểm soát trước khi trình Hội đồng thông qua và Chủ tịch Hội đồng phê duyệt. Thời hạn gửi báo cáo tài chính là trước ngày 31 tháng 3 hàng năm. Giám đốc Quỹ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo.
5. Hoạt động của Quỹ phải được kiểm toán độc lập hàng năm và Quỹ gửi báo cáo kiểm toán đến Bộ Y tế, Bộ Tài chính cùng thời hạn với báo cáo tài chính.
6. Quỹ phải thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý tài chính như quy định về công khai, minh bạch ngân sách nhà nước.
Chương II
CĂN CỨ TÍNH VÀ QUẢN LÝ THU, NỘP KHOẢN ĐÓNG GÓP BẮT BUỘC
Điều 4. Căn cứ tính khoản đóng góp bắt buộc cho Quỹ
Căn cứ tính khoản đóng góp bắt buộc đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và tỷ lệ đóng góp bắt buộc.
Khoản đóng góp bắt buộc = Tỷ lệ % đóng góp bắt buộc x giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong đó:
- Tỷ lệ (%) đóng góp bắt buộc được thực hiện theo lộ trình: 1% từ ngày 01 tháng 5 năm 2013; 1,5% từ ngày 01 tháng 5 năm 2016; 2% từ ngày 01 tháng 5 năm 2019.
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 5. Hồ sơ, thời hạn và nơi nộp hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc
1. Hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc gồm:
a) Đối với thuốc lá sản xuất trong nước (bao gồm cả thuốc lá mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước):
- Tờ khai khoản đóng góp bắt buộc theo mẫu số 01/ĐGBB ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt cùng kỳ.
b) Đối với thuốc lá nhập khẩu:
- Tờ khai khoản đóng góp bắt buộc theo mẫu số 02/ĐGBB ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao tờ khai hải quan đã đăng ký theo quy định của pháp luật hải quan.
Bản sao tài liệu quy định tại khoản này phải có xác nhận sao y bản chính của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc:
Khoản đóng góp bắt buộc được khai cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính. Cụ thể:
a) Đối với thuốc lá nhập khẩu, hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc theo từng lần phát sinh và thời hạn nộp hồ sơ khoản đóng góp bắt buộc cho Quỹ là sau khi đăng ký tờ khai hải quan và trước khi thông quan giải phóng hàng;
b) Đối với thuốc lá sản xuất trong nước, khoản đóng góp bắt buộc được khai theo tháng và nộp chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ đóng góp bắt buộc;
c) Đối với thuốc lá mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước, hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc được khai theo từng lần phát sinh và nộp chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ đóng góp bắt buộc. Ngày phát sinh nghĩa vụ đóng góp bắt buộc là ngày thuốc lá mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước;
d) Trường hợp hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá chưa đúng quy định thì Quỹ có trách nhiệm yêu cầu hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản, gửi tới cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá có liên quan và thời hạn nộp lại, bổ sung hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc là 07 ngày kể từ ngày của công văn thông báo của Quỹ.
3. Nơi nộp hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc:
a) Hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc theo thời hạn nộp quy định tại khoản 2 Điều này được gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện, chuyển phát nhanh tới trụ sở Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đối với trường hợp nộp qua bưu điện, chuyển phát nhanh thì ngày nộp hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc được xác định là ngày Quỹ nhận được hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc và được xác nhận trên phiếu giao hàng của đơn vị dịch vụ chuyển phát nhanh.
b) Địa chỉ của Quỹ:
Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế
Số 138A Giảng Võ - Hà Nội
Điện thoại/fax: 04.62733379
4. Thuốc lá sản xuất trong nước do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế thì không phải khai, nộp khoản đóng góp bắt buộc.
Điều 6. Thời hạn và tài khoản nộp khoản đóng góp bắt buộc
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự nộp khoản đóng góp bắt buộc vào tài khoản của Quỹ cùng với thời điểm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể:
1. Đối với thuốc lá nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu phải tự chịu trách nhiệm, tự nộp khoản đóng góp bắt buộc trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Cơ quan hải quan phối hợp với Quỹ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Đối với thuốc lá sản xuất trong nước và đối với thuốc lá mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước, thời hạn nộp khoản đóng góp bắt buộc chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
3. Tài khoản của Quỹ để nộp khoản đóng góp bắt buộc:
Tên tài khoản: QUỸ PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
Số tài khoản: 212-10-00-058986-8
Tại ngân hàng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Tây Hồ.
Địa chỉ NH: Số 47 Phan Đình Phùng, Hà Nội
Điều 7. Hạch toán khoản đóng góp bắt buộc
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được hạch toán khoản đóng góp bắt buộc vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có chứng từ nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định.
Điều 8. Kiểm tra, hướng dẫn nộp khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá
1. Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá là đơn vị chủ trì thực hiện kiểm tra thu, nộp khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá; cơ quan thuế, cơ quan hải quan và Kho bạc Nhà nước phối hợp khi Quỹ có yêu cầu. Cơ quan thuế và cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với Quỹ để cung cấp thông tin về căn cứ tính thuế của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá có liên quan, số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp để phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra việc khai, nộp khoản đóng góp bắt buộc.
2. Trường hợp qua kiểm tra, thanh tra thuế, hải quan phát hiện giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt chưa đúng quy định của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt và phải điều chỉnh lại thì cơ quan thuế, cơ quan hải quan thông báo cho Quỹ.
3. Đối với thuốc lá nhập khẩu hoặc thuốc lá mua trong nước để xuất khẩu nhưng bán trong nước, sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra thuế, hải quan mà giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt làm căn cứ tính khoản đóng góp bắt buộc phải điều chỉnh lại thì cơ sở nhập khẩu, cơ sở bán trong nước điều chỉnh số phải nộp của khoản đóng góp bắt buộc chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra.
Đối với thuốc lá sản xuất trong nước, sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra thuế mà giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt làm căn cứ tính khoản đóng góp bắt buộc phải điều chỉnh lại thì cơ sở sản xuất thuốc lá điều chỉnh số phải nộp của khoản đóng góp bắt buộc vào tháng hoặc quý kế tiếp tháng hoặc quý nhận được kết luận kiểm tra, thanh tra thuế.
4. Kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013, mọi vi phạm liên quan đến khoản đóng góp bắt buộc được xử lý theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
5. Quỹ có trách nhiệm thông báo cho cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá về địa điểm nhận hồ sơ khai khoản đóng góp bắt buộc và tài khoản của Quỹ để nộp khoản đóng góp bắt buộc.
Chương III
QUẢN LÝ NGUỒN TÀI CHÍNH KHÁC
Điều 9. Nguồn tài chính khác
1. Quỹ được tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng, tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật và nguồn thu hợp pháp khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Quỹ chủ động vận động và tiếp nhận các nguồn tài chính khác theo quy định của Quỹ và các quy định có liên quan của Nhà nước.
Điều 10. Quản lý nguồn tài trợ của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài và nguồn thu hợp pháp khác
1. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức được thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn liên quan.
2. Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn liên quan.
3. Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định hiện hành có liên quan.
Chương IV
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA QUỸ
Điều 11. Nhiệm vụ hỗ trợ của Quỹ
Quỹ có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định tại Điều 29 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Nội dung hỗ trợ cụ thể như sau:
1. Đối với truyền thông về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá phù hợp với từng nhóm đối tượng:
a) Chi phí biên tập, sản xuất phóng sự, tọa đàm, thông điệp quảng cáo, phim, nhuận bút viết bài về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá để đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm các báo, đài phát thanh, đài truyền hình kể cả các ấn bản điện tử;
b) Chi phí phát sóng truyền thanh, truyền hình các bản tin, phóng sự, tọa đàm, thông điệp quảng cáo, phim về tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của thuốc lá; chi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Chi xây dựng, sản xuất hoặc nhập khẩu và phát hành các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông, các tài liệu phục vụ cho hoạt động truyền thông;
d) Chi phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
đ) Chi tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia không thuốc lá;
e) Chi hỗ trợ hoạt động của các đội tuyên truyền cơ động trong các đợt mở chiến dịch tuyên truyền tại cộng đồng, đơn vị:
- Chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, ảnh tư liệu và các hoạt động khác;
- Chi hỗ trợ cho những người trực tiếp tham gia đội tuyên truyền cơ động.
2. Đối với xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không có khói thuốc lá (gọi tắt là không khói thuốc); phát triển và nhân rộng các mô hình có hiệu quả:
a) Chi hỗ trợ cho các mô hình điểm về cộng đồng, cơ quan, tổ chức không khói thuốc:
- Chi các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi; phòng, chống tác hại của thuốc lá; phổ biến pháp luật và các vấn đề khác có liên quan đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức, bao gồm:
+ Chi tổ chức các buổi giao lưu, các lớp giáo dục truyền thông, nói chuyện chuyên đề phù hợp với hoạt động chuyên môn về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
+ Chi hỗ trợ các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức, bao gồm: hỗ trợ tài liệu truyền thông, truyền thanh (xây dựng, biên tập, phát thanh), làm mới, sửa chữa áp phích, khẩu hiệu.
- Chi hỗ trợ lồng ghép các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương; phong trào quần chúng, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động xã hội khác của các cơ quan, đơn vị;
- Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác, hội thảo trao đổi chuyên môn nghiệp vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Chi các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cơ sở;
- Chi thù lao cho các cộng tác viên tham gia công tác tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi.
b) Chi cho nghiên cứu, đánh giá trước và sau can thiệp các mô hình;
c) Chi xây dựng, sản xuất, nhân bản và phát hành các tài liệu hướng dẫn mô hình điểm;
d) Chi hỗ trợ nhân rộng các mô hình điểm đã thực hiện tốt trong các giai đoạn trước;
đ) Chi cho các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về xây dựng mô hình đơn vị không khói thuốc;
e) Chi cho các hội nghị tổng kết và biểu dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt;
g) Chi xây dựng hệ thống theo dõi và giám sát việc thực hiện môi trường không khói thuốc;
h) Chi tập huấn cho việc kiểm tra, giám sát môi trường không khói thuốc;
i) Chi tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện môi trường không khói thuốc.
3. Đối với tổ chức các chiến dịch, sáng kiến về phòng, chống tác hại của thuốc lá dựa vào cộng đồng; tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng:
a) Chi tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá, bao gồm:
- Chi biên soạn đề thi và đáp án;
- Chi quảng cáo thông tin về các cuộc thi trên báo, đài phát thanh, truyền hình;
- Chi bồi dưỡng chấm thi, ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả thi;
- Chi bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức;
- Chi giải thưởng;
- Chi tổ chức trao giải thưởng;
- Chi tổng hợp, báo cáo kết quả cuộc thi.
b) Chi lễ mít tinh;
c) Chi phí thuê chuyên gia xây dựng, hướng dẫn và tư vấn việc tổ chức nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng.
4. Đối với tổ chức cai nghiện thuốc lá:
a) Chi hỗ trợ nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp hỗ trợ cai nghiện và nghiên cứu phương pháp cai nghiện phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam;
b) Chi xây dựng và phổ biến các tài liệu truyền thông và tài liệu hướng dẫn về cai nghiện thuốc lá;
c) Chi cho việc triển khai, ứng dụng phương pháp cai nghiện;
d) Chi hỗ trợ các cơ sở y tế thành lập đơn vị tư vấn và điều trị cai nghiện;
đ) Chi các hoạt động hỗ trợ cai nghiện như: tư vấn qua điện thoại, qua internet, tại các cơ sở y tế;
e) Chi tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết và trao đổi về kinh nghiệm và các phương pháp bỏ thuốc có hiệu quả;
g) Chi tổ chức các lớp tập huấn cho các cán bộ y tế và các nhân viên y tế cộng đồng về tác hại của thuốc lá và phương pháp cai nghiện thuốc lá;
h) Chi phí thiết lập và duy trì hệ thống quản lý dữ liệu về dịch vụ cai nghiện thuốc lá.
5. Xây dựng, triển khai các mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng và phát triển, nhân rộng các mô hình có hiệu quả:
a) Chi triển khai mô hình điểm hỗ trợ cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng;
b) Chi nghiên cứu phát triển, đánh giá, giám sát và nhân rộng mô hình cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng.
6. Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, bao gồm các hoạt động:
a) Chi phí nghiên cứu, xây dựng các giải pháp phòng chống tác hại của thuốc lá, sản xuất, nhân bản và công bố công trình nghiên cứu, bằng chứng phục vụ cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Chi phí điều tra, khảo sát, tổng hợp, chi trả bản quyền thông tin, số liệu, tài liệu phục vụ cho việc xây dựng các giải pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
7. Xây dựng, hỗ trợ hoạt động, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, bao gồm các hoạt động:
a) Chi thù lao viết bài và thù lao thuyết trình;
b) Chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên làm công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Chi thù lao cho các cộng tác viên về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại các tỉnh, thành phố.
8. Xây dựng nội dung giáo dục về tác hại và phòng, chống tác hại của thuốc lá vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học:
a) Chi xây dựng, sản xuất và phát hành tài liệu giảng dạy về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
b) Chi tập huấn cho các giáo viên ở các trường phổ thông, giảng viên các trường đại học y dược về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Chi thí điểm đưa tài liệu giảng dạy về phòng, chống tác hại của thuốc lá vào giảng dạy ở các trường phổ thông, các trường đại học y dược;
d) Chi đánh giá hiệu quả của việc giảng dạy phòng, chống tác hại của thuốc lá ở các trường phổ thông, các trường đại học y, dược;
đ) Chi nhân rộng việc đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào giảng dạy ở các trường phổ thông, các trường đại học y dược;
e) Chi xây dựng chương trình giáo dục từ xa về phòng, chống tác hại của thuốc lá qua truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam.
9. Thực hiện các giải pháp chuyển đổi ngành, nghề cho người trồng cây thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất thuốc lá, gồm:
- Chi nghiên cứu, đánh giá các giải pháp chuyển đổi ngành nghề cho người trồng cây thuốc lá;
- Chi hỗ trợ học nghề ngắn hạn, hỗ trợ chi phí tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trung tâm giới thiệu việc làm.
10. Chi hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
11. Chi giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá;
12. Các khoản chi khác liên quan đến nhiệm vụ hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của pháp luật.
Nội dung chi hỗ trợ quy định tại Điều này bao gồm cả chi phí đoàn ra, đoàn vào, chi trả chuyên gia tư vấn, tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, điều tra, khảo sát, công tác phí.
Điều 12. Điều kiện để nhận hỗ trợ của Quỹ
Điều kiện nhận hỗ trợ của Quỹ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, cụ thể:
1. Tổ chức, cá nhân đề xuất với Quỹ để thực hiện hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Có hồ sơ đề nghị hỗ trợ hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định của Quỹ.
3. Có đủ năng lực thực hiện hoạt động đề nghị hỗ trợ. Tiêu chí, trình tự và thủ tục nhận xét, đánh giá tổ chức, cá nhân đủ năng lực đề nghị hỗ trợ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định cụ thể trên các nguyên tắc sau:
a) Đối với tổ chức phải có quyết định thành lập hoặc văn bản phê duyệt hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong đó ghi rõ chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động đề nghị hỗ trợ;
b) Đối với cá nhân phải có bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến hoạt động đề nghị hỗ trợ.
4. Không nhận tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá. Tổ chức, cá nhân nhận hỗ trợ phải có cam kết bằng văn bản với Quỹ.
Điều 13. Mức hỗ trợ và thủ tục phê duyệt hỗ trợ kinh phí
Mức hỗ trợ và thủ tục phê duyệt hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá thực hiện theo Điều 23 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, cụ thể như sau:
1. Mức hỗ trợ kinh phí cho từng hoạt động được Quỹ hỗ trợ do Giám đốc Quỹ quyết định trên cơ sở kế hoạch hoạt động và phân bổ kinh phí đã được Hội đồng phê duyệt, phù hợp với tính chất, quy mô và nội dung của hoạt động cần hỗ trợ quy định tại Điều 11 Thông tư này và nguồn kinh phí của Quỹ.
2. Mức chi đối với từng nội dung của hoạt động thực hiện theo Quy chế chi hoạt động của Quỹ do Giám đốc Quỹ quyết định trên cơ sở đồng ý của Hội đồng quản lý Quỹ. Mức chi được xây dựng trên cơ sở thực tế nhưng phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và đồng bộ giữa các đối tác nhận hỗ trợ.
a. Đối với một số nội dung chi tương tự với nội dung chi mà Nhà nước đã có quy định thì mức chi cần phù hợp với quy định của Nhà nước;
b. Các nội dung chi đặc thù mà chế độ chi hiện hành chưa có thì Giám đốc Quỹ quyết định mức chi trên cơ sở đồng ý của Hội đồng quản lý Quỹ. Mức chi được xây dựng trên cơ sở thực tế nhưng phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và đồng bộ giữa các đối tác nhận hỗ trợ hoặc trường hợp mức chi do Nhà nước quy định chưa được điều chỉnh kịp thời so với thực tế thì mức chi được xây dựng trên cơ sở thực tế và thỏa thuận với người nhận hỗ trợ nhưng tối đa không được vượt quá 02 lần mức chi do Nhà nước quy định, các mức chi điều chỉnh này do Giám đốc Quỹ quyết định cuối cùng trên cơ sở đồng ý của Hội đồng quản lý Quỹ và bổ sung vào Quy chế chi hoạt động của Quỹ.
3. Thủ tục, hồ sơ đề nghị hỗ trợ thực hiện theo Quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ do Giám đốc Quỹ ban hành.
4. Việc cam kết hỗ trợ và sử dụng kinh phí hỗ trợ được thực hiện thông qua Hợp đồng ký kết giữa Giám đốc Quỹ với tổ chức, cá nhân theo mẫu do Giám đốc Quỹ ban hành.
5. Giám đốc Quỹ quyết định mức tài trợ trong phạm vi thẩm quyền đã được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt; nếu mức hỗ trợ trên mức thẩm quyền của Giám đốc Quỹ sẽ do Chủ tịch Hội đồng quyết định trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Quỹ.
Điều 14. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ
1. Việc hỗ trợ phải được thực hiện đúng đối tượng, kinh phí hỗ trợ phải được sử dụng đúng mục đích và phải được giải ngân theo tiến độ thực hiện của đề xuất hỗ trợ.
2. Quỹ có trách nhiệm kiểm tra định kỳ và đột xuất các hoạt động được Quỹ hỗ trợ trong quá trình triển khai để đảm bảo đúng các điều khoản đã cam kết trong Hợp đồng.
3. Việc giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí của Quỹ được thực hiện theo quy định tại Quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trong quá trình thực hiện, Giám đốc điều hành Quỹ được quyền điều chỉnh mức hỗ trợ, tiến độ giải ngân để phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo tính hiệu quả của đề xuất hỗ trợ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được nhận hỗ trợ từ Quỹ
1. Thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng hỗ trợ đã ký;
2. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn của Quỹ; định kỳ có báo cáo tình hình sử dụng kinh phí theo đúng quy định của Quỹ;
3. Thực hiện quyết toán trực tiếp với Quỹ theo các quy định của Quỹ;
4. Bị đình chỉ hỗ trợ, hủy hợp đồng hỗ trợ và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và quy chế của Quỹ trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định của hợp đồng hỗ trợ;
b) Phát hiện về sự gian lận hoặc sử dụng sai khoản hỗ trợ so với cam kết ban đầu;
c) Cá nhân có phạm tội hình sự hoặc tranh chấp pháp lý khác ảnh hưởng đến tiến độ triển khai khoản hỗ trợ;
5. Tổ chức, cá nhân được nhận hỗ trợ từ Quỹ có trách nhiệm tuân thủ việc kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất của Quỹ.
Chương V
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CỦA QUỸ
Điều 16. Tiền lương, tiền thưởng
1. Tiền lương và các khoản phụ cấp đối với người lao động được trả theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc của người lao động và các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền công.
2. Hưởng chế độ lương có hệ số điều chỉnh tăng thêm nhưng tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động tối đa không quá 03 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Giám đốc Quỹ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành Quy chế trả lương phù hợp với các quy định của pháp luật và quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 17. Quyền lợi và trách nhiệm của người lao động
1. Quyền lợi của người lao động:
a) Được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các quy định của pháp luật về lao động;
b) Được thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Trong thời gian làm việc tại Quỹ được tham gia công tác, học tập, tham quan và khảo sát ở trong nước và nước ngoài khi cần thiết theo sự phân công của Giám đốc Quỹ và phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của người lao động:
a) Chấp hành đầy đủ những thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký với người sử dụng lao động;
b) Chấp hành nội quy, kỷ luật lao động của Quỹ và pháp luật hiện hành.
Điều 18. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Quỹ sẽ được Quỹ khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy chế của Quỹ;
2. Xử lý vi phạm:
a) Cán bộ, viên chức, người lao động của Quỹ vi phạm các quy định của Quỹ tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và quy chế của Quỹ;
b) Tổ chức, cá nhân nhận hỗ trợ của Quỹ nếu vi phạm các quy định của Hợp đồng hỗ trợ sẽ bị đình chỉ hỗ trợ, hủy hợp đồng hỗ trợ và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và quy chế của Quỹ. Trường hợp sử dụng tiền hỗ trợ sai mục đích phải hoàn trả số tiền sử dụng sai mục đích cho Quỹ.
Điều 19. Các khoản chi của Quỹ
1. Chi cho các hoạt động quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Chi phí quản lý hành chính để điều hành hoạt động của Quỹ bao gồm:
a) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp; các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;
b) Các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng; chi phí thuê mướn; chi vật tư văn phòng; thông tin, liên lạc; chi hội nghị; công tác phí trong nước; chi đoàn ra; chi đoàn vào; chi may sắm đồng phục; chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác của Quỹ;
c) Thuê trụ sở làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ hoạt động;
d) Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế;
đ) Các chi phí khác phục vụ công tác quản lý điều hành Quỹ phù hợp quy định của pháp luật.
3. Chế độ quản lý chi tiêu:
a) Căn cứ dự toán chi quản lý hàng năm được Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và các khoản thu hợp pháp, Quỹ được áp dụng quy định tự chủ về biên chế và tài chính theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quy định cụ thể tại Thông tư này.
b) Giám đốc Quỹ có trách nhiệm xây dựng quy chế chi hoạt động đối với các hoạt động hỗ trợ của Quỹ và quy chế chi tiêu nội bộ đối với các khoản chi quản lý hành chính theo hướng dẫn tại Thông tư này trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt làm căn cứ thực hiện, quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c) Quỹ không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
- Các khoản chi đã được nguồn kinh phí khác trang trải;
- Các khoản thiệt hại đã được bên thứ ba bồi thường;
- Các khoản chi không có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trích lập, sử dụng các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
1. Quỹ được trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Quỹ. Đối với 02 (hai) Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 03 (ba) tháng tiền lương, tiền công bình quân thực hiện trong năm.
2. Việc sử dụng các quỹ như sau:
a) Quỹ khen thưởng được sử dụng để khen thưởng cuối năm hoặc định kỳ cho cán bộ, viên chức, người lao động của Quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Điều lệ Quỹ; thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Quỹ có quan hệ, đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Quỹ. Mức thưởng do Chủ tịch Hội đồng Quỹ quyết định.
b) Quỹ phúc lợi được sử dụng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Quỹ, chi cho các các hoạt động thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ; đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội và chi các hoạt động phúc lợi khác. Việc sử dụng quỹ phúc lợi phải được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Quỹ trên cơ sở đề xuất của Ban chấp hành Công đoàn Quỹ.
Điều 21. Quản lý, mua sắm và sử dụng tài sản
1. Đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ được thực hiện theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Quỹ được thanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật, tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả. Khi thanh lý, nhượng bán tài sản, Quỹ phải định giá tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.
Số tiền thu được từ chênh lệch do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán và chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) được để lại để sử dụng tái tạo lại tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị.
3. Đối với các trường hợp tổn thất về tài sản của Quỹ, Quỹ phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý:
a) Nếu tài sản bị tổn thất do lỗi của tập thể, cá nhân thì tập thể, cá nhân gây ra phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
b) Nếu tài sản đã mua bảo hiểm theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
4. Quỹ phải thực hiện việc kiểm kê tài sản theo quy định hiện hành.
Chương VI
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ
Điều 22. Chế độ kế toán
1. Quỹ là tổ chức hạch toán độc lập. Quỹ phải tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc bố trí phụ trách kế toán theo quy định hiện hành.
2. Kết quả hoạt động tài chính của Quỹ là chênh lệch thu, chi tài chính thực hiện trong năm, được xác định giữa tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí phát sinh trong năm.
3. Năm tài chính của Quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 1 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 dương lịch của năm đó.
4. Quỹ phải tổ chức thực hiện công tác kế toán theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật kế toán.
Quỹ thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài chính để thực hiện công tác kế toán của Quỹ.
5. Quỹ chịu sự kiểm tra tài chính, kế toán của Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định hiện hành.
Quỹ phải chịu sự kiểm tra kế toán theo quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật kế toán.
Điều 23. Thống kê
Quỹ thực hiện công tác thống kê theo quy định của Luật thống kê và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thống kê.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2014.
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tự khai, tự tính và tự nộp khoản đóng góp bắt buộc đối với thuốc lá sản xuất trong nước bán ra và nhập khẩu từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 theo hướng dẫn tại Chương II Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với việc chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc phát sinh trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục thuế, Cục Hải quan, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế)
- Hiệp hội thuốc lá Việt Nam;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

No. 45/2014/TT-BTC

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, April 16, 2014

CIRCULAR

Guiding the collection and payment of compulsory contributions, financial management regime and accounting regime for the fund for prevention and control of tobacco harms

 

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Tobacco Harms dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 47/2013/QD-TTg dated July 29, 2013, on the establishment and approval of the organization and operation charter of the fund for prevention and control of tobacco harms;

At the request of the Director of the Tax Policy Department;

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding the collection and payment of compulsory contributions, financial management regime and accounting regime for the fund for prevention and control of tobacco harms.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes:

1. Bases for calculating and managing the collection and payment of compulsory contributions to the fund for prevention and control of tobacco harms (hereinafter referred to as the Fund);

2. Management of funding sources, voluntary contributions from domestic and foreign agencies, organizations and individuals and other lawful revenues;

3. Financial management of the Fund's operations;

4. Financial management of the Fund's management and administration;

5. Accounting and statistical regimes.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to:

1. The Fund for prevention and control of tobacco harms;

2. Tobacco manufacturers and importers; organizations and individuals engaged in tobacco import activities;

3. Organizations and individuals receiving sponsorship from the Fund;

4. Organizations and individuals sponsoring the Fund;

5. Tax offices, customs offices and the State Treasury of localities where tobacco manufacturers and importers in charge of declaration and payment of excise tax on domestically manufactured or imported tobacco provide information and check the status of declaration and payment of compulsory contributions of tobacco manufacturers and importers (hereinafter referred to as compulsory contributions).

Article 3. State management of the Fund

1. On an annual basis, the Fund must balance financial resources and operational needs, formulate financial revenue and expenditure plans and financial settlement. The Fund's activities shall not be covered by the State budget, except for the financial sources specified in Chapter II and Chapter III of this Circular.

2. The Fund may transfer revenues from compulsory contributions specified in Chapter II of this Circular and funding sources in the previous year to the next year to use for the Fund's activities in accordance with this Circular.

3. On an annual basis, the Fund shall formulate a plan on activities as prescribed in Article 4 of the organization and operation charter of the Fund, revenue plan and financial expenditure plan as prescribed in Article 25 of the organization and operation charter of the Fund, accompanied by detailed explanations, and submit them to the Ministry of Health and the Ministry of Finance.

The time limit for submission hereof in the planning year is before July 20 of the preceding year.

4. At the end of the operating year, the Fund must formulate financial statements and reports on operations. The Fund's annual financial statements shall be formulated by the Fund's accounting department with comments from the Administrative Committee before they are submitted to be passed by the Council and approved by the Chairperson of the Council. The time limit for submission hereof is before March 31 every year. The Fund Director shall be responsible for the accuracy and truthfulness of the statements.

5. The Fund's operations must be independently audited annually and the Fund shall submit audit reports to the Ministry of Health and the Ministry of Finance at the same time as the financial statements.

6. The Fund must implement the principles of publicity and transparency in financial management such as regulations on publicity and transparency of the state budget.

 

Chapter II

BASES FOR CALCULATING AND MANAGING THE COLLECTION AND PAYMENT OF COMPULSORY CONTRIBUTIONS

 

Article 4. Bases for calculating compulsory contributions to the Fund

The bases for calculating compulsory contributions for tobacco manufacturers and importers are the excise tax-liable prices of tobacco and compulsory contribution percentage.

Compulsory contribution = Compulsory contribution percentage x excise tax-liable price.

Of which:

- Compulsory contribution percentage (%) shall be implemented according to the roadmap: 1% from May 1, 2013; 1.5% from May 1, 2016; 2% from May 1, 2019.

- The excise tax-liable prices of tobacco shall comply with the law provisions on excise tax.

Article 5. Dossiers, time limit and places for submission of compulsory contribution declaration dossiers

1. A compulsory contribution declaration dossier shall comprise:

a) For domestically manufactured tobacco (including tobacco purchased for export but sold domestically):

- A compulsory contribution declaration, made according to the Form No. 01/DGBB enclosed with this Circular;

- A copy of the excise tax declaration of the same period.

b) For imported tobacco

- A compulsory contribution declaration, made according to the Form No. 02/DGBB enclosed with this Circular;

- A copy of the customs declaration registered in accordance with the law provisions on customs.

Copies of documents specified in this Clause must be certified as true copies by the tobacco manufacturer and importer.

2. The time limit for submission of compulsory contribution declaration dossiers:

Compulsory contributions must be declared together with excise tax, and be declared and assessed by the0 tobacco manufacturer or importer.

Specifically:

a) For imported tobacco, a compulsory contribution declaration dossier shall be made each time when the compulsory contribution obligation arises and the time limit for submission hereof to the Fund shall be after the customs declaration is registered and before the goods is cleared and released;

b) For domestically manufactured tobacco, compulsory contributions shall be declared on a monthly basis and submitted no later than the twentieth day of the month following the month in which the compulsory contribution obligation arises;

c) For tobacco purchased for export but sold domestically, a compulsory contribution declaration dossier shall be made each time when the compulsory contribution obligation arises and submitted no later than the tenth day from the date the compulsory contribution obligation arises. The date on which the compulsory contribution obligation arises is the date on which the tobacco purchased for export are sold domestically;

d) In the case where a compulsory contribution declaration dossier of a tobacco manufacturer or importer does not comply with regulations, the Fund shall send the tobacco manufacturer or importer a written notice requesting for completing the dossier, and the time limit for supplementing and resubmitting the compulsory contribution declaration dossier is 07 days from the issuing date of the Fund's notice.

3. Places for submission of compulsory contribution declaration dossiers:

a) A compulsory contribution declaration dossier according to the submission time limit specified in Clause 2 of this Article shall be submitted directly or by post or courier services to the headquarter of the Fund for prevention and control of tobacco harms. In cases of submission by post or courier services, the date of submitting the compulsory contribution declaration dossier shall be determined as the date on which the Fund receives the compulsory contribution declaration dossier, which is confirmed on the delivery note of the courier service provider.

b) Address of the Fund:

The Fund for prevention and control of tobacco harms - the Ministry of Health

No. 138A Giang Vo - Hanoi

Phone/fax: 04.62733379

4. Domestically manufactured tobacco that a manufacturer sells or entrusts to an export business establishment for export under an economic contract shall not be subject to declaration or payment of compulsory contributions.

Article 6. Time limit and account for payment of compulsory contributions

Tobacco manufacturers and importers must pay compulsory contributions into the Fund's account at the same time as paying excise tax. Specifically as follows:

1. For imported tobacco, importers must take responsibility and pay compulsory contributions before the goods is cleared or released. Customs offices shall coordinate with the Fund in accordance with Article 8 of this Circular.

2. For domestically manufactured tobacco and tobacco purchased for export but sold domestically, the time limit for payment of compulsory contributions is the last day of the time limit for submission of compulsory contribution declaration dossiers as prescribed in Clause 2, Article 5 of this Circular.

3. The Fund’s account for payment of compulsory contributions:

Account name: FUND FOR PREVENTION AND CONTROL OF TOBACCO HARMS

Account number: 212-10-00-058986-8

Opened at: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV), Tay Ho branch.

The bank’s address: No. 47 Phan Dinh Phung, Hanoi

Article 7. Accounting for compulsory contributions

Tobacco manufacturers and importers may account compulsory contributions as deductible expenses when determining income subject to enterprise income tax if they have documents for payment of compulsory contributions according to regulations.

Article 8. Inspection and guidance on payment of compulsory contributions of tobacco manufacturers and importers

1. The Fund for prevention and control of tobacco harms shall assume the prime responsibility for inspecting the collection and payment of compulsory contributions of tobacco manufacturers and importers; tax offices, customs offices and the State Treasury shall coordinate upon the Fund’s request. Tax offices and customs offices shall coordinate with the Fund in providing information on tax bases of relevant tobacco manufacturers and importers, and excise tax amounts paid to serve for monitoring and inspecting the declaration and payment of compulsory contributions.

2. After the tax and customs examination and inspection, if the excise tax-liable prices are not in accordance with the law provisions on excise tax and must be adjusted, tax offices or customs offices shall notify the Fund.

3. For imported tobacco or tobacco purchased domestically for export but sold domestically, after the conclusion of tax and customs examination and inspection, if the excise tax-liable prices that serve as bases for calculating compulsory contributions must be adjusted, importers or domestic sellers shall adjust the payable amounts of compulsory contributions no later than the tenth day from the date on which the inspection and examination conclusion is received.

For domestically manufactured tobacco, after the conclusion of tax examination and inspection, if the excise tax-liable prices that serve as bases for calculating compulsory contributions must be adjusted, tobacco manufactures shall adjust the payable amounts of compulsory contributions in the month or quarter following the month or quarter in which the inspection and examination conclusion is received.

4. Since May 1, 2013, all violations related to compulsory contributions shall be handled in accordance with the law on sanctioning of administrative violations in the field of health.

5. The Fund shall be responsible for notifying tobacco manufacturers and importers of places for receipt of compulsory contribution declaration dossiers and the Fund's account to pay compulsory contributions.

 

Chapter III

MANAGEMENT OF OTHER FINANCIAL RESOURCES

 

Article 9. Other financial sources

1. The Fund may receive voluntary contributions, donations, sponsorships, and aid from domestic organizations and individuals, international organizations, foreign organizations and individuals in accordance with the law provisions, and other lawful revenues specified at Point c, Clause 1, Article 30 of the Law on Prevention and Control of Tobacco Harms.

2. The Fund may proactively mobilize and receive other financial sources in accordance with the Fund's regulations and the State’s relevant regulations.

Article 10. Management of funding sources from international organizations, foreign organizations and individuals and other lawful revenues

1. The receipt, management and use of aid from official development assistance sources shall be carried out in accordance with the Regulation on management and utilization of official development assistance issued together with the Government’s Decree No. 38/2013/ND-CP dated April 23, 2013, on management and utilization of official development assistance (ODA) and concessional loans from donors, and relevant amending, supplementing or guiding legal documents.

2. The reception, management and utilization of foreign non-governmental aid shall be carried out in accordance with the Regulation on management and utilization of foreign non-governmental aid issued together with the Government’s Decree No. 93/2009/ND-CP October 22, 2009, and relevant amending, supplementing or guiding legal documents.

3. The reception, management and utilization of other lawful revenues (if any) shall be carried out in accordance with relevant current regulations.

 

Chapter IV

FINANCIAL MANAGEMENT OF THE FUND'S OPERATIONS

 

Article 11. Support tasks of the Fund

The Fund shall support activities of prevention and control of tobacco harms in accordance with Article 29 of the Law on Prevention and Control of Tobacco Harms. The support contents are specified as follows:

1. With regard to communication on tobacco harms and the prevention and control of tobacco harms suitable to each target group:

a) Costs for editing and producing documentaries, seminars, advertisements, films, or royalties for writing articles about tobacco harms and prevention and control of tobacco harms for publishing on mass media, including newspapers, radio stations, television stations including e-publications;

b) Costs for radio and television broadcasting of news, documentaries, seminars, advertisements, and films about tobacco harms and prevention and control of tobacco harms; and costs for publishing on mass media;

c) Costs for construction, production or import and distribution of publications, communication products, and documents serving communication activities;

d) Expenses for dissemination of policies and laws on prevention and control of tobacco harms;

dd) Expenses for organization of activities to respond to national no-tobacco week;

e) Expenses for supporting activities of mobile propaganda teams during propaganda campaigns in communities and units:

- Expenses for fuel or vehicle rental, documentary photos and other activities;

- Expenses for supporting participants in mobile propaganda teams.

2. With regard to building and developing pilot models of tobacco smoke-free communities, agencies and organizations; developing and widely expanding effective models:

a) Expense for supporting pilot models of tobacco smoke-free communities, agencies and organizations:

- Expenses for information, education, and behavior change communication activities; prevention and control of tobacco harms; dissemination of laws and other issues related to the prevention and control of tobacco harms in communities, agencies and organizations, including:

+ Organizing sessions, media education classes, and topical talks appropriate to professional activities on prevention and control of tobacco harms;

+ Supporting communication activities in communities, agencies and organizations, including communication materials, broadcasting (building, editing, broadcasting), renewing or repairing posters and slogans.

- Expenses for supporting the integration of activities related to prevention and control of tobacco harms into socio-economic development programs of ministries, branches and localities; mass movements, sports, cultural and arts activities, and other social activities of agencies and units;

- Expenses for organizing conferences for preliminary review, review, training to deploy work tasks, and seminars for exchanging professional expertise on prevention and control of tobacco harms;

- Expenses for training and re-training courses to improve professional expertise for officials in charge of prevention and control of tobacco harms at establishments;

- Remunerations for collaborators participating in behavior change propaganda and campaigning.

b)  Expenses for research and evaluation before and after intervention of models;

c) Costs for construction, production, duplication and distribution of pilot model guidance documents;

d) Expenses for supporting replication of pilot models that have been implemented well in previous periods;

dd) Expenses for organizing re-training courses, seminars, and domestic and international conferences to exchange experiences on building tobacco smoke-free unit models;

e) Expenses for organizing conferences to review, praise and commend units and individuals that have outstanding performance;

g) Expenses for building a system to monitor and supervise the implementation of a tobacco smoke-free environment;

h) Expenses for training in inspection and supervision of a tobacco smoke-free environment;

i) Expenses for organizing monitoring and supervision of the implementation of a tobacco smoke-free environment.

3. With regard to organizing community-based campaigns and initiatives on prevention and control of tobacco harms; providing consultancy on organization of separate smoking areas in public places:

a) Expenses for organizing research and innovation contests on prevention and control of tobacco harms, including:

- Expenses for compiling exam questions and answers;

- Expenses for advertising contents on newspapers, radio and television;

- Expenses for marking exams, supporting competition judges, and announcing exam results;

- Remunerations for members of the Organizing Committee;

- Payment of prizes;

- Expenses for organizing awards;

- Expenses for summing up and reporting contest results.

b) Meeting expenses;

c) Costs for hiring experts to build, guide and advise on organizing designated areas for smokers in public locations.

4. With regard to organizing tobacco use cessation:

a) Expenses for supporting research to evaluate the effectiveness of tobacco use cessation methods, and researching on tobacco use cessation methods suitable to Vietnam's economic and social conditions;

b) Expenses for developing and disseminating communication materials and instructional materials on tobacco use cessation;

c) Expenses for implementing and applying tobacco use cessation methods;

d) Expenses for supporting medical establishments in setting up tobacco use cessation and counselling units;

dd) Expenses for supporting tobacco use cessation support activities such as telephone counselling or online counselling or offline counselling;

e) Expenses for organizing conferences, seminars to summarize and exchange experience and effective methods of tobacco use cessation;

g) Expenses for organizing training courses for health workers and community health workers on tobacco harms and tobacco use cessation methods;

h) Costs for establishing and maintaining a data management system on tobacco use cessation services.

5. With regard to building and deploying pilot models of community-based tobacco use cessation, and developing and widely expanding effective models:

a) Expenses for deploying pilot models of community-based tobacco use cessation;

b) Expenses for research, development, evaluation, monitoring and replication of community-based tobacco use cessation models.

6. With regard to conducting research to produce evidence for the prevention and control of tobacco harms, including activities:

a) Expenses for research, development of solutions to prevent and control tobacco harms, and production, duplication and publication of research and evidence for the prevention and control of tobacco harms;

b) Expenses for investigation, survey, synthesis, and copyright payment of information, data, and documents serving the development of solutions to prevent and control tobacco harms in accordance with the Law on Prevention and Control of tobacco harms.

7. With regard to developing, supporting and raising capacity for the network of collaborators on prevention and control of tobacco harms, including activities:

a) Remunerations for articles and presentations;

b) Expenses for organizing training and re-training courses to raise capacity for the network of collaborators working on prevention and control of tobacco harms;

c) Remunerations for collaborators on prevention and control of tobacco harms in provinces and cities.

8. With regard to developing contents and introducing education about tobacco harms and prevention and control of tobacco harms into the educational programs suitable to each educational level:

a) Costs for developing, producing and distributing teaching materials on prevention and control of tobacco harms;

b) Expenses for training teachers in high schools and lecturers at medical and pharmaceutical universities on prevention and control of tobacco harms;

c) Expenses for piloting teaching materials on prevention and control of tobacco harms into the curriculum in high schools and medical and pharmaceutical universities;

d) Expenses for evaluating the effectiveness of teaching the prevention and control of tobacco harms in high schools, medical and pharmaceutical universities;

dd) Expenses for replicating the inclusion of contents related to prevention and control of tobacco harms into the curriculum in high schools and medical and pharmaceutical universities;

e) Expenses for building distance education programs on prevention and control of tobacco harms through television and Voice of Vietnam radio.

9. With regard to applying measures to help tobacco growers, tobacco material processors and tobacco manufacturing workers change their occupations, including:

- Expenses for research and evaluation of occupational change solutions for tobacco growers;

- Expenses for short-term vocational training, support for job consulting and introduction at job centers.

10. Expenses for international cooperation activities on prevention and control of tobacco harms;

11. Expenses for monitoring, synthesizing and evaluating the performance of prevention and control of tobacco harms;

12. Other expenses related to the support tasks of the Fund for prevention and control of tobacco harms in accordance with the law provisions.

The contents of support expenses specified in this Article include expenses for outbound and inbound delegations, payments for consultants, expenses for organization of domestic and international training, conferences and seminars, and expenses for investigations and surveys, and working-trip allowance.

Article 12. Conditions for receiving support from the Fund

Conditions for receiving support from the Fund shall be carried out in accordance with Article 22 of the organization and operation charter of the Fund, specifically as follows:

1. Organizations and individuals shall propose to the Fund to carry out activities on prevention and control of tobacco harms in Vietnam in accordance with Article 11 of this Circular.

2. Submitting dossiers requesting support for activities on prevention and control of tobacco harms in accordance with the Fund's regulations.

3. Satisfying requirements on capacity to request for support. The criteria, order and procedures for commenting and evaluating organizations and individuals that satisfy requirements on capacity to request for support shall be decided by the Fund Management Council, specifically on the following principles:

a) With regard to organizations, they must have an establishment decision or a written approval for operations by a competent authority, clearly stating the functions and tasks related to activities requested for support;

b) With regard to individuals, they must have degrees, certificates, and professional experience related to activities requested for support.

4. Direct or indirect sponsorship from tobacco manufacturers and traders shall not be accepted. Organizations and individuals receiving support must make a written commitment to the Fund.

Article 13. Levels and procedures for approval of financial support

The levels and procedures for approval of financial support for tobacco harm prevention and control activities shall be carried out in accordance with Article 23 of the Fund's organization and operation charter, specifically as follows:

1. The levels of financial support for each activity supported by the Fund shall be decided by the Fund Director based on the plan on activities and funding allocation approved by the Council, suitable to the nature, scale and content of activities requested for support specified in Article 11 of this Circular and the funding sources of the Fund.

2. The expenditure levels for each activity shall be carried out in accordance with the Fund's operating expenditure regulation decided by the Fund Director based on the agreement of the Fund Management Council. The expenditure levels shall be built based on the actual conditions but must ensure the economical, efficient and synchronous basis among partners receiving support.

a. For expenditure contents similar to the expenditure contents prescribed by the State, the expenditure levels must comply with the State's regulations;

b. For specific expenditure contents not prescribed in the current expenditure regime, the Fund Director shall decide on the expenditure levels based on the agreement of the Fund Management Council. The expenditure levels shall be built based on the actual conditions but must ensure the economical, efficient and synchronous basis among partners receiving support, or in cases where the expenditure levels prescribed by the State have not been adjusted promptly compared to the actual conditions, the expenditure levels shall be built based on the actual conditions and agreement with support recipients but must not exceed 02 times the expenditure levels prescribed by the State. These adjusted expenditure levels shall be finally decided by the Fund Director on based on the agreement of the Fund Management Council and supplemented to the Fund's operating expenditure regulation.

3. Procedures and dossiers requesting for support shall be carried out in accordance with the Fund's regulation on operations issued by the Fund Director.

4. The commitment to support and utilization of financial support shall be made through a contract signed between the Fund Director and organizations or individuals, made according to the form issued by the Fund Director.

5. The Fund Director shall decide on the financial support levels within the competence approved by the Chairperson of the Council; If the financial support levels are beyond the Fund Director’s competence, the Chairperson of the Council shall decide on the financial support levels based on the proposal of the Fund Director.

Article 14. Monitoring and inspection of financial support utilization

1. Financial support must be provided to proper subjects and purposes, and must be disbursed according to the implementation progress of the support proposal.

2. The Fund shall carry out periodic and ad-hoc inspections of activities supported by the Fund during the implementation process to ensure compliance with the terms committed in the contract.

3. Monitoring, inspection and handling of violations by organizations and individuals using the Fund's financial support shall be carried out in accordance with the Fund's regulation on operations and relevant applicable laws.

4. During the implementation process, the Fund's Executive Director may adjust the support levels and disbursement schedule according to the actual situation to ensure the effectiveness of the support proposal, and must be responsible for his/her decision.

Article 15. Responsibilities of organizations and individuals receiving support from the Fund

1. Complying with the terms stated in signed support contracts;

2. Utilizing financial support for proper purposes and in accordance with the Fund's standards; periodically reporting on the utilization of financial support in accordance with the Fund's regulations;

3. Performing settlement directly with the Fund in accordance with the Fund's regulations;

4. Being suspended from support, canceled support contracts and requested to be handled by competent authorities in accordance with the law provisions and the Fund's regulations in the following cases:

a) Violation against the provisions of support contracts;

b) Detection of fraud or misuse of financial support compared to the original commitment;

c) Individuals have committed a criminal offense or other legal dispute affecting the implementation progress of financial support;

5. Organizations and individuals receiving support from the Fund shall comply with the Fund's periodic and ad-hoc inspection and supervision.

 

Chapter V

FINANCIAL MANAGEMENT OF THE FUND'S MANAGEMENT AND ADMINISTRATION

 

Article 16. Salaries and bonuses

1. Salaries and allowances for employees shall be paid based on their productivity, quality, work efficiency and the law provisions on salaries and wages.

2. Employees may enjoy a salary regime with an increased adjustment coefficient, but their total annual income must not exceed 03 times the salary fund for each level and position in the year as prescribed by the State for public non-business units.

3. The Fund’s Director shall organize the development and promulgation of salary regulations in accordance with the law provisions and Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 17. Rights and obligations of employees

1. Employees have the following rights:

a) Enjoying benefits under labor contracts, employment contracts and in accordance with the law provisions;

b) Implementing social insurance, health insurance, and unemployment insurance policies in accordance with the law provisions;

c) Upon the working duration at the Fund, participating in work, study, visit and survey domestically and abroad when necessary as assigned by the Fund’s Director and in accordance with the law provisions.

2. Employees have the following obligations:

a) Fully complying with agreements in labor contracts signed with employers;

b) Abiding by the Fund's internal regulations and labor discipline and applicable laws.

Article 18. Commendation and handling of violations

1. Organizations and individuals that have outstanding achievements and make great contributions to the Fund shall be commended by the Fund or requested to be commended by competent authorities in accordance with the law provisions on emulation and commendation, and the Fund's regulations;

2. Handling of violations:

a) The Fund’s cadres, public employees, and workers that violate the Fund's regulations, depending on the severity of violations, shall be handled in accordance with the law provisions and the Fund's regulations;

b) Organizations and individuals receiving support from the Fund that violate the provisions of support contracts shall be suspended from support, canceled support contracts and requested to be handled by competent authorities in accordance with the law provisions and the Fund’s regulations. In the case where the financial support is used for improper purposes, they must return such amount to the Fund.

Article 19. Expenditures of the Fund

1. Expenses for activities specified in Article 11 of this Circular.

2. Costs for administrative management to run the Fund's operations, including:

a) Personal payments: salaries, wages, allowances; salary-based contributions, bonuses, collective benefits and other payments to individuals as prescribed;

b) Payments for public services; rentals; expenses for office supplies; expenses for communications; expenses for conferences; domestic work-trip allowances; expenses for outbound and inbound delegations; expenses for uniforms; expenses for regular repairs of fixed property to serve the Fund's operations;

c) Office rentals, costs for purchase of property, equipment, vehicles, and supplies to serve the Fund's operations;

d) Annual dues paid to international organizations;

dd) Other expenses serving the management and administration of the Fund in accordance with the law provisions.

3. Expenditure management regime:

a) Based on the annual management expenditure estimate approved by the Chairperson of the Fund Management Council and lawful revenues, the Fund may apply autonomy regulations on payroll and finance in accordance with the organization and operations charter of the Fund and specific regulations in this Circular.

b) The Fund’s Director shall develop operating expenditure regulations for the Fund's support activities and internal expenditure regulations for administrative management expenses as guided in this Circular, submit them to the Fund Management Council for approval as a basis for implementation, decide on expenditure and be responsible before the law.

c) The Fund must not account for the following expenses:

- Expenses that have been covered by other funding sources;

- Damages that have been compensated by a third party;

- Expenses that do not have enough legal invoices and documents in accordance with the law provisions.

Article 20. Establishment and utilization of commendation funds and welfare funds

1. The Fund may establish a commendation fund and a welfare fund from the difference in annual financial income and expenditure of the Fund. For the 02 (two) commendation fund and welfare fund, the maximum deduction level shall not more than 03 (three) months of average salaries and wages made during the year.

2. The utilization of funds is specified as follows:

a) The commendation fund shall be utilized for year-end or periodic commendation for cadres, public employees, and workers of the Fund in accordance with Clause 1, Article 34 of the Fund Charter; commendation for individuals and units outside the Fund that have relationships and make great contribution to the Fund's operations. The commendation levels shall be decided by the Chairperson of the Fund Council.

b) The welfare fund shall be utilized to invest in construction or repair of the Fund's welfare works, and to pay for sports, cultural and public welfare activities of cadres, public employees, and workers of the Fund; pay regular and unexpected hardship allowances for cadres, public employees, and workers of the Fund; contribute to social welfare funds and spend on other welfare activities. The utilization of the welfare fund must be recorded in the Fund's internal expenditure regulations based on the proposal of the Fund's Trade Union Executive Committee.

Article 21. Management, procurement and use of property

1. Investment, procurement, management and use of fixed property serving the Fund's operations shall be carried out in accordance with the Law on management and use of state property and guiding documents.

2. The Fund may liquidate and sell poor-quality property, damaged property that cannot be restored, technically-outdated property, property that no longer need to be used or are used ineffectively. Upon the liquidation or sale of property, the Fund must value the property and organize an auction in accordance with the law provisions.

The amount of money obtained from the difference due to liquidation or sale of property with the remaining value of the property on accounting books and liquidation or sale costs (if any) shall be kept for use in regenerating property, investing in building facilities, and renovating equipment.

3. In cases of loss of the Fund's property, the Fund must clearly determine the cause and handle:

a) If the property is lost due to the fault of a collective or individual, such collective or individual must compensate in accordance with the law provisions.

b) If the property has been insured in accordance with the law provisions, it shall be handled under the insurance contract.

4. The Fund must conduct an inventory of property in accordance with applicable regulations.

 

Chapter VI

ACCOUNTING AND STATISTICAL REGIMES

 

Article 22. Accounting regimes

1. The Fund is an independent accounting organization. The Fund must organize accounting work and apparatus, appoint a chief accountant or arrange a person in charge of accounting in accordance with current regulations.

2. The Fund's financial performance results are the difference between financial revenues and expenditures during the year, determined by the total income minus total expenses incurred during the year.

3. The Fund's fiscal year begins on January 1 and ends at the end of December 31 of that calendar year.

4. The Fund must organize and carry out accounting work in accordance with the Law on Accounting and its guiding documents.

The Fund shall perform accounting according to the public administrative accounting regime promulgated together with the Minister of Finance’s Decision No. 19/2006/QD-BTC dated March 30, 2006; the Ministry of Finance’s Circular No. 185/2010/TT-BTC dated November 15, 2010, amending and supplementing the public administrative accounting regime and documents amending and supplementing the public administrative accounting regime of the Minister of Finance, for implementing the Fund's accounting work.

5. The Fund shall be subject to financial and accounting inspection by the Ministry of Health, the Ministry of Finance and other competent authorities in accordance with applicable regulations.

The Fund shall be subject to accounting inspection in accordance with the Law on Accounting and its guiding documents.

Article 23. Statistical regimes

The Fund shall carry out statistical work in accordance with the Law on Statistics and its guiding documents.

 

Chapter VII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 24. Effect

This Circular takes effect from May 31, 2014.

Tobacco manufacturers and importers shall declare, assess and pay compulsory contributions by themselves for domestically manufactured tobacco sold and imported from May 1, 2013 as guided in Chapter II of the Circular within 30 days from the effective date of this Circular, and shall not be sanctioned for administrative violations in the health field for late payment of compulsory contributions arising during the period from May 1, 2013 to the effective date of this Circular.

During the course of implementation, if relevant documents mentioned in this Circular are amended, supplemented or replaced, the newly amended, supplemented or replaced documents shall prevail.

Article 25. Responsibilities for implementation

Any problems arising during the course of implementation shall be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration./.

 

For the Minister

The Deputy Minister

VU THI MAI

Download file for full Appendix

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 45/2014/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 45/2014/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất