Thông tư 32/2015/TT-NHNN giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn của quỹ tín dụng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 32/2015/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 32/2015/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 31/12/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Thông tư số 32/2015/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm: Tỷ lệ an toàn vốn; Tỷ lệ khả năng chi trả; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn và Giới hạn cho vay.
Thông tư nêu rõ, Quỹ tín dụng nhân dân phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%; duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong ngày làm việc tiếp theo và trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc tiếp theo tối thiểu bằng 01; duy trì tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn tối đa bằng 30%...
Về giới hạn cho vay, Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của Quỹ; trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15%. Đồng thời, Quỹ không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với điều kiện ưu đãi đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ; Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán và thanh tra viên đang thanh tra tại Quỹ; Doanh nghiệp có một trong những đối tượng nêu trên sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.
Từ ngày 01/01/2020, Thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2019/TT-NHNN.
Xem chi tiết Thông tư32/2015/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 32/2015/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 32/2015/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015 |
THÔNG TƯ
Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
của quỹ tín dụng nhân dân
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
QUY ĐỊNH CHUNG
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(i) Người quản lý, thành viên ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(ii) Vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(iii) Pháp nhân mà khách hàng sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(i) Vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của cá nhân đó;
(ii) Pháp nhân mà khách hàng là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó hoặc vợ, chồng, cha (bao gồm cả cha nuôi, cha dượng, cha chồng, cha vợ); mẹ (bao gồm cả mẹ nuôi, mẹ kế, mẹ chồng, mẹ vợ); con (bao gồm cả con nuôi, con rể, con dâu, con riêng của chồng hoặc vợ); anh, chị, em (bao gồm cả anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, anh rể, chị dâu, em rể, em dâu) của khách hàng là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của pháp nhân đó;
(iii) Hộ gia đình mà khách hàng là thành viên của hộ gia đình đó;
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
CÁC TỶ LỆ, GIỚI HẠN BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Tỷ lệ an toàn vốn = |
Vốn tự có |
x 100 |
Tổng tài sản "Có" rủi ro |
- Vốn tự có được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản “Có” được xác định theo mức độ rủi ro quy định tại khoản 4 Điều này.
Vốn cấp 1 gồm:
(i) Vốn điều lệ;
(ii) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định;
(iii) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
(iv) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ;
(v) Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho quỹ tín dụng nhân dân;
(vi) Lợi nhuận không chia.
Vốn cấp 1 phải trừ đi các khoản sau:
(i) Lỗ lũy kế (nếu có);
(ii) Số vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã;
(i) Quỹ dự phòng tài chính;
(ii) Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro;
Việc xác định cụ thể vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
(ii) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
(iii) Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã;
(iv) Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền, tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân;
(v) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành;
(i) Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(ii) Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
Việc xác định cụ thể giá trị tài sản "Có" rủi ro được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Tỷ lệ khả năng chi trả = | Tài sản "Có" có thể thanh toán ngay |
|
Tài sản "Nợ" phải thanh toán |
|
A = |
(B - C) |
x 100 |
D |
- A: tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.
- B: tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
- C: tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn quy định tại khoản 4 Điều này.
- D: nguồn vốn ngắn hạn quy định tại khoản 5 Điều này.
(i) Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân;
(ii) Khoản vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
(i) Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của tổ chức, cá nhân;
(ii) Khoản vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.
BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Quỹ tín dụng nhân dân báo cáo việc thực hiện các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Quỹ tín dụng nhân dân, cá nhân có liên quan vi phạm các quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
Trường hợp Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các biện pháp xử lý, tiến độ thực hiện, thời hạn thực hiện, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu.
(i) Danh sách khách hàng và các khoản cho vay đối với từng khách hàng vượt giới hạn;
(ii) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo quy định, bao gồm cả việc thu hồi nợ, tăng vốn điều lệ.
Sau thời hạn chuyển tiếp tại phương án xử lý quy định tại Điều 12 Thông tư này hoặc sau thời hạn tối đa do Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu, quỹ tín dụng nhân dân không khắc phục được vi phạm thì tùy theo mức độ, tính chất rủi ro, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết bao gồm cả biện pháp tái cơ cấu theo quy định của pháp luật, thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
(i) Thanh tra, giám sát, xử lý đối với các hành vi vi phạm của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
(ii) Tiếp nhận quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân chỉnh sửa, bổ sung quy định nội bộ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này;
(iii) Thẩm định phương án xử lý, yêu cầu bổ sung, sửa đổi phương án xử lý chuyển tiếp của quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy phương án xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa bảo đảm tính khả thi) theo quy định tại khoản 2 Điều 12, điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư này;
(iv) Gửi quy định nội bộ, kết quả thẩm định phương án xử lý chuyển tiếp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để phối hợp trong quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC 1
VIỆC XÁC ĐỊNH VỐN TỰ CÓ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
1. Vốn cấp 1:
Đơn vị tính: triệu đồng
Mục |
Cấu phần |
Cách xác định |
Ví dụ |
1 |
Vốn điều lệ (vốn đã góp của thành viên) |
Lấy số liệu Vốn điều lệ trong khoản mục vốn của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
300 |
2 |
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định |
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trong khoản mục vốn của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
15 |
3 |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
50 |
4 |
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ |
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
100 |
5 |
Vốn của các tổ chức, cá nhân tài trợ không hoàn lại cho Quỹ tín dụng nhân dân |
Lấy số liệu Vốn khác trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
50 |
6 |
Lợi nhuận không chia |
Xác định theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư này. |
85 |
7 |
Cấu phần vốn cấp 1 |
= (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) |
600 |
8 |
Lỗ lũy kế |
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm tính tỷ lệ an toàn vốn. |
0 |
9 |
Vốn góp vào ngân hàng hợp tác xã |
Lấy số liệu Góp vốn vào ngân hàng hợp tác xã trong khoản mục Góp vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán. |
10 |
|
Vốn cấp 1 |
= (7) - (8) - (9) |
590 |
10 |
Quỹ dự phòng tài chính |
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản mục Quỹ của quỹ tín dụng trên Bảng cân đối kế toán. |
10 |
11 |
Dự phòng chung |
Lấy số liệu Dự phòng chung trong khoản mục Dự phòng rủi ro cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước trên Bảng cân đối kế toán, nhưng tối đa không quá 1,25% tài sản có rủi ro. |
10 |
|
Vốn cấp 2 |
= (10) + (11) |
20 |
|
Vốn tự có |
= Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2 |
610 |
12 |
100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật |
100% tổng số dư nợ của tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định. |
10 |
|
Vốn tự có để tính tỷ lệ an toàn vốn |
= Vốn tự có - (12) |
600 |
PHỤ LỤC 2
GIÁ TRỊ TÀI SẢN "CÓ” RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Đơn vị tính: triệu đồng
Mục |
Cấu phần |
Số tiền |
Hệ số rủi ro |
Giá trị tài sản "Có" rủi ro |
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
|
Nhóm tài sản “Có” (TSC) có hệ số rủi ro 0% |
|
|
= (a) + (b) + (c) + (d) + (đ) + (e) |
a |
Tiền mặt |
32 |
0% |
0 |
b |
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
0 |
0% |
0 |
c |
Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã |
40 |
0% |
0 |
d |
Dư nợ cho vay có bảo đảm toàn bộ bằng tiền, tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành |
0 |
0% |
0 |
đ |
Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành |
0 |
0% |
0 |
e |
Dư nợ cho vay bằng vốn ủy thác theo quy định về ủy thác |
0 |
0% |
0 |
|
Nhóm TSC có hệ số rủi ro 20% |
|
|
= (g) + (h) |
g |
Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
0 |
20% |
0 |
h |
Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng giấy tờ có giá do tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành |
0 |
20% |
0 |
|
Nhóm TSC có hệ số rủi ro 50% |
|
|
= (i) |
i |
Dư nợ cho vay được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay |
3.000 |
50% |
1.500 |
|
Nhóm TSC có hệ số rủi ro 100% |
|
|
= (k) + (I) |
k |
Tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân |
2.500 |
100% |
2.500 |
l |
Các tài sản “Có” khác còn lại trên bảng cân đối kế toán ngoài các khoản đã được phân loại vào nhóm hệ số rủi ro 0%, 20%, 50% |
400 |
100% |
400 |
|
Tổng tài sản “Có” rủi ro |
|
|
4.400 |
PHỤ LỤC 3
MẪU BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TÀI SẢN "CÓ" CÓ THỂ THANH TOÁN NGAY VÀ
CÁC TÀI SẢN "NỢ" PHẢI THANH TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục |
Giá trị trên sổ sáchGiá trị trên sổ sách |
Tỷ lệ xác định |
Giá trị để tính toánGiá trị để tính toán |
Tổng cộng |
Căn cứ xác định thời gian đến hạn /Ghi chú |
||
Ngày làm việc tiếp theo |
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 |
Ngày làm việc tiếp theo |
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 |
|
|
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) = (1) x (3) |
(5) = (2) x (3) |
(6) = (4) + (5) |
|
|
I. Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay |
164 |
307 |
|
143,1 |
247,3 |
390,4 |
|
1. Tiền mặt tại quỹ |
20 |
Không điền |
100% |
20 |
Không điền |
20 |
Số dư cuối ngày hôm trước |
2. Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước |
0 |
Không điền |
100% |
0 |
Không điền |
0 |
Số dư cuối ngày hôm trước |
3. Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã (3.1+3.2) |
32 |
60 |
100% |
32 |
60 |
92 |
Tiền gửi tại ngân hàng hợp tác xã trừ số tiền gửi điều hòa tối thiểu phải duy trì theo quy định của pháp luật (nếu có); |
3.1. Không kỳ hạn |
12 |
Không điền |
100% |
12 |
Không điền |
12 |
Số dư cuối ngày hôm trước |
- Gốc |
10 |
Không điền |
100% |
10 |
Không điền |
10 |
|
- Lãi |
2 |
Không điền |
100% |
2 |
Không điền |
2 |
|
3.2. Có kỳ hạn |
20 |
60 |
100% |
20 |
60 |
80 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng tiền gửi |
- Gốc |
18 |
50 |
100% |
18 |
50 |
68 |
|
- Lãi |
2 |
10 |
100% |
2 |
10 |
12 |
|
4. Tiền gửi thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài |
30 |
Không điền |
100% |
30 |
Không điền |
30 |
Số dư cuối ngày hôm trước |
5. Dư nợ đến hạn thanh toán của các khoản cho vay (trừ nợ xấu) có bảo đảm bằng tài sản |
22 |
89 |
80% |
17,6 |
71,2 |
88,8 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
- Gốc |
20 |
80 |
80% |
16 |
64 |
80 |
|
- Lãi |
2 |
9 |
80% |
1,6 |
7,2 |
8,8 |
|
6. Dư nợ đến hạn thanh toán của các khoản cho vay (trừ nợ xấu) không có bảo đảm bằng tài sản |
30 |
110 |
75% |
22,5 |
82,5 |
105 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
- Gốc |
28 |
100 |
75% |
21 |
75 |
96 |
|
- Lãi |
2 |
10 |
75% |
1,5 |
7,5 |
9 |
|
7. Dư nợ đến hạn của các khoản nợ khác phải thu |
30 |
48 |
70% |
21 |
33,6 |
54,6 |
Lấy số tiền chắc chắn sẽ thu được phát sinh từ việc thực hiện “Tài sản Có khác” theo hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân và các văn bản khác có liên quan, điền vào các cột thích hợp tương ứng với ngày phát sinh dòng tiền. |
II. Tài sản “Nợ” phải thanh toán (II=1+2+3+4) |
102 |
211 |
|
73,1 |
211 |
284,1 |
|
1. Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đến hạn thanh toán |
22 |
116 |
100% |
22 |
116 |
138 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng tiền gửi |
- Gốc |
20 |
105 |
100% |
20 |
105 |
125 |
|
- Lãi |
2 |
11 |
100% |
2 |
11 |
13 |
|
2. Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng |
34 |
Không điền |
15% |
5,1 |
Không điền |
5,1 |
Số dư bình quân trong thời gian 30 ngày liền kề trước kể từ ngày hôm trước |
- Gốc |
30 |
Không điền |
15% |
4,5 |
Không điền |
4,5 |
|
- Lãi |
4 |
Không điền |
15% |
0,6 |
Không điền |
0,6 |
|
3. Các khoản vay từ tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính khác đến hạn thanh toán |
16 |
95 |
100% |
16 |
95 |
111 |
Theo kỳ hạn trên hợp đồng vay |
- Gốc |
15 |
90 |
100% |
15 |
90 |
105 |
|
- Lãi |
1 |
5 |
100% |
1 |
5 |
6 |
|
4. Các khoản nợ khác đến hạn thanh toán |
30 |
0 |
100% |
30 |
0 |
30 |
Lấy số tiền phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ của “Các khoản nợ khác” theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân và các văn bản khác có liên quan, điền vào các cột thích |
Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo/Tài sản “Nợ” phải thanh toán của ngày làm việc tiếp theoTài sản “Có” có thể thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo/Tài sản “Nợ” phải thanh toán của ngày làm việc tiếp theoTài sản “Có” có thể thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo/Tài sản “Nợ” phải thanh toán của ngày làm việc tiếp theoTài sản “Có” có thể thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo/Tài sản “Nợ” phải thanh toán của ngày làm việc tiếp theo |
=143,1/73,1 |
|
|
|
|||
Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo / Tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theoTài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo / Tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theoTài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo / Tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theoTài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo / Tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo |
|
|
= 390,4/284,1 |
|
Đồng thời, Phụ lục 03 được thay thế bởi Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-NHNN theo quy định tại khoản 1 Điều 2.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây