Thông tư 31/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 31/2003/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 31/2003/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: | 16/04/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 31/2003/TT-BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
TÀI CHÍNH SỐ 31/2003/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2003
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2002 - 2005
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 20/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kinh phí Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005; Công văn số 289/CP-KTTH ngày 21/3/2002 của Chính phủ về Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005.
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005 như sau:
PHẦN I: NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
- Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005 bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bố trí (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương); nguồn đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch; nguồn viện trợ của các tổ chức du lịch trong và ngoài nước; nguồn thu hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Tổng cục Du lịch là cơ quan chủ trì điều phối thực hiện Chương trình, chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình, hiệu quả sử dụng kinh phí toàn bộ Chương trình.
PHẦN II: NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
I/ LẬP DỰ TOÁN, PHÂN BỔ, CẤP PHÁT KINH PHÍ:
1/ Lập dự toán:
- Hàng năm, căn cứ nội dung, mục tiêu Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm đánh giá tình hình thực hiện Chương trình năm báo cáo, đề xuất nhu cầu nguồn lực năm kế hoạch của Chương trình, bao gồm: vốn ngân sách Nhà nước (vốn trong nước, vốn vay và viện trợ nước ngoài, đồng thời phân chia theo nguồn vốn đầu tư và vốn sự nghiệp); vốn huy động từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch; vốn khác (nếu có) gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đề xuất mức kinh phí bố trí từ ngân sách trung ương để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong kỳ kế hoạch trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2/ Phân bổ, giao kế hoạch, cấp phát kinh phí thực hiện Chương trình:
2.1/ Phân bổ vốn của Chương trình:
a/ Đối với kinh phí do ngân sách trung ương bảo đảm để thực hiện Chương trình:
- Đối với vốn hỗ trợ xây dựng hạ tầng du lịch các địa phương: Căn cứ tổng mức kinh phí được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch dự kiến phương án phân bổ cho các địa phương.
- Đối với kinh phí sự nghiệp: Tổng cục Du lịch chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phương án phân bổ kinh phí cho Tổng cục Du lịch (bao gồm cả phần do các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện) và phân bổ kinh phí cho địa phương đối với những nhiệm vụ do Tổng cục Du lịch uỷ quyền cho địa phương thực hiện, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đã được duyệt.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp trình cấp có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách đầu năm cho Tổng cục Du lịch và các địa phương.
b/ Đối với kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo: Căn cứ vào mục tiêu Chương trình hàng năm, Tổng cục Du lịch hướng dẫn các địa phương về nội dung công việc thực hiện Chương trình tại địa phương để địa phương bố trí vào dự toán ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác theo luật định cho việc thực hiện Chương trình. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân bổ kinh phí cho từng mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện trên địa bàn (bao gồm vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt cùng với việc phê duyệt phân bổ dự toán ngân sách địa phương hàng năm.
2.2/ Cấp phát kinh phí Chương trình:
a/ Đối với kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo để thực hiện Chương trình:
- Kinh phí Chương trình thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hỗ trợ xây dựng hạ tầng du lịch các địa phương, được cấp phát theo hình thức "bổ sung có mục tiêu" cho các địa phương theo quy trình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
- Kinh phí Chương trình thuộc nguồn vốn sự nghiệp:
+ Đối với những khối lượng công việc do Tổng cục Du lịch trực tiếp tổ chức thực hiện, Bộ Tài chính cấp phát kinh phí về Tổng cục Du lịch theo quy định hiện hành.
+ Đối với khối lượng công việc do nguồn ngân sách trung ương bảo đảm được Tổng cục Du lịch uỷ quyền cho địa phương thực hiện, Bộ Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí uỷ quyền về Sở Tài chính - Vật giá để cấp phát cho chủ dự án căn cứ theo dự toán được giao và quyết định phê duyệt thực hiện dự án của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đối với kinh phí viện trợ của Chương trình (nếu có) thực hiện theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản liên quan.
- Đối với khoản vốn huy động được từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, nguồn thu khác (nếu có), Tổng cục Du lịch được sử dụng vào các công việc thuộc nội dung Chương trình, nhưng phải tổng hợp vào báo cáo gửi Bộ Tài chính.
b/ Đối với nguồn vốn do ngân sách địa phương bảo đảm: Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, dự toán chi tiết sử dụng kinh phí của các đơn vị, Sở Tài chính- Vật giá thực hiện cấp phát kinh phí về các đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
II/ NỘI
DUNG VÀ CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TÀI CHÍNH THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH:
1/ Nội dung chi:
a/ Nội dung chi từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Chi đầu tư, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch, vùng du lịch, điểm du lịch.
b/ Nội dung chi từ nguồn vốn sự nghiệp:
- Chi làm và vận chuyển sản phẩm tuyên truyền, quảng bá về du lịch Việt Nam trong nước và nước ngoài;
- Chi tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước; xây dựng hệ thống thông tin du lịch.
- Chi xúc tiến quảng bá Du lịch Việt Nam trên các hệ thống thông tin, báo chí nước ngoài về đất nước, con người, tiềm năng và cơ chế chính sách đối với Du lịch Việt Nam; mời các nhà báo và các hãng lữ hành nước ngoài vào tham quan, khảo sát để viết bài tuyên truyền về Du lịch Việt Nam.
- Chi hỗ trợ tổ chức các lễ hội, sự kiện du lịch trong nước nhằm xây dựng các lễ hội trở thành sản phẩm du lịch;
- Chi khảo sát xây dựng các chương trình du lịch mới, chương trình du lịch sinh thái, chương trình du lịch làng nghề truyền thống...
- Chi tổ chức các khoá bồi dưỡng đào tạo lại nâng cao năng lực lao động trong ngành Du lịch; chi tổ chức các hội thi: Hướng dẫn viên du lịch, nghiệp vụ khách sạn, nấu ăn dân tộc và các hội thi chuyên ngành khác.
- Chi tham gia hội nghị, hội chợ, tổ chức các sự kiện du lịch tại nước ngoài.
- Chi quản lý Chương trình: mua văn phòng phẩm và công cụ tài sản, chi trả tiền xăng xe, công tác phí, thông tin liên lạc và các khoản chi hành chính khác phục vụ Chương trình.
- Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá Chương trình.
2/ Mức chi:
Các nội dung chi nêu trên phải thực hiện theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện hành, cụ thể:
- Đối với các khoản chi thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện theo định mức, đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành.
- Đối với khoản chi thanh toán công tác phí cho những cán bộ đi công tác trong nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước.
- Đối với các khoản chi hội nghị, hội thảo được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính qui định chế độ chi tiêu hội nghị các cấp trong cả nước.
- Đối với khoản chi thanh toán công tác phí cho những cán bộ đi công tác nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999 của Bộ Tài chính qui định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài và Thông tư số 108/1999/TT-BTC hướng dẫn bổ sung Thông tư số 45/1999/TT-BTC ngày 4/5/1999.
- Đối với khoản chi tiếp khách nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 100/2000/TT/BTC ngày 16/10/2000 của Bộ Tài chính qui định chế độ tiêu tiếp khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
- Đối với khoản chi trả thù lao cho giáo viên tham gia các khoá giảng dạy nâng cao tay nghề được thực hiện theo qui định tại Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước.
- Các khoản chi của Chương trình có tính chất đặc thù như chi in ấn các ấn phẩm, sách, tranh, ảnh; chi làm phim; chi làm biển quảng cáo; chi khảo sát; chi hoạt động tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng trong nước và ngoài nước; chi tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chức các sự kiện du lịch trong nước và nước ngoài...thì căn cứ để xây dựng dự toán và quản lý là các chế độ, định mức, đơn giá Nhà nước đã qui định của các ngành có công việc tương tự. Những nội dung chi này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện làm căn cứ cấp phát và quyết toán kinh phí.
- Đối với những phần việc phải thực hiện đấu thầu thì áp dụng theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đối với các khoản chi khác, căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.
III/ ĐIỀU
CHỈNH NỘI DUNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Đối với kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo để thực hiện Chương trình, trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh làm thay đổi nội dung và dự toán của các Dự án trong Chương trình, thì Tổng cục Du lịch thực hiện điều chỉnh sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với vốn sự nghiệp) và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với vốn xây dựng cơ bản).
IV/ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ:
1/ Chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, năm: Các đơn vị và địa phương thực hiện Chương trình có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Du lịch về tình hình thực hiện Chương trình. Tổng cục Du lịch báo cáo phần công việc do Tổng cục trực tiếp triển khai và tổng hợp báo cáo của các địa phương về tình hình thực hiện Chương trình gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2/ Chế độ kiểm tra: Tổng cục du lịch phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất về việc quản lý sử dụng kinh phí Chương trình.
3/ Quyết toán kinh phí: cuối quý, cuối năm các đơn vị phải báo cáo quyết toán kinh phí Chương trình đã thực hiện cùng với quyết toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm của các đơn vị. Báo cáo quyết toán kèm theo các thuyết minh cụ thể về kết quả thực hiện Chương trình như khối lượng thực hiện, mục tiêu thực hiện tương ứng với mức kinh phí đã thực hiện.
- Tổng cục Du lịch báo cáo quyết toán số kinh phí Chương trình được cấp về Tổng cục với Bộ Tài chính.
- Đối với kinh phí thực hiện Chương trình được cấp uỷ quyền về địa phương, các đơn vị quyết toán kinh phí đã sử dụng với Sở Tài chính - Vật giá. Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền theo quy định hiện hành, gửi Bộ Tài chính và Tổng cục Du lịch.
Bộ Tài chính phối hợp với Tổng cục Du lịch thẩm tra, xem xét quyết toán kinh phí uỷ quyền của các Sở Tài chính Vật giá và tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chương trình cùng với quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Chính phủ để trình Quốc hội phê chuẩn.
Tổng cục Du lịch có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí của toàn bộ Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng giai đoạn.
PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng trên công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
THE MINISTRY OF FINANCE | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 31/2003/TT-BTC | Hanoi, April 16, 2003 |
CIRCULAR
GUIDING THE FINANCIAL MECHANISM FOR IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL ACTION PROGRAM ON TOURISM IN THE 2002-2005 PERIOD
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 on the tasks, powers and management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 93/QD-TTg of January 20, 2003 approving fundings for the national action program on tourism in the 2002-2005 period; and the Government's Official Dispatch No. 289/CP-KTTH of March 21, 2002 on the national action program on tourism in the 2002-2005 period;
The Ministry of Finance hereby guides the financial mechanism for implementation of the national action program on tourism in the 2002-2005 period as follows:
Part I
GENERAL PROVISIONS
- Funding sources for implementation of the national action program on tourism in the 2002-2005 period include: capital construction investment capital and non-business funding source apportioned from the State budget (the central budget and local budgets); contributions of the tourist service-providing enterprises; aid sources rendered by domestic and foreign tourist organizations; and other lawful revenue sources (if any) as prescribed by law.
- Vietnam National Administration of Tourism shall assume the prime responsibility for and coordinate the program implementation, have the responsibility to synthesize, report on, and evaluate the situation and efficiency of the use of the whole program's fundings.
Part II
SPECIFIC PROVISIONS
I. FUNDING ESTIMATION, DISTRIBUTION AND ALLOCATION
1. Funding estimation:
- Annually, basing itself on the program's contents and objectives approved by the Prime Minister, the General Department of Customs shall have to evaluate the situation of program implementation in the reporting year, propose resource demands for the plan year of the program, including the State budget capital (domestic capital, loan capital and foreign aid, which are, at the same time, classified by investment capital and non-business capital sources); capital mobilized from the tourist service-providing enterprises; and other capitals (if any), and send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.
- The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall synthesize the proposals on the levels of fundings apportioned from the central budget for ensuring the materialization of the program's objectives and tasks in the plan period, and submit them to the Government for further submission to the National Assembly for decision.
2. Distribution, assignment of plans, and allocation of fundings for the program implementation:
2.1. Distribution of the program's capital:
a/ For fundings provided by the central budget for the program implementation:
- For capital in support of tourist infrastructure construction in localities: Basing itself on the total fundings assigned by competent authorities, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and Vietnam National Administration of Tourism in envisaging the allocation plans for localities.
- For non-business fundings: Vietnam National Administration of Tourism shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in envisaging the plans on distributing fundings to Vietnam National Administration of Tourism (including the funding amounts implemented by the ministries and central agencies) and localities for the tasks authorized by Vietnam National Administration of Tourism to localities for performance in conformity with the approved objectives and tasks.
On that basis, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall have to synthesize and submit them to competent authorities for assignment thereof to Vietnam National Administration of Tourism and localities in the year-beginning budget estimates.
b/ For fundings provided by local budgets: Basing itself on the annual objectives of the program, the General Department of Customs shall guide localities on the contents of works for the program implementation in localities for the latter to apportion them into their local budget estimates and mobilize other resources as prescribed by law for the program implementation. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall distribute fundings for each objective and task implemented in their respective localities (including development investment capital and non-business capital) and submit them to the People's Councils of the provinces and centrally-run cities for approval together with the approval of distribution of the annual local budget estimates.
2.2. Allocation of the program's fundings:
a/ For fundings provided by the central budget for program implementation:
-The program's fundings within the capital construction investment capital sources in support of tourist infrastructure construction in localities shall be allocated in form of "targeted addition" to localities according to the current capital construction investment capital allocation process.
- The program's fundings within non-business capital sources:
+ For work volumes directly implemented by Vietnam National Administration of Tourism, the Ministry of Finance shall allocate fundings to Vietnam National Administration of Tourism according to the current regulations.
+ For work volumes covered by the central budget source, which are authorized by Vietnam National Administration of Tourism to localities for implementation, the Ministry of Finance shall authorize the provincial/municipal Finance-Pricing Services to allocate fundings to the project owners, based on the assigned estimates and the provincial/municipal People's Committees' decisions approving the implementation of projects.
- The program's aid fundings (if any) shall comply with the Government's Decree No. 17/2001/ND-CP of May 4, 2001 on the management and use of Official Development Assistance (ODA) capital and relevant documents.
- For capital amounts mobilized from the tourist service-providing enterprises and other revenue sources (if any), Vietnam National Administration of Tourism may use them for the works within the program's contents, which, however, must be included into reports to be sent to the Ministry of Finance.
b/ For capital sources provided by local budgets: Basing themselves on the estimates assigned by competent authorities and the units' detailed estimates of funding use, the provincial/municipal Finance-Pricing Services shall allocate fundings to the units for implementation according to the current regulations.
II. FINANCIAL SPENDING CONTENTS AND REGIME FOR THE PROGRAM IMPLEMENTATION
1. Spending contents:
a/ Contents of spendings from capital construction investment capital sources:
Expenses for investment, upgrading and construction of infrastructures of tourist sites, zones and spots.
b/ Contents of spendings from non-business capital sources:
- Expenses for making and transporting products on overseas and domestic propagation for the Vietnamese tourism;
- Expenses for propagation on domestic mass media; building of the tourist information system;
- Expenses for the promotion of Vietnamese tourism on foreign information and press systems on the land, people, potentials as well as mechanism and policies related to the Vietnamese tourism; invitation of foreign journalists and tour firms for visits and surveys to write articles propagating for the Vietnamese tourism;
- Expenses in support of the organization of domestic tourist festivals and events in order to make festivals tourist products;
- Expenses for survey and building of new tourist programs, ecological tourist programs, traditional craft-village tourist programs,...
- Expenses for organization of fostering and re-training courses to raise the working capabilities of the tourist service's employees; expenses for organization of competitions for tourist guides, hotel operations, national dishes and other specialized competitions;
- Expenses for participation in conferences and fairs, and organization of tourist events overseas;
- Expenses for the program management: purchase of stationery, tools and assets; expenses for car petrol, working-trip allowances, communication, and other administrative expenses in service of the program;
- Expenses for conferences on preliminary and final reviews as well as inspection and evaluation of the program.
2. Spending levels:
The above-said spending contents must strictly comply with the current spending regimes, criteria and norms, concretely:
- Expenses from the capital construction investment capital sources shall comply with the current capital construction norms and unit prices.
- Expenses for payment of working-trip allowances to officials sent on working missions inside the country shall comply with the provisions of the Finance Ministry's Circular No. 94/1998/TT-BTC of June 30, 1998 prescribing the working-trip allowance regime for State officials and public servants, who are sent on working missions inside the country.
- Expenses for conferences and workshops shall comply with the provisions of the Finance Ministry's Circular No. 93/1998/TT-BTC of June 30, 1998 prescribing the regime of spendings on conferences at all levels throughout the country.
- Expenses for payment of working-trip allowances to officials sent on overseas working missions shall comply with the provisions of the Finance Ministry's Circular No. 45/1999/TT-BTC of May 4, 1999 prescribing the working-trip allowance regime for State officials and public servants, who are sent on overseas short-term working missions, and Circular No. 108/1999/TT-BTC guiding supplements to Circular No. 45/1999/TT-BTC of May 4, 1999.
- Expenses for reception of foreign guests shall comply with the provisions of the Finance Ministry's Circular No. 100/2000/TT-BTC of October 16, 2000 prescribing the regime of spendings on reception of foreign guests and organization of international conferences and workshops in Vietnam.
- Expenses for payment of remunerations to teachers participating in teaching courses on skill raising shall comply with the provisions of the Finance Ministry's Circular No. 105/2001/TT-BTC of December 27, 2001 guiding the management and use of funds for training and fostering State officials and public servants.
- For the program's expenses of particular nature such as expenses for printing publications, books, pictures, photos; expense for film production; expense for advertisement billboards; expense for surveys; expense for propagation on mass media at home and abroad; expense for organization or support for organization of tourist events at home and abroad, etc, the regimes, norms and unit prices already set by the State for the branches with similar works shall serve as basis for estimation and management. Estimates of these spending contents must be approved by competent authorities before implementation, which shall serve as basis for funding allocation and settlement.
- For work parts which are subject to bidding, they shall comply with the Government's Decree No. 88/1999/ND-CP of September 1, 1999 promulgating the Regulation on Bidding, Decree No. 14/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of the Regulation on Bidding, issued together with Decree No. 88/1999/ND-CP of September 1, 1999, and documents guiding the implementation thereof.
- Other expenses shall comply with lawful and valid spending vouchers and receipts according to the current regulations.
III. ADJUSTMENT OF THE PROGRAMS' CONTENTS AND FUNDING ESTIMATES
For fundings provided from the central budget for program implementation, in the course of implementation, if it is deemed necessary to change the contents and cost estimates of the program's projects, Vietnam National Administration of Tourism shall adjust them after obtaining the written agreement of the Ministry of Finance (for non-business capital), or the Ministry of Planning and Investment (for capital construction capital).
IV. FUNDING REPORTING, INSPECTION AND SETTLEMENT REGIMES
1. Quarterly and annual reporting regime: The program-implementing units and localities shall have to report to Vietnam National Administration of Tourism on the program implementation situation. Vietnam National Administration of Tourism shall report on the work parts directly performed by itself and synthesize localities' reports on the program implementation situation, then send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.
2. Inspection regime: Vietnam National Administration of Tourism shall coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in conducting regular or extraordinary inspections of the use management of the program's fundings.
3. Funding settlement: At the quarter-end and year-end, the units must report on the settlement of the program's fundings already implemented together with the settlement of the units' annual State budget expenditures. The settlement reports shall be enclosed with detailed explanations on the program implementation results such as implemented volume and objectives corresponding to the levels of fundings already implemented.
- Vietnam National Administration of Tourism shall report on the settlement of the program's allocated fundings to the Ministry of Finance.
- For the program implementation fundings allocated under authorization to localities, the units shall make settlement of the used fundings with the provincial/municipal Finance-Pricing Services. The provincial/municipal Finance-Pricing Services shall have to consider and approve authorized fundings settlement reports according to the current regulations and send them to the Ministry of Finance and Vietnam National Administration of Tourism.
The Ministry of Finance shall coordinate with Vietnam National Administration of Tourism in examining and considering the provincial/municipal Finance-Pricing Services' authorized fundings settlements and synthesize the program implementation fundings settlement reports together with the annual State budget settlements, then submit them to the Government for further submission to the National Assembly for approval.
Vietnam National Administration of Tourism shall have to synthesize, report and evaluate the use and settlement of the whole program's fundings approved by the Prime Minister in each period.
Part III
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
This Circular takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette. In the course of implementation, if any problems arise, the units are requested to report them to the Ministry of Finance for consideration and appropriate amendment and/or supplementation.
| FOR THE FINANCE MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây