Thông tư 27/2016/TT-NHNN về văn bản quy phạm pháp luật

thuộc tính Thông tư 27/2016/TT-NHNN

Thông tư 27/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:27/2016/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành:28/09/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Văn bản NHNN phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia sau 15 ngày

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 27/2016/TT-NHNN ngày 28/09/2016 hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo quy định tại Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành thông tư, Văn phòng Ngân hàng Nhà nước phải gửi bản chính của văn bản kèm theo bản điện tử đến Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo theo quy định và để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; đồng thời, phối hợp với đơn vị có liên quan đăng thông tư, thông cáo báo chí về việc ban hành thông tư trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký ban hành, toàn văn thông tư phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Cũng theo Thông tư này, chậm nhất ngày 05 tháng đầu mỗi quý, Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước phải tổng hợp, trình Thống đốc báo cáo về tình hình thực hiện chương trình xây dựng thông tư của quý trước; báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết gửi Bộ Tư pháp. Đồng thời, chậm nhất ngày 25 hàng tháng, phải cập nhật thông tin điện tử tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết gửi Bộ Tư pháp.
Thông tư này thay thế Thông tư số 30/2013/TT-NHNN ngày 09/12/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2016.

Xem chi tiết Thông tư27/2016/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

-------

Số: 27/2016/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2016

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 03 năm 2012;

Căn cứ Nghị định s 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưng Vụ Pháp chế;

Thng đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Luật, pháp lệnh;
b) Nghị định của Chính phủ (sau đây gọi là nghị định), quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Thông tư.
3. Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo; thông tư liên tịch giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Thống đốc) và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Nghị định 34/2016/NĐ-CP).
Bổ sung
Bổ sung
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.
Điều 3. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Thống đốc phụ trách chung, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng và thời hạn theo quy định.
2. Phó Thống đốc trực tiếp chỉ đạo đơn vị được giao phụ trách trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Thống đốc.
Đối với những dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc các vấn đề quan trọng khác, Phó Thống đốc phụ trách báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc.
Điều 4. Phân công đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước giúp Thống đốc tổ chức, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo, trừ trường hợp Thống đốc giao đơn vị khác chủ trì soạn thảo.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phạm vi điều chỉnh, mức độ phức tạp của văn bản, Thống đốc phân công đơn vị chủ trì soạn thảo đối với nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo, thông tư.
Điều 5. Soạn thảo văn bản quy định chi tiết
Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
Điều 6. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Chương V và Phụ lục I Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
Chương II
LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ LẬP DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT, PHÁP LỆNH
Mục 1. LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ ĐỊNH
Điều 7. Kế hoạch lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
1. Khi có dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh hoặc khi được Thống đốc giao, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này xây dựng kế hoạch lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trình Thống đốc.
2. Kế hoạch lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải xác định rõ tên luật, pháp lệnh dự kiến xây dựng, thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời gian tổ chức lấy ý kiến, thời gian gửi Bộ Tư pháp thẩm định, thời gian trình Chính phủ xem xét thông qua.
Điều 8. Lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
1. Sau khi được Thống đốc chấp thuận kế hoạch lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, đơn vị được giao chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan:
a) Thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 34, 35 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 5, 6, 7, 8, 9 Nghị định 34/2016/NĐ-CP;
b) Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
c) Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 36 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 10, 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
d) Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách gửi Bộ Tư pháp thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách để trình Chính phủ xem xét thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ;
e) Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được hoàn thiện theo nghị quyết của Chính phủ đến Bộ Tư pháp chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 hàng năm;
g) Sao gửi Văn phòng đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua để tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước và chương trình công tác của Chính phủ.
2. Trong quá trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trường hợp đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có nội dung phức tạp, còn có ý kiến khác nhau, đơn vị lập đề nghị báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách để xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9. Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 24 Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
Điều 10. Lập đề nghị xây dựng nghị định
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có đề xuất xây dựng nghị định hoặc được Thống đốc phân công chủ trì xây dựng nghị định:
a) Thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 85 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 5, 6, 7, 8, 9 Nghị định 34/2016/NĐ-CP;
b) Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 87 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
c) Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại Điều 86 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 10, 11 Nghị định 34/2016/NĐ-CP; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định và gửi Vụ Pháp chế để cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định;
d) Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách gửi Bộ Tư pháp thẩm định đề nghị xây dựng nghị định; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách để trình Chính phủ xem xét thông qua đề nghị xây dựng nghị định;
e) Sao gửi Văn phòng đề nghị xây dựng nghị định sau khi được thông qua để tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước và chương trình công tác của Chính phủ; gửi Vụ Pháp chế đề nghị xây dựng nghị định sau khi được thông qua để theo dõi, đôn đốc.
Trường hợp cần điều chỉnh đề nghị xây dựng nghị định, đơn vị lập đề nghị phối hợp với Văn phòng thực hiện việc điều chỉnh theo quy định về điều chỉnh chương trình công tác của Chính phủ và gửi Vụ Pháp chế để theo dõi, đôn đốc.
2. Trong quá trình lập đề nghị xây dựng nghị định, trường hợp đề nghị xây dựng nghị định có nội dung phức tạp, còn có ý kiến khác nhau, đơn vị lập đề nghị báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách để xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
3. Đối với các nghị định thuộc danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh không thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 1, 2 Điều này, các đơn vị thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.
Điều 11. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định có đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh
1. Ngoài những nội dung theo quy định về lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định quy định tại Điều 7, 8 và Điều 10 Thông tư này, đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định có đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn vị lập đề nghị cần bổ sung những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh dự kiến sửa đổi, bổ sung;
b) Phân tích sự cần thiết, mục đích của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phù hợp với quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều 7 Luật Đầu tư;
c) Căn cứ sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và đối tượng phải tuân thủ;
d) Đánh giá tính hợp lý, khả thi của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh và sự phù hợp với điều ước quốc tế về đầu tư;
đ) Đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh đối với công tác quản lý nhà nước và hoạt động đầu tư kinh doanh của các đối tượng phải tuân thủ.
2. Trong quá trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, đơn vị lập đề nghị trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách gửi lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh.
Mục 2. LẬP CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG THÔNG TƯ
Điều 12. Chương trình xây dựng thông tư
1. Chậm nhất ngày 01 tháng 11 hàng năm, Vụ Pháp chế có văn bản đề nghị các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước đề xuất xây dựng thông tư dự kiến ban hành trong năm tiếp theo.
2. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ lập đề nghị xây dựng thông tư của năm tiếp theo trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách cho ý kiến và gửi Vụ Pháp chế chậm nhất ngày 01 tháng 12 hàng năm.
Nội dung đề nghị xây dựng thông tư cần nêu rõ: tên thông tư, sự cần thiết ban hành, căn cứ ban hành, đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh, nội dung cơ bản, đơn vị chủ trì soạn thảo, thời gian dự kiến ban hành và kế hoạch soạn thảo đối với từng văn bản.
Kế hoạch soạn thảo văn bản phải dự kiến cụ thể theo tháng các thời điểm sau: xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới (nếu có); hoàn thành việc xây dựng dự thảo thông tư; hoàn thành việc lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư; gửi Vụ Pháp chế thẩm định dự thảo thông tư; trình Thống đốc ký ban hành thông tư.
3 . Vụ Pháp chế xem xét, tổng hợp đề nghị xây dựng thông tư của các đơn vị. Trường hợp cần làm rõ nội dung dự kiến xây dựng thông tư, Vụ Pháp chế trao đổi hoặc có văn bản đề nghị đơn vị giải trình hoặc tổ chức họp để thảo Iuận về đề nghị xây dựng thông tư của các đơn vị.
4. Chậm nhất ngày 15 tháng 12 hàng năm, Vụ Pháp chế dự thảo chương trình xây dựng thông tư trình Thống đốc ký ban hành.
Trường hợp không thống nhất với đơn vị gửi đề nghị xây dựng thông tư về sự cần thiết ban hành, tên gọi hoặc tính khả thi của tiến độ xây dựng văn bản, Vụ Pháp chế không đưa vào hoặc điều chỉnh tại dự thảo chương trình xây dựng thông tư và báo cáo Thống đốc xem xét, quyết định.
Trương hợp nhận thấy cần thiết ban hành thông tư để đáp ứng yêu cầu quản lý hoặc để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, Vụ Pháp chế phối hợp với các đơn vị liên quan chủ động đề xuất đưa vào chương trình xây dựng thông tư trình Thống đốc xem xét, quyết định.
5. Chương trình xây dựng thông tư sau khi được Thống đốc ký ban hành được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 13. Điều chỉnh chương trình xây dựng thông tư
1. Trường hợp bổ sung vào chương trình xây dựng thông tư, các đơn vị thực hiện theo quy trình đề nghị xây dựng thông tư quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này.
2. Trường hợp đưa ra khỏi chương trình hoặc điều chỉnh thời điểm trình dự thảo thông tư, đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách nêu rõ lý do, giải pháp khắc phục, kế hoạch soạn thảo văn bản phù hợp với thời điểm dự kiến trình dự thảo và có văn bản gửi Vụ Pháp chế sau khi có ý kiến phê duyệt của Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách.
3. Chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối mỗi quý hoặc khi có yêu cầu đột xuất, Vụ Pháp chế xem xét, tổng hợp trình Thống đốc quyết định việc điều chỉnh chương trình xây dựng thông tư. Trường hợp có ý kiến khác về đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng thông tư của các đơn vị, Vụ Pháp chế đề xuất Thống đốc xem xét, quyết định.
4. Quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng thông tư sau khi được Thống đốc ký ban hành được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Đề nghị xây dựng thông tư thuộc danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh
Đối với các thông tư thuộc danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh không thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng thông tư theo quy định tại Điều 12, 13 Thông tư này, các đơn vị thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.
Mục 3. LẬP DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT, PHÁP LỆNH
Điều 15. Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày luật, pháp lệnh do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo được thông qua, Vụ Pháp chế có trách nhiệm thực hiện rà soát, lập dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 28 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, trong đó dự kiến phân công đơn vị chủ trì soạn thảo đối với trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo là Ngân hàng Nhà nước và gửi lấy ý kiến các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh được thông qua, Vụ Pháp chế nghiên cứu tiếp thu và hoàn thiện dự thảo danh mục văn bản quy định chi tiết trình Thống đốc ký gửi Bộ Tư pháp.
4. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước và chương trình công tác Chính phủ; phối hợp với Vụ Pháp chế để đăng ký vào chương trình xây dựng thông tư của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
Điều 16. Văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh không do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo
Trường hợp quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh phân công Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết, Thống đốc giao đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết này. Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo phối hợp với Văn phòng tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước, chương trình công tác Chính phủ; phối hợp với Vụ Pháp chế để đăng ký vào chương trình xây dựng thông tư của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
Điều 17. Điều chỉnh thời điểm trình ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh
1. Trường hợp cần điều chỉnh thời điểm trình ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có văn bản đề nghị nêu rõ lý do, giải pháp, thời hạn thực hiện trình Thống đốc gửi Bộ Tư pháp.
2. Sau khi đề nghị điều chỉnh thời điểm trình ban hành văn bản quy định chi tiết được chấp thuận, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Văn phòng tổng hợp vào chương trình công tác của Ngân hàng Nhà nước, chương trình công tác Chính phủ; phối hợp với Vụ Pháp chế để điều chỉnh chương trình xây dựng thông tư của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
Bổ sung
Chương III
SOẠN THẢO, BAN HÀNH, HỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Mục 1. SOẠN THẢO, BAN HÀNH LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Điều 18. Quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Trên cơ sở nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo chủ động tiến hành việc soạn thảo dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị định.
2. Việc soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 Chương III, Điều 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, Mục 3 Chương V Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Mục 1, tiểu mục 1 Mục 2 Chương IV Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
3. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về nội dung dự thảo luật, pháp lệnh, về những nội dung phức tạp, còn có ý kiến khác nhau của dự thảo nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình soạn thảo.
Mục 2. SOẠN THẢO, BAN HÀNH THÔNG TƯ
Điều 19. Quy trình soạn thảo thông tư
1. Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 34/2016/NĐ-CP đối với trường hợp soạn thảo thông tư quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Xây dựng dự thảo thông tư.
3. Lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia đối với dự thảo thông tư.
4. Thẩm định dự thảo thông tư.
5. Trình ký ban hành thông tư.
Bổ sung
Điều 20. Xây dựng dự thảo thông tư
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan và trên cơ sở báo cáo đánh giá tác động chính sách (nếu có) để thực hiện:
a) Xây dựng đề cương;
b) Soạn thảo dự thảo thông tư;
c) Dự thảo tờ trình, trong đó nêu rõ: sự cần thiết ban hành văn bản; mục đích, quan điểm chỉ đạo việc xây dựng dự thảo văn bản; quá trình xây dựng dự thảo văn bản; bố cục và nội dung cơ bản của dự thảo văn bản; những vấn đề xin ý kiến (nếu có);
d) Bản thuyết minh các nội dung của dự thảo thông tư hoặc bản so sánh và thuyết minh những điểm khác nhau giữa dự thảo thông tư với văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế (trường hợp soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế).
2. Trong quá trình soạn thảo, đơn vị chủ trì soạn thảo có thể huy động sự tham gia của viện nghiên cứu, hiệp hội, hội, các trường đại học, các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 21. Lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư
1. Sau khi hoàn thành dự thảo thông tư, đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách duyệt nội dung và cho phép lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư.
2. Lấy ý kiến các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước:
a) Đơn vị chủ trì soạn thảo có văn bản gửi lấy ý kiến các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến nội dung dự thảo thông tư. Đơn vị chủ trì soạn thảo có thể nêu những vấn đề cần lấy ý kiến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị;
b) Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến (trừ trường hợp tổ chức lấy ý kiến về thủ tục hành chính theo quy định tại điểm d khoản này).
Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách, đơn vị chủ trì soạn thảo có thể đưa ra thời hạn lấy ý kiến ngắn hơn thời hạn nêu trên, nhưng tối thiểu phải là 03 ngày làm việc. Đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời theo thời hạn ghi trên công văn gửi lấy ý kiến;
nhayĐiểm b Khoản 2 Điều 21 tại Thông tư 27/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2017/TT-NHNN. Tuy nhiên, Thông tư 16/2017/TT-NHNN đã bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 4 Thông tư 07/2021/TT-NHNN.nhay
c) Thủ trưởng đơn vị được lấy ý kiến phải chịu trách nhiệm trước Thống đốc về việc không tham gia hoặc chậm tham gia ý kiến và các vướng mắc phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị;
d) Đối với dự thảo thông tư có quy định về thủ tục hành chính, ngoài việc tham gia ý kiến về nội dung, Vụ Pháp chế có trách nhiệm cho ý kiến về thủ tục hành chính tại dự thảo Thông tư. Trong trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về thủ tục hành chính.
3. Lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan:
a) Đơn vị chủ trì soạn thảo đề xuất với Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách danh sách các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan (ngoài tổ chức quy định tại điểm b khoản này) để gửi lấy ý kiến về nội dung dự thảo. Thời hạn lấy ý kiến phải ghi cụ thể tại văn bản gửi lấy ý kiến và bảo đảm để đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có đủ thời gian nghiên cứu, tham gia ý kiến đối với dự thảo;
b) Đơn vị chủ trì soạn thảo gửi dự thảo thông tư đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; gửi dự thảo thông tư liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến;
c) Đơn vị chủ trì soạn thảo đăng tải toàn văn dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
4. Trường hợp dự thảo thông tư có những nội dung thay đổi cơ bản so với dự thảo đã gửi lấy ý kiến hoặc nếu thấy cần thiết, đơn vị chủ trì soạn thảo lấy ý kiến lại của các đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản để bảo đảm tính khả thi của văn bản.
Trong quá trình tham gia góp ý, thẩm định dự thảo văn bản, Vụ Pháp chế có thể đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo lấy ý kiến lại của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản trong trường hợp dự thảo văn bản có những nội dung thay đổi cơ bản so với dự thảo đã gửi lấy ý kiến.
5. Trường hợp cấp bách, xét thấy việc lấy ý kiến tham gia theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này không đáp ứng yêu cầu về tiến độ thì đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách xem xét, quyết định việc tổ chức lấy ý kiến đồng thời các đơn vị có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức khác có liên quan hoặc tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến tham gia trực tiếp.
Điều 22. Xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
Trong trường hợp dự thảo thông tư có nội dung phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau, đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách để xin ý kiến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Điều 23. Tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia
1. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày hết hạn tham gia ý kiến, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến, chỉnh lý dự thảo thông tư. Trường hợp không tiếp thu ý kiến góp ý, đơn vị chủ trì soạn thảo phải giải trình cụ thể.
Việc tiếp thu ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư phải được thể hiện thành một phần riêng trong văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến.
2. Đối với những vấn đề phức tạp có ý kiến khác nhau, đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo.
3. Sau khi tiếp thu ý kiến tham gia và chỉnh lý lại dự thảo văn bản, nếu xét thấy cần thiết, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến tham gia của đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bổ sung
Điều 24. Thẩm định dự thảo thông tư
1. Sau khi chỉnh lý dự thảo thông tư theo ý kiến tham gia của đơn vị tổ chức, cá nhân có liên quan, ý kiến chỉ đạo của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (nếu có), đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo thông tư đến Vụ Pháp chế để thẩm định.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm:
a) Công văn đề nghị thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Thông tư này;
c) Dự thảo thông tư sau khi tiếp thu ý kiến của đơn vị, tổ chức, cá nhân;
đ) Bản tổng hợp ý kiến, giải trình việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến của đơn vị, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;
đ) Bản thuyết minh các nội dung của dự thảo thông tư hoặc bản so sánh và thuyết minh những điểm khác nhau giữa dự thảo thông tư với văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế (trường hợp soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế);
e) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này (nếu có); bản đánh giá tác động về thủ tục hành chính và báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
g) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Bổ sung
3. Vụ Pháp chế tổ chức thẩm định dự thảo Thông tư theo một trong các hình thức sau đây:
a) Thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định: Đối với các dự thảo thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực hoặc do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo, Vụ Pháp chế trình Thống đốc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định theo quy định tại Điều 48 Nghị định 34/2016/NĐ-CP;
b) Vụ Pháp chế tự thẩm định. Trường hợp cần thiết, Vụ Pháp chế tổ chức cuộc họp với thành phần bao gồm đại diện Vụ Pháp chế, đại diện đơn vị chủ trì soạn thảo, đại diện một số đơn vị có liên quan để phục vụ cho việc thẩm định dự thảo thông tư.
4. Trường hợp cần làm rõ nội dung dự thảo thông tư, Vụ Pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến dự thảo hoặc đề nghị giải trình rõ quy định tại dự thảo.
5. Nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
6. Thời hạn thẩm định: Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định, Vụ Pháp chế có văn bản thẩm định gửi đơn vị chủ trì soạn thảo.
Trường hợp cấp bách, Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định dự thảo thông tư trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
7. Sau khi nhận được văn bản thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thông tư và có văn bản gửi Vụ Pháp chế nêu rõ việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định kèm theo dự thảo thông tư đã được chỉnh lý theo ý kiến thẩm định.
Trường hợp có những nội dung phức tạp, đơn vị chủ trì soạn thảo xem xét, quyết định việc báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách trước khi gửi văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định đến Vụ Pháp chế.
8. Sau khi nhận được văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định, Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo để hoàn thiện dự thảo thông tư.
Trường hợp nhất trí với nội dung dự thảo thông tư, Vụ Pháp chế đóng dấu thẩm định vào dự thảo thông tư để đơn vị chủ trì soạn thảo trình Thống đốc.
Trường hợp cần tiếp tục làm rõ nội dung dự thảo thông tư, Vụ Pháp chế trao đổi trực tiếp hoặc mời đại diện đơn vị chủ trì soạn thảo cùng họp để thống nhất về nội dung dự thảo thông tư trước khi đóng dấu thẩm định.
9. Sau khi phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo để hoàn thiện dự thảo, trường hợp còn có ý kiến khác, Vụ Pháp chế có văn bản bảo lưu ý kiến gửi đơn vị chủ trì soạn thảo. Đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách xem xét, quyết định. Vụ Pháp chế đóng dấu thẩm định theo chỉ đạo của Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách.
Trường hợp thấy cần làm rõ ý kiến bảo lưu, Vụ Pháp chế có tờ trình báo cáo Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách và đóng dấu thẩm định sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách.
10. Dự thảo thông tư do Vụ Pháp chế chủ trì soạn thảo không thực hiện quy trình thẩm định quy định tại Điều này, trừ quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 5 Điều này. Vụ Pháp chế đóng dấu thẩm định thông tư trước khi trình Thống đốc ký ban hành.
Điều 25. Trình ký ban hành thông tư
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo trình Thống đốc ký ban hành thông tư. Hồ sơ trình ký ban hành thông tư gồm:
a) Tờ trình Thống đốc theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Thông tư này;
b) Dự thảo thông tư đã được Vụ Pháp chế đóng dấu thẩm định;
c) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân về nội dung dự thảo thông tư;
d) Văn bản thẩm định; văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
đ) Văn bản bảo lưu ý kiến của Vụ Pháp chế (nếu có);
e) Báo cáo đánh giá tác động, bản đánh giá thủ tục hành chính, báo cáo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (nếu có);
g) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Thống đốc hoặc Phó Thống đốc được phân công xem xét, ký ban hành thông tư.
Điều 26. Phát hành thông tư
1. Sau khi thông tư được ký ban hành, Văn phòng có trách nhiệm vào số thông tư; đóng dấu; nhân bản; lưu giữ; gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư này và gửi trả hồ sơ trình ký cho đơn vị chủ trì soạn thảo.
2. Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Văn phòng, Vụ Pháp chế bản điện tử của thông tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử; gửi Văn phòng thông cáo báo chí về việc ban hành thông tư; phối hợp với Văn phòng để đảm bảo việc in ấn, phát hành thông tư được kịp thời, chính xác.
Điều 27. Đăng Công báo, gửi, đưa tin về việc ban hành thông tư
1. Việc đăng Công báo, gửi, đưa tin thông tư thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành văn bản, Văn phòng có trách nhiệm:
a) Gửi bản chính của văn bản kèm theo bản điện tử đến Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo theo quy định về đăng Công báo và để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
b) Gửi văn bản đến các cơ quan, đơn vị có liên quan ghi tại phần “nơi nhận” của thông tư;
c) Phối hợp với đơn vị có liên quan đăng thông tư, thông cáo báo chí về việc ban hành thông tư trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Bổ sung
3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm đăng tải toàn văn thông tư trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
4. Sau khi ban hành, thông tư được phổ biến đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với những thông tư có phạm vi điều chỉnh rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực công tác, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến tới các đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện.
Mục 3. HỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 28. Hợp nhất nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày văn bản sửa đổi, bổ sung được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế bản điện tử của văn bản sửa đổi, bổ sung và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản điện tử của văn bản sửa đổi, bổ sung, Vụ Pháp chế có trách nhiệm thực hiện việc hợp nhất văn bản và trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc ký xác thực văn bản hợp nhất.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Thống đốc hoặc Phó Thống đốc ký xác thực văn bản hợp nhất, Văn phòng có trách nhiệm gửi bản chính của văn bản hợp nhất kèm theo bản điện tử đến Văn phòng Chính phủ để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
Điều 29. Hợp nhất thông tư, thông tư liên tịch do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Thống đốc ký ban hành thông tư, thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế bản điện tử của thông tư, thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản điện tử của Thông tư, Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung, Vụ Pháp chế có trách nhiệm thực hiện việc hợp nhất văn bản và trình Thống đốc hoặc Phó Thống đốc ký xác thực văn bản hợp nhất.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Thống đốc hoặc Phó Thống đốc ký xác thực văn bản hợp nhất, Văn phòng có trách nhiệm gửi văn bản hợp nhất để đăng Công báo và phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện đăng tải văn bản hợp nhất trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 30. Kỹ thuật hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
Kỹ thuật hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 31. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương X Nghị định 34/2016/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước căn cứ nhiệm vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được giao có trách nhiệm đề xuất, phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán, Cục Quản trị để bố trí kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật lập dự toán chi tiết kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế thẩm định về sự phù hợp của dự toán với mức độ phức tạp, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản.
Điều 32. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:
a) Tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn và quy định tại Thông tư này;
b) Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm bảo đảm tiến độ soạn thảo và chất lượng dự thảo văn bản, kịp thời báo cáo Thống đốc, Phó Thống đốc phụ trách về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng văn bản;
c) Chậm nhất ngày 23 hàng tháng hoặc theo yêu cầu đột xuất của Vụ Pháp chế, Văn phòng, các đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi Vụ Pháp chế, Văn phòng báo cáo tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (bằng bản giấy và bản điện tử). Trường hợp tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị bị chậm thì báo cáo phải nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Bổ sung
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước;
b) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đúng tiến độ; báo cáo Thống đốc những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc việc triển khai xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị;
c) Chậm nhất ngày 05 tháng đầu mỗi quý, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, trình Thống đốc báo cáo về tình hình thực hiện chương trình xây dựng thông tư của Ngân hàng Nhà nước của quý trước;
d) Chậm nhất ngày 25 hàng tháng, Vụ Pháp chế có trách nhiệm cập nhật thông tin điện tử tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết gửi Bộ Tư pháp;
đ) Chậm nhất ngày 05 tháng đầu mỗi quý, Vụ Pháp chế có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tình hình xây dựng văn bản quy định chi tiết gửi Bộ Tư pháp.
3. Văn phòng có trách nhiệm: Báo cáo về tình hình, tiến độ xây dựng nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định về chế độ báo cáo thực hiện các đề án trong chương trình công tác của Chính phủ.
Điều 33. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2016 và thay thế Thông tư số 30/2013/TT-NHNN ngày 09/12/2013 của Thống đốc quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 34. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 34;
-
Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM
_____________

No. 27/2016/TT-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
_____________

Hanoi, 28 September 2016

 

CIRCULAR

Guiding the order and procedures for formulation and promulgation of legal documents by the State Bank of Vietnam

 

 

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Promulgation of Legal Documents dated June 22, 2015;

Pursuant to the Ordinance on Consolidation of Legal Documents dated March 22, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 34/2016/ND-CP dated May 14, 2016, detailing a number of articles of, and measures for implementing, the Law on Promulgation of legal Documents;

Pursuant to the Government's Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Director of the Department of Legal Affairs,

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates the Circular guiding the order and procedures for formulation and promulgation of legal documents by the State Bank of Vietnam.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provides guidance on the order and procedures for formulation, promulgation and consolidation of legal documents in the fields of monetary, banking and foreign exchange promulgated or submitted to the competent authority for promulgation by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank).

2. Legal documents prescribed in this Circular include:

a) Law and ordinance;

b) Decrees of the Government (hereinafter referred to as decrees) and decisions of the Prime Minister;

c) Circular.

3. Order and procedures for formulation and promulgation of the National Assembly's resolutions and the National Assembly Standing Committee's Resolutions that are drafted by  the State Bank; joint circulars between the Governor of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the Governor) and Chief Justice of the People’s Supreme Court and procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall comply with the Law on Promulgation of Legal Documents and the Government's Decree No. 34/2016/ND-CP dated May 14, 2016, detailing a number of articles of, and providing measures for implementing, the Law on Promulgation of Legal Documents (hereinafter referred to as the Decree No. 34/2016/ND-CP).

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to units of the State Bank and organizations and individuals related to the formulation, promulgation and consolidation of legal documents on monetary, banking and foreign exchange.

Article 3. Leading and directing the formulation and promulgation of legal documents

1. The Governor shall be in charge of overall, and direct the formulation, promulgation and consolidation of legal documents to ensure quality and deadline as prescribed.

2. The Deputy Governor shall direct the assigned units in the formulation and promulgation of legal documents under assignment of the Governor.

For projects or draft legal documents with complicated contents and involves various fields or other important issues, the Deputy Governor shall report the Governor for direction.

Article 4. Assigning units in charge of drafting legal documents

1. The Department of Legal Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with units of the State Bank, in assisting the Governor to organize and formulate law and ordinance projects that are drafted by the State Bank, except for the case the Governor assigns other units to preside over drafting.

2. Based on functions and tasks of units, the scope of regulations and the complexity of the documents, the Governor shall assign the unit to preside over drafting of the Prime Minister's decrees and decisions that are drafted by the State Bank, and circulars.

Article 5. Drafting the detailing documents

The draft of a detailing document shall be prepared and submitted together with the draft law or ordinance and shall be promulgated to be effective at the same time with the document or article, clause or point being detailed.

Article 6. Format and techniques of presentation of legal documents

Format and techniques of presentation of legal documents shall comply with Chapter V and Appendix I of the Decree No. 34/2016/ND-CP.

 

Chapter II

MAKING PROPOSALS FOR FORMULATION OF LEGAL DOCUMENTS AND MAKING LISTS OF DOCUMENTS DETAILING LAWS AND ORDINANCES

 

Section 1. MAKING PROPOSALS FOR FORMULATION OF LAWS, ORDINANCES AND DECREES

 

Article 7. Plans for making law or ordinance formulation proposals

1. When there is an intention to formulate laws or ordinances or when being assigned by the Governor, the unit assigned to preside over drafting laws or ordinances specified in Clause 1, Article 4 of this Circular shall develop the plan for making law ordinance formulation proposals and submit it to the Governor.

2. The plan for making law or ordinance formulation proposals must specify name of the law or ordinance expected to be formulated, time for dossier preparation, time for opinion collection and time for submitting the Government for consideration and approval.

Article 8. Making law or ordinance formulation proposals

1. After obtaining the Governor's approval of the plan for making law or ordinance formulation proposals, the assigned unit shall assume the prime responsibility for, and cooperate with relevant units, in:

a) Carrying out activities specified in Clause 1, Article 34, and Article 35 of the Law on Promulgation of Legal Documents, Articles 5, 6, 7, 8 and 9 of the Decree No. 34/2016/ND-CP;

b) Preparing dossier of request for law or ordinance formulation in accordance with Clause 1, Article 37 of the Law on Promulgation of Legal Documents;

c) Submitting the Governor or the managing Deputy Governor to collect opinions on law or ordinance formulation proposals prescribed in Article 36 of the Law on Promulgation of Legal Documents, Articles 10 and 11 of the Decree No. 34/2016/ND-CP; studying, accepting and explaining opinions; completing dossiers of request for law or ordinance formulation;

d) Submitting the Governor or the managing Deputy Governor to send the Ministry of Justice for appraisal of law or ordinance formulation proposals; studying, accepting and explaining the Ministry of Justice’s appraisal opinions; completing dossiers in accordance with Clause 2, Article 40 of the Law on Promulgation of Legal Documents;

dd) Submitting the Governor or the managing Deputy Governor to submit the Government for consideration and approval of the law or ordinance formulation proposals; studying and completing dossiers of request for law or ordinance formulation on the basis of the Government's Resolutions;

e) Submitting the Governor or the managing Deputy Governor to send the dossiers of request for law or ordinance formulation that have been completed under the Government's Resolutions to the Ministry of Justice before December 31 every year:

g) Making a copy and sending to the Office the approved law or ordinance proposals for summarizing in the working program of the State Bank and the Government.

2. In the course of making law or ordinance formulation proposals, if the law or ordinance formulation proposals contain complicated contents with different opinions, the proposal-making unit shall report the Governor or the managing Deputy Governor for consulting the State Bank's leadership.

Article 9. Adjustments to law- and ordinance-making programs

The adjustment of law- and ordinance-making programs shall comply with Article 51 of the Law on Promulgation of Legal Documents and Article 24 of the Decree No. 34/2016/ND-CP.

Article 10. Making decree formulation proposals

1. Based on the functions and tasks, units of the State Bank that make decree formulation proposals or are assigned to be in charge of formulating decrees shall:

a) Carryout activities specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 85 of the Law on Promulgation of Legal Documents, Articles 5, 6, 7, 8 and 9 of the Decree No. 34/2016/ND-CP;

b) Prepare dossiers of request for decree formulation in accordance with Article 87 of the Law on Promulgation of Legal Documents;

c) Submit the Governor or the managing Deputy Governor to collect opinions on decree formulation proposals prescribed in Article 86 of the Law on Promulgation of Legal Documents, Articles 10 and 11 of the Decree No. 34/2016/ND-CP; study, accept and explain contributed opinions; complete dossiers of request for decree formulation and send them to the Department of Legal Affairs for opinions before sending to the Ministry of Justice for appraisal;

d) Submit the Governor or the managing Deputy Governor to send the Ministry of Justice for appraisal of decree formulation proposals; study, accept and explain the Ministry of Justice’s appraisal opinions; complete dossiers in accordance with Clause 2, Article 89 of the Law on Promulgation of Legal Documents;

dd) Submit the Governor or the managing Deputy Governor to submit the Prime Minister for consideration and approval of decree formulation proposals;

e) Make a copy and send to the Office the approved decree formulation proposals for summarizing in the working programs of the State Bank and the Government; send the Department of Legal Affairs the approved decree formulation proposals for monitoring and urging.

In case it is necessary to adjust the decree formulation proposals, the proposal-making unit shall coordinate with the Office in implementing the adjustment in accordance with the Government's working program adjustment regulations and send it to the Department of Legal Affairs for monitoring and urging.

2. In the course of making decree formulation proposals, if the decree formulation proposals contain complicated contents with different opinions, the proposal-making unit shall report the Governor or the managing Deputy Governor for consulting the State Bank's leadership.

3. For decrees in the list of documents detailing laws and ordinances not subject to the procedures for making decree formulation proposals as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, units shall comply with Section 3 of this Chapter.

Article 11. Law, ordinance or decree formulation proposals with proposals on amendments and supplements to sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions

1. In addition to the contents on making law, ordinance or decree formulation proposals as prescribed in Articles 7, 8 and 10 of this Circular, for the law, ordinance or decree formulation proposals with proposals on amendments and supplements to sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions, the proposal-making units must supplement the following contents:

a) Sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions expected to supplement or amend;

b) Analysis of the necessity and purpose of amendment and supplement to sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions in accordance with Clauses 1, 3 and 4, Article 7 of the Law on Investment;

c) Grounds for amending and supplementing sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions and concerned subjects;

d) Assessment of the reasonability and feasibility of the amendment and supplementation of sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions and their compliance with treaties on investment;

dd) Impact assessment of the amendment and supplementation of sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions on the state management and business investment activities of the concerned subjects.

2. In the course of making law, ordinance or decree formulation proposals, the proposal-making units shall submit to the Governor or the managing Deputy Governor to consult the Ministry of Planning and Investment on the proposals on amendments and supplements to sectors and trades subject to conditional business investment or business investment conditions.

 

Section 2. FORMULATION OF CIRCULAR-MAKING PROGRAMS

 

Article 12. Circular-making programs

1. By November 01 every year at the latest, the Department of Legal Affairs shall issue a document requesting units of the State Bank to propose the formulation of circulars expected to be promulgated in the following year.

2. Units shall, within their functions and tasks, make the circular formulation proposals for the next year and submit to the Governor or the managing Deputy Governor for opinions and send them to the Department of Legal Affairs no later than December 01 every year.

The circular formulation proposal must specify name of the circular, the necessity of promulgation, promulgation grounds, subjects of application, scope of regulations, principal contents, unit in charge of drafting, time of promulgation and drafting plan for each document.

The document drafting plan must be specify on a monthly basis at the following times:  developing an impact assessment report of the new policy (if any); completing draft circular; completing the consultation on the draft circular; sending to the Department of Legal Affairs for appraisal of the draft circular; submitting to the Governor for signing and promulgating the circular.

3. The Department of Legal Affairs shall consider and summarize the circular formulation proposals of units. Where it is necessary to clarify the content of the circular formulation proposal, the Department of Legal Affairs shall discuss or request in writing the unit to explain or hold a meeting to discuss the circular formulation proposals of the units.

4. By December 15 every year at the latest, the Department of Legal Affairs shall make a draft circular-making program and submit it to the Governor for promulgation.

In case of disagreement with the unit sending the circular formulation proposal on the necessity of promulgation, name or the feasibility of the document formulation schedule, the Department of Legal Affairs shall not include the draft circular-making program or adjust such draft and report the Governor for consideration and decision.

Where it is necessary to promulgate a circular to meet regulatory requirements or to conform to legal documents with higher legal effect, the Department of Legal Affairs shall cooperate with relevant agencies in proactively proposing to include in the circular-making program and submit to the Governor for consideration and decision.

5. The circular-making program signed and promulgated by the Governor shall be uploaded on the State Bank’s portal.

Article 13. Adjustments to circular-making programs

1. In case of supplementation of the circular-making programs, units shall carry out procedures for circular formulation proposals under Clauses 2 and 3, Article 12 of this Circular.

2. In case of removing from the program or adjusting the deadline for submission of the draft circular, the unit in charge of drafting shall report the Governor or managing Deputy Governor, clearly state reasons, remedial solutions and plans on document formulation according to the time expected to propose the draft circular and send a document to the Department of Legal Affairs after obtaining the approval opinions from the Governor or managing Deputy Governor.

3. By the 25th of the last month of each quarter or upon irregular request, the Department of Legal Affairs shall consider, synthesize and submit to the Governor for decision on adjustments to circular-making programs. In case there is any different opinion on the proposal for adjustments to circular-making programs of units, the Department of Legal Affairs shall request the Governor for consideration and decision.

4. The decisions on adjustments to circular-making programs signed and promulgated by the Governor shall be uploaded on the State Bank’s portal.

Article 14. Proposals for formulation of circulars in the list of documents detailing laws or ordinances

For circulars in the list of documents detailing laws or ordinances that are not subject to the procedures for making circular formulation proposals under Articles 12 and 13 of this Circular, units shall comply with Section 3 of this Chapter.

 

Section 3. MAKING LISTS OF DOCUMENTS DETAILING LAWS OR ORDINANCES

 

Article 15. Making lists of documents detailing laws or ordinances drafted by the State Bank

1. Within 05 working days from the date on which the laws or ordinances drafted by the State Bank are approved, the Department of Legal Affairs shall be responsible for reviewing and drafting the list of detailing documents in accordance with Points a and b, Clause 1, Article 28 of the Decree No. 34/2016/ND-CP, expecting to assign the unit in charge of drafting if the drafting agency is the State Bank, and send such draft list to consult relevant units of the State Bank.

2. The consulted agencies shall give written replies within 03 working days after receiving the written requests.

3. Within 20 days from the date on which the laws or ordinances are approved, the Department of Legal Affairs shall study, accept opinions and complete the draft list of detailing documents and submit it to the Governor for signing and sending to the Ministry of Justice.

4. The unit assigned to be in charge of drafting detailing documents shall coordinate with the Office in synthesizing and including in the working programs of the State Bank and the Government; coordinate with the Department of Legal Affairs to register them in the State Bank’s circular-making program (if any).

Article 16. Documents detailing laws or ordinances drafted by other agencies other than the State Bank

In case the Prime Minister’s decisions on lists of documents detailing laws or ordinances assign the State Bank to be in charge of drafting the detailing documents, the Governor shall assign the unit in charge of drafting to draft such detailing documents. The unit assigned to be in charge of drafting shall coordinate with the Office in synthesizing and including in the working programs of the State Bank and the Government; coordinate with the Department of Legal Affairs to register them in the State Bank’s circular-making program (if any).

Article 17. Change of time for submission of documents detailing laws or ordinances

1. Where it is necessary to change the time for submission of documents detailing laws or ordinances, the unit assigned to be in charge of drafting shall issue a written request, in which clearly states reason, solutions and deadline for submitting the Governor to send the Ministry of Justice.

2. After the request to change the time for submission of detailing documents is approved, the unit in charge of drafting detailing documents shall coordinate with the Office in synthesizing and including in the working programs of the State Bank and the Government; coordinate with the Department of Legal Affairs to adjust the State Bank’s circular-making program (if any).

 

Chapter III

DRAFTING, PROMULGATION AND CONSOLIDATION OF LEGAL DOCUMENTS

 

Section 1. DRAFTING AND PROMULGATION OF LAWS, ORDINANCES, DECREES AND THE PRIME MINISTER’S DECISIONS

 

Article 18. Procedures for drafting of laws, ordinances, decrees and the Prime Minister’s decisions

1. Based on the Government’s Resolutions on approval of the law, ordinance or decree formulation proposals, the unit assigned to be in charge of drafting shall actively draft the projects and make draft laws, draft ordinances or draft decrees.

2. The drafting of laws, ordinances, decrees and decisions of the Prime Minister shall comply with Sections 2, 3, 4, 5 and 6, Chapter III, Articles 90, 91, 92, 93, 94, 95 and 96, Section 3, Chapter V of the Law on Promulgation of Legal Documents, and Section 1, Sub-section 1, Section 2, Chapter IV of the Decree No. 34/2016/ND-CP.

3. The unit in charge of drafting shall be responsible for consulting the State Bank’s leadership on contents of the draft laws or draft ordinances, complicated contents with different opinions of the draft decrees or draft decisions of the Prime Minister during the drafting process.

 

Section 2. DRAFTING AND PROMULGATION OF CIRCULARS

 

Article 19. Process of drafting circulars

1. Formulating reports on assessment of impacts of new policies (if any) under Clause 2, Article 31 of the Decree No. 34/2016/ND-CP for the case of drafting circulars in accordance with Clause 2, Article 24 of the Law on Promulgation of Legal Documents.

2. Making draft circulars.

3. Consulting, accepting opinions and explaining opinions on the draft circulars.

4. Appraising draft circulars.

5. Submitting for signing circulars.

Article 20. Making draft circulars

1. The unit in charge of drafting shall research related information and documents, and base on the reports on assessment of impacts of policies (if any), to:

a) Make an outline;

b) Make the draft circular;

c) Make a draft report, clearly stating the necessity of promulgation; purpose, viewpoint in directing to formulate the draft document; process of draft document formulation; structure and basic contents of the draft document; and issues to be consulted (if any);

d) An explanation of the draft circular regulations or a comparison and explanation of differences between the draft circular and amended, supplemented or replaced document (in case of drafting an amending, supplementing or replacing document).

2. In the course of drafting, the unit in charge of drafting may mobilize the participation of the research institutions, associations, universities, experts, scientists and other related organization and individuals.

Article 21. Collection of opinions on draft circulars

1. After completing the draft circular, the unit in charge of drafting shall report the Governor or managing Deputy Governor to approve the contents and give permits for collecting opinions on draft circulars.

2. Collecting opinions from relevant units of the State Bank:

a) The unit in charge of drafting shall send a document collecting opinions from units of the State Bank related to the draft circular. The unit in charge of drafting may give issues to be consulted in compliance with functions and tasks of each unit;

b) The consulted unit shall respond in writing within 07 working days after receiving the request for giving opinions (except for the case of organizing the collection of opinions on administrative procedures under Point d of this Clause).

If necessary, the unit in charge of drafting may set a deadline for collecting opinions which is shorter than the time limit as mentioned above, provided it is at least 03 working days and is approved by the Governor or the managing Deputy Governor. The consulted unit shall be responsible for responding within the time limit stated on the official dispatch on collecting opinions;

c) Head of the consulted unit shall take responsibility before the Governor for not giving opinions or delaying to give opinions and arising problems (if any) related to the contents under its management;

d) For a draft circular containing regulations on administrative procedures, in addition to giving opinions on contents, the Department of Legal Affairs shall be responsible for giving opinions on the administrative procedures provided in the draft circular. If necessary, the Department of Legal Affairs shall organize to collect opinions from relevant organizations and agencies, and subjects affected by regulations on administrative procedures.

3. Collecting opinions from subjects directly affected by the document, and other relevant organizations, agencies and individuals:

a) The unit in charge of drafting shall propose the Governor or the managing Deputy Governor the list of subjects directly affected by the document, and other relevant organizations, agencies and individuals (apart from organizations specified at Point b of this Clause) to consult on the draft contents. Time limit for consulting must be stated on the document on collecting opinions, ensuring that subjects directly affected by the document, and other relevant organizations, agencies and individuals have enough time to study and give opinions;

b) The unit in charge of drafting shall send the draft circular to the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front; and send the draft circular related to enterprises’ rights and obligations to the Vietnam Chamber of Commerce and Industry for consulting;

c) The unit in charge of drafting shall post the whole draft document on the portals of the Government and the State Bank for at least 60 days for public opinion.

4. In case there are basic changes in the draft circular compared to the draft document already sent for consulting, or in case of necessity, the unit in charge of drafting shall re-collect opinions from relevant units of the State Bank and subjects directly affected by the document to ensure the feasibility of the document.

During the course of consulting and appraising the draft document, the Department of Legal Affairs may request the unit in charge of drafting to re-collect opinions from relevant units of the State Bank and subjects directly affected by the document, in case there are basic changes in the draft circular compared to the draft document already sent for consulting.

5. In case of emergency, if the collection of opinions as prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article does not satisfy requirement on schedule, the unit in charge of drafting shall report the Governor or the managing Deputy Governor to consider and decide on concurrently consulting relevant units, subjects directly affected by the document and related organizations and agencies, or holding a meeting to directly collect opinions.

Article 22. Request for directions from the State Bank’s leadership

In case the draft circular containing complicated contents with different opinions, the unit in charge of drafting shall report the Governor or the managing Deputy Governor to request for directions from the State Bank’s leadership.

Article 23. Synthesizing and accepting opinions

1. Within 30 days from the deadline for comment, the unit in charge of drafting shall be responsible for studying, synthesizing, accepting opinions, explaining opinions, and amending the draft circular. In case of refusing contributed opinions, the unit in charge of drafting shall explain clearly.

The receipt of comments for regulations on administrative procedures in the draft circular must be made in a separate part of the document on accepting and explaining opinions.

2. For complicated issues with different opinions, the unit in charge of drafting shall report the Governor or the managing Deputy Governor for directions.

3. After accepting comments and amending the draft document, if necessary, the unit in charge of drafting shall continue consulting relevant units, organizations and individuals.

Article 24. Appraisal of draft circulars

1. After revising the draft circular according to comments of units, organizations and individuals, and directions of the State Bank’s leadership (if any), the unit in charge of drafting shall send the draft circular dossier to the Department of Legal Affairs for appraisal.

2. A dossier of request for appraisal must comprise:

a) An official dispatch of request for appraisal;

b) A draft report as prescribed at Point c, Clause 1, Article 20 of this Circular;

c) A draft circular after accepting comments from units, organizations and individuals;

d) A report on summarization of opinions, giving of explanations to the acceptance and nonacceptance of opinions collected from organizations, units and individuals; and photocopies of written opinions;

dd) An explanation of the draft circular regulations or a comparison and explanation of differences between the draft circular and amended, supplemented or replaced document (in case of drafting an amending, supplementing or replacing document);

e) A report on assessment of impacts of new policies as prescribed in Clause 1, Article 19 of this Circular (if any); a report on assessment of impacts of administrative procedures and a report on integration of gender equality (if any);

g) Other relevant documents (if any).

3. The Department of Legal Affairs shall organize to appraise the draft circular according to one of the following forms:

a) Establishing a council of consultancy for appraisal: For draft circulars containing regulations that directly affect to the rights, obligations and interest of the people and enterprises, related to many sectors or fields, or drafted by the Department of Legal Affairs, the Department of Legal Affairs shall propose the Governor to establish a council of consultancy for appraisal under Article 48 of the Decree No. 34/2016/ND-CP;

b) The Department of Legal Affairs carries out the appraisal. In case of necessity, the Department of Legal Affairs shall hold a meeting with representatives of the Department of Legal Affairs, unit in charge of drafting and a number of relevant units in service of the appraisal of draft circulars.

4. If it is necessary to clarify the draft circular regulations, the Department of Legal Affairs shall request the unit in charge of drafting to provide information and documents related to the draft document, or request for explaining regulations of the draft document.

5. The appraisal contents shall comply with Clause 3, Article 102 of the Law on Promulgation of Legal Documents.

6. Time limit for appraisal: Within 10 days from the date on which the dossier of request for appraisal is received, the Department of Legal Affairs shall send a written appraisal to the unit in charge of drafting.

In case of emergency, the Department of Legal Affairs shall be responsible for appraise the draft circular within 05 working days after receiving sufficient dossiers of request for appraisal.

7. After receiving the written appraisal, the unit in charge of drafting shall study, accept and revise the draft circular and send a document to the Department of Legal Affairs, clearly stating the acceptance, explanation of the appraisal and enclosed with the draft circular revised according to the appraisal opinions.

In case there are complicated contents, the unit in charge of drafting shall consider and decide on reporting and requesting for directions from the Governor or the managing Deputy Governor before sending the document of acceptance and explanation of the appraisal opinions to the Department of Legal Affairs.

8. After receiving the document of acceptance and explanation, the Department of Legal Affairs shall coordinate with the unit in charge of drafting to complete the draft circular.

In case of agreeing with the draft circular regulations, the Department of Legal Affairs shall stamp the appraisal seal on the draft circular so that the unit in charge of drafting can submit to the Governor.

In case the further clarification of the draft circular regulation is required, the Department of Legal Affairs shall directly discuss or invite the representative of the unit in charge of drafting to a meeting in order to reach an agreement on the draft circular regulations before stamping the appraisal seal.

9. After coordinating with the unit in charge of drafting to complete the draft document, if there is different opinion, the Department of Legal Affairs shall issue a document on reserving opinion and send it to the unit in charge of drafting. The unit in charge of drafting shall report the Governor or the managing Deputy Governor for consideration and decision. The Department of Legal Affairs shall stamp an appraisal seal under directions of the Governor or the managing Deputy Governor.

Where it is necessary to clarify reserved opinions, the Department of Legal Affairs shall send a report to the Governor or the managing Deputy Governor and stamp an appraisal seal after obtaining directions from the Governor or the managing Deputy Governor.

10. The draft circulars drafted by the Department of Legal Affairs shall not be subject to the appraisal procedures under this Article, except for provisions of Point a, Clause 3 and Clause 5 of this Article. The Department of Legal Affairs shall stamp the appraisal seal for the circular before submitting the Governor for signing and promulgation.

Article 25. Submitting for signing circulars

1. The unit in charge of drafting shall submit the Governor for signing and promulgating circulars. A dossier of submitting for signing a circular must comprise:

a) A report to the Governor as prescribed at Point c, Clause 1, Article 20 of this Circular;

b) A draft circular bearing the appraisal seal by the Department of Legal Affairs;

c) A report on summarization, giving of explanations to and acceptance of opinions of units, organizations and individuals on the draft circular regulations;

d) A written appraisal; and a report giving of explanations to and acceptance of appraisal opinions;

dd) A document reserving opinions of the Department of Legal Affairs (if any);

e) A report on assessment of impacts, and a written assessment of administrative procedures, a report on integration of gender equality (if any);

g) Other relevant documents (if any).

2. The Governor or the assigned Deputy Governor shall consider and sign to promulgate the circular.

Article 26. Issuance of circulars

1. After the circular is signed and promulgated, the Office shall be responsible for giving number to the circular; stamping; making copies; keeping and sending such document to organizations and individuals as prescribed in Clause 2, Article 27 of this Circular and returning the dossier of submitting for signing to the unit in charge of drafting.

2. The unit in charge of drafting shall be responsible for sending e-version of the circular to the Office and the Department of Legal Affairs, and take responsibility for the accuracy of such e-version; send the Office the press release of the circular promulgation; coordinate with the Office in ensuring the printing and issuance of the circular in a timely and accurate manner.

Article 27. Publishing on Cong Bao (Official Gazette), sending and transmitting information on circular promulgation

1. The publishing on Cong Bao (Official Gazette), sending and transmitting information on circular promulgation shall comply with the Law on Promulgation of Legal Documents, guiding documents and regulations on protecting state secret.

2. Within 03 working days from the date on which the document is signed and promulgated, the Office shall:

a) Send the original document enclosed with e-version to the Government Office to publish on Cong Bao (Official Gazette) in accordance with regulations on publishing on Cong Bao (Official Gazette), and to post on the Government’s portal;

b) Send the document to relevant agencies and units as stated in the “receipt” box of the circular;

c) Coordinate with relevant units in publishing the circular, make press release on the circular promulgation on the State Bank’s portal.

3. The Department of Legal Affairs shall be responsible for publishing the entire circular on the national legal database within 15 days after the date of signing and promulgating.

4. After being promulgated, the circular shall be disseminated to relevant units, organizations and individuals. For circulars with wide scope of regulation concerned to many working fields, the Department of Legal Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the unit in charge of drafting, the State Bank Branches of provinces and centrally run cities in, disseminating and propagandizing to subjects in charge of implementation.

 

Section 3. CONSOLIDATION OF LEGAL DOCUMENTS

 

Article 28. Consolidation of decrees and Prime Minister’s decisions drafted by the State Bank

1. Within 01 working day from the date on which the amending and supplementing document is signed and promulgated, the unit in charge of drafting shall send an e-version of that amending and supplementing document to the Department of Legal Affairs and take responsibility for the accuracy of such e-version.

2. Within 03 working days after receiving the e-version of the amending and supplementing document, the Department of Legal Affairs shall consolidate the document and submit the Governor or the Deputy Governor to sign and certify the consolidated document.

3. Within 02 working days from the date on which the Governor or the Deputy Governor signs and certifies the consolidated document, the Office shall send the original consolidated document, enclosed with the e-version to the Government Office to publish on Cong Bao (Official Gazette) and the Government’s portal.

Article 29. Consolidation of circulars and joint circulars drafted by the State Bank

1. Within 01 working day from the date on which the amending and supplementing circular or joint circular is signed and promulgated by the Governor, the unit in charge of drafting shall send an e-version of that amending and supplementing circular or joint circular to the Department of Legal Affairs and take responsibility for the accuracy of such e-version.

2. Within 03 working days after receiving the e-version of the amending and supplementing circular or joint circular, the Department of Legal Affairs shall consolidate the document and submit the Governor or the Deputy Governor to sign and certify the consolidated document.

3. Within 02 working days from the date on which the Governor or the Deputy Governor signs and certifies the consolidated document, the Office shall send the consolidated document to publish on Cong Bao (Official Gazette) and coordinate with relevant units in posting the consolidated document on the State Bank’s portal.

Article 30. Techniques for consolidation of legal documents

Techniques for consolidation of legal documents shall comply with the Ordinance on Consolidation of Legal Documents.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Article 31. Funding for formulation of legal documents

1. Funding for formulation of legal documents shall comply with Section 3, Chapter X of the Decree No. 34/2016/ND-CP, instructions of the Ministry of Finance and the State Bank on the management and use of state budget for the formulation and promulgation of legal documents.

2. Heads of units of the State Bank shall, based on the assigned tasks relating to drafting and promulgation of legal documents, propose and coordinate with the Finance - Accounting Department and the Administration Department in, allocating funding and other necessary conditions for the formulation and promulgation of legal documents.

3. The unit in charge of drafting legal documents shall make a detailed estimate of funding for formulation of legal documents and send it to the Department of Legal Affairs for appraisal of the conformity of that estimate with the complexity, subjects of regulation and subjects of application of the document.

Article 32. Responsibilities of units of the State Bank

1. Units of the State Bank shall:

a) Comply with regulations on order and procedures for formulation and promulgation of legal documents in the Law on Promulgation of Legal Documents, guiding documents and this Circular;

b) The units in charge of drafting shall ensure the draft schedule and quality of the draft documents, timely report the Governor and the managing Deputy Governor of difficulties in the course of document formulation;

c) By the 23rd every month at the latest or upon irregular request of the Department of Legal Affairs and the Office, units in charge of drafting shall send reports on the formulation of legal documents (in writing and e-document) to the Department of Legal Affairs and the Office. If the legal documents are formulated behind the schedule, such reports must specify reason and remedial solutions.

2. The Department of Legal Affairs shall:

a) Guide units to comply with regulations on order and procedures for formulation and promulgation of legal documents of the State Bank;

b) Monitor and urge units to draft legal documents timely; report the Governor issues arising in the course of monitoring and urging;

c) By the 05th of the first month of every quarter at the latest, the Department of Legal Affairs shall synthesize and submit the Governor reports on implementation of the circular-making program of the State Bank in the previous quarter;

d) By the 25th every month at the latest, the Department of Legal Affairs shall update e-information on implementation of law- and ordinance-making program and the detailing document formulation and send to the Ministry of Justice;

dd) By the 05th of the first month every quarter at the latest, the Department of Legal Affairs shall report in writing on the implementation of law- and ordinance-making program and the detailing document formulation to the Ministry of Justice.

3. The Office shall: Report on the formulation and schedule of formulation of decrees and decisions of the Prime Minister, and difficulties in the course of making draft decrees, draft decisions of the Prime Minister in accordance with regulations on reporting the implementation of schemes in the Government’s working program.

 

Article 33. Effect

This Circular takes effect on November 15, 2016 and replaces the Circular No. 30/2013/TT-NHNN dated December 09, 2013 of the Governor, prescribing the order and procedures for formulation and promulgation of legal documents by the State Bank of Vietnam.

Article 34. Implementation organization

The Chief of Office, Director of the Department of Legal Affairs, Heads of units of the State Bank branches of provinces and centrally run cities shall organize to implement this Circular./.

 

 

FOR THE GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Dong Tien

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 27/2016/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 27/2016/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất