Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014 về dịch vụ trung gian thanh toán
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 23/2019/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 23/2019/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Kim Anh |
Ngày ban hành: | 22/11/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa 100 triệu đồng Việt Nam trong một tháng. Trừ trường hợp, Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử.
Đặc biệt, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào Ví điện tử.
Bên cạnh đó, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải cung cấp công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử. Công cụ giám sát phải bảo đảm cho phép giám sát tổng số lượng Ví điện tử; Thông tin về 10 Ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 Ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng...
Thông tư này có hiệu lực từ 07/01/2020.
Xem chi tiết Thông tư23/2019/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 23/2019/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN
ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán
---------------
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP; Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Ngân hàng liên kết thực hiện liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán (hoặc thẻ ghi nợ) của khách hàng thông qua kết nối trực tiếp với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (trường hợp ngân hàng liên kết đồng thời là ngân hàng hợp tác) hoặc thông qua kết nối giữa tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử (trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử đã có thỏa thuận với ngân hàng liên kết về việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán (hoặc thẻ ghi nợ) mở tại ngân hàng liên kết).”.
“Điều 8. Đảm bảo khả năng thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ hoặc các biện pháp đảm bảo khác.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có nghĩa vụ duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm.
3. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử chỉ được sử dụng vào việc:
a) Thanh toán vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của đơn vị chấp nhận thanh toán tại ngân hàng;
b) Hoàn trả tiền vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) trong trường hợp:
(i) Khách hàng rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng;
(ii) Khách hàng không còn nhu cầu sử dụng Ví điện tử;
(iii) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt cung ứng dịch vụ Ví điện tử cho khách hàng;
(iv) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt hoạt động, bị thu hồi Giấy phép, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Thanh toán vào tài khoản thanh toán của các đơn vị cung ứng dịch vụ công trong trường hợp khách hàng sử dụng Ví điện tử để thanh toán, nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Chuyển đến các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở.”.
“Điều 9. Hoạt động cung ứng Ví điện tử
a) Đối với Ví điện tử của cá nhân:
(i) Thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
(ii) Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài);
b) Đối với Ví điện tử của tổ chức:
(i) Thông tin của tổ chức mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
(ii) Một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở Ví điện tử được thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
(iii) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở Ví điện tử kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
c) Khách hàng đăng ký mở Ví điện tử có thể xuất trình các tài liệu quy định tại điểm a(ii), b(ii) và b(iii) khoản này dưới hình thức bản chính hoặc bản sao hoặc bản quét (scan) từ bản gốc hoặc hình thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử;
d) Khách hàng có thể đăng ký và gửi Hồ sơ mở Ví điện tử trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử hoặc các kênh giao dịch trực tuyến của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định của pháp luật.
a) Đối với Ví điện tử của cá nhân:
(i) Đối với cá nhân là người Việt Nam: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp;
(ii) Đối với cá nhân là người nước ngoài: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh (nếu có);
b) Đối với Ví điện tử của tổ chức:
(i) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; mã số doanh nghiệp và mã số thuế (nếu tổ chức có mã số thuế khác mã số doanh nghiệp); địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điện thoại;
(ii) Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở Ví điện tử theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải có các quy định và điều khoản về việc đăng ký mở và sử dụng Ví điện tử và phải công khai cho khách hàng biết trước khi đăng ký mở Ví điện tử. Ngoài những nội dung quy định tại điểm a, b khoản này, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử được bổ sung thêm những thông tin khác phù hợp với từng đối tượng khách hàng và phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng phải thông báo rõ và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.
a) Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ Ví điện tử là cá nhân, hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứng minh tư cách giám hộ, đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ Ví điện tử. Các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ Ví điện tử là pháp nhân, hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức này được thành lập và hoạt động hợp pháp, các giấy tờ chứng minh tư cách giám hộ, đại diện hợp pháp của tổ chức đó đối với chủ Ví điện tử. Các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức đó theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
a) Chủ Ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin trong hồ sơ mở Ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp;
b) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở Ví điện tử của khách hàng là đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
a) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải yêu cầu khách hàng hoàn thành việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết trước khi khách hàng sử dụng Ví điện tử;
b) Ví điện tử phải được liên kết với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ (có gắn với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam) của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết;
c) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải thỏa thuận với ngân hàng liên kết hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử về quy trình, cách thức liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng;
d) Khách hàng được liên kết Ví điện tử với một hoặc nhiều tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) mở tại các ngân hàng liên kết.
a) Việc nạp tiền vào Ví điện tử phải thực hiện từ:
(i) Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng;
(ii) Nhận tiền từ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;
b) Khách hàng được sử dụng Ví điện tử để:
(i) Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
(ii) Chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;
(iii) Rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng.
c) Tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng;
d) Quy định tại điểm c khoản này không áp dụng đối với Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử;
đ) Nghiêm cấm việc sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn Ví điện tử hoặc mua, bán thông tin Ví điện tử;
e) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào Ví điện tử.
(i) Tổng số lượng và tổng số dư Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động) vào cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán và các giao dịch khác của Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
(ii) Tổng số lượng giao dịch bên Nợ, tổng giá trị giao dịch bên Nợ, tổng số lượng giao dịch bên Có, tổng giá trị giao dịch bên Có của tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;
(iii) Thông tin về 10 Ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 Ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán; khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức nhưng không bao gồm cá nhân, tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán) bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, rút tiền theo từng ngân hàng liên kết; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền; tổng số lượng và tổng giá trị các giao dịch khác nếu có (chỉ thống kê các giao dịch do hệ thống xử lý thành công), số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.”.
“Điều 9a. Hoạt động bù trừ điện tử
a) Là thành viên trực tiếp của Hệ thống TTĐTLNH;
b) Đã thực hiện việc thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 2 Điều này và cam kết thực hiện việc theo dõi, quản lý Hạn mức BTĐT để đảm bảo việc xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT tuân thủ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Có văn bản ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của mình và xử lý tài sản ký quỹ (khi thiết lập Hạn mức BTĐT) để thực hiện việc quyết toán BTĐT hoặc nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không đủ khả năng trả nợ vay theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều này;
d) Có văn bản cam kết với Tổ chức chủ trì BTĐT về việc đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh khi xử lý quyết toán BTĐT theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
2. Hạn mức BTĐT:
a) Các thành viên quyết toán phải thiết lập, duy trì và quản lý Hạn mức BTĐT để thực hiện các giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT. Hạn mức BTĐT do Tổ chức chủ trì BTĐT xác lập trên cơ sở đề xuất của thành viên quyết toán và tuân thủ quy định nội bộ về cơ chế thiết lập, điều chỉnh và quản lý Hạn mức BTĐT nhưng phải đảm bảo việc ký quỹ để thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này. Việc thiết lập hoặc điều chỉnh Hạn mức BTĐT được thực hiện bằng chứng từ giấy hoặc bằng phương thức điện tử thông qua các kênh trao đổi thông tin điện tử giữa Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán;
b) Thiết lập Hạn mức BTĐT:
Để thiết lập Hạn mức BTĐT lần đầu, thành viên quyết toán gửi Tổ chức chủ trì BTĐT đề nghị thiết lập Hạn mức BTĐT và thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán, Tổ chức chủ trì BTĐT căn cứ thông tin xác nhận của Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về việc ký quỹ của thành viên quyết toán và quy định nội bộ về cơ chế thiết lập, điều chỉnh và quản lý Hạn mức BTĐT để xác lập Hạn mức BTĐT và thông báo cho thành viên quyết toán biết;
c) Điều chỉnh Hạn mức BTĐT:
(i) Thành viên quyết toán có thể đề nghị Tổ chức chủ trì BTĐT xem xét điều chỉnh Hạn mức BTĐT trên cơ sở nhu cầu giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT, quy định nội bộ của Hệ thống BTĐT về cơ chế thiết lập, điều chỉnh và quản lý Hạn mức BTĐT và giá trị tài sản ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của mình tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch):
- Trường hợp điều chỉnh tăng Hạn mức BTĐT, thành viên quyết toán phải bổ sung giấy tờ có giá và/hoặc yêu cầu tăng thêm số tiền tạm khóa trên tài khoản thanh toán để đảm bảo việc ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này. Ngay sau khi thành viên quyết toán hoàn thành việc bổ sung ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), Tổ chức chủ trì BTĐT thực hiện việc điều chỉnh và cập nhật tăng Hạn mức BTĐT cho thành viên quyết toán;
- Trường hợp điều chỉnh giảm Hạn mức BTĐT, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của thành viên quyết toán, Tổ chức chủ trì BTĐT thực hiện việc cập nhật giảm Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán và thông báo cho thành viên quyết toán và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) biết. Sau khi giảm Hạn mức BTĐT, theo đề nghị của thành viên quyết toán và trên cơ sở đảm bảo việc ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hoàn trả giấy tờ có giá và/hoặc tiền ký quỹ của thành viên quyết toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoàn trả giấy tờ có giá, tiền ký quỹ trong hệ thống TTĐTLNH.
(ii) Tổ chức chủ trì BTĐT được chủ động điều chỉnh Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán đối với trường hợp có sự thay đổi về tỷ lệ ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này hoặc thành viên quyết toán bị giảm giá trị ký quỹ trong quá trình xử lý quyết toán BTĐT quy định tại khoản 6 Điều này. Trường hợp điều chỉnh giảm Hạn mức BTĐT, Tổ chức chủ trì BTĐT phải hoàn thành việc cập nhật Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán vào phiên giao dịch bù trừ điện tử kế tiếp sau khi nhận được Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi tỷ lệ ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT hoặc thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về giảm giá trị ký quỹ của thành viên quyết toán.
3. Ký quỹ để thiết lập Hạn mức BTĐT:
a) Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ bằng tiền và/hoặc giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập Hạn mức BTĐT, trong đó:
(i) Các loại giấy tờ có giá và giá trị giấy tờ có giá sử dụng để thiết lập Hạn mức BTĐT thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
(ii) Tiền ký quỹ là số tiền tạm khóa trên tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để phục vụ cho việc thiết lập Hạn mức BTĐT;
b) Khi thành viên quyết toán thiết lập Hạn mức BTĐT lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, tỷ lệ ký quỹ tối thiểu là 10% giá trị Hạn mức BTĐT. Trường hợp điều chỉnh tăng Hạn mức BTĐT theo quy định tại điểm c (i) khoản 2 Điều này, tỷ lệ ký quỹ là 100% đối với phần giá trị Hạn mức BTĐT tăng thêm;
c) Tỷ lệ ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại điểm b khoản này có thể được thay đổi trong từng thời kỳ hoặc đối với từng thành viên quyết toán theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trên nguyên tắc:
(i) Tăng tỷ lệ ký quỹ đối với tất cả thành viên quyết toán để đảm bảo an toàn hoạt động của Hệ thống BTĐT trong trường hợp cần thiết hoặc theo khuyến nghị về giám sát Hệ thống BTĐT;
(ii) Tăng tỷ lệ ký quỹ đối với thành viên quyết toán không thực hiện nghiêm các cam kết về đảm bảo Hạn mức BTĐT để xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
(iii) Tăng tỷ lệ ký quỹ đối với thành viên quyết toán để xảy ra tình trạng không đảm bảo khả năng chi trả quyết toán BTĐT hoặc thiếu tiền trên tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để quyết toán giá trị thấp Hệ thống TTĐTLNH;
(iv) Thành viên quyết toán không tuân thủ các quy định, quy chế hoạt động của Hệ thống BTĐT, các quy định về thành viên của Hệ thống TTĐTLNH sẽ phải áp dụng tỷ lệ ký quỹ cao hơn so với các thành viên quyết toán khác;
d) Giấy tờ có giá và tiền ký quỹ của thành viên quyết toán dùng để ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT không được cùng sử dụng cho những mục đích ký quỹ khác của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước.
4. Xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT:
Tổ chức chủ trì BTĐT xây dựng quy trình nghiệp vụ của Hệ thống BTĐT: quy định về số phiên giao dịch, thời gian bù trừ, thanh toán, việc tra soát, đối chiếu dữ liệu, đảm bảo thực hiện quyết toán kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các thành viên quyết toán theo kết quả BTĐT, đảm bảo các nguyên tắc:
a) Giá trị giao dịch tối đa bằng đồng Việt Nam của lệnh thanh toán qua Hệ thống BTĐT không được vượt quá giá trị tối đa của lệnh thanh toán giá trị thấp qua Hệ thống TTĐTLNH;
b) Việc xử lý các giao dịch thanh toán Nợ qua Hệ thống BTĐT đều phải có văn bản thỏa thuận hoặc ủy quyền trước;
c) Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán phải theo dõi, quản lý chặt chẽ Hạn mức BTĐT đảm bảo tổng số chênh lệch phải trả của thành viên quyết toán trong một phiên giao dịch không lớn hơn Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán đó.
5. Quyết toán BTĐT:
a) Để thực hiện xử lý quyết toán BTĐT, Tổ chức chủ trì BTĐT đăng ký sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác của Hệ thống TTĐTLNH theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTĐTLNH;
b) Tổ chức chủ trì BTĐT quy định thời điểm quyết toán cụ thể vào cuối phiên giao dịch tương ứng với mỗi phương thức xử lý lệnh thanh toán hoặc dịch vụ của Hệ thống BTĐT, đảm bảo phù hợp với thời gian hoạt động Hệ thống TTĐTLNH và việc xử lý quyết toán BTĐT theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này;
c) Tổ chức chủ trì BTĐT gửi kết quả BTĐT đến Hệ thống TTĐTLNH để xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán liên quan theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTĐTLNH. Kết quả BTĐT gửi đến Hệ thống TTĐTLNH phải đảm bảo nghĩa vụ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên quyết toán không vượt quá Hạn mức BTĐT của thành viên đó. Việc xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
a) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả khi quyết toán BTĐT, trình tự thực hiện xử lý như sau:
(i) Thành viên quyết toán thực hiện thấu chi trong hạn mức được cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng để xử lý kết quả quyết toán BTĐT;
(ii) Khi thành viên quyết toán đã sử dụng hết hạn mức thấu chi được cấp mà vẫn không đủ số dư để xử lý quyết toán BTĐT thì kết quả BTĐT được chuyển vào hàng đợi quyết toán. Khi đủ số dư, kết quả BTĐT được xử lý tiếp;
(iii) Tổ chức chủ trì BTĐT thực hiện vấn tin trên Hệ thống TTĐTLNH để kiểm tra tình trạng xử lý kết quả BTĐT trong hàng đợi; đồng thời, thông báo và yêu cầu thành viên quyết toán thiếu khả năng chi trả có biện pháp kịp thời tăng số dư (Có) trên tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên quyết toán hoặc thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện quyết toán BTĐT;
(iv) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp Hệ thống TTĐTLNH, trường hợp thành viên quyết toán vẫn không đủ khả năng chi trả, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán (nếu có) để thực hiện việc quyết toán BTĐT. Ngay sau khi trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết để điều chỉnh giảm Hạn mức BTĐT trên cơ sở giá trị ký quỹ còn lại của thành viên quyết toán đó;
(v) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao Hệ thống TTĐTLNH, thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả sẽ phải lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT (theo mẫu tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để áp dụng giải pháp cho vay thanh toán bù trừ nhằm thực hiện quyết toán BTĐT với lãi suất bằng lãi suất cho vay qua đêm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết để tạm dừng việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Hệ thống BTĐT của thành viên quyết toán đó và chuẩn bị phương án xử lý rủi ro theo quy định tại điểm b, c khoản này;
b) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán phải lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT:
(i) Vào đầu ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán BTĐT và trước thời điểm Tổ chức chủ trì BTĐT gửi kết quả quyết toán BTĐT, thành viên quyết toán đã lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT phải thực hiện việc trả cả dư nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thành viên quyết toán đó không hoàn thành việc trả nợ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện các biện pháp thu hồi nợ cho vay để thực hiện quyết toán BTĐT (bao gồm cả dư nợ gốc và lãi vay) theo nguyên tắc thu gốc trước, thu lãi sau, cụ thể:
- Chủ động thực hiện trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch);
- Yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán sang cho Ngân hàng Nhà nước đối với những giấy tờ có giá mà thành viên quyết toán đó ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập Hạn mức BTĐT;
(ii) Đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán BTĐT, trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định tại điểm b(i) khoản này mà vẫn không đủ để thu hồi nợ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển toàn bộ số dư nợ còn thiếu sang dư nợ quá hạn; lãi suất đối với dư nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với lãi vay chậm trả bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi suất đối với lãi vay qua đêm chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết số tiền nợ còn thiếu cần thu hồi (bao gồm gốc và lãi vay). Tổ chức chủ trì BTĐT xử lý phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro cho các thành viên quyết toán còn lại để trả nợ vay cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Xử lý phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro đối với trường hợp thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay):
(i) Vào ngày làm việc kế tiếp của ngày mà Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT về việc chưa thu hồi đủ khoản nợ cho vay để quyết toán BTĐT và tổng số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) còn phải trả cho Ngân hàng Nhà nước của các thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT theo quy định tại điểm b(ii) khoản này, Tổ chức chủ trì BTĐT xác định phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro của các thành viên quyết toán còn lại theo công thức sau: Trong đó:
Ai: là số tiền mà thành viên quyết toán thứ i phải trả Ngân hàng Nhà nước khoản nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) để chia sẻ rủi ro do thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay);
Di: là doanh số giao dịch thanh toán Nợ phát sinh của thành viên quyết toán thứ i trong phiên quyết toán có phát sinh thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT;
D: là tổng doanh số giao dịch thanh toán Nợ phát sinh của phiên quyết toán có phát sinh thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT;
D(x): là doanh số giao dịch thanh toán phát sinh Nợ trong phiên quyết toán của các thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT;
M: là tổng số nợ vay (bao gồm cả nợ gốc và lãi vay) còn phải trả cho Ngân hàng Nhà nước của các thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT;
(ii) Sau khi tính toán, xác định số tiền mà từng thành viên quyết toán có nghĩa vụ phải chia sẻ rủi ro, Tổ chức chủ trì BTĐT gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thực hiện trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và thu hồi đủ số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) của các thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT; đồng thời, thông báo cho các thành viên quyết toán biết;
(iii) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết để xem xét tạm dừng việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Hệ thống BTĐT của thành viên quyết toán đó. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) theo dõi số dư trên tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) của các thành viên quyết toán đó để tiếp tục trích (ghi Nợ) cho đến khi thu đủ số tiền phân bổ theo nghĩa vụ chia sẻ;
(iv) Đến cuối ngày làm việc của ngày Tổ chức chủ trì BTĐT xác định và thông báo cho các thành viên quyết toán về nghĩa vụ phải chia sẻ rủi ro, thành viên quyết toán nào không đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện xong nghĩa vụ chia sẻ rủi ro thì Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tiến hành xử lý tài sản ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên đó để thu hồi số tiền còn thiếu bằng cách trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ để thiết lập Hạn mức BTĐT (nếu có) của thành viên quyết toán đó hoặc yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán đó sang Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán biết để tính toán và điều chỉnh giảm Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán;
d) Hoàn trả phần các thành viên quyết toán đã chia sẻ rủi ro:
(i) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Tổ chức chủ trì BTĐT thông báo với các thành viên quyết toán về nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không đủ khả năng trả nợ vay (cả gốc và lãi) có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp để hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Sau khoảng thời gian trên, nếu không nhận đủ số dư nợ cho vay để quyết toán BTĐT (bao gồm cả gốc và lãi vay) thì Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) sẽ chủ động thực hiện trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán đó mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thu hồi số tiền còn thiếu và thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết về số tiền đã thu hồi được;
(ii) Tổ chức chủ trì BTĐT căn cứ số tiền đã thu hồi được theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và tỷ lệ phần trăm (%) giữa số tiền phải chia sẻ của mỗi thành viên quyết toán còn lại với tổng số tiền phải trả (bao gồm cả gốc và lãi) tính toán phần hoàn trả cho từng thành viên quyết toán đã thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro và gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để hoàn trả (ghi Có) vào tài khoản thanh toán cho thành viên quyết toán; đồng thời, thông báo cho các thành viên quyết toán biết;
(iii) Trường hợp thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT bị phá sản, Ngân hàng Nhà nước được nhận các khoản nợ theo quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp và chuyển trả các thành viên quyết toán đã chia sẻ theo tỷ lệ phân bổ trong phạm vi khoản nợ thu hồi được.”.
a) Tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử phải thỏa thuận cụ thể bằng văn bản với ngân hàng hợp tác về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình cung cấp dịch vụ, trong đó phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc lựa chọn, ký kết hợp đồng hợp tác với các đơn vị chấp nhận thanh toán và trách nhiệm giám sát, kiểm tra đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (thỏa thuận không có ngân hàng hợp tác tham gia), tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử phải:
(i) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng để nhận tiền thanh toán từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
(ii) Xây dựng, thực hiện quy định nội bộ về quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh đơn vị chấp nhận thanh toán; thường xuyên cập nhật thông tin về đơn vị chấp nhận thanh toán; xây dựng các tiêu chí lựa chọn, thủ tục phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán;
(iii) Đánh giá, phân loại các đơn vị chấp nhận thanh toán theo mức độ rủi ro; thường xuyên theo dõi, giám sát và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết;
(iv) Hướng dẫn đơn vị chấp nhận thanh toán các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Nội dung hợp đồng giữa tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử và đơn vị chấp nhận thanh toán trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này phải quy định cụ thể các nội dung sau:
(i) Quyền và trách nhiệm của các bên;
(ii) Quy định rõ việc đơn vị chấp nhận thanh toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật;
(iii) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào.”.
a) Tổ chức chủ trì BTĐT xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức và vận hành Hệ thống BTĐT phù hợp quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành về hoạt động thanh toán, đảm bảo có tối thiểu các nội dung sau:
(i) Tiêu chuẩn, yêu cầu đối với thành viên tham gia Hệ thống BTĐT;
(ii) Tạm dừng, chấm dứt tư cách thành viên Hệ thống BTĐT;
(iii) Quy trình nghiệp vụ thanh toán và cơ chế quản lý rủi ro của Hệ thống BTĐT;
(iv) Cơ chế thiết lập, điều chỉnh và quản lý, giám sát Hạn mức BTĐT;
(v) Thời gian hoạt động của Hệ thống BTĐT gồm: thời gian nhận lệnh, thời gian xử lý bù trừ, quyết toán, số phiên giao dịch bù trừ điện tử;
(vi) Việc vấn tin, đối chiếu và quy trình xử lý sai sót, tra soát khiếu nại;
(vii) Xử lý trong trường hợp Hệ thống BTĐT bị gián đoạn hoạt động do bảo trì, bảo dưỡng hoặc sự cố kỹ thuật, các trường hợp khẩn cấp;
(viii) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên tham gia Hệ thống BTĐT, trong đó có nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong xử lý quyết toán BTĐT;
(ix) Chính sách phí;
b) Xây dựng hệ thống tiếp nhận và xử lý bù trừ các giao dịch thanh toán của các thành viên, đảm bảo Hệ thống BTĐT vận hành an toàn, thông suốt;
c) Theo dõi, quản lý và cập nhật kịp thời Hạn mức BTĐT của các thành viên quyết toán; áp dụng các biện pháp cảnh báo hiệu quả để thành viên quyết toán kịp thời điều chỉnh tăng Hạn mức BTĐT, đảm bảo tuân thủ quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9a Thông tư này;
d) Lập và gửi kết quả BTĐT đến Hệ thống TTĐTLNH để thực hiện quyết toán BTĐT kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các thành viên quyết toán;
đ) Nhận và thông báo kết quả quyết toán BTĐT từ Hệ thống TTĐTLNH tới các thành viên quyết toán;
e) Tính toán, xác định nghĩa vụ chia sẻ rủi ro của từng thành viên quyết toán và gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để làm căn cứ thu hồi nợ đối với khoản vay để quyết toán BTĐT theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 9a Thông tư này.”.
a) Đối với ngân hàng hợp tác:
(i) Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh đối với các giao dịch theo thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với ngân hàng hợp tác và phù hợp với các quy định pháp luật;
(ii) Thỏa thuận cụ thể bằng văn bản về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình cung cấp dịch vụ, trong đó phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc lựa chọn, ký kết hợp đồng hợp tác với các đơn vị chấp nhận thanh toán và trách nhiệm theo dõi các giao dịch thanh toán phát sinh tại đơn vị chấp nhận thanh toán, việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết của đơn vị chấp nhận thanh toán;
(iii) Phối hợp với ngân hàng hợp tác và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;
b) Đối với ngân hàng liên kết:
Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có trách nhiệm phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử và ngân hàng liên kết để kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng đăng ký mở Ví điện tử.
a) Xây dựng, thực hiện quy định nội bộ về quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh đơn vị chấp nhận thanh toán; thường xuyên cập nhật thông tin về đơn vị chấp nhận thanh toán; xây dựng các tiêu chí lựa chọn, thủ tục phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán; đánh giá, phân loại các đơn vị chấp nhận thanh toán theo mức độ rủi ro; thường xuyên theo dõi, giám sát và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết; hướng dẫn đơn vị chấp nhận thanh toán các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Trong nội dung hợp đồng giữa tổ chức cung ứng dịch vụ và đơn vị chấp nhận thanh toán phải quy định cụ thể các nội dung sau:
(i) Quyền và trách nhiệm của các bên;
(ii) Quy định rõ việc đơn vị chấp nhận thanh toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật;
(iii) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào.”.
“Điều 14. Quyền của ngân hàng
1. Quyền của ngân hàng:
a) Lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng để hợp tác, thử nghiệm kỹ thuật một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và/hoặc hợp tác triển khai cung cấp dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;
c) Thực hiện các quyền theo hợp đồng và các thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các bên liên quan.
2. Quyền của ngân hàng hợp tác:
a) Yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Từ chối giao dịch nếu tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
c) Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Ngân hàng liên kết có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử cung cấp các thông tin của khách hàng để phục vụ việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán và/hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết.”.
“Điều 15. Trách nhiệm của ngân hàng
1. Trách nhiệm của ngân hàng:
a) Chỉ hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;
b) Các nghĩa vụ theo hợp đồng với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, khách hàng và các bên liên quan.
2. Trách nhiệm của ngân hàng hợp tác:
a) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;
b) Thực hiện việc thanh toán các giao dịch thanh toán cho các bên liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và đảm bảo tài khoản này không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có), tách bạch với các tài khoản thanh toán thông thường khác của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử; quản lý các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử theo đúng hợp đồng hợp tác đã ký với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và quy định tại Thông tư này;
d) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan tới các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Trường hợp ngân hàng hợp tác ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (thỏa thuận có tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia), ngân hàng hợp tác phải:
a) Xây dựng, thực hiện quy định nội bộ về quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh đơn vị chấp nhận thanh toán; thường xuyên cập nhật thông tin về đơn vị chấp nhận thanh toán; xây dựng các tiêu chí lựa chọn, thủ tục phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán; đánh giá, phân loại các đơn vị chấp nhận thanh toán theo mức độ rủi ro; thường xuyên theo dõi, giám sát và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết; hướng dẫn đơn vị chấp nhận thanh toán các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Trong nội dung hợp đồng giữa ngân hàng hợp tác và đơn vị chấp nhận thanh toán phải quy định cụ thể các nội dung sau:
(i) Quyền và trách nhiệm của các bên;
(ii) Quy định rõ việc đơn vị chấp nhận thanh toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật;
(iii) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Trường hợp đơn vị chấp nhận thanh toán trực tiếp là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán do chính mình cung ứng), ngân hàng hợp tác là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản này.
4. Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các trách nhiệm quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Ngân hàng liên kết có trách nhiệm phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử và tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử để kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng đăng ký mở Ví điện tử.”.
“Điều 15a. Trách nhiệm của thành viên quyết toán
1. Chủ động theo dõi, quản lý và bổ sung kịp thời số dư Có trên tài khoản thanh toán của tổ chức mình mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đảm bảo khả năng chi trả để thực hiện quyết toán BTĐT và thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh khi tham gia Hệ thống BTĐT.
2. Thiết lập, duy trì và quản lý Hạn mức BTĐT theo đúng quy định. Chủ động theo dõi, giám sát và kịp thời điều chỉnh tăng Hạn mức BTĐT để đảm bảo các giao dịch thanh toán của khách hàng qua Hệ thống BTĐT được thực hiện thông suốt, không bị gián đoạn.
3. Tuân thủ các quy định về tổ chức, vận hành hệ thống của Tổ chức chủ trì BTĐT.”.
“Điều 16. Báo cáo, cung cấp thông tin
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước như sau:
a) Báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán định kỳ hàng quý, năm theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng/thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với ngân hàng hợp tác, mở và sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử, bao gồm:
(i) Số hiệu tài khoản, ngày mở tài khoản, ngân hàng mở và quản lý tài khoản;
(ii) Bản sao hợp đồng/thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với ngân hàng hợp tác, mở và sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử;
c) Báo cáo tình hình rủi ro gian lận, giả mạo qua địa chỉ thư điện tử tt@sbv.gov.vn trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện các vụ việc liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo gây thiệt hại về tài chính cho khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán và gửi báo cáo bằng văn bản (giấy) hoặc điện tử theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi có báo cáo qua thư điện tử cho Ngân hàng Nhà nước;
d) Báo cáo sự cố khi phát hiện sự cố gây gián đoạn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quá 2 giờ qua địa chỉ thư điện tử tt@sbv.gov.vn trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát sinh sự cố và gửi báo cáo bằng văn bản (giấy) hoặc điện tử theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày sau khi hoàn thành khắc phục sự cố. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp phải thực hiện thông báo sự cố theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát các hệ thống thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
đ) Phương thức báo cáo:
(i) Báo cáo điện tử thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử được truyền qua mạng máy tính hoặc gửi qua vật mang tin, có chữ ký điện tử của người đại diện họp pháp của tổ chức báo cáo theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc tệp do Ngân hàng Nhà nước quy định;
(ii) Báo cáo bằng văn bản (giấy) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) trong trường hợp không thực hiện được báo cáo thông qua hệ thống báo cáo điện tử, có chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức báo cáo;
e) Định kỳ và thời hạn của báo cáo quy định tại điểm a khoản này như sau:
(i) Kỳ báo cáo quý được tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý (tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chỉ thực hiện báo cáo Quý I, II và III); thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 05 của tháng đầu tiên quý tiếp theo;
(ii) Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin cá nhân của khách hàng, tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng và chỉ được cung cấp thông tin trong các trường hợp sau:
a) Theo yêu cầu của khách hàng;
b) Theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm cử cán bộ đầu mối chịu trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) và xử lý các rủi ro, sự cố phát sinh.
4. Ngân hàng hợp tác của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử thông qua Hệ thống thu thập thông tin trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước.”.
“Điều 19. Cục Công nghệ thông tin
1. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán, Cục Cộng nghệ thông tin có trách nhiệm xem xét, đánh giá và có văn bản gửi Vụ Thanh toán xác nhận các điều kiện về mặt kỹ thuật, giải pháp công nghệ, khả năng về an toàn bảo mật, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức đề nghị cấp Giấy phép.
2. Đầu mối, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác thanh tra các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và Vụ Thanh toán trong việc trang bị công cụ để giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này.
5. Đầu mối, phối hợp với Vụ Thanh toán xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống báo cáo điện tử để tiếp nhận, tổng hợp, khai thác và lưu trữ các số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
6. Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng Hệ thống TTĐTLNH, cho phép tiếp nhận, xử lý kết quả quyết toán từ hệ thống của Tổ chức chủ trì BTĐT.
7. Nghiên cứu, xây dựng ứng dụng kỹ thuật cho phép trao đổi, phản hồi thông tin về Hạn mức BTĐT giữa Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và Tổ chức chủ trì BTĐT, xử lý kết quả BTĐT.”.
“Điều 20. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Tiếp nhận thông tin do Vụ Thanh toán cung cấp theo quy định tại khoản 8 Điều 18 và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước về công tác phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Phối hợp với Vụ Thanh toán, Cục Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Đầu mối thực hiện thanh tra hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật.”.
“Điều 20a. Sở Giao dịch
1. Đầu mối tiếp nhận và quản lý giấy tờ có giá của thành viên quyết toán; trao đổi thông tin liên quan tới Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán thông qua ứng dụng trên Hệ thống TTĐTLNH.
2. Hạch toán kết quả BTĐT vào tài khoản thanh toán của các bên liên quan.
3. Xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán của Hệ thống BTĐT không đủ khả năng chi trả theo quy định tại khoản 6 Điều 9a Thông tư này.”.
“Điều 20b. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đầu mối thực hiện thanh tra hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật, trừ đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư này.
2. Tiếp nhận thông tin do Vụ Thanh toán cung cấp theo quy định tại khoản 8 Điều 18 và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Vụ Thanh toán trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.”.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
“d) Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, tham gia Hệ thống BTĐT”./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ TT (5 bản). |
KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Kim Anh |
Phụ lục số 01
(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP ----------- Số: ................ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- ........., ngày ... tháng ... năm ..... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
Căn cứ Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên/Hội đồng Quản trị/Đại hội đồng cổ đông hoặc văn bản khác theo thẩm quyền quy định tại Luật Doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp Giấy phép số... ngày... tháng... năm.... về việc đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có):
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh (nếu có):
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh (nếu có):
- Tên dùng để giao dịch (nếu có):
2. Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số... được cấp bởi... ngày... tháng... năm...
3. Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:
4. Địa điểm đặt trụ sở chính, số điện thoại, số Fax, Email:
5. Tên, nội dung (các) dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị cấp Giấy phép:
- Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
- Dịch vụ bù trừ điện tử;
Chúng tôi cam kết đáp ứng và chấp hành nghiêm chỉnh các điều kiện quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nếu vi phạm, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Hồ sơ đính kèm: 1. 2. |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Phụ lục số 02
(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
ĐƠN VỊ BÁO CÁO ----------- Số: ................ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- ........., ngày ... tháng ... năm ..... |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
Kỳ báo cáo (quý.../năm...)
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)
1. Số liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (theo Mẫu số 01 đính kèm).
2. Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (thực hiện đánh giá riêng đối với từng dịch vụ trung gian thanh toán đã được cấp phép).
- Đánh giá kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong kỳ báo cáo.
- Đánh giá chất lượng dịch vụ, tình hình rủi ro, sự cố đã được phát hiện.
- Những thay đổi cơ bản trong quy định, quy trình, thủ tục (nếu có).
3. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ... |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Mẫu số 01
(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
1. Dịch vụ cổng thanh toán điện tử
1.1. Tình hình cung ứng dịch vụ
Chỉ tiêu |
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
1.1.1. Thông tin đối tác |
||
G-1 Ngân hàng hợp tác |
Danh sách ngân hàng hợp tác đang phối hợp cung ứng dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
G-2 Đơn vị chấp nhận thanh toán |
Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán đang tham gia thực hiện dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
1.1.2. Tình hình giao dịch |
||
G-3 Số lượng giao dịch xử lý thành công |
Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-4 Giá trị giao dịch xử lý thành công |
Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-5 Số lượng giao dịch xử lý không thành công1 |
Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-6 Giá trị giao dịch xử lý không thành công |
Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-7 Đơn vị chấp nhận thanh toán có số lượng giao dịch nhiều nhất trong kỳ báo cáo |
Danh sách 05 đơn vị chấp nhận thanh toán có số lượng giao dịch đã được hệ thống xử lý thành công nhiều nhất trong kỳ báo cáo (nêu rõ ngành, nghề kinh doanh chính có phát sinh giao dịch, số lượng và giá trị giao dịch của từng đơn vị chấp nhận thanh toán). Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. |
Quý |
G-8 Đơn vị chấp nhận thanh toán có giá trị giao dịch nhiều nhất trong kỳ báo cáo |
Danh sách 05 đơn vị chấp nhận thanh toán có giá trị giao dịch đã được hệ thống xử lý thành công nhiều nhất trong kỳ báo cáo (nêu rõ ngành, nghề kinh doanh chính có phát sinh giao dịch, số lượng và giá trị giao dịch của từng đơn vị chấp nhận thanh toán). Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. |
Quý |
--------------------------
1 Giao dịch không thành công tại Mẫu số 01: Được hiểu là giao dịch do khách hàng yêu cầu thực hiện nhưng không thực hiện được do lỗi đường truyền, sự cố kỹ thuật, mất điện, lỗi phần mềm...
1.2. Tình hình rủi ro
Chỉ tiêu |
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
1.2.1. Rủi ro vận hành |
||
R-1 Khoảng thời gian xảy ra sự cố |
Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố làm gián đoạn việc cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử trên 02 giờ trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-2 Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố |
Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-3 Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố |
Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo. |
Quý |
1.2.2. Rủi ro gian lận, giả mạo |
||
R-4 Số lượng giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro |
Số lượng giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-5 Giá trị giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro |
Giá trị giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo. |
Quý |
2. Dịch vụ Ví điện tử
2.1. Tình hình cung ứng dịch vụ
Chỉ tiêu |
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
2.1.1. Thông tin đối tác |
||
G-1 Thông tin Ví điện tử |
Tên Ví điện tử, tên ứng dụng và địa chị trang thông tin điện tử được sử dụng để cung cấp dịch vụ Ví điện tử. |
Quý |
G-2 Ngân hàng hợp tác |
Danh sách ngân hàng hợp tác mở tài khoản đảm bảo thanh toán tính đến cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
G-3 Đơn vị chấp nhận thanh toán |
Thống kê số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán đang tham gia thực hiện dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
G-4 Khách hàng cá nhân |
Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ (không bao gồm cá nhân là đơn vị chấp nhận thanh toán). |
Quý |
G-5 Khách hàng tổ chức |
Số lượng khách hàng tổ chức sử dụng dịch vụ (không bao gồm tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán). |
Quý |
2.1.2. Tình hình giao dịch |
||
2.1.2.1 Giao dịch toàn hệ thống |
||
G-6 Số lượng giao dịch xử lý thành công |
Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-7 Giá trị giao dịch xử lý thành công |
Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-8 Số lượng giao dịch xử lý không thành công |
Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-9 Giá trị giao dịch xử lý không thành công |
Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-10 Số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền băng Ví điện tử |
Tổng số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-1l Giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử |
Tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-12 Số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử |
Tổng số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-13 Giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử |
Tổng giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-14 Số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử |
Tổng số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-15 Giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử |
Tổng giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-16 Số lượng giao dịch trong ngày cao điểm |
Tổng số lượng giao dịch được hệ thống xử lý thành công trong ngày có nhiều giao dịch nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác ngày tại G-17. |
Quý |
G-17 Giá trị giao dịch trong ngày cao điểm |
Tổng giá trị giao dịch được hệ thống xử lý thành công trong ngày có giá trị giao dịch lớn nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác với ngày tại G-16. |
Quý |
2.1.2.2 Giao dịch của khách hàng tổ chức (không bao gồm tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán) |
||
G-18 Số lượng giao dịch của khách hàng tổ chức |
Tổng số lượng giao dịch của khách hàng tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-19 Giá trị giao dịch của khách hàng tổ chức |
Tổng giá trị giao dịch của khách hàng tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-20 Số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của tổ chức |
Tổng số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-21 Giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của tổ chức |
Tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-22 Sổ lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của tổ chức |
Tổng số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-23 Giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của tổ chức |
Tổng giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-24 Số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của tổ chức |
Tổng số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-25 Giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của tổ chức |
Tổng giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-26 Số lượng giao dịch của khách hàng tổ chức có số lượng giao dịch nhiều nhất |
Số lượng giao dịch của 10 Ví điện tử của khách hàng tổ chức có số lượng giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng tổ chức. Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. |
Quý |
G-27 Giá trị giao dịch của khách hàng tổ chức có giá trị giao dịch nhiều nhất |
Giá trị giao dịch của 10 Ví điện tử của khách hàng tổ chức có số lượng giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng tổ chức. Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. |
Quý |
2.1.2.3 Giao dịch của khách hàng cả nhân (không bao gồm cá nhân là đơn vị chấp nhận thanh toán) |
||
G-28 Số lượng giao dịch của cá nhân |
Tổng số lượng giao dịch của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-29 Giá trị giao dịch của cá nhân |
Tổng giá trị giao dịch của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-30 Số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của cá nhân |
Tổng số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-31 Giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của cá nhân |
Tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng frong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-32 Số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của cá nhân |
Tổng số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-33 Giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của cá nhân |
Tổng giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-34 Số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của cá nhân |
Tổng số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-35 Giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của cá nhân |
Tổng giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-36 Số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch nhiều nhất |
Số lượng giao dịch của 10 Ví điện tử của khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng cá nhân, số lượng Ví điện tử càn báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. |
Quý |
G-37 Giá trị giao dịch của khách hàng cá nhân có giá trị giao dịch nhiều nhất |
Giá trị giao dịch của 10 Ví điện tử của khách hàng cá nhân có giá trị giaò dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng cá nhân, số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. |
Quý |
2.1.2.4 Giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán |
||
G-38 Số lượng giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán |
Tổng số lượng giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-39 Giá trị giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán |
Tổng giá trị giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-40 Số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán |
Tổng số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-41 Giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử đơn vị chấp nhận thanh toán |
Tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-42 Số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán |
Tổng số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-43 Giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán |
Tổng giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-44 Số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán |
Tổng số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-45 Giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán |
Tổng giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-46 Số lượng giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán có số lượng giao dịch nhiều nhất |
Số lượng giao dịch của 10 Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán cỏ số lượng giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng đơn vị chấp nhận thanh toán, số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. |
Quý |
G-47 Giá trị giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán có giá trị giao dịch nhiều nhất |
Giá trị giao dịch của 10 Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán có giá trị giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng đơn vị chấp nhận thanh toán, số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. |
Quý |
2.2. Tình hình rủi ro
Chỉ tiêu |
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
2.2.1. Rủi ro vận hành |
||
R-1 Khoảng thời gian xảy ra sự cố |
Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố làm gián đoạn việc cung ứng dịch vụ Ví điện tử từ trên 02 giờ trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-2 Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố |
Tổng số lượng giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-3 Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố |
Tổng giá trị giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo. |
Quý |
2.2.2. Rủi ro gian lận, giả mạo |
||
R-4 Số lượng giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro |
Tổng số lượng giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-5 Giá trị giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro |
Tổng giá trị giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo. |
Quý |
2.2.3. Rủi ro thanh khoản |
||
R-6 Số dư tài khoản bảo đảm thanh toán |
Tổng số dư tài khoản đảm bảo thanh toán tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
R-7 Tổng số dư Ví điện tử |
Tổng số dư Ví điện tử tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
2.3. Các chỉ tiêu khác
Chỉ tiêu |
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
O-1 Số lượng Ví điện tử đã phát hành |
Tổng số Ví điện tử đã phát hành tại thời điểm cuối ngày giao dịch cuối cùng của kỳ báo cáo. |
Quý |
O-2 Số lượng Ví điện tử đã kích hoạt |
Tổng số Ví điện tử đã kích hoạt (đã đảm bảo tuân thủ các quy định về nhận biết khách hàng và sẵn sàng để thực hiện tất cả các loại giao dịch) tại thời điểm cuối ngày giao dịch cuối cùng của kỳ báo cáo. |
Quý |
O-3 Số lượng Ví điện tử đang hoạt động |
Tổng số Ví điện tử đang hoạt động tại thời điểm cuối ngày giao dịch cuối cùng của kỳ báo cáo. Ví điện tử đang hoạt động là Ví có ít nhất một giao dịch phát sinh giá trị tiền tệ trong vòng 12 tháng tính đến ngày báo cáo. |
Quý |
3. Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ
3.1. Tình hình cung ứng dịch vụ
Chỉ tiêu |
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
2.3.1.1. Thông tin đối tác |
||
G-1 Ngân hàng hợp tác |
Danh sách ngân hàng hợp tác đang phối hợp cung ứng dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
G-2 Đơn vị chấp nhận thanh toán |
Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán đang tham gia thực hiện dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
2.3.1.2. Tình hình giao dịch |
||
G-3 Số lượng giao dịch được xử lý thành công |
Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-4 Giá trị giao dịch được xử lý thành công |
Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-5 Số lượng giao dịch xử lý không thành công |
Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-6 Giá trị giao dịch xử lý không thành công |
Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
3.2. Tình hình rủi ro
Chỉ tiêu |
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
3.2.1. Rủi ro vận hành |
||
R-1 Khoảng thời gian xảy ra sự cố |
Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố làm gián đoạn việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ từ trên 02 giờ trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-2 Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố |
Tổng số lượng giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-3 Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố |
Tổng giá trị giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo. |
Quý |
3.2.2. Rủi ro gian lận, giả mạo |
||
R-4 Số lượng giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro |
Tổng số lượng giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-5 Giá trị giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro |
Tổng giá giá trị giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo. |
Quý |
3.2.3. Rủi ro thanh khoản |
||
R-6 Biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán |
Biện pháp áp dụng, tình hình áp dụng (bao gồm thông tin về tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản ký quỹ tại ngân hàng hoặc biện pháp khác đã áp dụng). |
Quý |
4. Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử
4.1. Tình hình cung ứng dịch vụ
Chỉ tiêu
|
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
4.1.1. Thông tin đối tác |
||
G-1 Ngân hàng hợp tác |
Danh sách ngân hàng hợp tác đang phối hợp cung ứng dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
G-2 Khách hàng sử dụng dịch vụ |
Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo. |
Quý |
4.1.2 Tình hình giao dịch |
||
G-3 Số lượng giao dịch được xử lý thành công |
Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý thành cồng theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-4 Giá trị giao dịch được xử lý thành công |
Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-5 Số lượng giao dịch xử lý không thành công |
Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
G-6 Giá trị giao dịch xử lý không thành công |
Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo. |
Quý |
4.2. Tình hình rủi ro
Chỉ tiêu |
Định nghĩa |
Định kỳ báo cáo |
4.2.1. Rủi ro vận hành |
||
R-1 Khoảng thời gian xảy ra sự cố |
Tổng số thời gian (tỉnh theo giờ) xảy ra sự cố làm gián đoạn việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử từ trên 02 giờ trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-2 Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố |
Tổng số lượng giao dịch liên quan đến sự cố. |
Quý |
R-3 Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố |
Tổng giá trị giao dịch liên quan đến sự cố. |
Quý |
4.2.2. Rủi ro gian lận, giả mạo |
||
R-4 Số lượng giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro |
Tổng số lượng giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo. |
Quý |
R-5 Giá trị giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro |
Tổng giá trị giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo. |
Quý |
Phụ lục số 03
(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ----------- Số: ............/GP-NHNN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- ........., ngày ... tháng ... năm ..... |
GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và hồ sơ kèm theo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho:
1. Tên tổ chức:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có):
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tên giao dịch (nếu có):
2. Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:
3. Địa điểm đặt trụ sở chính:
Điều 2. (Các) Dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép:
Điều 3. (Các) Điều khoản khác:
Điều 4. Trong quá trình hoạt động, Công ty... phải tuân thủ quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điều 5. Giấy phép này có thời hạn là 10 năm và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: - Như Điều 1; - Ban lãnh đạo NHNN; - Cục CNTT (để phối hợp); - Sở Giao dịch (để phối hợp); - Cơ quan TTGSNH (để phối hợp); - NHNN chi nhánh.... (để phối hợp); - Lưu. |
THỐNG ĐỐC |
Phụ lục số 04
(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
ĐƠN VỊ BÁO CÁO ----------- Số: ................ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- ........., ngày ... tháng ... năm ..... |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH RỦI RO GIAN LẬN, GIẢ MẠO
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)
1. Thông tin chung
Thời điểm xảy ra vụ việc (ngày, giờ xảy ra vụ việc):...............................................................
Mô tả vụ việc:......................................................................................................................
Nguyên nhân gây ra vụ việc:................................................................................................
2. Các biện pháp xử lý (trong đó nêu thời điểm hoàn thành xử lý hoặc dự kiến hoàn thành xử lý.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ... |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Phụ lục số 05
(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
ĐƠN VỊ BÁO CÁO ----------- Số: ................ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- ........., ngày ... tháng ... năm ..... |
BÁO CÁO SỰ CỐ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)
1. Thông tin chung
Thời điểm xảy ra sự cố (ngày, giờ xảy ra sự cố): ..................................................
Mô tả sư cố:....................................................................... ...........................................
Nguyên nhân gây ra sự cố:.................................................................................................
Khoảng thời gian xảy ra sự cố:............................................................................................
2. Các biện pháp xử lý, khắc phục (trong đó nêu thời điểm hoàn thành khắc phục):
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ... |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Phụ lục số 06
(Kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)
TÊN NGÂN HÀNG ----------- Số: ................ V/v: Nhận nợ vay quyết toán BTĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- ........., ngày ... tháng ... năm ..... |
GIẤY NHẬN NỢ
NGÂN HÀNG THIÉU VỐN QUYẾT TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch)
Căn cứ vào thông báo ngân hàng thiếu vốn để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử ngày ... tháng .... năm .... của Sở Giao dịch NHNN và Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử, Ngân hàng ............... xin nhận nợ ngân hàng thiếu vốn vay để thực hiện quyết toán BTĐT như sau:
Số tiền vay:............................................................................................................ đồng
(Bằng chữ:.......................................................................................................................... )
Lãi suất............................................................. % năm.
Ngân hàng.................. xin cam kết hoàn trả đầy đủ toàn bộ nợ gốc và lãi vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ... |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
THE STATE BANK OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom - Happiness |
No. 23/2019/TT-NHNN |
Hanoi, November 22, 2019 |
CIRCULAR
Amending and supplementing a number of Articles of the Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the Governor of the State Bank of Vietnam guiding on payment intermediary service
Pursuant to the Law on the Sate Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010 and the Law on amendment and supplementation to a number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;
Pursuant to the Decree No. 101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 of the Government on non-cash payments; the Decree 80/2016/ND-CP dated July 01, 2016 of the Government on amendment and supplementation to a number of Articles of the Decree No. 101/2012/ND-CP; the Decree 16/2019/ND-CP dated February 01, 2019 of the Government on amendment and supplementation to a number of Articles of the Decrees on business conditions under the State management of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Decree 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government, stipulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the proposal of the Director of Payment Department;
The State Bank Governor promulgates the Circular amending and supplementing a number of Articles of the Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the Governor of the State Bank of Vietnam guiding on payment intermediary service.
Article 1. Amending and supplementing to a number of Articles of the Circular No. 39/2014 /TT-NHNN dated December 11, 2014 of the State Bank Governor of Vietnam guiding on payment intermediary services
1. To amend and supplement Clauses 2 and 7 and add Clauses 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 and 19 into Article 3 as follows:
"2. Electronic clearing service means a service providing technical infrastructure to receive, compare payment data and calculate the results of receivables and payables after the clearing among participants to settle for related parties.”.
“7. Payment guarantee account means VND payment account opened in cooperative banks by a provider of payment support services with the aim of ensuring its provision of payment support services.”.
“9. Institution in charge of the electronic clearing system (hereinafter referred to as the ECS institution) means the provider of payment intermediary services that is licensed by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) to provide financial telecommunications services and electronic clearing services; eligible to participate and directly connect to the National Inter-bank electronic payment system (IBPS) for the performance of electronic clearing and settlement.
10. Electronic clearing system (hereinafter referred to as the ECS) means the payment system that is established, owned and operated by the ECS institution to provide financial telecommunications services and electronic clearing services.
11. Members of the ECS (hereinafter referred to as members) mean providers of payment services, payment intermediary services and other organizations satisfying membership requirements and criteria in accordance with the regulations of the ECS institution and being connected to the ECS for sending, receiving and handling payment transactions. Members shall comprise settlement members and non- settlement members.
12. Settlement member means a member that establishes the Net debt limit in electronic clearing as prescribed in Clause 14 of this Article to make payment transactions through the ECS; opens a payment account at the State Bank (Banking Operation Department) for electronic clearing and settlement.
13. Non-settlement member means a member that fulfills payment and settlement obligations in financial switching transactions and electronic clearing through a settlement member.
14. Net debt limit in electronic clearing (hereinafter referred to as electronic clearing limit) means the maximum payment value limit for the payables on clearing differences of a settlement member in electronic clearing transactions.
15. Result of electronic clearing net settlement (hereinafter referred to as electronic clearing result) means a table of data that is made by the ECS institution after each electronic clearing payment session; reflects the sum of receivable and payable differences of each settlement member in the session.
16. Settlement of electronic clearing (hereinafter referred to as electronic clearing settlement) means the payment of receivable and payable differences according to the net settlement result through payment accounts of settlement members at the State Bank (Banking Operation Department).The ECS institution shall send the electronic clearing result to the State Bank (via the system of CWA) for handling the electronic clearing settlement.
17. Solvency of settlement member (hereinafter referred to as solvency) means the credit balance on payment account of a settlement member at the State Bank (Banking Operation Department) at the time of handling electronic clearing settlement.
18. Cooperative bank means a foreign bank or a foreign bank branch that signs a contract or agreement with an intermediary payment service provider on the cooperation in provision of intermediary payment services.
19. Affiliated bank is a bank or a foreign bank branch where a customer uses E-wallet to open a payment account and/or debit card, in which this payment account and /or debit card is linked with the customer’s E-wallet.
An affiliated bank shall link E-wallet to a customer’s payment account (or debit card) through direct connection with the E-wallet service provider (if the affiliated bank is a cooperative bank) or through connection between the E-wallet service provider and the financial switching service and electronic clearing service provider (if the financial switching service and electronic clearing service provider has an agreement with the affiliated bank on linking E-wallet to a payment account (or debit card) opened at the affiliated bank).”.
2. To amend and supplement Article 8 as follows:
"Article 8. Ensuring solvency
1. Providers of collection and payment on-behalf-of support services must agree with cooperative banks on solvency guarantee measures for the provision of these services, including opening payment guarantee accounts for collection and payment on-behalf-of support services or maintaining deposits or other guarantee measures.
2. E-wallet service providers must open payment guarantee accounts to ensure the provision of these services. Payment guarantee accounts for E-wallet services must not be used with payment guarantee accounts for collection and payment on-behalf-of support services (if any) as well as other payment accounts at cooperative banks.
Providers of E-wallet services are obliged to maintain the total balance on all payment guarantee accounts for E-wallet services opened at cooperative banks not lower than the total balance of all E-wallets of customers at the same time.
3. Payment guarantee accounts for E-wallet services shall only be used to:
a) Pay to payment accounts or debit cards of the units accepting payment at the banks;
b) Refund money to customers' payment accounts or debit cards (E-wallet owners) in the following cases:
(i) Customers withdraw money from E-wallets to their payment accounts or debit cards;
(ii) Customers no longer need to use E-wallets;
(iii) E-wallet service providers terminate the provision of E-wallet services to customers;
(iv) E-wallet service providers terminate their operation; have their license revoked; dissolve or go bankrupt in accordance with law;
c) Pay to payment accounts of public service providers if customers use E-wallets to make payment or pay fees and charges for legal public services in accordance with law;
d) Transfer to payment guarantee accounts for other E-wallet services opened by the same E-wallet service provider.”.
3. To amend and supplement Article 9 as follows:
“Article 9. Operation of providing E-wallets
1. E-wallet opening dossiers:
a) For individuals, such dossier shall comprise the following principal papers:
(i) Information of individuals opening E-wallet accounts at the request of E-wallet service providers and in compliance with regulations at Clause 2 of this Article;
(ii) A valid citizen identity or ID card or unexpired passport, birth certificate (for individuals being Vietnamese citizens under 14 years old); an entry visa or the papers proving that individuals opening E-wallet accounts are exempt from entry visa (for foreign individuals);
b) For organizations, such dossier shall comprise the following principal papers:
(i) Information of organizations opening E-wallet accounts at the request of E-wallet service providers and in compliance with regulations at Clause 2 of this Article; (ii) One of the papers proving that organizations opening E-wallet accounts have been established and operated under law provisions, including: establishment decision, business registration certificate, investment certificate or other documents as prescribed by Law;
(iii) The papers proving the status of the lawful representative or authorized representative of organizations opening E-wallet accounts; a citizen identity or ID card or unexpired passport of this person enclosed with such papers;
c) Customers applying for E-wallet opening can present the papers specified at Points a(ii), b(ii) and b(iii) of this Clause in the form of originals, copies or scanned copies from the originals or other forms as prescribed by the E-wallet service providers;
d) Customers can register and send the account-opening dossiers in person at the head office, branches and transaction offices of the E-wallet service providers or through online transaction channels of the E-wallet service providers or other methods prescribed by such providers in accordance with law.
2. Information of customers applying for E-wallet account opening:
a) For individuals, such information shall include:
(i) For Vietnamese individuals: Full name; date of birth; nationality; phone number; citizen identity or ID card number or valid passport number, date and place of issue;
(ii) For foreign individuals: Full name; date of birth; nationality; phone number, valid passport number, date and place of issue, entry visa (if any);
b) For organizations, such information shall include:
(i) Full and abbreviated transaction name; business code and tax code (if the organization has a tax code other than the business code); head office address; transaction address; phone number;
(ii) Information about the lawful representative of organizations applying for E-wallet account opening as prescribed at Point a of this Clause;
c) E-wallet service providers must have regulations and provisions on application for E-wallet account opening and use; disclose such regulations and provisions to customers before applying for account opening. In addition to the contents as prescribed at Points a and b of this Clause, E-wallet service providers are allowed to supplement other information in compatible with each customer as prescribed by law, but must clearly inform and guide customers in detail.
3. If an individual applying for opening an E-wallet account has a payment account opened through a guardian or lawful representative, apart from the papers and information specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the account-opening dossier must comprise the following papers and information:
a) If the guardian or lawful representative of the E-wallet owner is an individual, the account-opening dossier must additionally have valid citizen identity or ID card or unexpired passport of the guardian or lawful representative; the papers proving his/her status as guardian or lawful representative of the E-wallet owner. Information about the guardian and lawful representative are prescribed at Point a, Clause 2 of this Article;
b) If the guardian or lawful representative of the E-wallet owner is a legal entity, the account-opening dossier must additionally have one of the papers proving that this organization has been established and operated in accordance with law; the papers proving its status as guardian or lawful representative of the E-wallet owner. Information about the guardian and lawful representative are prescribed at Point b, Clause 2 of this Article and information about the lawful representative of such organization are prescribed at Point a, Clause 2 of this Article.
4. Verification of information about customers opening E-wallet accounts:
a) E-wallet owners must provide and update sufficient and true information in the account-opening dossier to E-wallet service providers and bear responsibility for elements already registered in the account-opening dossier.
b) E-wallet service providers shall assume responsibility for checking, comparing and ensuring the sufficient and valid account-opening dossier of customers as prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
5. Linking E-wallet accounts to customers' payment accounts or debit cards (E-wallet owners) at affiliated banks:
a) E-wallet service providers must request customers to complete the linking of E-wallet accounts to the customers’ payment accounts or debit cards opened at affiliated banks before the customers use the E-wallet accounts;
b) E-wallet accounts must be linked to VND payment accounts or debit cards (attached to VND payment accounts) of customers opened at affiliated banks;
c) E-wallet service providers must agree with affiliated banks or providers of financial switching services and electronic clearing services on the process and method of linking the E-wallet accounts to payment accounts or debit cards of the customer;
d) Customers are allowed to link E-wallet accounts to one or more payment accounts or debit cards of customers (E-wallet owners) opened at affiliated banks.
6. Using E-wallet accounts:
a) Deposit into E-wallet accounts must be made from:
(i) Payment accounts or debit cards of customers (E-wallet owners) at banks;
(ii) Receiving money from other E-wallet accounts opened by the same E-wallet service provider;
b) Customers are allowed to use E-wallet accounts for:
(i) Making payment for legal goods or services;
(ii) Transferring money to other E-wallet accounts opened by the same E-wallet service provider;
(iii) Withdrawing money from E-wallet accounts to payment accounts or debit cards of customers (E-wallet owners) at banks.
c) The maximum limit of transactions via personal E-wallet of 01 customer at 01 E-wallet service provider (including payment transactions for legal goods, services and money transfer transactions from an E-wallet account to another E-wallet account opened by the same E-wallet service provider) is VND 100 (one hundred) million per month;
d) If individuals make contracts/agreements with E-wallet service providers to take the role of units accepting payment, the provisions of Point c of this Clause shall not apply to their personal E-wallet accounts;
dd) Customers are prohibited from using E-wallet accounts to conduct transactions for money laundering, terrorist financing, scams, frauds and other law violations; renting, leasing, borrowing, lending E-wallet accounts or buying and selling E-wallet account information;
e) E-wallet service providers are not allowed to provide credit to customers using e-wallet accounts; pay interest on e-wallet balance or any action that may increase the monetary value in e-wallet accounts compared to the value of money deposited into e-wallet accounts by customers.
7. E-wallet service providers must provide instruments for the State Bank to supervise the provision of e-wallet services. The monitoring instruments shall be required to:
a) Allow the monitoring of the total e-wallet accounts (issued, activated and operating) and the total balance on e-wallet accounts of all customers at the time of accessing such tools;
b) Allow the monitoring of the total balance on payment guarantee accounts for E-wallet services and information of each payment guarantee account for E-wallet services opened at cooperative banks, including account name, number and balance at the time of accessing such tools;
c) Allow the data exploitation according to the monthly reporting period (from the first day to the last day of a month) no later than the 05th of next month, including:
(i) The total E-wallet accounts and the total balance on E-wallet accounts (issued, activated and operating) at the end of the reporting period’s last day; the total number and value of top-up transactions, withdrawal and payment transactions and other transactions of E-wallet accounts that are listed by day of a month;
(ii) The total Debit transactions and the total value of Debit transactions, the total Credit transactions and the total value of Credit transactions of the Debit guarantee accounts for E-wallet services that are listed by day of the month;
(iii) Information about 10 E-wallet accounts with the highest number of transactions and 10 E-wallet accounts with the highest transaction value according to each type of customers (units accepting payment; customers being individuals or organizations, except individuals or organizations that are units accepting payment), including opening balance and closing balance; the total number and value of top-up transactions and withdrawal transactions for each affiliated bank; the total number and value of payment and money transfer transactions; the total number and value of other transactions, if any (only including transactions successfully processed by the system). The number of E-wallet accounts to be reported may change at the request of the State Bank.”.
4. To add Article 9a after Article 9 as follows:
“Article 9a. Electronic clearing operation
1. ECS organizations are allowed to provide for the admission (or suspension) of ECS membership, in which settlement members must satisfy minimally the following requirements:
a) Being a direct member of the Inter-bank electronic payment system;
b) Having established the electronic clearing limit as prescribed in Clause 2 of this Article and committed to monitoring and managing the electronic clearing limit to ensure the processing of payment transactions via the electronic clearing limit as prescribed at Point c, Clause 4 of this Article;
c) Having an indefinite and irrevocable power of attorney that allows the State Bank (Banking Operation Department) to proactively deduct (debit) its payment account and handle the escrow account (when establishing the electronic clearing limit) to perform the electronic clearing settlement or the risk-sharing obligation if the settlement member, who prepares a debt acknowledgment paper to the bank lacking capital for electronic clearing settlement, remains insolvent for the loan as prescribed at Point c, Clause 6 of this Article;
d) Having a written commitment to the ECS organization to ensure solvency to promptly and fully pay the obligations arising when handling the electronic clearing settlement as prescribed in Clauses 5 and 6 of this Article.
2. Electronic clearing limit (ECL):
a) Settlement members shall establish, maintain and manage the ECL for making payment transactions via the EC System. EC limit shall be established by the EC organization at the proposal of the member making final settlement and in compliance with internal regulations on mechanism of establishing, adjusting and managing the ECL; however, the security deposit for establishing the ECL as prescribed in Clause 3 of this Article shall be ensured. The establishing or adjusting of ECL shall be done by paper documents or by electronic means via electronic information exchange channels between the EC organization and settlement members;
b) Establishing the ECL:
In order to establish the first ECL, the settlement member shall send to the EC organization the proposal for establishing the ECL and make a security deposit at the State Bank (Central Banking Department) for establishing the ECL as prescribed in Clause 3 of this Article. Within 01 working day after receiving the member's request for establishing the ECL, the EC organization shall base on the confirmation of the State Bank (Central Banking Department) about the settlement members' deposits and internal regulations on the mechanism for establishing, adjusting and managing the ECL to establish the ECL and notify the settlement members;
c) Adjusting ECL:
(i) The settlement member shall request the EC organization to consider adjusting the ECL based on the need for payment transactions via the EC system, internal regulations of the EC system on the mechanism of establishing, adjusting and managing the ECL and the value of the assets deposited as security for establishing the ECL at the State Bank (Central Banking Department):
- In case ECL is increased, the settlement member shall supplement valuable papers and/or request an increase in the temporarily frozen amount on the payment account to ensure the security deposits for establishing ECL as prescribed in Clause 3 of this Article. Immediately after the settlement member completes the supplement of security deposits for establishing the ECL at the State Bank (Central Banking Department), the EC organization shall adjust and update the increase on such ECL for settlement members;
- In case ECL is reduced, within 01 working day from receipt of the request of settlement members, organizations in charge of EC shall update the reduction of the ECL of the settlement members and notify such settlement members and the State Bank (Central Banking Department). After reducing the ECL, at the request of settlement members and on the basis of ensuring the security depositing for electric clearing limit as defined in Clause 3 of this Article, the State Bank (Department Transactions) shall return valuable papers and/or deposits of the settlement members according to the State Bank's regulations on the return of valuable papers and/or deposits in the IEP system.
(ii) The EC organization shall proactively adjust the ECL of the settlement members in case of a change in the ratio of deposits for establishing the ECL as prescribed at Point c, Clause 3 of this Article or in case of the reduction on value of deposits of the settlement members during the process of settlement of EC as specified in Clause 6 of this Article. In case of adjustment of the ECL, the EC organization shall complete the update of the ECL of the settlement member in the next EC session after receiving the decision approved by the Governor of the State Bank of Vietnam on changing the deposit ratio setting the ECL or information from the State Bank (Central Banking Department) on reducing the deposit value of settlement members.
3. Security depositing for establishing the ECL:
a) The settlement member shall make a security deposit in cash and/or by valuable papers at the State Bank (Central Banking Department) to establish the ECL, in which:
(i) Types of valuable papers and value of valuable papers used to establish the ECL shall comply with the State Bank's regulations on overdraft and overnight loans in interbank electronic payment (IEP) activities;
(ii) Security deposit is the amount of money temporarily frozen on the settlement account of the settlement members opened at the State Bank (Central Banking Department) to serve the establishment of the ECL;
b) When the settlement member establishes the first ECL as prescribed at Point b, Clause 2 of this Article, the minimum security deposit ratio is 10% of the value of the ECL. In case the ECL is increased as prescribed at Point c(i), Clause 2 of this Article, the security deposit ratio shall be 100% of the value of the increased ECL;
c) The security deposit ratio for establishing the ECL as prescribed at Point b of this Clause shall be changed from time to time or for each settlement members according to the decision of the Governor of the State Bank, based on the following principles:
(i) Increase the security deposit ratio for all settlement members to ensure the operational safety of the EC system in case of necessity or on the basis of recommendations on monitoring of the EC system;
(ii) Increase the security deposit ratio for the settlement members that do not strictly comply with the commitment to ensure the ECL for processing payment transactions via the EC system as prescribed at point c Clause 4 of this Article;
(iii) Increase the security deposit ratio of the settlement members that lead to the inability to pay the EC settlement or the lack of money on payment accounts at the State Bank (Central Banking Department) for low value settlement of the IEP system;
(iv) Settlement members that do not comply with the operational rules and regulations of the EC System and the regulations on members of the IEP system shall be applied with the security deposit ratio higher than other settlement members;
d) Valuable papers and deposits of the settlement members used to make security deposits to establish the ECL may not be used for other deposit purposes by such settlement members at the State Bank.
4. Processing payment transactions via EC system:
The EC organization shall set up the professional process of the EC system, in which stipulating the number of transaction sessions as well as clearing and payment time, tracing and collating data, ensuring timely, complete and accurate settlement for settlement members according to the result of EC, based on the following principles:
a) The maximum transaction value in VND of an order for payment via an EC system shall not exceed the maximum value of a low value payment order via an IEP system;
b) The processing of Debt payment transactions via the EC system shall be subject to prior written agreement or authorization;
c) The EC organization and settlement members shall closely monitor and manage the ECL to ensure that the total payable difference of the settlement members in a transaction session is not higher than EC limit of such settlement members.
5. EC settlement:
a) In order to make EC settlement, the EC organization shall register the use of net settlement services for other systems of the IEP system according to the State Bank's regulations on managing, operating and using IEP systems;
b) The EC organization shall specify the time of final settlement at the end of the session corresponding to each method of processing payment orders or services of the EC system, ensuring that it is compatible with the operational time of the IEP system and the processing of EC settlement as prescribed in Clause 5, Clause 6 of this Article;
c) The EC organization shall send the EC results to the IEP system for processing and accounting into the payment accounts of the relevant settlement members according to regulations on managing, operating and using IEP systems. The EC results sent to the IEP system shall ensure that the member's liability to be paid in the settlement session does not exceed that member's ECL. The processing in case the settlement members cannot afford to pay shall comply with Clause 6 of this Article.
6. Processing in case the settlement members are insolvent to make EC settlements:
a) If at least one member is not insolvent when making EC settlement, the processing order shall comply as follows:
(i) Member settlement shall overdraw with quotas granted under the provisions of the State Bank on overdraft and overnight loans in IEP for processing EC settlement results;
(ii) When the settlement member has used up the allocated overdraft quotas and still does not have enough balance to settle the EC, the EC result shall be transferred to the settlement queue. When the balance is sufficient, the EC results shall be further processed;
(iii) The EC organization shall made information inquiries on the IEP system to check the status of processing EC results in the queue while notifying and requesting the settlement members to take measures to promptly increase the balance (credit balance) on payment accounts from the capital of the settlement members themselves or through transactions on the monetary market or mutual loan in the interbank market according to the State Bank's regulations for making EC settlement;
(iv) By the time of stopping receiving orders of low value payment, the IEP system, in case the settlement members still are insolvent for the payment, the State Bank (Central Banking Department) shall deduct (debit) the security deposits for establishing the ECL of the settlement members (if any) for making EC. Immediately after deducting (debiting) the security deposits for establishing the ECL of the settlement members, the State Bank (Central Banking Department) shall notify the EC organization to reduce EC limit based on the value of the remaining security deposits of the settlement members;
(v) By the time of stopping receiving payment orders of high value IEP system, the settlement members who are insolvent for payment shall make a bank debt certificate on the lack of capital for EC settlement (following the form in Appendix 06 issued with this Circular) and send to the State Bank (Banking Operation Department) to apply clearing payment loans for making EC settlement with the interest rate as same as that of overnight loans decided by the Governor of the State Bank in each period. Meanwhile, the State Bank (Central Banking Department) shall notify the EC organization to suspend the use of payment services via the EC system of such settlement members and prepare risk management plans as prescribed at Points b and c of this Clause;
b) In case at least one of the settlement members shall make a bank debt certificate on the lack of capital for EC settlement:
(i) At the beginning of the next working day following the date of arising the loan for EC settlement and before the EC organization sends the results of EC settlement, a member who has made a bank debt certificate on the lack of capital for EC settlement shall pay both principal and interest to the State Bank. In case such member does not complete the debt repayment, the State Bank (Central Banking Department) shall apply measures to recover the loans for EC settlement (including the principal balance and interest rate) on the principle of principal collection before interest payment, specifically:
- Actively make deduction (debit) of payment accounts in VND of the settlement members at the State Bank (Central Banking Department);
- Request the depository of valuable papers to transfer ownership of valuable papers from the settlement members to the State Bank in case of the valuable papers deposited by such settlement members at the State Bank (Central Banking Department) for establishing the ECL;
(ii) By the end of the next working day following the date of arising the loan for EC settlement, in case after applying the debt recovery measures as prescribed at Point b(i) of this Clause, but the debts cannot be recovered, the State Bank (Central Banking Department) shall transfer all outstanding debts into overdue debts; The interest rate for overdue loan principal, the interest rate for late payment interest is equal to the interest rate applicable to the overdue overnight loan principal, the interest rate for late-payment overnight loan interest according to the State Bank's regulations on overdraft and overnight loans in IEP and notify the EC organization of the outstanding debt amount to be recovered (including principal and interest). The EC organization shall allocate the risk-sharing obligations to the remaining settlement members to pay debts to the State Bank (Central Banking Department) as prescribed at Point c of this Clause;
c) Allocation of risk-sharing obligations in case the settlement member who has made a bank debt certificate on the lack of capital for EC settlement is insolvent for repaying such loan debts (including principal and interest):
(i) On the next working day following the day on which the State Bank (Central Banking Department) informs the EC organization of the failure to fully recover loan debts for EC settlement and the total amount of loan debts (including principal and interest) to be paid to the State Bank of the settlement members making bank debt certificates on the lack of capital for EC settlement as prescribed at Point b(ii) of this Clause, the EC organization shall determine the allocation of risk-sharing obligations for the remaining settlement members according to the following formula:
Ai = |
Di |
x M |
D - D (x)
|
In which:
Ai: is the amount of loans (including principal and interest) that the (i) settlement member shall pay to State Bank in order to share the risks with the settlement member making bank debt certificates on the lack of capital for EC settlement who is insolvent for repaying such loans (including both principal and interest);
Di: is the turnover of payment transactions of arising debts of the (i) settlement member in the settlement session with a settlement member making bank debt certificates on the lack of capital for EC settlement;
D: is the total turnover of payment transactions of arising debts in the settlement session with a settlement member making bank debt certificates on the lack of capital for EC settlement;
D (x): is the turnover of payment transactions of arising debts in the settlement session with a settlement member making bank debt certificates on the lack of capital for EC settlement;
M: is the total loan debt (including principal and loan interest) payable to the State Bank of a settlement member making bank debt certificates on the lack of capital for EC settlement;
(ii) After calculating and determining the amount that each settlement member is obliged to share the risk, the EC organization shall send it to the State Bank (Central Banking Department) to make deductions (debits) in the settlement account of the settlement members at the State Bank (Central Banking Department) and recover all loan debts (including principal and interest) of the settlement members making bank debt certificates on the lack of capital for EC settlement, while notifying the settlement members;
(iii) If at least one member does not have enough balance (Credit balance) on the payment account to perform the risk-sharing obligation, the State Bank (Central Banking Department) shall notify the EC organization to consider suspending the use of payment services via the EC system of such member. At the same time, the State Bank (Central Banking Department) shall review the balance on the payment accounts opened at the State Bank (Central Banking Department) of the settlement members to continue the deduction (debit) until the amounts allocated according to the risk-sharing obligations are sufficiently collected;
(iv) By the end of the working day following the day the EC organization determines and informs the settlement members of the obligations to share risks, if the settlement members do not have enough balance (the credit balance) on the payment accounts to fulfill the risk-sharing obligations, the State Bank (Central Banking Department) shall handle the deposited assets for establishing the ECL of such members to recover the remaining debts by deducting (debiting) the deposit for establishing the ECL (if any) of such settlement member or requesting the depository of valuable papers to transfer the ownership of valuable papers from such settlement members to the State Bank. At the same time, the State Bank (Central Banking Department) shall notify the EC organization and the settlement members to calculate and ECL of such clearing members;
d) Repayment for the settlement members who shared the risks:
(i) Within 05 working days from the day the EC organization determines and informs the settlement members of the obligations to share risks, the settlement member making a bank debt certificate on the lack of capital for EC who is insolvent for repayment the loans (both principal and interest) shall be obliged to take all measures to sufficiently return the loans (including principal and interest) to the State Bank (Central Banking Department). After the abovementioned period of time, if it does not receive enough loan balance for EC settlement (including loan principal and interest), the State Bank (Central Banking Department) shall actively deducting (debiting) such member's payment account opened at the State Bank (Central Banking Department) to recover the outstanding amount and notify the EC organization of the recovered amount;
(ii) EC organization shall base on the recovered amount in the notice of the State Bank (Central Banking Department) and the percentage (%) between the amount to be shared by each remaining settlement member with the total payable amount (including the principal and interest) to calculate the repayment amount for each settlement member who has fulfilled his/her risk-sharing obligation and sent it to the State Bank (Central Banking Department) for consideration and refund (credit) into payment accounts for such settlement members, while notifying such settlement members;
(iii) In case the settlement member making a bank debt certificate on the lack of capital for EC settlement goes bankrupt, the State Bank shall be entitled to receive debts in accordance with the law provisions on corporate bankruptcy and repay settlement members who have shared the risks according to the allocation rate in line with the recovered amount.”
5. To add Clauses 1a and 4 to Article 11 as follows:
"1a. For service providers:
a) The organizations providing electronic payment gateway services shall make specific agreement in writing with the cooperative bank on the rights and obligations of the parties in the service provision process, clearly defining responsibilities of each party in selecting and signing cooperation contracts with payment-accepting units as well as responsibilities for supervision and inspection of payment-accepting units during the course of contract performance;
b) In case an electronic payment gateway service provider signs a contract or direct agreement with a payment-accepting unit (the agreement does not have a cooperative bank involved), the electronic payment gateway service provider shall:
(i) Request the payment-accepting unit to open a payment account at the bank to receive payment for the supply of goods or services;
(ii) Develop and implement internal regulations on processes and procedures for identifying and verifying payment-accepting units; regularly update information about the payment-accepting units; formulate selection criteria, procedures for developing payment-accepting units;
(iii) Evaluate and classify payment-accepting units according to risk level; regularly monitor, supervise and take measures to closely inspect and manage the activities of the payment-accepting units during the implementation of the signed contracts;
(iv) Guiding payment-accepting units on technical measures, professionally processes on confidentiality in payment via intermediary payment services;
c) The contracts between the providers of electronic payment gateway services and the payment-accepting units in the cases as specified at Point b of this Clause shall specify the following contents:
(i) Rights and responsibilities of the parties;
(ii) Clearly providing that payment-accepting units shall be responsible for the legality of goods and services provided and shall commit not to perform prohibited transactions as prescribed by related laws;
(iii) Requesting the payment-accepting units to commit not to collect additional fees from customers when they make payments via intermediary payment services in any form.".
“4. For EC organizations:
a) The EC organization shall formulate and promulgate internal regulations on the organization and operation of the EC system in accordance with this Circular and current laws on payment activities, ensuring at least the following contents:
(i) Standards and requirements for members of the EC System;
(ii) Suspension and termination of membership of the EC System;
(iii) Professional payment process and risk management mechanism of the EC system;
(iv) Mechanism of establishing, adjusting, managing and monitoring ECL;
(v) Operational time of the EC system, including time for receiving orders, time for clearing processing, settlement and comparison of EC sessions;
(vi) Inquiry, collation and procedures for handling errors and tracing complaints;
(vii) Handling of the case where EC system is interrupted due to maintenance activities or technical problems, or in emergency;
(viii) The rights and obligations of the participants in the EC system, including risk-sharing obligations in handling EC settlements;
(ix) The policies on fee;
b) Establish a system of receiving and clearing payment transactions of the members, ensuring that the EC system operates safely and smoothly;
c) Monitor, manage and timely update the ECL of the settlement members; apply effective warning measures so that the settlement members can promptly increase the ECL to ensure compliance with the provisions of Point c, Clause 4, Article 9a of this Circular;
d) Make and send the EC results to the IEP system for timely, fully and accurately carrying out the EC settlement for the settlement members;
dd) Receive the EC results from the IEP system and notify the settlement members;
e) Calculate and determine the risk-sharing obligations of each settlement member and send it to the State Bank (Central Banking Department) as a basis for collection of loan debts for EC settlement as specified at Point c, Clause 6, Article 9a of this Circular.".
6. To amend Clauses 2 and 3 of Article 13 as follows:
"2. For banks:
a) For cooperative banks:
(i) Fully and promptly fulfilling the obligations arising from transactions as agreed between payment intermediary service providers and cooperative banks and in compliance with related laws and regulations;
(ii) A specific written agreement on the rights and obligations of the parties in the service delivery process, which clearly defines the responsibilities of each party in selecting and signing cooperation contracts with the payment-accepting units and the responsibility to monitor the payment transactions arising at such payment-accepting units, the performance of the signed agreements of such payment-accepting units;
(iii) Cooperating with cooperative banks and partners in daily checking and comparing transaction data arising on accounts of intermediary payment service providers opened at cooperative banks as agreed by the related parties;
b) For affiliated banks:
The e-wallet service provider shall be responsible for coordinating with the switching and EC service providers and the affiliated banks to check, authenticate, fully and accurately update the information of clients who register to open E-wallets.
3. If the service provider signs a contract or direct agreement with the units accepting payment (the agreement shall not have a cooperative bank involved), the service provider shall:
a) Develop, implement internal regulations on processes and procedures for identification and verification of the units accepting payment; regularly update information about the units accepting payment; formulate selection criteria as well as procedures for developing the units accepting payment; evaluate and classify such units according to risk level; regularly monitor, supervise and take measures to closely inspect and manage the operation of the units during the implementation of the signed contract; guide the units through technical measures, processes and confidentiality in payment through payment intermediary services;
b) The contract between the service provider and the unit accepting payment shall comprise the following contents:
(i) Rights and responsibilities of the parties;
(ii) Clear regulation that the unit accepting payments shall take responsibility for the legal liability of the provided goods and services, and shall commit to not carrying out illegal transactions under the law;
(iii) Request that unit accepting payments shall not collect more fees from clients on payment through intermediary payment service under any forms.”.
7. To amend and supplement Article 14 as follows:
“Article 14. Rights of the bank
1. Rights of the bank:
a) To select organizations other than banks to cooperate and test one or some payment intermediary services;
b) To sign contract of using the service of providing electronic payment infrastructure and/or cooperating to implement payment support service with the providers of payment intermediary service certified by the State Bank;
c) To exercise rights under contracts and agreements with payment intermediary providers and related parties.
2. Rights of the cooperative banks:
a) To request payment intermediary service providers to provide necessary information related to payment transactions through payment intermediary services as prescribed law;
b) Refusing transactions if E-wallet service providers fail to use payment guarantee accounts as prescribed in Article 8 of this Circular;
c) If the cooperative bank is also an affiliated bank, the cooperative bank shall have the rights prescribed in Clause 3 of this Article.
3. Affiliated banks are allowed to require E-wallet service providers to provide customers information serving the connection between customers’ E-wallet accounts and payment accounts and/or debit cards which are opened at affiliated banks.”.
8. To amend and supplement Article 15 as follows:
“Article 15. Responsibilities of the bank
1. Responsibilities of the bank:
a) To cooperate in providing intermediary payment services only with organizations other than banks licensed by the State Bank;
b) Obligations under contracts with payment intermediary service providers, units accepting payment, customers and related parties.
2. Responsibilities of the cooperative banks:
a) To coordinate with payment intermediary service providers and partners in checking and comparing daily transaction data arising on accounts of payment intermediary service providers opened at cooperative banks under agreement between the parties;
b) To make payment transactions for related parties under the regulations of the State Bank and cooperation contracts to provide services for payment intermediary service providers;
c) To open payment guarantee accounts for E-wallet service providers; ensure that such accounts shall not be used together with payment guarantee accounts for the provision of collection and payment on-behalf-of support services (if any), and other normal payment accounts of the E-wallet service providers; manage solvency measures of the collection and payment on-behalf-of service providers, purpose of using payment guarantee accounts for E-wallet services in accordance with the signed cooperation contract with E-wallet service providers and provisions of this Circular;
d) To coordinate with organizations providing payment intermediary services in building the process and procedures for settling customer complaints related to payment transactions through payment intermediary services.
3. If the cooperative bank signs a direct contract or agreement with an organization accepting payments (agreement with the presence of a payment intermediary service provider), the cooperative bank shall be required to:
a) Develop and implement internal rules about procedures to recognize and verify the organizations accepting payment; regularly update information about the organizations accepting payments; develop criteria, procedures to select and develop organizations accepting payments; evaluate and classify organizations accepting payments according to level of risks; regularly check, inspect and develop methods to review and manage the activities of organizations accepting payments in the implementation of the signed contracts; guide the organizations accepting payments with technical, professional and privacy measures in paying through payment intermediary services;
b) The contract between the bank and the organization accepting payments shall comprise the following contents:
(i) Rights and responsibilities of each side;
(ii) Clear regulation that the organization accepting payments shall be responsible for the legal liability of the provided goods and services, and shall commit to not carrying out illegal transactions;
(iii) Request that organizations accepting payments shall not collect more fees from clients on payment through intermediary payment service under any forms;
c) If the organization accepting payments is a payment intermediary service provider (organizations that provide products, services and accept payments through one or more payment intermediary service(s) that they provide themselves), the cooperative bank shall be responsible of checking and inspecting the activities of the organization accepting payments as prescribed at Point a, Point b of this Clause.
4. If the cooperative bank is an associating bank, the cooperative bank shall assume responsibilities as prescribed at Clause 5 of this Article.
5. The affiliated bank shall be responsible of coordinating with providers of electronic switching and clearing services, and providers of E-wallet services to check, verify and update precisely information of clients opening E-wallet accounts.”.
9. To add Article 15a after Article 15 as follow:
“Article 15a. Responsibilities of settlement members
1. To proactively monitor, manage and timely supplement the Credit balance on the payment accounts of their organizations opened at the State Bank (Banking Operation Department) for ensuring the solvency to perform the EC settlement and implement fully and promptly obligations arising when participating in the ECS.
2. To establish, maintain and manage the EC limit in accordance with regulations; proactively monitor and timely increase the EC limit to ensure that customers' payment transactions through the ECS are carried out smoothly and without interruption.
3. To observe the ECS institution's regulations on organizing and operating the system. ”.
10. To amend and supplement Article 16 as follows:
“Article 16. Reporting and providing information
1. The intermediary payment service providers shall report and provide information to the State Bank as follows:
a) To make report on the situation of provision of intermediary payment services on a quarterly and annual basis according to Appendix 02 promulgated together with this Circular;
b) Information of payment guarantee accounts for E-wallet service within 05 working days from the date of signing contract/agreement with cooperative banks on cooperation in providing payment intermediary services, opening and using a payment guarantee account for E-wallet service, including:
(i) The account number and opening date, and the bank opening and managing the account;
(ii) Copy of the contract/agreement with the cooperative bank on providing intermediary payment services, opening and using a payment guarantee account for the e-wallet service;
c) To make report on the risk situation of scams and frauds via email tt@sbv.gov.vn within 24 hours after detecting cases related to the risks of scams and frauds that cause financial losses to customers using intermediary payment services; send a written report or online according to Appendix No.04 promulgated together with this Circular within 03 working days from the date of reporting via email to the State Bank;
d) To make report on incidents disrupting the provision of payment intermediary services for more than 02 hours via email tt@sbv.gov.vn within 24 hours from the time the incident arises; send a written report or online according to Appendix No.05 promulgated together with this Circular within 03 days after completing the troubleshooting. This provision shall not apply to cases subject to reporting on incidents as prescribed in the Circular No. 20/2018/TT-NHNN dated August 30, 2018 of the State Bank’s Governor on supervising payment systems and other documents on amending, supplementing and replacing (if any);
dd) Method of reporting:
(i) Electronic report under the form of electronic file that shall be transmitted via computer network or sent via information carrier, with electronic signature of the lawful representative of the reporting organization in accordance with the symbols, information codes and file structure as prescribed by the State Bank;
(ii) To send a written report in person or via the postal service to the State Bank (Payment Department) in case of failure to perform the report via the electronic reporting system, with signature of the lawful representative of the reporting organization;
e) The reporting period and duration is prescribed at Point a of this Clause as follows:
(i) The quarterly reporting period shall be from the first day of the first quarter of a quarter to the end of the last day of the quarter’s last month (the payment intermediary provider shall only make reports for Quarter I, II and III); the deadline to submit the periodic report shall be no later than the 5th day of the first month of the next quarter;
(ii) The annual reporting period shall be from January 01 to December 31; the deadline to submit the periodic report shall be no later than the 15th of the first month of the next year immediately after the reporting period.
2. The intermediary payment service providers and banks shall be responsible for keeping the confidentiality of information related to payment transactions through intermediary payment services, personal information, payment accounts and debit cards of customers and they shall only be disclosed in the following cases:
a) At the request of customers;
b) As prescribed by law.
3. The payment intermediary service providers shall be responsible for appointing the focal point responsible for reporting, providing information to the State Bank (Payment Department) and handling the arising risks and incidents.
4. The cooperative banks of payment intermediary service providers shall be responsible for providing information of payment guarantee accounts for E-wallet services through the State Bank's online information collection system.”.
11. To amend Clause 1 and add Clauses 7, 8, 9 and 10 to Article 18 as follows:
"6.To perform the responsibility of supervising the provision of intermediary payment services.
7. To coordinate with the Department of Information Technology to develop an electronic reporting system for receiving, synthesizing, exploiting and storing the reporting data as prescribed in Article 16 of this Circular.
8. To provide information to the Banking Supervision Agency, the State Bank branches in provinces and centrally-run cities when detecting signs of violations or violations against regulations of law on provision of payment intermediary services.
9. To coordinate with the Banking Supervision Agency, the State Bank branches in provinces and centrally-run cities in inspection of the compliance with regulations on provision of payment intermediary services.
10. To coordinate with the Banking Supervision Agency, the State Bank branches in provinces, centrally-run cities in inspection of payment intermediary service providers as prescribed by law.
11. To assume the role of focal point and coordinate with relevant units to advise the Governor of the State Bank on the margin ratio to set the EC Limit.”. 12. To amend and supplement Article 19 as follows:
“Article 19. Department of Information Technology
1. Within 15 working days after receiving the written request of the Payment Department, the Information Technology Department shall consider, evaluate and send a written request to the Payment Department to confirm technical conditions, technological solutions, security, human resources to perform payment intermediary service of the applicant.
2. To assume the role of focal point and coordinate with the Banking Supervision Agency to inspect the compliance with regulations on safety, confidentiality in electronic transactions of payment intermediary service providers as prescribed by law.
3. To coordinate with the Banking Supervision Agency and the State Bank branches in provinces and centrally-run cities in the inspection of payment intermediary service providers as prescribed by law.
4. To cooperate with E-wallet service providers and the Payment Department in equipping instruments to supervise the provision of E-wallet services as prescribed in Clause 7 Article 9 of this Circular.
5. To coordinate with the Payment Department to build and maintain the operation of the electronic reporting system for receiving, synthesizing, exploiting and storing the reporting data as prescribed in Article 16 of this Circular.
6. To research and develop technical solutions to meet the demand for developing and expanding the IEB system, allowing the reception and handling of settlement results from the ECS institution’s system.
7. To research and develop technical applications allowing the exchange and feedback of information on the ECL between the State Bank (Banking Operation Department) and the ECS institution, and the processing of the EC result.”.
13. To amend and supplement Article 20 as follows:
“Article 20. Banking Supervision Agency
1. To receive information provided by the Payment Department in accordance with Clause 8 Article 18; consider and handle it as prescribed by law.
2. To advise and support the Governor of the State Bank in performing the state management on the money laundering prevention with regard to the provision of payment intermediary services.
3. To coordinate with the Payment Department and the Information Technology Department in the inspection of the compliance with regulations on payment intermediary service provision.
4. To assume the role of focal point to inspect the payment intermediary service provision of Vietnam National Payment Joint Stock Company as prescribed by law.”.
14. To add Article 20a after Article 20 as follows:
“Article 20a. Banking Operation Department
1. To assume the role of focal point to receive and manage valuable papers of settlement members; exchange information related to the ECL of settlement members through the application on the IEB System.
2. To account the EC results into the payment accounts of related parties.
3. To handle cases in which the settlement members of the ECS may be insolvent as prescribed in Clause 6, Article 9a of this Circular.”.
15. To add Article 20b after Article 20a as follows:
“Article 20b. State Bank branches in provinces and centrally-run cities
1. To assume the role of focal point to inspect payment intermediary services of payment intermediary service providers other than banks based in the provinces or cities under the provisions of law, except for those defined in Clause 4, Article 20 of this Circular.
2. To receive information provided by the Payment Department in accordance with Clause 8 of Article 18; consider and handle it as prescribed by law.
3. To coordinate with the Payment Department in inspecting the compliance with the regulations on payment intermediary service provision.”.
16. To replace Appendices 01, 02 and 03 promulgated together with the Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the Governor of the State Bank guiding payment intermediary services with Appendices No. 01, 02 and 03 promulgated together with this Circular.
17. To add Appendices No. 04, 05, and 06 to the Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the Governor of the State Bank guiding payment intermediary services.
Article 2. Transitional provisions
1. Providers of E-wallet services shall review the records of customers opening E-wallet accounts before the effective date of this Circular; collect and supplement customers’ information and documents; verify information of customers opening E-wallet accounts under this Circular within 06 months from the effective date of this Circular. After 06 months from the effective date of this Circular, E-wallet service providers shall stop providing E-wallet services for customers who fail to provide sufficient E-wallet opening dossiers as prescribed in this Circular.
2. Within 06 months from the effective date of this Circular, providers of E-wallet services shall coordinate with cooperative banks in reviewing payment guarantee accounts for E-wallet services opened at cooperative banks before the effective date of this Circular to ensure that payment guarantee accounts for E-wallet services shall not be used together with payment guarantee accounts for collection and payment on-behalf-of services (if any) as well as other payment accounts at cooperative banks under this Circular.
3. Within 03 months from the effective date of this Circular, E-wallet service providers licensed by the State Bank shall supplement and complete the instruments to supervise the e-wallet service provision as prescribed in Clause 7, Article 9 of the Circular No. 39/2014/TT-NHNN (amended and supplemented in Clause 3 Article 1 of this Circular).
Article 3. Responsibilities for implementation
Chief of Office, Director of the Payment Department, Heads of relevant units under the State Bank, Directors of State Bank branches in provinces and centrally-run cities, Presidents of Board of Directors, Presidents of Board of Members, General Directors (Director) of payment service providers and payment intermediary service providers shall assume responsibility for organizing the implementation of this Circular.
Article 4. Implementation provisions
1. This Circular takes effect on January 07, 2010.
2. To annul Clause 3, Article 25 of the Circular No. 37/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the Governor of the State Bank providing for the management, operation and use of the IEB System.
3. To amend and supplement Point d, Clause 1, Article 5 of the Circular No. 04/2016/TT-NHNN dated April 15, 2016 on regulating the valuable papers depository and use at the State Bank of Vietnam as follows:
"d) Deposit valuable papers to establish the net debt limit in inter-bank electronic payment and participate in the EC system”./.
For the Governor
The Deputy Governor
Nguyen Kim Anh
* All Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây