Thông tư 15/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em

thuộc tính Thông tư 15/1998/TT-BTC

Thông tư 15/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:15/1998/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Tào Hữu Phùng
Ngày ban hành:06/02/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 15/1998/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 15/1998/TT-BTC NGÀY 6 THÁNG 2 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM

 

Căn cứ Nghị định số 374/HĐBT ngày 14/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước;

Để nâng cao hiệu quả việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp các ngành (dưới đây xin gọi tắt là Quỹ bảo trợ trẻ em), Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

 

1. Quỹ bảo trợ trẻ em được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí bằng hình thức huy động các nguồn đóng góp của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể có nguồn thu tự có, tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo và các tổ chức xã hội khác, của các cá nhân trong và ngoài nước, viện trợ quốc tế cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Quỹ Bảo trợ trẻ em được phép dùng tiền nhàn rỗi của Quỹ gửi vào tiết kiệm hoặc mua tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước nhằm bảo tồn và tăng trưởng Quỹ để phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

3. Quỹ bảo trợ trẻ em được phép mở 01 tài khoản tại Ngân hàng, chủ tài khoản là Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em.

4. Quỹ bảo trợ trẻ em có trách nhiệm khai thác mọi khả năng tài chính trong và ngoài nước để tạo nguồn vốn cho Quỹ, quản lý và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ đúng mục đích có hiệu quả theo đúng những quy định tại Thông tư này.

5. Đối tượng thực hiện Thông tư này là các Quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở.

6. Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành phối hợp với cơ quan Tài chính theo dõi, kiểm tra hoạt động của Quỹ bảo trợ trẻ em đảm bảo đúng chế độ Nhà nước quy định.

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

 

1. Những quy định cụ thể về nguồn thu của Quỹ: Nguồn thu của Quỹ bảo trợ trẻ em bao gồm:

- Các khoản đóng góp bằng tiền và bằng hiện vật của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể có nguồn thu tự có, tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức từ thiện, tổ chức nhân đạo và các tổ chức xã hội khác, của cá nhân trong và ngoài nước, viện trợ quốc tế.

- Các khoản thu từ lãi tiền gửi Ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm, tiền mua tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước.

- Khoản hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước theo luật định trong những trường hợp cụ thể.

- Các khoản thu khác.

2. Những quy định cụ thể về nội dung chi:

Quỹ bảo trợ trẻ em được dùng để chi các nội dung cụ thể như sau:

a. 85% tổng số thu được dành để chi trực tiếp cho trẻ em như chi: hỗ trợ trẻ em nghèo bị suy dinh dưỡng, hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, hỗ trợ trẻ em lang thang thông qua mái ấm tình thương, hỗ trợ trẻ em nghèo vùng thiên tai bão lụt, hỗ trợ trẻ em con thương binh, liệt sĩ học khá, giỏi, hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em bị khuyết tật nhưng nhà nghèo, hỗ trợ trẻ em nghèo không được đến trường học thông qua lớp học tình thương, hỗ trợ trẻ em nghèo bị lạm dụng tình dục được chữa bệnh...

b. 15% tổng số thu (trừ các khoản hỗ trợ có mục đích của Ngân sách Nhà nước) dành để chi cho công tác nghiệp vụ, vận động phong trào để huy động nguồn lực cho Quỹ, trả lương cán bộ hợp đồng, chi văn phòng phẩm, hành chính phí, chi khen thưởng cho các tổ chức và cá nhân có công trong cuộc vận động nguồn lực xây dựng Quỹ; kể cả chi vốn đối ứng các dự án viện trợ (nếu có).

c. Riêng đối với các Dự án viện trợ của nước ngoài, nội dung chi sẽ thực hiện theo văn bản ký kết.

Tất cả các khoản chi gián tiếp (mục b nêu trên) tối đa không được vượt dự toán ngân sách đã được Hội đồng Quỹ bảo trợ trẻ em và Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em (nơi trực tiếp quản lý) đã phê duyệt đầu năm theo định mức chi hiện hành của Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.

3. Công tác lập dự toán, kế toán và quyết toán thu chi Quỹ:

a. Đối với nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: Thực hiện theo Thông tư số 09 TC/HCSN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước.

b. Đối với nguồn tự thu của Quỹ:

- Công tác lập dự toán: Hàng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách Nhà nước, Quỹ bảo trợ trẻ em có trách nhiệm lập dự toán thu chi Quỹ trình Hội đồng Quỹ bảo trợ trẻ em phê duyệt và gửi Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em (nơi trực tiếp quản lý) để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

- Công tác kế toán: Thực hiện theo Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

- Công tác quyết toán: Hàng quý, năm, Quỹ bảo trợ trẻ em có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu chi Quỹ trình Hội đồng bảo trợ Quỹ và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em (nơi trực tiếp quản lý) xét duyệt.

Định kỳ và đột xuất, cơ quan Tài chính phối hợp cùng Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tiến hành kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí của Quỹ bảo trợ trẻ em.

Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp, các ngành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý thu chi Quỹ.

 

III. THỜI GIAN VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH:

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Những nội dung trước đây trái với nội dung quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp, các ngành phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 15/1998/TT-BTC
Hanoi, February 6, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE MANAGEMENT AND USE OF THE CHILD SUPPORT FUND
Pursuant to Decree No.347/HDBT of November 14, 1991 of the Council of Ministers (now the Government) detailing the implementation of the Law on Child Protection, Care and Education;
Pursuant to Decree No.87-CP of December 19, 1996 of the Government detailing the assignment of the State budget management, drafting, execution and settlement;
In order to raise the effectiveness in the management and use of the Child Support Funds at various levels and branches (hereafter referred to as the Child Support Fund for short), the Ministry of Finance hereby provides the following detailed guidance on the management and use of the Child Support Fund:
I. GENERAL PROVISIONS:
1. The Child Support Fund is established and operates on the principle of self-financing through the form of mobilizing contributions of State agencies and mass organizations that have their own sources of revenue, economic and cultural organizations, charity organizations, humanitarian organizations and other social organizations as well as individuals inside and outside the country and international aid for the cause of child protection, care and education.
2. In order to preserve and increase the Fund for the cause of child protection, care and education the idle money of the Child Protection Fund may be used to deposit into saving accounts or to purchase the State Treasury's bonds and bills.
3. The Child Support Fund is permitted to open one account at a bank with the director of the Fund being the account holder.
4. The Child Support Fund is responsible for exploiting all financial resources inside and outside the country to generate its capital sources, effectively managing and using its financial sources for the right purpose in accordance with the provisions of this Circular.
5. This Circular applies to the Child Support Funds at all levels from the central to the grassroots, and in various branches.
6. The Child Protection and Care Committees at various levels and branches shall coordinate with the financial agency in overseeing and inspecting the operations of the Child Support Funds to ensure their compliance with the regime prescribed by the State.
II. SPECIFIC PROVISIONS:
1. Specific provisions on the Fund's revenue sources: the Fund's revenue sources include:
- Contributions in cash and in kind from State agencies and mass organizations that have their own sources of revenue, economic and cultural organizations, charity organizations, humanitarian organizations and other social organizations as well as individuals inside and outside the country and international aid.
- Interests on bank deposits, savings and purchased bonds and bills of the State Treasury.
- Subsidies from the State budget in some particular cases prescribed by law.
- Other revenues.
2. Specific provisions on the spending contents:
The Child Support Fund is spent as follows:
a/ 85% of the total revenue are directly spent for children such as support for malnourished poor children, support for poor but excellent pupils, support for street children through "warm and affectionate homes", support for poor children in disaster-stricken areas, support for war invalids' and martyrs' children who are good and excellent pupils, support for the rehabilitation of handicapped children of poor families, support for poor children who cannot go to school through "affectionate classes", support for the medical treatment of sexually abused children and so on.
b/ 15% of the total revenue (excluding the State budget subsidies for certain purposes) are spent on the fund-raising activities or payments for employees who work under contracts, stationery, administrative costs, rewards for organizations and individuals that make meritorious contributions to the fund-raising campaigns; as well as on reciprocal capital of donation projects (if any).
c/ Particularly for foreign-funded projects, their expenditures shall comply with the signed documents.
All indirect expenditures (in Item b above) shall not exceed the budget estimate already approved at the beginning of each year by the Board of the Child Support Fund and the Child Protection and Care Committee (which directly manages the Fund) on the basis of current spending norms set by the State for non-business and administrative agencies and units.
3. Budget drafting, accounting and settlement of the Fund's revenues and expenditures:
a/ For the State budget subsidies: Circular No. 09-TC/HCSN of March 18, 1997 of the Ministry of Finance guiding the assignment, drafting, execution and settlement of the State budget shall apply.
b/ For the Fund's own revenues:
- Budgeting: Annually, simultaneously with the drafting of the State budget, the Child Support Fund shall have to draft and submit the Fund's revenues and expenditures to its Board and the Child Protection and Care Committee (which directly manages the Fund) for incorporating them into the Committee's budget estimates.
- Accounting: Decision No. 999-TC/QD/CDKT of November 2, 1996 of the Minister of Finance issuing the administrative and non-business accounting system and regime shall apply.
- Settlement: Every quarter and year, each Child Support Fund shall have to make and submit reports on the settlement of revenues and expenditures to its Board and the Child Protection and Care Committee (which directly manages the Fund) for approval.
Periodically and unexpectedly, the financial agency shall coordinate with the Child Protection and Care Committee in inspecting the management and use of the budget of the Child Support Fund.
The directors of the Child Support Funds at various levels and branches shall be answerable before law for the management of the Funds' revenues and expenditures.
III. TIME AND EFFECT OF IMPLEMENTATION:
This Circular takes effect 15 days after its signing.
The earlier provisions which are contrary to the provisions of this Circular are hereby annulled.
Any problem or difficulty arising in the course of implementation should be promptly reported by the Child Support Funds at various levels and branches to the Ministry of Finance for suitable amendment and/or supplement.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tao Huu Phung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 15/1998/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất