Thông tư 111/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

thuộc tính Thông tư 111/1999/TT-BTC

Thông tư 111/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:111/1999/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Tá
Ngày ban hành:17/09/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 111/1999/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 111/1999/TT-BTC NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

Căn cứ Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sau khi trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

 

I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

 

1. Thông tư này áp dụng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được viết tắt là NHNN), bao gồm: NHNN Trung ương; các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các văn phòng đại diện ở trong và nước ngoài; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc NHNN gồm: Thời báo ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, trung tâm thông tin tín dụng, Trung tâm tuyên truyền báo chí, Ban quản lý các dự án tín dụng quốc tế.

Học viện ngân hàng và các doanh nghiệp trực thuộc NHNN không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và thực hiện chế độ quản lý tài chính theo các quy định chung của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước.

2. Thu chi tài chính của NHNN về nguyên tắc thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNN được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình. Chênh lệch thu, chi sau khi trích lập quỹ theo quy định của Luật NHNH Việt Nam, Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của NHNH Việt Nam và quy định cụ thể tại Thông tư này, số còn lại nộp Ngân sách Nhà nước.

3. NHNN không phải nộp các loại thuế đối với các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng.

4. Thống đốc NHNN chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc lập kế hoạch thu chi tài chính và thực hiện các quy định về quản lý tài chính tại Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của NHNN Việt Nam và những hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này.

5. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, thực hiện quản lý tài chính đối với NHNN thông qua việc thẩm định, tổng hợp kế hoạch và thanh tra, kiểm tra hoạt động thu, chi tài chính của NHNN.

 

II- QUY ĐỊNH VỀ VỐN, QUỸ VÀ TÀI SẢN

 

1. NHNN có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và an toàn vốn, quỹ, tài sản Nhà nước đã được giao quản lý, cụ thể:

1.1. Vốn pháp định: Mức vốn pháp định của NHNH là 5000 tỷ đồng (năm ngàn tỷ đồng) thuộc nguồn vốn Nhà nước.

NHNN phối hợp với Bộ Tài chính xác định các nguồn vốn Nhà nước hiện NHNN đang quản lý được tính vào vốn pháp định của NHNN. Phần chênh lệch thiếu giữa vốn hiện có với mức vốn pháp định ban đầu theo quy định được bổ sung hàng năm từ các nguồn sau:

- Vốn mua sắm tài sản cố định, trang bị phương tiện kỹ thuật, tin học và an toàn kho quỹ được hạch toán vào chi phí hàng năm theo quy định.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được Nhà nước cấp hàng năm.

Việc thay đổi mức vốn pháp định do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Thống đốc NHNN và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định:

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định hàng năm của NHNN được hình thành từ các nguồn sau:

+ Khấu hao tài sản cố định.

+ Nhà nước cấp vốn để xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước.

+ Khoản trích từ chi phí hàng năm bằng 12% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm.

+ Các khoản thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định sau khi đã trừ đi chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có).

+ Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của Nhà nước.

Toàn bộ công tác xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của NHNN được thực hiện trong phạm vi nguồn vốn được duyệt trong Kế hoạch xây dựng cơ bản năm. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định của NHNN phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm không sử dụng hết được tính chung vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đề sử dụng tiếp cho năm sau.

1.3. NHNN có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích số tiền phát hành vào lưu thông đã được Chính phủ phê duyệt để thực hiện chính sách tiền tệ.

1.4. Các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước.

1.5. Vốn đi vay của các tổ chức quốc tế, Chính phủ, tổ chức tín dụng nước ngoài.

1.6. Vốn khác như các khoản chênh lệch tỷ giá, chênh lệch giá do đánh giá lại ngoại tệ, vàng bạc và tài sản.

1.7. NHNN quản lý chặt chẽ quỹ dự trữ vàng bạc, ngoại tệ của Nhà nước, sử dụng cho mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, Quỹ dự trữ vàng bạc, ngoại tệ được bổ sung theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Định kỳ hàng quý NHNN báo cáo tình hình sử dụng các quỹ này cho Chính phủ và Bộ Tài chính.

1.8. Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và khoản dự phòng rủi ro của NHNN là vốn Nhà nước giao cho NHNN quản lý và sử dụng. Hàng năm NHNN được trích 10% từ chênh lệch thu, chi để bổ sung Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia do Thống đốc NHNN điều hành theo các mục tiêu đã được Chính phủ phê duyệt hàng năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia. Khoản dự phòng rủi ro được trích lập và sử dụng theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.

1.9. Vốn, quỹ khác phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của NHNN.

2. NHNN không được góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác.

3. NHNN thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản trong các trường hợp sau đây:

- Kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Chuyển giao, nhượng bán tài sản cho các tổ chức ngoài NHNN.

Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị tài sản được hạch toán tăng hoặc giảm vốn Nhà nước.

4. Chuyển giao, thanh lý, nhượng bán tài sản của NHNN được thực hiện như sau:

4.1. Việc chuyển giao tài sản Nhà nước tại NHNN thực hiện theo quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước và các quy định khác có liên quan.

4.2. Việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản ô tô, tầu thuyền, phương tiện đi lại, máy móc trang thiết bị phục vụ nhu cầu công tác do Thống đốc NHNN quyết định. NHNN phải định giá tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của Luật pháp.

4.3. Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) hạch toán vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.

5. Tổn thất tài sản tại NHNN phải được Hội đồng kiểm tra tổn thất do Thống đốc NHNN quyết định thành lập xác định. Hội đồng lập biên bản xác định rõ nguyên nhân, mức độ tổn thất và báo cáo Thống đốc NHNN xem xét quyết định xử lý theo nguyên tắc:

- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Nếu do nguyên nhân khách quan, đối với những tài sản đã mua bảo hiểm thì được tổ chức bảo hiểm bồi thường.

- Tổn thất còn lại (sau khi trừ khoản bồi thường của người gây ra và tiền đền bù của tổ chức bảo hiểm) được hạch toán vào chi phí.

- Các trường hợp tổn thất tài sản vì lý do bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ... trước khi hạch toán vào chi phí thì NHNN báo cáo cụ thể về mức độ tổn thất và đề xuất phương án để Bộ Tài chính xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, nếu ngoài thẩm quyền thì Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Mọi trường hợp tổn thất, thừa thiếu tài sản phải làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm, xử lý bù đắp tổn thất và phải được hạch toán và báo cáo đầy đủ trong quyết toán năm.

6. Việc xoá nợ gốc cho vay của NHNN đối với các khách hàng thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước.

7. Vốn và tài sản Nhà nước tại NHNN phải được kiểm kê tại thời điểm cuối cùng ngày 31/12 hàng năm. Số chênh lệch về hiện vật và giá trị qua kiểm kê phải xử lý theo quy định của Nhà nước.

 

III - QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THU NHẬP VÀ CHI PHÍ:

 

A. NGUYÊN TẮC:

 

- NHNN có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu nhập và chi phí theo đúng quy định của Pháp luật về Kế toán - Thống kê và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước. NHNN hạch toán các khoản thu nhập và chi phí theo nguyên tắc tiền mặt (thực thu, thực chi).

- Các khoản thu, chi đều phải có hoá đơn hoặc chứng từ theo quy định của Nhà nước.

- Các khoản thu, chi bằng ngoại tệ, bằng vàng phải quy đổi ra đồng Việt Nam. Các khoản thu, chi bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố tại thời điểm có nghiệp vụ kinh tế phát sinh để hạch toán vào các tài khoản thu nhập - chi phí.

- Các khoản chênh lệch tỷ giá ngoài tệ phát sinh trong kỳ do hoạt động mua, bán kinh doanh ngoại tệ của NHNN được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí trong năm; Các khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ do đánh giá lại số dư các tài khoản ngoại tệ cuối kỳ thì không hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập mà hạch toán tăng giảm vốn.

- Việc giảm, miễn thu, thoái thu các khoản thu lãi của NHNN thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền và phải được thống kê đầy đủ trong báo cáo quyết toán tài chính.

 

B. NỘI DUNG THU CHI TÀI CHÍNH

 

1. Thu nhập của NHNN là toàn bộ các khoản thu từ hoạt động nghiệp vụ của NHNN, gồm:

- Thu về nghiệp vụ tín dụng: Thu lãi tái cấp vốn; thu lãi cho vay; thu lãi tiền gửi; thu phí bảo lãnh;

- Thu về nghiệp vụ thị trường mở: bao gồm các khoản thu từ nghiệp vụ mua bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ.

- Thu về nghiệp vụ mua bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng) theo quy định.

- Thu về dịch vụ thanh toán, thông tin và ngân quỹ.

- Thu lãi góp vốn vào các tổ chức quốc tế.

- Thu về tiêu huỷ tiền.

- Các khoản thu dịch vụ ngân hàng khác;

- Các khoản thu về phí và lệ phí. Riêng các khoản phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước thực hiện theo Nghị định số 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

- Các khoản thu trong hoạt động ngân hàng: thu thừa quỹ; tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; thu về thanh lý công cụ lao động và vật rẻ tiền mau hỏng; thu nợ đã xoá nay thu hồi được; thu về xuất bản tập san, tài liệu, báo chí....

- Các khoản thu khác.

2. Chi của NHNN là toàn bộ các khoản chi phát sinh để duy trì hoạt động nghiệp vụ của hệ thống NHNN, được hạch toán vào tài khoản chi và theo hướng dẫn tại Thông tư này, gồm:

2.1. Chi hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng:

2.1.1. Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi về nghiệp vụ mua, bán và giao dịch ngoại hối (ngoại tệ và vàng); Chi về nghiệp vụ thị trường mở.

2.1.2. Chi in, đúc, bảo quản, vận chuyển, giao nhận, phát hành, thu hồi thay thế, tiêu huỷ tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền.

Bao gồm:

- Chi in, đúc tiền và các phương tiện thanh toán thay tiền.

- Chi bảo quản, vận chuyển, tiêu huỷ tiền.

Các chi này được thực hiện như sau:

a. Các khoản chi về vẽ mẫu tiền, chế bản mẫu tiền và chi đặc biệt phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước do Thống đốc NHNN quyết định.

b. Đơn giá sản phẩm in tiền do Liên Bộ NHNN - Bộ Tài chính duyệt cho từng năm. Căn cứ vào đơn giá được duyệt và hợp đồng in tiền đã ký, NHNN thanh toán tiền mua sản phẩm cho nhà máy in theo các chứng từ giao nhận sản phẩm để hạch toán.

c. Trường hợp NHNN mua giấy in tiền của các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài, việc thanh toán thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết và các chứng từ hợp lệ. Chi mua giấy in tiền hạch toán trên tài khoản "Vật liệu dự trữ" và được phân bổ dần vào chi phí ngân hàng mỗi khi ngân hàng thanh toán sản phẩm tiền in.

d. Chi bảo vệ tiền: Bao gồm các khoản chi:

- Các khoản phụ cấp theo chế độ quy định cho lực lượng canh gác, bảo vệ kho, áp tải tiền, vàng bạc, đá quý, các phương tiện thanh toán thay tiền, chi phòng cháy chữa cháy, chống đột nhập....

- Chi cho công tác chống tiền giả.

Mức chi cho công tác bảo vệ tiền trong năm do NHNN xây dựng và thuyết minh trong kế hoạch tài chính năm.

đ. Chi vận chuyển, bốc xếp: Gồm các khoản chi:

- Chi xăng dầu cho phương tiện vận chuyển.

- Chi thuê phương tiện vận chuyển được thanh toán theo hợp đồng ký kết với bên cung cấp dịch vụ.

- Chi bốc xếp tại cảng, nhà ga, sân bay... theo hợp đồng ký kết với bên cung cấp dịch vụ. Mức chi vượt định mức bốc xếp hàng ra vào kho tiền do NHNN quy định được Bộ Tài chính chấp thuận.

e. Chi về vật liệu kiểm đếm tiền, phân loại, đóng gói tiền: được chi và quyết toán giá trị vật liệu thực xuất dùng trong năm (bao bì, dây buộc, keo dán...) theo định mức do NHNN quy định.

h. Chi tiêu huỷ tiền: Các định mức chi cho công tác tiêu huỷ tiền như chi bồi dưỡng cho cán bộ tham gia công tác tiêu huỷ, chi vật liệu cho công tác tiêu huỷ... do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Riêng mức chi bồi dưỡng cho cán bộ tham gia tiêu huỷ tiền phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.

2.1.3. Các khoản chi về dịch vụ thanh toán và thông tin.

2.2. Chi cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN, nhân viên hợp đồng và chi khen thưởng, phúc lợi.

Bao gồm:

- Chi lương, phụ cấp lương cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN theo chế độ quy định.

- Chi ăn trưa cho cán bộ, công chức, viên chức có mặt làm việc trong năm do Thống đốc NHNN quyết định nhưng mức chi cho mỗi người hàng tháng không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. (Riêng năm 1999 mức chi ăn trưa cho cán bộ, công chức, viên chức có mặt làm việc trong năm là 150.000 đồng/người/tháng).

- Chi trang phục giao dịch cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN theo định mức chi cho mỗi cán bộ, công chức, nhân viên NHNN trong kế hoạch tài chính năm. Mức chi trang phục hàng năm do Bộ Tài chính quy định.

- Chi bảo hộ lao động áp dụng đối với các đối tượng được trang cấp bảo hộ lao động theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

- Chi khen thưởng, phúc lợi định kỳ và đột xuất cho tập thể và cá nhân cán bộ, công chức, viên chức NHNN. Tổng mức chi hàng năm 2 khoản này bằng tổng quỹ lương thực hiện trong năm. Các khoản chi khen thưởng bao gồm:

+ Chi khen thưởng theo chế độ Nhà nước quy định.

+ Chi khen thưởng định kỳ và đột xuát theo quy định của Thống đốc NHNN.

- Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân của các ngành có đóng góp xuất sắc cho Ngân hàng: khoản chi này tối đa hàng năm không quá 1/2 tháng lương thực hiện trong năm của NHNN. Đối tượng, hình thức khen và mức chi cụ thể do Thống đốc NHNN quyết định.

2.3. Chi các khoản đóng góp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định.

2.4. Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, các đoàn thể của cơ quan theo quy định của Nhà nước (không bao gồm các khoản chi ủng hộ công đoàn ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và các cơ quan khác).

2.5. Chi trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc: đối tượng, mức chi thực hiện theo quy định của Nhà nước.

2.6. Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:

Các khoản chi này được thực hiện theo nguyên tắc:

- Mức chi đối với từng khoản chi thực hiện theo chế độ Nhà nước quy định.

- Tổng mức chi hoạt động quản lý và công vụ hàng năm của NHNN tính trên số cán bộ, công chức, viên chức NHNN bình quân năm tối đa không qua 16 triệu đồng/người/năm.

Các khoản chi cho hoạt động công vụ bao gồm:

a. Chi về vật tư văn phòng.

b. Chi về cước phí Bưu điện và truyền tin:

Là các khoản chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex, fax ... trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện.

Việc chi trang bị điện thoại tại nhà riêng của các đối tượng theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong trường hợp, do đặc thù hoạt động của NHNN cần lắp đặt điện thoại thêm cho một số đối tượng ngoài quy định của Nhà nước để phục vụ nhu cầu công tác như bảo vệ an toàn kho, vận chuyển tiền... thì NHNN phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Tài chính và thực hiện sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.

c. Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan.

d. Chi xăng dầu:

- Chi mua xăng dầu vận chuyển phục vụ cán bộ, công chức, viên chức đi công tác và cán bộ lãnh đạo đi làm việc theo chế độ Nhà nước quy định.

e. Công tác phí:

Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong và ngoài nước thanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

f. Chi lễ tân, khánh tiết hội nghị:

Gồm các khoản chi tổ chức hội nghị, tiếp khách quốc tế, trong nước; các khoản chi để tổ chức các buổi họp mặt nhân các ngày kỷ niệm lớn.

Các khoản chi này thực hiện theo chế độ quy định hiện hành của Bộ Tài chính và trong phạm vi kế hoạch tài chính năm được duyệt.

g. Chi cho việc thanh tra, kiểm toán NHNN theo chế độ quy định.

h. Chi về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và chi nghiên cứu khoa học công nghệ gồm:

- Chi tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ, vi tính, ngoại ngữ ngắn hạn cho cán bộ, công chức, viên chức NHNN.

- Chi mua tài liệu, in ấn, biên dịch tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ, nghiên cứu.

- Chi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học.

- Chi nghiên cứu đề tài khoa học.

- Chi nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật.

- Chi triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng.

- Chi hỗ trợ giáo dục (khoản chi này được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính).

- Các khoản chi khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).

Chi cho công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ngân hàng và chi nghiên cứu khoa học, công nghệ thực hiện căn cứ vào tổng mức chi trong kế hoạch tài chính năm được duyệt. Kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, hội thảo khoa học và nghiên cứu khoa học do Thống đốc NHNN quyết định và duyệt dự toán. Việc chi tiêu thực hiện theo chế độ Nhà nước quy định và trong phạm vi định mức kế hoạch được duyệt.

i. Chi cho các sáng kiến cải tiến, kỹ thuật.

k. Chi về tài liệu, sách báo, tạp chí, thư viện, tuyên truyền, quảng cáo bao gồm:

- Chi xuất bản các tạp chí, báo, bản tin và tài liệu nghiệp vụ

+ Chi nhuận bút cho người viết bài áp dụng theo quy định chung.

+ Chi thuê in thanh toán theo hợp đồng với cơ sở in.

Kế hoạch xuất bản tạp chí, báo, bản tin và tài liệu nghiệp vụ ngân hàng phải được Thống đốc NHNN duyệt và lập dự toán trong kế hoạch tài chính năm.

- Chi mua sách báo, tài liệu nghiên cứu.....

- Chi tuyên truyền, quảng cáo. Chi về quảng cáo căn cứ vào hợp đồng quảng cáo giữa bên nhận quảng cáo và NHNN.

2.7. Chi về tài sản tại NHNN gồm:

- Trích khấu hao tài sản cố định

- Chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản

- Chi xây dựng nhỏ

- Chi mua sắm công cụ lao động

- Chi thuê tài sản

a. Khấu hao tài sản cố định:

- Việc trích khấu hao tài sản cố định của NHNN được áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

- Hàng tháng căn cứ giá trị tài sản cố định được trích khấu hao và tỷ lệ trích khấu hao theo quy định, NHNN thực hiện trích đúng, trích đủ số khấu hao tài sản cố định phải trích, hạch toán vào chi phí ngân hàng. Khấu hao tài sản cố định trích được hàng năm của NHNN được tập trung quản lý tại NHNN Trung ương.

b. Chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản: là số thực chi trong năm cho mục tiêu này và tối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm. Chi phí cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng tài sản hoàn thành không được hạch toán tăng giá trị tài sản.

c. Chi xây dựng nhỏ: Việc chi xây dựng nhỏ ghi vào chi phí chỉ được thực hiện đối với các công trình phụ được xây dựng bổ sung cho các công trình chính đang sử dụng như tường rào, sân, cổng, nhà thường trực, bảo vệ, nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà để xe, bể nước, giếng nước, đường nội bộ cơ quan, cống rãnh thoát nước... Đối với các công trình mới không được tách riêng các công trình phụ này ra khỏi công trình chính mà phải sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện. Không sử dụng kinh phí xây dựng nhỏ để xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản như các công trình nhà làm việc từ cấp 4 trở lên.

d. Chi mua sắm công cụ lao động.

Tổng mức chi mua sắm công cụ lao động hàng năm của NHNN tính trên số cán bộ, công chức, viên chức NHNN bình quân năm tối đa không quá 2,2 triệu đồng/người/năm.

e. Chi thuê tài sản: là số tiền chi về thuê tài sản căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và NHNN.

2.8. Chi đầu tư phát triển kỹ thuật nghiệp vụ và công nghệ ngân hàng: hàng năm NHNN được chi và hạch toán vào chi phí bằng 12% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm để bổ sung nguồn vốn mua sắm tài sản cố định, trang bị phương tiện kỹ thuật, tin học và an toàn kho quỹ. Khoản chi này được quản lý và sử dụng theo quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

2.9. Chi lập dự phòng rủi ro

- Hàng năm NHNN được trích lập khoản dự phòng rủi ro từ chi nghiệp vụ ngân hàng bằng 10% tổng thu trừ đi các khoản chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro.

- Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng theo Quyết định của Thống đốc NHNN để bù đắp các tổn thất về hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ trong quá trình hoạt động do nguyên nhân khách quan và phần chênh lệch tổn thất sau khi tập thể hoặc cá nhân bồi thường theo đúng quy định của Pháp luật. Đối với những tổn thất do nguyên nhân chủ quan: Phải xác định mức độ gây thiệt hại của từng đương sự để buộc đền bù thiệt hại (nếu do cá nhân gây ra) hoặc trừ vào khoản chi phúc lợi, khen thưởng của NHNN (nếu do tập thể gây ra).

Khoản dự phòng rủi ro NHNN sử dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp. Trường hợp nguồn dự phòng không đủ bù đắp các khoản tổn thất thì NHNN và Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.

2.10. Các khoản chi khác gồm các khoản chi phát sinh trong quá trình hoạt động, không nằm trong các quy định nêu trên, gồm các khoản chủ yếu sau:

- Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá.

- Khoản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng các nguồn quy định tại điểm 5 phần II Thông tư này.

- Chi bảo quản hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán và tài liệu.

- Chi nộp thuế, lệ phí (Trừ các khoản thuế, phí khi mua sắm tài sản cố định phải hạch toán vào giá trị tài sản cố định theo quy định của Nhà nước).

- Chi về bảo hiểm xe;

- Các khoản chi khác theo thực tế phát sinh và có chứng từ hợp lệ.

3. Các khoản chi hạch toán trong chi phí NHNN phải là các khoản chi có căn cứ hợp lệ, hợp pháp và theo đúng chế độ quy định. NHNN không được hạch toán vào chi phí các khoản sau đây:

- Các khoản tiền phạt phải nộp Nhà nước hoặc phải trả cho khách hàng về những thiệt hại vật chất do nguyên nhân chủ quan NHNN gây ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng.

- Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, cải tạo, nâng cấp tài sản cố định thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.

Các khoản chi cho xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi như nhà ở, nhà nghỉ của cán bộ, công chức, viên chức NHNN; các khoản chi cho các công trình phúc lợi khác.

- Các khoản chi ủng hộ địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan khác.

- Các khoản chi thuộc các nguồn kinh phí khác đài thọ.

 

IV- PHÂN PHỐI CHÊNH LỆCH THU CHI VÀ
NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

 

1. Chênh lệch thu chi của NHNN được xác định khi kết thúc niên độ tài chình và được xác định theo công thức:

Chênh lệch thu chi = Thu nhập-(Chi phí hợp lý, hợp lệ +Khoản dự phòng rủi ro)

Chênh lệch thu chi NHNN được phân phối theo trình tự sau:

- Trích quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: 10% chênh lệch thu chi.

- Phần chênh lệch còn lại nộp Ngân sách Nhà nước.

2. NHNN có trách nhiệm nộp Ngân sách Nhà nước đầy đủ và kịp thời toàn bộ số chênh lệch thu chi phải nộp hàng năm theo số liệu báo cáo quyết toán tài chính năm được Thống đốc NHNN phê duyệt và được cơ quan Kiểm toán Nhà nước xác nhận.

Hàng quý, NHNN thực hiện tạm nộp Ngân sách Nhà nước 60% chênh lệch thu chi thực hiện của quý, số còn lại sẽ nộp vào ngân sách nhà nước sau khi báo cáo quyết toán tài chính năm đã được Thống đốc NHNN phê duyệt.

3. Trường hợp kết quả tài chính năm của NHNN bị lỗ (thu nhập không đủ bù đắp chi phí) do thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý.

 

V - KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ
CÁC QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN, QUYẾT TOÁN TÀI CHÍNH,
KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TRA TÀI CHÍNH

 

1. Năm tài chính của NHNN bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

2. Kế hoạch tài chính:

a. Ngân hàng Nhà nước lập kế hoạch tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Kế hoạch tài chính của NHNN bao gồm các bộ phận kế hoạch:

- Kế hoạch thu nhập - chi phí (kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục thu - chi và các định mức chi tiêu cụ thể dự kiến cho năm kế hoạch).

- Kế hoạch xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định (kèm theo thuyết minh chi tiết về dự kiến xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định và cân đối các nguồn vốn).

- Kế hoạch biên chế - tiền lương - thu nhập.

b. NHNN gửi Bộ Tài chính kế hoạch tài chính năm để Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp trình Chính phủ. Việc duyệt và thông báo kế hoạch tài chính cho NHNN thực hiện theo quy định chung của Chính phủ. Kế hoạch tài chính được duyệt là căn cứ NHNN thực hiện và duyệt quyết toán tài chính năm.

Trong năm tài chính, nếu do những biến động khách quan không dự kiến trước dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch tài chính năm, NHNN phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Hạch toán kế toán

- NHNN thực hiện công tác kế toán, kiểm toán theo quy định của Luật NHNN, Pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định hiện hành khác của Nhà nước về kế toán, kiểm toán.

- NHNN có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ những quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho NHNN, gồm: những quy định pháp lý chung, chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo tài chính...

4. Báo cáo tài chính

- NHNN thực hiện quyết toán tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định về báo cáo tài chính về việc lập và gửi cho Bộ Tài chính theo quy định của Pháp luật về kế toán, thống kê và quy định cụ thể tại Thông tư này.

- Báo cáo tài chính gửi Bộ Tài chính bao gồm:

a. Báo cáo quý gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bao gồm:

- Báo cáo thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí.

- Thuyết minh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí.

- Báo cáo tình hình biến động các quỹ dự trữ vàng bạc, ngoại tệ của Nhà nước, quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và khoản dự phòng rủi ro.

b. Báo cáo tài chính năm được gửi Bộ Tài chính chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, bao gồm:

- Bảng cân đối tài khoản kế toán năm và bảng tổng kết tài sản.

- Thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí năm.

- Thuyết minh báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thu nhập - chi phí năm và các kiến nghị xử ký về mặt tài chính.

- Báo cáo tình hình biến động các quỹ dự trữ vàng bạc, ngoại tệ của Nhà nước, quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và khoản dự phòng rủi ro.

Báo cáo quyết toán tài chính năm của NHNN phải được cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận. Kết quả kiểm toán được báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Tài chính.

5. Kiểm tra tài chính:

Bộ Tài chính kiểm tra tài chính của NHNN gồm:

- Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất.

- Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của cồng tác quản lý tài chính.

- Trong trường hợp xét thấy các vi phạm kỷ luật tài chính của NHNN xảy ra ở nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc, số liệu báo cáo quyết toán chưa đủ tin cậy, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ và dề nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm tra xác định lại số liệu quyết toán năm.

 

VI - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. NHNN có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị cơ sở tổ chức thực hiện chế độ tài chính theo đúng quy định tại Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 của Chính phủ về chế độ tài chính NHNN và nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

NHNN có trách nhiệm gửi các văn bản hướng dẫn Thông tư này trong nội bộ ngành cho Bộ Tài chính đề theo rõi thực hiện. NHNN không được tự quy định các khoản chi tiêu trái với Nghị định số 100/1998/NĐ-CP ngày 10/12/1998 của Chính phủ về Chế độ tài chính NHNN, nội dung hướng dẫn cụ thể tại văn bản này và các quy định khác của Nhà nước.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Trong qua trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị NHNN phản ánh về Bộ Tài chính đề ngiên cứu, xem xét, giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 111/1999/TT-BTC
Hanoi, September 17, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE FINANCIAL REGIME APPLICABLE TO THE STATE BANK OF VIETNAM
Pursuant to the Government’s Decree No. 100/1998/ND-CP of December 10, 1998 on the financial regime of the State Bank of Vietnam, and after consulting and reaching an agreement with the State Bank of Vietnam, the Ministry of Finance hereby guides its implementation as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. This Circular applies to the State Bank of Vietnam (hereinafter abbreviated into the SB), including: the Central SB; the SB’s branches in the provinces and centrally-run cities; its domestic and overseas representative offices; and such non-business units attached to the SB as: "Thoi Bao Ngan Hang" (the Banking Times), "Tap Chi Ngan Hang" (the Banking Review), the Credit Information Center, the Propaganda and Press Center, and the Management Board of International Credit Projects.
The Banking Institute and enterprises attached to the SB shall not be subject to this Circular and shall comply with the general financial management regime prescribed by the State for the non-business units and State enterprises.
2. On principle, the SB’s financial revenues and expenditures shall comply with the State Budget Law and the Law on the State Bank of Vietnam. The SB may use its revenue sources to cover its operation expenses. The remainder of the difference between the revenues and expenditures, after deductions are made for setting up various funds according to the Law on the State Bank of Vietnam, the Government’s Decree No. 100/1998/ND-CP of December 10, 1998 regarding the financial regime of the State Bank of Vietnam and the specific provisions of this Circular, shall be remitted to the State budget.
3. The SB shall not have to pay taxes for its professional operations and banking services.
4. The SB Governor shall be answerable to the Government for the elaboration of the financial revenue and expenditure plans and the observance of regulations on financial management in the Government’s Decree No.100/1998/ND-CP of December 10, 1998 regarding the financial regime of the State Bank of Vietnam and the specific guidance in this Circular.
5. The Ministry of Finance shall perform the function of State management over finance, and exercise the financial management over the SB through the plan evaluation and synthesization, and inspection and examination of financial revenue- and expenditure-related activities of the SB.
II. PROVISIONS ON CAPITAL, FUNDS AND ASSETS
1. The SB shall have to strictly manage, and rationally and safely use for the right purpose the capital, funds and the State’s assets already assigned to it for management, more concretely:
1.1. The legal capital: The SB’s legal capital is 5,000 billion VN dong (five trillion VN dong) derived from the State capital source.
The SB shall coordinate with the Ministry of Finance in identifying the State capital sources currently managed by the SB which are allowed to be accounted into the SB’s legal capital. The deficient difference between the existing capital and the initial legal capital as prescribed shall be annually supplemented by the following sources:
- Capital for procurement of fixed assets, technical and informatic facilities and equipment, and storehouse and fund safety, which is accounted into the annual expenditures as prescribed.
- Capital for the capital construction investment which is annually allocated by the State.
The change of the legal capital level shall be decided by the Prime Minister at the proposals of the SB Governor and the Minister of Finance.
1.2. The capital for the capital construction investment and fixed asset procurement:
- The SB’s annual capital for the capital construction investment and fixed asset procurement is created from the following sources:
+ Fixed asset depreciation.
+ Funds allocated by the State for capital construction according to the State’s plans.
+ Amounts deducted from the annual expenditures which are equal to 12% of the average fixed asset value in the year.
+ Proceeds from the liquidation, assignment and sale of the fixed assets, after paying for liquidation, assignment and/or sale expenses (if any).
+ Other lawful sources according to the State’s regulations.
- The SB’s entire capital construction and fixed asset procurement work shall be carried out within the capital source ratified in the annual capital construction plans. The capital construction investment and fixed asset procurement by the SB must comply with the State’s regulations on investment and construction management.
The investment capital planned for the capital construction in a year, which has not been used up, shall be incorporated into the capital source for capital construction investment for use in the subsequent year.
1.3. The SB shall have to manage and use for the right purpose(s) the money amounts put into circulation, which have been approved by the Government, with a view to materializing the monetary policy.
1.4. Deposits of credit institutions and the State Treasury.
1.5. Capital borrowed from international organizations, foreign governments and/or credit institutions.
1.6. Other capital sources such as exchange rate difference and price difference due to the revaluation of foreign currency(ies), gold, silver and assets.
1.7. The SB shall strictly manage the State’s gold, silver and foreign currency reserve funds, use them for the purposes of materializing the monetary policy and ensuring the international settlement capability. The gold, silver and foreign currency reserve funds shall be supplemented under the Prime Minister’s decisions. Quarterly, the SB shall report on the use of such funds to the Government and the Ministry of Finance.
1.8. The SB’s fund for materialization of the national monetary policy and risk reserve are the State capital assigned to the SB for management and use. Annually, the SB shall be entitled to set aside 10% of the revenue and expenditure difference to supplement the fund for materialization of the national monetary policy. Such fund shall be administered by the SB Governor according to the objectives annually approved by the Government, aimed at serving the materialization of the national monetary policy. The risk reserve shall be set up and used under the specific guidance in this Circular.
1.9. Other capital sources and funds shall be used in service of the SB’s professional operations.
2. The SB is not allowed to make capital contributions to or purchase shares of credit institutions and other enterprises.
3. The SB shall carry out the revaluation of its asset in the following cases:
- Inventory and revaluation of asset under the decisions of the competent State agency(ies).
- Transfer, assignment or sale of assets to organizations outside the SB.
The asset inventory and revaluation shall be carried out strictly according to the State’s regulations. The increase or reduction amounts due to the asset revaluation shall be accounted as the increase or decrease of the State’s capital.
4. The transfer, liquidation, assignment and sale of the SB’s assets shall be effected as follows:
4.1. The transfer of the State’s assets at the SB shall comply with the provisions of the Government’s Decree No.14/1998/ND-CP of March 6, 1998 on the management of the State’s assets and other relevant regulations.
4.2. The procurement, liquidation, assignment and sale of assets being automobiles, vessels, communications means, machinery and equipment in service of working activities shall be decided by the SB Governor. The SB shall have to determine the price such assets and organize auctions thereof according to the provisions of law.
4.3. The difference between the proceeds from the asset liquidation, assignment and/or sale, and the expenses therefor (if any) shall be accounted into the capital source for capital construction investment and fixed asset procurement.
5. The loss of assets at the SB must be determined by a loss inspection council set up by the SB Governor’s decision. Such council shall make a minutes clearly identifying the cause(s) and level of the loss, then report them to the SB Governor for consideration and decision on the handling thereof, on the following principles:
- If it is due to subjective cause(s), the person at fault shall have to compensate therefor.
- If it is due to objective cause(s) for assets which have been insured through the purchase of insurance, such loss shall be indemnified by the concerned insurance organization.
- The remaining loss amount (after substracting the compensation amount made by the people at fault, and the insurance organization’s indemnity) shall be accounted into the expenditures.
- For cases where a loss is caused by force majeure incidents such as a natural calamity, fire or enemy sabotage..., the SB shall, before accounting such loss into the expenditures, report in detail the loss level and propose the options to the Ministry of Finance for consideration and settlement according to its competence. The Ministry of Finance shall forward cases beyond its competence to the Prime Minister for consideration and decision.
For all cases of asset losses, excesses or deficits, the causes thereof must be identified, the liabilities determined and compensations made. Such losses, excesses or deficits must be fully accounted and reflected in annual settlement reports.
6. The remission of principals of loans provided by the SB to its customers shall be effected under the Prime Minister’s decisions at the proposals of the Ministry of Finance and the State Bank.
7. The State’s capital and assets at the SB must be inventoried by the end of the 31st of December each year. The differences in kind and in value through the inventory must be handled according the State’s regulations.
III. PROVISIONS ON MANAGEMENT OF REVENUES AND EXPENDITURES
A. PRINCIPLES
- The SB shall have to fully, accurately and promptly account its revenues and expenditures in strict accordance with the provisions of the legislation on accountancy and statistics and the Regulation on organization of the State accountancy. The SB shall account all of its revenues and expenditures according to principles applied to cash revenues and expenditures (actual revenues and actual expenditures).
- All revenues and expenditures must be evidenced by invoices or vouchers according to the State’s regulations.
- Revenues and expenditures in foreign currency(ies) or gold must be converted into VN dong. The revenues and expenditures in foreign currency(ies) shall be converted into VN dong at the average transaction exchange rate(s) on the interbank foreign-currency market announced by the SB at the time the economic transactions arise for accounting them into revenue-expenditure accounts.
- The foreign currency exchange rate differences arising during the accounting period from the SB’s foreign currency trading activities shall be accounted into its revenues or expenditures in the year. The foreign currency exchange rate differences due to the revaluation of the balance of foreign-currency accounts at the end of each accounting period shall not be accounted into the expenditures or revenues, but accounted as capital increase or decrease.
- The reduction, exemption or reimbursement of interest amounts of the SB shall be effected under the decisions of the competent agency(ies) and fully recorded in financial settlement reports.
B. Contents of financial revenues and expenditures
1. The SB’s revenues are all amounts earned from its professional operations, including:
- Revenues from credit operations, such as: Collection of capital re-allocation interest, loan interest, deposit interest and guarantee fee;
- Revenues from open-market operations, including: revenues from operation of trading in treasury bills, deposit certificates, the State Bank’s credit bills and other short-term valuable papers on the monetary market;
- Revenues from operation of foreign exchange (foreign currencies and gold) trading and transactions according to the regulations;
- Revenues from payment, information and treasury services;
- Revenues being dividends of capital contributions to international organizations;
- Revenues from the money destruction;
- Revenues from other banking services;
- Revenues being collected fees and charges. Particularly, fees and charges belonging to the State budget shall be collected according to the Government’s Decree No. 04/1999/ND-CP of January 30, 1999 and the Ministry of Finance’s implementation guiding documents.
- Revenues arising in the banking activities: fund abundance; fines for breaches of economic contracts; revenues from the liquidation of working tools and cheap non-durables; recovery of already forgiven debts; revenues from the publication of bulletins, documents, newspapers, etc.
- Other revenues.
2. The SB’s expenditures are all amounts spent to maintain the professional operations of the SB system, which shall be accounted into its expenditure account(s) under the guidance in this Circular, including:
2.1. Expenses for professional operations and banking services:
2.1.1. Payments of deposit and loan interests, expenses for foreign exchange (foreign currencies and gold) trading and transaction operations; expenses for open-market operations;
2.1.2. Expenses for printing, minting, preservation, transportation, forwarding, issuance, withdrawal from circulation, replacement and destruction of money and payment instruments substituting money.
Including:
- Expenses for printing and/or minting of money and payment instruments substituting money.
- Expenses for money preservation, transportation and destruction.
These expenses shall be effected as follows:
a/ Expenses for designing money models, making money specimens and special expenses in service of the State’s strategic tasks, shall be decided by the SB Governor.
b/ Unit costs of money-printing products shall be approved jointly by the SB and the Ministry of Finance for each year. Basing itself on the already approved unit costs and the signed money printing contracts, the SB shall pay for the purchase of products from the printing factory(ies) according to the product-delivery and receipt vouchers for the accounting purpose.
c/ In cases where the SB purchases money-printing paper from domestic and/or overseas production establishments, the payment of money therefor shall be made on the basis of the signed contracts and valid vouchers. The expense for money-printing paper purchase shall be accounted on the account "Reserve materials" and gradually included in the banking expenditures upon each payment by the bank for money-printing products.
d/ Expenses for money safeguarding: including the following:
- Allowances given according to the prescribed regime to the force watching, safeguarding and protecting storehouses, escorting money, gold, silver, gems and payment instruments substituting money; expenses for fire prevention and fighting, anti-intrusion, etc.
- Expenses for anti-counterfeiting task.
The level of money safeguarding expenses of each year shall be set and explained by the SB in the year’s financial plans.
e/ Expenses for transportation, loading and unloading: including the following:
- Expenses for petrol and oil for transport means.
- Expenses for hiring transport means, which shall be paid according to contracts signed with service providers.
- Expenses for loading and unloading at ports, stations, airports... according to the contracts signed with the service providers. The expense level for the overfulfillment of the prescribed norm of loading and unloading money into/out of storehouses shall be set by the SB and approved by the Ministry of Finance.
f/ Expenses for equipment and materials for checking, counting, sorting and packing money shall be paid and settled according to the value of materials actually used in the year (packing and tying materials, glue...) according to the norms set by the SB.
g/ Expenses for money destruction: The norms of money destruction expenses such as allowances for officials engaged in the destruction activities, expenses for materials used for the destruction.... shall be decided by the SB Governor. Particularly, the level of allowances for officials engaged in the money destruction must be approved by the Ministry of Finance.
2.1.3. Expenses for payment and information services:
2.2. Amounts paid to officials, public employees and staff of the SB and contractual employees, and expenses for rewards and welfare:
Including:
- Wages and wage allowances paid to the SB’s officials, public employees and staff according to the prescribed regime.
- Lunch allowance paid to officials, public employees and staff present at working places in the year, which shall be decided by the SB Governor, provided that the monthly payment level per person shall not exceed the minimum wage level set by the State for State employees (particularly for 1999, the level of the lunch allowance for officials, public employees and staff present at working places in the year shall be 150,000 VN dong/person/month).
- Expenses for transaction attire of the SB’s officials, public employees and staff according to the expense norm set for each of the SB’s official, public employee or staff member in the annual financial plan. The annual attire expense level shall be set by the Ministry of Finance.
- Expenses for labor protection applicable to the subjects equipped and provided with labor protection equipment according to the State�s current regime.
- Expenses for regular and irregular rewards and welfare to the SB’s collectives and officials, public employees and staff members. The total annual spending level on these two shall be equal to the total wage fund actually paid in the year. Reward expenses include:
+ Expenses for rewards according to the regime prescribed by the State.
+ Expenses for regular and irregular rewards according to the SB Governor’s regulations.
- Expenses for rewards given to collectives and/or individuals of various branches that have made outstanding contributions to the Bank: Such expenses’ annual level must not exceed a half of the monthly wage actually paid in the year by the SB. The eligible subjects, reward forms and specific levels shall be decided by the SB Governor.
2.3. Expenses for wage-based contributions:social and medical insurance premiums, trade union operating fund and other contributions according to the prescribed regimes.
2.4. Expenses in support of activities of the Party and mass organizations in the office according to the State’s regulations (excluding amounts spent in support of the branch trade union, localities, social organizations and other agencies).
2.5. Expenses for difficulty and severance allowances: the eligible subjects and levels thereof shall comply with the State’s regulations.
2.6. Expenses for management activities and public missions:
These expenses shall be effected on the following principles:
- The level of each expense shall comply with the regime prescribed by the State.
- The SB’s average annual level of expenses for management activities and public missions calculated on the number of the SB’s officials, public employees and staff members must not exceed 16 million VN dong/person/year.
The expenses for public missions include:
a/ Expenses for office equipment
b/ Expenses for postage and information communication charges:
These expenses are amounts spent on postage, information communication, telegraph, hiring of communication channels, telex, facsimile, ... paid according to the invoices of post offices.
The expenses for installation of telephones at private houses of eligible subjects shall be paid according to the State’s current regulations applicable to administrative and non-business units. In cases where, due to peculiarities of the SB’s operations, it is necessary to install telephones for a number of subjects other than those eligible therefor as defined by the State to meet the requirements of such tasks as storehouse safeguarding, money transportation, ...the SB shall have to send written requests therefor to the Ministry of Finance, and carry out the installation after obtaining the latter’s approval.
c/ Expenses for electric power and water supply, healthcare and office sanitation.
d/ Expenses for petrol and oil:
- Expenses for purchase of petrol and oil for means transporting officials, public employees and staff members on working missions, and leading officials on working trips according to the regimes prescribed by the State.
e/ Working mission allowances:
Working mission allowances for officials, public employees and staff members who are sent on working missions within the country or overseas shall be paid according to the Ministry of Finance’s current regulations.
f/ Expenses for guest reception, festive occasions and conferences:
These expenses include amounts spent on organizing conferences, reception of international and domestic guests; and meetings on the occasion of major anniversaries.
These expenses shall be effected according to the Ministry of Finance’s current regulations and within the scope of the year’s financial plan already ratified.
g/ Expenses for the inspection and auditing of the SB according to the prescribed regime.
h/ Expenses for professional trainings and scientific and technological research activities, including:
- Expense for organizing short-term professional, informatic and foreign language training and fostering courses for the SB’s officials, public employees and staff members.
- Expense for procurement, printing and translation of documents in service of the professional trainings and fosterings and research activities.
- Expense for organizing scientific workshops.
- Expense for scientific research projects.
- Expense for study and elaboration of legal documents.
- Expense for development and application of banking sciences and technologies.
- Expense for education support (this expense shall be effected after obtaining the Ministry of Finance’s approval).
- Other expenses according the State’s regulations (if any).
Expenses for professional banking training and scientific and technological research shall be effected on the basis of the total expense level set in the year’s financial plan already ratified. The plans for professional training, scientific workshops and researches shall be decided by the SB Governor who also approves the expense estimates thereof. The expenditures shall be effected according to the regimes prescribed by the State and within the plan limits already ratified.
i/ Expenses for technical modifications and innovations.
j/ Expenses for documents, publications, libraries, propaganda and advertisements, including:
- Expenses for publishing magazines, newspapers, bulletins and professional documents:
+ Royalties for article writers according to the general regulations.
+ Printing costs, which shall be paid according to the contracts signed with the printing establishments.
The plans for publishing magazines, newspapers, bulletins and banking professional documents must be ratified by the SB Governor, who also includes cost estimates therefor into the year’s financial plan.
- Expenses for purchase of publications and documents for study,...
- Expenses for propaganda and advertisements. Particularly, advertising expenses shall be based on the advertising contracts signed between the advertiser(s) and the SB.
2.7. Expenses for assets at the SB, including:
- Fixed asset depreciation;
- Expenses for asset repair and maintenance;
- Expenses for minor constructions;
- Expenses for procurement of working tools;
- Expenses for asset hiring.
a/ Fixed asset depreciation:
- The depreciation of the SB’s fixed assets shall be made according to the State’s regulations applicable to the State enterprises.
- Monthly, basing itself on the value of the depreciated fixed assets and the fixed asset depreciation percentage, the SB shall make a correct and adequate fixed asset depreciation amount as required and account it into the banking expenditures. The SB’s annual fixed asset depreciation shall be concentrated and managed at the Central SB.
b/ Expenses for asset repair and maintenance: are amounts actually paid in the year for these purposes and must not exceed 5% of the average fixed asset value in the year. The expenses for repairing and maintaining fixed assets shall not be accounted as increase of such assets’ value upon the completion of the repair and maintenance.
c/ Expenses for minor constructions: Expenses for minor constructions, which are accounted into the expenditures, shall be effected only for auxiliary projects built as additions to main projects being in use, such as: boundary walls and fenses, yards, gates, reception and guard houses, toilets, kitchen rooms, garages, water tanks, wells, internal routes, water drainage culverts and ditches, etc. For new projects, such auxiliary constructions must not be detached from the main projects, but must be built with the capital construction investment source. The funds for minor constructions must not be used for construction of projects involved in the capital construction source, such as working houses of grade 4 or higher.
d/ Expenses for procurement of working tools:
The SB�s annual average expense level for procurement of working tools calculated on the number of its officials, public employees and staff members must not exceed 2.2 million VN dong/person/year.
e/ Expenses for hiring assets: are amounts spent on hiring assets under the asset hiring contracts between the lessors and the SB.
2.8. Expenses for investment in development of professional techniques and banking technologies: Annually, the SB may spend and account into its expenditures an amount equal to 12% of the average fixed asset value in the year to supplement the capital source for procurement of fixed assets, technical and informatic equipment as well as storehouse and fund safety facilities. Such expenses shall be managed and used according to the State’s regulations on capital construction investment.
2.9. Expense for setting up the risk reserve:
- Annually, the SB is entitled to set aside an amount for risk reserve from the banking operation expenditures which shall be equal to 10% of its total revenues minus the expenses other than risk reserve expense.
- The risk reserve shall be used under the SB Governor’s decision to make up for losses incurred in credit activities, payment and treasury services due to objective causes and the loss remainder after the loss compensations are made by concerned collectives or individuals according to the provisions of law. For losses incurred due to subjective causes, the extent of loss caused by each concerned party must be determined in order to compel the compensations (for losses caused by individuals) or deduct them into the SB’s welfare or reward expenses (for losses caused by collectives).
- The SB’s risk reserve which is not used up in the year shall be carried forward into the following year for further use. In cases where the risk reserve is not enough to make up for losses, the SB and the Ministry of Finance shall propose to the Prime Minister measures to settle the decifit.
2.10. Other expensesare those arising in the course of operation but not yet specified above, including the following principal ones:
- Expenses for the recovery of debt amounts already written off.
- Loss amount remainder after compensations are made with sources specified in Point 5, Section II of this Circular.
- Expenses for preservation of dossiers, vouchers, accounting books and documents.
- Expenses for payment of taxes and fees (except for taxes and fees paid upon procuring fixed assets which must be accounted into such fixed assets’ value according to the State’s regulations).
- Expenses for vehicle insurance.
- Other expenses actually arising with valid vouchers therefor.
3. Expense amounts to be accounted into the SB’s expenditures must be expenses evidenced with valid and lawful grounds and made according to the prescribed regime. The SB must not account into its expenditures the following amounts:
- Fines paid to the State or to its customers for material damages subjectively caused by the SB in the course of carrying out banking operations.
- Expenses for investment in capital construction; and procurement, renovation and/or upgrading of fixed assets, which belong to its capital source(s) for capital construction investment and fixed asset procurement.
- Expenses for the construction, repair, maintenance and equipping of such welfare real estate as dwelling houses and sanitariums of the SB’s officials, public employees and staff; expenses for other welfare projects.
- Expenses in support of localities, social organizations and other agencies.
- Expenses covered by other funding sources.
IV. THE DISTRIBUTION OF REVENUE-EXPENDITURE DIFFERENCE AND THE STATE BUDGET REMITTANCE
1. The SB’s revenue-expenditure difference shall be determined at the end of each fiscal year according to the following formula:
Revenue-expenditure difference = Revenues - (Reasonable and valid expenses + Risk reserve)
The SB’s revenue-expenditure difference shall be distributed in the following order:
- Deductions for the fund for materialization of national monetary policy: 10% of the revenue-expenditure difference.
- The remainder shall be remitted into the State budget.
2. The SB shall have to fully and promptly remit into the State budget the whole revenue-expenditure difference that must be annually remitted according to the data in the annual financial settlement report ratified by the SB Governor and certified by the State audit agency.
Quarterly, the SB shall temporarily remit into the State budget 60% of its revenue-expenditure difference arising in the quarter, the remainder shall be remitted into the State budget after the annual financial settlement report is ratified by the SB Governor.
3. In cases where the SB’s annual financial result is negative (its revenues are not enough to make up for its expenditures) due to the performance of the function of State management over monetary-credit-banking activities, the Ministry of Finance shall inspect and report to the Prime Minister for handling.
V. FINANCIAL PLANS, FINANCIAL REPORTS AND REGULATIONS ON ACCOUNTING, FINANCIAL SETTLEMENT, FINANCIAL AUDIT AND INSPECTION
1. A fiscal year of the SB shall commence on January 1st and end on December 31st of the calendar year.
2. Financial plans:
a/ The State Bank shall elaborate annual financial plans under the Ministry of Finance’s guidance. The SB’s financial plans include the following planning parts:
- The revenue-expenditure plan (together with detailed explanation on the revenue and expense items and specific expenditure norms estimated for the plan year).
- The plan for capital construction and fixed asset procurement (together with detailed explanation on planned capital construction, fixed asset procurement and balance of capital sources).
- The payrolls - wage - income plan.
b/ The SB shall send to the Ministry of Finance its annual financial plans for the latter to evaluate, synthesize and submit them to the Government. The approval and publicization of the SB’s financial plans shall comply with the Government’s general regulations. The approved financial plans shall serve as basis for the SB to make and ratify its annual financial settlement.
Any unexpected objective fluctuations in the fiscal year that lead to readjustment of the annual financial plan shall be jointly reported by the SB and the Ministry of Finance to the Prime Minister for decision.
3. Accounting and book-keeping:
- The SB shall conduct the accounting and auditing activities according to the State Bank Law, the legislation on accounting and statistics, and other current regulations of the State on accounting and auditing.
- The SB shall have to strictly and fully comply with regulations in the accounting regime applicable to the SB, including: general legal regulations, the regime of accounting vouchers, the system of accounting accounts, the regime of accounting books, the regime of financial statements,...
4. Financial reports:
- The SB shall make financial settlements and fully comply with the provisions on the making and sending of financial reports to the Ministry of Finance in the legislation on accountancy and statistics and the specific provisions in this Circular.
- Financial reports to be sent to the Ministry of Finance include:
a/ Quarterly reports, which shall be sent to the Ministry of Finance within 20 days after the end of each quarter, including:
- The report on implementation of the revenue-expenditure plan.
- The explanation of the report on implementation of the revenue-expenditure plan.
- The report on fluctuations in the State’s gold, silver and foreign currency funds, the fund for materialization of the national monetary policy and the risk reserve.
b/ Annual financial reports, which shall be sent to the Ministry of Finance within 45 days after the end of each fiscal year, including:
- The annual accounting account balance sheet and the asset balance sheet.
- The implementation of the revenue-expenditure plan in the year.
- The explanation of the report on implementation of the revenue-expenditure plan in the year and the proposals on financial solutions.
- The report on fluctuations in the State’s gold, silver and foreign currency funds, the fund for materialization of the national monetary policy and the risk reserve.
The SB’s annual financial settlement reports must be audited and certified by the State audit agency. The auditing results shall be reported to the Prime Minister and notified to the Ministry of Finance.
5. Financial inspection:
The Ministry of Finance shall conduct inspections of the SB’s finance, including:
- Periodical or extraordinary financial inspections;
- Inspection according specialized issues as required by the financial management work.
- In cases where it deems that breaches of the SB’s financial discipline occur in many concerned branches and attached units or that data provided in settlement reports are not totally truthful, the Ministry of Finance shall report such to the Prime Minister and request the State audit agency to check and re-determine the annual settlement data.
VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1.The SB shall have to guide the grassroots units in organizing the implementation of financial regime in strict accordance with the to provisions of the Government’s Decree No.100/1998/ND-CP of December 10, 1998 on the SB’s financial regime and the guidance in this Circular.
The SB shall have to send documents for internal guidance on this Circular within the branch to the Ministry of Finance for monitoring the implementation thereof. The SB shall not be allowed to set out expenses in contravention of the Government’s Decree No.100/1998/ND-CP of December 10, 1998 on the SB’s financial regime, the specific guidance in this document and other regulations of the State.
2. This Circular takes effect as from January 1st, 1999. Any problems arising in the course of implementation shall be reported by the SB to the Ministry of Finance for study, consideration and solution.
 

 
FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 111/1999/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất