Thông tư 101/2013/TT-BTC quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

thuộc tính Thông tư 101/2013/TT-BTC

Thông tư 101/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:101/2013/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:30/07/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là 200 triệu/người/hơp đồng

Nội dung này được quy định tại Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/07/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Quỹ).
Theo đó, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và DNBH, chi nhánh nước ngoài có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ chi trả tối đa mức trách nhiệm của DNBH, chi nhánh nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành. Còn với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác, Quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của DNBH, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc chi trả của Quỹ, cụ thể: Quỹ được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại, tiền bồi thường bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp DNBH, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản; và chỉ chi trả đối với hợp đồng bảo hiểm gốc và chi trả một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính quy định số tiền trích nộp Quỹ tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của DNBH, chi nhánh nước ngoài. Mức trích nộp cụ thể do Bộ Tài chính công bố bằng văn bản trước ngày 30/04 hàng năm...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2013.

Xem chi tiết Thông tư101/2013/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-----------
Số: 101/2013/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2013
 
 
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
 
 
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
 
 
 
Thông tư này hướng dẫn việc trích nộp, sử dụng; tổ chức quản lý, điều hành; tài chính, kế toán của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Quỹ) và trách nhiệm của các đơn vị liên quan theo quy định tại Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
1. Người được bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, gồm: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ”); doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
3. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là “chi nhánh nước ngoài”).
4. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
5. Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và được hạch toán, quản lý, theo dõi riêng đối với loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ;
2. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại và được sử dụng con dấu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam;
3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, các văn bản pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.
1. Số tiền trích nộp Quỹ tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Mức trích nộp Quỹ cụ thể do Bộ Tài chính công bố bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 hàng năm.
2. Việc trích nộp Quỹ được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài và quy mô của Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt 3% tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong năm tài chính trước liền kề.
1. Trước ngày 30/6 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nộp 50% số tiền phải nộp Quỹ của năm tài chính trước liền kề.
2. Trước ngày 31/12 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nộp 50% số tiền phải nộp Quỹ còn lại của năm tài chính trước liền kề.
1. Quỹ được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.
2. Quỹ chỉ chi trả đối với hợp đồng bảo hiểm gốc và chi trả một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm.
3. Trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác, số tiền do Quỹ chi trả theo hạn mức quy định tại Điều 7 Thông tư này được chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhận chuyển giao.
4. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị mất khả năng thanh toán, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải trả theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được nhận từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
5. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải trả theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được nhận theo quy định của pháp luật về phá sản.
6. Trường hợp người được bảo hiểm có nghĩa vụ trả nợ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền người được bảo hiểm được nhận theo hạn mức quy định tại Điều 7 Thông tư này và số tiền người được bảo hiểm còn nợ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
1. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy định như sau:
a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
b) Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
c) Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
d) Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
đ) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
2. Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
a) Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.
b) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được áp dụng đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ chi trả tối đa mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật, Quỹ chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm gửi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam một (01) bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị sử dụng Quỹ;
b) Quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc văn bản xác nhận về phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm đã được thực hiện xong (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);
c) Bảng thống kê danh sách người được bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không có khả năng thanh toán; các khoản phải thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm; thu đòi người thứ ba tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm đã thực hiện xong phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản).
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản lý Quỹ và Ban điều hành Quỹ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Ban điều hành Quỹ kiểm tra hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để xác định chính xác số tiền chi trả;
b) Ban điều hành Quỹ xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường; hoàn phí bảo hiểm để trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính trước khi thực hiện;
c) Ban điều hành Quỹ thông báo công khai việc chi trả cho người được bảo hiểm trên các báo hàng ngày (ít nhất trên một tờ báo trung ương hoặc một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh và địa điểm giao dịch của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài) bằng tiếng Việt trong ba (03) số liên tiếp, đồng thời niêm yết danh sách các đối tượng được chi trả tại trụ sở chính, các chi nhánh, địa điểm giao dịch của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và trang thông tin điện tử của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Nội dung thông báo phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phương thức chi trả tiền của Quỹ;
d) Ban điều hành Quỹ thực hiện chi trả theo phương án đã được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt. Trong trường hợp ủy quyền cho ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thực hiện chi trả, Hội đồng quản lý Quỹ phải ký hợp đồng ủy quyền với ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hợp đồng ủy quyền phải nêu rõ trách nhiệm của ngân hàng trong việc sử dụng số tiền mà Hội đồng quản lý Quỹ chuyển sang để chi trả theo đúng quy định;
đ) Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện việc chi trả cho người được bảo hiểm.
3. Các đối tượng được Quỹ chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có tên trong bảng thống kê danh sách kèm theo hồ sơ đã được Hội đồng quản lý Quỹ quyết định chi trả;
b) Có các giấy tờ chứng minh quyền lợi hợp pháp đối với các khoản tiền chi trả của Quỹ bao gồm: giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng bảo hiểm, giấy ủy quyền nhận tiền (nếu có).
4. Thời hiệu khởi kiện việc chi trả tiền của Quỹ là ba (03) năm, kể từ ngày có quyết định chi trả. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ bao gồm:
a) Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Ban điều hành Quỹ;
c) Ban kiểm soát Quỹ.
2. Bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế làm việc theo quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Thông tư này.
1. Hội đồng quản lý Quỹ do Bộ Tài chính quyết định thành lập, bao gồm các thành phần sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ: Là Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam;
b) Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bao gồm:
- Đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính;
- Đại diện lãnh đạo của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có thị phần đứng thứ nhất (01) đến thứ ba (03) trên thị trường bảo hiểm Việt Nam tại thời điểm có quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là ba (03) năm và có thể được bổ nhiệm lại.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quản lý, điều hành và sử dụng Quỹ;
b) Quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận;
c) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính;
d) Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ, Quy chế đầu tư Quỹ, các quy chế hoạt động khác có liên quan sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận;
đ) Phê duyệt phương án quản lý đầu tư vốn nhàn rỗi, dự toán thu chi, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động và các kế hoạch công tác của Quỹ;
e) Thực hiện quản lý tập trung nguồn thu của Quỹ, giám sát việc đôn đốc thu nộp Quỹ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan;
g) Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm b, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
h) Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
i) Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc quản lý và sử dụng Quỹ;
k) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Cơ chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ
a) Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo Quy chế làm việc quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
b) Đối với các vấn đề chung liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài: Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính và các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính và các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Ban điều hành Quỹ bao gồm các thành phần sau:
a) Trưởng Ban điều hành Quỹ: Là Phó Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam;
b) Phó Ban điều hành Quỹ: Là Tổng Thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam;
c) Thành viên Ban điều hành Quỹ bao gồm đại diện của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có thị phần đứng thứ tư (04) đến thứ sáu (06) trên thị trường bảo hiểm Việt Nam vào thời điểm thành lập Ban điều hành Quỹ.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban điều hành Quỹ là ba (03) năm và có thể được bổ nhiệm lại.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều hành Quỹ
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng quản lý Quỹ trong việc điều hành, quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ theo đúng quy định của pháp luật và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản lý Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ; chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Xây dựng phương án quản lý và sử dụng Quỹ, kế hoạch đầu tư vốn nhàn rỗi, lập dự toán thu chi, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động và các kế hoạch công tác của Quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ xem xét phê duyệt;
d) Thu thập hồ sơ từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để thực hiện quyền truy đòi người thứ ba và thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện công tác tài chính kế toán của Quỹ theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện tập trung nguồn thu của Quỹ, đôn đốc các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thu nộp Quỹ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn có liên quan;
g) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 8 Thông tư này;
h) Được sử dụng bộ máy của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hoạt động;
i) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý Quỹ giao.
4. Cơ chế làm việc của Ban điều hành Quỹ
a) Ban điều hành Quỹ hoạt động theo Quy chế làm việc quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư này;
b) Đối với các vấn đề chung liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và chi nhánh nước ngoài: Ban điều hành Quỹ xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Trưởng Ban điều hành Quỹ, Phó Ban điều hành Quỹ và các thành viên Ban điều hành Quỹ là đại diện của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài: Trưởng Ban điều hành Quỹ, Phó Ban điều hành Quỹ và các thành viên Ban điều hành Quỹ là đại diện lãnh đạo của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Ban kiểm soát Quỹ bao gồm các thành phần sau:
a) Trưởng Ban kiểm soát Quỹ: Là đại diện của một (01) doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài do các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bầu và được Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm;
b) Thành viên Ban kiểm soát Quỹ bao gồm đại diện của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có thị phần đứng thứ bảy (07) đến thứ chín (09) trên thị trường bảo hiểm Việt Nam vào thời điểm thành lập Ban kiểm soát Quỹ.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát Quỹ là ba (03) năm và có thể được bổ nhiệm lại.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát Quỹ
a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ trong việc kiểm soát toàn bộ hoạt động của Quỹ;
b) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; báo cáo với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý;
c) Hàng quý và hàng năm tổng hợp đánh giá, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình tài chính của Quỹ;
d) Thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng Quỹ theo yêu cầu của Hội đồng quản lý Quỹ;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý Quỹ giao.
4. Cơ chế làm việc của Ban kiểm soát Quỹ
a) Ban kiểm soát Quỹ hoạt động theo Quy chế làm việc quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư này;
b) Đối với các vấn đề chung liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh nước ngoài: Ban kiểm soát Quỹ có quyền xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và các thành viên Ban kiểm soát Quỹ là đại diện của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Đối với các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài: Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và các thành viên Ban kiểm soát Quỹ là đại diện của ba (03) doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này xem xét, quyết định theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Hội đồng quản lý Quỹ phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện các công việc sau đây:
a) Quyết định thành lập Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ; bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ;
b) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ; Quy chế đầu tư Quỹ; Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ và các quy chế hoạt động khác có liên quan;
c) Phê duyệt phương án ủy thác đầu tư của Quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận:
Hội đồng quản lý Quỹ phải gửi Bộ Tài chính một (01) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Hồ sơ, tài liệu về các cá nhân tham gia Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), bao gồm:
- Văn bản của tổ chức nơi cá nhân làm việc quyết định cử cá nhân đó tham gia Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ;
- Sơ yếu lý lịch của cá nhân có xác nhận của tổ chức cử cá nhân đó tham gia Ban điều hành Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ.
c) Dự thảo Quy chế đề nghị được chấp thuận (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này);
d) Dự kiến phương án ủy thác đầu tư, trong đó có phân tích, đánh giá và có các tài liệu chứng minh năng lực của tổ chức nhận ủy thác đầu tư; trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện ủy thác đầu tư; cơ cấu danh mục đầu tư và lợi nhuận đầu tư dự kiến (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này).
3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính giải thích rõ lý do.
Các khoản thu của Quỹ bao gồm:
1. Khoản trích nộp Quỹ hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm.
3. Thu đòi người thứ ba.
4. Thu từ hoạt động đầu tư của Quỹ.
5. Thu từ hoạt động thanh lý tài sản cố định của Quỹ.
6. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1. Các khoản chi của Quỹ bao gồm:
a) Chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản;
b) Chi phí hoạt động đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ theo chế độ quy định;
c) Chi quản lý Quỹ bao gồm chi phụ cấp, chi phí mua sắm, sửa chữa tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản chi khác liên quan đến công tác quản lý và sử dụng Quỹ theo chế độ quy định. Mức chi tối đa không vượt quá 0,5% tổng số tiền thực trích nộp vào Quỹ hàng năm.
2. Các khoản chi quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo định mức, chế độ chi cụ thể quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ.
1. Việc đầu tư từ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bảo toàn vốn.
2. Nguồn tiền nhàn rỗi từ Quỹ chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ với số lượng không hạn chế;
b) Mua trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh với mức tối đa không quá 5% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ tại một doanh nghiệp và không vượt quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ;
c) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với mức tối đa không quá 10% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ tại một ngân hàng thương mại và không vượt quá 50% tổng số tiền nhàn rỗi của Quỹ. Ngân hàng thương mại nơi Quỹ gửi tiền phải là các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng thanh khoản cao theo Quy chế đầu tư Quỹ.
3. Hội đồng quản lý Quỹ và Ban điều hành Quỹ trực tiếp thực hiện hoạt động đầu tư hoặc ủy thác cho các tổ chức được phép kinh doanh đầu tư tài chính, đảm bảo an toàn tài chính theo quy định của pháp luật có liên quan và có trên năm (05) năm kinh nghiệm để thực hiện hoạt động đầu tư.
1. Năm tài chính của Quỹ được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
2. Báo cáo tài chính năm của Quỹ phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập.
1. Công tác hạch toán, kế toán Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán và phải đảm bảo theo dõi riêng đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện trích nộp vào Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ; doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và chi nhánh nước ngoài thực hiện trích nộp vào Quỹ trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.
3. Nguyên tắc phân bổ tài sản, các khoản thu, chi giữa lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Tài sản, các khoản thu, chi tương ứng với lĩnh vực nào sẽ được ghi nhận riêng đối với lĩnh vực đó;
b) Tài sản, các khoản thu, chi phục vụ cho hoạt động chung được phân bổ cho từng lĩnh vực theo cơ cấu đóng góp (các khoản thu) của các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ trong Quỹ.
1. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm:
a) Nộp Bộ Tài chính Báo cáo tài chính năm của Quỹ có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư này trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp;
b) Báo cáo Bộ Tài chính tình hình hoạt động đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc quý.
2. Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài gửi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán theo quy định của pháp luật, báo cáo doanh thu phí bảo hiểm trong năm tài chính theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài) hoặc Phụ lục 5 (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
 

 Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Cơ quan TW của các hội và đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam; các DNBH, chi nhánh DNBH PNT nước ngoài;
- Lưu: VT, Cục QLBH.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà
 


Phụ lục 1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính)
BẢNG THỐNG KÊ CÁC HỒ SƠ
YÊU CẦU TRẢ TIỀN BẢO HIỂM, GIÁ TRỊ HOÀN LẠI; TRẢ TIỀN
BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM; HOÀN PHÍ BẢO HIỂM
 
 
Tên doanh nghiệp bảo hiểm/chi nhánh nước ngoài: ………………………………………………………………………………………
1. Đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ:
1.1. Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán:

STT
Tên người được bảo hiểm
Số CMND
Số hồ sơ yêu cầu chi trả
Số hợp đồng bảo hiểm
Tình trạng hợp đồng1
Số tiền chi trả tương ứng với mức trách nhiệm của DNBH
Số tiền nợ của người được bảo hiểm
Số tiền đề nghị hỗ trợ từ Quỹ BVNĐBH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9) = (7)-(8)
1
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 
 
 
1.2. Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản:

STT
Tên người được bảo hiểm
Số CMND
Số hồ sơ yêu cầu chi trả
Số hợp đồng bảo hiểm
Tình trạng hợp đồng2
Số tiền chi trả tương ứng với mức trách nhiệm của DNBH
Số tiền đã được nhận từ thanh lý tài sản
Số tiền nợ của người được bảo hiểm
Số tiền đề nghị hỗ trợ từ Quỹ bvnđbH
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)=(7)-(8)-(9)
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2.1. Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán:

STT
Tên người được bảo hiểm
Số CMND
Số hồ sơ yêu cầu chi trả
Số hợp đồng bảo hiểm
Nghiệp vụ bảo hiểm3
Số tiền chi trả tương ứng với mức trách nhiệm của DNBH
Số tiền nợ của người được bảo hiểm
Số tiền đề nghị hỗ trợ từ Quỹ BVNĐBH
Số tiền phải thu nhượng tái bảo hiểm
Số tiền phải thu đòi người thứ ba
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)=(7)-(8)
(10)
(11)
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2.2. Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản:

STT
Tên người được bảo hiểm
Số CMND
Số hồ sơ yêu cầu chi trả
Số hợp đồng bảo hiểm
Nghiệp vụ bảo hiểm4
Số tiền chi trả tương ứng với mức trách nhiệm giữ lại của DNBH
Số tiền đã được nhận từ thanh lý tài sản
Số tiền nợ của người được bảo hiểm
Số tiền đề nghị hỗ trợ từ Quỹ BVNĐBH
Số tiền phải thu nhượng tái bảo hiểm
Số tiền phải thu đòi người thứ ba
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)=(7)-(8)-(9)
(11)
(12)
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
 

 
…, ngày … tháng … năm ……..
Đại diện DNBH/chi nhánh nước ngoài
(Ký và ghi rõ họ tên)
 


Phụ lục 2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
 
- Kỳ báo cáo (quý): …………………….. từ ……………… đến ………………………….
I. Lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ:

Danh mục đầu tư
Tổng số tiền đầu tư (đồng)
Tỷ lệ số tiền đầu tư/ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ
(%)
Doanh thu đầu tư (đồng)
Số đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số cuối kỳ
Tiền gửi ngân hàng
+ Tại ngân hàng A
+ Tại ngân hàng B
Cộng (1)
 
 
 
 
 
 
Trái phiếu Chính phủ
+ Trái phiếu C
+ Trái phiếu D
Cộng (2)
 
 
 
 
 
 
Trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh
+ Trái phiếu E
+ Trái phiếu G
Cộng (3)
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng (1+2+3)
 
 
 
 
 
 
 
II. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ:

Danh mục đầu tư
Tổng số tiền đầu tư (đồng)
Tỷ lệ số tiền đầu tư/ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ
(%)
Doanh thu đầu tư (đồng)
Số đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số cuối kỳ
Tiền gửi ngân hàng
+ Tại ngân hàng A
+ Tại ngân hàng B
Cộng (1)
 
 
 
 
 
 
Trái phiếu Chính phủ
+ Trái phiếu C
+ Trái phiếu D
Cộng (2)
 
 
 
 
 
 
Trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh
+ Trái phiếu E
+ Trái phiếu G
Cộng (3)
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng (1+2+3)
 
 
 
 
 
 
 
III. Tổng hợp kết quả hoạt động đầu tư của lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ:

Danh mục đầu tư
Tổng số tiền đầu tư (đồng)
Tỷ lệ số tiền đầu tư/ nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ
(%)
Doanh thu đầu tư (đồng)
Số đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Số cuối kỳ
Tiền gửi ngân hàng
+ Tại ngân hàng A
+ Tại ngân hàng B
Cộng (1)
 
 
 
 
 
 
Trái phiếu Chính phủ
+ Trái phiếu C
+ Trái phiếu D
Cộng (2)
 
 
 
 
 
 
Trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh
+ Trái phiếu E
+ Trái phiếu G
Cộng (3)
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng (1+2+3)
 
 
 
 
 
 
Chúng tôi xin bảo đảm những thông tin trên là đúng sự thực.
 


Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)
…., ngày ….. tháng …. năm ….
Đại diện Hội đồng quản lý Quỹ
(Ký và đóng dấu)
 


Phụ lục 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
Năm báo cáo ……………..
 
I. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: triệu đồng

STT
Nội dung
Thuyết minh
Số dư đầu kỳ
Số dư cuối kỳ
Nhân thọ
Phi nhân thọ
Tổng
Nhân thọ
Phi nhân thọ
Tổng
 
TÀI SẢN
 
 
 
 
 
 
 
A
Tài sản ngắn hạn
 
 
 
 
 
 
 
I
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền mặt
Tiền đang chuyển
 
 
 
 
 
 
 
II
Các khoản đầu tư ngắn hạn
Tiền gửi ngân hàng
Trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh
 
 
 
 
 
 
 
III
Các khoản phải thu
Phải thu từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Phải thu từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm
Phải thu đòi bên thứ ba
 
 
 
 
 
 
 
IV
Tài sản ngắn hạn khác
Tạm ứng
Chi phí trả trước ngắn hạn
 
 
 
 
 
 
 
B
Tài sản dài hạn
 
 
 
 
 
 
 
I
Tài sản cố định hữu hình
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
 
 
 
 
 
 
 
II
Tài sản cố định vô hình
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế
 
 
 
 
 
 
 
II
Các khoản đâu tư tài chính dài hạn
Tiền gửi ngân hàng
Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh
 
 
 
 
 
 
 
 
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
 
 
 
 
 
 
 
 
NGUỒN VỐN
 
 
 
 
 
 
 
A
NỢ PHẢI TRẢ
 
 
 
 
 
 
 
I
Nợ ngăn hạn
1. Phải trả cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Phải trả, phải nộp ngăn hạn khác
3. Chi phí phải trả
 
 
 
 
 
 
 
II
Nợ dài hạn
 
 
 
 
 
 
 
B
NGUỒN VỐN
 
 
 
 
 
 
 
I
Lũy kế các khoản đóng góp hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
 
 
 
 
 
 
 
II
Chênh lệch các khoản thu (trừ khoản trích nộp hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài) và các khoản chi, luỹ kế hàng năm
 
 
 
 
 
 
 
 
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
 
 
 
 
 
 
 
 
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
Đơn vị: triệu đồng

STT
Chỉ tiêu
Thuyết minh
Số dư đầu kỳ
Số dư cuối kỳ
Nhân thọ
Phi nhân thọ
Tổng
Nhân thọ
Phi nhân thọ
Tổng
I
Thu
 
 
 
 
 
 
 
1
Khoản trích nộp hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
 
 
 
 
 
 
 
2
Thu hoạt động đầu tư
 
 
 
 
 
 
 
3
Thu từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm
 
 
 
 
 
 
 
4
Thu đòi người thứ ba
 
 
 
 
 
 
 
5
Thu từ hoạt động thanh lý tài sản
 
 
 
 
 
 
 
6
Thu khác theo quy định của pháp luật
 
 
 
 
 
 
 
II
Chi
 
 
 
 
 
 
 
7
Chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm
 
 
 
 
 
 
 
8
Chi hoạt động đầu tư
 
 
 
 
 
 
 
9
Chi quản lý Quỹ
- Chi lương, phụ cấp
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản
- Chi dịch vụ
- Chi khác
 
 
 
 
 
 
 
III
Chênh lệch thu, chi (I-II)
 
 
 
 
 
 
 
 
Chúng tôi xin bảo đảm những thông tin trên là đúng sự thực.
 


Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)
……, ngày ….. tháng ….. năm ….
Đại diện Hội đồng quản lý Quỹ
(Ký vá đóng dấu)
 


Phụ lục 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính)
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm/chi nhánh nước ngoài: ……………………………………………
- Báo cáo quý (năm): …………………………. từ …………………. đến …………………
Đơn vị: triệu đồng

STT
Nghiệp vụ bảo hiểm
Phí bảo hiểm gốc
Nhật tái bảo hiểm
Nhượng tái bảo hiểm
Giảm, hoàn phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm giữ lại
Trong nước
Ngoài nước
Trong nước
Ngoài nước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
A
Bảo hiểm sức khỏe
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm tai nạn con người
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm y tế
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
 
 
 
 
 
 
 
B
Bảo hiểm Phi nhân thọ
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm hàng không
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm xe cơ giới
a. Bảo hiểm bắt buộc
b. Bảo hiểm tự nguyện
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm cháy, nổ
a. Bảo hiểm bắt buộc
b. Bảo hiểm tự nguyện
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm trách nhiệm
Trong đó:
- Bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
 
 
 
 
 
 
 
 
Bảo hiểm nông nghiệp
 
 
 
 
 
 
 
 
Tổng cộng
 
 
 
 
 
 
 
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
 


Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)
……, ngày ….. tháng ….. năm ….
Người đại diện trước pháp luật
(Ký vá đóng dấu)
 
Ghi chú:
Chỉ tiêu (9) là kết quả chêch lệch giữa chỉ tiêu (3) và tổng các chỉ tiêu (4), (5), (6), (7) và (8).
 

Phụ lục 5
(Ban hành kèm theo Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
 
- Tên doanh nghiệp bảo hiểm: …………………………………………………………………………
- Báo cáo quý (năm): …………………………….. từ ………………………. đến ………………….
Đơn vị: triệu đồng

Phí bảo hiểm thu trong kỳ
Phí bảo hiểm gốc
Phí nhận tái bảo hiểm
Phí nhượng tái bảo hiểm
Phí bảo hiểm giữ lại
Phí bảo hiểm gốc so với cùng kỳ năm trước (%)
Trong nước
Ngoài nước
Trong nước
Ngoài nước
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
I. Phí bảo hiểm định kỳ năm đâu
1. Bảo hiểm trọn đời
- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:
. Sản phẩm A
. Sản phẩm B ….
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:
. Sản phẩm C
. Sản phẩm D....
- Sản phẩm bảo hiểm nhóm
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:
. Sản phẩm E
. Sản phẩm F....
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:
2....
Cộng
 
 
 
 
 
 
 
II. Phí bảo hiểm tái tục các năm tiếp theo
1. Bảo hiểm trọn đời
- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:
. Sản phẩm A
. Sản phẩm B
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:
. Sản phẩm C
. Sản phẩm D....
Sản phẩm bảo hiểm nhóm
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:
. Sản phẩm E
. Sản phẩm F....
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:
2…
Cộng
 
 
 
 
 
 
 
III. Phí bảo hiểm đóng một lần
1. Bảo hiểm trọn đời
- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:
. Sản phẩm A
. Sản phẩm B …
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:
. Sản phẩm C
. Sản phẩm D....
Sản phẩm bảo hiểm nhóm
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:
. Sản phẩm E
. Sản phẩm F....
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:
2…
Cộng
 
 
 
 
 
 
 
IV. Tổng doanh thu phí bảo hiểm
1. Bảo hiểm trọn đời
- Sản phẩm bảo hiểm cá nhân
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:
. Sản phẩm A
. Sản phẩm B
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:
. Sản phẩm C
. Sản phẩm D...
Sản phẩm bảo hiểm nhóm
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn 5 năm trở xuống:
. Sản phẩm E
. Sản phẩm F...
+ Sản phẩm bảo hiểm thời hạn trên 5 năm:
2....
Cộng
 
 
 
 
 
 
 
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
 


Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)
……, ngày ….. tháng ….. năm ….
Người đại diện trước pháp luật
(Ký vá đóng dấu)
Ghi chú: Các mục I, II, III, IV được liệt kê theo nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai, chi tiết theo loại từng sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm, theo thời hạn từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm.

 

 

 

1 Theo quy định tại điểm a, b, c hoặc d khoản 1 Điều 7 Thông tư số 101/2013/TT-BTC
2 Theo quy định tại điểm a, b, c hoặc d khoản 1 Điều 7 Thông tư số 101/2013/TT-BTC
3 Theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7 Thông tư số 101/2013/TT-BTC
4 Theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7 Thông tư số 101/2013/TT-BTC
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No.  101/2013/TT-BTC dated July 30, 2013 of the Ministry of Finance guiding the management and use of insurant protection fund

Pursuant to the Law No. 24/2000/QH10 dated December 09, 2000on Insurance Business;

Pursuant to the Law No. 61/2010/QH12 dated November 24, 2000 on amending and supplementing some articles of the Law on Insurance Business,

Pursuant to the Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the  Decree No. 123/2011/ND-CP dated December 28, 2011 of the Government detailing a number of articles of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Insurance Business, and amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 45/2007/ND-CP of March 27, 2007, detailing a number of articles of the Law on Insurance Business;

At the request of the Director of the Department of Insurance Management and Supervision;

The Minister of Finance issues a Circular providing guidance on the management and use of the Insurant protection fund,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the contribution to, the use, management, finance, and accounting of the insurant protection fund (hereinafter called the Fund) and responsibilities of relevant units according to the Decree No. 123/2011/ND-CP dated December 28, 2011 of the Government detailing a number of articles of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Insurance Business, and amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 45/2007/ND-CP of March 27, 2007, detailing a number of articles of the Law on Insurance Business.

Article 2. Subjects of application

This Circular is applicable to:

1. Insurant.

2. Insurers, including: non-life insurance companies, health insurance companies (hereinafter called non-life insurance companies), and life insurance companies.

3. Branches of foreign non-life insurers (hereinafter called branches)

4. Association of Vietnamese Insurers.

5. Organizations and individuals concerned.

Article 3. Principles of fund management

1. The Insurant protection fund is managed by Association of Vietnamese Insurers, used, managed, and monitored to serve life insurance and non-life insurance;

2. The Insurant protection fund has accounts at commercial bank and may use the seal of Association of Vietnamese Insurers;

3. The Insurant protection fund must be managed and used properly and in accordance with legislation on insurance, relevant legislative documents, and this Circular.

Chapter 2.

SPECIFIC PROVISIONS

SECTION 1. CONTRIBUTION TO THE FUND

Article 4. Level of contribution

1. The amount of money contributed to the Fund must not exceed 0.3% of the total revenue from insurance premium of original insurance contracts in the previous fiscal year of the insurer or the branch. The contribution amount shall be announced in writing by the Ministry of Finance before April 30 every year.

2. Contribution to the Fund shall be made until its scale reaches 5% of total assets of the non-life insurance company or the branch, or until the scale of the Fund of the life insurance company reaches 3% of its total assets in the previous year.

Article 5. Contribution’s deadlines

1. Before  June, 30thevery year, insurers and branches shall remit 50% of the contribution to the Fund of the previous fiscal year.

2. Before December, 31stevery year, insurers and branches shall remit the remaining 50% of the contribution to the Fund of the previous fiscal year.

SECTION 2.  FUND’S USAGE

Article 6. Rules for fund’s payment

1. The Fund shall be used to pay insurance money, surrender values, indemnity, and insurance premium refunds under insurance contracts when the insurer or branch is insolvent, or the insurer is bankrupt.

2. The Fund shall only pay for the original insurance contracts and pay a lump sum for each claim for insurance money, surrender values, indemnity, and insurance premium refund.

3. When the insurance contract is transfer from an insolvent insurer or branch or a bankrupt insurer to another insurer or branch (the transferee), the amount paid by the Fund, within the limits in Article 7 of this Circular, shall be directly remitted to the transferee.

4. When an insurer or branch is insolvent, the Fund shall only pay for the difference between the contractual amount payable and the amount that the insurant received from the insurer or branch.

5. When an insurer is bankrupt, the Fund shall only pay for the difference between the contractual amount payable and the amount that received by the insurant in accordance with legislation on bankruptcy.

6. Where the policyholder owes a debt to the insurer or branch according to the insurance contract and law, the Fund shall only pay for the difference between the amount received by the policyholder and the debt the policyholder owes to the insurer or branch.

Article 7. Limits of fund’s payment

1. For life insurance contracts, the Fund shall pay for up to 90% of the liability of the life insurance companies, but the amount must not exceed 200 million VND/policyholder/contract. The liability of the life insurance company:

a) If the insured event has occurred but benefits are not provided, liability of the insurance company is the contractual benefits;

b) For saving contracts with effective surrender values, liability of the insurer is proportional to the refundable value of the contract at the time the insurance company is declared insolvent or bankrupt by competent authorities;

b) For saving contracts with effective refundable values, liability of the insurer is proportional to the surrender value of the contract at the time the insurance company is declared insolvent or bankrupt by competent authorities;

d) For effective joint investment contracts with, liability of the insurer is proportional to client’s account value at the time the insurance enterprise is declared insolvent or bankrupt by competent authorities;

dd) Where a life insurance contract covers multiple insurant, the maximum payment of the Fund in Point a, Point b, Point c, and Point d Clause 1 of this Article is applicable to individual insurant, unless otherwise agreed by the insurant and the insurer in the insurance contract.

2. For health insurance contracts:

a) The fund shall pay up to 90% of the liability of the insurer or branch, but the amount shall not exceed 200 million VND/policyholder/contract.

b) Where a health insurance contract covers multiple insurant, the maximum payment of the Fund in Point a Clause 2 of this Article is applicable to individual insurant, unless otherwise agreed by the insurant and the insurer/branch in the insurance contract.

3. For life insurance contracts:

a) For compulsory vehicle insurance contracts, the Fund shall cover the whole liability of the insurer or branch within the insurance scope in accordance with current law;

b) For contracts for other insurance services, the Fund shall pay up to 80% of the liability of the insurer or branch, but the amount shall not exceed 100 million VND/ /contract.

Article 8. Procedure for fund’s usage

1. The insurer or branch shall send a dossier to Association of Vietnamese Insurers, comprising:

a) A written application for the use of the Fund;

b) The Decision made by the Ministry of Finance on ending the measures for restoring the solvency (if the insurer or branch is insolvent) or a written attestation to the completion of asset division (if the insurer is bankrupt);

c) A list of policyholder according to the form in Appendix 1 to this Circular and the claims for insurance money, surrender value, indemnity, and insurance premium refunds according to the insurance contracts which the insurer or branch fails to pay; the amounts payable to compensate for reinsurance transfer; claims on the third persons at the time the Ministry of Finance makes a decision to stop the measures for restoring the solvency (if the insurer or branch is insolvent) or when the asset division is done (if the insurer is bankrupt).

2. Within 30 days from the day on which the sufficient dossier is received, the Fund Management Council and Fund Administration Board shall perform the tasks below:

a) The Fund Administration Board shall check the claims for insurance money, indemnity, and insurance premium refunds received by the insurer or branch to determine the total payment;

b) The Fund Administration Board shall formulate and submit the plan for paying insurance money, surrender values, indemnity, and insurance premium refunds to the Fund Management Council. The Fund Management Council shall consider approving it and send a report to the Ministry of Finance before carrying out.

c) The Fund Administration Board shall announce the payment for insurant on daily newspapers (at least on one central newspaper or local newspaper where the head office, branches and offices of the insurer/branch are situated) in 3 issues, and post the list of the beneficiaries at the head office, branches, and offices of the insurer/branches, on the websites of Association of Vietnamese Insurers, the insurer/branch. The announcement must specify the location, time, and method of payment;

d) The Fund Administration Board shall make payment using the method approved by the Fund Management Council. Where a commercial bank, which is established and legally operated in Vietnam, is authorized to make payment, the Fund Management Council shall sign an authorization contract with the bank in accordance with law. The authorization contract must specify the responsibility of the bank to use the amount sent by the Fund Management Council to make payment;

dd) The Fund Management Council shall report the payment to insurant to the Ministry of Finance.

3. The beneficiaries of insurance money, surrender values, indemnity, and insurance premium refund must meet the conditions below:

a) Their names are in the list of beneficiaries enclosed with the dossier made by the Fund Management Council;

b) They have the papers proving their lawful rights to the payment, including: the ID card, the insurance contract, the Letter of attorney (if any).

4. The statute of limitations for filing lawsuits against the payment made by the Fund is 03 years from the day on which the decision on payment is made. The payment procedure shall comply with law.

SECTION 3. FUND’S ORGANIZATION, MANAGEMENT AND ADMINISTRATION

Article 9. Fund’s organization, management and administration

1. The administration apparatus of the Fund consists of:

a) The Fund Management Council;

c) The Fund Administration Board;

c) The Fund Control Board.

2. The administration apparatus of the Fund has the tasks, powers, and working mechanism defined in Article 10, Article 11, and Article 12 of this Circular.

Article 10. Fund Management Council

1. The Fund Management Council is established by the Ministry of Finance and consists of:

a) The President of the Fund Management Council is the President of the Association of Vietnamese Insurers;

b) Members of the Fund Management Council:

- A senior representative of the Department of Insurance Management and Supervision - The Ministry of Finance;

- Senior representatives of 03 life insurance companies and 03 non-life insurance companies and branches that have biggest market shares in Vietnam when the decision to establish the Fund Management Council is made.

2. Every member of the Fund Management Council has a 03-year tenure and may be re-designated.

3. Tasks and powers of the Fund Management Council:

a) Take responsibility before the law and the Minister of Finance for the management, administration, and use of the Fund;

b) Establish the Fund Administration Board, Fund Control Board; designate and dismiss members of the Fund Administration Board and the Fund Control Board with the approval of the Ministry of Finance;

c) Promulgate a Working Regulation applicable to the Fund Management Council, the Fund Administration Board, and the Fund Control Board with the approval of the Ministry of Finance;

d) Promulgate a Regulation on the management and use of the Fund, a Regulation on the Fund investment, and other relevant regulations with the approval of the Ministry of Finance;

d) Approve the plan for investing inactive capital, receipt and expenditure estimation, financial statements, operation reports, and working plans of the Fund;

e) Manage the receipt sources of the Fund, supervise and urge the remittance to the Fund in accordance with the Law on Insurance Business and its guiding documents;

g) Perform the tasks defined in Point b, Point d, and Point dd Clause 2 Article 8 of this Circular;

h) Make statistical reports in accordance with Clause 1 Article 19 of this Circular;

i) Carry out periodic inspections or unscheduled inspections of the management and use of the Fund;

k) Facilitate the inspection and supervision carried out by the Ministry of Finance.

4. Working mechanism of the Fund Management Council:

a) The Fund Management Council shall adhere to the Working Regulation mentioned in Point c Clause 3 of this Article;

b) For the common issues on insurers and branches, the Fund Management Council shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

c) For the issues related to life insurance companies, the President of the Fund Management Council, the representative of the Department of Insurance Management and Supervision - the Ministry of Finance, and members of the Fund Management Council that are senior representatives of the 03 life insurance companies mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

d) For the issues related to non-life insurance companies/branches, the President of the Fund Management Council, the representative of the Department of Insurance Management and Supervision - the Ministry of Finance, and members of the Fund Management Council that are senior representatives of the 03 non-life insurance companies/branches mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

Article 11. Fund Administration Board

1. Composition of the Fund Administration Board:

a) The Chief of the Fund Administration Board is the Deputy President of the Association of Vietnamese Insurers;

b) The Deputy of the Fund Administration Board is the Secretary-general of the Association of Vietnamese Insurers;

c) Members of the Fund Administration Board are representatives of 03 life insurance companies and 03 non-life insurance companies and branches that have of which the market shares in Vietnam are ranked 4th or 6th when the Fund Administration Board is established.

2. Every member of the Fund Administration Board has a 03-year tenure and may be re-designated.

3. Tasks and powers of the Fund Management Council:

a) Take responsibility before the law and the Minister of Finance for the management, administration, and use, and accounting of the Fund in accordance with law, Resolutions and Decisions of the Fund Management Council;

b) Provide sufficient documents at the request of the Fund Management Council and the Fund Control Board; prepare documents for meetings of the Fund Management Council;

c) Develop methods for managing and using the Fund, the plan for investing inactive capital, making receipt and expenditure estimates, financial statements, operation reports, and working plans of the Fund, and submit them to the Fund Management Council for approval;

d) Collect documents from insurers and branches to exercise the right to claim from the third person and collect compensation for reinsurance transfer in accordance with law;

dd) Performing the financing and accounting tasks of the Fund in accordance with law;

e) Converge the receipt sources of the Fund, urge insurers and branches to remit money to the Fund in accordance with the Law on Insurance Business and relevant guiding documents;

g) Perform the tasks defined in Point a, Point b, Point c, and Point d Clause 2 Article 8 of this Circular;

h) Make use of the personnel of Association of Vietnamese Insurers during the operation;

i) Facilitate the inspection and supervision carried out by the Fund Management Council, the Fund Control Board, and competent authorities;

k) Perform other tasks assigned by the Fund Management Council.

4. Working mechanism of the Fund Administration Board:

a) The Fund Administration Board shall adhere to the Working Regulation mentioned in Point c Clause 3 Article 10 of this Circular;

b) For the common issues on life insurance companies, non-life insurance companies and branches, the Fund Administration Board shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

c) For the issues related to life insurance companies, the Chief, the Deputy, and members of the Fund Administration Board that are representatives of the 03 life insurance companies mentioned in Point c Clause 1 of this Article shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

d) For the issues related to non-life insurance companies/braches, the Chief, the Deputy, and members of the Fund Administration Board that are representatives of the 03 non-life insurance companies/branches mentioned in Point c Clause 1 of this Article shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

Article 12. Fund Control Board

1. Composition of the Fund Control Board:

a) The Chief of the Fund Control Board is a representative of an insurer/branch, voted for by insurers and branches, and designated by the Fund Management Council;

b) Members of the Fund Administration Board are representatives of 03 life insurance companies and 03 non-life insurance companies and branches that have of which the market shares in Vietnam are ranked 7thor 9thwhen the Fund Control Board is established.

2. Every member of the Fund Control Board has a 03-year tenure and may be re-designated.

3. Tasks and powers of the Fund Management Council:

a) Take responsibility before the Fund Management Council for controlling the whole operation of the Fund;

b) Take responsibility before the law and the Minister of Finance for the management, administration, and use, and accounting of the Fund in accordance with law, Resolutions and Decisions of the Fund Management Council;

c) Aggregate assessments and recommendations on the finance of the Fund, and send them to the Fund Management Council every quarter and every year;

d) Inspect and supervise the management and use of the Fund at the request of the Fund Management Council;

dd) Perform other tasks assigned by the Fund Management Council.

4. Working mechanism of the Fund Control Board:

a) The Fund Control Board shall adhere to the Working Regulation mentioned in Point c Clause 3 Article 10 of this Circular;

b) For the common issues on insurers and branches, the Fund Control Board shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

c) For the issues related to life insurance companies, the Chief and members of the Fund Control Board that are representatives of the 03 life insurance companies mentioned in Point c Clause 1 of this Article shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

d) For the issues related to non-life insurance companies/branches, the Chief and members of the Fund Control Board that are representatives of the 03 non-life insurance companies/branches mentioned in Point b Clause 1 of this Article shall consider making decisions within the competence in Clause 3 of this Article.

Article 13. The Ministry of Finance’s approval procedure

1. The Fund Management Council must obtain a written approval from the Ministry of Finance before performing the tasks below:

a) Establish the Fund Administration Board, Fund Control Board; designate and dismiss members of the Fund Administration Board and the Fund Control Board;

b) Promulgate the Working Regulation applicable to the Fund Management Council, the Fund Administration Board and the Fund Control Board; the Regulation on the Fund investment; the Regulation on the management and use of the Fund, a Regulation on the Fund investment, and other regulations on relevant issues;

c) Approve the investment trust plan according to Clause 3 Article 16 of this Circular.

2. The application for the approval:

The Fund Management Council shall submit an application for approval to the Ministry of Finance, comprising the documents below:

a) A written request signed by the President of the Fund Management Council;

b) Profiles on participants in the Fund Administration Board and the Fund Control Board (in the cases mentioned in Point a Clause 1 of this Article), including:

- Written decisions to assign those persons to participate in the Fund Administration Board and the Fund Control Board made by their employers;

- Their résumés certified by their employers.

c) The draft of the Regulation that need approval (in the cases mentioned in Point b Clause 1 of this Article);

d) The intended method of investment trust, including the analyses, assessments, and documents proving the capacity of the entrusted organization; responsibilities of the parties; the structure of investment portfolio and estimated profit (for the cases in Point c Clause 1 of this Article).

3. Within 30 days from the day on which the sufficient application is received, the Ministry of Finance shall issue a written approval or rejection. If a rejection is given, the Ministry of Finance must provide explanation.

SECTION 4. FINANCE AND ACCOUNTING

Article 14. Fund’ s receipts

Fund’ s receipts include:

1. Annual contributions of insurers and branches.

2. Collected compensations for reinsurance transfer.

3. Claims on the third persons.

4. Collections from investment of the Fund.

5. Collections from liquidating fixed assets.

6. Other receipts defined by law.

Article 15. Fund’s expenditures

1. Fund’s expenditures include:

a) Expenditures on paying insurance money, surrender values, indemnity, insurance premium refunds according to insurance contracts when insurers/branches are insolvent or insurers are bankrupt;

b) Expenditure on investments from inactive money of the Fund as prescribed;

c) Expenditures on the Fund management, including allowances, expenditures on purchasing, repairing assets, services, and other expenditures related to the management and use of the Fund as prescribed. The expenditure must not exceed 0.5% of the total annual contribution.

2. The expenditures in Clause 1 of this Article must adhere to the limits and regime in the Regulation on the management and use of the Fund.

Article 16. Making investment of Fund’s inactive money

1. Investment of inactive money of the Fund must be safe, efficient, and ensure the preservation of capital.

2. Investment of inactive money of the Fund shall only be made in Vietnam to:

a) Buy Government bonds without limitation;

b) Buy the corporate bonds guaranteed by the Government, provided more than 5% of the inactive money of the Fund is used to buy corporate bonds of an enterprise, and no more than 10% of the total inactive money of the Fund is used to buy corporate bonds;

c) Deposit money at the commercial banks, which are established and lawfully operated in Vietnam, provided no more than 10% of the inactive money of the Fund is deposited at a bank, and no more than 50% of the total inactive money of the Fund is deposited. The commercial banks where the Fund deposits money must have health finance, effective operation, and high liquidity according to the Regulation on Fund investment.

3. The Fund Management Council and the Fund Administration Board shall directly make investment or authorize an organization licensed to make financial investment and provide financial safety assurance, which have more than 05 years’ experience, to make investment.

Article 17. Fund’s financial statements

1. The fiscal year of the Fund begins on January, 01stand ends on the December 31stof the calendar year.

2. Annual financial statements of the Fund must be audited by an independent audit organization.

Article 18. Fund’s accounting

1. The Fund must do accounting in accordance with legislation on accounting. Life insurance and non-life insurance must be separately monitored.

2. Life insurance companies shall make contributions to the Fund specialized in life insurance; non-life insurance companies and branches shall make contributions to the Fund specialized in non-life insurance.

3. The rules for distributing assets, receipts and expenditures between the fields of life insurance and non-life insurance:

a) The assets, receipts and expenditures on separate fields shall be separately recorded;

b) The assets, receipts and expenditures serving the common operation shall be distributed proportionally to the contributions to the field of life insurance and non-life insurance.

Article 19. Statistics reports

1. The Fund Management Council has obligations as follows:

a) Submit the annual financial statements, certified by an independent audit organization according to Appendix 3 to this Circular, to the Ministry of Finance before the 31stof March of the next fiscal year;

b) Report the investment to the Ministry of Finance, using the form in Appendix 2 to this Circular, within 30 days from the end of the quarter.

2. Within 90 days from the end of the fiscal year, insurers and branches shall send the Association of Vietnamese Insurers the audited financial statements, reports on collected insurance premium in the fiscal year, using the form in Appendix 4 (applicable to non-life insurance companies and branches) or the form in Appendix 5 (applicable to life insurance companies).

Chapter 3.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on September 15, 2013.

2. Difficulties that arise during the implementation should be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlements./.

For the Minister

Deputy Minister

Tran Xuan Ha

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 101/2013/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất