Hàng loạt tin vui về lương hưu trong năm 2024 không thể bỏ qua

Năm 2024 hàng loạt quy định mới về lương hưu sẽ được điều chỉnh, mang đến nhiều tin vui cho người lao động. Dưới đây là tổng hợp các tin vui về lương hưu trong 2024.

1. Tăng lương hưu khi tăng hệ số trượt giá BHXH

Một trong những tin vui về lương hưu trong năm 2024 là chính sách liên quan đến hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội (BHXH) hay còn có tên gọi là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH.

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định về hệ số trượt giá BHXH mới nhất từ 01/01/2024. Cụ thể, hệ số BHXH 2024 như sau:

Với người đóng BHXH bắt buộc

Quy định mới

hệ số trượt giá bhxh

Quy định cũ

hệ số trượt giá bhxh

Với người đóng BHXH tự nguyện

Quy định mới

hệ số trượt giá bhxh

Quy định cũ

hệ số trượt giá bhxh

Căn cứ Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cách tính lương hưu như sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập bình quân tháng đóng BHXH

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của từng năm hay hệ số trượt giá BHXH ảnh hưởng đến tiền lương hoặc thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm.

Đồng thời, căn cứ hai bảng hệ số trượt giá BHXH áp dụng với người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện của Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH và Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng cho năm 2023, hệ số trượt giá BHXH năm 2024 đã được điều chỉnh tăng.

Bởi vậy, khi hệ số trượt giá BHXH tăng thì kéo theo đó, lương hưu hằng tháng của người lao động cũng tăng theo.

Xem chi tiết bài viết: Hệ số trượt giá BHXH: 5 điều quan trọng cần biết

2. Điều chỉnh lương hưu khi cải cách tiền lương

Căn cứ Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước 2024, khi thực hiện cải cách tiền lương cũng đồng thời điều chỉnh lương hưu.

Theo đó, khoản tiền đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức đang tính theo ngạch, bậc, cấp bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung và thâm niên nghề (nếu có).

Khi cải cách tiền lương tức là bỏ mức lương cơ sở nên cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các đối tượng này cũng thay đổi.

Đồng thời, hiện nay mức lương hưu hằng tháng thấp nhất đang được tính bằng mức lương cơ sở tức là 1,8 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tính lương hưu khi cải cách tiền lương như thế nào tuy nhiên có thể chắc chắn một điều rằng, khi cải cách tiền lương, lương hưu của người lao động sẽ có sự điều chỉnh, ít nhất là không thấp hơn hiện hưởng bởi cải cách tiền lương vẫn phải đảm bảo mức lương mới không thấp hơn hiện nay theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018.

Đáng nói thêm, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương cán bộ, công chức, viên chức có thể tăng khoảng 30% so với hiện nay do mức lương khởi điểm trung bình của công chức tăng và mức lương cao nhất tương đương bậc 3 cũng được nới rộng hệ số lên 12 so với 10 như hiện nay.

Không chỉ vậy, việc bổ sung tiền thưởng và phụ cấp chiếm 30% tổng quỹ lương cũng là nguyên nhân có thể làm tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức.

Kéo theo đó, khi tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tăng thì lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức về hưu cũng sẽ tăng theo.

Hàng loạt tin vui về lương hưu trong năm 2024 không thể bỏ qua
Hàng loạt tin vui về lương hưu trong năm 2024 không thể bỏ qua (Ảnh minh họa)

3. Tăng lương hưu do tăng lương tối thiểu vùng

Mới đây, tất cả các thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia đã thống nhất phương án đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/7/2024 cùng thời điểm mới cải cách tiền lương của khu vực nhà nước.

Trong đó, mức lương tối thiểu tháng sẽ được đề xuất tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng theo từng vùng nhất định và lương tối thiểu giờ tăng dao động từ 16.600 - 23.800 đồng. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng sẽ như sau:

Vùng

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Hiện nay

4.680.000

4.160.000

3.640.000

3.250.000

Đề xuất

4.960.000

4.410.000

3.860.000

3.450.000

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Hiện nay

22.500

20.000

17.500

15.600

Đề xuất

23.800

21.200

18.600

16.600

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng được tăng lên thì kéo theo đó là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng tăng cao. Và theo lẽ dĩ nhiên, lương hưu được tính theo mức tiền lương đóng BHXH cũng sẽ được tăng lên đáng kể.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản liên quan đến tin vui về lương hưu trong năm 2024. Những chính sách này có cái đã được ban hành và áp dụng nhưng cũng có những chính sách đang được đề xuất và chưa chính thức có hiệu lực.

Do đó, hãy thường xuyên theo dõi website LuatVietnam để được cập nhật thông tin mới nhất về chính sách lương hưu cũng như về bảo hiểm xã hội.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Người bệnh được xuất viện khi nào? Ra viện cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm?

Ốm đau là một trong những chế độ thuộc bảo hiểm xã hội. Khi người lao động ốm đau nhập viện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định. Vậy khi nào người bệnh được xuất viện và người bệnh cần giấy tờ gì để hưởng bảo hiểm trong thời gian nằm viện?