Thông tư 10/2019/TT-BTC xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ KHCN

thuộc tính Thông tư 10/2019/TT-BTC

Thông tư 10/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:10/2019/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:20/02/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phải hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản trong 60 ngày

Ngày 20/02/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 10/2019/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn Nhà nước.

Theo đó, việc thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản được thực hiện như sau:

- Đối với tài sản có quyết định giao quyền sở hữu: Nguồn kinh phí để chi trả cho chi phí xác định giá trị tài sản được sử dụng từ nguồn thu từ giao quyền sở hữu tài sản. Trường hợp việc xử lý tài sản không phát sinh nguồn thu hoặc số thu không đủ bù đắp chi phí thì phần chi phí còn thiếu được quyết toán và chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Đối với tài sản có quyết định giao quyền sử dụng:

+ Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ chi trả chi phí xác định giá trị tài sản đồng thời gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng tài sản hoàn trả chi phí này;

+ Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng tài sản phải hoàn trả chi phí này cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học.  

Ngoài ra, Thông tư còn quy định về kinh phí đầu tư tài sản nghiên cứu, phương pháp xác định giá trị tài sản…

Trong nội dung này có đề cập đến Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc hội.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 06/04/2019.

Xem chi tiết Thông tư10/2019/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 10/2019/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2019

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN LÀ KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

Căn cLuật Qun lý, sử dng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Lut Khoa học và công ngh ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Chuyn giao công nghệ ngày 21 tháng 6 m 2017;

Căn cLuật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị đnh s 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc qun lý, sử dụng tài sn được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sdụng vn nhà nước;

Căn cNghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính ph quy định chức ng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Qun giá;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà ớc.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước (toàn bộ ngân sách nhà nước hoặc một phần ngân sách nhà nước) nhằm phục vụ việc thực hiện giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước (sau đây viết tắt là cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền).
3. Doanh nghiệp thẩm định giá; tổ chức dịch vụ có chức năng tư vấn về giá có năng lực và kinh nghiệm được thuê để xác định, tư vấn giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Chương II
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN LÀ KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 3. Thẩm quyền và phương pháp xác định giá trị tài sản
1. Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thẩm quyền xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản xem xét, quyết định.
Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quyền thuê doanh nghiệp thẩm định giá hoặc tổ chức có chức năng tư vấn về giá có dù năng lực và kinh nghiệm thực hiện thẩm định giá, tư vấn cho việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Phương pháp xác định giá trị tài sản theo một trong các phương pháp quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này. Trường hợp áp dụng từ hai phương pháp trở lên, đề nghị cần đánh giá và chỉ rõ phương pháp nào là phương pháp chính, phương pháp nào được sử dụng để kiểm tra, đối chiếu, từ đó phân tích, tính toán để đi đến kết luận cuối cùng về giá trị tài sản.
Điều 4. Các bước xác định giá trị tài sản
Việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Xác định các đặc điểm của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đặc điểm pháp lý, kinh tế, kỹ thuật và các đặc điểm khác);
b) Xác định mục đích, đối tượng sử dụng kết quả xác định giá trị thời điểm xác định giá trị, cơ sở giá trị quy trình tiến hành công việc xác định giá trị tài sản;
c) Lựa chọn phương pháp xác định giá trị tài sản theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này;
d) Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu liên quan (ví dụ: kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ, giá giao dịch trên thị trường, chi phí và thu nhập tạo ra từ việc thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ…);
d) Phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu;
e) Xác định giá trị kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo phương pháp được lựa chọn.
2. Lập Báo cáo kết quả thẩm định giá hoặc Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Điều 5. Căn cứ xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Phạm vi giao quyền: giao quyền sở hữu hoặc giao quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Đặc điểm kỹ thuật của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ công dụng, mục đích sử dụng, chức năng, dự kiến hiệu quả kỹ thuật.
3. Đặc điểm pháp lý của của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ: sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ; tình trạng và phạm vi bảo hộ.
4. Đặc điểm kinh tế của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ:
a) Mức lợi nhuận dự kiến tạo ra từ việc sử dụng hoặc thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có khả năng thay thế trên thị trường;
c) Tính mới và tính hữu ích của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác có cùng chức năng.
5. Giá giao dịch trên thị trường của một số tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự có thể so sánh trong nước, trên thế giới và giá trị trong các giao dịch đã thực hiện đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được xác định giá trị (nếu có).
6. Kinh phí đầu tư để tạo ra kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
7. Chính sách, khả năng thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các chính sách ưu đãi khác được ghi nhận trong Luật khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 6. Kinh phí đầu tư để tạo ra tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Kinh phí đầu tư để tạo ra tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này gồm:
1. Tiền công lao động trực tiếp, gồm: tiền công cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định; tiền công thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Chi phí mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo, quyền sử dụng sáng chế, thiết kế, phần mềm, bí quyết công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu.
3. Chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, mua sắm tài sản cố định:
a) Chi phí mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Chi phí thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
c) Chi phí khấu hao tài sản cố định (nếu có) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mức trích khấu hao quy định đối với tài sản của đơn vị;
d) Chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có).
4. Chi phí tổ chức hội thảo khoa học, công tác phí trong và ngoài nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.
5. Chi phí trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động nghiên cứu.
6. Chi phí điều tra, khảo sát thu thập số liệu.
7. Chi phí mua văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn phục vụ hoạt động nghiên cứu.
8. Chi họp hội đồng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có).
9. Chi phí quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
10. Các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Điều 7. Phương pháp xác định giá trị tài sản dựa trên kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ Việc xác định giá trị tài sản dựa trên kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo công thức sau:

Giá trị của tài sản

=

Kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ

+

Lợi nhuận dự kiến (nếu có)

+

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

+

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)

Trong đó: a) Kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện trong thời gian dài, cần điều chỉnh giá trị của kinh phí đầu tư về thời điểm xác định giá trị; b) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) được xác định theo quy định pháp luật thuế hiện hành; c) Lợi nhuận dự kiến theo quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin thu thập được của các tài sản là nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự đã được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng trên thị trường tại thời điểm xác định giá trị.
Điều 8. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ chi phí
1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ chi phí được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ Tài chính ban hành và theo hướng dẫn cụ thể tại Điều này.
2. Chi phí tái tạo, chi phí thay thế của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ này quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Xác định giá trị hao mòn của kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ gồm:
a) Hao mòn do lỗi thời chức năng, công nghệ: Trong trường hợp lỗi thời về chức năng, công nghệ có thể khắc phục được thì giá trị hao mòn do lỗi thời về chức năng, công nghệ được xác định trên cơ sở chi phí để khắc phục sự lỗi thời về chức năng, công nghệ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ: chi phí cải tiến sáng chế, chi phí thay đổi kiểu dáng công nghiệp. Trong trường hợp lỗi thời về chức năng, công nghệ không thể khắc phục được thì giá trị hao mòn do lỗi thời về chức năng, công nghệ được xác định trên cơ sở tổn thất về giá trị tài sản do lỗi thời về chức năng, công nghệ;
b) Hao mòn do lỗi thời về kinh tế: được xác định trên cơ sở mức giảm giá trị tài sản do chịu sự tác động trực tiếp của môi trường bên ngoài, tình hình thị trường so với thời điểm tạo ra tài sản, ví dụ: tỷ lệ lạm phát tăng làm giá trị thực tế của kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ giảm xuống; quy định của Chính phủ hạn chế sử dụng một sản phẩm tương tự với tài sản là kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ làm giảm cung sản phẩm dẫn tới giảm giá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; khả năng thanh toán của xã hội suy giảm làm giảm cầu đối với sản phẩm tương tự với tài sản là kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ dẫn tới giảm giá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Điều 9. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thị trường
1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thị trường được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ Tài chính ban hành và theo hướng dẫn cụ thể tại Điều này.
2. Giá thị trường của tài sản so sánh có thể là các mức giá sau đây:
a) Tiền chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được lưu giữ tại cơ quan quản lý nhà nước hoặc được công bố trên thị trường;
b) Giá chào bán, chào mua trên thị trường;
c) Giá niêm yết trên sàn giao dịch;
d) Giá chào thầu, đấu giá;
đ) Giá góp vốn liên doanh, liên kết, thế chấp;
e) Giá mua thực tế trên thị trường;
g) Giá tài sản so sánh trong các hình thức giao dịch khác trên thị trường.
Điều 10. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thu nhập
1. Các phương pháp xác định giá trị tài sản theo cách tiếp cận từ thu nhập được thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ Tài chính ban hành và theo hướng dẫn cụ thể tại Điều này.
2. Phương pháp tiền sử dụng
a) Tiền sử dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định bằng số tiền sử dụng thực tế được ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng của tài sản so sánh;
b) Tiền sử dụng bao gồm: Tiền sử dụng trả trước, tiền sử dụng kỳ vụ (có thể xác định trên cơ sở suất tiền sử dụng theo doanh thu, lợi nhuận, đơn vị sản phẩm); thuế phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với bên nhận chuyển giao quyền sử dụng; chi phí quảng cáo, chào bán và các chi phí khác phát sinh đối với bên nhận chuyển giao quyền sử dụng.
3. Phương pháp lợi nhuận vượt trội
Lợi nhuận vượt trội được xác định trên cơ sở chênh lệch lợi nhuận giữa việc sử dụng và không sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Phương pháp thu nhập tăng thêm
Thu nhập tăng thêm được xác định trên cơ sở giá trị chênh lệch giữa tổng lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp và tổng lợi nhuận thu được do sử dụng các tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính khác không phải là tài sản cần xác định giá.
Điều 11. Báo cáo kết quả thẩm định giá, Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản
1. Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm cung cấp Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá theo quy định của Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
2. Tổ chức có chức năng tư vấn về giá có trách nhiệm lập Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản theo Mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo kết quả thẩm định giá và Báo cáo kết quả xác định giá trị tài sản phải phản ánh trung thực, khách quan quá trình và kết quả xác định giá tài sản và là một căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Điều 12. Chi phí xác định giá trị tài sản; thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản
1. Chi phí xác định giá trị tài sản bao gồm chi phí thuê thẩm định giá; chi phí thuê tổ chức dịch vụ có chức năng tư vấn về giá để xác định giá trị tài sản; chi văn phòng phẩm và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản.
Mức chi cho các chi phí trên thực hiện theo các quy định tại Điều 33 Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
2. Thanh toán chi phí xác định giá trị tài sản:
a) Đối với tài sản có quyết định giao quyền sở hữu: Nguồn kinh phí để chi trả cho chi phí xác định giá trị tài sản được sử dụng từ nguồn thu từ giao quyền sở hữu tài sản. Trường hợp việc xử lý tài sản không phát sinh nguồn thu hoặc số thu không đủ bù đắp chi phí thì phần chi phí còn thiếu được quyết toán và chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
b) Đối với tài sản có quyết định giao quyền sử dụng:
- Cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện việc chi trả chi phí xác định giá trị tài sản bằng nguồn ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ; đồng thời gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng tài sản thực hiện việc hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản;
- Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quyền có trách nhiệm hoàn trả chi phí xác định giá trị tài sản cho cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2019.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này trong việc xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ q
uan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Wesbite: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Lưu VT; QLG (VT, QLTĐG).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Văn Hiếu

PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN LÀ KẾT QUẢ CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BTC ngày 20/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

TÊN TỔ CHỨC
XÂY DỰNG BÁO CÁO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………….

….., ngày tháng năm …..

BÁO CÁO

Kết quả xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ
(Tên tài sản và tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ)

Kính gửi: ……………………………….1

Theo đề nghị của ………………2 tại văn bản số ....ngày….. về việc yêu cầu xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.

I. ĐƠN VỊ XÂY DỰNG BÁO CÁO

1. Tên đơn vị và người đại diện theo pháp luật: .................................................................

2. Địa chỉ: ............................................................................................................................

3. Sđiện thoại: ………………………………….Fax: ..........................................................

4. Email: ..............................................................................................................................

II. MỤC ĐÍCH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN

Xác định giá trị tài sản………………….. 3 làm căn cứ phục vụ…………….. 4

III. TÀI SẢN CẦN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

1. Tên tài sản: .....................................................................................................................

2. Tình trạng pháp lý: ..........................................................................................................

3. Tình trạng kỹ thuật: .........................................................................................................

IV. THỰC HIỆN ĐXUẤT GIÁ

1. Căn cứ pháp lý để xác định giá trị: ..................................................................................

2. Thời điểm xác định giá trị: ...............................................................................................

3. Cơ sở giá trị: ....................................................................................................................

4. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu liên quan: .................................................

5. Phương pháp xác định giá trị tài sản: ..............................................................................

5.1. Phương pháp được chọn là: ....................................................................................... 5

5.2. Các bước và nội dung tiến hành xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ

6. Kết quả xác định giá trị tài sản:

.............................................................................................................................................

7. Hạn chế và điều kiện của việc xác định giá trị tài sản (nếu có):

.............................................................................................................................................

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ, tên và đóng du)

1 Ghi tên tổ chức, cá nhân là khách hàng

2 Ghi tên tổ chức, cá nhân là khách hàng

3 Nêu tên tài sản là kết quả của nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN

4 Chọn lựa một trong các mục đích sau: giao quyền sở hữu; giao quyn sử dụng.

5 Nêu rõ lý do chọn lựa phương pháp xác định giá trị tài sn

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF          SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

FINANCE              Independence - Freedom - Happiness

----------------------

No:  10/2019/TT-BTCHanoi, February 18, 2019

CIRCULAR

GUIDING THE VALUATION OF ASSETS FORMED BY SCIENCE AND TECHNOLOGY TASKS USING CENTRAL CAPITAL

Pursuant to the Law on Management and Use of Public Asset dated 21 June 2017;

Pursuant to the Law on Science and Technology dated June 18, 2013;

Pursuant to the Law on Technology Transfer dated June 21, 2017;

Pursuant to the Law on Prices dated June 20, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 70/2018/ND-CP dated  May 15, 2018 regulating the management and use of assets formed through the implementation of scientific and technological tasks used state capital; Pursuant to the Government s Decree No. 87/2017/ND-CP dated  July 26, 2017 stipulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of Department of Price Management;

Minister of Finance issues the Circular guiding the valuation of assets-generated by scientific and technological tasks using central capital.

Chapter I.

GENERAL PROVISIONS

Article1. Scope of regulation

This Circular guides the valuation of assets formed by scientific and technological tasks using central capital (fully or partly funded by state budget) for the purposes of transferring the ownership and use right regarding those assets.

Article 2. Subjects of implementation

This Circular shall apply to the objective as followings:

1.           Agencies which manage scientific and technological tasks using state capital.

2.           Agencies, organizations and individuals that are entitled with ownership and use rights of those assets formed by scientific and technological tasks using state capital (hereinafter referred to as entitled agencies, organizations and individuals).

3.           Valuation enterprises; competent and experienced service providers with the function of providing price consultancy being hired to valuate and consult the value of assets formed by scientific and technological tasks.

4.           Other organizations and individuals related to valuation of assets generated by scientific and technological tasks.

Chapter II

VALUATION OF ASSETS FORMED BY SCIENTIFIC AND

TECHNOLOGICAL TASKS

Article 3. Competence and method of asset valuation

1.           Agencies in charge of managing scientific and technological tasks having competence to valuate the assets formed by scientific and technological tasks shall submit plan for settlement and decision of considered assets to the authorized authorities or individuals.

Agencies in charge of managing scientific and technological tasks are authorized to hire valuation enterprises or competent and experienced organizations with the function of providing price consultancy to conduct valuation and providing valuation services or consultancy on valuation of assets formed by scientific and technological tasks.

2.           Methods for asset valuation are methods prescribed under Article 7, Article 8, Article 9 and Article 10 of this Circular. In case of two or more methods applied, it is recommended to assess and specify which method is the main method, which method is used to check and compare the results, thereby analyzing and calculating to come up with the final conclusion about asset value.

Article 4. Steps of asset valuation

The valuation of assets generated by scientific and technological tasks is carried out in the following steps:

1. Valuation of assets formed by scientific and technological tasks:

a)  Identifying characteristics of assets formed by scientific and technological tasks (legal, economic, technical and other characteristics);

b)  Determining such valuation result purposes and objects, time of valuation and valuation basis of process for asset valuation;

c)   Selecting methods of asset valuation stipulated under Article 7, Article

8, Article 9 and Article 10 of this Circular;

d)  Conducting surveys, investigating, collecting relevant information and data (for example, investment expenditure for such tasks, market prices, costs incurred and income generated from commercialization of results of scientific and technological tasks, etc.);

d) Analyzing and processing information and data;

e)  Valuating the results of scientific and technological tasks based on selected method.

2. Preparation of reports on the valuation results or reports on the results of asset valuation of assets as stipulated under Article 11 of this Circular, followed by submission of such reports to the authorized authorities for consideration and decision of value of assets formed by scientific and technological tasks.

Article 5. Basis for valuation of assets formed by scientific and technological tasks

1.           Scope of entitlement: assignment of ownership or assignment of asset use rights formed by scientific and technological tasks.

2.           Technical characteristics of assets generated by scientific and technological tasks, for example, uses, purposes of usage, functions and expected technical effectiveness.

3.           Legal characteristics of assets formed by scientific and technological tasks, for example: the necessity and ability to be protected; status and scope of protection.

4.           Economic characteristics of assets formed by scientific and technological tasks, for example:

a)           The expected profit from the use or commercialization of the results of scientific and technological tasks;

b)           Results of alternative scientific and technological tasks which can be substituted in the market;

c)            The novelty and usefulness of assets formed by scientific and technological tasks compared to the results of other scientific and technological tasks of the same function.

5.           Market prices of some assets formed by similar scientific and technological tasks likely to compare domestically and internationally as well as the value of transactions conducted in relation to the results of scientific and technological tasks under valuation (if any).

6.           Investment expenditure to achieve the results of scientific and technological tasks.

7.           Policies and ability to commercialize the results of scientific and technological tasks related to the development of science and technology markets, science and technology enterprises and other preferential policies stipulated under the Law on Science and Technology, the Law on Technology Transfer, the Law on Intellectual Asset as well as the relevant guiding documents.

Article 6. Investment expenditure for generation of assets from scientific and technological tasks

Investment expenditure to create assets from scientific and technological tasks prescribed under Clause 6, Article 5 of this Circular, including:

1.           Direct labor remuneration, including: salaries for title holders performing scientific and technological tasks in pursuance to relevant regulations; salary for domestic and foreign experts in cooperation in the process of research and implementation of scientific and technological tasks.

2.           Expenses for procurement of supplies, raw materials, fuels and other materials, including raw materials, fuels, materials, tools, spare parts, cheap and perishable stuffs, energy, documents, papers, data, books, newspapers, reference magazines, the right to use inventions, designs, software, technological know-how for research activities.

3.           Expenses for repair, preservation, maintenance and procurement of fixed assets:

a)           Expenses for procurement of essential assets, directly serving scientific research and technological development activities included in scientific and technological tasks;

b)           Rental expenses of assets directly involved in technology research and development included in scientific and technological tasks;

c)            Depreciation expenses of fixed assets (if any) in the period of direct involvement in scientific and technological tasks at the prescribed depreciation rates applicable to the organizations assets;

d)           Expenses for repair, preservation and maintenance of equipment and facilities directly serving the research activities included in the scientific and technological tasks (if any).

4. Expenses for organization of scientific seminars and allowances for domestic and abroad business trips for research activities.

5. Expenses for outsourcing services for purposes of research activities.

6. Expenses for data collection and survey implementation.

7. Expenses for purchase of stationery, communication and printing supplies for research activities.

8. Expenses for meetings of evaluation council to evaluate results of implementation of scientific and technological tasks (if any).

9. Expenses for general management of scientific and technological tasks in order to ensure management requirements in implementing scientific and technological tasks.

10.      Other costs directly related to the implementation of scientific and technological tasks.

Article 7. Methods for asset valuation according to investment expenditure for scientific and technological tasks

The valuation of assets based on investment expenditure for scientific and technological tasks shall be calculated by the following formula:

Value of assets = investment expenditure for the task + expected profit (if any) + special consumption tax (if any) + value-added tax and other taxes (if any)

In which:

a)           Investment expenditure for scientific and technological tasks are determined in accordance with provisions under Article 6 of this Circular. In case where the scientific and technological tasks are carried out in long period, it is necessary to adjust the value of investment expenditure to the time of valuation;

b)           Special consumption tax, value-added tax and other taxes (if any) are determined in accordance with provisions under the prevailing tax laws;

c)            Expected profit are determined in accordance with the prevailing laws and the collected information on assets formed by similar scientific and technological tasks of which ownership and use rights in the market have been entitled at time of valuation.

Article 8. Methods for asset valuation according to cost-based approach

1.           Methods for valuation of assets according to cost-based approach shall comply with the provisions under the Standard for Valuation of Intangible Assets issued by the Ministry of Finance and under the specific guidance included in this Article.

2.           Renewable expenses and replacement costs of assets generated by scientific and technological tasks determined according to investment expenditure for this task prescribed in Article 6 of this Circular.

3.           Determination of depreciation value of scientific and technological research results, including:

a)           Depreciation due to functional and technological obsolescence: where obsolescence in function and technology can be solved, depreciation value due to obsolescence in function and technology is determined on the basis of expenses charges to solve the obsolete function and technology of scientific and technological tasks such as expenses for innovating inventions or changing industrial designs; where obsolescence in function and technology cannot be solved, depreciation value due to obsolescence in function and technology is determined on the basis of losses of asset value due to obsolete function and technology;

b)           Depreciation due to economic obsolescence is determined on the basis of the asset value reduction due to the direct impact exerted by the external environment, the market situation in comparison with that at the time of asset creation such as the increase in inflation rate leading to the decrease of the actual value of scientific and technological research results; or the Government’s regulations that restrict the use of a similar product to asset formed by scientific and technological research, leading to a drop in product supplies, followed by the devaluation of the results of scientific and technological research; or deterioration in the society’s solvency resulting in decline in demand for similar products to assets formed by scientific and technological research, leading to a devaluation of the results of scientific and technological research.

Article 9. Methods for asset valuation according to market-based approach

1. Methods for asset valuation according to market-based approach shall comply with the provisions under the Standard for Valuation of Intangible Assets issued by the Ministry of Finance and under the specific guidance in this Article.

2. Market prices of comparable assets can be among the following prices:

a)  The transfer value in the contract on transfer of ownership and the use right of results of scientific and technological research shall be kept at the state management bodies or published in the market;

b) Offering prices for sales and purchases in the market;

c)  Listed price on the trading floor;

d) Bidding and auction prices;

d) Capital contribution for joint venture or affiliation and mortgage prices;

e)  Actual purchase price in the market;

g) Value of comparable assets in other trading forms in the market.

Article 10. Methods for asset valuation according to income-based approach

1. Methods for asset valuation according to income-based approach shall comply with the provisions under the Standard for Valuation of Intangible assets issued by the Ministry of Finance and under the specific guidance in this Article.

2. Usage fee method

a)           Usage fees regarding the results of scientific and technological tasks is determined by the actual amount stated in the contract on the transfer of the use right of the comparable assets;

b)           Usage fees include: prepaid usage fees, periodic usage fees (can be determined on the basis of use rate by revenue, profit, product unit); taxes incurred by the transferees regarding the contract on transfer of use rights; expenses for advertising and offering and other costs incurred by the transferee.

3. Outstanding profit method

Outstanding profits are determined on the basis of profit differences between use and non-use of assets formed by scientific and technological tasks.

4. Additional income method

The additional income is determined on the basis of the difference between the expected total profit of the enterprise and the total profit gained from the use of tangible assets, intangible assets and other financial assets which are not assets under valuation.

Article 11. Report on valuation results and Report on the result of asset valuation

1.           Valuation enterprises are responsible for providing the Valuation certificate and Report on valuation results according to the regulations of Vietnam s Valuation Standard System.

2.           Organizations with function of price consultancy are responsible for preparing Report on the result of asset valuation according to the Form in the Appendix enclosed with this Circular.

3.           Report on valuation results and Report on the result of asset valuation shall truthfully and objectively reflect the process and results of asset valuation and act as an important basis for agencies in charge of managing scientific and technological tasks to submit to competent authorities for consideration and approval of the value of assets generated by scientific and technological tasks.

Article 12. Expenses for asset valuation; payment of expenses for asset valuation

1. Expenses for asset valuation include rental fees of valuation organization; expenses for service providers providing consultancy on prices to valuate considered assets; expenses for stationery and other expenses directly related to the valuation of assets.

The threshold for above expenses shall comply with the regulations under

Article 33 of Government’s Decree No. 70/2018/ND-CP dated May 15, 2018 stipulating the management and use of assets formed by the implementation of the science and technology tasks using state capital.

2. Payment of asset valuation expenses:

a) For assets associated with decisions on ownership transfer: expenditure for payment of asset valuation expenses shall be disbursed from revenues from the transfer of asset ownership. In cases where the settlement of assets does not generate revenue or the revenue is not enough to offset the expenses, the deficit part shall be finalized and paid by the funding source of the agencies in charge of managing scientific and technological tasks. b) For assets associated with decisions on the right to use:

-                The agencies in charge of managing scientific and technological tasks shall pay asset valuation expenses by the state budget reserved for scientific and technological cause; and, at the same time, send a dossier requesting agencies, organizations and individuals to receive the right to use those assets to reimburse the asset valuation expenses;

-                Within 60 days from the date of receipt of the dossier requesting the reimbursement of the asset valuation expenses, the entitled agencies, organizations or individuals shall reimburse the asset valuation expenses to the management agencies of science and technology tasks.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article13. Effects

This Circular takes effect on April 06, 2019.

Article 14. Implementation organization

1.           The Department of Price Management under the Ministry of Finance shall coordinate with National Agency for Technology Entrepreneurship and Commercialization Development (NATEC) under the Ministry of Science and Technology to guide and inspect the implementation of the regulations of this Circular in valuation of assets generated by scientific and technological tasks using state capital.

2.           Any difficulties and problems arising in the course of implementation, organizations and localities are requested to report to the Ministry of Finance for timely study and appropriate amendments./.

For the Minister

The Deputy Minister

Tran Van Hieu


 

APPENDIX

FORM OF RESULTS OF DETERMINING THE VALUE OF

ASSETS IS THE RESULTS OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

TASKS

(Issued with Circular No. 10/2019/TT-BTC dated February 20, 2019 of the Minister of Finance)

REPORTING                  SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

ORGANIZATION              Independence - Freedom - Happiness

----------------------

No.: ………….……, (dd mm yyyy)

REPORT

on the results of valuation assets formed by scientific and technological tasks

(name of assets and name of scientific and technological tasks)

To: ……………………………….1

At the request of………………2stated in Document No. …. dated ….. on valuation of assets formed by scientific and technological tasks using state capital.

I. REPORTING ORGANIZATION

1. Organization name and legal representative name:  ..............................................  2. Address:   ........................................................................................................

3. Telephone No.: .............................................  Fax:  ...............................................

4. Email:

II.  PURPOSE OF ASSETS VALUATION

Valuation of …………………..3for the purposes of ……………..4

III.  VALUED ASSETS

1. Name of Assets:  .................................................................................................... 2. Legal status:  .......................................................................................................... 3. Technical status:  ...................................................................................................

IV. PRICE RECOMMENDATION

1. Legal bases for valuation:  ..................................................................................... 2. Time of valuation:  ................................................................................................. 3. Value basis:  ...........................................................................................................

4. Investigating, surveying, collecting relevant information and data:  ....................

5. Asset valuation method:  .......................................................................................

5.1.Selected method:  .............................................................................................5

5.2.Steps for valuation of assets formed by scientific and technological

tasks using state capital:  ............................................................................................  ....................................................................................................................................

6. Result of asset valuation: .......................................................................................

....................................................................................................................................

7. Limitations and conditions of asset valuation (if any): .........................................

....................................................................................................................................

HEAD OF THE ORGANIZATION

(sign and seal with full name)

1Write name of the organization or individual which is the customer

2Write name of the organization or individual which is the customer

3List the assets formed by scientific and technological tasks

4    Choose one among the following purposes: designating ownership, designating use right.

5               Indicate reasons for choosing the method of assets valuation

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 10/2019/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 10/2019/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 509/QĐ-BNN-TC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định phân cấp thẩm quyền sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất; mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên; quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Tài chính-Ngân hàng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất