Thông tư 09/2016/TT-NHNN sửa quy định về ngân hàng hợp tác xã
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 09/2016/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 09/2016/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Phước Thanh |
Ngày ban hành: | 17/06/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 17/06/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 09/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 quy định về ngân hàng hợp tác xã; trong đó đáng chú ý là quy định về hoạt động của ngân hàng hợp tác xã đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
Theo đó, ngoài việc được nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy chế điều hòa vốn; xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn như trước đây, ngân hàng hợp tác xã còn được mở tài khoản thanh toán, cung cấp các phương tiện thanh toán cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên và cho vay quỹ tín dụng nhân dân thành viên để xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản.
Về quyền hạn của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân, Thông tư bãi bỏ quyền được kiểm toán, hướng dẫn, hỗ trợ kiểm toán nội bộ các quỹ tín dụng nhân dân thành viên và quyền có ý kiến tham gia về phương án nhân sự của quỹ tín dụng nhân dân trước khi quỹ tín dụng nhân dân tiến hành bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Như vậy, từ ngày 15/08/2016, ngân hàng hợp tác xã chỉ được tiếp cận hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân cung cấp báo cáo phục vụ cho mục đích điều hòa vốn và giám sát an toàn hệ thống và kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ, việc thực hiện các quy định về an toàn của quỹ tín dụng nhân dân.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/08/2016.
Từ ngày 01/01/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 21/2019/TT-NHNN.
Xem chi tiết Thông tư09/2016/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 09/2016/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 09/2016/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2016 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 31/2012/TT-NHNN NGÀY 26/11/2012 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về ngân hàng hợp tác xã.
“Điều 41. Hoạt động đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên
1. Nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo Quy chế điều hòa vốn.
Việc xây dựng và nội dung của Quy chế điều hòa vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gửi tiền (không kỳ hạn, có kỳ hạn) tại ngân hàng hợp tác xã để điều hòa vốn. Trường hợp rút tiền trước hạn, quỹ tín dụng nhân dân thông báo trước cho ngân hàng hợp tác xã;
b) Quỹ tín dụng nhân dân thành viên được ngân hàng hợp tác xã cho vay điều hòa vốn khi có nhu cầu về vốn để mở rộng tín dụng;
c) Cơ chế lãi suất tiền gửi đảm bảo tính hỗ trợ và lãi suất tiền vay điều hòa vốn phải rõ ràng, minh bạch, không vì mục tiêu lợi nhuận, có tính liên kết giữa ngân hàng hợp tác xã với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên;
d) Quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, trình tự, hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc nhận tiền gửi điều hòa vốn, cho vay điều hòa vốn;
đ) Quy chế điều hòa vốn do ngân hàng hợp tác xã xây dựng, lấy ý kiến của tất cả quỹ tín dụng nhân dân thành viên và thông qua tại Đại hội thành viên ngân hàng hợp tác xã. Sau khi ban hành Quy chế điều hòa vốn, ngân hàng hợp tác xã tổ chức tập huấn, phổ biến đến các quỹ tín dụng nhân dân thành viên và gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để thực hiện công tác thanh tra, giám sát. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế điều hòa vốn do Đại hội thành viên Ngân hàng Hợp tác xã thông qua.
2. Cho vay quỹ tín dụng nhân dân thành viên để xử lý khó khăn tạm thời về thanh khoản.
3. Mở tài khoản thanh toán, cung cấp các phương tiện thanh toán cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
4. Xây dựng, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thành viên đáp ứng nhu cầu của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân và phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn.
5. Thực hiện các hoạt động ngân hàng khác theo quy định của pháp luật đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên”.
“Điều 44. Quyền hạn
1. Được tiếp cận hệ thống thông tin của Ngân hàng Nhà nước để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân cung cấp báo cáo phục vụ cho mục đích điều hòa vốn và giám sát an toàn hệ thống.
3. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên tại ngân hàng hợp tác xã”.
“Điều 45. Trách nhiệm
1. Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
2. Hỗ trợ các hoạt động ngân hàng cho quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia xử lý đối với quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.
4. Ban hành Quy chế điều hòa vốn quy định tại Khoản 1 Điều 41 Thông tư này sau khi được Đại hội thành viên Ngân hàng hợp tác xã thông qua.
5. Hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân trong việc thực hiện kiểm toán nội bộ khi các quỹ tín dụng nhân dân yêu cầu.
6. Có ý kiến tham gia bằng văn bản đối với danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân thành viên khi được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu.
7. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Điều lệ và pháp luật”.
“3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của ngân hàng hợp tác xã; tiếp nhận và yêu cầu ngân hàng hợp tác xã sửa đổi, bổ sung Quy chế điều hòa vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Thông tư này cho phù hợp với quy định của pháp luật nếu thấy cần thiết” .
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
THE STATE BANK OF VIETNAM
Circular No. 09/2016/TT-NHNN dated June 17, 2016 of the Vietnam State Bank amending, supplementing a number of articles of the Circular No. 31/2012/TT-NHNN dated November 26, 2012 of the State Bank Governor stipulating on Cooperative Bank
Pursuant to the Law on Vietnam State Bank No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Enterprises No. 68/2014/QH13 dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Cooperative No. 23/2012/QH13 dated November 20, 2012;
Pursuant to the Decree No. 156/2013/ND-CP of November 11, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
At the proposal of the Director of the Banking and Inspection Department;
The State Bank Governor promulgates the Circular on amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 31/2012/TT-NHNN dated November 26, 2012 of the State Bank Governor stipulating on Cooperative Bank;
Article 1. To amend, supplement a number of articles of the Circular No. 31/2012/TT-NHNN dated November 26, 2012 of the State Bank Governor stipulating on Cooperative Banks:
1. To amend and supplement Article 41 as follows:
“Article 41. Operations for Member People’s Credit Funds
1. To receive deposit of capital allocation, lend capital allocation for Member People’s Credit Funds according to Regulations on capital allocation.
The contents of Regulations on capital allocation must follow the following principles:
a) Member People’s Credit Funds deposit (term deposit, call deposit) at Cooperative Banks for capital allocation; If withdrawing the deposit before the due date, Member People’s Credit Funds shall send the notification to Cooperative Banks in advance;
b) Member People’s Credit Funds shall be lent for capital allocation by Cooperative Banks when they have demands on credit expansion.
c) Interest rate must ensure the support and interest rate for lending capital allocation must be clear, transparent and not for benefits, there must be a connection between Cooperative Banks and Member People’s Credit Funds.
d) Subjects, limit, orders, and documents related to receiving the deposit for capital allocation and lending for capital allocation must be specifically regulated.
dd) Regulations on capital allocation is established by Cooperative Banks and opinions of Member People’s Credit Funds must be collected and approved at the Member’s General Meeting of the Cooperative Bank. After promulgating the Regulations, Cooperative Bank shall organize a training workshop to publicize to all the member people’s credit funds and sent it to the State Bank (Banking and Inspection Department for inspection. The amendment and supplementation of Regulations on capital allocation shall be approved at the Member’s General Meeting of the Cooperative Bank.
2. To lend Member People’s Credit Funds to deal with temporary difficulties on payment;
3. To open payment account, provide means of payments for Member People’s Credit Funds.
4. To build, develop and apply new products, services in the operation of Member People’s Credit Funds to meet demands of members in People’s Credit Funds and develop benefits of the People in the area.
5. To implement other banking activities as stipulated for Member People’s Credit Funds.”
2. To amend, supplement Article 44 as follows:
“Article 44. Rights
1. Be access to informatics system of the State Bank to collect information related to operation of People’s Credit Funds.
2. Request People’s Credit Funds to provide the report to serve for capital allocation and inspect safety of the system.
3. Examine, inspect the use of the loan and the ability of People’s Credit Funds to pay for the loan at Cooperative Bank.
3. To amend and supplement Article 45 as follows:
“Article 45. Responsibilities
1. To guide, train banking professions, informatics technology for Member People’s Credit Funds.
2. To support banking activities for Member People’s Credit Funds as stipulated;
3. To handle with difficulties for Member People’s Credit Funds.
4. To promulgate Regulations on capital allocation as stipulated under Clause 1 Article 41 of this Circular after being approved at the Member’s General Meeting of the Cooperative Bank
5. To support Member People’s Credit Funds on internal audit when being requested;
6. To raise opinions in writing for tentative list of participants that are elected to be as a chair or other members of Management Board, heads and other member of control board, Directors of Member People’s Credit Funds when being requested by the State Bank’s branches in provinces and cities under the central management.
7. To implement other responsibilities as stipulated;
4. To amend, supplement Clause 3 Article 46 as follows:
“3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related units to inspect and examine operation of Cooperative Bank; receive and request Cooperative Bank to amend, supplement Regulations on capital allocationas stipulated under Clause 1 Article 41 of this Circular in accordance with the law of necessary.”
Article 2. Effect
1. This Circular takes effect on August 15, 2016.
2. Director of the Office, Director of the Banking and Inspection Department, Heads of units under the management of the State Bank, Directors of the State Bank’s branches in provinces and cities under the central management, Chairs of Management Board, General Directors of Cooperative Bank shall implement this Circular.
For the Governor
Deputy Governor
Nguyen Phuoc Thanh
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây