Thông tư 07/1997/TT-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 802/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tồn tại về mở thư tín dụng

thuộc tính Thông tư 07/1997/TT-NHNN7

Thông tư 07/1997/TT-NHNN7 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 802/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tồn tại về mở thư tín dụng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:07/1997/TT-NHNN7
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:04/12/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 07/1997/TT-NHNN7

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 07/1997/TT-NHNN7

NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

QUYẾT ĐỊNH 802/TTG NGÀY 24-09-1997 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

VỀ VIỆC XỬ LÝ TỒN TẠI VỀ MỞ THƯ TÍN DỤNG

Ngày 24-09-1997 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 802/TTg về việc xử lý tồn tại về mở thư tín dụng. Thực hiện Điều 6 Quyết định nói trên, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Đối tượng áp dụng của Thông tư này gồm các Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Pháp luật Việt Nam, được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và/hoặc có Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại và được thực hiện bằng phương thức mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.
2. Doanh nghiệp mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm, khi đến hạn thanh toán phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ thanh toán với Ngân hàng bảo lãnh theo đúng quy định của Hợp đồng. Trường hợp Doanh nghiệp chưa có khả năng thanh toán hoặc Doanh nghiệp đã nộp tiền vào Ngân hàng bảo lãnh thì Ngân hàng bảo lãnh phải có trách nhiệm thanh toán cho nước ngoài đầy đủ, đúng hạn theo đúng Quy chế của Ngân hàng Nhà nước về mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm và theo thông lệ Quốc tế.
Trường hợp Doanh nghiệp đã nộp đồng Việt Nam vào ngân hàng để xin mua ngoại tệ thanh toán cho Ngân hàng thì tỷ giá áp dụng để chuyển đổi Đồng Việt Nam sang ngoại tệ được thực hiện theo thoả thuận trong Hợp đồng giữa Ngân hàng với Doanh nghiệp và phù hợp với Quy chế quản lý ngoại hối hiện hành.
3. Số tiền doanh nghiệp nhận nợ bắt buộc do ngân hàng bảo lãnh thanh toán thay không tính vào hạn mức dư nợ của ngân hàng đối với Doanh nghiệp.
4. Việc cho vay bình thường quy định trong Quyết định 802/TTg là việc cho vay theo mức lãi suất trần hiện hành do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định (không áp dụng lãi suất quá hạn).
5. Số tiền ngân hàng đã thanh toán thay và Doanh nghiệp phải nhận nợ bắt buộc được thực hiện cho vay bình thường áp dụng cho các trường hợp sau:
a. Trường hợp thiết bị vật tư, hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho dự án, nhưng do nguyên nhân khách quan (như thiên tai, sâu bệnh, thay đổi cơ chế vĩ mô...) dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán đúng hạn. Doanh nghiệp phải giải trình cụ thể, có xác nhận bằng văn bản của cơ các quan chức năng (như nếu lý do giải phóng mặt bằng chậm, hoặc do thiên tai thì Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố hoặc người được uỷ quyền của Chủ tịch ký xác nhận; nếu do hàng nhập về chậm so với tiến độ thì cơ quan Hải quan xác nhận...), đối với Doanh nghiệp do Trung ương quản lý thì có xác nhận của Cơ quan chủ quản và các nguyên nhân được Ngân hàng bảo lãnh chấp nhận. Đồng thời Ngân hàng bảo lãnh và Doanh nghiệp nhận nợ thoả thuận để thống nhất kế hoạch trả nợ căn cứ vào chu kỳ sản xuất và thời hạn thu hồi vốn của Doanh nghiệp nhận nợ và làm các thủ tục cầm cố thế chấp (trong trường hợp chưa hoặc chưa có đủ hồ sơ hợp lệ và tài sản đảm bảo) để đảm bảo thu hồi hết nợ vay.
b. Đối với hàng hoá nhập khẩu trả chậm Doanh nghiệp chưa tiêu thụ được hoặc đã tiêu thụ một phần; Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán ngay cho Ngân hàng bảo lãnh số tiền đã thu được tương ứng với số hàng hoá đã tiêu thụ (trong trường hợp đã tiêu thụ một phần hàng hoá nhập khẩu). Tổng Giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng căn cứ vào số lượng hàng hoá của Doanh nghiệp chưa tiêu thụ hoặc số lượng, trị giá và khả năng tiêu thụ của hàng hoá còn tồn kho để xem xét quyết định số tiền cho doanh nghiệp vay bắt buộc theo hình thức bình thường. Ngân hàng thương mại quy định thời hạn cho vay theo chu kỳ sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hoá... và làm thủ tục cầm cố, thế chấp (trong trường hợp chưa có hoặc chưa có đủ hồ sơ hợp lệ và tài sản làm đảm bảo) để có thể thu hồi hết nợ vay.
c. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến hàng hoá nhập khẩu bị thất thoát phải được các cơ quan chức năng xác nhận (tuỳ theo tính chất và nguyên nhân tổn thất hàng hoá, Doanh nghiệp có văn bản báo cáo để cơ quan chức năng xác nhận). Đồng thời Doanh nghiệp giải trình cụ thể từng trường hợp với Ngân hàng bảo lãnh và các cơ quan liên quan như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính để có phương án xử lý hàng hoá bị thất thoát trình Thủ tướng Chính phủ.
d. Đối với Doanh nghiệp nhập khẩu trả chậm những mặt hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, nếu do biến động tỷ giá nên phát sinh lỗ, việc kê khai để xin bù lỗ, doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
6. Trường hợp Doanh nghiệp đã sử dụng vốn nhập hàng trả chậm không đúng mục đích: Doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi vốn hoàn trả Ngân hàng bảo lãnh số tiền Ngân hàng đã thanh toán thay cho Doanh nghiệp. Đồng thời, Doanh nghiệp phải nhận nợ vay Ngân hàng với lãi suất nợ quá hạn. Ngân hàng bảo lãnh chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm kê, đánh giá hàng hoá nhập khẩu, tài sản thế chấp và các tài sản khác liên quan để làm thủ tục xiết nợ, phát mại tài sản theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
Trường hợp hàng hoá bị thất thoát do biển thủ, tham ô thì Ngân hàng bảo lãnh có quyền đề nghị Cơ quan Pháp luật truy tố.
7. Trách nhiệm của Tổ chức hay cá nhân bảo lãnh cho Doanh nghiệp mở thư tín dụng hoặc bảo lãnh cho Doanh nghiệp mua lại hàng hoá của Doanh nghiệp nhập khẩu được quy định như sau:
a. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức, cá nhân bảo lãnh để mở thư tín dụng trả chậm, nếu doanh nghiệp chưa có hoặc chưa có đủ khả năng thanh toán, thì tổ chức, cá nhân bảo lãnh phải thanh toán thay Doanh nghiệp để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài đúng hạn. Trường hợp Tổ chức hay cá nhân bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng thì Ngân hàng được phát mại tài sản theo quy định của Pháp luật.
b. Trường hợp tổ chức, cá nhân đứng ra bảo lãnh để doanh nghiệp mua lại hàng hoá của doanh nghiệp nhập khẩu, Doanh nghiệp nhập khẩu có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng. Nếu doanh nghiệp mua lại hàng hoá chưa có hoặc chưa có đủ khả năng thanh toán cho Doanh nghiệp nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân đứng ra bảo lãnh cho Doanh nghiệp mua lại hàng hoá phải thực hiện thanh toán thay Doanh nghiệp mua hàng nhập khẩu. Trường hợp Tổ chức, cá nhân bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì thực hiện theo các quy định của pháp luật.
8. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Thống đốc; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; các Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; các Tổng Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng Thương mại; Ngân hàng Đầu tư và phát triển chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No. 07/1997/TT-NHNN7
Hanoi, December 04, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECISION No.802-TTg OF SEPTEMBER 24, 1997 OF THE PRIME MINISTER ON SOLVING THE EXISTING PROBLEMS IN OPENING LETTERS OF CREDIT
On September 24, 1997 the Prime Minister issued Decision No.802-TTg on solving the existing problems in opening letters of credit. In furtherance of Article 6 of the above-said Decision, the State Bank provides the following guidances:
1. Subject to this Circular are enterprises established and operating under Vietnamese law, which are allowed to engage in direct import and export and/or granted import permits by the Ministry of Trade and are entitled to open letters of credit for importing deferred payment goods.
2. An enterprise opening letters of credit for importing deferred payment goods, when the payment is due, shall have to fulfill its payment obligations towards the guarantor bank in accordance with the contract. If the enterprise has not been able to pay the debt or has already remitted money to the guarantor bank, such bank shall have to make full and timely payment to the concerned foreign party in accordance with the regulation of the State Bank on the opening of letters of credit for importing deferred payment goods and with international practices.
In cases where the enterprise has deposited money in Vietnam Dong to the bank for the purchase of foreign currency(ies) to pay to such bank, the exchange rate for the conversion of Vietnam Dong into the foreign currency(ies) shall comply with the agreement mentioned in the contract between the bank and the enterprise and conform with the current regulation on the management of foreign exchange.
3. The debt amount compulsorily acknowledged by the enterprise and paid by its guarantor bank shall not be accounted for in the enterprise's debt limitations at the bank.
4. Ordinary loans prescribed in Decision No.802-TTg are loans granted at the ceiling interest rates currently provided for by the Governor of the State Bank (the overdue interest rates shall not apply).
5. The debt amount already paid by the bank and compulsorily acknowledged by the enterprise shall be made an ordinary loan in the following cases:
a/ The enterprise importing equipment, supplies and goods in direct service of projects, which, due to objective reasons (like natural calamities, macro mechanism changes...) cannot make payment as scheduled, shall have to make detailed explanation with written certification by the functional agencies (for reasons of slow ground clearance or natural calamities the certification by the President of the provincial/municipal People's Committee or his/her authorized person is required; and for reasons of slow import tempo, the certification by the customs agency is required...); as for an enterprise managed by the Central Government, it must obtain certification from the parent agency and its reasons must be accepted by the guarantor bank. The guarantor bank and the debt acknowledging enterprise shall, at the same time, have to reach an agreement on a debt payment plan, based on the production cycle and time limit for recovery of ital from the enterprise and complete mortgage and pledge procedures (in cases where valid dossiers and security assets are unavailable or insufficient) so as to ensure the full debt recovery.
b/ For deferred payment import goods not yet sold or partly sold by the enterprise: The enterprise shall have to immediately pay the guarantor bank the amount of money corresponding the volume of sold goods (in case part of the import goods has been sold). The General Director (Director) of the bank shall, basing him/herself on the volume of goods not yet sold by the enterprise or the volume, value and saleability of the goods in stock, consider and decide the amount of money to be lent as a compulsory ordinary loan to the enterprise. The involved commercial bank shall determine the loan term according to the enterprise's production cycle and sale ability... and shall complete mortgage and pledge procedures (in cases where valid dossiers and assets for securities are unavailable or insufficient) so as to fully recover the debt.
c/ All objective causes of the loss of imported goods must be certified by functional agencies (depending on the nature and causes of the loss of goods, the enterprise shall make a report and submit it to a functional agency for certification). It shall also make detailed explanations for each specific case to the guarantor bank and the concerned agencies, such as the State Bank, the Ministry of Finance for a plan to deal with the loss of goods, which shall be submitted to the Prime Minister.
d/ The enterprise importing deferred payment goods under the Government's direction which suffers from losses due to the exchange rate fluctuation, shall have to make declaration for subsidies to cover such losses under the detailed guidances of the Ministry of Finance.
6. In case the enterprise has used ital for the import of deferred payment goods for wrong purposes, it shall have to recover the ital to pay the debt that the guarantor bank has paid for it. At the same time, it shall have to acknowledge such debt with the over-due interest rate. The guarantor bank shall take initiative in coordinating with the functional agencies to inventory and evaluate the imported goods, the mortgaged and pledged properties and the related properties so as to fill the procedures for debt claim and property auction under the provisions of law to recover the debt.
If the goods are lost due to embezzlement, the guarantor bank shall be entitled to propose the prosecution by the law enforcement agencies.
7. The responsibilities of organizations or individuals that guarantee an enterprise to open letters of credit or to re-purchase goods of the importing enterprise are determined as follows:
a/ In cases where the enterprise, which is guaranteed by an organization or individual to open deferred payment letters of credit, has no or not enough ability to pay the due debt, the guarantor organization or individual shall, on behalf of the enterprise, make payment to the bank so that the latter may pay debt to the foreign party on schedule. If the guarantor organization or individual fails to perform its/his/her obligations towards the bank, the bank shall be entitled to auction the properties in accordance with the provisions of law.
b/ In cases where an organization or individual provides guarantee for the enterprise to re-purchase goods of the importing enterprise, the importing enterprise shall have to make payment to the bank. If the enterprise which re-purchased the goods has no or not enough ability to make payment to the importing enterprise, the guarantor organization or individual shall have to pay debt on behalf of the enterprise which purchased the import goods. If the guarantor organization or individual fails to perform its/his/her obligations towards the importing enterprise, the provisions of law shall apply.
8. This Circular takes effect 15 days after its signing. The head of the Governor's Office; the heads of the units attached to the State Bank; the directors of the State Bank's branches in the provinces and cities directly under the Central Government; the General Directors and Directors of the commercial banks and investment and development banks shall have to implement this Circular.
 

 
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Le Duc Thuy
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 07/1997/TT-NHNN7 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất