Thông tư 06/2011/TT-NHNN về điều tra thống kê tiền tệ, hoạt động ngân hàng

thuộc tính Thông tư 06/2011/TT-NHNN

Thông tư 06/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều tra thống kê tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2011/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành:22/03/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tổ chức, cá nhân được phép điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng 
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 06/2011/TT-NHNN ngày 22/3/2011 quy định về điều tra thống kê tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trung ương theo quy định. 
Đối tượng áp dụng gồm đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài và các đối tượng có liên quan khác. 
Chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm: Các cuộc điều tra thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định và giao NHNN thực hiện; Các cuộc điều tra do NHNN chủ trì tiến hành ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia. 
Các đơn vị thuộc NHNN đề xuất các cuộc điều tra năm sau gửi Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ trước ngày 01/5 với điều tra thống kê quốc gia và trước 01/10 với điều tra ngoài chương trình thống kê quốc gia. 
Mọi cuộc điều tra do NHNN chủ trì phải được Thống đốc quyết định; Thống đốc công bố kết quả điều tra thống kê đúng thời hạn quy định trong phương án điều tra và không chậm hơn 45 ngày làm việc kể từ ngày Thống đốc phê duyệt kết quả điều tra. 
Cũng theo Thông tư này, tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước và có chức năng hoạt động ngân hàng được tiến hành điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh theo quy định. 
Đối với các tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động ngân hàng, trước khi thực hiện điều tra, thống kê về tiền tệ và ngân hàng phải được NHNN chấp thuận; kết quả của các cuộc điều tra này không có giá trị thay thế thông tin thống kê do NHNN công bố… 
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2011.

Xem chi tiết Thông tư06/2011/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
----------------------

Số: 06/2011/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2011

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TIỀN TỆ, HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ NGOẠI HỐI

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010;

Căn cứ Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 03/2010/NĐ-CP ngày 13/01/2010 của Chính phủ quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) ban hành Thông tư quy định về điều tra thống kê tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối như sau:

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi tắt là tiền tệ và ngân hàng); điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng.
3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài.
5. Tổ chức không thuộc các đối tượng được quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 của Điều này và cá nhân, hộ gia đình có liên quan đến điều tra thống kê tiền tệ và ngân hàng.
Điều 3. Mục đích điều tra thống kê của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều tra thống kê nhằm thu thập các thông tin thống kê về tiền tệ, ngân hàng và các thông tin thống kê khác có liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng ngân hàng trung ương theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra.
2. Điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là điều tra thống kê do Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.
3. Điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng của tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước là điều tra thống kê do tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước thực hiện để thu thập các thông tin thống kê về tiền tệ và ngân hàng. Điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng được quy định tại Mục 2, Chương II Thông tư này.
4. Đối tượng điều tra thống kê là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, hộ gia đình được điều tra thống kê.
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
1. Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời và khoa học trong điều tra thống kê.
2. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê.
3. Không tổ chức điều tra thống kê trùng lặp, chồng chéo về nội dung với các cuộc điều tra thống kê khác. Không tổ chức điều tra thống kê đối với các thông tin, số liệu đã được thu thập, tổng hợp theo quy định của pháp luật về báo cáo thống kê.
4. Công khai về phương pháp điều tra thống kê và công bố thông tin điều tra thống kê theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin điều tra thống kê đã được công bố công khai.
6. Những thông tin điều tra thống kê về từng tổ chức, cá nhân phải được sử dụng đúng mục đích và được bảo mật theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Các trường hợp tiến hành điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
1. Thu thập thông tin thống kê từ các tổ chức không phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê trong ngành ngân hàng hoặc các tổ chức không phải báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Bổ sung thông tin từ các tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê trong ngành ngân hàng và các tổ chức thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Thu thập thông tin từ hộ hoặc cơ sở kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân.
4. Thu thập thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất.
Điều 7. Chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
1. Chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm danh mục các cuộc điều tra thống kê do Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện, thời kỳ điều tra, thời điểm điều tra, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện điều tra, dự toán kinh phí và nguồn kinh phí điều tra.
2. Các cuộc điều tra thống kê thuộc chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm:
a) Các cuộc điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định vào giao Ngân hàng Nhà nước thực hiện;
b) Các cuộc điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước chủ trì tiến hành ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) phê duyệt, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trừ các cuộc điều tra thống kê thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia.
4. Thống đốc đề nghị Tổng cục Thống kê trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, bổ sung, bãi bỏ các cuộc điều tra thống kê quốc gia dài hạn và hàng năm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về thống kê.
5. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước đề xuất các cuộc điều tra thống kê của năm sau gửi Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ (trước ngày 01/5 hàng năm đối với cuộc điều tra thống kê thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia và trước ngày 01/10 hàng năm đối với cuộc điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia).
Điều 8. Điều tra thống kê đột xuất trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
1. Điều tra thống kê đột xuất trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng là điều tra thống kê do Ngân hàng Nhà nước thực hiện và không thuộc chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Thống đốc quyết định các cuộc điều tra thống kê đột xuất trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
3. Các cuộc điều tra thống kê đột xuất trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được thực hiện theo quy định tại Mục 1, Chương II Thông tư này và các quy định có liên quan của pháp luật.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TRONG LĨNH VỰC TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG
Điều 9. Chuẩn bị điều tra thống kê
1. Quyết định điều tra thống kê
Mọi cuộc điều tra thống kê do Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện phải được Thống đốc quyết định.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê
a) Tùy theo tính chất và quy mô của cuộc điều tra thống kê, Thống đốc quyết định thành lập hoặc không thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê;
b) Thành phần Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê bao gồm: Thống đốc hoặc Phó Thống đốc làm Trưởng ban; 01 cán bộ lãnh đạo của đơn vị chủ trì thực hiện cuộc điều tra làm Phó trưởng Ban và các thành viên do Thống đốc quyết định;
c) Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ và đơn vị có liên quan xây dựng và trình Thống đốc ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê;
d) Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Phương án điều tra thống kê
a) Cuộc điều tra thống kê phải có phương án điều tra thống kê;
b) Phương án điều tra thống kê bao gồm các quy định và hướng dẫn về: Mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, đơn vị, nội dung, phương pháp điều tra, phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin điều tra, thời điểm, thời gian điều tra, đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp tiến hành điều tra, lực lượng thực hiện điều tra, tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra, kinh phí và các điều kiện vật chất khác bảo đảm thực hiện, trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
c) Phương án điều tra thống kê kèm theo mẫu phiếu điều tra thống kê phải được Tổng cục Thống kê thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ trước khi trình Thống đốc phê duyệt.
4. Phiếu điều tra thống kê
a) Mẫu phiếu điều tra thống kê kèm theo hướng dẫn hỏi, trả lời câu hỏi điều tra được ban hành kèm theo phương án điều tra thống kê;
b) Chỉ các thông tin được ghi chép, phản ánh hoặc thu thập được trên phiếu điều tra thống kê hợp lệ mới được sử dụng tổng hợp kết quả điều tra thống kê.
5. Phiếu điều tra thống kê hợp lệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đầy đủ nội dung và hình thức đúng theo mẫu phiếu điều tra thống kê được phê duyệt kèm theo phương án điều tra thống kê;
b) Nội dung thông tin trên phiếu điều tra thống kê được ghi chép, phản ánh trung thực, đầy đủ, khách quan, chính xác thông tin, ý kiến, quan điểm của đối tượng điều tra thống kê;
c) Phiếu điều tra thống kê phải được Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê hoặc đơn vị chủ trì thực hiện cuộc điều tra thống kê phát ra;
d) Trong trường hợp điều tra thống kê theo phương pháp trực tiếp, phiếu điều tra thống kê đã hoàn thành ghi chép thông tin thu thập được từ đối tượng điều tra thống kê phải được ký tên, ghi rõ họ và tên của người thực hiện điều tra thống kê.
6. Hồ sơ thẩm định phương án điều tra thống kê gửi Tổng cục Thống kê bao gồm văn bản đề nghị thẩm định và dự thảo phương án điều tra thống kê kèm theo mẫu phiếu điều tra thống kê.
7. Thống đốc phê duyệt phương án điều tra thống kê và mẫu phiếu điều tra thống kê sau khi đã được Tổng cục Thống kê thẩm định.
Điều 10. Thực hiện điều tra thống kê
1. Tiến hành gửi phiếu điều tra thống kê hoặc cử người thực hiện điều tra thống kê tiếp xúc trực tiếp đối tượng điều tra thống kê để thu thập thông tin thống kê.
2. Tổng hợp, xử lý thông tin thống kê thu thập được.
3. Lập và trình Thống đốc phê duyệt báo cáo kết quả cuộc điều tra thống kê.
4. Gửi kết quả cuộc điều tra thống kê cho Tổng cục Thống kê.
5. Khi cần thiết, Thống đốc quyết định việc thuê tổ chức bên ngoài Ngân hàng Nhà nước tiến hành một hoặc một số công việc điều tra thống kê.
Điều 11. Công bố kết quả điều tra thống kê
1. Thống đốc công bố kết quả điều tra thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê.
2. Kết quả điều tra thống kê được công bố theo đúng thời hạn quy định trong phương án điều tra thống kê được phê duyệt và không chậm hơn 45 ngày làm việc kể từ ngày Thống đốc phê duyệt kết quả điều tra thống kê.
3. Kết quả điều tra thống kê được công bố thông qua một hoặc một số các hình thức và phương tiện sau đây:
a) Niên giám thống kê;
b) Các sản phẩm thống kê bằng văn bản, bằng điện tử trên mạng tin học;
c) Họp báo;
d) Các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 12. Bảo mật và sử dụng thông tin, kết quả điều tra thống kê
1. Thông tin, kết quả điều tra thống kê phải được giữ bí mật bao gồm:
a) Thông tin, số liệu gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố;
b) Những thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
2. Thông tin, kết quả điều tra thống kê được sử dụng theo đúng mục đích quy định tại phương án điều tra thống kê được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về thống kê.
3. Việc trích dẫn, sử dụng thông tin, kết quả điều tra thống kê được Thống đốc công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc thông tin.
4. Nghiêm cấm sử dụng thông tin, kết quả điều tra thống kê làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tiền tệ và an toàn hoạt động ngân hàng, làm phương hại đến lợi ích quốc gia và lợi ích của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin điều tra.
Điều 13. Kinh phí điều tra thống kê
1. Kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê được tổng hợp trong dự toán ngân sách của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Thống kê theo quy mô và tính chất của từng cuộc điều tra.
2. Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc điều tra thống kê thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Hàng năm, Vụ Tài chính – Kế toán làm đầu mối phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ và các đơn vị liên quan xây dựng và trình Thống đốc dự toán kinh phí đảm bảo triển khai chương trình điều tra thống kê, các cuộc điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê
1. Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê chỉ đạo đơn vị chủ trì thực hiện cuộc điều tra thống kê và các đơn vị liên quan tiến hành:
a) Xây dựng và trình Thống đốc phê duyệt phương án điều tra thống kê, mẫu phiếu điều tra thống kê kèm theo hướng dẫn hỏi, trả lời câu hỏi điều tra;
b) Tổ chức triển khai cuộc điều tra thống kê theo phương án điều tra thống kê được phê duyệt;
c) Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin điều tra thống kê và lập báo cáo kết quả điều tra thống kê.
2. Trình Thống đốc phê duyệt kết quả điều tra thống kê và công bố kết quả điều tra thống kê theo quy định của Luật Thống kê.
3. Thực hiện nhiệm vụ điều tra thống kê khác do Thống đốc giao và các quy định có liên quan của pháp luật về thống kê.
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị chủ trì thực hiện cuộc điều tra thống kê
1. Chủ trì, phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ xây dựng và trình Thống đốc ban hành Quyết định điều tra thống kê.
2. Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê (nếu có) thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê quy định tại Điều 14 Thông tư này trong trường hợp Thống đốc không thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê.
4. Chủ trì, phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ và tổ chức, đơn vị liên quan xây dựng phương án điều tra thống kê, mẫu phiếu điều tra thống kê kèm theo hướng dẫn hỏi, trả lời câu hỏi điều tra.
5. Tiến hành các thủ tục đề nghị chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đối với cuộc điều tra thống kê thuộc phạm vi chức năng quản lý của cơ quan đó theo quy định của pháp luật về thống kê.
6. Chủ trì, phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ xây dựng hồ sơ đề nghị Tổng cục Thống kê thẩm định phương án điều tra thống kê, mẫu phiếu điều tra thống kê.
7. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện cuộc điều tra thống kê theo phương án điều tra thống kê được phê duyệt.
8. Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin điều tra thống kê và lập báo cáo kết quả cuộc điều tra thống kê trình Thống đốc phê duyệt (trường hợp không thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê) hoặc trình Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê chấp thuận, trình Thống đốc phê duyệt (trường hợp thành lập Ban Chỉ đạo cuộc điều tra thống kê).
9. Gửi Tổng cục Thống kê và Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ Quyết định điều tra thống kê, phương án điều tra thống kê kèm theo mẫu phiếu điều tra thống kê, báo cáo kết quả điều tra thống kê ngay sau khi được Thống đốc phê duyệt hoặc ban hành.
10. Lưu giữ, quản lý hồ sơ, tài liệu của cuộc điều tra thống kê.
11. Thực hiện nhiệm vụ điều tra thống kê khác do Thống đốc giao và các quy định có liên quan của pháp luật về thống kê.
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng danh mục các cuộc điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia trình Thống đốc phê duyệt, gửi Tổng cục Thống kê.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Thống đốc ban hành, sửa đổi, bổ sung chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
4. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các đơn vị liên quan trong việc triển khai chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã được phê duyệt.
5. Phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện cuộc điều tra thống kê xây dựng, trình Thống đốc ban hành Quyết định cuộc điều tra thống kê và phê duyệt phương án điều tra thống kê, mẫu phiếu điều tra thống kê.
6. Chủ trì thực hiện các cuộc điều tra thống kê thuộc chương trình điều tra thống kê trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, trừ cuộc điều tra thống kê được Thống đốc giao đơn vị khác chủ trì thực hiện.
7. Hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ điều tra thống kê cho các tổ chức, đơn vị trong ngành ngân hàng.
8. Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước và không có chức năng hoạt động ngân hàng trình Thống đốc xem xét, chấp thuận.
9. Thực hiện nhiệm vụ điều tra thống kê khác do Thống đốc giao và các quy định có liên quan của pháp luật về thống kê.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện điều tra thống kê
1. Được tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê.
2. Thực hiện điều tra theo đúng phương án điều tra thống kê đã được phê duyệt.
3. Cung cấp thông tin, giải thích, hướng dẫn cho đối tượng điều tra thống kê về cuộc điều tra và phiếu điều tra thống kê.
4. Thu thập, ghi chép, tổng hợp các thông tin, số liệu điều tra thống kê một cách trung thực, đầy đủ theo phiếu điều tra thống kê.
5. Thực hiện bảo mật thông tin, số liệu điều tra thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê và bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Báo cáo kịp thời Ban Chỉ đạo cuộc điều tra hoặc thủ trưởng đơn vị chủ trì thực hiện điều tra thống kê về khó khăn, vướng mắc và vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra thống kê.
7. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng điều tra thống kê
1. Được thông báo quyết định điều tra thống kê.
2. Không được từ chối hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê của Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp điều tra theo phương pháp gián tiếp, đối tượng điều tra thống kê phải ghi trung thực, đầy đủ các phiếu điều tra và gửi đúng hạn cho Ngân hàng Nhà nước (đơn vị chủ trì thực hiện cuộc điều tra thống kê).
3. Cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của người điều tra thống kê.
4. Được bảo đảm bí mật thông tin, số liệu điều tra thống kê đã cung cấp theo quy định của pháp luật.
5. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
6. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
MỤC 2. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ VỀ TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NGOÀI HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 19. Mục đích, nguyên tắc điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
1. Tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước và có chức năng hoạt động ngân hàng được tiến hành điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước và không có chức năng hoạt động ngân hàng thực hiện điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện điều tra thống kê.
3. Kết quả của các cuộc điều tra thống kê quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không có giá trị thay thế thông tin thống kê do Ngân hàng Nhà nước công bố.
4. Các cuộc điều tra thống kê quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện của các tổ chức, cá nhân về nội dung và thời điểm điều tra.
5. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân tiến hành điều tra thống kê làm phương hại đến lợi ích quốc gia, sự ổn định tiền tệ, an toàn hoạt động ngân hàng và chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 20. Thủ tục chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với cuộc điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng của tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước và không có chức năng hoạt động ngân hàng
1. Tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước và không có chức năng hoạt động ngân hàng có nhu cầu điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng phải gửi hồ sơ cuộc điều tra thống kê đến Ngân hàng Nhà nước để xem xét, chấp thuận.
2. Hồ sơ cuộc điều tra thống kê gửi 01 bộ qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ) hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ) bao gồm:
a) Văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện cuộc điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng;
b) Dự thảo phương án điều tra thống kê bao gồm các nội dung: Mục đích, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, đơn vị, nội dung, phương pháp điều tra, phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin điều tra, thời điểm, thời gian điều tra, đơn vị tiến hành điều tra và lực lượng thực hiện điều tra, tổng hợp, phân tích, công bố kết quả điều tra, kinh phí và các điều kiện vật chất khác bảo đảm thực hiện, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Mẫu phiếu điều tra thống kê kèm theo hướng dẫn hỏi, trả lời câu hỏi điều tra.
3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của cuộc điều tra thống kê, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến chấp thuận hoặc không chấp thuận cuộc điều tra thống kê.
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước và không có chức năng hoạt động ngân hàng thực hiện cuộc điều tra thống kê về tiền tệ và ngân hàng.
1. Thực hiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 20 Thông tư này.
2. Chỉnh sửa nội dung phương án điều tra, mẫu phiếu điều tra thống kê, hướng dẫn hỏi, trả lời câu hỏi điều tra theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước và gửi lại Ngân hàng Nhà nước (Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ) để xem xét, chấp thuận.
3. Thực hiện điều tra thống kê theo phương án điều tra thống kê đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và theo quy định của pháp luật.
4. Gửi kết quả cuộc điều tra thống kê cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ) trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc điều tra thống kê và trước khi công bố kết quả cuộc điều tra ít nhất 10 ngày làm việc.
5. Sử dụng kết quả cuộc điều tra thống kê theo mục đích nêu tại phương án điều tra thống kê đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
Điều 23. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. 

Nơi nhận:
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ (2 bản);
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Các đơn vị thuộc NHNN, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố;
- Các TCTD;
- Lưu VP, PC, DBTKTT.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

No: 06/2011/TT-NHNN

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, March 22, 2011

 

CIRCULAR

STIPULATION OF STATISTICAL SURVEY IN MONETARY, BANKING ACTIVITIES AND FOREIGN EXCHANGE TRANSACTIONS

THE STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 of June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Credit Institutions No.47/2010/QH12 of June 16, 2010;
Pursuant to the Statistics Law No. 04/2003/QH11 of June, 17, 2003;
Pursuant to the Government’s Decree No. 40/2004/ND-CP, of February 13, 2004, providing in detail and guiding for execution a number of Articles of the Statistics Law;
Pursuant to the Government’s Decree No.03/2010/ND-CP of January 13, 2010, providing for position, functions, duties, authorities and statistical organizations of ministr, Ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No.96/2008/ND-CP of August 26, 2008, providing for functions, duties, authorities and organizational structure of the Vietnam State Bank,
The Vietnam State Bank (hereinafter called as the State Bank) issues Circular providing for monetary statistical survey, banking activities and foreign exchange transactions as follows:

Chapter I

GENNERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular stipulates on statistical survey in monetary field, banking activities and foreign exchange transactions (hereinafter called as monetary and banking); statistical survey in monetary and banking activities of organizations and individuals outside the system of State statistical organizations.

Article 2. Subjects of application

1. The units of the State Bank.

2. Credit Institutions.

3. The branches of the foreign banks.

4. The representative offices of the foreign credit institutions.

5. The organizations not belong to the subjects provided from clause 1 to clause 4 of this Article and individuals, households in related to the monetary and banking statistical survey.

Article 3. The purpose of the State Bank’s statistical survey

The State Bank conducts statistical surveys in order to collect statistical informations of monetary, bank and the other concerned statistical informations to execute the state management function and the central bank function under laws.

Article 4. Interpretation of terms

1. Statistical survey is the form of collection of statistical information according to a survey plan.

2. Statistical survey of monetary and banking field is the statistical survey conducted by the State Bank as the main responsible person under laws of statistic.

3. Statistical survey of monetary and banking of the organizes, individuals outside the system of State statistical organizations is the statistical survey implemented by the organizes, individuals outside the system of State statistical organizations in order to collect statistical information of monetary and banking. Statistical survey of monetary and banking is provided in Item 2, Chapter II of this Circular.

4. Objects of statistical survey are the organizes (including of the foreign credit institutions, branches of foreign banks), individuals, households statistical surveyed.

Article 5. Principles of implementing the statistical survey in monetary and banking field

1. Assuring the faith, objectivity, accuracy, completeness, timeliness and science in statistical survey.

2. Assuring professional independence in statistical acts.

3. Not to carry out statistical surveys repeated, overlapped the contents of the other statistical surveys. Not to implement statistical surveys of the information, datas collected and synthesized under laws on statistical report.

4. Publicity of statistical survey method and publicization of statistical survey information under laws.

5. Ensuring the equal rights in the access to and use of the statistical survey information publicized.

6. The statistical survey information of each organization, individual must be used for right purpose and kept in confidentiality under laws.

Article 6. The cases of statistical survey conducting in monetary and banking field

1. Collecting statistical information from the organizes do not apply the statistical reporting regimes in banking field or the organizes not responsible for reporting, providing information to the State Bank under laws.

2. Supplementing information from the organizes are responsible for statistical reporting regimes in banking field and the oraganizes are responsible for reports, providing information to the State Bank under laws.

3. Collecting information from households or individuals businesses, households and individuals.

4. Collecting statistical information when there are unexpected demands.

Article 7. Statistical survey program in monetary and banking field

1. Statistical survey program in monetary and banking field includes the item list of statistical surveys implemented by the State Bank as the main responsible unit, duration and time of the survey, main responsible unit, coordinating unit to survey, fund estimates and fund sources for surveying.

2. The statistical surveys which are belonging to the statistical survey program in monetary and banking field include:

a) The statistical surveys in monetary and banking field which are belong to the national statistical survey program decided by Prime Minister and assigning the State Bank to implement;

b) The statistical surveys in monetary and banking field implemented by the State Bank as the main responsible agency without the national statistical survey program.

3. The State Bank Governor (hereinafter called as the Governor) approves, amends, supplements, cancels the national statistical survey program in monetary and banking field, except for the statistical surveys belong to the national statistical survey program.

4. The Governor proposes the General Department of Statistic for submitting to the Prime Minister for decision, supplementation, cancellation the prolong and annual national monetary and banking statistical survey under statistics laws.

5. Based on its functions, duties, the entities under the State Bank’s management propose the next year statistical surveys to send to the Monetary Statistics and Forecast Department (before the first of May every year for the statistical survey belong to the national statistical survey program and before the first of October every year for the statistical survey outside the national statistical survey program).

Article 8. Unexpected statistical survey in monetary and banking field

1. Unexpected statistical survey in monetary and banking field is the statistical survey implemented by the State Bank and not belongs to the monetary and banking statistical survey program.

2. The Governor decides the unexpected statistical surveys in monetary and banking field.

3. The unexpected statistical surveys in monetary and banking field implemented according to provisions in Item 1, Chapter II of this Circular and the related other laws.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

ITEM 1. STATISTICAL SURVEY IN MONETARY AND BANKING FIELD

Article 9. Preparation for statistical survey

1. Decision of statistical survey

Every statistical survey that the State Bank is the main responsible person to implement must be decided by the Governor.

2. Establishment of a steering committee of the statistical survey.

a) Depending on the nature and scale of the statistical survey, the Governor decides to establish or not a steering committee of the statistical survey;

b) The members of the steering committee of the statistical survey include: the Governor or deputy Governor as the chief of committee; 01 leader officer of the unit assuming the prime responsibility to implement the survey as deputy chief of committee and remain members decided by the Governor;

c) The Organization and Personnel Department is the wholecontact to coordinate with the Monetary Statistics and Forecast Department and the related units to compile and submit to the Governor for issuing the Decision on establishment of the steering committee of the statistical survey;

d) The steering committee of the statistical survey has rights and duties upon the provisions in Article 14 of this Circular.

3. Statistical survey plan

a) Statistical survey must have its plan;

b) The statistical survey plan includes the provisions and guides on: Purpose, requirement, scope, object, unit, content, surveying method, surveying information handling and synthesizing method, time of survey, duration of survey, the main responsible unit, coordinating unit to survey, surveying forces, synthesizing, analyzing, publicization the surveying result, fund and other material conditions to assure for implementation, responsibilities of the related organizations, units, individuals;

c) The statistical survey plan enclosed with the statistical survey questionnaire form must be professionally evaluated by the General deparetment of Statistic before being submitted to the Governor for approval.

4. The statistical survey questionnaire form

a) The statistical survey questionnaire form enclosed with the instructions of asking, answering survey questions issued together with the statistical survey plan;

b) Only the information written, reflected or collected form valid statistical survey questionnaire form shall be used to synthesize in the statistical survey result.

5. The valid statistical survey questionnaire form must meet the following conditions:

a) Having fully contents and forms as specified in the statistic survey questionnaire approved together with the statistical survey plan;

b) The contents of information on the statistical survey questionnaire form must be written, reflected of information, ideas, opinions of the statistical survey objects faithfully, fully, objectively, exactly;

c) The statistical survey questionnaire form must be delivered by the steering committee of the statistical survey or the main responsible unit to implement statistical survey;

d) In case of statistical survey implemented via direct method, the statistic survey questionnaire form completed writing information collected from the statistic survey objects must be signed and clear write full named of statistical survey executing person.

6. Statistical plan evaluated documents sending to the General department of Statistic include the proposing correspondence of evaluating and the draft of statistical survey plan enclosed with the statistical survey questionnaire form.

7. The Governor approves the statistical survey plan and the statistical survey questionnaire form after it is evaluated by the General department of Statistic.

Article 10. Execution of statistical survey

1. Organize to send the statistical survey questionnaire form or appoint statistical survey executing person contact directly to the statistical survey objects to collect statistical information.

2. Synthesize and settling statistical information collected.

3. Compile and submitt to the Governor for approval the report of statistical survey result.

4. Send the statistical survey result to the General deparment of Statistic.

5. In neccessary, the Governor decides to rent the organize outside the State Bank to implement one or several statistical survey works.

Article 11. Publishing the statistical survey result

1. The Governor publishes the statistical survey result under the regulations of statistics law.

2. The statistical survey result is published timely stipulated in the statistical survey plan approved and not later 45 working days since the Governor have approvaled the statistical survey result.

3. The statistical survey result is published via one of or some of forms and means as follows:

a) The statistic yearbook;

b) The statistic products in writing, electricity on the internet;

c) The Press meetings;

d) Means of media.

Article 12. Confidentiality and using of statistical survey information, results

1. Statistical survey information, results must be kept in confidentiality including:

a) The information, data to beralated to particular name, address of each organize, individual except of case that organize, individual agree to publish;

b) The information belongs to the state confidential list.

2. Statistical survey information, results used precisely with its purpose stipulated in the statistical survey plan approved according to the regulations of statistics laws.

3. Quoting, using statistical survey information, results published by the Governor must be faithful and notes clearly of information source.

4. Strictly forbid using statistical survey information, results to cause bad effect to the stability of monetary and banking operation safety, harm to national benefits and benefit of the organizes, individuals provided survey information.

Article 13. Statistical survey fund

1. Fund for implementing statistical surveys is synthetized in budget estimate of State bank according to provisions of State Budget Law and Statistics Law depending on the scale and nature of each statistical survey.

2. The estimation, using and handling of the statistical surveys’ funding implemented under the laws.

3. Annually, the Finance-Accounting Department is the wholecontact to coordinate with the Monetary Statistics and Forecast Department and the related units to plan and submit to the Governor the fund estimation in advance to assure for implementing the statistical survey programs, the statistical surveys in monetary and banking field.

Article 14. Rights and duties of the statistical survey Steering Committee

1. The Steering committee of statistical survey instructs the statistical surveys implementing main responsible and related units to execute:

a) Compiling and submitting to the Governor for approving the statistical survey plan, the statistical survey questionnaire form enclosed with the instructions of asking and answering survey questions;

b) Organizing to implement the statistical survey upon the statistical survey plan approved;

c) Collecting, synthetizing, handling, analyzing the statistical survey information and making the report of statistical survey result.

2. Submitting to the Governor for approving the statistical survey result and publishing statistical survey result under the regulations of the statistics Law.

3. Implementing the other statistical survey duties appointed by the Governor and provided by related regulations of statistics laws.

Article 15. Rights and Duties of the statistical survey implementing main responsible Units

1. Sponsoring, coordinating with the Monetary Statistics and Forecast Department to compile and submit to the Governor for issuing the statistical survey Decision.

2. Consulting, helping the Steering Committee of statistical survey (if have) to execute its rights and duties as stipulated in Article 14 of this Circular.

3. Implementing the rights and duties of the Steering Committee of statistical survey as stipulated in Article 14 of this Circular in case the Governor does not establish the statistical survey Steering Committee.

4. Sponsoring, coordinating with the Monetary Statistics and Forecast Department and the related organizations, units to make the statistical survey plan, statistical survey questionnaires form enclosed with the instructions of asking and answering survey questions.

5. Implementing the procedures of suggesting to be approved by the related state management organizations toward the statistical surveys under its scope of management functions under the regulations of statistics laws.

6. Sponsoring, coordinating with the Monetary Statistics and Forecast Department to make documents to suggest the General department of Statistics evaluate the statistical survey plan, statistical survey questionnaire form.

7. Sponsoring, coordinating with the related organizations, units to cary out of implementing of the statistical survey upon the statistical survey plan approved.

8. Collecting, synthetizing, handling, analyzing the statistical survey information and making the report of statistical survey result to submit the Governor for approving (in case of no establishing the statistical survey Steering Committee) or submit the statistical survey Steering Committee for agreement, submit the Governor for approving (in case of establishing the statistical survey Steering Committee).

9. Sending statistical survey decision, statistical survey plan, enclosed with the form of statistical survey questionnaire, report of the statistical survey result to the General department of Statistics and the Monetary Statistics and Forecast Department right after documents being approved or issued by the Governor.

10. Saving, managing the statistical survey’s documents, datas.

11. Implementing the other statistical survey duties assigned by the Governor and under the related regulations of statistics laws.

Article 16. Rights and Duties of Monetary Statistics and Forecast Department

1. Sponsoring, coordinating with the related units to make the item list of statistical surveys in monetary and banking field is subject to the program of national statistical survey to submit to the Governor for approving, sending to the General department of Statistics.

2. Sponsoring, coordinating with the related units to make, submit to the Governor for issuing, amending, supplementing the program of statistical survey in monetary and banking field.

3. Sponsoring, coordinating with the related units to implement the program of statistical survey in monetary and banking field.

4. Instructing, monitoring, checking the related units in implementing the program of statistical survey in the monetary and banking field approved.

5. Coordinating with the statistical survey main responsible unit to compile, submit to the Governor for issuing the decision of statistical survey and approving the plan of statistical survey, the statistical survey questionnaire form.

6. Sponsoring to implement the statistical surveys are subject to the program of statistical survey in the monetary and banking field, except for the statistical survey the Governor assigned to the other units in sponsoring.

7. Instructing, spreading of the profesional skill and knowledge of statistical survey to the banking organizes, units.

8. Receiving, investigating documents of monetary and banking statistical survey of the organizes, individuals not belong to the state statistical organizational system and not have the function of banking activities to submit to the Governor for considering and approving.

9. Implementing the other statistical survey duties assigned by the Governor and the related regulations of statistics laws.

Article 17. Rights and duties of statistical survey implementing personnel

1. Being trained, guided on the statistical survey professional skills and knowledge.

2. Implementing survey exactly upon the plan of statistical survey approved.

3. Providing information, explaining, instructing for the statistical survey objects of the survey and the statistical survey questionnaire form.

4. Collecting, taking note, synthesizing the information, datas of statistical survey faithfully, fully upon the statistical survey questionnaire form.

5. Keeping the information, data of statistical survey in confidentiality under laws of statistics and state secret protection.

6. Reporting timely to the Steering committee of statistical survey or the header of the statistical survey implementing main responsible unit about difficulties, problems and law violations in the process of statistical survey.

7. Implementing the other rights and duties under laws.

Article 18. Rights and duties of statistical survey objects

1. Being informed of the statistical survey decision.

2. Not to refuse or obstruct the statistical survey implementation of the State Bank. In case statistical survey implemented with indirect method, the statistical survey objects must fill in faithfully, fully the statistical survey questionnaires form and send timely to the State Bank (the statistical survey implement main responsible unit).

3. Providing truth, fully and timely reliable information at the request of statistical survey person.

4. Information secrets, statistical survey datas supplied shall be kept in safe under laws.

5. Claiming, accusing of law violations on statistical survey.

6. Implementing the other rights and duties under regulations of law.

ITEM 2. STATISTICAL SURVEY ON MONETARY AND BANKING OF THE ORGANIZES, INDIVIDUALS OUTSIDE THE STATE STATISTIC ORGANIZATIONAL SYSTEM

Article 19. Purposes, principles of statistical survey on monetary and banking of the organizes, individuals outside the state statistic organizational system.

1. The organizes, individuals outside the state statistic organizational system have the function of banking operation are permitted to implement statistical survey on monetary and banking in order to service for scientific research and business product under laws.

2. The organizes, individuals outside the state statistic organizational system have no the function of banking operation just implement statistical survey on monetary and banking if the State Bank approved before statistical survey implement.

3. The results of statistical surveys stipulated in clause 1, clause 2 of this Article are not valid to replace statistical survey information published by the State Bank.

4. The statistical surveys stipulated in clause 1, clause 2 of this Article are implemented upon the principle of survey contents and time spontaneous of organizes, individuals.

5. Forbidding organizes, individuals implementing statistical surveys harming to the national benefits, monetary stability, safety of banking operation and national monetary policy.

Article 20. The Procedures for the State Bank’s approving of statistical surveys on monetary and banking of the organizes, individuals outside the state statistic organizational system and without function of banking operation

1. The organizes, individuals outside the state statistic organizational system and without function of banking operation who have demands for statistical surveys on monetary and banking must apply documents of statistical survey to the State Bank for considering, approving.

2. Documents of statistical survey can sent 01 dossier via mail to the State Bank (the Monetary Statistics and Forecast Department) or hand in directly at the State bank (the Monetary Statistics and Forecast Department) include:

a) An application suggest the State Bank to approve for statistical surveys implementing on monetary and banking;

b) Drafting of the statistical survey plan with the following contents: Purpose, requirement, scope, object, unit, content, method of survey, method of survey information synthesize and handling, time and duration of the survey, the surveying units and the forces for survey implementing, synthesizing, analyzing, publishing the survey result, funding and the other material conditions to assure for executing, responsibilities of the related organizes, individuals;

c) Statistical survey questionnaire form enclosed with the instructions of asking and answering survey questions.

3. Within 15 working days since the date of receiving complete and regular statistical survey documents, the State Bank shall reply that they approve or not of the statistical survey.

Article 21. Rights and duties of the organizes, individuals outside the state statistic organizational system and without function of banking operation when implement statistical surveys on monetary and banking.

1. Implementing as provided in clause 1, clause 2 of Article 20 of this Circular.

2. Amending the content of survey plan, forms of statistical survey questionnaire, instructions for asking and answering survey questions upon the State Bank’s opinion and send back to the State Bank (the Monetary Statistics and Forecast Department) for considering and approving.

3. Implementing statistical survey with the statistical survey plan approved by the State Bank and under regulations of laws.

4. Sending the statistical survey result to the State Bank (the Monetary Statistics and Forecast Department) within 30 working days since the date of ending the statistical survey and at least 10 working days prior to the publishing of the survey result.

5. Using the statistical survey result in accordance with the purpose stipulated at the statistical survey plan approved by the State Bank and under the regulations of laws.

6. Implementing the other rights and duties under the regulations of laws.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 22. Implementation effect

This Circular takes effect as from the first of June, 2011.

Article 23. Implementation organization

Chief Office, Head of the Monetary Statistic and forecast Department, Heads of related units of the State Bank, Directors of State Bank s branches in centrally-affiliated cities and provinces, Chairman of the Board of Directors, General Directors (Directors) of the credit institutions, related organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

 

FOR THE GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Dong Tien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 06/2011/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất