Thông tư 04/2016/TT-NHNN lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá

thuộc tính Thông tư 04/2016/TT-NHNN

Thông tư 04/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2016/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành:15/04/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Được mua bán giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước

Có hiệu lực từ ngày 01/06/2016, Thông tư số 04/2016/TT-NHNN ngày 15/04/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua bán giấy tờ có giá đang lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Đối với giấy tờ có giá đang lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải làm thủ tục rút giấy tờ có giá từ tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trước khi tiến hành mua bán.
Về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư quy định, giấy tờ có giá sử dụng trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên phải là các giấy tờ có giá chưa được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước. Trong thời gian cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý, bên cầm cố có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời hạn cầm cố và/hoặc đổi giấy tờ có giá đang được Ngân hàng Nhà nước phong tỏa bằng giấy tờ có giá khác đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp bên cầm cố không thể hoàn trả đúng thời hạn toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khoản vay cho bên nhận cầm cố, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố theo yêu cầu bằng văn bản có xác nhận của bên cầm cố và biên bản xử lý nợ giữa hai bên.

Xem chi tiết Thông tư04/2016/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Số: 04/2016/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LƯU KÝ VÀ SỬ DỤNG GIẤY TỜ CÓ GIÁ
TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam s 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành trái phiếu Chính ph, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyn địa phương;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 m 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao dịch;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là thành viên).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
2. Lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu giấy tờ có giá do thành viên trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là VSD) nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến giấy tờ có giá của người sở hữu và thực hiện một số nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước
3. Chuyển giao giấy tờ có giá giữa các bên trong giao dịch sử dụng giấy tờ có giá là việc chuyển khoản đối với giấy tờ có giá loại ghi sổ hoặc bàn giao, kiểm đếm và ghi nhận vào hệ thống kế toán đối với giấy tờ có giá loại chứng chỉ. Chuyển giao giấy tờ có giá có thể bao gồm hoặc không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá.
4. Tài khoản tự doanh là tài khoản do VSD mở cho thành viên lưu ký của VSD hoặc tổ chức được mở tài khoản tại VSD để quản lý giấy tờ có giá thuộc sở hữu của chính thành viên lưu ký hoặc của tổ chức được mở tài khoản tại VSD.
5. Tài khoản môi giới là tài khoản do VSD mở cho thành viên lưu ký của VSD hoặc tổ chức được mở tài khoản tại VSD để quản lý giấy tờ có giá thuộc sở hữu khách hàng của thành viên lưu ký hoặc khách hàng của tổ chức được mở tài khoản tại VSD.
6. Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước gồm Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đang quản lý và Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSD.
Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đang quản lý là tài khoản nội bộ của Ngân hàng Nhà nước để lưu ký giấy tờ có giá thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSD là tài khoản thuộc loại tự doanh được VSD mở theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để lưu ký các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhà nước.
7. Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD là tài khoản thuộc loại môi giới được VSD mở theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để phong tỏa và lưu ký giấy tờ có giá thuộc sở hữu của thành viên nhằm thực hiện một số nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước.
8. Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký là tài khoản Ngân hàng Nhà nước mở để theo dõi lưu ký giấy tờ có giá của thành viên. Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký gồm Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước và Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD.
Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là tài khoản Ngân hàng Nhà nước mở theo yêu cầu của thành viên để lưu ký giấy tờ có giá trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD là tài khoản VSD mở theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để lưu ký giấy tờ có giá của thành viên tại VSD.
9. Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố là tài khoản nội bộ của Ngân hàng Nhà nước mở cho thành viên để hạch toán giấy tờ có giá theo đề nghị cầm cố, ký quỹ của thành viên khi tham gia một số nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
10. Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng là tài khoản nội bộ của Ngân hàng Nhà nước mở cho thành viên để phong tỏa giấy tờ có giá trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng.
Điều 4. Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Các loại giấy tờ có giá bao gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;
d) Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
2. Điều kiện giấy tờ có giá
a) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
b) Thuộc loại giấy tờ có giá được quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;
d) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
3. Mệnh giá giấy tờ có giá
Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng).
Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
4. Mã giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được thống nhất quản lý theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế (ISIN) đã cấp khi phát hành.
Điều 5. Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm:
a) Nghiệp vụ thị trường mở;
b) Nghiệp vụ tái cấp vốn:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Các hình thức tái cấp vốn khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
c) Cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;
d) Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
2. Giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên bao gồm:
a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên;
b) Mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Điều 6. Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
1. Hồ sơ mở tài khoản
Để lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này (gọi tắt là tổ chức) lập và gửi Ngân hàng Nhà nước 01 (một) bộ hồ sơ gồm:
a) Giấy nghị mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 1a/LK đính kèm Thông tư này;
b) Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký theo Phụ lục 1b/LK đính kèm Thông tư này;
c) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
d) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện của chủ tài khoản kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
đ) Trường hợp tổ chức mở tài khoản lưu ký thuộc đối tượng bắt buộc phải có chữ ký kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trên chứng từ kế toán giao dịch với ngân hàng theo quy định của pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá phải có quyết định bổ nhiệm kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá.
2. Các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này là bản chính, các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều này là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá cho thành viên.
Điều 7. Lưu ký giấy tờ có giá
1. Đối với giấy tờ có giá ghi sổ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
a) Trường hợp thành viên thực hiện lưu ký giấy tờ có giá thuộc danh mục giấy tờ có giá đang được quản lý tại Ngân hàng Nhà nước:
Thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 2/LK đính kèm Thông tư này và chứng từ liên quan. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị lưu ký giấy tờ có giá của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển giấy tờ có giá vào Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp thành viên trúng thầu mua giấy tờ có giá trong các phiên giao dịch do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển giấy tờ có giá trúng thầu của thành viên vào Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Đối với giấy tờ có giá ghi sổ lưu ký tại VSD
a) Khi có nhu cầu lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, thành viên chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản lưu ký của thành viên tại VSD sang Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước mở tại VSD. Khi nhận được thông báo của VSD về việc chuyển khoản giấy tờ có giá lưu ký của thành viên, Ngân hàng Nhà nước sẽ cập nhật những thay đổi trên vào Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký;
b) Trường hợp thành viên trúng thầu mua giấy tờ có giá trong các phiên giao dịch do Ngân hàng Nhà nước làm đại lý phát hành hoặc Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước gửi VSD thông tin đấu thầu để VSD hạch toán lưu ký giấy tờ có giá.
3. Đối với giấy tờ có giá loại chứng chỉ
Thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) Giấy đề nghị lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 2/LK đính kèm Thông tư này và toàn bộ giấy tờ có giá loại chứng chỉ. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) tiếp nhận, kiểm đếm và kiểm tra giấy tờ có giá loại chứng chỉ. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày kiểm xong giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) làm thủ tục chuyển giấy tờ có giá vào Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá
1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong ngày phát sinh giao dịch theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc là bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng của bên cầm cố sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước của bên nhận cầm cố.
2. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD, việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá được VSD thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và VSD theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSD;
b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSD sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD;
c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước mở tại VSD.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Hợp đồng mua bán hoặc Thông báo kết quả đấu thầu trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ theo ủy quyền của thành viên. Đối với các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá, tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt và trái phiếu mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên, việc chuyển quyền giấy tờ có giá thực hiện theo quy định tại Điều 13, 14, 15, 16, 17 Thông tư này.
4. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và thu hồi Giấy phép các tổ chức tín dụng theo yêu cầu của thành viên là chủ sở hữu giấy tờ có giá trên cơ sở Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK đính kèm Thông tư này và các giấy tờ liên quan.
Điều 9. Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá
1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
a) Giấy tờ có giá loại ghi sổ
Khi giấy tờ có giá đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì làm thủ tục thanh toán gốc, lãi cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ
Khi giấy tờ có giá loại chứng chỉ đến ngày đáo hạn, thành viên đề nghị rút giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hoàn trả giấy tờ có giá để thành viên làm thủ tục thanh toán tại tổ chức phát hành hoặc đại lý của tổ chức phát hành. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Đối với giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD
a) Khi đến hạn thanh toán lãi giấy tờ có giá loại thanh toán lãi định kỳ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) gửi cho VSD thông báo xác nhận danh sách thành viên sở hữu giấy tờ có giá trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước để VSD làm thủ tục thanh toán lãi cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Khi giấy tờ có giá đến ngày đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) gửi cho VSD thông báo xác nhận giấy tờ có giá liên quan của thành viên trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD đủ điều kiện thanh toán gốc và lãi để VSD làm thủ tục thanh toán cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Việc thanh toán gốc, lãi giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và VSD.
3. Lãi và các khoản thu nhập khác (nếu có) từ giấy tờ có giá trong thời gian chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua trong các nghiệp vụ có kỳ hạn trên thị trường tiền tệ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tạm phong tỏa hoặc giữ lại gốc, lãi giấy tờ có giá hiện đang sử dụng cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng nghiệp vụ.
Điều 10. Rút giấy tờ có giá
1. Giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị rút giấy tờ có giá theo Phụ lục 3/LK đính kèm Thông tư này.
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hạch toán xuất giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước và hoàn trả giấy tờ có giá loại chứng chỉ cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD
Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) yêu cầu chuyển khoản giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD sang Tài khoản lưu ký của thành viên tại VSD.
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) yêu cầu VSD chuyển khoản giấy tờ có giá của thành viên từ Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD sang Tài khoản lưu ký của thành viên tại VSD. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tạm phong tỏa giấy tờ có giá hiện đang sử dụng cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng nghiệp vụ.
Điều 11. Đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
1. Khi không có nhu cầu lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước hoặc do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và thu hồi Giấy phép, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị đóng tài khoản giấy tờ có giá theo Phụ lục 4/LK đính kèm Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đóng Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của thành viên, đề nghị VSD đóng tài khoản giấy tờ có giá lưu ký tương ứng trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD và thông báo cho thành viên.
3. Trường hợp thành viên bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và thu hồi Giấy phép không làm thủ tục đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đóng tài khoản sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và thu hồi Giấy phép (nếu tài khoản không còn số dư) hoặc phong tỏa tài khoản (nếu tài khoản còn số dư) và thông báo cho thành viên. Việc xử lý giấy tờ có giá lưu ký trên tài khoản thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan.
Mục 2. SỬ DỤNG GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRONG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Điều 12. Nghiệp vụ thị trường mở
1. Ngân hàng Nhà nước mua hẳn hoặc mua kỳ hạn giấy tờ có giá
Căn cứ hợp đồng mua bán giấy tờ có giá đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn hoặc Thông báo kết quả đấu thầu đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua hẳn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thanh toán tiền mua giấy tờ có giá và thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với giấy tờ có giá trúng thầu.
Đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn giấy tờ có giá, vào ngày đáo hạn hợp đồng, thành viên phải thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá. Căn cứ chứng từ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.
2. Ngân hàng Nhà nước bán hẳn hoặc bán kỳ hạn giấy tờ có giá
Căn cứ hợp đồng mua bán giấy tờ có giá đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán kỳ hạn hoặc Thông báo kết quả đấu thầu đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán hẳn, thành viên phải thanh toán tiền mua giấy tờ có giá và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.
Đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán kỳ hạn giấy tờ có giá, vào ngày đáo hạn hợp đồng, thành viên phải bán lại giấy tờ có giá trong hợp đồng cho Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ chứng từ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển tiền cho thành viên và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 13. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên
1. Sau khi nhận được đề nghị chiết khấu giấy tờ có giá của thành viên, trường hợp chấp nhận đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với những giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu.
2. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải lớn hơn thời hạn chiết khấu.
Sau khi thành viên thanh toán theo cam kết mua lại giấy tờ có giá đã được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.
Điều 14. Nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt và trái phiếu mua nợ theo giá trị thị trường của (VAMC)
1. Sau khi thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị vay vốn bằng cầm cố giấy tờ có giá hoặc tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, trái phiếu mua nợ theo giá thị trường của VAMC và Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đề nghị của thành viên, thành viên chuyển giao các giấy tờ có giá làm tài sản cầm cố hoặc trái phiếu đặc biệt, trái phiếu mua nợ theo giá trị thị trường của VAMC cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện phong tỏa và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước, đồng thời chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Trường hợp thành viên có nhu cầu đổi giấy tờ có giá (trong nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá) hoặc sau khi thành viên hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi, căn cứ vào đề nghị hoàn trả hoặc đổi giấy tờ có giá của thành viên và chứng từ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện giải tỏa và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
Điều 15. Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng
1. Sau khi nhận được đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện phong tỏa, chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố của thành viên trong trường hợp giấy tờ có giá cầm cố của thành viên đến hạn thanh toán hoặc thành viên dùng giấy tờ có giá khác để thay thế hoặc khi thành viên không còn nhu cầu duy trì hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải tỏa một phần hoặc toàn bộ giấy tờ có giá cầm cố theo đề nghị của thành viên và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.
3. Để giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đề nghị hoàn trả giấy tờ có giá cầm cố. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tiến hành các thủ tục hoàn trả giấy tờ có giá cho thành viên.
4. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tạm phong tỏa giấy tờ có giá hiện đang sử dụng cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Mục 3. GIAO DỊCH GIẤY TỜ CÓ GIÁ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN
Điều 16. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên
1. Giấy tờ có giá sử dụng trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên phải là các giấy tờ có giá chưa được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Khi có nhu cầu cầm cố giấy tờ có giá để vay vốn của thành viên khác (bên nhận cầm cố), thành viên (bên cầm cố) gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) 01 (một) bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị xác nhận phong tỏa giấy tờ có giá theo Phụ lục 6/LK đính kèm Thông tư này;
b) Hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố (bản chính).
3. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục phong tỏa giấy tờ có giá và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký sang Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng của bên cầm cố.
4. Trong thời gian cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý, bên cầm cố có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kéo dài thời hạn cầm cố và/hoặc đổi giấy tờ có giá đang được Ngân hàng Nhà nước phong tỏa bằng giấy tờ có giá khác đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện đề nghị của bên cầm cố sau khi có xác nhận của bên nhận cầm cố.
5. Ngân hàng Nhà nước giải tỏa và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên khi nhận được Giấy đề nghị giải tỏa giấy tờ có giá của bên cầm cố kèm xác nhận của bên nhận cầm cố đồng ý cho giải tỏa giấy tờ có giá.
6. Trường hợp bên cầm cố không thể hoàn trả đúng thời hạn toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khoản vay cho bên nhận cầm cố, Ngân hàng Nhà nước thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố theo yêu cầu bằng văn bản của bên nhận cầm cố có xác nhận của bên cầm cố (chủ sở hữu giấy tờ có giá) và biên bản xử lý nợ giữa hai bên. Trường hợp bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ và không xác nhận về việc sử dụng tài sản đảm bảo thay cho nghĩa vụ trả nợ thì việc xử lý tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Mua, bán giấy tờ có giá giữa các thành viên
1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
a) Thành viên được mua bán giấy tờ có giá đang lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước. Thành viên bán giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK đính kèm Thông tư này và hợp đồng mua bán giấy tờ có giá giữa hai bên. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của bên bán sang bên mua. Giấy tờ có giá được tiếp tục lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trừ khi bên mua có yêu cầu khác;
b) Trường hợp mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá, thành viên bán kỳ hạn gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK đính kèm Thông tư này và hợp đồng mua bán giấy tờ có giá giữa hai bên. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên bán kỳ hạn sang bên mua kỳ hạn.
Vào ngày đáo hạn hợp đồng, căn cứ chứng từ thanh toán hợp lệ và Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK đính kèm Thông tư này của chủ sở hữu giấy tờ có giá (bên mua kỳ hạn), Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ bên mua kỳ hạn sang bên bán kỳ hạn. Các trường hợp khác, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo thỏa thuận hợp pháp giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Đối với giấy tờ có giá đang lưu ký tại VSD, thành viên phải làm thủ tục rút giấy tờ có giá từ Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD trước khi tiến hành mua bán. Việc mua bán giấy tờ có giá đang lưu ký tại VSD thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Sở Giao dịch
a) Thực hiện lưu ký, thanh toán, thu lãi, thu phí lưu ký, hạch toán, cầm cố, phong tỏa và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định;
b) Theo dõi, xem xét và phân quyền giao dịch cho các nhân sự của thành viên tham gia nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Cung cấp cho thành viên quyền tra cứu số dư lưu ký, tình hình sử dụng giấy tờ có giá của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước qua mạng và sao kê Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký;
d) Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
đ) Giám đốc Sở Giao dịch ký kết thỏa thuận với VSD về việc sử dụng các dịch vụ của VSD và kết nối truyền dữ liệu điện tử giữa hai bên trong nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Vụ Tài chính - Kế toán
Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với các giao dịch lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
3. Cục Công nghệ tin học
a) Làm đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch và các đơn vị liên quan xây dựng, cài đặt, thực hiện bảo dưỡng, bảo trì các chương trình phần mềm liên quan và đảm bảo hạ tầng mạng giao dịch và truyền thông cho nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Cấp chữ ký số, mã khóa truy cập, mã khóa phê duyệt cho nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý vi phạm đối với thành viên trong thực hiện các quy định tại Thông tư này.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính
a) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ có giá và lưu giữ giấy tờ có giá loại chứng chỉ cho các thành viên có Hội sở chính trên địa bàn;
b) Thực hiện quản lý, theo dõi và giao trả giấy tờ có giá loại chứng chỉ theo thông báo của Sở Giao dịch.
Điều 19. Trách nhiệm của thành viên
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, tài liệu cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước.
2. Thực hiện các cam kết và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Nhà nước và các thành viên khác theo hợp đồng đã ký.
3. Ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
4. Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu trong thông báo của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
5. Thành viên có trách nhiệm trả phí dịch vụ phát sinh từ việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có).
Điều 20. Quy định chuyển tiếp
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức đã được công nhận là thành viên theo quy định tại Quyết định 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước thì tiếp tục là thành viên nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá theo quy định tại Thông tư này.
2. Các giao dịch đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục được thực hiện theo thỏa thuận đã ký giữa các bên liên quan.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2016.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các văn bản sau hết hiệu lực thi hành:
a) Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Quyết định số 42/2006/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 8 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Nơi nhận:
- Như khoản 3 Điều 21;
- Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;

- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm
tra);
- Công báo;
- Website Ngân hàng Nhà nước;
- Lưu: VP, PC (2), Sở Giao dịch (3).

KT. THỐNG ĐC
PHÓ TH
NG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

Phụ lục 1a/LK

(Thành viên lưu ký)
………………..
Số: ………………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày ….. tháng ….. năm ……..


 

GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÀI KHOẢN LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

 

Kính gửi: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

 

Tên đơn vị: (thành viên lưu ký) ………………………… Mã số: ……………………………

Họ tên người đại diện của Chủ tài khoản: ……………………………………………………

Số CMT/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: …………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………….. Fax: ………………………………………………

Đề nghị mở tài khoản giấy tờ có giá lưu ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

 

……… , ngày …… tháng.... năm ………..
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP1
(Ký tên, đóng dấu)

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN DÀNH CHO SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký:

Tên tài khoản: ……………………………………….

Số hiệu tài khoản: …………………………………..

Ngày hiệu lực: …………………………

Đã kiểm soát các giấy tờ cần thiết:

- Giấy phép thành lập và hoạt động số: ……………….. ngày …………………..

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tài khoản số ………………..ngày........................... và các giấy tờ liên quan.

 

TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN

Hà Nội, ngày …… tháng ….. năm……

GIÁM ĐỐC

______________________

1 Là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền phải kèm theo Giấy ủy quyền.

Phụ lục 1b/LK

BẢN ĐĂNG KÝ MẪU DẤU, CHỮ KÝ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

(Đính kèm Giấy đề nghị mở tài khoản số ……………. ngày …………… của …………..)

 

Tên đơn vị: (Chủ Tài Khoản) …………………………………………………………………

Địa chỉ giao dịch: ……………………………………. Điện thoại giao dịch: ………………

Tên tài khoản lưu ký: ………………………………………………………………………….

Số tài khoản lưu ký: ……………………………………………………………………………

Nơi mở tài khoản lưu ký: ..……………………………………………………………………

Đăng ký mẫu chữ ký và mẫu dấu sẽ sử dụng trên các chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước như sau:

1. Mu chữ ký

Người đăng ký mẫu chữ ký

Mu chữ ký thứ nhất

Mu chữ ký th hai

Người đại diện của Chủ tài khoản và người được ủy quyền

Họ và tên:

…………………………………………………………..

Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:

…………………………………………………………..

Ngày cấp: ……………………………………………..

Nơi cấp: ……………………………………………….

 

 

Họ và tên người được người đại diện của Chủ tài khoản ủy quyền (người thứ nhất)

Số CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:

………………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………………..

Nơi cấp: ……………………………………………….

Giấy ủy quyền số ……………. ngày ……………….

Thi hn ủy quyền: …………………………………..

Phm vi ủy quyền: ……………………………………

 

 

Họ và tên người được người đại diện của Chủ tài khoản ủy quyền (người thứ hai):

Số CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:

………………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………………..

Nơi cấp: ……………………………………………….

Giấy ủy quyền số ……………. ngày ……………….

Thi hn ủy quyền: …………………………………..

Phm vi ủy quyền: ……………………………………

 

 

Kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với NHNN) và người được ủy quyền

Họ và tên kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với NHNN):

Số CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:

………………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………………..

Nơi cấp: ……………………………………………….

 

 

Họ  tên người được Kế toán trưởng ủy quyền (người thứ nhất):

Số CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:

………………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………………..

Nơi cấp: ……………………………………………….

Giấy ủy quyền số ……………. ngày ……………….

Thi hn ủy quyền: …………………………………..

Phm vi ủy quyền: ……………………………………  

 

 

Họ và tên người được Kế toán trưởng ủy quyền (người thứ hai):

Số CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:

………………………………………….

Ngày cấp: ……………………………………………..

Nơi cấp: ……………………………………………….

Giấy ủy quyền số ……………. ngày ……………….

Thi hn ủy quyền: …………………………………..

Phm vi ủy quyền: ……………………………………

 

 

2. Mu dấu

Mu dấu thứ nhất

Mu dấu thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

 

…… ngày …… tháng …… năm ……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP1
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

XÁC NHẬN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Hà Nội, ngày ……… tháng ……… năm………

GIÁM ĐỐC

______________________

1 Là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luậtTrường hợp là người đại diện theo ủy quyền phải kèm theo Giấy ủy quyền.

Phụ lục 2/LK

(Thành viên lưu ký)
………………..
Số: ………………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày ….. tháng ….. năm ……..

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ LƯU KÝ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

 

Kính gửi: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

 

Tên tôi là: ………………………………….. Chức vụ: …………………………………………

Đại diện cho Ngân hàng …………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

Mã số ngân hàng: …………………………….. Điện thoại: ……………….. Fax ……………

Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký:  ………………………………………………………………

Đề nghị lưu ký các loại giấy tờ có giá sau:

Đơn vị: …VND

TT

Tên giấy tờ có giá

Hình thức giấy tờ có giá

Mã số

Mệnh giá

Ngày phát hành

Lãi suất phát hành

Ngày đến hạn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Tng mệnh giá bng chữ: ……………………………………………………………………………….

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP1
(Ký tên và đóng dấu)

____________________

1 Là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luậtTrường hợp là người đại diện theo ủy quyền phải kèm theo Giấy ủy quyền.

Phụ lục 3/LK

(Thành viên lưu ký)
………………..
Số: ………………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày ….. tháng ….. năm ……..

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ RÚT GIẤY TỜ CÓ GIÁ

 

Kính gửi: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Tên tôi là: ………………………………….. Chức vụ: …………………………………………

Đại diện cho Ngân hàng …………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

Mã số ngân hàng: …………………………….. Điện thoại: ……………….. Fax ……………

Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký:  ……………………………………………………………….

Đề nghị rút các loại giấy tờ có giá sau:

Đơn vị: …VND

TT

Tên giấy tờ có giá

Hình thức giấy tờ có giá

Mã số

Mệnh giá

Ngày phát hành

Lãi suất phát hành

Ngày đến hạn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Tng mệnh giá bng chữ: …………………………………………………………………….

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP1
(Ký tên và đóng dấu)

____________________

1 Là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luậtTrường hợp là người đại diện theo ủy quyền phải kèm theo Giấy ủy quyền.

Phụ lục 4/LK

(Thành viên lưu ký)
………………..
Số: ………………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày ….. tháng ….. năm ……..

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÓNG TÀI KHOẢN GIẤY TỜ CÓ GIÁ

 

Kính gửi: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Tên thành viên (Chủ tài khoản): ………………………………………………………………

Họ và tên người đại diện của Chủ tài khoản: ……………………………………………….

Số CMT/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: …………………………………………………

Ngày cấp: …………………………………………. Nơi cấp:….. …………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………

Số Fax: ……………………………………………………………………………………………

Yêu cầu đóng tài khoản giấy tờ có giá lưu ký số  ……………………………………………..… đã mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước kể từ ngày ……………………………

Số dư còn lại …………………………… VND (bằng chữ: …………………………………………..) đề nghị Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xử lý ……………………………..

 

…… ngày …… tháng …… năm ……
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP1
(Ký tên, đóng dấu)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

XÁC NHẬN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Hà Nội, ngày ……… tháng ……… năm………

GIÁM ĐỐC

 

______________________

1 Là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luậtTrường hợp là người đại diện theo ủy quyền phải kèm theo Giấy ủy quyền.

Phụ lục 5/LK

Khách hàng cầm cố
Địa chỉ
Điện thoại
F
AX
Số 
                    /CQSH

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ….. tháng ….. năm …..


 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU GIẤY TỜ CÓ GIÁ

 

Kính gửi: Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước

 

Căn cứ Hợp đồng mua bán số / Quyết định số ……………, ngày....tháng ….. năm (đính kèm), chúng tôi là ………………… (Bên bán/Bên chuyn quyn sở hữu) đồng ý bán/chuyển quyền sở hữu cho ……………….. (Bên mua/Bên nhận quyền sở hữu) số giấy tờ có giá theo bảng kê sau:

Đơn vị:... VND

TT

Tên GTCG

Hình thức GTCG

Mã s

Ngày phát hành

Mệnh giá

Ngày đến hn TT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cộng

 

 

 

 

 

Tổng mệnh giá bằng chữ: ………………………………………………………………………

Chúng tôi đề nghị Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước xác nhận và chuyển quyền sở hữu những giấy tờ có giá thuộc bảng trên cho chúng tôi theo chi tiết sau:

Bên Bán / Bên chuyển quyền sở hữu

- Mã số …………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………

- Điện thoại ………………………………. Fax: ……………………………………………….

- Số tài khoản GTCG lưu ký ……………………………… tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Bên Mua / Bên nhận quyền sở hữu

- Mã số …………………………………… Địa chỉ: ……………………………………………

- Điện thoại ………………………………. Fax: ……………………………………………….

- Số tài khoản GTCG lưu ký ……………………………… tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

 Đính kèm:
- Hợp đồng mua bán; hoặc
- Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP1

(Ký tên, đóng dấu)

________________________

1 Là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luậtTrường hợp là người đại diện theo ủy quyền phải kèm theo Giấy ủy quyền.

 

XÁC NHẬN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

 

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xác nhận giấy tờ có giá trong bảng kê nêu trên tính đến thời điểm .... giờ.... ngày…. tháng.... năm chưa được sử dụng cho bt kỳ nghiệp vụ nào và/hoặc ràng buộc bởi nghĩa vụ nào tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và đồng ý chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của ……………. sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của ……….. với chi tiết sau:

Bên Bán / Bên chuyển quyền sở hữu

- Mã số …………………………………… Địa chỉ: ………………………………………………

- Điện thoại ………………………………. Fax: ………………………………………………….

- Số tài khoản GTCG lưu ký ……………………………… tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Bên Mua / Bên nhn quyền sở hữu

- Mã số …………………………………… Địa chỉ: ………………………………………………

- Điện thoại ………………………………. Fax: ………………………………………………….

- Số tài khoản GTCG lưu ký ……………………………… tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Giá trị bằng số: …………………………………………………………………………………….

Giá trị bằng chữ: …………………………………………………………………………………..

 

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm …..

GIÁM ĐỐC

Phụ lục 6/LK

(Thành viên lưu ký)
Số: ………………….
-------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày ….. tháng ….. năm ……..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN PHONG TỎA GIẤY TỜ CÓ GIÁ

 

Kính gửi: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

 

Theo hợp đồng (hay thỏa thuận) cầm cố giấy tờ có giá số: ……………………… ngày ………….. giữa ………………… và ……………………, chúng tôi đề nghị Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xác nhận và phong tỏa số giấy tờ có giá đang lưu ký tại Sở Giao dịch NHNN chi tiết như sau:

STT

Mã GTCG tại SGD NHNN

Mã GTCG tại VSD

Ngày phát hành

Ngày đáo hạn

Mệnh giá (VNĐ)

Số lượng

Giá trị (VNĐ)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị bằng chữ: ………………………………………………………………………

Số lượng giấy tờ có giá nêu trên là thuộc sở hữu của ……………. (bên cầm cố) và hiện không sử dụng để đảm bảo cho bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào của tổ chức này.

Số lượng giấy tờ có giá trên sẽ được phong tỏa từ ngày ………….. đến khi có “Giấy đề nghị xóa bỏ phong tỏa giấy tờ có giá” có xác nhận của …………. (bên nhận cầm cố)

Trong thời gian phong tỏa, …………….. (bên cầm cố) chỉ được thay thế giấy tờ có giá theo thỏa thuận và có xác nhận của ……….. (bên nhận cầm cố).

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP1
(Ký tên và đóng dấu)

________________________

1 Là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của người đại diện theo pháp luậtTrường hợp là người đại diện theo ủy quyền phải kèm theo Giấy ủy quyền.

 

XÁC NHẬN CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xác nhận giấy tờ có giá trong bảng kê nêu trên hiện đang lưu ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và tính đến thời đim .... giờ.... ngày… tháng.... năm ….. chưa được sử dụng cho bất kỳ nghiệp vụ nào và/hoặc ràng buộc bởi nghĩa vụ nào tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

SGD NHNN xác nhận phong tỏa giấy tờ có giá của (Tên tổ chức tín dụng)

Giá trị bằng số: …………………………………………………………………….

Giá trị bằng chữ: …………………………………………………………………..

Thời gian phong tỏa: từ ngày           /

 

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm....
GIÁM ĐỐC

 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM
________

No. 04/2016/TT-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
____________

Hanoi, April 15, 2016

CIRCULAR

Providing for the depository and use of valuable papers at the State Bank of Vietnam

 

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam No. 46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Securities No. 70/2006/QH11 dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Securities No. 62/2010/QH12 dated November 24, 2010;

Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2011/ND-CP dated January 5, 2011, on the issuance of government bonds, government-guaranteed bonds and local government bonds.

Pursuant to the Government’s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Director of the Transaction Bureau;

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates the Circular providing for the depository and use of valuable papers at the State Bank of Vietnam.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular regulates the depository and use of valuable papers at the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank).

Article 2. Subjects of application

1. Units of the State Bank.

2. Credit institutions, foreign bank branches and other organizations under the decision of the Governor of the State Bank (hereinafter referred to as members).

Article 3. Interpretation of terms

1. Valuable paper means a proof evidencing the debt-payment obligation of the issuer towards the owner in a certain duration under the interest payment condition and other conditions.

2. Depository of valuable papers at the State Bank means the receipt of valuable papers for deposit, preservation, transfer and exercise of the rights related to the ownership of valuable papers directly deposited at the State Bank by a member or deposited at the customer account of the State Bank at the Vietnam Securities Depository (hereinafter referred to as VSD) to ensure the rights and interests related to valuable papers of the owner and perform some operations at the State Bank

3. Transfer of valuable papers between parties in a transaction using valuable papers means the transfer of book-entry valuable papers or the handover, the counting and the recording into the accounting system for certificated valuable papers. The transfer of valuable papers may or may not include the transfer of the ownership of the valuable papers.

4. Dealing account means an account opened by VSD for a depository member of VSD or for an organization allowed to open an account at VSD to manage valuable papers owned by the depository member or the organization allowed to open the account at VSD.

5. Brokerage account means an account opened by VSD for a depository member of VSD or for an organization allowed to open an account at VSD to manage valuable papers owned by the depository member or the customer of the organization allowed to open the account at VSD.

6. Valuable paper accounts of the State Bank include the valuable paper accounts under the management of the State Bank and the State Bank's valuable paper accounts deposited at VSD.

Valuable paper account under the management of the State Bank means an internal account of the State Bank for depositing valuable papers owned by the State Bank.

The State Bank’s valuable paper account deposited at VSD means a dealing account opened by VSD at the request of the State Bank to deposit valuable papers owned by the State Bank.

7. Customer account of the State Bank at VSD means a brokerage account opened by VSD at the request of the State Bank to block and deposit valuable papers owned by the member in order to carry out certain operations at the State Bank.

8. Valuable paper account deposited by the customer means an account opened by the State Bank to monitor the depository of valuable papers of the member. Valuable paper account deposited by the customer includes the valuable paper account deposited by the customer at the State Bank and the valuable paper account deposited by the customer in the State Bank's customer account at VSD.

Valuable paper account deposited by the customer at the State Bank is the account opened by the State Bank at the request of members to deposit valuable papers directly at the State Bank.

Valuable paper account deposited by the customer on the State Bank's customer account at VSD means VSD account opened at the request of the State Bank to deposit the member’s valuable paper at VSD.

9. Pledged valuable paper account means an internal account of the State Bank opened for members to conduct accounting of valuable papers according to the member's request for pledge or deposit when participating in some monetary market operations.

10. Deposited valuable paper account for grant of credit in the interbank market means an internal account of the State Bank opened for members to block valuable papers in lending transactions secured by pledging valuable papers among members in the interbank market.

Article 4. Conditions, par value and code of valuable papers deposited at the State Bank

1. Valuable papers include:

a) State Bank Bills;

b) Government bonds;

c) Government-underwritten bonds with settlement of 100% of principal and interest upon maturity;

d) Other valuable papers decided by the Governor of the State Bank in each period.

2. Conditions for valuable papers

a) Under the legal ownership of members;

b) Under the valuable papers specified in Clause 1 of this Article;

c) The right to receive principal and interest has not been finalized at maturity;

d) The certificated valuable papers deposited at the State Bank must be intact, not torn, damaged, not changed in color, faded with pattern images, letters, numbers, not crumpled or crushed, blurred, dirty, erased.

3. Par value of valuable papers

The par value of valuable papers deposited at the State Bank is VND 100,000 (one hundred thousand dong) or a multiple of VND 100,000 (one hundred thousand dong).

For the special valuable papers directly managed by the State Bank and the valuable papers in foreign currencies, the par value of valuable papers shall comply with the provisions of the law for each type of valuable paper.

4. Valuable paper code

Valuable papers deposited at the State Bank are uniformly managed according to the issued International Securities Identification Number system (ISIN) upon issuance.

Article 5. Use of valuable papers deposited at the State Bank

1. Valuable papers used in monetary market operations include:

a) Open market operations;

b) Re-financing operations:

- Granting loans secured by the pledge of valuable papers of the State Bank to the credit institutions, the foreign bank branches;

- Discounting valuable papers of the State Bank for the credit institutions, the foreign bank branches;

- Other forms of refinancing decided by the Governor of the State Bank.

c) Pledge of valuable papers to set up overdraft limit and overnight lending limit in interbank electronic payment;

d) Deposit of valuable papers to set up net debt limit in interbank electronic payment.

2. Transactions of valuable papers deposited at the State Bank among members include:

a) Granting loans secured by the pledge of valuable papers among members;

b) Purchasing and selling valuable papers among members.

 

Chapter II

SPECIFIC REGULATIONS

 

Section 1. DEPOSITORY OF VALUABLE PAPERS

 

Article 6. Opening of deposited valuable paper account

1. An application for account opening

In order to deposit valuable papers at the State Bank, the organizations specified in Clause 2, Article 2 of this Circular (hereinafter referred to as organizations) shall make and send 01 (one) set of documents to the State Bank, including:

a) Written request for opening a deposited valuable paper account according to Appendix 1a/LK attached to this Circular;

b) Registration form of seal and signature according to Appendix 1b/LK attached to this Circular;

c) Documents proving the legal establishment and operation of the organization opening of a deposited valuable paper account, such as establishment decision, operation license, business registration certificate or other documents as prescribed by law;

d) Documents proving the legal representative status of the account holder's representative together with his/her valid identity card or citizen’s identity card or passport;

dd) In case the opening of a depository account is required to have the signature of the chief accountant or the person in charge of accounting on the accounting documents for transactions with the bank in accordance with the law, apart from the papers mentioned at Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article, the application for opening of deposited valuable paper account must contain the appointment decision enclosed with the valid people’s identity card or citizen’s identity card or passport of the chief accountant (or person in charge of accounting) of the organization opening the deposited valuable paper account.

2. The papers specified at Points a and b, Clause 1 of this Article are originals, the papers specified at Points c, d, dd, Clause 1 of this Article are copies issued from the master register or certified copies or copies accompanied by presentation of the original for comparison.

3. Within 05 (five) working days from the date of receipt of complete and valid documents as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the State Bank (the Transaction Bureau) shall open the deposited valuable paper account for members.

Article 7. Depository of valuable papers

1. For book-entry valuable papers deposited at the State Bank

a) In case a member conducts depository of valuable papers on the list of valuable papers under the management of the State Bank:

The member submits to the State Bank (the Transaction Bureau) a written request for depository of valuable papers according to Appendix 2/LK attached to this Circular and related documents. Within 01 (one) working day from the date of receiving the member's written request for depository of valuable papers, the State Bank (the Transaction Bureau) shall transfer the valuable papers to the valuable paper account deposited by the customer at the State Bank;

b) In case the winning member purchases valuable papers in the transaction sessions organized by the State Bank, the State Bank (the Transaction Bureau) shall transfer the member's winning valuable papers into the valuable paper account deposited by the customer at the State Bank.

2. For book-entry valuable papers deposited at VSD

a) When there is a need to deposit valuable papers at the State Bank, the member shall transfer valuable papers from the member's depository account at VSD to the State Bank’s customer account opened at VSD. Upon receiving VSD's notice on the transfer of deposited valuable papers of a member, the State Bank will update such changes to the valuable paper account deposited by the customer;

b) In case the winning member purchases valuable papers in the transaction sessions where the State Bank acts as an issuing agent or the State Bank sells valuable papers, the State Bank shall send VSD auction information for VSD's accounting for depository of valuable papers.

3. For the certified valuable papers

The member shall submit to the State Bank (the Transaction Bureau or the authorized branch of the State Bank) a written request for depository of valuable papers according to Appendix 2/LK attached to this Circular and all certified valuable papers. The State Bank (the Transaction Bureau or the authorized branch of the State Bank) shall perform receipt, counting and inspection of the certified valuable papers. Within 01 (one) working day from the date of completion of inspection of the valuable papers, the State Bank (the Transaction Bureau) shall carry out the procedures to transfer the valuable papers to the valuable paper account deposited by the customer at the State Bank.

Article 8. Principles of transfer of the ownership of valuable papers

1. For valuable papers deposited directly at the State Bank, the State Bank (the Transaction Bureau) shall transfer the ownership of valuable papers on the date of the transaction on the following principles:

a) In case the State Bank is the purchaser or the receiver of valuable papers when handling security assets, the valuable papers shall be transferred from the valuable paper account deposited by the customer at the State Bank or the pledged valuable paper account to the State Bank's valuable paper account;

b) In case the State Bank is the seller, the valuable papers shall be transferred from the State Bank's valuable paper account to the valuable paper account deposited by the customer at the State Bank;

c) In case handling pledged assets in lending transactions secured by pledging valuable papers among members in the interbank market, the valuable papers shall be transferred from the valuable paper account for grant of credit in the interbank market of the pledger to the valuable paper account deposited by the customer at the State Bank of the pledgee.

2. For the valuable papers deposited on the State Bank's customer account at VSD, the transfer of ownership of valuable papers shall be performed by VSD according to the agreement between the State Bank and VSD on the following principles:

a) In case the State Bank is the purchaser or the receiver of valuable papers when handling security assets, the valuable papers shall be transferred from the valuable paper account deposited by the customer on the State Bank's customer account at VSD to the State Bank’s valuable paper account deposited at VSD;

b) In case the State Bank is the seller, the valuable papers shall be transferred from the State Bank’s valuable paper account deposited at VSD to the valuable paper account deposited by the customer on the State Bank's customer account at VSD;

c) In case of handling of pledged assets in lending transactions secured by pledge of valuable papers among members on the interbank market, the valuable papers shall be transferred from the pledger to the pledgee in the State Bank’s customer account opened at VSD.

3. The State Bank shall carry out the transfer of ownership of valuable papers according to the purchase and sale contract or the Notice of auction results in monetary market operations as authorized by the member. For the operations of discount, pledge, deposit of valuable papers, re-financing on the basis of special bonds and factoring bonds at market value of the Vietnam Asset Management Company (VAMC) and purchase and sale of valuable papers among members, the transfer of valuable paper rights comply with the provisions of Articles 13, 14, 15, 16, 17 of this Circular.

4. The State Bank (the Transaction Bureau) shall perform the transfer of ownership of valuable papers in case of division, separation, merger, consolidation and revocation of the licenses of credit institutions at the request of members being owners of valuable papers under written request for transfer of ownership of valuable papers according to Appendix 5/LK attached to this Circular and related papers.

Article 9. Payment of principal and interest of valuable papers

1. For valuable papers deposited directly at the State Bank

a) Book-entry valuable papers

Upon due date of the valuable papers, the State Bank (the Transaction Bureau) shall inspect the fulfillment of obligations of the members towards the State Bank in the operations of use of related valuable papers. In case the members have fulfilled their obligations, the procedures for payment of principal and interest to members shall be carried out. If the obligations have not been fulfilled, the provisions of Clause 4 of this Article shall apply;

b) Certified valuable papers

Upon due date of the certified valuable papers, the members request to withdraw the valuable paper as prescribed in Article 10 of this Circular, the State Bank (the Transaction Bureau) shall inspect the fulfillment of obligations of the members towards the State Bank in the operations of use of related valuable papers. In case the members have fulfilled their obligations, the valuable papers shall be returned to the member to carry out payment procedures at the issuing organization or the agent of issuing organization. If the obligations have not been fulfilled, the provisions of Clause 4 of this Article shall apply.

2. For the valuable papers deposited at the State Bank's customer account at VSD

a) Upon due date of the interest of the valuable papers with periodic interest payment, the State Bank (the Transaction Bureau) shall inspect the fulfillment of obligations of the members towards the State Bank in the operations of use of related valuable papers. In case the members have fulfilled their obligations, the State Bank (the Transaction Bureau) shall send VSD a notice confirming the list of members owning valuable papers in the customer account of the State Bank so that VSD can carry out the procedures for interest payment to the members. If the obligations have not been fulfilled, the provisions of Clause 4 of this Article shall apply;

b) Upon due date of the valuable papers, the State Bank (the Transaction Bureau) shall inspect the fulfillment of obligations of the members towards the State Bank in the operations of use of related valuable papers. In case the members have fulfilled their obligations, the State Bank (the Transaction Bureau) shall send VSD a notice confirming the members' relevant valuable papers in the State Bank's customer account at VSD that are eligible for principal and interest payments so that VSD can carry out the payment procedures to the members. If the obligations have not been fulfilled, the provisions of Clause 4 of this Article shall apply;

c) The payment of principal and interest of valuable papers deposited at the State Bank's customer accounts at VSD shall comply with the agreement between the State Bank and VSD.

3. The interests and other incomes (if any) from valuable papers during the transfer of ownership from the seller to the purchaser in term operations in the monetary market shall comply with the State Bank's regulations.

4. In case the members have not fulfilled their obligations towards the State Bank, the State Bank (the Transaction Bureau) shall temporarily block or retain the principal and interest of valuable papers currently used for these obligations. The handling of members who have not yet fulfilled their obligations shall comply with regulations of the State Bank in each operation.

Article 10. Withdrawal of valuable papers

1. Valuable papers deposited directly at the State Bank

When wishing to withdraw the certified valuable papers deposited at the State Bank, the members shall send to the State Bank (the Transaction Bureau) a written request for withdrawal of valuable papers according to Appendix 3/LK attached to this Circular.

Within 01 (one) working day after receiving the members' request, the State Bank (the Transaction Bureau) shall inspect the fulfillment of obligations of the members towards the State Bank in the operations of use of related valuable papers. In case the members have fulfilled their obligations, the accounting of valuable papers from the valuable paper account deposited by the customer at the State Bank and the return of the certified valuable papers to the member shall be carried out. If the obligations have not been fulfilled, the provisions of Clause 3 of this Article shall apply.

2. Valuable papers deposited at the State Bank's customer account at VSD

When there is a need to withdraw valuable papers deposited at the State Bank's customer account at VSD, the member shall send a written request to the State Bank (the Transaction Bureau) to request the transfer of valuable papers from the valuable paper account deposited by the customer on the State Bank's customer account at VSD to the member's depository account at VSD.

Within 01 (one) working day after receiving the members' request, the State Bank (the Transaction Bureau) shall inspect the fulfillment of obligations of the members towards the State Bank in the operations of use of related valuable papers. In case the members have fulfilled their obligations, the State Bank (the Transaction Bureau) shall request VSD to transfer the member's valuable papers from the State Bank's customer account at VSD to the member's depository account at VSD. If the obligations have not been fulfilled, the provisions of Clause 3 of this Article shall apply.

3. In case the members have not fulfilled their obligations towards the State Bank, the State Bank (the Transaction Bureau) shall temporarily block valuable papers currently used for these obligations. The handling of members who have not yet fulfilled their obligations shall comply with regulations of the State Bank in each operation.

Article 11. Closing of deposited valuable paper account

1. When there is no need to deposit valuable papers at the State Bank or due to division, separation, merger, consolidation and revocation of the License, the member shall send to the State Bank (the Transaction Bureau) a written request for closing of valuable papers according to Appendix 4/LK attached to this circular.

2. Within 05 working days from the date of receiving the member's request, the State Bank (the Transaction Bureau) shall close the member's deposited valuable paper account, request VSD to close the corresponding deposited valuable paper account on the State Bank's customer account at VSD and notify the member.

3. In case of the member’s division, separation, merger, consolidation and revocation of the License, the procedures for closing the deposited valuable paper account are not completed, the State Bank (the Transaction Bureau) shall close the account after 15 working days from the date of receipt of the Decision of the Governor of the State Bank on division, separation, merger, consolidation and revocation of the license (if the account has no balance) or freeze the account ( if the account has balance) and notify the member. The handling of valuable papers deposited on the account shall comply with the provisions of law on liquidation of credit institutions' assets and relevant laws.

 

Section 2. USE OF VALUABLE PAPERS IN MONETARY MARKET OPERATIONS

 

Article 12. Open market operations

1. The State Bank definitively purchases or purchases valuable papers for a certain period of time

Under the valuable paper purchase and sale contract, for term purchase transactions of the State Bank of Vietnam or Notice of auction results for definitively purchased transactions of the State Bank, the State Bank (the Transaction Bureau) shall pay for the purchase of valuable papers and carry out procedures for transferring ownership of valuable papers from the valuable paper account deposited by the customer to the State Bank's valuable paper account for the winning valuable papers.

For term purchase transactions of the State Bank for valuable papers, on the maturity date of the contract, the member must make payment for repurchase of valuable papers. Based on the valid documents, the State Bank (the Transaction Bureau) shall transfer the ownership of valuable papers from the State Bank's valuable papers account to the member’s valuable paper account deposited by the customer.

2. The State Bank definitively sells or sells valuable papers for a certain period of time

Under the valuable paper purchase and sale contract, for term selling transactions of the State Bank of Vietnam or Notice of auction results for definitively sold transactions of the State Bank, the member must pay for the purchase of valuable papers and the State Bank (the Transaction Bureau) shall transfer the ownership of valuable papers from the State Bank's valuable paper account to the member’s valuable paper account deposited by the customer.

For term selling transactions of the State Bank for valuable papers, on the maturity date of the contract, the member must resell the valuable papers in the contract to the State Bank. Based on valid documents, the State Bank (the Transaction Bureau) shall make payment to the member and transfer the ownership of valuable papers from the member’s valuable paper account deposited by the customer to the State Bank's valuable paper account.

Article 13. Discount of valuable papers of the State Bank for members

1. After receiving the member's request to discount valuable papers, in case of accepting the member's request, the State Bank (the Transaction Bureau) shall transfer the ownership of valuable papers from the member’s valuable paper account deposited by the customer to the State Bank's valuable paper account for valuable papers accepted for discount.

2. In case the State Bank accepts a term discount, the remaining term of the valuable paper must be longer than the discount term.

After the member makes payment according to the commitment on repurchase of valuable papers discounted by the State Bank, the State Bank (the Transaction Bureau) shall transfer the ownership of valuable papers from the State Bank's valuable papers account to the member’s valuable paper account deposited by the customer.

Article 14. Lending operations secured by pledging valuable papers, re-financing on the basis of special bonds and factoring bonds at market value of the Vietnam Asset Management Company (VAMC)

1. After the member send a written request to the State Bank for lending by pledging valuable papers or refinancing on the basis of special bonds or factoring bonds at market value of VAMC and the State Bank accepts the member's request, the member transfers valuable papers as pledged assets or special bonds or factoring bonds at market value of VAMC to the State Bank. The State Bank (Transaction Bureau) shall block and transfer the valuable papers from the member’s valuable paper account deposited by the customer to the member's pledged valuable paper account at the State Bank, and at the same time, transfer the lending amount to the member's deposit account at the State Bank.

2. In case the member wishes to exchange valuable papers (in lending operations secured by a pledge of valuable papers) or after the member fully repays the principal and interest, based on the member’s request for refund or exchange valuable papers and payment documents, the State Bank (the Transaction Bureau) shall release and transfer valuable papers from the member's pledged valuable paper account to the member’s valuable paper account deposited by the customer at the State Bank.

Article 15. Pledge, deposit of valuable papers to set up overdraft limit and overnight lending limit, net debt limit in interbank electronic payment

1. After receiving the member's request to pledge and deposit valuable papers to set up overdraft limit, net debt limit in interbank electronic payment, the State Bank (the Transaction Bureau) shall block and transfer valuable papers from the member’s valuable paper account deposited by the customer to the pledged valuable paper account at the State Bank.

2. The State Bank shall release the member's pledged valuable papers in case the member's pledged valuable papers become due for payment or the member uses another valuable paper to replace it or when the member no longer needs to maintain the overdraft limit, net debt limit in interbank electronic payment. The State Bank shall release a part or all of the pledged valuable papers at the request of the member and transfer the valuable papers from the pledged valuable paper account to the member’s valuable paper account deposited by the customer.

3. In order to release the pledged valuable papers, the member submits to the State Bank (the Transaction Bureau) a written request to return the pledged valuable papers. The State Bank (Transaction Bureau) shall inspect the fulfillment of members' obligations towards the State Bank on the interbank electronic payment system. In case the members have fulfilled their obligations, the State Bank (the Transaction Bureau) shall carry out procedures for returning valuable papers to the members.

4. In case the members have not fulfilled their obligations towards the State Bank on interbank electronic payment system, the State Bank (the Transaction Bureau) shall temporarily block valuable papers currently used for these obligations. The handling of members who have not yet fulfilled their obligations shall comply with specific regulations of the State Bank in the field of pledge and deposit of valuable papers to set up overdraft limits and overnight lending limits, net debt limit in interbank electronic payment.

 

Section 3. TRANSACTION OF VALUABLE PAPERS AMONG MEMBERS

 

Article 16. Loans secured by pledging valuable papers among members

1. Valuable papers used in lending transactions secured by pledge of valuable papers among members must have not been used to secure the performance of obligations in operations at State bank.

2. When wishing to pledge valuable papers to borrow loans from another member (the pledgee), the member (the pledger) shall send 01 (one) set of documents to the State Bank (the Transaction Bureau) including:

a) Written request for certification of blockade of valuable papers according to Appendix 6/LK attached to this Circular;

b) Valuable paper pledge contract between the pledgee and the pledger (the original).

3. The State Bank (Transaction Bureau) shall receive documents, carries out procedures to block valuable papers and transfer valuable papers from the valuable paper account deposited by the customer to the deposited valuable paper account for grant of credit in the interbank market of the pledger.

4. During the pledge period, if agreed by the pledgee, the pledger may request the State Bank (the Transaction Bureau) to extend the pledge term and/or exchange valuable papers blocked by the State Bank with other valuable papers deposited at the State Bank. The State Bank shall consider implementing the pledger's request after receiving the pledgee's confirmation.

5. The State Bank shall release and transfer valuable papers from the deposited valuable paper account for grant of credit in the interbank market to the member’s valuable paper account deposited by the customer upon receipt of a written request for release of valuable papers from the pledger, together with the pledgee's certification of consent for the release of valuable papers.

6. In case the pledger fails to repay all or part of the loan principal and interest on time to the pledgee, the State Bank shall carry out procedures to transfer the ownership of valuable papers from the pledger to the pledgee at the pledgee’s written request with confirmation of the pledger (the owner of the valuable papers) and the record of debt settlement between the two parties. In case the pledger fails to perform the obligation and does not confirm the use of the security assets instead of the debt repayment obligation, the handling of the security assets shall comply with the provisions of law.

Article 17. Purchase and sale of valuable papers among members

1. For valuable papers deposited directly at the State Bank

a) The members are entitled to purchase and sell the valuable papers deposited directly at the State Bank. The members selling valuable papers shall send to the State Bank (the Transaction Bureau) a written request for transfer of ownership of valuable papers according to Appendix 5/LK attached to this Circular and the valuable paper sale and purchase contract between two parties. The State Bank (the Transaction Bureau) transfers the ownership of valuable papers from the seller's valuable paper account deposited by the customer to the purchaser. The valuable papers may continue to be deposited at the State Bank unless otherwise requested by the purchaser;

b) In case of term purchase and sale of valuable papers, the term selling member shall send to the State Bank (the Transaction Bureau) a written request for transfer of ownership of valuable papers according to Appendix 5/LK attached to this Circular and the valuable paper sale and purchase contract between two parties. The State Bank shall transfer the ownership of valuable papers from the term seller to the term purchaser.

On the contract maturity date, based on valid payment documents and written request for transfer of ownership of valuable papers according to Appendix 5/LK attached to this Circular of the valuable paper owner (the term purchaser), the State Bank (the Transaction Bureau) shall transfer the ownership of valuable papers from the term purchaser to the term seller. In other cases, the State Bank shall transfer the ownership of valuable papers according to a lawful agreement between the parties or as prescribed by law.

2. For valuable papers being deposited at VSD, the members must carry out procedures to withdraw valuable papers from the State Bank's customer account at VSD before purchase and sale. The purchase and sale of valuable papers being deposited at VSD shall comply with the provisions of the law on securities.

 

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 18. Responsibilities of units of the State Bank

1. The Transaction Bureau

a) Carry out depository, payment, interest collection, depository fee collection, accounting, pledge, blockade and transfer of ownership of valuable papers at the State Bank according to regulations;

b) Monitor, review and decentralize transactions for personnel of members involved in the depository and use of valuable papers at the State Bank;

c) Provide the member with the right to look up the depository balance, the use of valuable papers of the member at the State Bank online and the account statement of the valuable papers deposited by the customer;

d) Act as the focal point to coordinate with relevant units in handling difficulties and problems during depository and use of valuable papers at the State Bank;

dd) The Director of the Transaction Bureau signs an agreement with VSD on the use of VSD's services and the connection of electronic data transmission between the two parties in the depository and use of valuable papers at the State Bank.

2. The Finance and Accounting Department

Guide the accounting for transactions on depository and use of valuable papers at the State Bank in accordance with this Circular.

3. The Informatics Technology Department

a) Act as the focal point to coordinate with the Transaction Bureau and related units to build, install, perform maintenance of the related software programs and ensure the transaction and communication network infrastructure for the depository and use of valuable papers at the State Bank;

b) Issue digital signatures, access keys, approval keys for the depository and use of valuable papers at the State Bank.

4. The Banking Supervision Agency

Act as the focal point to coordinate with relevant units to handle violations against members in implementing the provisions of this Circular.

5. The State Bank branches in provinces and centrally-run cities where foreign bank branches and credit institutions are headquartered

a) Check the validity and lawfulness of the valuable papers and keep the certificated valuable papers for members that have head office in the locality;

b) Manage, monitor and return the certificated valuable papers as notified by the Transaction Bureau.

Article 19. Responsibilities of members

1. Fully and promptly supply dossiers and documents as prescribed in this Circular and take responsibility before law for the accuracy and lawfulness of data and documents provided to the State Bank.

2. Make commitments and make full and timely payments to the State Bank and other members according to the signed contract.

3. Authorize the State Bank to transfer the ownership of valuable papers in monetary market operations.

4. Strictly comply with the requirements in the State Bank's notice on monetary market operations.

5. The members are responsible for paying service fees arising from the transfer of the ownership of valuable papers in accordance with regulations of the Ministry of Finance (if any).

Article 20. Transitional provisions

1. The credit institutions, the foreign bank branches and the organizations recognized as members in accordance with the Decision No. 1022/2004/QD-NHNN dated August 17, 2004 of the Governor of the State Bank, on promulgating the Regulation on the depository of valuable papers at the State Bank, shall continue to be members of the depository and use of valuable papers in accordance with this Circular.

2. The transactions performed before the effective date of this Circular shall continue to be performed according to the agreement signed between the related parties.

Article 21. Effect

1. This Circular takes effect from June 01, 2016.

2. From the effective date of this Circular, the following documents cease to be effective:

a) The Decision No. 1022/2004/QD-NHNN dated August 17, 2004 of the Governor of the State Bank, promulgating the Regulation on depository of valuable papers at the State Bank;

b) The Decision No. 42/2006/QD-NHNN dated August 28, 2006 of the Governor of the State Bank, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on depository of valuable papers at the State Bank issued together with the Decision No. 1022/2004/QD-NHNN dated August 17, 2004 of the Governor of the State Bank.

3. The Chief of Office, the Director of Transaction Bureau, Heads of relevant units under the State Bank, Directors of the State Bank’s branches in provinces and centrally-run cities; Chairpersons of the Boards of Directors, Chairpersons of the Members' Councils, General Directors (the Directors) of credit institutions and foreign bank branches shall be responsible for organizing the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Thi Hong


* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 04/2016/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 04/2016/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất