Thông tư 03/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng

thuộc tính Thông tư 03/2009/TT-NHNN

Thông tư 03/2009/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2009/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Đồng Tiến
Ngày ban hành:02/03/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cho vay bằng cầm cố giấy tờ có giá - Ngày 02/03/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2009/TT-NHNN quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định thực hiện cho vay cầm cố đối với các ngân hàng khi có đủ các điều kiện sau: Là các ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng (hoặc các tổ chức tín dụng không phải là ngân hàng khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép) và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn cầm cố theo quy định tại Thông tư này; Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định; Không có dư nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xin vay; Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích và trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định. Ngân hàng Nhà nước cho vay cầm cố đối với các ngân hàng tối đa là 01 năm (365 ngày). Thời hạn cho vay cầm cố tính cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết. Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết thì thời hạn cho vay được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo. Lãi suất cho vay cầm cố đối với các ngân hàng là lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi thực hiện cho vay cầm cố đối với các ngân hàng tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì trong suốt thời hạn cho vay. Trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì ngân hàng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng. Hồ sơ đề nghị vay cầm cố bao gồm: Giấy đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước; Bảng kê các giấy tờ có giá đề nghị cầm cố để vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc tổ chức lưu ký; Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng; Tình hình giao dịch của ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước; Bảng tính toán nhu cầu vay vốn VND từ Ngân hàng Nhà nước; Bảng cân đối kế toán của ngân hàng tại thời điểm gần nhất. Các bảng kê và giấy đề nghị trong hồ sơ đề nghị vay cầm cố được làm theo mẫu tại các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Thông tư03/2009/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 03/2009/TT-NHNN

NGÀY 02 THÁNG 03 NĂM 2009

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG CẦM CỐ GIẤY TỜ CÓ GIÁ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG

 

 

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng như sau:  

MỤC I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam (VND) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng là ngân hàng và các tổ chức tín dụng không phải là ngân hàng khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép (sau đây gọi tắt là ngân hàng) dưới hình thức có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi tắt là cho vay cầm cố) là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) đối với các ngân hàng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

2. Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy tờ có giá, hoặc yêu cầu ngân hàng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước.

3. Lãi suất cho vay cầm cố là lãi suất tái cấp vốn mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi thực hiện cho vay cầm cố đối với các ngân hàng và được Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.

4. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là thời gian tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước giải ngân khoản vay cầm cố đối với ngân hàng đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó.

Điều 3. Đối tượng được vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước

1. Các tổ chức tín dụng là ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Các tổ chức tín dụng không phải là ngân hàng khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Điều 4. Nguyên tắc cho vay cầm cố

Việc cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Khoản cho vay cầm cố được bảo đảm bằng các giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

2. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng tạm thời thiếu hụt khả năng thanh khoản;

3. Ngân hàng được vay cầm cố phải hoàn trả vốn vay Ngân hàng Nhà nước (cả gốc và lãi) đầy đủ và đúng hạn.

Điều 5. Phương thức thực hiện cho vay cầm cố

1. Phương thức trực tiếp: Các ngân hàng giao dịch trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.

2. Phương thức gián tiếp: Các ngân hàng giao dịch thông qua hệ thống kết nối mạng vi tính theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 6. Cấp mã số, mã khoá, chữ ký điện tử 

Các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp mã số, mã khoá, chữ ký điện tử cho những người đại diện của ngân hàng để giao dịch qua hệ thống kết nối mạng vi tính với Ngân hàng Nhà nước trong các giao dịch thị trường nhằm thực hiện chế độ bảo mật.

Điều 7. Giấy tờ có giá được cầm cố

1. Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được cầm cố:

a. Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND);

b. Được phép chuyển nhượng;

c. Có thời hạn còn lại tối thiểu bằng thời gian vay;

d. Giấy tờ có giá thuộc sở hữu hợp pháp của ngân hàng xin vay.

2. Danh mục, thứ tự ưu tiên các giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn và tỷ lệ giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

3. Ngân hàng Nhà nước chỉ chấp thuận cho vay cầm cố giấy tờ có giá cấp 2 và các loại giấy tờ khác trong trường hợp ngân hàng xin vay không sở hữu hoặc đã sử dụng hết các loại giấy tờ có giá cấp 1 trong các giao dịch tiền tệ tại thời điểm xin vay.

Điều 8. Giá trị giấy tờ có giá được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay cầm cố

1. Giá trị giấy tờ có giá được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay cầm cố là tổng giá trị phát hành của giấy tờ có giá được tính theo mệnh giá.

2. Tỷ lệ bảo đảm của giá trị giấy tờ có giá so với số tiền vay cầm cố được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

MỤC II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 9. Điều kiện cho vay cầm cố

Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định thực hiện cho vay cầm cố đối với các ngân hàng khi có đủ các điều kiện sau:

1. Là các ngân hàng quy định tại Điều 3 Thông tư này và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

2. Có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn cầm cố theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

3. Có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Điều 14 Thông tư này;

4. Không có dư nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xin vay;

5. Có cam kết về sử dụng tiền vay cầm cố đúng mục đích và trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định.

Điều 10. Thời hạn cho vay cầm cố

1. Ngân hàng Nhà nước cho vay cầm cố đối với các ngân hàng tối đa là 1 năm (365 ngày). Thời hạn cho vay cầm cố tính cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày tết. Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết thì thời hạn cho vay được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.

2. Căn cứ mục đích vay vốn của ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn thu nợ trong từng trường hợp cụ thể.

3. Trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản vay cầm cố nhưng thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn cho vay lần đầu.

Điều 11. Lãi suất cho vay cầm cố

1. Lãi suất cho vay cầm cố đối với các ngân hàng là lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi thực hiện cho vay cầm cố đối với các ngân hàng tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì trong suốt thời hạn cho vay.

2. Trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì ngân hàng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng tín dụng.

Điều 12. Mức cho vay cầm cố

1. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, nhu cầu vay vốn, giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm và dư nợ các khoản vay khác của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước quyết định mức cho vay cầm cố đối với ngân hàng xin vay.

2. Mức cho vay tối đa không vượt quá giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm được quy đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 13. Thẩm quyền tham gia nghiệp vụ vay cầm cố

1. Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng là người có thẩm quyền ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước.

2. Tổng Giám đốc (Giám đốc) ngân hàng có thể uỷ quyền cho Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự uỷ quyền này. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.

Điều 14. Hồ sơ đề nghị vay cầm cố

Khi có nhu cầu vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng gửi tới Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị vay cầm cố, bao gồm:

1. Giấy đề nghị vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước (theo Mẫu 01/NHNN-CC);

2. Bảng kê các giấy tờ có giá đề nghị cầm cố để vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước có xác nhận của tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc tổ chức lưu ký (theo Mẫu 02/NHNN-CC);

3. Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng theo Mẫu 03/NHNN-CC; Tình hình giao dịch của ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu 04/NHNN-CC; Bảng tính toán nhu cầu vay vốn VND từ Ngân hàng Nhà nước theo Mẫu 05/NHNN-CC;

 4. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng tại thời điểm gần nhất.

Điều 15. Chấp thuận và từ chối đề nghị vay cầm cố của ngân hàng

1. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị vay cầm cố của ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước xem xét đề nghị xin vay của ngân hàng và trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị vay cầm cố theo quy định tại Điều 14 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho ngân hàng xin vay về việc chấp thuận (theo Mẫu 06a/NHNN-CC) hay không chấp thuận cho vay cầm cố (theo Mẫu 06b/NHNN-CC) và gửi cho các đơn vị liên quan.

2. Ngân hàng Nhà nước không xem xét đề nghị vay cầm cố của ngân hàng khi ngân hàng không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 16. Giao nhận và hoàn trả giấy tờ có giá làm tài sản cầm cố

1. Sau khi nhận được thông báo về việc chấp thuận cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng xin vay phải tiến hành chuyển giao các giấy tờ có giá để làm tài sản cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện cầm cố các giấy tờ có giá theo đúng danh mục giấy tờ có giá đã được phê duyệt, ký hợp đồng tín dụng và thực hiện giải ngân theo quy định.

Trường hợp ngân hàng xin vay có nhu cầu đổi giấy tờ có giá đang được cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước bằng các giấy tờ có giá khác đủ tiêu chuẩn  và nằm trong danh mục giấy tờ có giá được sử dụng cầm cố vay vốn, ngân hàng xin vay phải có văn bản giải trình lý do và Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

3. Sau khi ngân hàng đã hoàn trả hết nợ vay gốc và lãi, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn trả các giấy tờ có giá đã sử dụng làm tài sản cầm cố cho ngân hàng.

Điều 17. Thực hiện cho vay cầm cố

1. Việc cho vay cầm cố đối với các ngân hàng được thực hiện tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào hồ sơ chấp thuận cho vay cầm cố đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tiến hành làm thủ tục nhận tài sản cầm cố, ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng và chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước.

2. Trong trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cho vay cầm cố đối với ngân hàng có trụ sở chính trên địa bàn. Quy trình thực hiện cho vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố như thực hiện tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Điều 18. Trả nợ vay cầm cố

1. Khi đến kỳ hạn trả nợ, các ngân hàng thanh toán gốc và lãi khoản vay cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá.

2. Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ (gốc hoặc lãi) mà ngân hàng không trả nợ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ bắt buộc (gốc và lãi) như sau:

a. Trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ;

b. Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có) của ngân hàng;

3. Trường hợp sau khi đã trích tài khoản tiền gửi để thu nợ và thu nợ từ các nguồn khác của ngân hàng nhưng vẫn không đủ để thu hồi hết nợ, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn. Ngân hàng Nhà nước có thể bán hoặc thanh toán với người phát hành các giấy tờ có giá cầm cố trên thị trường tiền tệ để thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng vay.

Điều 19. Trách nhiệm của ngân hàng xin vay cầm cố

1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, tài liệu cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước.

2. Thực hiện đúng các cam kết với Ngân hàng Nhà nước khi vay cầm cố về sử dụng tiền vay đúng mục đích, hoàn trả nợ vay bao gồm cả gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn.

3. Chuyển giao đầy đủ giấy tờ có giá sử dụng làm tài sản cầm cố và nhận lại toàn bộ tài sản cầm cố sau khi đã trả hết nợ vay (gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước.

4. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vay vốn.

 

MỤC III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1. Vụ Chính sách tiền tệ

a. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xác định mức cung ứng tiền cho mục tiêu tái cấp vốn hàng quý, hàng năm, trong đó bao gồm cả hình thức tái cấp vốn bằng cầm cố giấy tờ có giá trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt và thông báo tới các đơn vị liên quan.

b. Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất tái cấp vốn để có cơ sở áp dụng đối với nghiệp vụ cầm cố giấy tờ có giá.

c. Phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay cầm cố.

2. Vụ Tín dụng

a. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị vay cầm cố của các ngân hàng.

b. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đề nghị cho vay cầm cố giấy tờ có giá của các ngân hàng, ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện (nếu có) và thông báo tới ngân hàng xin vay về việc chấp thuận hay không chấp thuận cho vay cầm cố.

c. Chuyển hồ sơ đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tới Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để thực hiện cho vay cầm cố.

d. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay cầm cố.

đ. Tổng hợp tình hình thực hiện cho vay cầm cố từ Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo tháng, quý, năm để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

e. Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt danh mục, thứ tự ưu tiên các giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ cho vay cầm cố và tỷ lệ giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền vay cầm cố trong từng thời kỳ.

3. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

a. Căn cứ hồ sơ đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chấp thuận cho vay cầm cố, thực hiện việc cho vay cầm cố và cầm cố giấy tờ có giá, thu hồi nợ gốc và lãi theo quy định tại Thông tư này.

b. Tổ chức giao nhận, lưu giữ, bảo quản tài sản cầm cố, hồ sơ tài liệu, hoàn trả giấy tờ có giá và hạch toán cho vay cầm cố theo quy định.

c. Phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay cầm cố.

d. Tổng hợp số liệu về cho vay cầm cố phát sinh tại Sở Giao dịch theo định kỳ hàng tháng, quý, năm, phát hiện kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện gửi Vụ Tín dụng để tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

đ. Thực hiện lưu ký giấy tờ có giá được sử dụng để cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định, xác nhận lưu ký giấy tờ có giá của ngân hàng xin vay đối với trường hợp ngân hàng đề nghị vay cầm cố đang lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước. 

e. Hướng dẫn quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

4. Vụ Tài chính – Kế toán: Hướng dẫn quy trình hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ cho vay cầm cố.

5. Cục Công nghệ tin học

a. Cài đặt chương trình phần mềm và đảm bảo hạ tầng mạng truyền thông thực hiện cho vay cầm cố ổn định, an toàn và bảo mật.

b. Quy định mã số, mã khoá, chữ ký điện tử cho những người tham gia nghiệp vụ cầm cố của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng.

Điều 21. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện cho vay cầm cố đối với các ngân hàng có trụ sở chính trên địa bàn khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền.

2. Tổ chức giao nhận, lưu giữ, bảo quản tài sản cầm cố, hồ sơ tài liệu, hoàn trả giấy tờ có giá và hạch toán cho vay cầm cố theo quy định.

3. Hàng tháng, quý và năm, tổng hợp các thông tin, số liệu về cho vay cầm cố phát sinh tại chi nhánh, phát hiện kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện gửi Vụ Tín dụng để tổng hợp báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành và  thay thế Quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 03/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng, Quyết định số 94/2004/QĐ-NHNN ngày 02/01/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi một số Điều của Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 03/11/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc các tổ chức tín dụng sử dụng một số loại trái phiếu trong các giao dịch tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

2. Các khoản cho vay cầm cố còn dư nợ đến ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký đến khi Ngân hàng Nhà nước thu hồi hết nợ. 

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

KT. THỐNG ĐỐC

PHÓ THỐNG ĐỐC

Nguyễn Đồng Tiến

Mẫu số 01/NHNN-CC

 

Tên (địa chỉ, lôgô)

của ngân hàng

 

Số văn bản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 


…., ngày …. tháng …. năm ….

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

theo hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

 

Kính gửi:   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Vụ Tín dụng)

 

Tên ngân hàng: Ngân hàng ….

Địa chỉ:

Điện thoại:                                            fax:

Mã số:

Số hiệu tài khoản tiền gửi bằng VND: …. tại Ngân hàng Nhà nước …

 

Căn cứ Thông tư số …/…/TT-NHNN ngày …/…/… của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng;

Căn cứ tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, khả năng cân đối nguồn vốn và khối lượng giấy tờ có giá đang nắm giữ,

Ngân hàng … đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá với các nội dung như sau:

1. Số tiền xin vay:  (bằng số) …. đồng, (bằng chữ) …. đồng

2. Mục đích xin vay:

3. Thời hạn vay:

4. Tài sản bảo đảm tiền vay: (Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc … với tổng mệnh giá … đồng)

5. Phương thức trả nợ: (Trả nợ gốc và lãi một lần khi đến hạn)

Ngân hàng … cam đoan các thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng các quy định hiện hành về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng.

 

 

Nơi nhận:

- Như đề gửi,

- Lưu Văn thư, ….

TỔNG GIÁM ĐỐC

(hoặc người được ủy quyền)

 

 

 

 

 

 


NGÂN HÀNG.............                                                                                                                                               Mẫu số 02/NHNN-CC

 

BẢNG KÊ CÁC GIẤY TỜ CÓ GIÁ ĐỀ NGHỊ CẦM CỐ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Đơn vị: 1 đồng

Số TT

Loại giấy tờ có giá

Số chứng từ

Tổ chức phát hành

Phương thức thanh toán lãi, gốc

Ngày phát hành

Mệnh giá

Lãi suất

Ngày đến hạn thanh toán

Tổ chức lưu ký

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

 

I

Giấy tờ có giá cấp 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trái phiếu Kho bạc

TP1A2505

Kho bạc Nhà nước

Thanh toán lãi, gốc một lần khi đáo hạn, lãi nhập gốc

25/08/2005

40,000,000,000

8.75%

25/08/2010

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Giấy tờ có giá cấp 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…., ngày ...  tháng …. năm ….

 

 

Xác nhận của ….. (tổ chức phát hành, đại lý phát hành hoặc tổ chức lưu ký)

Lập biểu

Kiểm soát

 

 

Tổng Giám đốc (hoặc người được ủy quyền)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Phương thức thanh toán gốc và lãi

1. Thanh toán lãi ngay khi phát hành

 

 

 

 

 

 

2. Thanh toán lãi, gốc một lần khi đáo hạn, lãi không nhập gốc

 

 

 

 

 

3. Thanh toán lãi, gốc một lần khi đáo hạn, lãi nhập gốc

 

 

 

 

 

 

4. Thanh toán lãi định kỳ, thanh toán gốc một lần khi đáo hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

NGÂN HÀNG ….

 

Mẫu 03/NHNN-CC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị: tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu

Thời điểm

X

Y

Z

A

Nguồn vốn VND

 

 

 

1

Huy động

 

 

 

a

Không kỳ hạn và đến 12 tháng

 

 

 

b

Trên 12 tháng

 

 

 

2

Tiền gửi của KBNN

 

 

 

a

Không kỳ hạn và đến 3 tháng

 

 

 

b

Trên 3 tháng

 

 

 

3

Tiền gửi/vay TCTD khác

 

 

 

a

Không kỳ hạn và đến 3 tháng

 

 

 

b

Trên 3 tháng

 

 

 

4

Vay NHNN

 

 

 

B

Sử dụng vốn VND

 

 

 

1

Cho vay nền kinh tế

 

 

 

2

Cho vay/gửi tiền TCTD khác

 

 

 

a

Không kỳ hạn và đến 3 tháng

 

 

 

b

Trên 3 tháng

 

 

 

3

Dự trữ

 

 

 

a

Tiền mặt tồn quỹ

 

 

 

b

Tiền gửi thanh toán tại NHNN

 

 

 

c

Tiền gửi thanh toán tại TCTD khác

 

 

 

4

Đầu tư GTCG

 

 

 

a

Trái phiếu Chính phủ

 

 

 

b

Tín phiếu NHNN

 

 

 

c

GTCG khác

 

 

 

d

Đầu tư khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:  - X, Y là ngày cuối cùng của 2 tháng gần nhất
              - Z là ngày gần nhất ngày nộp hồ sơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu                                 Kiểm soát

Tổng Giám đốc (hoặc người được ủy quyền)

 

 


 

NGÂN HÀNG ….

 

 

 

 

Mẫu số 04/NHNN-CC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÌNH HÌNH GIAO DỊCH VỚI  NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

từ ngày …./…/…. đến ngày …./…/…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị: tỷ đồng

 

Thời kỳ

Dư nợ đầu kỳ

Số món giao dịch trong kỳ

Doanh số cho vay

Doanh số trả nợ

Dư nợ cuối kỳ

Nợ quá hạn trong kỳ

1

Chiết khấu giấy tờ có giá

 

 

 

 

 

 

2

Cầm cố giấy tờ có giá

 

 

 

 

 

 

3

Cho vay qua đêm

 

 

 

 

 

 

4

OMO

 

 

 

 

 

 

4.1

Mua GTCG

 

 

 

 

 

 

4.2

Bán GTCG

 

 

 

 

 

 

5

Cho vay theo hồ sơ tín dụng

 

 

 

 

 

 

6

Hoán đổi ngoại tệ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

 

 

 

 

 

 

 

1.

Đối với nghiệp vụ OMO, nếu bán GTCG cho NHNN thì doanh số trúng thầu tính vào doanh số cho vay,

 

 

nếu mua GTCG của NHNN thì doanh số trúng thầu tính vào doanh số trả nợ

 

 

 

2.

Số dư bán GTCG cho NHNN ghi số dương (+)

Số dư mua GTCG của NHNN ghi số âm (-)

 

3.

Thời kỳ báo cáo:

quý hiện tại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu

 

Kiểm soát

 

Tổng Giám đốc (hoặc người được ủy quyền)

 


 

 

NGÂN HÀNG …..

 

Mẫu 05/NHNN-CC

 

 

 

 

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU VAY VỐN VND TỪ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

 

 

Đơn vị: tỷ đồng

STT

CHỈ TIÊU

Đến 1 tuần/ 2 tuần…

I

NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN BẰNG VND

 

1

Giải ngân tín dụng cho tổ chức kinh tế, dân cư theo cam kết

 

2

Giải ngân tín dụng cho tổ chức kinh tế, dân cư ngoài cam kết

 

3

Chi trả tiền gửi theo kế hoạch

 

4

Chi trả tiền gửi ngoài kế hoạch

 

5

Cho vay các chi nhánh hoặc CN rút tiền ròng

 

6

Trả nợ các khoản vay/nhận tiền gửi TCTD đến hạn

 

7

Trả nợ Ngân hàng Nhà nước đến hạn

 

II

DỰ TÍNH KHẢ NĂNG CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN VND

 

1

Huy động tiền gửi từ nền kinh tế

 

2

Thu nợ tín dụng đến hạn từ tổ chức kinh tế, dân cư

 

3

Thu nợ các khoản cho vay trên thị trường LNH đến hạn

 

4

Thu nợ cho vay từ chi nhánh thuộc nội bộ TCTD

 

5

Các khoản đầu tư GTCG đến hạn

 

6

Các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng

 

III

CHÊNH LỆCH NGUỒN VỐN - SỬ DỤNG VỐN VND

 

1

Dự kiến vay NHNN qua các kênh

 

a

Bán GTCG trên thị trường mở

 

b

Vay chiết khấu GTCG

 

c

Vay cầm cố GTCG

 

d

Hoán đổi ngoại tệ

 

2

Dự kiến bán ngoại tệ cho NHNN

 

 

 

 

 

 

 

 Lập bảng                          Kiểm soát                     Tổng giám đốc

                                                                             (Người được ủy quyền)

 

 

 

 

 

Mẫu  06a/NHNN-CC

ngân hàng nhà nước

VIỆT NAM

 


Số   ……  /TB-NHNN

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ….

                                                                                                                          

THÔNG BÁO

Về việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho vay có bảo đảm bằng

cầm cố giấy tờ có giá đối với Ngân hàng ….

 

Kính gửi:   Ngân hàng ….

 

Căn cứ Thông tư số …/…/TT-NHNN ngày …/…/… của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng;

Sau khi xem xét Hồ sơ đề nghị vay cầm cố của Ngân hàng … kèm theo Giấy đề nghị vay vốn theo hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (công văn số …. ngày …/../..), Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá đối với Ngân hàng …. với các nội dung sau:

1. Số tiền cho vay cầm cố:  … tỷ đồng.

2. Lãi suất cho vay cầm cố:  ….

3. Thời hạn cho vay cầm cố: … ngày kể từ ngày nhận tiền vay.

4. Mục đích vay cầm cố:….

5. Phương thức trả nợ gốc và lãi:….

6. Giấy tờ có giá dùng để cầm cố: ….

7. Ngân hàng … thực hiện vay vốn, trả nợ theo quy định tại Ngân hàng Nhà nước.

Thừa lệnh Thống đốc, Vụ Tín dụng thông báo để Quý Ngân hàng biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:

- Như đề gửi,

- PTĐ phụ trách (để b/c),

- Sở Giao dịch (để th/h);

- Các Vụ: CSTT, TCKT,

- Lưu VP, Vụ TD.

TL.THỐNG ĐỐC

VỤ TRƯỞNG VỤ TÍN DỤNG

PHÓ VỤ TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Thị Hồng Hạnh

 


Mẫu  06b/NHNN-CC

ngân hàng nhà nước

VIỆT NAM

 


Số   ……  /TB-NHNN

cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ….

                                                                                                                          

THÔNG BÁO

Về việc Ngân hàng Nhà nước không chấp thuận cho vay có bảo đảm bằng

cầm cố giấy tờ có giá đối với Ngân hàng ….

 

Kính gửi:   Ngân hàng ….

 

Căn cứ Thông tư số …/…/TT-NHNN ngày …/…/… của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng;

Sau khi xem xét Hồ sơ đề nghị vay cầm cố của Ngân hàng … kèm theo Giấy đề nghị vay vốn theo hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (công văn số …. ngày …/../..), Ngân hàng Nhà nước không chấp thuận cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá đối với Ngân hàng …. với các lý do sau:

1. 

2. 

 

Thừa lệnh Thống đốc, Vụ Tín dụng thông báo để Quý Ngân hàng biết./.

 

 

Nơi nhận:

- Như đề gửi;

- PTĐ phụ trách (để b/c);

- Vụ CSTT;

- Lưu VP, Vụ TD.

TL.THỐNG ĐỐC

VỤ TRƯỞNG VỤ TÍN DỤNG

PHÓ VỤ TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Thị Hồng Hạnh

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

STATE BANK OF VIETNAM
-----------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------
No. 03/2009/TT-NHNN
Hanoi, March 02, 2009
 
CIRCULAR
 
REGULATION ON PROVISION LOAN SECURED BY THE MORTGAGE OF VALUABLE PAPERS BY THE STATE BANK OF VIETNAM TO BANKS
- Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam issued in 1997; the Law on the amendment, supplement of several articles of the Law on the State Bank of Vietnam issued in 2003;
- Pursuant to the Law on Credit Institutions issued in 1997; the Law on the amendment, supplement of several articles of the Law on Credit Institutions issued in 2004;
- Pursuant to the Decree No. 96/2008/ND-CP dated 26/8/2008 of the Government providing for the functions, duties, authorities and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Hereby, the State Bank of Vietnam provides for the lending secured by the mortgage of valuable papers by the State Bank of Vietnam to banks as follows:
 
Section 1.
GENERAL PROVISIONS
 
Article 1. Governing scope
This Regulation provides for the short term lending in Vietnamese Dong (VND) by the State Bank of Vietnam to credit institutions being banks and non-banking credit institutions upon the authorization by the Prime Minister (hereinafter referred to as banks) in the form of security by the mortgage of valuable papers in order to supply short term capital and means of payment to banks.
 
Article 2. Interpretation
In this Circular, following terms shall be construed as follows:
1. Lending secured by the mortgage of valuable papers (hereinafter referred to as mortgage lending) shall be a form of loan provision made by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) to banks on the basis of the mortgage of valuable paper owned by the banks to secure the debt repayment obligation.
2. Mortgage of valuable paper means the State Bank keeps the original valuable paper, or requires a bank to transfer the valuable paper to its account opened at the Securities Exchange Center to secure the debt repayment obligation for one or more mortgaged loans of that bank at the State Bank.
3. Interest rate of the mortgage lending shall be the refinancing interest rate, which is applied to mortgage lending by the State Bank to banks and announced by the State Bank from time to time.
4. Remaining period of valuable paper shall be the period of time from the date where the State Bank disburses the mortgaged loan for the bank to the maturity date of that valuable paper.
 
Article 3. Subjects entitled to mortgage loan from the State Bank
1. Banking Credit Institutions, which are established and operate in accordance with provisions of the Law on Credit Institutions.
2. Non-banking Credit Institutions, which are authorized by the Prime Minister.
 
Article 4. Principles of mortgage lending
The mortgage lending by the State Bank to banks shall be implemented under following principles:
1. The mortgage loan is secured by valuable paper which is qualified in line with provisions in Article 7 of this Circular;
2. Mortgage lending secured by valuable paper aims at supplying short term capital and means of payment for banks which are temporarily short of liquidity;
3. Banks provided with mortgage loans shall be obliged to make full payment of the loan (both principal and interest) to the State Bank at the due time.
 
Article 5. Mode of mortgage lending
1. Direct mode: Banks shall directly transact with the State Bank.
2. Indirect mode: Banks shall transact via internet connected computer network under the guidance of the State Bank.
 
Article 6. Grant of code, key and electronic signature
The State Bank shall grant code, key and electronic signature to representative of banks for transaction via internet connected computer network with the State Bank in market transactions for the purpose of security.
 
Article 7. Valuable paper to be mortgaged
1. Standards of valuable paper to be mortgaged:
a. To be issued in Vietnamese Dong (VND);
b. To be authorized to transfer;
c. Its remaining period is equal to the borrowing period at the minimum;
d. The valuable paper must be subject to the legal ownership of the borrowing bank.
2. List, order of priority of valuable papers used for the mortgage for loan and the rate between value of the valuable paper and amount of the loan mortgaged at the State Bank shall be determined by the Governor of the State Bank from time to time.
3. The State Bank shall only approve to provide loan mortgaged by valuable papers of level 2 and other types of valuable papers in the event where the borrowing bank does not own or has already used up all the types of valuable papers of level 1 in monetary transactions at the borrowing time.
 
Article 8. Value of the valuable paper used as a security asset for the mortgage loan
1. Value of the valuable paper used as a security asset for the mortgage loan shall be the total issued value of the valuable paper calculated according to the face value.
2. The security rate of the value of the valuable paper over the amount of the mortgage loan shall be provided for by the Governor of the State Bank from time to time.
 
Section II.
SPECIFIC PROVISIONS
 
Article 9. Conditions of mortgage lending
The State Bank of Vietnam shall consider and decide on provision of mortgage loan to banks when they satisfy fully following conditions:
1. They are banks stated in Article 3 of this Circular and not are put in the special control;
2. They have valuable paper qualified for mortgage as prescribed in Article 7 of this Circular;
3. They have an application file for mortgage loan from the State Bank in compliance with provisions in Article 14 of this Circular;
4. They have no overdue outstanding debt at the State Bank at the time of borrowing;
5. They have made a commitment on using the mortgage loan for the due purpose and repayment of the debt (both principal and interest) to the State Bank at the due time.
 
Article 10. Period of mortgage lending
1. The State Bank provide mortgage loan to banks within a maximum period of one year (365 days). The period of mortgage lending shall include non-business days, public holidays, Tet holidays. In the event where the payment date falls on a non-business day, public holiday, Tet holiday, the lending period shall be extended to the following working day.
2. Based on the borrowing purpose of the bank, the State Bank shall decide the lending period, term of debt collection in specific cases.
3. In special cases, the State Bank may consider extending the mortgage loan, providing that the extended period shall not exceed the first lending period.
 
Article 11. Interest rate of mortgage loan
1. Interest rate of mortgage loan to banks shall be refinancing interest rate applied by the State Bank in providing mortgage loan to banks at the disbursement time of the loan and remain in full force during the lending period.
2. Where the outstanding of the mortgage loan is classified as overdue debt, the bank shall be subject to overdue interest rate, which is equivalent to 150% of the lending interest rate stated in the credit contract.
 
Article 12. Level of mortgage lending
1. Based on the monetary targets, polices from time to time, demand for loan capital, value of the valuable paper used as security asset and outstanding debt of other loans of a bank at the State Bank, the State Bank shall determine the level of mortgage lending to the borrowing bank.
2. The maximum lending level shall not exceed the value of the secured valuable paper to be converted in accordance with provisions of the State Bank.
 
Article 13. Competence to take part in mortgage borrowing operation
1. General Manager (Manager) of the bank shall be the competent person to sign on the documents for taking part in the mortgage borrowing operation at the State Bank.
2. General Manager (Manager) of the bank may authorize the Deputy General Manager (Deputy Manager) to sign on the documents participating in the mortgage borrowing operation at the State Bank in line with provisions of applicable laws and shall be responsible for such authorization. The authorized person shall not be permitted to reauthorize a third person.
 
Article 14. Application file for mortgage loan
Upon having a demand for mortgage loan at the State Bank, the borrowing bank shall send an application file for mortgage loan to the State Bank, including:
1. An application for mortgage loan at the State Bank (in accordance with Form 01/NHNN-CC);
2. List of valuable papers proposed to mortgage for borrowing at the State Bank with the confirmation of the issuer, issuing agent or depository organization (in accordance with Form 02/NHNN-CC);
3. Several norms of capital source and use of capital by the bank in accordance with Form 03/NHNN0CC; the transaction performance of the bank with the State Bank in accordance with Form 04/NHNN-CC; Calculation sheet of the demand for loan capital in VND from the State Bank in accordance with Form 05/NHNN-CC;
4. The latest Balance Sheet of the bank.
 
Article 15. Approving and refusing the application for mortgage loan of bank
1. Based on the application file for mortgage loan of the bank, the State Bank shall consider the application for loan of the bank and, within a maximum period of 02 working days since the full receipt of the valid application file for mortgage loan as provided for in Article 14 of this Circular, the State Bank shall give a written notice to the borrowing bank on the approval (in accordance with Form 06a/NHNN-CC) or disapproval to the mortgage loan (in accordance with Form 06b/NHNN-CC) and to related units.
2. The State Bank shall not consider the application for mortgage loan of a bank when that bank fails to fully satisfy conditions as stated in Article 9 of this Circular.
 
Article 16. Delivery, receipt and return of valuable paper as a mortgage asset
1. Upon the receipt of the notice on the approval to the mortgage loan of the State Bank, the borrowing bank shall be required to transfer valuable papers as a mortgage asset to the State Bank.
2. The State Bank shall carry out the mortgage of valuable papers in conformity with the list of valuable papers that has already been approved, sign credit contract and carry out the disbursement in accordance with applicable provisions.
In case where the borrowing bank has a demand for replacing the valuable papers which are being mortgaged at the State Bank with other valuable papers which are qualified and belong to the list of valuable papers authorized to use as mortgage for loan, the borrowing bank must have a written explanation for that replacement and the State Bank shall consider and decide in specific cases.
3. Where the bank has made full payment for both loan principal and interest, the State Bank shall return the valuable papers used as mortgage asset to the bank.
 
Article 17. Provision of mortgage loan
1. The provision of mortgage loan to bank shall be performed at the Banking Operation Department of the State Bank.
The Bank Operation Department of the State Bank shall, basing on the file of approval to mortgage loan ratified by the Governor of the State Bank, carry out the procedures of receiving mortgage asset, sign credit contract with the said bank and transfer the loan amount to the deposit account of that bank at the State Bank.
2. Where it is necessary, the Governor of the State Bank may authorize the Manager of State Bank branches in provinces, cities under the Central Government’s Management to perform the mortgage lending to banks whose head office is located in the local area. Process of mortgage lending at the State Bank branches in provinces, cities shall be the same to that at the Banking Operation Department of the State Bank.
 
Article 18. Repayment of mortgage loan
1. Upon the maturity of the debt, banks shall make payment for both principal and interest of the mortgage loan to the State Bank and take back the valuable paper.
2. In the event where at the maturity of the debt (principal or interest), the bank fails to make payment, then the State Bank shall take some measures for compulsory debt collection (principal and interest) as follows:
a. To deduct from the deposit account of that bank at the State Bank for debt collection;
b. To collect debt from other sources (if any) of that bank.
3. In case after making deduction from the deposit account for debt collection and collection from other sources of the borrowing bank, it is not sufficient to collect the full debt, the State Bank shall classify the outstanding debt as overdue and apply overdue interest rate. The State Bank may sell or make payment with the issuer of the valuable paper mortgaged in the monetary market for collecting the overdue debt of the borrowing bank.
 
Article 19. Responsibilities of the borrowing bank
1. To fully, timely supply files, documents as stipulated in this Circular and take responsibility to the law for the accuracy, legality of the data, documents supplied to the State Bank.
2. To comply with commitments made with the State Bank at the time of borrowing regarding the use of loan fund for due purpose, full repayment of the debt, including both principal and interest, at the due date.
3. To fully transfer the valuable papers used as mortgage asset and take back the entire mortgage asset after the debt has been fully paid (principal and interest) to the State Bank.
4. To be subject to the inspection, control of the State Bank during the borrowing time.
 
Section Iii.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
 
Article 20. Responsibilities of units of the State Bank
 
1. The Monetary Policy Department
a. To preside over, coordinate with related units in the determination of the level of money supply for quarterly, annual refinancing objective, including the refinancing with the mortgage of valuable paper, to submit to the Governor of the State Bank for approval and give notice to related units.
b. To act as an advisor for the Governor of the State Bank in the determination and announcement of refinancing interest rate as a basis for application to valuable paper mortgage operation.
c. To coordinate with related units to solve difficulty, query arising in the performance of mortgage lending.
 
2. The Credit Department
a. To receive and appraise application file for mortgage loan of banks.
b. To submit the Governor of the State Bank for approval to the application for loan mortgaged by valuable paper of banks, to authorize State Bank branches in provinces, cities under the Central Government’s management to perform (if any) and give notice to the borrowing bank on the approval or disapproval to mortgage loan.
c. To send the file approved by the Governor of the State Bank to the Banking Operation Department for performing the mortgage lending.
d. To preside over, coordinate with related units to solve difficulty, query arising in the performance of mortgage lending.
dd. To summary and make monthly, quarterly, annual report on the performance of mortgage lending in the Banking Operation Department of the State Bank and State Bank Branches in provinces, cities under the Central Government’s management to the Governor of the State Bank.
e. To submit the Governor of the State Bank, from time to time, for approval to the list, order of priority of valuable papers used in the mortgage lending operation and the rate between the value of valuable paper and amount of the mortgage loan.
 
3. The Banking Operation Department of the State Bank
a. Based on the application file for mortgage loan which has been approved by the Governor of the State Bank, to perform the mortgage lending and mortgage of valuable paper, collect loan principal and interest in accordance with provisions of this Circular.
b. To organize the delivery, receipt, keeping and preservation of mortgage asset, files and documents, to return valuable paper and perform accounting of the mortgage loan.
c. To coordinate with related units to solve difficulty, query arising in the performance of mortgage lending.
d. To summary data of mortgage loans arising at the Banking Operation Department on a monthly, quarterly, annual basis, to timely detect difficulty, query in the implementation and send to the Credit Department for generally reporting to the Governor of the State Bank.
dd. To deposit valuable paper which is used for mortgage of borrowing at the State Bank in accordance with applicable provisions, to confirm the deposition of valuable paper of the borrowing bank with respect to the case where the borrowing bank has been depositing valuable paper at the State Bank.
e. To provide guidance on the process of mortgage lending performance by the State Bank to banks.
 
4- The Finance and Accounting Department shall provide guidance on the accounting relating to the mortgage lending operation.
5. Informatics Technology Department
a. To install software programs and ensure the infrastructure of the communication network for mortgage lending to be stable, safe and confidential.
b. To provide for code number, key, electronic signature to persons participating in the mortgage operation of the State Bank and banks.
Click Download to see full text
 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 03/2009/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư liên tịch 34/2009/TTLT/BTC-BKHCN của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư liên tịch số 39/2005/TTLT/BTC-BKHCN ngày 23/05/2005 hướng dẫn quản lý tài chính của Chương trình "Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010"

Tài chính-Ngân hàng, Khoa học-Công nghệ, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường