Quyết định 95/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý thanh toán nợ giai đoạn II

thuộc tính Quyết định 95/1998/QĐ-TTg

Quyết định 95/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý thanh toán nợ giai đoạn II
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:95/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:18/05/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 95/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 95/1998/QĐ-TTG NGÀY  18  THÁNG 5  NĂM 1998
VỀ XỬ LÝ THANH TOÁN NỢ GIAI ĐOẠN II

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Theo đề nghị của Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ương,

QUYẾT ĐỊNH:

A. QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1. Các bên có nợ phải thu, phải trả đã được kê khai xác nhận nợ, hoặc đã được đối chiếu xác minh theo quy định của Ban chỉ đạo Tổng thanh toán nợ là đối tượng thi hành Quyết định này.
 Điều 2. Giám đốc các doanh nghiệp có nợ phải thu, có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ.
Điều 3. Giám đốc các doanh nghiệp, các con nợ có nợ phải trả, có trách nhiệm trả nợ. Nếu không trả nợ, doanh nghiệp và con nợ phải chịu các hình thức cưỡng chế của các cơ quan chức năng về khấu trừ các quỹ của doanh nghiệp và phát mại tài sản.
Điều 4. Tổ chức và cá nhân bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, mua chịu vật tư hàng hóa, nhưng các doanh nghiệp chưa trả được nợ, tổ chức và cá nhân bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả nợ thay. Doanh nghiệp được trả nợ thay có trách nhiệm nhận nợ và trả nợ với tổ chức, cá nhân đã bảo lãnh cho mình.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
I. CÁC KHOẢN NỢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 5. Các khoản nợ ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động được phân loại và xử lý như sau:
1. Nợ tiền khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách theo chế độ nhưng chưa nộp :
- Nếu doanh nghiệp đã sử dụng tiền khấu hao cơ bản để đầu tư xây dựng cơ bản, cho phép ghi thu ngân sách về tiền khấu hao cơ bản phải nộp, ghi chi cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nhận vốn với Nhà nước và nộp tiền thu sử dụng vốn theo quy định hiện hành;
- Nếu doanh nghiệp đã sử dụng tiền khấu hao cơ bản để bổ sung vốn lưu động, được ghi thu ngân sách về khấu hao cơ bản, ghi chi cấp vốn lưu động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nhận vốn với Nhà nước và nộp tiền thu sử dụng vốn theo quy định hiện hành.
2.  Nợ các loại thuế, chênh lệch giá, lợi nhuận phải nộp :
Nếu doanh nghiệp đã sử dụng các khoản thuế, chênh lệch giá, lợi nhuận phải nộp ngân sách để đầu tư xây dựng cơ bản, được ghi thu ngân sách khoản thuế, chênh lệch giá và lợi nhuận phải nộp, ghi chi cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phải nhận vốn với Nhà nước và nộp tiền thu sử dụng vốn theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp doanh nghiệp ứng tiền của ngân sách để mua hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài, xuất khẩu lấy ngoại tệ lập quỹ dự trữ Nhà nước, hoặc để mua hàng hóa dự trữ lưu thông, nhưng do biến động giá cả, doanh nghiệp không mua đủ quỹ hàng hóa theo quy định, sau khi đã được Ban thanh toán nợ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý kinh tế ngành xác nhận thì cho phép xóa nợ.
4. Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước được giao bán hàng nhập khẩu theo Nghị định thư của Chính phủ chưa thu được tiền, hoặc chưa nộp đủ tiền vào ngân sách thì được xử lý như sau:
- Nếu doanh nghiệp đã sử dụng tiền bán hàng vào đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm tài sản cố định, được ghi thu ngân sách tiền bán hàng theo Nghị định thư, ghi chi cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nhận vốn với Nhà nước và nộp tiền thu sử dụng vốn theo quy định hiện hành;
- Nếu doanh nghiệp đã sử dụng tiền bán hàng để bổ sung vốn lưu động, được ghi thu ngân sách Nhà nước và ghi chi cấp vốn lưu động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nhận vốn với Nhà nước và nộp tiền thu sử dụng vốn theo quy định hiện hành;
- Doanh nghiệp đã bán hàng nhưng không thu được tiền, sau khi xem xét kỹ các quy định tại thời điểm phát sinh, nếu không phải do lỗi của doanh nghiệp, Ban thanh toán nợ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý kinh tế ngành báo cáo Ban chỉ đạo Tổng thanh toán nợ Trung ương, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xét xóa nợ cho từng trường hợp;
- Trường hợp hàng hóa nhập theo Nghị định thư không phù hợp với yêu cầu thị trường, phải giảm giá bán so với giá đã nhận của Nhà nước, cho phép doanh nghiệp được thanh toán theo số tiền thực tế thu được, phần còn thiếu cho xóa nợ.
5. Đối với các khoản vay ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả nợ cho ngân sách Nhà nước, nếu không trả được nợ, doanh nghiệp báo cáo Bộ Tài chính để giải quyết.
6. Các công trình xây dựng cơ bản nêu tại điểm 1, 2 và 4 tại Điều này, khi xử lý phải có biên bản kiểm kê tài sản và được quyết toán theo chế độ quy định của Nhà nước.
Điều 6. Các khoản ngân sách Nhà nước nợ các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động, được phân loại và xử lý như sau :
1.  Các khoản ngân sách trợ cấp hoặc cấp bù theo chế độ quy định nhưng chưa được cấp phát, ngân sách cấp nào nợ, ngân sách cấp đó phải bố trí nguồn thanh toán cho doanh nghiệp. Nếu không có nguồn báo cáo Bộ Tài chính xem xét giải quyết.
2. Các khoản doanh nghiệp đã nộp thừa cho ngân sách, được ngân sách hoàn trả cho doanh nghiệp, hoặc trừ vào khoản nộp kỳ sau.
3. Các khoản nợ do khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành, tài sản đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán :
- Nếu nằm trong kế hoạch Nhà nước giao nhưng chưa được thanh toán, phải lấy tiền khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển để trả nợ, nếu thiếu ngân sách sẽ thanh toán cho doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu nằm ngoài kế hoạch Nhà nước mà tài sản đó đã được doanh nghiệp sử dụng, doanh nghiệp phải lấy nguồn khấu hao cơ bản của tài sản đã sử dụng, quỹ đầu tư phát triển để thanh toán. Nếu còn thiếu được ngân sách hỗ trợ để trả nợ. Phần ngân sách hỗ trợ, doanh nghiệp phải nhận vốn với Nhà nước và nộp tiền thu sử dụng vốn theo quy định hiện hành;
Một số trường hợp xét thấy việc đầu tư là cần thiết và hợp lý, nhưng hiện nay doanh nghiệp không có khả năng thanh toán thì Ban Thanh toán nợ các tỉnh và thành phố (nếu là doanh nghiệp địa phương quản lý), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (nếu là doanh nghiệp Trung ương) báo cáo Ban chỉ đạo Tổng thanh toán nợ Trung ương và Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cấp vốn ngân sách cho từng trường hợp cụ thể.
4. Các khoản ngân sách địa phương nhận trả nợ thay khi điều động tài sản của doanh nghiệp cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, địa phương phải bố trí vốn ngân sách để trả nợ doanh nghiệp.
II. CÁC KHOẢN NỢ LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG
Điều 7. Đối với các khoản nợ Ngân hàng đã lên lưới thanh toán nợ:
Cho phép xóa số nợ còn lại của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể đã giải thể hoặc ngừng hoạt động chờ giải thể, các hợp tác xã đã tan rã, cá thể vay vốn đã chết hoặc mất tích, sau khi đã tận thu mọi tài sản (nếu có); và các khoản nợ của doanh nghiệp, hộ sản xuất đã được khoanh nợ theo các Quyết định của Chính phủ. Nguồn bù đắp việc xóa nợ được xử lý như sau:
1. Sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước của các Ngân hàng thương mại để xóa nợ.
2. Nếu Ngân hàng thương mại không có dư nợ vay Ngân hàng Nhà nước, hoặc dư nợ vay Ngân hàng Nhà nước không đủ để xóa nợ, thì cho phép Ngân hàng thương mại được bù đắp từ các nguồn :
- Quỹ dự phòng rủi ro (nếu có);
- Đưa dần vào chi phí hàng năm của Ngân hàng thương mại;
- Trích một phần lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước theo kế hoạch hàng năm.
Nếu các nguồn bù đắp không đủ, Ngân hàng Nhà nước bàn với Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết.
Điều 8. Số lãi thuộc nợ vay Ngân hàng đã lên lưới thanh toán nợ của các doanh nghiệp hiện đang được theo dõi ở tài khoản ngoại bảng, nếu đã được Ban thanh toán nợ các cấp kiểm tra xác nhận, cho phép được xóa cho doanh nghiệp.
Điều 9. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động (loại 10) có nợ vay Ngân hàng đã lên lưới thanh toán, nhưng kinh doanh thua lỗ cần phân thành 2 loại:
1. Loại doanh nghiệp thua lỗ triền miên không thể khắc phục được, cần chấm dứt hoạt động theo Luật phá sản doanh nghiệp, việc thanh toán nợ thực hiện theo các quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.
2. Loại doanh nghiệp đã tổ chức lại sản xuất, có hướng phát triển xử lý như sau :
- Doanh nghiệp có nợ vay Ngân hàng thương mại đã được khoanh nợ, cho phép chuyển từ nợ vay thành vốn ngân sách Nhà nước cấp trong phạm vi dư nợ của Ngân hàng thương mại tại Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm xử lý;
- Doanh nghiệp có nợ vay Ngân hàng thương mại đã lên lưới thanh toán nợ, nếu do nguyên nhân khách quan nhưng chưa được khoanh nợ, thì cho phép xử lý theo Thông tư liên tịch số 03/1997/TTLT-NHNN-BTC ngày 22 tháng 11 năm 1997 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn xử lý nợ quá hạn của các Ngân hàng quốc doanh qua chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng sau thanh tra;
Nguồn bù đắp vốn cho Ngân hàng thương mại đối với số nợ chuyển thành vốn cấp cho doanh nghiệp, được xử lý như quy định tại Điều 7 Quyết định này.
3. Đối với doanh nghiệp có nợ Ngân hàng thương mại nhưng do nguyên nhân chủ quan thì phải quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý theo pháp luật.
Điều 10. Đối với khoản nợ của cơ quan Tài chính địa phương vay Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, để chi trả lương và bảo hiểm xã hội, cho phép trừ vào các khoản Ngân hàng phải nộp ngân sách Nhà nước.
Điều 11. Các trường hợp nợ do Ngân hàng Thương mại cho vay đã lên lưới thanh toán nợ, nhưng do nguyên nhân chủ quan của Ngân hàng, thì người gây hậu quả phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Số nợ không thu được phải trừ dần vào lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng thương mại.
Điều 12. Các khoản nợ do Ngân hàng bảo lãnh :
1. Các khoản nợ do Ngân hàng thương mại bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn, doanh nghiệp được bảo lãnh không trả được nợ thì Ngân hàng bảo lãnh phải trả thay.
2. Các khoản bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay vốn theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng đã trả nợ thay, số nợ Ngân hàng trả thay được xử lý nguồn bù đắp như quy định tại điểm 2 Điều 7 của Quyết định này.
3. Đối với nợ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vay nước ngoài cho các doanh nghiệp hoặc bảo lãnh thanh toán với nước ngoài trong thời kỳ do Nhà nước chỉ định, nay các doanh nghiệp không trả được nợ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định riêng.
III. CÁC KHOẢN NỢ DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 13. Đối với khoản nợ do ứng tiền mua thóc, gia công gạo xuất khẩu, vay bằng thóc của Cục Dự trữ quốc gia, trong các năm 1988 - 1990 mà đơn vị đã nộp lại đủ tiền ứng trước, đã trả đủ tiền theo giá mua thóc tại thời điểm vay nhưng quy về lượng theo giá hoàn trả vẫn còn nợ thì cho phép xóa nợ.
Điều 14. Đối với các khoản nợ thóc dự trữ quốc gia đã được các cơ quan pháp luật (Tòa án, Trọng tài kinh tế) xét xử phải bồi thường, cơ quan Thi hành án phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế để thu hồi. Trường hợp con nợ không còn tài sản để thi hành bản án, nếu có ý kiến xác nhận của cơ quan Thi hành án sẽ cho xóa nợ.
Điều 15. Đối với các khoản nợ thóc dự trữ quốc gia mà các đơn vị nợ đã ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản, nếu đã được cơ quan cấp ra quyết định thành lập doanh nghiệp xác nhận thì cho xóa nợ.
Điều 16. Đối với các khoản nợ thóc hoặc nợ tiền ứng mua thóc dự trữ quốc gia, con nợ đã bị bắt hoặc bỏ trốn, cho phép chuyển giao số nợ đó cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Cho phép xóa nợ đối với khoản nợ thóc do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay Quỹ Dự trữ quốc gia sau trận bão lũ năm 1989 để trợ cấp cho dân và khôi phục các công trình công cộng.
Điều 18. Đối với khoản nợ mà người nợ đã chết, sau khi tận thu mọi tài sản, số nợ còn lại cho xóa nợ.
Điều 19. Giá thóc để xử lý thanh toán nợ Quỹ Dự trữ quốc gia, được áp dụng theo giá thóc tính thuế nông nghiệp tại thời điểm vay nợ.
Điều 20. Các khoản nợ của Cục Dự trữ quốc gia được xóa hoặc chuyển giao cho địa phương,  được giảm vốn cho Cục Dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính tổng hợp ra quyết định giảm vốn cho Cục Dự trữ quốc gia.
IV. CÁC KHOẢN NỢ KHÁC CỦA CÁC
 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐANG HOẠT ĐỘNG
Điều 21. Doanh nghiệp nhập hàng theo chỉ thị của Nhà nước để phân phối theo kế hoạch Nhà nước nhưng không thu được tiền để trả nợ, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có nguồn thanh toán nợ.
Điều 22. Doanh nghiệp nhập hàng theo chỉ thị của Nhà nước nhưng hàng bị tồn kho, ứ đọng, không tiêu thụ được, cho phép thanh lý và giảm vốn của doanh nghiệp. Việc thanh lý phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 23. Doanh nghiệp tự vay, tự trả hoặc mua chịu hàng hóa, doanh nghiệp phải tự lo nguồn để trả nợ theo quy định của pháp luật. Trường hợp không trả được nợ, doanh nghiệp báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu là doanh nghiệp địa phương); Bộ, ngành (nếu là doanh nghiệp Trung ương) xem xét, báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết.
Điều 24. Các doanh nghiệp đảm nhận việc vay vốn nước ngoài để nhập hàng theo chỉ thị của Nhà nước hoặc theo kế hoạch Nhà nước giao, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giữa thời điểm vay nhập hàng và thời điểm trả nợ làm cho doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, Bộ Tài chính kiểm tra, xem xét cấp ngân sách cho khoản chênh lệch tỷ giá để doanh nghệp có nguồn trả nợ.
Điều 25. Đối với doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có bảo lãnh của cấp chính quyền nhưng không trả được nợ, cơ quan bảo lãnh có trách nhiệm trả nợ nước ngoài thay cho doanh nghiệp, cơ quan bảo lãnh không có khả năng trả nợ, cơ quan bảo lãnh báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết.
V. CÁC KHOẢN NỢ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐANG HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ NGỪNG HOẠT ĐỘNG
Điều 26. Doanh nghiệp đang hoạt động có nợ phải thu và nợ phải trả nhưng không còn đối tượng để thu hoặc trả, được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nợ phải thu quá lớn không thu được, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ quản lý ngành báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ một phần về vốn để doanh nghiệp có nguồn trả nợ và hoạt động bình thường.
Điều 27. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã ngừng hoạt động, giải thể có nợ phải trả nước ngoài và nợ phải trả cho các doanh nghiệp Nhà nước có nợ nước ngoài, thì doanh nghiệp Nhà nước thuộc cấp nào, ngân sách cấp đó bố trí vốn để trả nợ. Nếu ngân sách thuộc cấp quản lý không cân đối được, báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, hỗ trợ.
Điều 28. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã được tổ chức lại sản xuất có số nợ phải trả lớn không có khả năng trả nợ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ quản lý ngành báo cáo đề xuất các biện pháp xử lý về tài chính cho Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
VI. CÁC KHOẢN NỢ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
LÀM KINH TẾ ĐỜI SỐNG
Điều 29. Các đơn vị sự nghiệp làm kinh tế đời sống hiện đang hoạt động có nợ phải trả, phải chịu trách nhiệm việc thanh toán nợ.
Trường hợp tổ chức làm kinh tế đời sống của các cơ quan sự nghiệp đã giải thể ngừng hoạt động, có nợ phải trả đối với các đơn vị khác (ngoài nợ Ngân hàng và nợ dự trữ quốc gia được xử lý theo quy định tại Điều 7, Điều 15 Quyết định này), cơ quan sự nghiệp có tổ chức làm kinh tế đời sống có trách nhiệm trích ngân sách của mình để thanh toán cho chủ nợ. Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán và sử dụng nguồn ngân sách cấp cho các đơn vị sự nghiệp để tạo nguồn thanh toán nợ.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 30. Các bên chủ nợ, con nợ, bảo lãnh và người kế thừa chịu trách nhiệm thanh toán nợ theo Quyết định này. Cơ quan quyết định hoặc được ủy quyền thành lập doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc xử lý thanh toán nợ.
Trường hợp hai bên chủ nợ và con nợ còn vướng mắc không thanh toán và xử lý được nợ, cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cùng bàn bạc với cơ quan Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc cơ quan Tài chính để giải quyết.
Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ quản lý ngành là cơ quan chỉ đạo và đề xuất những biện pháp xử lý, những trường hợp vướng mắc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 31. Củng cố Ban thanh toán nợ các cấp và thường xuyên làm việc để xem xét, xử lý kịp thời việc thanh toán nợ theo quy định. Việc quyết định xử lý thanh toán nợ phải dựa vào tập thể Ban thanh toán nợ.
Ban thanh toán nợ các cấp xem xét một số vụ việc nghiêm trọng có dấu hiệu tội phạm, đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra.
Điều 32. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các chủ nợ và con nợ thuộc phạm vi quản lý của mình, khẩn trương giải quyết dứt điểm việc xử lý thanh toán nợ giai đoạn II theo các quy định trên đây. Các trường hợp không quy định trong Quyết định này xử lý theo  các quy định hiện hành.
Điều 33. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 34. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo Tổng thanh toán nợ Trung ương và Ban thanh toán nợ các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 95/1998/QD-TTg
Hanoi, May 18, 1998
 
DECISION
ON HANDLING THE SECOND-PHASE DEBT SETTLEMENT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Central Steering Board for General Debt Settlement,
DECIDES:
A. GENERAL PROVISIONS:
Article 1.- Creditors and debtors, whose debts have been declared and certified or have been compared for certification in accordance with the stipulations of the Steering Board for General Debt Settlement are subject to the implementation of this Decision.
Article 2.- Directors of enterprises having debts to be recovered shall have to seek ways and means to recover such debts.
Article 3.- Directors of enterprises and debtors having debts to be paid shall have to pay them. If failing to pay the debts, such enterprises and debtors shall be subject to coercive measures to be taken by functional agencies regarding the deduction of the enterprises' funds and auction of their property.
Article 4.- Organizations and/or individuals that have provided guaranty for enterprises to borrow capital or buy materials and goods on credit shall have to pay debts for them, if the latter are unable to pay their debts. Enterprises having their debts discharged shall have to acknowledge and pay them to the guaranteeing organizations or individuals.
B. DETAILED PROVISIONS:
I. DEBTS TO THE STATE BUDGET
Article 5.- Debts owed to the State budget by operating State enterprises shall be classified and dealt with as follows:
1. Debts being the capital depreciation money which should have been remitted into budget as prescribed but was not actually remitted:
- If an enterprise has used the capital depreciation money for investment in capital construction, this sum shall be credited as budget revenue from the capital depreciation and debited as budget allocation to the enterprise for investment in capital construction; such enterprise shall have to acknowledge as having received capital from the State and remit the proceeds from the use of such capital in accordance with the current regulations;
- If an enterprise has used the capital depreciation money to supplement its working capital, this sum shall be credited as budget revenue from the capital depreciation and debited as allocation of working capital to the enterprise; the enterprise shall have to acknowledge as having received capital from the State and remit the proceeds from the use of this capital in accordance with the current regulations.
2. Debts related to payable taxes, price differences and profits:
If an enterprise has used taxes, price differences and profits payable to budget for investment in capital construction, such sums shall be credited as budget revenue from payable taxes, price differences and profits and debited as budget allocation to enterprise to invest in capital construction; the enterprise shall have to acknowledge as having received capital from the State and remit the proceeds from the use of this capital in accordance with the current regulations.
3. In cases where an enterprise uses in advance the budget money to purchase export goods for debt payment to foreign parties, to export goods for foreign exchange to set up the State's reserve fund or to purchase goods for future circulation, but due to the market price fluctuations, such enterprise fails to purchase fully projected amount of goods, after getting certification thereon from the debt-settlement board of the province or city directly under the Central Government or from the economic branch-managing ministry, the enterprise shall be entitled to have its debts written off.
4. In cases where a State enterprise is assigned to sell import goods under the Government's protocol but has not yet collected the money or not yet fully remitted the money to the budget, it shall be handled as follows:
- If the enterprise has used the sale money for investment in capital construction or procurement of immovables, the sum shall be credited as budget revenue from the sale of goods according to the protocol and debited as capital allocation to the enterprise for investment in capital construction; the enterprise shall have to acknowledge as having received capital from the State and remit the money gained from the use of this capital in accordance with the current regulations;
- If the enterprise has used the goods sale money to supplement its working capital, the sum shall be credited as budget revenue and debited as working capital allocation to the enterprise; the enterprise shall have to acknowledge as having received capital from the State and remit the money gained from the use of such capital in accordance with the current regulations;
- In cases where the enterprise has sold goods but not yet collected the money therefrom, after thoroughly considering the regulations provided for at that time and if the enterprise is not at fault, the debt-settlement board of the province or city directly under the Central Government or the economic branch-managing ministry shall report to the Central Steering Board for General Debt Settlement and the Ministry of Finance so that the latter submit to the Prime Minister for consideration and debt cancellation on a case-by-case basis.
- In cases where the goods imported according to a protocol fail to meet the market's requirements, thus forcing the price cut from the selling prices registered with the State, such enterprise shall be allowed to pay its debt with the actually collected sum of money and the outstanding sum shall be written off.
5. With regard to the enterprise's borrowings from the State budget, it shall have to pay debts to the State budget, and if being unable to pay the debts, the enterprise shall have to report it to the Ministry of Finance for solution.
6. For capital constructions projects mentioned in Points 1, 2 and 4 of this Article, when they are dealt with, there must be a report on the asset inventory and the account settlement shall be conducted in accordance with the regulations of the State.
Article 6.- Debts owed by the State budget to operating State enterprises shall be classified and dealt with as follows:
1. Any amount of budget subsidy or additional allocation according to the prescribed regime, which have not yet been allocated, must be paid to the enterprise by the budget level owing that sum from the source it has to find. If it is unable to find a source, such budget level shall report to the Ministry of Finance for consideration and settlement.
2. Amounts overpaid to the budget by enterprises shall be returned to such enterprise or deducted from their amounts payable in the subsequent period.
3. With regard to the debts arising due to the late repayment to the enterprise of the investment in the capital construction, which has already been completed, and/or in the property that has been put into use:
- If the investment lies in the plan assigned to the enterprise by the State but the repayment thereof has not been made, the debts shall be paid with the capital depreciation money and/or investment development fund; if not enough, the deficit shall be offset to the enterprise by the budget;
- If it is outside the State's plan and such property has been used by the enterprise, such enterprise shall have to use the money from the capital depreciation of the already used property and/or investment development fund to make the payment. In case of a deficit, the enterprise shall get support from the budget for debt payment. The enterprise shall have to acknowledge the budget support amount as State capital allocated to it and remit money gained from the use of this capital in accordance with the current regulations;
For some cases where the investment is deemed necessary and reasonable but the enterprise is at present insolvent, the provincial/municipal debt- settlement board (for locally-run enterprises), the ministers and the heads of the ministerial-level agencies (for centrally-run enterprises) shall report to the Steering Board for General Debt Settlement and the Ministry of Finance for further report to the Prime Minister for consideration and allocation of budget capital on a case-by-case basis.
4. With regard to the debts to be paid by the local budget, when transferring the enterprise's property to non-business units, the State management agencies in the locality and the local administration shall have to channel budget capital to pay debts to such enterprise.
II. BANK-RELATED DEBTS
Article 7.- With regard to the debts already put into the debt payment network by banks:
To allow the cancellation of the outstanding debts of State enterprises, enterprises of mass organizations which have dissolved or ceased operation for dissolution, disintegrated cooperatives and/or individual borrowers who have died or have been missing, after the confiscation of all their assets (if any); and the debts of enterprises, production households, that have been frozen by decisions of the Government. The foreign debts shall be offset as follows:
1. To use sources of capital borrowed by commercial banks from the State Bank to write off debts.
2. If the balance of borrowings by commercial banks from the State Bank is not available or such balance is not enough for the debt cancellation, the commercial banks shall be allowed to offset the debt(s) with the following sources:
- The risk reserve fund (if any);
- The gradual inclusion into the annual expenses of commercial bank(s);
- Deducting part of the profits to be remitted to the State budget according to the annual plan.
If such offsetting sources are not enough, the State Bank shall discuss with the Ministry of Finance before reporting it to the Prime Minister for solution.
Article 8.- If the amounts of interest on debt loans from banks, which have been already put into the banks' debt payment networks and being followed up in the off-balance-sheet account, have been checked and certified by the debt-settlement boards of different levels, they shall be written off for the enterprise.
Article 9.- Operating State enterprises (category 10) that owe bank-loan debts already put into the debt payment network but suffer from business losses should be classified into two following categories:
1. Enterprises that suffer from perpetual and irretrievable losses and should terminate their operations according to the Law on Bankruptcy of Enterprises, for which the discharge of debts shall comply with the Law on Bankruptcy of Enterprises.
2. Enterprises that have re-organized production and tend towards development for which the debts shall be dealt with as follows:
- For enterprises owing loan debts to commercial banks, that have already frozen, such loan debts shall be transformed into State budget capital allocations within the debt balance of commercial banks at the State Bank at the time of handling;
- For enterprises owing loan debts to commercial banks, that have been put into the debt payment networks, but not yet frozen due to objective causes, such debts shall be dealt with according to joint Circular No.03/1997/TTLT-NHNN-BTC of November 22, 1997 of the Ministry of Finance and the State Bank that guides the handling of overdue debts of the State-owned banks through the post-inspection re-organization of the banks.
Sources to make up for the commercial banks' capital deficit brought about by debts that have been turned into capital allocations to enterprises shall be dealt with according to the provisions of Article 7 of this Decision.
3. With regard to enterprises owing debts to commercial banks due to subjective causes, liabilities of individuals and/or organizations must be clearly determined for handling according to law.
Article 10.- With regard to the debts of the local financial agencies that have borrowed from the State Bank or commercial banks under the direction of the Ministry of Finance, for the payment of wages and social insurance, they shall be deducted from the commercial banks' amounts payable to the State budget.
Article 11.- With regard to the debts arising from the commercial banks' loans which have already been put into the debt payment networks but not yet been settled due to the banks' subjective causes, the persons who have caused consequences shall be dealt with according to law. The unrecoverable debts shall be gradually deducted from the after-tax profits of the related commercial banks.
Article 12.- Bank-guaranteed debts:
1. With regard to the debts guaranteed by commercial banks for enterprises to borrow capital, if the guaranteed enterprises are insolvent, the guaranteeing banks shall have to pay such debts instead.
2. For the debts guaranteed by commercial banks for enterprises to borrow capital under the Government's policies, and already paid by the banks instead, the amounts of debt paid by the banks shall be offset as stipulated in Point 2, Article 7 of this Decision.
3. For the debts which are the Vietnam Bank for Foreign Trade's foreign borrowings for enterprises or guaranteed to be paid to foreign party(ies) within a period of time set by the State, and which cannot be paid by the involved enterprises now, the State Bank and the Ministry of Finance shall sum up them and report it to the Prime Minister for consideration and decision.
III. DEBTS TO THE NATIONAL RESERVES
Article 13.- With regard to the debts arising due to the advances for the purchase of paddy and for export rice processing or due to borrowings in paddy from the National Reserve Department during the 1988-1990 period, if the involved units have fully refunded the advances and fully repaid the loans according to the purchase price of paddy at the time of borrowing, but the debts still exist in term of the paddy's quantity according to the payment price, such debts shall be forgiven.
Article 14.- For the debts in paddy owed to the national reserves, which must be recompensed by decisions of the law enforcement agencies (courts, economic arbitration), the judgment enforcing agencies shall have to apply coercive measures to recover them. In cases where the debtors have no assets for the execution of judgments, which is certified by the judgment enforcing agencies, the debts shall be forgiven.
Article 15.- For the debts in paddy owed to the national reserves by units which have terminated their operations, been dissolved or bankrupt, if such is certified by the agencies that have decided the establishment of the involved units, the debts shall be written off.
Article 16.- For the debts in paddy or in advances for the purchase of national reserve paddy, if the debtors have been arrested or have escaped, the debts shall be transferred to the concerned People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government for dealing with according to law.
Article 17.- To allow the cancellation of debts in paddy borrowed from the National Reserve Fund by the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government following the 1989 storm and flood to support people and restore public works.
Article 18.- With regard to the debts owed by dead debtors, after the confiscation of all the debtors' property, the remaining debts shall be written off.
Article 19.- The paddy price to be used for the payment of debts to the National Reserve Fund shall be the price for calculation of agricultural tax at the time of borrowing.
Article 20.- Debts of the National Reserves shall be written off, transferred to the local administration, or dealt with by reducing the amount of capital for the National Reserves. The Ministry of Finance shall sum up the situation and issue decision on the reduction of capital for the National Reserves.
IV. OTHER DEBTS OF OPERATING STATE ENTERPRISES
Article 21.- In cases where an enterprise imports goods under the State's instructions for distribution according to the State's plan but fails to collect money therefrom for the payment of debts, the Ministry of Finance shall sum up the situation and report to the Prime Minister for deciding the settlement so that the enterprise can have funds for debt payment.
Article 22.- In cases where an enterprise imports goods under the State's instructions but the goods are piled up in stock and unsaleable, the liquidation of goods shall be allowed and the involved enterprise shall have its capital reduced. The liquidation must comply with the current regulations.
Article 23.- Enterprises that borrow capital and pays debts or purchase goods on credit by themselves shall have to find by themselves fund for the payment of their debts in accordance with law. In case of insolvency, such enterprises shall have to report to the concerned President of the People's Committee of the provinces or cities directly under the Central Government (if they are locally-run enterprises); the concerned ministries or branches (if they are centrally-run enterprises) for consideration and further report to the Ministry of Finance for summing up the situation and reporting to the Prime Minister for solution.
Article 24.- In cases where enterprises undertake the borrowing of foreign capital for the import of goods under the State's instructions or the State's plans, if the difference between the exchange rate at the time of borrowing capital for goods import and that at the time of paying debts arises, thus making enterprises unable to pay their debts, the Ministry of Finance shall examine and consider the allocation of fund to make up for the exchange rate difference so that the enterprises can have source to pay their debts.
Article 25.- If an enterprise that borrows foreign capital with guaranty by a competent agency fails to pay its debt, the guaranteeing agency shall have to pay such foreign debt for the enterprise; if the guaranteeing agency is unable to pay the debt, it shall have to report it to the Ministry of Finance which shall further report to the Prime Minister for solution.
V. DEBTS OF OPERATING STATE ENTERPRISES RELATED TO ENTERPRISES WHICH HAVE ALREADY CEASED OPERATION
Article 26.- In cases where an operating enterprise has debts to be recovered and/or debts to be paid but the objects from which the debts shall be received and/or to which the debts shall be paid no longer exist, the debts shall be accounted for in the enterprise's business results. If the amount of to-be-recovered debts is too large and unrecoverable, the People's Committee of the province or city directly under the Central Government, the branch-managing ministry shall report it to the Ministry of Finance for sum-up and further report to the Prime Minister for consideration and partial capital support so that the enterprise can pay its debts and maintain its normal operation.
Article 27.- With regard to State enterprises that have already ceased operation and/or dissolved but have debts to be paid to foreign parties and to other State enterprises that also owe foreign debts, the budget of the level to which an enterprise belongs to shall have to arrange capital for such enterprise to pay its debts. If the budget of the managing level cannot be balanced, such shall be reported to the Ministry of Finance which shall make a sum-up and further report to the Prime Minister for consideration and support.
Article 28.- With regard to State enterprises that have re-organized their production but are unable to pay their big debts, the People's Committee of the provinces or cities directly under the Central Government or the branch- managing ministries shall report the situation and propose financial handling measures to the Ministry of Finance which shall further report it to the Prime Minister for consideration and decision.
VI. DEBTS OF NON-BUSINESS UNITS DOING BUSINESS FOR LIFE IMPROVEMENT
Article 29.- Non-business units doing business for life improvement which are operating and have debts to be paid shall have to pay their debts.
In cases where an organization doing business for life improvement belonging to a non-business agency has dissolved and ceased operation but has debts to be paid to other units (excluding the debts owed to banks and the national reserves which shall be dealt with according to Article 7 and Article 15 of this Decision), the non-business agency managing such organization shall have to deduct its budget for payment to creditors. The Ministry of Finance shall guide the elaboration of budget estimate and the use of budget capital allocated to non-business units so as to create capital sources for debt payment.
VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 30.- Creditors, debtors, guarantors and heirs shall have to discharge their debts in accordance with this Decision. Agencies deciding or authorized to decide the establishment of enterprises shall take responsibility before the Government for handling the payment of debts.
In cases where the creditors and debtors fail to reach agreement on debt payment and handling, the agencies that decide the establishment of enterprises shall discuss the settlement with the agencies managing the State's capital and property at enterprises or the financial agencies.
The Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and the branch managing ministries shall provide direction and propose handling measures; problems shall be reported to the Prime Minister for decision.
Article 31.- To consolidate the debt-settlement boards of different levels which shall meet regularly to consider and promptly handle the discharge of debts as prescribed. The handling of debt payment must be decided collectively by the debt-settlement boards.
The debt-settlement boards of different levels shall consider a number of serious cases with criminal signs and propose the competent agencies the prosecution and investigation.
Article 32.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to direct creditors and debtors under their management responsibilities to promptly and definitely settle the debt payment in the second phase in accordance with the above regulations. Cases not provided for in this Decision shall be dealt with in accordance with the current regulations.
Article 33.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 34.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the Central Steering Board on the General Discharge of Debts and the debt-settlement boards of different levels shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 95/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất