Quyết định 861/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước năm 1996

thuộc tính Quyết định 861/TTg

Quyết định 861/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước năm 1996
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:861/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:30/12/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 861/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 861/TTG NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1995
VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ, BIỆN PHÁP 
QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1996

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1996, Thủ tướng Chính phủ quyết định một số cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước như sau:

I- PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG:
Trong khi chờ ban hành Luật Ngân sách Nhà nước, để thực hiện ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các địa phương trong 2 năm 1996 - 1997, tạo điều kiện cho chính quyền các cấp chủ động quyết định kế hoạch và điều hành ngân sách của mình, chế độ phân cấp quản lý ngân sách hiện hành được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Về nhiệm vụ chi:
a) Chuyển nhiệm vụ chi bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước địa phương về ngân sách Trung ương.
b) Bổ sung một số nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương như sau:
- Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình phúc lợi, xã hội (bệnh viện, trường học, công viên...) bằng nguồn thu xổ số kiến thiết.
Những tỉnh có số thu về xổ số kiến thiết từ 20 tỷ đồng trở xuống, được dùng toàn bộ; những tỉnh có số thu trên 20 tỷ đồng, được dùng một phần để đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội, phần còn lại để cân đối chi sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội của địa phương.
- Đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng 45% số thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa.
- Chi trợ cấp tiền bơm nước tiêu úng vượt định mức và hỗ trợ hụt thu thuỷ lợi phí.
c) Những nhiệm vụ chi không quy định tại điểm (1a) và (1b) trên đây, tiếp tục thực hiện như chế độ phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
2. Về nguồn thu:
a) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, bao gồm:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Tiền thuê đất (không kể tiền thuê đất, mặt nước đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
- Tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước;
- Thu giao quyền sử dụng đất;
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
- Thuế môn bài;
- Thuế sát sinh;
- Lệ phí trước bạ;
- Thu khác từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh;
- Thu phí và lệ phí địa phương;
- Thu khác của Ngân sách địa phương (không kể thu về tiền sử dụng vốn ngân sách, thu hoàn vốn và thu khác từ doanh nghiệp Nhà nước).
b) Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng theo tỷ lệ điều tiết chung, gồm:
- Thuế doanh thu;
- Thuế lợi tức (trừ thuế lợi tức của các đơn vị hạch toán toàn ngành);
- Thuế thu nhập (trừ thuế thu nhập của công nhân dầu khí);
- Thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên nước thuỷ điện Hoà Bình);
- Thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
c) Nguồn bổ sung từ Ngân sách Trung ương: nếu các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại điểm (2a) và (2b) trên đây không đảm bảo được nhiệm vụ chi được giao thì ngân sách Trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương.
d) Các khoản thu từ hoạt động khai thác dầu thô và các khoản thu không quy định tại điểm (2a) và (2b) trên đây được nộp 100% vào ngân sách Trung ương.
Giữ ổn định trong 2 năm 1996 - 1997 nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%, tỷ lệ chung các khoản thu điều tiết; trong trường hợp có biến động lớn về thu, chi do yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến ngân sách các cấp, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh lại quan hệ phân cấp giữa các cấp ngân sách.
Đối với những địa phương có khó khăn, số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương trong năm 1997 sẽ được xem xét điều chỉnh theo khả năng của ngân sách Nhà nước.
II- ĐIỀU HÀNH THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
1. Về thu ngân sách Nhà nước:
- Bộ Tài chính nghiên cứu cải cách hệ thống chính sách thuế trình Chính phủ quyết định theo Nghị quyết của Quốc hội; hướng dẫn thực hiện các Luật thuế đã được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá IX; điều chỉnh kịp thời thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với một số nhóm, mặt hàng phù hợp với chính sách xuất, nhập khẩu, điều tiết tiêu dùng và tăng thu cho ngân sách; từng bước thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), trên cơ sở đảm bảo nguồn thu của ngân sách, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, tạo điều kiện khuyến khích chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Cơ quan thuế, hải quan cải tiến phương pháp quản lý thu và nâng cao hiệu lực bộ máy thu thuế, thu phí và lệ phí; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, nhất là những khu vực còn thất thu nhiều và còn tiềm năng thu, như khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, xuất nhập khẩu, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà, đất. Tổ chức tuyên truyền và công khai mức thuế từng hộ sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính tự giác nộp thuế cho Nhà nước.
- Bộ Tài chính chấn chỉnh hoạt động xổ số kiết thiết, giảm mức thưởng đối với giải cao nhất, cải tiến hình thức hoạt động nhằm ngăn chặn tình trạng chơi số đề; giao chỉ tiêu thu về xổ số kiến thiết phù hợp với tình hình của từng địa phương.
2. Về chi ngân sách Nhà nước:
- Cơ quan tài chính cấp phát kinh phí đều trong năm theo tiến độ thực hiện công việc (kể cả số bổ sung theo kế hoạch từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới), chấm dứt tình trạng cấp phát dồn vào cuối năm. Trường hợp thu chưa kịp yêu cầu chi, Bộ Tài chính vay tạm ứng của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tiến độ chi theo kế hoạch của các Bộ, ngành và địa phương và phải hoàn trả lại trong năm. Những khoản chi đã ghi kế hoạch và có nguồn thu đảm bảo, phải thực hiện kịp thời, không được tuỳ tiện cắt giảm.
- Tiếp tục đình chỉ chi xây dựng mới trụ sở, mua sắm ô tô ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát. Những trường hợp thật sự cần thiết, phải được Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra về nhu cầu và nguồn kinh phí để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Các doanh nghiệp Nhà nước tự quyết định việc mua sắm ô tô con bằng vốn Nhà nước để phục vụ công tác theo chế độ quản lý vốn hiện hành trên tinh thần quán triệt chủ trương tiết kiệm của Đảng và Nhà nước.
- Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu. Sau khi nhận được kế hoạch chi ngân sách cả năm, thủ trưởng đơn vị phải có phương án tiết kiệm báo cáo cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính và công bố cho toàn thể cán bộ, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị biết, thực hiện; số tiết kiệm được để lại cho đơn vị bố trí thực hiện các nhiệm vụ cần thiết, có hiệu quả thiết thực mà khả năng ngân sách đầu năm chưa đáp ứng được. Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm đối với những khoản chi sai chế độ, làm thất thoát kinh phí và những khoản chi lãng phí, phô trương hình thức.
- Chỉ bố trí chi trong phạm vi nguồn thu chắc chắn và trong kế hoạch đã được giao; nếu thu không đạt kế hoạch, phải kiên quyết giảm chi tương ứng. Không bố trí chi khi không có nguồn thu đảm bảo; đối với các chế độ cần sửa đổi, bổ sung làm giảm thu hoặc tăng chi ngân sách Nhà nước, các Bộ, ngành phải nghiên cứu kỹ và trình các cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ thực hiện tăng chi khi có nguồn đảm bảo chắc chắn; cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm thẩm tra các trường hợp phát sinh này. Trong quá trình điều hành ngân sách, nếu phát sinh nhu cầu chi mới, chính đáng, các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị phải tự sắp xếp trong phạm vi tổng mức kế hoạch năm được giao, kể cả việc sắp xếp lại nhiệm vụ chi, trừ trường hợp thiên tai đột xuất. Đối với những khoản chi hội nghị, đoàn ra, đoàn vào đã bố trí trong kế hoạch, chỉ thực hiện khi được cấp có thẩm quyền quyết định, nếu chi không hết phải hoàn trả lại ngân sách Nhà nước, không được chuyển sang mục đích chi khác.
3. Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia:
a) Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia cần được bố trí ưu tiên cho vùng núi, biên giới, hải đảo và những vùng khó khăn khác. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần thống nhất với các cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu, trình Chính phủ quyết định giao kế hoạch kinh phí chương trình mục tiêu cho từng Bộ, ngành và địa phương cùng với các khoản thu, chi khác.
Các Bộ, địa phương tiến hành thẩm định các dự án thuộc nội dung chương trình mục tiêu được giao trực tiếp thực hiện và quyết định bố trí kinh phí thực hiện chương trình trong phạm vi tổng mức kinh phí được giao, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu để theo dõi quản lý.
b) Cơ quan Tài chính ưu tiên kinh phí, cấp phát kịp thời cho các chương trình mục tiêu để đảm bảo tiến độ công việc. Cơ quan chủ quan chương trình mục tiêu phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí cho các ngành, các địa phương theo từng chương trình và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, để đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng chế độ, theo mục tiêu đã đề ra. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành các chương trình được giao và công bố công khai cho nơi thực hiện biết kinh phí bố trí cho từng chương trình mục tiêu để chủ động triển khai thực hiện.
c) Các cơ quan chủ quản cần tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và sắp xếp lại các chương trình mục tiêu. Đối với các chương trình mục tiêu có tính chất là nhiệm vụ thường xuyên của các Bộ, địa phương, kinh phí dành cho chương trình được tính vào nhiệm vụ chi thường xuyên để các Bộ, địa phương thực hiện. Đối với những địa phương còn gặp khó khăn về tài chính, thu không đủ chi, cơ quan tài chính cấp trên phải có biện pháp đảm bảo đủ kinh phí cho các chương trình mục tiêu theo mức đã bố trí.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ liên quan trình Chính phủ phương án trợ cấp khó khăn về tiền lương trong phạm vi tổng mức Quốc hội đã thông qua cho những đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ ngân sách Nhà nước thực sự có khó khăn do thu nhập thấp.
Các Bộ, ngành và các địa phương tập trung chỉ đạo, quản lý chặt chẽ biên chế và quỹ tiền lương; tích cực sắp xếp lại biên chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, bảo đảm có hiệu lực, nâng cao hiệu suất công tác để tạo tiền đề cho việc giải quyết cơ bản vấn đề tiền lương, nâng dần mức sống cho những người hưởng lương và hưởng trợ cấp xã hội.
5. Trong quá trình điều hành, phấn đấu tăng thu để tăng đầu tư phát triển và chi cho những nhiệm vụ quan trọng chưa bố trí được trong dự toán ngân sách đầu năm, bổ sung Quỹ dự trữ tài chính và giảm bội chi ngân sách Nhà nước, giữ mức bội chi ngân sách Nhà nước thấp hơn hoặc bằng 3% GDP.
6. Quản lý, sử dụng Quỹ dự trữ tài chính Nhà nước và Quỹ dự phòng ngân sách Nhà nước:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Quỹ dự trữ tài chính Nhà nước theo nguyên tắc bảo tồn và không ngừng phát triển Quỹ, chỉ được sử dụng tạm thời khi cân đối ngân sách Nhà nước gặp khó khăn do nguồn thu theo mùa vụ chưa tập trung kịp và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
b) Quỹ dự phòng ngân sách của từng cấp chỉ được sử dụng cho những nhiệm vụ chi đột xuất do cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua.
Thẩm quyền quyết định chi từ Quỹ dự phòng ngân sách Nhà nước như sau:
- Đối với Quỹ dự phòng ngân sách Trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính sau khi tham khảo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyết định bổ sung dự toán cho các Bộ, địa phương đối với các khoản chi từ 1.000 triệu đồng trở xuống để khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các nhu cầu khẩn cấp khác, hoặc đã có kế hoạch nhưng không đủ, sau đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các quyết định đó; đối với các khoản chi chưa có kế hoạch hoặc vượt kế hoạch trên 1.000 triệu đồng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
- Đối với việc sử dụng Quỹ dự phòng ngân sách địa phương để bổ sung chi cho các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý và cho ngân sách cấp dưới, cơ quan Tài chính - Vật giá, sau khi tham khảo ý kiến của các ban, ngành liên quan, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xem xét quyết định hoặc thực hiện theo sự phân cấp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
III- TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự cấp phát, quản lý ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo mọi khoản chi ngân sách Nhà nước được kiểm tra chặt chẽ về thủ tục trước khi cấp phát, nghiệm thu đầy đủ trong và sau khi cấp phát, chi đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và theo dự toán được duyệt; từng bước thực hiện mọi khoản chi ngân sách Nhà nước thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vu qua Kho bạc Nhà nước theo lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị, được cơ quan tài chính chấp nhận thanh toán; có cơ chế ràng buộc trách nhiệm vật chất cá nhân đối với các quyết định chi sai chế độ, chính sách.
Từ năm 1996, thực hiện cấp phát các khoản chi ngân sách Nhà nước như sau:
1. Đối với các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản, thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
2. Đối với các khoản chi hành chính sự nghiệp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán theo phương thức:
- Các khoản chi mua sắm trang, thiết bị, sửa chữa..., trực tiếp thanh toán cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ, căn cứ và biên bản đấu thầu, hợp đồng, chứng từ, hoá đơn được đơn vị thụ hưởng chuẩn chi và cơ quan tài chính chấp nhận thanh toán.
- Các khoản chi thường xuyên có giá trị nhỏ, theo đề nghị của đơn vị, Kho bạc Nhà nước cấp tạm ứng cho đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước một khoản tiền định mức để chủ động chi tiêu theo dự toán chi đã được phê duyệt. Đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan tài chính va Kho bạc Nhà nước số thực chi để chuyển từ cấp tạm ứng sang hạch toán thực chi.
3. Đối với các khoản chi đặc biệt (an ninh, quốc phòng...), Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ có quy định riêng, bảo đảm quản lý chặt chẽ, phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng khoản chi.
4. Đối với các khoản chi trả nợ tiền vay trong nước, ngoài nước của Chính phủ thuộc phạm vi ngân sách Nhà nước, bổ sung của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, chi viện trợ, chi hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào lệnh chi của cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán chi trả trực tiếp cho đối tượng được sử dụng.
Riêng đối với khoản nợ về tín phiếu, trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, Kho bạc Nhà nước thanh toán, chi trả trực tiếp và quyết toán với ngân sách Nhà nước.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào những quy định về phân cấp quản lý ngân sách quy định tại mục I của Quyết định này, quyết định phân cấp quản lý ngân sách cho các cấp thuộc địa phương.
Từ năm 1996, thực hiện cơ chế ổn định nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách; không thực hiện cơ chế thưởng vượt kế hoạch thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
2. Trong quản lý và điều hành ngân sách địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền:
- Bố trí chi cụ thể trong phạm vi ngân sách được phân cấp ổn định, kể cả phần phấn đấu tăng thu mà ngân sách địa phương được hưởng theo chế độ.
- Phụ thu một số khoản theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thu phí, lệ phí theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ và huy động nhân dân đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương.
- Được huy động các nguồn vốn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để đáp ứng các nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản cấp bách khi nguồn thu chưa đảm bảo.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này; Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước được giao, các cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước nêu trong Quyết định này, hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất