Quyết định 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

thuộc tính Quyết định 843/QĐ-TTg

Quyết định 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:843/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/05/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
----------

Số: 843/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG”

VÀ ĐỀ ÁN “THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM”

---------------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tchức tín dụng Việt Nam;

Căn cứ Thông báo kết luận của Bộ Chính trị số 121-TB/TW ngày 20 tháng 02 năm 2013 về Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng;

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, htrợ thị trường, giải quyết nợ xấu;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tchức tín dụng Việt Nam” (sau đây gọi là các Đ án).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước):

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

b) Ban hành Quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, phê duyệt Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2013 phê duyệt phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

d) Chỉ đạo, đôn đốc, thanh tra, giám sát và kiểm tra các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu và mục tiêu, giải pháp nêu tại các Đ án.

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện phổ biến, tuyên truyền để tạo sự ủng hộ và thống nhất trong xã hội, nhân dân về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, chính sách, giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

e) Đối với các tổ chức tín dụng cố tình che giấu nợ xấu, không thực hiện nghiêm túc các giải pháp xử lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

- Tiến hành thanh tra toàn diện và/hoặc yêu cầu kiểm toán bắt buộc theo các nội dung do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu;

- Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng; hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;

- Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định;

- Yêu cầu tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

- Quyết định gii hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tchức tín dụng;

- Áp dụng một số biện pháp, chế tài quản lý, giám sát nếu thấy cần thiết;

- Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

g) Làm đầu mối phối hp với các Bộ, cơ quan liên quan tham mưu, giúp Chính phủ thường xuyên theo dõi, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm việc trin khai thực hiện các Đề án, báo cáo kịp thời với Bộ Chính trị cho ý kiến chđạo vxử lý các khó khăn, vướng mc và vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền của Chính phủ.

h) Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước được giao tại các Đề án kèm theo Quyết định này.

2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:

a) Chủ trì, phối hp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế liên quan đến mua, bán tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

b) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2013 phê duyệt:

- Cơ chế và phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nợ xấu cho vay đối tượng chính sách, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước;

- Phương án phát hành công cụ nợ của Chính phủ để xử lý nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nợ xấu cho vay đối tượng chính sách, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2013 phương án xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước theo Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012.

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ trong năm 2013 ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về xử lý nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý nợ, xử lý kịp thời nợ xấu đã phát sinh và ngăn chặn khả năng phát sinh nợ xấu mới; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kiểm soát chặt chẽ quản lý đầu tư của doanh nghiệp, hệ thống các tổ chức tín dụng.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước được giao tại các Đề án kèm theo Quyết định này.

3. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng:

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý đô thị, đầu tư xây dựng, thị trường bất động sản đtạo điu kiện cho các tchức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

b) Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước được giao tại các Đề án kèm theo Quyết định này.

4. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xut với Chính phủ thực hiện các biện pháp đẩy mạnh đầu tư và chi tiêu công cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp; sửa đi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật doanh nghiệp tạo điều kiện xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

c) Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước được giao tại các Đề án kèm theo Quyết định này.

5. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan ban hành trong năm 2013 Thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm để tạo điều kiện xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các giải pháp để tạo điều kiện xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

c) Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước được giao tại các Đề án kèm theo Quyết định này.

6. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Xây dựng, triển khai phương án xử lý nợ xấu và các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư, thương mại, tiêu dùng và phát triển thị trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan liên quan, địa phương được phân công; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý hàng tồn kho, thúc đẩy đầu tư, thương mại, tiêu dùng, phát triển thị trường bất động sản để hỗ trợ xử lý nợ xấu theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.

b) Phối hp với cơ quan công an, tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cp xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện xử lý nhanh nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

c) Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước được giao tại các Đề án kèm theo Quyết định này.

7. Trách nhiệm của các tổ chức tín dụng:

a) Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về xlý nợ xấu.

b) Xây dựng và triển khai kế hoạch xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu và kiềm chế nợ xấu gia tăng.

c) Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành đặc biệt là công tác quản trị rủi ro, quản lý tín dụng.

d) Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hoạt động, cấp tín dụng; thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

đ) Thực hiện việc báo cáo định kỳ kết quả triển khai xử lý nợ xấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

8. Thực hiện báo cáo định kỳ:

a) Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 7 và ngày 31 tháng 12 hàng năm về tiến độ, kết quả, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Đề án và đề xuất giải pháp để đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

b) Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan định kỳ gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm về kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Đề án và đề xuất giải pháp để đạt được mục tiêu xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

c) Các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác của các số liệu và kết quả thực hiện các giải pháp liên quan đến xử lý nợ xấu thuộc trách nhiệm báo cáo của Bộ, ngành, địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đc (Giám đc) của các tchức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, ĐMDN, PL, V.III;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

ĐỀ ÁN

XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định s 843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

 

A. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

I. MỤC TIÊU XỬ LÝ NỢ XẤU

Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ. Phấn đấu đến cuối năm 2015 xử lý được cơ bản số nợ xấu hiện nay, kiểm soát có hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng để góp phần thực hiện thành công mục tiêu của “Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” được ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát trin an toàn, bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về vốn và dịch vụ ngân hàng cho phát triển kinh tế - xã hội.

II. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NỢ XẤU

Thứ nhất, xử lý nợ xấu phải khẩn trương, quyết liệt, đồng thời phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Thứ hai, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và hạn chế việc sử dụng vốn ngân sách cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Thứ ba, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên khác có liên quan. Trước hết, tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu.

Thứ tư, Nhà nước chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu do cho vay các đối tượng chính sách hoặc theo chỉ định của Chính phủ. Đi với các trường hợp khác, Nhà nước chỉ can thiệp xử lý nợ xu bng ngun vốn ngân sách trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế. Nhà nước hỗ trợ, tạo môi trường và điu kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xu của các tchức tín dụng chủ yếu thông qua ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trường mua bán nợ.

Thứ năm, xử lý nợ xấu phải bảo đảm công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường và đúng pháp luật; tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu.

Thứ sáu, kiểm soát nợ xấu ở mức an toàn và không để xảy ra đổ vỡ hệ thống ngân hàng; giải pháp xử lý nợ xấu phải gắn liền với phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát có hiệu quả nợ xấu phát sinh trong tương lai.

III. PHẠM VI XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA ĐỀ ÁN

Đề án tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, bao gồm nợ xấu cấp tín dụng, nợ xấu mua trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu ủy thác cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp. Tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% tổng dư nợ và nợ xấu có tài sản bảo đảm, trong đó ưu tiên xử lý nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản.

B. CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, HẠN CHNỢ XẤU GIA TĂNG TRONG TƯƠNG LAI

I. TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHỦ ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU

Tchức tín dụng tích cực, chủ động triển khai các giải pháp sau đây:

1. Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp

Các tổ chức tín dụng sẽ phải tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại toàn bộ các khoản cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư theo mức độ rủi ro.

2. Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu

Trên cơ sở rà soát, đánh giá lại các khoản cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư, tổ chức tín dụng tích cực phân loại nợ, hạch toán đúng bản chất nợ xấu, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên các khoản nợ xấu không có tài sản bảo đảm, khách hàng vay không còn tồn tại và nợ xấu thuộc nhóm 5.

3. Tiếp tục cơ cấu lại nợ

Tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ (giãn thời gian trả nợ, điu chỉnh kỳ hạn trả nợ) và xem xét miễn, giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có triển vọng tốt sau cơ cấu lại nợ để khách hàng giảm bớt khó khăn tài chính tạm thời và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ngun thu mới trả nợ tổ chức tín dụng.

4. Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi

Tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư, cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng có nợ xu do khó khăn tạm thời nhưng có trin vọng phục hi và phát trin tt. Đi với các dự án, công trình đu tư dở dang hoặc sp hoàn thành và có khả năng phát huy hiệu quả kinh tế, tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay, đầu tư đhoàn thiện đưa vào khai thác hoặc bán để thu hồi nợ.

5. Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm

Rà soát, đánh giá lại tài sản bảo đảm và thỏa thuận với khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm hợp pháp; phối hợp với khách hàng và các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với những khoản vay, tài sản bảo đảm chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý.

6. Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm

Tổ chức tín dụng tích cực đôn đốc, thu hồi nợ; xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ và các tchức, cá nhân khác.

7. Hoán đổi nợ thành vốn

Tổ chức tín dụng chuyển nợ xấu thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp có nợ tại tổ chức tín dụng, đồng thời tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp.

8. Bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính

Ngân hàng thương mại nhà nước bán cho DATC các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước đxử lý trong quá trình sắp xếp, cơ cu lại doanh nghiệp nhà nước. Tổ chức tín dụng tích cực triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

9. Kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động

Tổ chức tín dụng tiến hành rà soát, áp dụng các biện pháp giảm tối đa chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động khác, đồng thời tăng cường trích lập dự phòng rủi ro đtạo ngun xử lý nợ xấu. Tổ chức tín dụng chưa trích lập đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật sẽ không được chia cổ tức, lợi nhuận và không được tăng tin lương, tiền thưởng, thù lao cho cán bộ, nhân viên.

Tổ chức tín dụng phải rà soát, cơ cấu lại tổ chức bộ máy và hệ thng mạng lưới trong nước và nước ngoài theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Kiên quyết đóng cửa, chấm dứt hoạt động, sáp nhập, giải thcác đơn vị phụ thuộc, chi nhánh, phòng giao dịch và những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Thoái vốn đầu tư ở những doanh nghiệp, tchức kinh doanh kém hiệu quả.

10. Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai

Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lược kinh doanh, chính sách, quy trình, thủ tục cấp tín dụng theo hướng lành mạnh, thận trọng; thường xuyên quan tâm phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cải thiện năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và nâng cao trình độ chuyên môn, tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng; xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng và vấn đề lợi ích nhóm trong tổ chức tín dụng; tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng, tăng số lượng và đa dạng hóa cổ đông, thành viên tham gia góp vốn của tổ chức tín dụng.

II. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Khách hàng vay phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh; chủ động, tích cực phối hợp với tổ chức tín dụng xây dựng và triển khai các phương án cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh; chủ động phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; tham gia tích cực vào các chương trình, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương triển khai.

2. Các doanh nghiệp cần chú trọng thay thế các yếu tố đầu vào nhập khu bằng các nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, tăng cường sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước.

3. Các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước tích cực, chủ động đề xuất và triển khai phương án tái cơ cấu theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, trong đó tập trung lành mạnh hóa tài chính và xử lý nợ xấu.

III. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

1. Cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng

a) Ngân hàng Nhà nước kim tra, giám sát chặt chẽ việc cơ cấu lại nợ của các tchức tín dụng nhm hạn chế phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và chủ động chấm dứt việc thực hiện Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ đối với nợ được điu chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ ở thời điểm thích hợp.

b) Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, tích cực phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu thông qua sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời giám sát, kiểm tra chặt chẽ kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận của tổ chức tín dụng.

c) Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, chặt chẽ, thận trọng chính sách tiền tệ và lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, n định kinh tế vĩ mô, tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất phù hp với mức giảm lạm phát, đồng thời bảo đảm an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng hợp lý. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng, triển khai chương trình tín dụng hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, kích thích sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hợp lý. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tiết kiệm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế.

d) Ngân hàng Nhà nước có các chính sách, biện pháp điều hành hỗ trợ tăng trường tín dụng và tháo gỡ sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

đ) Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng bao gồm quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn; các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng; quy định về hoạt động ủy thác, nhận ủy thác.

e) Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, hoạt động kém hiệu quả trên cơ sở triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thng các tchức tín dụng nêu tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Các nhóm giải pháp giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; phát trin thị trường bất động sản

a) Nhóm giải pháp xử lý hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường và đầu tư

- Các Bộ, ngành và địa phương cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường, giảm lượng hàng tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, kích thích đu tư và tiêu dùng trong nước, cụ thể:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ đã bố trí cho các dự án và số vốn được phép ứng trước trong kế hoạch hàng năm. Tập trung đu tư các dự án tạo sức lan tỏa lớn, dự án sử dụng nhiều yếu tđầu vào ở trong nước. Đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân cho các chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên, học sinh, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn,... Triển khai đồng bộ các biện pháp huy động và giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó chú trọng thu hút làn sóng đầu tư mới, quy mô lớn và công nghệ cao. Đẩy mạnh việc đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp; triển khai nhanh hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài về nhân lực, chuyển giao công nghệ. Tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư, xóa bỏ các rào cản đầu tư, tạo thuận lợi về hạ tầng và đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, cần xác định rõ và nâng cao trách nhiệm thẩm định trước giải ngân và giám sát sau giải ngân để đm bảo dự án được thực hiện và tiếp tục thực hiện là những dự án khả thi, hiệu quả. Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch của các chủ đầu tư, khắc phục tình trạng chậm chễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu và thanh toán vốn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các biện pháp kích cầu thông qua đẩy mạnh đầu tư và chi tiêu công cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội bền vững;

+ Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu; tổ chức, quản lý và phát triển có hiệu quả thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước; triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn, khuyến khích doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước; đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nước ngoài, ký kết các hiệp định thương mại với các đối tác. Nắm bắt, cập nhật tình hình thị trường, bổ sung kịp thời các đề án có hiệu quả, xây dựng phương án htrợ bsung, trong đó tập trung mở rộng thị trường có tiềm năng, trình cấp có thẩm quyền quyết định;

+ Các Bộ, ngành (Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...) chủ trì, phi hợp với các cơ quan, địa phương và hiệp hội ngành nghề phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và hàng tồn kho của các ngành, lĩnh vực, địa phương đxây dựng, trin khai các chương trình, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xut kinh doanh, giảm hàng tồn kho và hỗ trợ tín dụng phù hợp thông qua các chương trình như cho vay nông nghiệp, nông thôn, chương trình cho vay hỗ trợ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,..; tích cực triển khai các chương trình liên kết đầu tư, sản xuất - tín dụng ngân hàng - tiêu thụ, tiêu dùng đ đưa vn tín dụng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả của nền kinh tế, kích thích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, xuất khẩu, giải phóng hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các giải pháp sau đây:

+ Tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ, vốn đối ứng vốn ODA cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực điện, giao thông, vốn ứng trước của kế hoạch hàng năm để góp phần kích thích tăng tổng cầu trong nước. Triển khai các biện pháp nâng cao nguồn thu ngân sách, chống thất thu ngân sách, nâng cao hiệu quả chi ngân sách và tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát trin cơ sở hạ tng trên cơ sở giảm chi ở các ngành, lĩnh vực chưa cấp thiết;

+ Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở; doanh nghiệp sản xut các mặt hàng st, thép, xi măng, gạch, ngói; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xut, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội;

+ Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013, năm 2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất mà số tiền thuê đất phải nộp theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ tăng quá 2 lần so với mức nộp năm 2010 (theo chính sách thu tiền thuê đất trước ngày Nghị định số 121/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành). Trường hợp tiền thuê đất sau khi được giảm vn lớn hơn 2 lần so với tiền thuê đất phải nộp của năm 2010 thì được giảm tiếp tin thuê đất đến mức bằng 2 lần tiền thuê đất phải nộp của năm 2010. Sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn về thủ tục giảm tiền thuê đất theo hướng đơn giản, thuận tiện cho việc thực hiện;

+ Cho phép các chủ đầu tư dự án đã được Nhà nước giao đất nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ về nộp tiền sử dụng đất do có khó khăn vtài chính được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán, tin bán hàng trong thời gian ti đa 24 tháng kể từ ngày có thông báo nộp tiền sử dụng đt của cơ quan thuế.

Trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định thời gian được gia hạn nộp tiền sử dụng đất cụ thể cho từng dự án sau khi báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;

+ Nghiên cứu, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định: (i) Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 (sớm hơn 06 tháng so với lộ trình dự kiến thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; (ii) Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 (sớm hơn 06 tháng so với lộ trình dự kiến thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) đối với thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội được xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở; (iii) Giảm 50% số thuế giá trị gia tăng đầu ra từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014 đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội; (iv) Giảm 30% số thuế giá trị gia tăng đầu ra từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014 đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; (v) Bổ sung ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 (sớm hơn 06 tháng so với lộ trình dự kiến thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp). Thời gian miễn, giảm thuế áp dụng đi với đầu tư mở rộng bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế, áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập mới cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục nợ đọng trong xây dựng cơ bản tại các địa phương, trong đó: Các địa phương phải tiến hành rà soát, phân loại các công trình, dự án và các khoản nợ đọng; xây dựng phương án và lộ trình xử lý xong toàn bộ nợ đọng trong xây dựng cơ bản đến năm 2015 bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn khác; phải ưu tiên btrí vốn để xử lý nợ đọng trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách để bảo đảm hàng năm xử lý ít nhất được 30% nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tập trung huy động mọi nguồn vốn để xử lý nhanh nợ đọng trong xây dựng cơ bản và sớm hoàn thành các công trình sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng, đồng thời kiên quyết dừng hoặc chuyển đổi các dự án đầu tư kém hiệu quả. Các khoản thanh toán nợ đọng trong xây dựng cơ bản phải được ưu tiên sử dụng để trả các khoản nợ quá hạn cho ngân hàng sau khi đã thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền công cho cán bộ.

b) Nhóm giải pháp phát triển thị trường bất động sản

- Nhóm giải pháp điều chỉnh nguồn cung cho thị trường bất động sản:

+ Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương triển khai các giải pháp sau đây:

(i) Rà soát, xử lý các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục trin khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội;

Đối với các dự án đã giao chủ đầu tư nhưng chưa giải phóng mặt bằng và không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương thì dừng triển khai; chỉ xem xét cho phép tiếp tục triển khai các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư phục vụ nhu cầu nhà ở tái định cư, các công trình quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn của địa phương; đối với các dự án đã hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì cho phép chủ đầu tư tổ chức sản xuất kinh doanh tạm thời, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép; đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở thì cho phép điều chỉnh quy hoạch đtăng tỷ trọng nhà ở xã hội phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, nhà ở cho cán bộ, công chức, công nhân, lực lượng vũ trang; điều chỉnh cơ cấu nhà ở trong dự án để phù hợp với nhu cầu của thị trường; đối với các công trình nhà ở đã hoàn thành nhưng chưa bán được do chưa phù hợp nhu cầu thị trường thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người mua.

Cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua các đối tượng chính sách: Người thu nhập thp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, sinh viên và làm các công trình dịch vụ bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại đang có nhu cầu nhưng phải phù hợp quy hoạch và điều kiện cơ sở hạ tầng. Trường hợp các đối tượng này thuộc diện được min, giảm tin sử dụng đt theo quy định của pháp luật thì được trừ vào các khoản phải nộp ngân sách hoặc ngân sách hoàn trả tiền sử dụng đất đã nộp.

(ii) Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp thông qua các biện pháp giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường, áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua; chuyn sang nhà ở xã hội, sử dụng đúng mục đích các khoản vay và huy động vn từ khách hàng, thực hiện công khai, minh bạch, đúng cam kết tiến độ, tạo nim tin với khách hàng;

(iii) Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là gii quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điu chỉnh cơ cu dự án đang tn kho, thi công dở dang cho phù hp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyn đi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội;

(iv) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản theo hướng tăng cường quản lý nhà nước, kiểm soát có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đt, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển nhà ở, giá bt động sản bảo đảm cân đối cung cầu, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nhu cầu của thị trường;

(v) Thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn quy trình, cách thức tổng thể thu hồi đất, dự án không đủ điều kiện tiếp tục đầu tư để có căn cứ pháp luật triển khai thực hiện thống nhất trong cả nước; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

- Nhóm giải pháp hỗ trợ đu ra cho thị trường bất động sản:

+ Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp xem xét mua lại một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước;

+ Các địa phương có tồn kho sản phẩm bất động sản lớn hạn chế tối đa sử dụng vốn cho đầu tư, xây dựng mới nhà ở tái định cư; sử dụng các nguồn vốn đó để mua lại các dự án nhà thương mại phù hp phục vụ nhu cầu tái định cư, làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động;

+ Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan cho phép các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quyền nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ bán, cho thuê nhà ở; giải quyết nhanh các thủ tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chuyển đổi cơ cấu, mục đích của các dự án; có cơ chế, chính sách khuyến khích các dự án bất động sản, nhất là dự án nhà ở xã hội chủ yếu dùng những nguyên vật liệu trong nước; tiến hành tổng kết Nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc mở rộng đối tượng và điều kiện mua, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nhóm giải pháp tín dụng cho thị trường bất động sản:

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp sau đây:

+ Tiếp tục mở rộng tín dụng cho lĩnh vực bất động sản ở mức hp lý, phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức tín dụng và các giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, trong đó ưu tiên tập trung cho vay các dự án bất động sản sắp hoàn thành, các dự án phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, lao động ở khu công nghiệp và các đối tượng chính sách khác với lãi suất phù hợp và không tính tỷ lệ dư nợ này trong tổng dư nợ cho vay bất động sản bị khống chế; ban hành các tiêu chí cho vay đối với các loại bất động sản khác nhau, hạn chế tập trung tín dụng quá nhiều vào các dự án bất động sản, nhà ở cao cấp; chỉ đạo các tổ chức tín dụng có các gói sản phẩm tín dụng dài hạn với lãi suất phù hợp phục vụ hộ gia đình, cá nhân vay mua nhà để ở, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp, có khó khăn về nhà ở (như người có thu nhập thấp ở đô thị, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang) và được thế chấp bằng chính căn nhà sẽ mua; chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất hợp lý, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng Nhà nước dành từ 20 - 40 nghìn tỷ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay đối với các đối tượng nêu trên. Phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn, triển khai thực hiện quy định cho vay các đối tượng trên để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các khoản tín dụng này.

+ Rà soát, đẩy nhanh, tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hi vn cao, đng thời chủ động xử lý, trình các cơ quan có thm quyn quyết định việc cp tín dụng vượt giới hạn cho phép đối với các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

+ Rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đ cơ cu lại nợ một cách phù hợp; đi với các khách hàng có phương án đầu tư, kinh doanh khả thi, có khả năng bán được sản phẩm thì được tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại nợ và tiếp tục cho vay phục vụ sản xuất.

- Nhóm giải pháp về chính sách tài chính cho thị trường bt động sản:

+ Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, triển khai thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, tạo kênh huy động vốn dài hạn cho thị trường bất động sản; ban hành quy định đối với các dự án đầu tư nước ngoài phải hoàn thành công trình với một tỷ lệ nhất định bằng nguồn vốn nước ngoài trước khi huy động vn từ các tchức và cá nhân trong nước đ đu tư;

+ Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để đầu tư mở rộng quốc lộ 1A và quốc lộ 14 theo Nghị quyết của Quốc hội và Luật quản lý nợ công.

c) Nhóm các giải pháp hỗ trợ xử lý nợ xấu

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các giải pháp sau đây:

+ Rà soát, sửa đổi và hoàn thiện các quy định về thủ tục, điều kiện bảo lãnh và có giải pháp tăng quy mô, hiệu quả hoạt động của các Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng. Tăng cường hiệu quả quản lý cấp bảo lãnh của Chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng trả nợ và duy trì các gii hạn an toàn về nợ quốc gia. Bộ Tài chính hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Quỹ bảo lãnh tín dụng của địa phương, trong đó tập trung vào các giải pháp sau: (i) Sử dụng 250 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để cấp bổ sung Quỹ dự phòng bảo lãnh tại Ngân hàng Phát trin Việt Nam. Thực hiện đánh giá lại khả năng quy mô bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để xác định nhu cầu vốn cho phù hợp; đồng thời giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối từ nguồn chi đầu tư phát triển trong một số năm tiếp theo để cấp vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam; (ii) Tăng cường nguồn lực tài chính cho các Quỹ Bảo lãnh tín dụng địa phương từ các nguồn: Thu từ cổ phần hóa mà các địa phương chưa nộp về Trung ương, ngân sách địa phương để cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại địa phương; (iii) Xem xét, điều chỉnh giảm mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường;

+ Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, quy định về miễn, giảm thuế mua, bán tài sản bảo đảm của tchức tín dụng để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ;

+ Hoàn thiện khung pháp lý cho hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua bán nợ. Hoàn thiện các quy định tài chính về hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, cổ phần hóa, xóa nợ, cơ cấu lại nợ, hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Ban hành danh sách các công ty thẩm định giá, công ty kế toán, kiểm toán đủ tiêu chuẩn tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu để xác đnh giá trị thị trường của doanh nghiệp, tài sản và các khoản nợ xấu;

+ Phát triển thị trường vốn, khơi thông dòng vốn đầu tư vào thị trường vốn, tăng tính thanh khoản cho thị trường; khuyến khích phát triển thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, giảm sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng;

+ Hoàn thiện mô hình hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và DATC nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức này trong việc xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Nâng cao trình độ chuyên môn, nguồn lực tài chính và quy mô hoạt động của DATC trong việc xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện sắp xếp lại, tái cơ cấu. Sử dụng nguồn tiền thu về từ cổ phần hóa để bổ sung năng lực cho DATC để tạo điều kiện thuận lợi cho DATC chủ động tham gia vào quá trình tái cơ cấu tài chính, xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các tổ chức tín dụng;

+ Chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam: (i) Cho vay đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu theo cơ chế vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; (ii) Xem xét gia hạn thời gian cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ 12 năm lên tối đa 15 năm (tổng thời gian vay vốn tối đa 15 năm) đối với một số dự án kết cấu hạ tầng kinh tế có quy mô đầu tư lớn gặp khó khăn trong lĩnh vực sản xuất điện, cung cấp nước sạch, xi măng, thép, môi trường; (iii) Xem xét gia hạn thời gian vay vốn tối đa từ 12 tháng lên 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản; (iv) Bổ sung tối đa 10 nghìn tỷ đồng (gồm 5 nghìn tỷ đồng trong hạn mức huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2013 đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2012 và phát hành thêm 5 nghìn tỷ đồng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh ngoài hạn mức bảo lãnh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam năm 2013) cho chương trình tín dụng đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn ngoài số vốn 5 nghìn tỷ đồng hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 1589/TTg-KTTH ngày 03 tháng 10 năm 2012. Mở rộng đối tượng cho vay là các công trình bê tông hóa cu, đường giao thông nông thôn (bao gồm cả đường liên xã, liên huyện).

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định liên quan đến thành lập, quản lý các doanh nghiệp đảm bảo minh bạch, hiệu quả, tránh một số đối tượng lợi dụng cơ chế thành lập doanh nghiệp dễ dàng và việc quản lý nhà nước chưa hiệu quả để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn thất cho các tổ chức tín dụng trong quan hệ tín dụng;

- Trong năm 2013, Bộ Tư pháp khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm theo hướng cho phép tổ chức tín dụng chủ động bán, phát mại và xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng. Các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ thỏa thuận của các bên liên quan để rút gọn thủ tục xử lý tài sản bảo đảm, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ nhanh chóng, thuận tiện; đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng và giúp tổ chức tín dụng thu hồi tài sản sớm nhất;

- Các Bộ, cơ quan, tổ chức phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, tư pháp và tòa án đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế. Hạn chế hình sự hóa các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng; ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý về mặt kinh tế, dân sự để khắc phục hậu quả và thu hồi tối đa tiền, tài sản cho ngân hàng. Phát hiện và xử lý nghiêm theo pháp luật những trường hợp chây ỳ cố ý không trả nợ ngân hàng, cố ý làm trái và gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng;

- Các Bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp sau đây:

+ Hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để có thể thu hồi tài sản và sớm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

+ Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khoán và doanh nghiệp nhà nước theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”, Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”, Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, Đề án tổng thể “Tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tích cực trin khai đng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính của các doanh nghiệp nhà nước; phi hợp chặt chẽ các giải pháp lành mạnh hóa tài chính của doanh nghiệp nhà nước với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường nắm bắt hoạt động bảo lãnh tín dụng trên địa bàn và có những giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời để các cơ quan thực hiện đúng quy định của pháp luật.

IV. GIẢI PHÁP VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT

Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tchức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tchức tín dụng Việt Nam trong việc chấp hành các quy định của pháp luật và mục tiêu, giải pháp nêu tại Đề án; tích cực đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phù hp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; nâng cao khả năng cảnh báo, phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng; chủ động, phối hp với các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Ban hành các cơ chế, quy định, hướng dẫn tổ chức tín dụng xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo giữa các tchức tín dụng và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của tchức tín dụng; triển khai các biện pháp bảo đảm tchức tín dụng không được góp vn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cđông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và doanh nghiệp nhà nước.

Các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn và tổng công ty nhà nước; tăng cường hiệu quả quản lý, thanh tra, giám sát thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường tin tệ, quy hoạch và phát triển đô thị.

V. THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM THEO ĐỀ ÁN ĐƯỢC THỦ TƯỚNG CHỈNH PHỦ PHÊ DUYỆT

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập vi tư cách công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính của các tổ chức tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan./.

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định s
843/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

A. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; phê duyệt Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

B. THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM

I. TÊN CÔNG TY

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

Công ty Quản lý tài sản của các tchức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vổn điều lệ, chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

Công ty Quản lý tài sản có trụ sở chính tại Hà Nội, tư cách pháp nhân, con dấu riêng, hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

III. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

Công ty Quản lý tài sản được thành lập với tư cách công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

Công ty Quản lý tài sản hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.

IV. HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

Công ty Quản lý tài sản có một số hoạt động chính sau đây:

1. Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

2. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm.

3. Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay.

4. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ.

5. Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay.

6. Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản.

7. Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần.

8. Tổ chức bán đấu giá tài sản.

9. Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tchức tín dụng.

10. Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Công ty Quản lý tài sản được ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ (i) qun lý khoản nợ đã mua, tài sản bảo đảm của khoản nợ và các hồ sơ, tài liệu liên quan đến khoản nợ; (ii) thực hiện quyền của Công ty Quản lý tài sản đối với khoản nợ; (iii) thực hiện các hoạt động từ Điểm 2 đến Điểm 5 nói trên.

V. CÁC QUYỀN CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

Công ty Quản lý tài sản có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu tchức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản.

2. Đnghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản.

3. Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay.

4. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hi nợ.

5. Đnghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm.

6. Đnghị các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do Công ty Quản lý tài sản mua chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm.

7. Công ty Quản lý tài sản trthành bên nhận bảo đảm và được thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm dựa trên hợp đồng mua bán nợ xấu mà không phải ký lại hp đồng bảo đảm với bên bảo đảm.

8. Giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.

9. Được hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

10. Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.

VI. CÁC NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

Công ty Quản lý tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao.

2. Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm.

3. Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

4. Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hình hoạt động.

5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.

VII. TÀI CHÍNH

1. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản là 500 tỷ đồng và được điều chỉnh khi cần thiết.

2. Nguồn vốn

Nguồn vốn của Công ty Quản lý tài sản bao gồm:

a) Vốn điều lệ.

b) Phát hành trái phiếu đặc biệt để xử lý nợ xấu theo quy định của Chính phủ. Trái phiếu đặc biệt có một số đặc điểm sau đây:

- Được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;

- Mệnh giá trái phiếu đặc biệt bằng giá mua khoản nợ;

- Được phát hành bằng đồng Việt Nam với lãi suất 0%/năm;

- Được sử dụng để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật ngân hàng Nhà nước;

- Thời hạn tối đa là 5 năm;

- Tổ chức tín dụng bán nợ và sở hữu trái phiếu đặc biệt phải trích lập dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không dưới 20%/năm trên mệnh giá trái phiếu trong thời hạn nắm giữ.

c) Các quỹ được phép trích lập.

d) Các nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cơ chế đặc thù về phát hành trái phiếu đặc biệt và huy động vốn của Công ty Quản lý tài sản.

3. Doanh thu, chi phí, các quỹ và phân phối lợi nhuận

a) Doanh thu của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:

- Tiền thu được do đòi nợ, khách hàng trả;

- Tiền thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm;

- Thu từ đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

- Phí, hoa hồng được hưởng từ các hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;

- Tiền thu từ các hoạt động cho thuê, khai thác tài sản;

- Thu từ hoạt động tài chính;

- Thu nhập bất thường;

- Thu phí đấu giá tài sản;

- Các khoản thu khác.

b) Chi phí kinh doanh của Công ty Quản lý tài sản, trong đó bao gồm:

- Chi phí mua nợ;

- Chi phí đòi nợ;

- Chi phí tư vấn, môi giới mua, bán, xử lý nợ và tài sản;

- Chi phí cho hoạt động bán nợ, bán cổ phần và chuyển nhượng vốn góp;

- Chi phí bảo quản, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp tài sản;

- Chi phí trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường; cho khoản đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh;

- Chi tiền lương, tiền thưởng, chi phụ cấp cho cán bộ, nhân viên;

- Chi phí đấu giá tài sản;

- Chi phí quản lý công ty;

- Chi trả lãi tiền vay;

- Chi phí về tài sản;

- Các khoản chi khác.

c) Phân phi lợi nhuận và trích lập các quỹ của Công ty Quản lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.

d) Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng dự phòng đối với các khoản đầu tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh; doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty Quản lý tài sản.

đ) Công ty Quản lý tài sản trích dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

e) Công ty Quản lý tài sản được áp dụng một số cơ chế tài chính đặc thù sau đây:

- Cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và phù hp với đặc thù hoạt động của Công ty Quản lý tài sản;

- Không phải trích lập các khoản dự phòng cho các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, các khoản phải thu từ tổ chức tín dụng;

- Không áp dụng các quy định về đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước đối với Công ty Quản lý tài sản.

4. Công ty Quản lý tài sản thực hiện hạch toán kế toán theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

VIII. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Công ty Quản lý tài sản được tổ chức và hoạt động theo quy định của Chính phủ và quy định có liên quan của pháp luật. Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên; Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát; Tổng Giám đốc và các Phó Tng giám đốc của Công ty Quản lý tài sản.

Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản bao gồm không quá 7 thành viên, Ban Kiểm soát bao gồm không quá 3 thành viên. Cán bộ quản lý, điều hành và cán bộ nghiệp vụ của Công ty Quản lý tài sản chủ yếu được lấy từ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

IX. YÊU CẦU MINH BẠCH, CÔNG KHAI ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

Công ty Quản lý tài sản phải bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình mua, bán và xử lý nợ xấu nhằm ngăn chặn lợi ích nhóm và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản.

Công ty Quản lý tài sản thực hiện công khai, minh bạch hóa các vấn đề sau đây:

1. Báo cáo tài chính của Công ty Quản lý tài sản được kim toán độc lập hàng năm.

2. Các quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản.

3. Các quy trình, phương pháp bán nợ, tài sản.

4. Việc bán nợ, tài sn.

5. Cung cấp cho khách hàng mua nợ, tài sản các thông tin cần thiết về khoản nợ, tài sản mà Công ty Quản lý tài sản dự kiến bán.

X. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN NỢ XẤU ĐƯỢC CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN MUA

Các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản mua phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Các khoản nợ xấu (bằng VND hoặc ngoại tệ) của tổ chức tín dụng Việt Nam, bao gồm nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm, trước hết tập trung xử lý các khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản, bao gồm cả tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là bất động sản.

3. Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hp lệ.

4. Khách hàng vay còn tồn tại.

5. Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Công ty Quản lý tài sản mua các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Phạm vi và đối tượng mua nợ xấu và tài sản có thể được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thay đổi phù hợp với yêu cầu xử lý nợ xấu theo từng thời kỳ theo quy định của pháp luật và năng lực của Công ty Quản lý tài sản để bảo đảm xử lý căn bản nợ xu và đưa tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng về mức an toàn.

XI. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ VÀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

Sau khi mua nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản trực tiếp hoặc ủy quyền, phối hợp với tổ chức tín dụng bán nợ tiến hành các biện pháp sau đây:

1. Thc hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm.

2. Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.

3. Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay.

4. Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyn nợ thành vn góp, vn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.

5. Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hi, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

6. Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân.

7. Khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án.

8. Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản đi với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

XII. CÁC BIỆN PHÁP CƠ CẤU LẠI NỢ XẤU, HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG VAY CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

1. Công ty Quản lý tài sản thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vay sau đây:

a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay.

b) Áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường.

c) Giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ.

2. Trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, Công ty Quản lý tài sản xem xét, đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh.

3. Công ty Quản lý tài sản thực hiện bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng trong trường hợp đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi tốt hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo trả được nợ vay.

XIII. MUA NỢ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TIỀN THU HỒI NỢ

1. Mua nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản

a) Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó và trả cho tổ chức tín dụng bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt.

Khi có nhu cầu về vốn, tổ chức tín dụng có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt đ vay tái cp vn của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quyết định mức cho vay tái cấp vốn cụ thể so với mệnh giá trái phiếu đặc bit và trình Thủ tưng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt trong từng thời kỳ.

b) Căn cứ năng lực tài chính, hiệu quả kinh tế và điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại đối vi các khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện sau:

- Đáp ứng các điều kiện đối với các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua nêu tại Mục X Phần B;

- Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ xấu;

- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại;

- Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.

Trường hợp mua nợ xấu theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản đánh giá lại giá trị khoản nợ xu trên cơ sở khả năng thu hi vn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, Công ty Quản lý tài sản thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm.

c) Công ty Quản lý tài sản có quyền sở hữu và xử lý các khoản nợ đã mua theo quy định của pháp luật.

d) Về nguyên tắc, sau khi mua nợ, Công ty Quản lý tài sản, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản theo thỏa thuận và quy định của pháp luật. Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ bao gm cả nợ gốc và nợ lãi khách hàng vay chưa thanh toán.

đ) Khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp áp dụng đối với tổ chức tín dụng nêu tại Mục XV Phần B phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để cơ cấu lại và lành mạnh hóa tài chính của tổ chức tín dụng nhm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng.

2. Xử lý tiền thu hồi nợ

Stiền thu hồi nợ được xử lý như sau:

a) Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu hồi nợ thông qua việc bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm khách hàng vay trả nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được sử dụng đthanh toán các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ.

b) Sau khi trừ đi số tiền phải trả cho Công ty Quản lý tài sản theo quy định, tổ chức tín dụng bán nợ được hưởng s tin thu hi nợ từ các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản do khách hàng vay trả nợ; bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm thanh toán; bán nợ; bán và xử lý tài sản bảo đảm.

c) Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy đnh của Bộ luật dân sự và pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

XIV. THANH TOÁN TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT VÀ MUA LẠI KHOẢN NỢ XẤU ĐƯỢC CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN MUA BẰNG TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu liên quan hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bán nợ phải thực hiện:

1. Hoàn trả dư nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt liên quan cho Ngân hàng Nhà nước.

2. Trường hợp khoản nợ chưa thu hồi được đầy đủ, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho Công ty Quản lý tài sản và được Công ty Quản lý tài sản thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ.

3. Trường hợp khoản nợ thu hồi được đầy đủ thì tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt cho Công ty Quản lý tài sản và được Công ty Quản lý tài sản thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng theo quy định.

XV. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN GIAO, BÁN NỢ XẤU CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHO CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN

1. Những tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không chuyển giao, bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản thì Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây để bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng:

a) Yêu cầu tổ chức tín dụng thuê công ty kiểm toán độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán.

b) Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra chất lượng tài sản và vốn của tổ chức tín dụng.

2. Trên cơ sở kết quả đánh giá tài sản và kết quả thanh tra, tchức tín dụng có thể phải áp dụng các biện pháp sau đây:

a) Bán nợ xấu cho Công ty Qun lý tài sản sao cho tỷ lệ nợ xấu/tng dư nợ không quá 3%.

b) Tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ đng thời bảo đảm đáp ứng đy đủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

c) Cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai Đề án này.

2. Bnhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc của Công ty Quản lý tài sản; ban hành quyết định thành lập Công ty Quản lý tài sản và phê duyệt Điều lệ và nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty Quản lý tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Sử dụng nguồn vốn hợp pháp để bảo đảm đủ số vốn điều lệ cho Công ty Quản lý tài sản.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng ban hành các văn bản pháp lý về hoạt động của Công ty Quản lý tài sản và hoạt động mua, bán nợ.

5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại Công ty Quản lý tài sản; quản lý nhà nước, giám sát, kim tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về mua, bán và xử lý nợ xấu.

6. Điều hành linh hoạt, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động xử lý nợ xấu lên chính sách tiền tệ; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể mức lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt trong từng thời kỳ.

7. Bố trí đầy đủ nguồn vốn, cán bộ, phương tiện, trụ sở làm việc đáp ứng yêu cầu hoạt động của Công ty Quản lý tài sản.

8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn hạch toán kế toán của Công ty Quản lý tài sản.

9. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản về nghiệp vụ mua, bán và xử lý nợ xấu.

10. Hướng dẫn các nội dung được giao tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TÀI CHÍNH

1. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ chế tài chính, việc trích lập và sử dụng dự phòng đi với các khoản đu tư, cung cp tài chính, bảo lãnh đối với Công ty Quản lý tài sản.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng cho Công ty Quản lý tài sản.

3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hạch toán kế toán của Công ty Quản lý tài sản.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TƯ PHÁP

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tc bán đấu giá tài sản phù hợp với quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phối hợp, hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm.  

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của Công ty Quản lý tài sản.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ chế tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của cán bộ làm việc tại Công ty Quản lý tài sản theo cơ chế áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty Quản lý tài sản.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP

1. Ủy ban nhân dân, cơ quan công an các cấp nơi tiến hành thu hồi; thu giữ tài sản bảo đảm tham gia thu hồi, thu giữ, kiểm kê tài sản bảo đảm và áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo thực hiện quyền của Công ty Quản lý tài sản trong việc thu hồi, thu giữ tài sản bảo đảm.

2. Ủy ban nhân dân, cơ quan thuế các cấp hỗ trợ Công ty Quản lý tài sản hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước khi chuyển quyền tài sản bảo đảm cho người mua.

3. Ủy ban nhân dân, cơ quan tài nguyên và môi trường, cơ quan có liên quan ở các cp phi hp thực hiện thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo đnghị của Công ty Quản lý tài sản.

4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm, thu hi nợ theo đề nghị của Công ty Quản lý tài sản.

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1. Thực hiện đánh giá, xác định các khoản nợ xấu đủ điều kiện để bán cho Công ty Quản lý tài sản.

2. Bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản.

3. Tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm:

a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Công ty Quản lý tài sản các thông tin, tài liệu về khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm, khoản n, tài sản bảo đảm của khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, tài liệu.

b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Công ty Quản lý tài sản và khách hàng vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản.

c) Xem xét, cấp tín dụng đối với khách hàng vay có nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sn theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

4. Tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản và nhận trái phiếu đặc biệt có trách nhiệm:

a) Trích lập dự phòng rủi ro hàng năm đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ Công ty Quản lý tài sản.

b) Sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị ghi scác khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đặc biệt đến hạn theo quy định.

c) Nhận và thực hiện các công việc ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản theo quy định.

d) Hạch toán vào chi phí hoạt động các chi phí liên quan đến quản lý, thu hồi, xử lý nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt và các chi phí liên quan đến thực hiện các hoạt động theo ủy quyền của Công ty Quản lý tài sản.

đ) Bảo đảm an toàn tài sản, hồ sơ, tài liệu được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; thực hiện giám sát, đôn đốc, thu hồi, xử lý nợ xu và xử lý tài sản bảo đảm do Công ty Quản lý tài sản ủy quyn.

e) Thông báo ngay cho Công ty Quản lý tài sản khi phát sinh số tiền thu hồi các khoản nợ gốc, lãi và xử lý, bán tài sản bảo đảm.

5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

VIII. TRÁCH NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG VAY, BÊN CÓ NGHĨA VỤ TRẢ NỢ

1. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản theo cam kết và quy định của pháp luật.

2. Thu xếp vốn, chủ động bán tài sản, bàn giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của khách hàng vay để trả nợ gốc, lãi cho Công ty Quản lý tài sản hoặc tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.

3. Hp tác chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.

4. Hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản.

5. Bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm trả nợ phù hp với thỏa thuận giữa các bên liên quan.

6. Chấp nhận việc mua bán nợ giữa tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản.

7. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

IX. TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN BẢO ĐẢM

1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng bảo đảm đã ký kết và quy định của pháp luật.

2. Hợp tác chặt chẽ và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.

3. Thu xếp vốn, chủ động bán tài sản, bàn giao tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của bên bảo đảm để trả nợ gốc, lãi cho Công ty Quản lý tài sản hoặc tổ chức tín dụng được Công ty Quản lý tài sản ủy quyền.

4. Bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm hoặc thực hiện biện pháp bảo đảm trả nợ phù hợp với thỏa thuận giữa các bên liên quan.

5. Chấp nhận việc mua bán nợ giữa tổ chức tín dụng và Công ty Quản lý tài sản.

6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật./.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  843/QD-TTg dated May 31, 2013 of the Prime Minister approving the Scheme “Handling bad debts of credit institution system” and the Scheme “Establishing Vietnam Asset Management Company for credit institutions”

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Government organization;

Pursuant to the June 16, 2010 Law on the State bank of Vietnam;

Pursuant to the June 16, 2010 Law on credit institutions;

Pursuant to the Decree No. 53/2013/ND-CP dated May 18, 2013 of the Government on establishment, organization and operation of Vietnam Asset Management Company for credit institutions;

Pursuant to Notice and conclusion of the Political Bureau No. 121-TB/TW dated February 20, 2013 on Scheme on handling bad debts of credit institutions system;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 02/NQ-CP dated January 07, 2013 on a number of solutions to remove difficulties for business production, market support, solving of bad debts; 

At the proposal of The Governor of the State bank of Vietnam,

DECIDES:

Article 1.To approve for the enclosed- this Decision Scheme on “Handling bad debts of credit institutions system" and scheme on “Establishing Vietnam Asset Management Company for credit institutions” (hereinafter called Scheme).

Article 2.Implementation organization

1. Responsibility of the State bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State bank):

a. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries, agencies and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces in carrying out solutions to reach target of handling bad debts of the credit institutions system.

b. Promulgating Decision on establishment of Vietnam Asset Management Company for credit institutions, approving its Charter.

c. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the Ministry of Finance and relevant other Ministries and agencies in elaborating and submitting to the Prime Minister in 2013 for approval of plan on handling bad debts of Vietnam Bank for Social Policies.

d. Directing, urging, inspecting, supervising and examining credit institutions and Vietnam Asset Management Company for credit institutions in compliance of provisions of law on handling of bad debts and objectives, solutions mentioned in Schemes.

dd. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the Ministry of Information and Communications, relevant agencies, organizations, People’s Committees of  central-affiliated cities and provinces, information and media agencies in popularizing, propagating so as to create the support and uniformity of society, people on roles, signification, objectives, policies and solutions handling bad debts of credit institutions system.

e. For credit institutions deliberately hide bad debts, fail to strictly implement the handling solutions already approved by the Prime Minister and directions of the State bank in the course of handling of bad debts, the State bank may perform one of or several following measures:

- Conducting all-sided inspections and/or require for compulsory audit according contents as requested by the State bank;

- Restraining the expansion of operational scope, scale and area; limiting, terminating, temporarily suspending one or several banking activities; limiting division of dividend and transfer of shares or assets;

- Applying one or several safety rate higher than the set level;

- Requiring the increase of charter capital for meeting requirements on ensuring safety for banking activities;

- Deciding the limit of credit growth for credit institutions in necessary cases to ensure safety for credit institutions and their systems;

- Applying some measures, management sanctions, supervision if necessary; 

- Other measures as prescribed by law.

g. Acting as focal agency to coordinate with relevant Ministries and agencies in advising, assisting the Government to regularly monitor, conduct preliminary and final reviews and learn experiences in implementation of Schemes, timely report to the Political Bureau to provide directions for handling of difficulties, problems arising beyond competence of the Government.

h. Implementing tasks, solutions under the state management responsibility assigned at Schemes enclosed with this Decision.

2. Responsibility of the Ministry of Finance:

a. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries, agencies in elaborating and submitting competent agencies for promulgation of policies, regulation on tax exemption and reduction concerning purchase and sale of collateral for handling of bad debts of credit institutions.

b. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with the State bank and relevant other Ministries and agencies in elaborating and submitting to the Prime Minister in 2013 for approval of:

- Mechanism and plan on handling of bad debts of the Vietnam Development Bank, bad debts of loans applied to policy subjects, bad debts of state-owned enterprises; 

- Plan on issuing the Government’s debt instruments for handling of the Vietnam Development Bank’s bad debts, bad debts of loans applied to policy subjects, bad debts of state-owned enterprises;

c. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries and agencies in elaborating and submitting plan on handling of bad debts of state-owned enterprises to the Prime Minister in 2013, according to Scheme “restructuring of state-owned enterprises, focusing on economic groups and state-owned corporations period 2011 - 2015” already approved by the Prime Minister at the Decision No. 929/QD-TTg dated July 17, 2012.

d. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries and agencies in elaborating and submitting to the Prime Minister in 2013 for promulgation of Decree replacing the Government’s Decree No. 69/2002/ND-CP dated July 12, 2002, on management and handling of outstanding debts for state enterprise toward strengthening duty of the Leader board of enterprises in managing debts, timely handling the arisen bad debts and preventing ability of arising new bad debts; enhancing the effective use of state capital, strictly control the investment management of enterprises and system of credit institutions.

e. Implementing tasks, solutions under the state management responsibility assigned at Schemes enclosed with this Decision.

3. Responsibility of the Ministry of Construction:

a. Reviewing, amending and supplementing and completing regulations on urban, construction investment and real estate market management to facilitate for credit institutions, the Vietnam Asset Management Company for credit institutions to fast handle bad debts of system of credit institutions.

b. Implementing tasks, solutions under the state management responsibility assigned at Schemes enclosed with this Decision.

4. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment:

a. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries, agencies and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces in studying, proposing to the Government for implementation of measures to accelerate public investment in and expenditure for purposes of sustainable socio-economic development.

b. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries, agencies in reviewing, submitting to competent authorities for amending and supplementing the Law on Enterprise; amending and supplementing and completing documents guiding the Law on Enterprise to facilitate for fast handling of bad debts of credit institutions system.

c. Implementing tasks, solutions under the state management responsibility assigned at Schemes enclosed with this Decision.

5. Responsibility of the Ministry of Justice:

a. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries, agencies in promulgating in 2013 the Joint Circular on handling of collateral to facilitate for fast handing of bad debts of credit institutions system.

b. Assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries, agencies and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces in carrying out solutions to facilitate for fast handing of bad debts of credit institutions system.

c. Implementing tasks, solutions under the state management responsibility assigned at Schemes enclosed with this Decision.

6. Responsibilities of relevant Ministries, agencies and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces:

a. Elaborating and carrying out plan on handling of bad debts and specific solutions to remove difficulties for business production, investment promotion, trading, consumption and market development under state management of Ministries, relevant agencies and assigned localities; taking responsibility for effective implementation of solutions on handling bad debts and solutions on removing difficulties for business production, handling of inventory, investment promotion, trading, consumption and real estate market development so as to support handling of bad debts under their assigned functions, tasks and in accordance with law.

b. Coordinating with Public Security agencies, People’s Courts at all levels and the People’s Procuracies at all levels in completely handling lawsuits concerning activities of banks and executing the civil lawsuits so as to facilitate for fast handling of bad debts of credit institutions. 

c. Implementing tasks, solutions under the state management responsibility assigned at Schemes enclosed with this Decision.

7. Responsibilities of credit institutions:

a. Strictly complying with law and directions of the Government, the Prime Minister and the State bank concerning the handling of bad debts.

b. Elaborating and carrying out plan on handling of bad debts and increasing the credit quality; on initiative carrying out measures handling bad debts and restraining the increasing of bad debts.

c. Strengthening and enhancing the effective administration and management, especially, the risk control and credit management.

d. Abiding by regulations of the State bank on operational safety, credit extension; implementing classification of debts and the fully deducting and setting up the risk provisions.

e. Periodically reporting result of handling of bad debts at the request of the State bank.

8. Implementation of periodical reports:

a. The State bank shall act as focal agency to periodically report to the Prime Minister before July 01 and December 31 annually about progress, results, difficulties, problems in implementation of Schemes and propose solutions to reach the objective of handling of bad debts of credit institutions system; timely report to the Prime Minister for handling of problems arising beyond its competence.

b. The Ministry of Finance, the Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Justice and relevant agencies and organizations shall periodically send reports to the State bank before June 20 and December 20 annually about result of implementation, difficulties, problems in implementation of Schemes and propose solutions to reach the objective of handling of bad debts of credit institutions system.

c. Relevant Ministries and agencies, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall be responsible before the Prime Minister for the accuracy of figures and results of implementation of solutions related to handling of bad debts under their report responsibilities.

Article 3.This Decision takes effect on the day of signing.

Article 4.The Governor of the State bank, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces and Chairperson of Board of Directors and Members Council, General Directors (Directors) of credit institutions shall implement this Decision.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

SCHEME

HANDLING BAD DEBTS OF CREDIT INSTITUTIONS SYSTEM
(Issued attached with the Decision No. 843/QD-TTg dated May 31, 2013 of the Prime Minister)

A. OBJECTIVES, PRINCIPLES OF HANDLING BAD DEBTS OF CREDIT INSTITUTIONS SYSTEM

I. OBJECTIVES OF HANDLING BAD DEBTS

Handling of bad debts of credit institutions aims to facilitate for credit institutions to expand credit grant at rational rates, contribute in removing difficulties for business production, promote the economic growth and stabilize macro-economy; improve the liquidation and increase the safety, healthy and effective operation of credit institutions, currency market. Striving to handle basically the current bad debts by the end of 2015, control effectively and increase the credit quality so as to contribute in successful implementation of objectives in “Scheme on restructuring the system of credit institutions during 2011 – 2015” promulgated together the Decision No. 254/QD-TTg dated March 01, 2012 of the Prime Minister, concurrently creating a ground for the safe and sustainable development of the credit institutions system till 2020, meeting in a better manner for  increasingly increased demand of capital and banking services for the socio-economic development.

II.PRINCIPLES OF HANDLING BAD DEBTS

The first, handling of bad debts must be expeditious, drastic and concurrently must ensure the systematic, synchronism by many measures, put in the overall program restructuring economy.

Second, mobilization all resources in society for handling of bad debts of credit institutions system and limiting use of budget capital for the handling bad debts of credit institutions.

Third, ensuring the harmonious benefit of State, credit institutions and relevant other parties. First of all, credit institutions and borrowers must take main responsibility for bad debts arising and sharing loss in the handling of bad debts.

Fourth, the State shall handle bad debts from providing loans to policy subjects or according to assignments of the Government.   For other cases, the State just intervene to handle bad debts by budget capital sources in necessary case when must ensure the safety of bank system and the stability of economy. The State shall support and create environmental and favorable conditions for the handling of bad debts of credit institutions essentially through promulgating mechanisms, policies and effective organization and management of the market purchasing and selling debts.

Fifth, handling of bad debts must ensure the publicity, transparency, under the market principle and proper with law; preventing to happen negative matters in the course of handling of bad debts. 

Sixth, control bad debts at safe level and not let happening the collapse or breakdown of bank system; solutions on handling of bad debts must attach to the effective prevention, limitation and control of bad debts arising in the future.

III.SCOPE OF HANDLING BAD DEBTS OF SCHEME

Scheme focuses on handling bad debts of Vietnam credit institutions, including bad debts of credit extension, bad debts of purchase of corporate bonds and bad debts of entrusting for credit extension or purchase of corporate bonds. Focus on handling bad debts of credit institutions with rate of bad debts over 3% of total debit balance and bad debts with collateral, of which prioritize the handling of bad debts with real estate as collateral.

B. SOLUTIONS TO HANDLE BAD DEBTS AND PREVENT, LIMIT THE INCREASING OF BAD DEBTS IN THE FUTURE

I. CREDIT INSTITUTIONS PROACTIVELY HANDLING OF BAD DEBTS

Credit institutions on initiative and positively carry out the following solutions:

1. Re-assessing quality and ability of debt recovery so as to have suitable handling measures

Credit institutions must review, assess, classify all amounts of credit extension, investment in corporate bonds, entrusting investment according to the risk level.

2. Strengthening the deduction and setting up of risk provision for handling of bad debts.

On the basis of reviewing, reassessing amounts of credit extension, investment in corporate bonds, entrusting for investment, credit institutions proactively classify debts, make accounting properly with nature of bad debts, deduct, set up and use risk provisions for handling of bad debts as prescribed by law, of which, bad debts without collateral are prioritized, borrowers that are not existing and bad debts of group 5.

3. Continuing restructuring debts

Credit institutions proactively coordinate with borrowers to restructure debts (prolonging time limit of debt payment, adjusting term of debt payment) and consider reasonable reduction and exemption of interest rate for clients have good prospects after restructuring debts in order to temporarily reduce financial difficulties for clients and improve business efficiency, creating new revenue sources for debt payment to credit institutions.

4. Further supporting the capital for clients to overcome difficulties and recover

Credit institutions further invest, lend, guarantee to clients having bad debts due to temporary difficulties but having prospects for good recovery and development.  For projects, investment works unfinished or going to be finished and having ability to promote economy efficiency, credit institutions further lend, invest for completion and putting into exploitation or sale for debt recovery. 

5. Supplementing, completing legal dossier of collateral

Reviewing, reassessing collateral and make agreements with clients to supplement legal collateral; coordinating with clients and relevant agencies and organizations to complete legal record for loans, collateral that has not yet completed legal record.

6. Recovering debts and handling collateral

Credit institutions proactively expedite, recover debts, handle collateral; sell bad debts to Asset Management Companies, debt trading companies and other organizations, individuals. 

7. Transferring debts into capital

Credit institutions change bad debts into contribution capital, share of debt enterprises at credit institutions, and participate in restructuring enterprises.

8. Selling bad debts to the Debt and Asset Trading Company (DATC) of the Ministry of Finance.

The State-owned commercial banks shall sale bad debts of State-owned enterprises to DATC for handling in the course of arranging, restructuring the State-owned enterprises.  Credit institutions proactively carry out solutions for handling of bad debts of the State-owned enterprises according to plans approved by the Prime Minister.

9. Strictly control and reduce operational expenses

Credit institutions shall review, apply measures to reduce maximally expenses for labor, administration, advertisement, promotion and other operational expenses, and strengthen the setting up of risk provisions so as to create source for handling of bad debts. Credit institutions that have not yet set up risk provisions as prescribed by law will not be permitted to conduct division of dividends, profit as well as increase wages, rewards, remuneration for their officials.

Credit institutions must review; restructure organization of apparatus and the domestic and foreign network system toward simplification and effectiveness. Determinedly implement closure of office, operational termination, merger, dissolution of the ineffective attached units, branches, transaction offices and business operations.  Quitting investment at ineffective enterprises and business organizations.  

10. Limiting bad debts that may arise in the future

To enhance capability of administration, management, internal control and audit system; develop the risk management system and business strategies, policies, processes, procedures for credit extension under healthy and cautious direction; regularly pat attention to develop and effectively manage banks staff, especially improve capability of assessment, credit appraisal and enhance professional qualifications, political ideology and professional ethics of banks’ staff. To strengthen the transparency in operation of credit institutions; thoroughly handle the overlapped owning among credit institutions and matter on group benefit in credit institutions; to increase the mass nature of credit institutions, to increase quantity and diversify shareholders and contributing-capital members of credit institutions.

II.SOLUTIONS APPLIED TO BORROWERS OF CREDIT INSTITUTIONS

1. The borrowers must, by themselves, consolidate, correct the activities, improve the financial and management capability, strengthen the technological application and competition; on initiative and proactively coordinate with credit institutions in elaborating and carrying out plans on restructuring debts, removing difficulties for business production; proactively develop market of goods consumption, push up export; on initiative participate in programs, solutions on enterprise support that are carried out by Ministries, sectors and localities.

2. Enterprises should pay attention to replacement of imported input elements by the raw materials available in country, strengthen use of domestic goods and services.

3. The State enterprises, economic groups and State-owned corporations proactively and positively propose and carry out plan on restructuring in accordance with the Prime Minister s Decision No. 929/QD-TTg dated July 17, 2012 on approval of Scheme "Restructuring of state-owned enterprises, focusing on economic groups and state-owned corporations period 2011 – 2015”, in which focus on making the finance to be more healthy and handling of bad debts.

III.SOLUTIONS ON MECHANISM, POLICY

1.Mechanisms and policies of monetary and credit and banking

a. The State bank shall check, supervise strictly the restructuring debts of credit institutions with the aim to limit the incorrect report of credit quality and proactively terminate implementation of the Decision No. 780/QD-NHNN dated April 23, 2012 of the Governor of State bank, on classification of loans rescheduled payment term at appropriate time.

b. The State bank shall direct credit institutions in expense retrenchment, proactively classifying debts, setting up and using provisions for handling of bad debts through use of risk provisions, debt sale, handling of collateral, concurrently supervise, tightly inspect business results and profit distribution of credit institutions.

c. The State bank shall operate flexible, tight and cautious monetary policy and supply amounts in line with target of restraining inflation, stabilize macro-economy, continue lowering the ground of interest rate in line with the inflation reduction level, concurrently ensure liquidity of the bank system, facilitate for credit institutions to reasonably grow credit.   The State bank shall coordinate with Ministries, sectors and localities in proactively elaborating, carrying out the credit program reasonably supporting for business production, production, investment and consumption promotion. Besides that, the State bank shall direct credit institutions in further accelerating the administrative procedure reform, simplifying of loan procedures, saving the expenses by reducing the loaning interest rates so as to support for the credit growth of economy.

d. The State bank shall issue policies, measures to support the credit growth and remove difficulties for business production, especially in real estate, agriculture and rural field, export and auxiliary industry, and small and medium-sized enterprises.

dd. The State bank shall revise and complete regulations on safety for banking operation with the aim to control, limit risks for credit institutions including regulations on safe rates; regulations on purchase of corporate bonds, credit extension; regulations on entrusting operation.

e. Accelerating and ensuring the effectiveness in restructuring of credit institutions, drastically handling credit institutions that operate weakly, fairly and ineffectively on the basis of synchronously carrying out solutions of restructuring system of credit institutions as stated in Scheme “Restructuring the system of credit institutions during 2011 – 2015” promulgated together with the Decision No. 254/QD-TTg dated March 01, 2012 of the Prime Minister. 

2.Groups of solutions on solving inventory, removing difficulties for enterprises, pushing up development of business production; development of real estate market.   

a. Groups of solutions on solving inventory, market and investment support

- Ministries, sectors and localities should drastically carry out solutions on removing difficulties for business production and market support, reduction of inventory quantity, pushing up the goods consumption, promotion of domestic investment and consumption, particularly:

+ The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with other Ministries, sectors and localities in further accelerating implementation and disbursement for projects using capital from the State budget, capital of national target program, capital of Government bonds already allocated for projects and  capital permitted to advance of the annual plan. Focus on investment in projects creating a large pervasive power, projects using many domestic input elements.   Accelerating implementation and disbursement for investment programs and projects using budget capital under the Program on building new rural areas, social houses, dormitory for students, pupils, investing on solidification of canals and the rural infrastructure development. Carrying out synchronous measures on mobilization and disbursement of official development assistance (ODA) capital, foreign direct investment (FDI) capital, in which pay attention to attract new investment waves with huge scale and high technology.  Pushing up education and supply of human resource at the request of enterprises; fast carry out the cooperation with foreign enterprises about human source and technology transfer.  Further improving procedures for investment, deleting the investment barriers, create favorable infrastructure and accelerate the ground clearance, defining clearly and enhancing responsibility for appraisal prior disbursement and supervision post disbursement so as to ensure that projects  performed and further performed are feasible, effective.  Tightly inspecting the plan implementation of owners, overcoming delay situation in completing procedures for investment, biding, hand-over test and capital payment. The Ministry of Planning and Investment shall research and propose to the Government for measures to stimulate demands through stepping up investment and public expenditure for purposes of sustainable socio-economic development;

+ The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies and organizations in carrying out synchronous and effective solutions to promote trade, step up export; organizing, managing and developing effectively the domestic goods consumption market; carrying out measures to support enterprises promoting sale of goods produced domestically on the domestic market, bringing goods to rural areas, encouraging enterprises for linkage in consuming products produced domestically; stepping up the campaign “Vietnamese persons prioritize for use of goods made in Vietnam”. Accelerating the approval and implementation of programs on foreign trading promotion, signing commercial treaties with partners Catching up and updating market conditions, timely supplementing the effective schemes, elaborating plan on additional support, in which concentrate on expanding potential markets and submit to competent authorities for decision;

+ Ministries, sectors (Industry and Trade, Agriculture and Rural Development, etc) shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies, localities and professional associations in analyzing, assessing the actual operation and inventory of sectors, fields, localities so as to elaborate and carry out appropriate programs and solutions to remove difficulties for business production, reduce inventory and support credit through the agriculture and rural areas loan programs. programs on loans for livestock and aquaculture support; proactively carry out programs on linking among investment – production – banking credit and consumption so that the bank credit capital may meet effectively the economy’s loan demands, stimulate production, business, consumption, export, releasing inventory and removing difficulties for enterprises of all fields, sectors.

- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries, sectors and localities in implementing the following solutions:

+ To focus on stepping up disbursement of investment capital from budget, capital of Government bonds, ODA counterpart funds for projects on socio-economic infrastructure, especially in electricity, traffic, advance funds of annual plan so as to contribute in stimulating the increase of total domestic demand. To carry out measures to raise revenue of budget, combat the revenue loss of budget, to raise effectiveness of budget expenditure and raise budget expenditure for infrastructure development on the basis of reducing expenditure for unnecessary branches and fields;

+ Prolonging time limit of paying VAT, EIT for medium and small-size enterprises; enterprises of investment and business in (sale, lease, purchase lease) of dwelling house; enterprises producing iron, steel, cement, brick, tile; intensive-labor enterprises in production, processing goods, agricultural products, forestry products, aquatic products, textile and garment, leather and shoes, electronic components, construction of socio-economic infrastructural constructions;

+ Reducing 50% of land rents in 2013, 2013 for economic organizations, households and individuals that are rented land by State and the payable land rents as prescribed in the Government’s Decree No. 121/2010/ND-CP dated December 30, 2010 increase to twice in comparison with the payable level in 2010 (according to the policy of collecting land rents before the effective day of the Decree No. 121/2010/ND-CP).    In case where land rents after being reduced are still more than twice in comparison with payable land rents of 2010, they will be further reduced land rents till the level equal to twice payable land rents in 2010. Amending and supplementing regulations guiding on procedures for reduction of land rents in more simply and favorable direction for implementation;

+ To permit the investors of projects that State have handed over land but they have not yet finished the obligations on paying land use levy due to financial difficulties, to be entitled to pay land use levy according to the payment schedule of goods sale amounts within 24 months from the day of having the tax agencies’ notices about paying land use levy.

On the basis of balance capacity of local budget, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall consider, decide the specific prolonged time limit of paying the land use levy for each project after reporting the Standing Committee of People’s Councils at the same level;

+ Researching and submitting competent agencies for consideration and decision: (i) To apply EIT rate of 20% from July 01, 2013 (earlier than 06 months in comparison with the tentative roadmap on implementation of Law on amending and supplementing a number of articles of Law on EIT) for small and medium-size enterprises; (ii) to apply the EIT rate of 10% from July 01, 2013 (earlier than 06 months in comparison with the tentative roadmap on implementation of Law on amending and supplementing a number of articles of Law on EIT) for incomes from investment and business in social houses. Social houses are defined as prescribed by law on houses; (iii) To reduce 50% of the output VAT from July 01, 2013 till the end of June 30, 2014 for activities of social house investment and business; (iv) To reduce 30% of the output VAT from July 01, 2013 till the end of June 30, 2014 for investment and business activities (sale, lease, purchase lease) of houses being apartment with floor area of less than 70 m2 and sale price of less than 15 million dong/ m2; (v) to supplement preferential tax for expansion investment in preferential fields, trades and areas as prescribed by the Law on Enterprise income tax exercised from July 01, 2013 (earlier than 06 months in comparison with the tentative roadmap on implementing the Law on amending and supplementing a number of articles of  by the Law on Enterprise income tax). Duration for tax exemption and reduction applied to expansion investment shall be equal to duration of tax exemption and reduction applied to enterprises newly established in the same areas, fields prioritized enterprise income tax;

- Ministries, sectors and localities implement drastically the Directive No. 27/CT-TTg dated October 10, 2012 of the Prime Minister, on key solutions to overcome arrears in capital construction at localities, in which: Localities must review, classify works, projects and arrears; elaborate plans and roadmaps so as to completely handle all arrears in capital construction till 2015 by budget funds and other funds; must prioritize to allocate funds for handling arrears in plan on allocating investment capital from budget so as to ensure that at least 30% of arrears in capital construction may be handled every year.  To focus on mobilization of all capital sources in order to handle fast arrears in capital construction and early finish the facilities about to finish and put into use, concurrently drastically terminate or transfer ineffective investment projects. Amounts to pay arrears in capital construction must be prioritized to pay overdue debts to banks after having already paid full wage for officials.

n. Groups of solutions on real estate market development

- Groups of solutions adjusting the supply source for real estate market:

+ The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies, organizations and localities in implementing the following solutions:

(i) To review, handle projects on urban development, dwelling house development that are carrying out and that are assigned projects but not yet been carried so as to classify projects to be continue developing, projects have to adjust structure, type of dwelling houses for conformity with the market’s demand and social resources;

For projects assigned to investors but not yet finished clearance and not in line with local development plan, they shall be stopped implementation; only projects on development of social houses, houses for resettlement serving demand on houses for resettlement, facilities for National defense and security, national benefits, public benefits in localities may be considered for continuing implementation; for projects have been or being implemented ground clearance but not suitable with demand and local plans on socio-economic development, investors may be permitted to organize temporary production and business, not let land vacant and they may be continued investment only when being permitted by competent authorities; for projects on trading house development that have finished the ground clearance but the house construction works have not yet carried out, they are permitted to adjust planning so as to increase proportion of social houses serving the poor, persons with low incomes, houses for cadres, civil servants, workers and armed forces; restructuring houses in projects for conformity with the market’s demand; for the house construction works that have been finished but not yet been able to sell because they are not suitable with market s demand, depended on each area, they are permitted to adjust the structure of apartment for conformity with demand and solvency of majority of purchasers.   

It is permitted to change projects on trade houses to social houses so as to lease or purchase lease for policy subjects: Persons with low income, cadres, civil servants, public employees, armed forces, workers, students and labors in service facilities such as hospitals, schools, hotels, trading services having need but they must be suitable with planning and conditions of infrastructure. In case these persons subject to exemption, reduction of land use levy as prescribed by law, they shall be deducted amounts that they must pay to budget or budget may return the land use levy already paid.

(ii) To guide and support the real estate enterprises in proactively adjust the business operation, restructuring enterprises for conformity through measures on reducing sale price, adjusting structure of goods in line with the affordability of market, applying methods of flexible sale, encouraging the change for type of lease, purchase lease; change for social houses, use properly with purpose of loans and amounts mobilized from clients, implement publicity, transparency, properly with commitments of schedule, create confidence for clients;  

(iii) To shorten duration of appraisal and approval of master plans, especially, fast solve procedures that allow structure adjustment of projects that are in inventory status, unfinished construction for conformity with market demand, procedures for change from projects on trading house to social houses; 

(iv) To further complete the system of legal documents on urban management, housing development, real estate business in direction of strengthening state management, effective control of planning, plans on land use, construction planning, plans on  housing development, real estate price to ensure the supply and demand balance, in line with plan on socio-economic development of each locality, the market’s demand;

(v) To implement the national Strategy on housing development by 2020 and a vision till 2030 already approved by the Prime Minister.

+ The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction and relevant agencies in promulgating documents guiding processes, overall methods of recovering land, projects not eligible to continue investment so as to have legal grounds in unified management nationwide; further complete the system of legal documents on land.

- Groups of solutions supplying the output for real estate market:

+ The Government and People’s Committees at all levels may consider to purchase some types of facilities, real estate that are being mortgaged for loans at banks and prepared for completion or have finished but not able to sell so as to serve for purpose of social security and activities of state agencies;

+ Localities that have a big inventory quantity of real estate products shall limit maximally use of capital for investment and construction of new houses for resettlement; shall use those capital sources for purchasing the suitable projects on trading house in serve of demand on resettlement, use as social houses for lease, purchase lease to policy subjects, persons with low incomes, cadres, civil servants, public employees, armed forces, workers and employees;

+ The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other Ministries, relevant sectors and localities in permitting enterprises doing business in real estate to pay the land use levy under the progress of housing sale and lease; fast solving procedures to remove difficulties for enterprises, restructuring, changing purpose of projects; having mechanisms, incentive policies for real estate projects, especially, for social housing projects that use essentially the domestic raw materials; to make final review of the Resolution No. 19/2008/NQ-QH12 dated June 03, 2008 of the National Assembly on pilot permission for foreign organizations and individuals to purchase and own residential houses in Vietnam; studying and proposing to the Government so as to report to the National Assembly for consideration and decision on expanding subjects and conditions of purchase and owning residential houses of the foreign organizations and individuals in Vietnam;     

- Groups of credit solutions for the real estate market:

The State bank shall direct credit institutions in implementing the following solutions:

+ To further expand credit for real estate field at rational level, in line with the financial capacity of credit institutions and solutions on monetary and credit management of the State bank, in which prioritize  to focus on loans to projects on real estate prepared to finish, projects on social house development for persons with low incomes, laborers in industrial zones and other policy subjects at the rational rates and not count the rate of this debt balance in the restricted total debt balance of loans to real estate; to promulgate the loaning criteria for various real estate, limit the credit concentration so much for projects on real estate, high-grade houses; to direct credit institutions to have packs of long-term credit products at reasonable rate serving households, individuals to borrow for purchase of residential houses, especially subjects with low incomes, difficulties in housing matter (such as  persons with low  incomes in urban areas, cadres, civil servants, public employees and armed forces) to be mortgaged by the houses going to purchase; to direct the State commercial banks to save a reasonable quantity of capital (at least about 3% of total debt outstanding of state commercial banks) so as to provide loans to persons with low incomes, cadres, civil servants, public employees and armed forces for lease or purchase lease of social houses and purchase of trading houses with area of less than 70 m2, sale price less than 15 million VND/m2  at a rational interest rate, term of debt payment in line with solvency of clients and provide loans to enterprises constructing social houses, enterprises changing utility of investment projects into projects on social houses at a rational interest rate and term of debt payment in line with term of fund source and solvency of clients. The State bank spends between 20 and 40 thousand billion VND through refinancing at a rational interest rate and the maximum duration of 10 years, depend on subjects using loans to support the State commercial banks in providing loans to the subjects mentioned above.  To coordinate with the Ministry of Construction in guiding, implementing regulation on loans to the above subjects so as to ensure the effective use in proper with purpose of these credit grants.

+ To review, accelerate approval of credit extension for projects on production and business that are effective and have high ability to recover capital, and proactively handle, submit to competent agencies for decision on credit extension over the permitted limit for the national key projects, projects serving socio-economic development;

+ To review, assess the solvency of borrowers including enterprises doing business in real estate so as to restructure debts for conformity; for clients having plans on investment and business that are feasible and able to sell products, credit institutions may consider to restructure debts and further supply loans to serve production.

- Groups of solutions on financial policies for the real estate market:

+ The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the relevant Ministries, agencies and organizations in studying and establishing of funds saving houses, funds on real estate investment, agencies re-lending by mortgaging the houses, creating channel mobilizing the long-term capitals for real estate market; promulgate regulations for foreign investment projects that must finish works under a definite rate of foreign capital resource before mobilizing capital from domestic organizations and individuals for investment;

+ The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in building plans on issuing bonds guaranteed by the Government for investment in expansion of national highways 1A and 14 according to the Resolution of the National Assembly and Law on Public Debt Management.

c. Group of solutions supporting the handling of bad debts

- The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries, sectors and localities in implementing the following solutions:

+ To review, revise and complete regulations on procedures for and conditions of guarantee and have solutions to increase the scale and effectiveness of activities of the guarantee Fund for medium and small-size enterprises to borrow capital from banks. To strengthen the effective management of guarantee supply of the Government with the aim to minimize risk, ensure solvency and maintain the safe limits of national debts.  The Ministry of Finance shall complete the mechanism of credit guarantee for medium and small –size enterprises through the system of the Vietnam Development Bank and local credit guarantee Funds, in which focus on the following solutions: (i) To use VND 250 billion from the Support Fund for arrangement and development of enterprises to grant additionally the Fund for guarantee provision at the Vietnam Development Bank.  To implement re-assessment on capacity and scale of credit guarantee of the Vietnam Development Bank so as to define the capital demand suitably; and assign the Ministry of Planning and Investment to balance from expenditure source for development investment in some following years in order to supply capital to the credit guarantee fund at the Vietnam Development Bank; (ii) To strengthen the financial resource for the local credit guarantee funds from the sources:  Amounts collected from equalization and not yet remitted to the Central, local budget so as to grant additionally the charter capital for the local credit guarantee funds; (iii) To consider, revise reduction of the loaning interest rates of investment and  export credits in line with the ground of market interest rates;

+ To submit to competent agencies for promulgation of policies, regulations on tax exemption and reduction of purchase and sale of collateral of credit institutions so as to handle bad debts of credit institutions; to carry out synchronously and effectively solutions on tax reduction and exemption, prolong time limit of tax payment under the Government’s Resolution No. 13/NQ-CP dated May 10, 2012;

+ To complete the legal frame for forming, developing and managing the market of debt purchase and sale.  To complete the financial regulations on merger, consolidation, acquisition, equalization, remission of debts, restructure of debts, change of debts into equity capital for enterprises.  To promulgate list of companies of price appraisal, accounting and audit companies eligible to participate in the process of handling bad debts so as to define the market value of enterprises, assets and bad debts; 

+ To develop the capital market, to unfreeze capital flows to invest in capital market, to raise liquidity for market; to encourage development of bond market, especially corporate bonds, to reduce the enterprises dependence on the credit capital sources of banks;

+ To complete the operational model of State Capital Investment Corporation (SCIC) and DATC with the aim to raise role and operational effectiveness of these organizations in handling of backlog bad debts and assets of State enterprises, groups and corporations.  To enhance the professional qualification, the financial resource and operational scale of DATC in handling of bad debts and backlog of state enterprises subject to re-arrangement, restructuring. To use the amounts collected from equalization in order to supplement capability for DATC to facilitate for DATC to proactively participate in the course of restructuring finance, handling of bad debts of state enterprises, economic groups, state corporations and credit institutions;

+ To direct the Vietnam Development Bank: (i) To provide loans to enterprises having demand for borrowing capital to purchase aquatic feed serving export under the mechanism on borrowing the export credit capital of State; (ii) To consider to prolong time to borrow investment credit capital of State from 12 years up to 15 years maximally (total loaning time is 15 years maximally) for some projects on economic infrastructure with a big investment scale and meeting difficulties in fields of electric production, clean water provision, cement, steel, environment; (iii) To consider to prolong the maximum loaning duration from 12 months up to 36 months (total the maximum loaning duration is 36 months) for export credit loans of State for groups of export vegetables and fruits, aquatic products; (iv) To supplement maximally 10 thousand billion VND (including 5 thousand billion VND in the limit of capital mobilization of the Vietnam Development Bank in 2013  that have been allocated by the Prime Minister at the Decision No. 1788/QD-TTg dated November 29, 2012 and issuing additionally 5 thousand billion VND bonds guaranteed by the Government outside of the limit of guarantee for the Vietnam Development Bank in 2013) applied to the credit programs on investment in solidification of canals, development of rural roads, infrastructure for aquaculture and rural professional villages, not fall in the annual fund of 5 thousand billion VND already approved by the Prime Minister at the official dispatch No. 1589/TTg-KTTH dated October 03, 2012. To expand subjects of loans to be construction works of concreting bridge, rural roads (including inter-commune roads, inter-district roads).

- The Ministry of Planning and Investment shall assuming the prime responsibility for, and coordinating with relevant Ministries and agencies in reviewing, submitting to competent authorities for amending and supplementing the Law on Enterprise; amending and supplementing and completing documents guiding the Law on Enterprise, especially, regulations related to establishment and management of enterprises so as to ensure transparency and effectiveness, avoid the some subjects’ misusing which due to the easy mechanism on enterprise establishment and ineffective state management, they may implement acts violating law, causing loss for credit institutions in credit relation;

- In 2013, the Ministry of Justice shall expeditiously coordinate with Ministries, sectors to promulgate the Joint Circular on handling of collateral in direction which permit credit institutions to proactively sell, put in sale and handle collateral under agreements with customers. The relevant agencies, organizations shall base on agreement of relevant parties to shortcut procedures for handling of collateral, accelerate handling of bad debts; amend and supplement and complete regulations on sale, handling of collateral so as to help banks handling collateral, recover debts fast and conveniently; to renew, improve effectiveness of civil enforcement to protect the debt owner’s right of credit institutions and assist credit institutions to recover asset in earliest time;

- Ministries, agencies, organizations shall tightly coordinate with Public Security agencies and Courts accelerate and completely handle lawsuit related to banking activities and execute civil judgments so as to facilitate for credit institutions to recover debts, reduce bad debts and facilitate for credit expansion for the economy.   To limit criminalization of economic activities in the banking field; prioritize to apply the handling measures on economy and civil aspects so as to overcome consequences and recover maximally money and assets for banks. To detect and handle strictly according to law cases of intentionally delay for debt payment to bank, intentionally act contrary to regulations and cause serious damages to banks;

- Ministries, sectors and localities shall carry out the following solutions:

+ To support credit institutions in completing the legal records relating to collateral of loans so as to able to recover assets and to early handle bad debts of credit institutions;

+ Drastically and synchronously carry out solutions to restructure credit institutions, securities market and state enterprises according to Scheme on “Restructuring system of credit institutions during 2011-2015”, Scheme on “Restructuring securities market and insurance enterprises”, Scheme on “Restructuring state enterprises, the center is economic groups, state corporations during 2011 - 2015”, the overall Scheme on “Restructuring economy in association with change of the growth model in direction of increasing quality, effectiveness and competition capability during 2013-2020” already approved by the Prime Minister; proactively carry out synchronous solutions on arrangement, renewal and restructuring of state enterprises, economic groups and state corporations in association with the handling of bad debts and  make finance of state enterprises more healthy; to strictly combine solutions making finance of state enterprises more healthy with handling bad debts of credit institutions;

+ People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall strengthen to catch up activities of credit guarantee in their localities and have timely solutions to remove difficulties so that agencies may implement in accordance with laws.

IV.SOLUTIONS ON INSPECTION AND SUPPERVISION

The State bank shall strengthen inspection, supervision of credit institutions in implementation of regulations on credit extension, safe operation and classification of debts, setting up of risk provision; inspect, examine and strictly supervise credit institutions, The Vietnam Asset Management Company for credit institutions in compliance of law and objectives, solutions stated in Schemes; proactively renew organization and activities of banking inspection and supervision in line with international practices and standards; raise capacity of warning, preventing and handling risks in banking operation; implement by themselves or coordinate with functional agencies in detecting and strictly handling acts violating law in banking operation. To promulgate mechanisms, regulations, guide credit institutions in handling completely the overlapping owning among credit institutions and raise the transparency in activities of credit institutions; carry out measures to ensure that credit institutions are not entitled to contribute capital, buy share of enterprises and other credit institutions which are shareholders, members contributing capital of those credit institutions.

To further complete the legal framework on management, inspection, supervision in monetary, banking, securities, insurance and state enterprises. 

Ministries, sectors and localities shall step up the inspection, supervision of activities of enterprises, especially, state enterprises, state groups and corporations; strengthen effectiveness of management, inspection, supervision of real estate market, capital market, monetary market, urban planning and development.    

V. ESTABLISHMENT OF THE VIETNAM ASSET MANGEMENT COMPANY FOR CREDIT INSTITUTIONS IN ACCORDANCE WITH THE SCHEME ALREADY APPROVED BY THE PRIME MINISTER

The Vietnam Asset Management Company for credit institutions is a typical enterprise of which 100% of charter capital is owned by State  and it subject to the direct management and supervision of the State bank. The Vietnam Asset Management Company for credit institutions is established as a special instrument of State with the aim to contribute in fast handling bad debts, make finance of credit institutions more healthy, minimize risks for credit institutions, enterprises and promote the reasonable credit growth for the economy.

The Vietnam Asset Management Company for credit institutions is established, organized and operates in accordance with regulations of the Government and relevant law.  

 

SCHEME

ESTABLISHING VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY
(Issued together with Decision No. 843/QD-TTg dated May 31, 2013 of the Prime Minister)

A.LEGAL GROUNDS FOR ESTABLISHMENT OF VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

The Vietnam Asset Management Company is established and operating under the Law on the State Bank, Corporate Law and Decree No.53/2013/ND-CP dated of May 18, 2013 of the Government on the establishment, organization and operation of the Vietnam Asset Management Company.

Governor of the State Bank of Vietnam issues the Decision to establish the Vietnam Asset Management Company, and approves the Charter and contents modifying and supplementing the Charter ofthe Vietnam Asset Management Company.

B. ESTABLISHMENT OF VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

I.COMPANY NAME

Vietnam Asset Management Company

II.LEGAL STATUS

The Vietnam Asset Management Company (hereafter referred to as Asset Management Company) is a particular enterprise with 100% State-owned charter capital, subject to the state management, direct inspection and monitoring from the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank).

The Vietnam Asset Management Company has its head office in Hanoi, legal status and private seal, independent accounting, and may open its account at the State Treasury and commercial banks as prescribed by law.

III.OBJECTIVES AND PRINCIPLES OF OPERATION OF VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

The Vietnam Asset Management Company is established as a special tool of the State to contribute to quick processing of bad debt, financial health, risk mitigation for credit institutions and enterprises and boost of reasonable growth of credit to the economy.

The Vietnam Asset Management Company operates under principles of self-financing cost, not for profit, public, transparent; minimizing risks and costs in handling of bad debts.

IV.MAIN OPERATION OF VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

The Vietnam Asset Management Company has a number of main activities:

1. Purchasing bad debts of credit institutions.

2. Recovering, collecting, processing, and selling debts and collateral.

3. Restructuring debts, adjusting conditions for debt repayment, converting debts into contributed capital of the borrower.

4. Investing, repairing, upgrading, operating, using and leasing collateral whose debts are collected by the Vietnam Asset Management Company.

5. Managing the bad debts bought and examining and monitoring the collateral related to the bad debts including documents and records related to the bad debts and loan security.

6. Consulting, mediating sale and purchase of debt and assets.

7. Making financial investment, contributing capital and buying shares.

8. Organizing auction of assets.

9. Guarantee for organizations, businesses and individuals to borrow capital from credit institutions.

10. Other activities in line with the functions, duties of the Vietnam Asset Management Company after it is permitted by the Governor of State Bank

The Vietnam Asset Management Company may authorize the debt sale credit institutions (i) to manage the debts bought, collateral of the debts and dossiers and documents related to the debts; (ii) to perform the right of the Vietnam Asset Management Company for the debts; (iii) to carry out activities specified from Point 2 to Point 5 above mentioned.

V.RIGHTS OF THE VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

The Vietnam Asset Management Company has the following rights:

1. To request the debt sale credit institutions, borrowers, debt payer, securing party and agencies, organizations and individuals concerned to provide information and documents on the organization and activities of the borrower, debt payer, securing party, information, documents about the bad debts, collateral of the bad debts which have sold to the Vietnam Asset Management Company.

2. To request the credit institutions to sell bad debts to the Vietnam Asset Management Company.

3. To participate in the process of borrower restructuring after capital contribution and purchase of shares from the borrower.

4. To receive the right collateral to replace the implementation of the securing party’s duties as prescribed by law; to distain the collateral for bad debt settlement and recovery.

5. To request the state management agencies concerned, law enforcement agencies to complete the procedures, legal documents on collateral and coordinate and support during the distrainment of collateral and recovery and settle of debts and collateral.

6. To request the secured transaction registration agencies to ensure the implementation of secured transaction registration related to the collateral of the bad debts.

7. The Vietnam Asset Management Company will become a secured party and may perform the registration of secured transaction based on contract of sale and purchase of bad debts without having to re-sign the contract of guarantee with the securing party.

8. To monitor and inspect credit institutions in the implementation of activities authorized by the Vietnam Asset Management Company.

9. To be given a percentage of the recovered amount of bad debts which have been purchased by the Vietnam Asset Management Company by special bonds under regulations of the State Bank after consultation with the Ministry of Finance.

10.Other rights of creditors and secured party are under regulations of law.

VI. OBLIGATIONS OF THE VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

It has the following obligations:

1. Conserving and developing funds which are allocated by the State.

2. Performing annual independent audit.

3. Implementing the registration of contract of sale and purchase of debt claim in accordance with the law on secured transactions.

4. Taking responsibilities for explanation before state management agencies and public about situation of operation.

5. Performing other duties as prescribed by the Charter and regulations of law.

VII.FINANCE

1. Charter capital

The charter capital of the Vietnam Asset Management Company is 500 billion VND and is adjusted when necessary.

2. Capital sources

The capital sources of the Vietnam Asset Management Company

a) Charter capital

b) Issuance of special bonds for settlement of bad debts as prescribed by the Government. The special bonds have a number of characteristics as follows:

- Issued in the form of certificates, book entry or electronic data;

- Face value of special bonds is equal to the price of debt purchase;

- Issued in Vietnam dong at interest rate of 0% / year;

- Used to refinance loan from the State Bank as prescribed by the Law on the State Bank.

- Maximum time limit is 5 years;

- Credit institutions selling debts and owning special bonds have to set up provisions for risks in operating costs at the rate of not less than 20% / year over the face value of bonds within the time of holding.

c) Funds permitted for setting up provision.

d) Other funds raised under the regulations of law.

The Government stipulates particular mechanism for issuing special bonds and raising capital of the Vietnam Asset Management Company.

3. Revenue, expenses, funds and profit distribution

a) Revenue of the Company Asset Management includes:

- Proceeds from debt collection and customer’s repayment.

- Proceeds from selling debts and collateral;

- Proceeds from financial investment, capital contribution and purchase of share.

- Fees and commissions earned from the operations of consultation, sale and purchase brokerage, settlement of debts and assets;

- Proceeds from lease and operation of assets;

- Revenue from financial operations;

- Non-recurring income;

- Revenue from asset auction fees;

- Other revenues;

b) Business costs of the Vietnam Asset Management include:

- Costs of debt purchase;

- Cost of debt collection;

- Costs of consultation, brokerage of sale and purchase, settlement of debts and assets;

- Costs of the sale of debts, sale of shares and transfer of contributed capital;

- Costs of maintenance, investment, repair and upgrade of assets;

- Costs of provisions for risks of bad debts purchased at market price; investments, financial provision and guarantee;

- Expenditure for salary, bonus, allowances to officials and employees;

- Costs of asset auction;

- Costs of company management;

- Payment of interest on loans;

- Costs of assets;

- Other expenditures.

c) Profit distribution and set-up of funds of the Vietnam Asset Management Company comply with regulations of law.

d) The Ministry of Finance makes specific guidance on the setup and use of provision for investments, financial provision, guarantee, revenues, expenditures, profit distribution, setup and use of funds of the Vietnam Asset Management Company.

dd) The Vietnam Asset Management Company will set up provision for risks into the operating costs and use of provision for risks for bad debts purchased at market price as prescribed by the State Bank.

e) The Vietnam Asset Management Company may apply a number of particular financial mechanisms as follows:

- Mechanism of salary, bonuses and allowances in accordance with the law applicable to state-owned enterprises and consistent with the specific activities of the Vietnam Asset Management Company;

- Not having to set up provisions for risks of bad debts purchased by special bonds, the receivables from credit institutions;

- Not applying provisions on investment outside sector of state-owned enterprises for Vietnam Asset Management Company.

4. The Vietnam Asset Management Company performs the accounting under the guidance of the State Bank.

VIII.BUSINESS MANAGEMENT

The Vietnam Asset Management Company may organize and operate as prescribed by the Government and relevant regulations of law. The State Bank appoints and dismisses the Chairman and members of the Board of members, Head and members of the Supervisory Board, General Director and Deputy General Director of the Vietnam Asset Management Company.

The Board of members of the Vietnam Asset Management Company includes no more than 7 members; the Supervisory Board consists of not more than 3 members. The managers and executives and professional staff of the Vietnam Asset Management Company are mainly taken from the State Bank and credit institutions.

IX.REQUIREMENTS ON TRANSPARENCY, PUBLICITY FOR VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

The Vietnam Asset Management Company must ensure the transparency, publicity during the process of sale and purchase and settlement of bad debts in order to prevent group interests, prevent and combat corruption and negative activities in operation of the Vietnam Asset Management Company.

The Vietnam Asset Management Company will perform the public and transparency of the following issues:

1. The Vietnam Asset Management Company’s financial statements are independently audited annually

2. Procedures and methods of valuation of debts and assets.

3. Procedures and methods of selling of debts and assets.

4. Selling of debts and assets.

5. Providing customers who purchase debts and assets with necessary information about the debts and assets that the Vietnam Asset Management Company plans to sell.

X.CONDITIONS FOR BAD DEBTS PURCHASED BY THE VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

The credit institutions’ bad debts purchased by the Vietnam asset management company must meet the following conditions:

1. The bad debts (in VND or foreign currency of Vietnamese credit institutions include bad debts in credit granting activities, purchase of corporate bonds, entrustment of purchase of corporate bonds, entrustment of credit granting and other activities as prescribed by the State Bank.

2. For bad debts with collateral, firstly focusing on settlement of bad debts with collateral which is real estate, including collateral constituted as real estate in the future.

3. Bad debts and collateral must be legal with valid documents and papers.

4. Existing borrowers.

5. Balance of bad debts or bad outstanding debts of the borrowers are not lower than the level prescribed by the State Bank.

The Prime Minister will decide on the purchase of bad debts of credit institutions that do not meet the above conditions.

Scope and buyers of bad debts and assets may be submitted by the Governor of the State Bank to the Prime Minister for consideration and decision in accordance with the requirements on settlement of bad debts from time to time in accordance with the law and the capacity of the Vietnam Asset Management Company to ensure basic settlement of bad debts and bring the rate of bad debt of credit institutions down to safe level.

XI.MEASURES TO SETTLE DEBTS AND COLLATERAL OF THE VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

After having purchased bad debts from credit institutions, the Vietnam Asset Management Company will directly or authorize to coordinate with the debt sale credit institutions to take the following measures:

1. Executing the rights of the credit, secured party for the borrower, debt payer and securing party in order to recover debts and collateral.

2. Urging and requiring debt repayment, collecting debts from the borrowers, the debt payers and securing party.

3. Carrying out bad debt restructuring and supporting the borrowers.

4. Reaching an agreement with the borrower on converting debts into contributed capital and equity to participate in restructuring of finance and borrowers’ activities.

5. Collecting debts by receiving the right collateral of the debt; recovering, distaining and dealing with collateral as prescribed by law.

6. Selling debts to organizations or individuals;

7. Initiating a lawsuit against the borrowers, debt payer and securing party

8. Filing to request the Court to conduct the procedures for bankruptcy as prescribed by law on bankruptcy for the borrower who is unable to make debt repayment and for the debt payer, the securing party that are unable to perform their obligations.

XII.MEASURES TO RESTRUCTURE BAD DEBTS AND SUPPORT BORROWERS OF THE VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

1. The Vietnam asset management company will take the measures to restructure debts in order to support the borrowers as follows:

a) Adjusting the repayment period, repayment time limit in accordance with the conditions of borrowers’ production and business.

b) Applying interest rate of the debts purchased in accordance with the borrower’s repayment capacity and market conditions.

c) Reducing a portion or exempting the entire overdue interest which the borrowers are unable to repay their debts.

2. In cases the borrowers are assessed with good resilience, the Vietnam Asset Management company will consider, make investment and provide financial support for the borrowers to handle temporary financial difficulties and restore their production business.

3. The Vietnam Asset Management Company will secure loan to the borrowers from credit institutions in case the borrowers are assessed with good resilience or having efficient new projects which guarantees repayment of debt.

XIII.PURCHASE OF DEBTS OF THE VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY AND SETTLEMENT OF MONEY FROM DEBT COLLECTION

1. Purchase of bad debts of the Vietnam Asset Management Company

a) The Vietnam Asset Management Company will buy bad debts of credit institutions at the book values of the borrower’s unpaid outstanding debts, which have been deducted by the unused provision for that debt, and pay such debt sale credit institutions with special bonds.

When in need of capital, credit institutions may use special bonds to refinance loans of the State Bank. The State Bank will decide the rate to refinance the specific loan compared with the face value of special bonds for submission to the Prime Minister to decide on the interest rate for refinancing loans on the basis of special bonds in each period.

b) Based on financial capability, economic efficiency and market conditions, the Vietnam Asset Management Company will purchase bad debt of credit institutions at the market price by the capital sources which are special bonds on the basis of agreement and the value of bad debt is revalued for bad debts which meet the following conditions:

- Meeting the conditions for bad debts purchase by the Vietnam Asset Management Company mentioned in Section X, Part B;

- Being assessed with the full recovery of the money used to purchase bad debts;

- Collateral of bad debts may be put on sale;

- Borrowers have prospect of restoring their solvency.

In case of purchase of bad debt at market value, the Vietnam Asset Management Company will reassess the value of bad debts on the basis of possibility to recover capital and collateral of bad debts, when necessary, the Vietnam Asset Management Company may hire a consultancy organization to evaluate the bad debts and collateral.

c) The Vietnam Asset Management Company has the right to own and settle the debts purchased as prescribed by law.

d) In principle, after purchasing the debts, the Vietnam Asset Management Company, borrower, debt payer and securing party have all the rights and obligations related to the debts sold to the Vietnam Asset Management Company under the agreement and regulations of law. The rights and obligations related to the debts including the principal and interest debts which the borrowers have not paid yet.

dd) When necessary, the State Bank will take measures applicable to credit institutions specified in Section XV, Part B to sell bad loans to the Vietnam Asset Management Company for financial restructure and strengthening of credit institutions credit to meet the safety standards of banking activities.

2. Settlement of amount of debt recovery

The amount of debt recovery is settled as follows:

a) After deducting costs related to the settlement of collateral, the amount of debt recovery through the sale of debt, settlement of borrower’s collateral for debt repayment, the debt payer’s repayment may be used for payment of borrower and debt payer’s repayment obligations

b) After deducting the amount paid to the Vietnam Asset Management Company as prescribed, the debt sale credit institution is entitled to the amount of debt recovery from bad debts sold to the Vietnam Asset Management Company due to the borrowers’ debt repayment, debt payer, securing party; sale of debts, sale and settlement of collateral.

c) The order of priority of payment upon settlement of collateral will comply with the provisions of the Civil Code and the law on registration of secured transactions.

XIV.PAYMENT OF SPECIAL BONDS AND REPURCHASE OF BAD DEBTS PURCHASED BY THE VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY BY SPECIAL BONDS

Within 05 working days after the provision amount set up for special bonds is not lower than the book value of outstanding debts of the related bad debts or within 05 working days after the special bonds are due, the debt sale credit institution will:

1. Refund outstanding debt of loan refinancing on the basis of special bonds related to the State Bank.

2. In case the debts are not fully recovered, the credit institute will purchase bad debts from the Vietnam Asset Management Company at the book value of outstanding debts and return special bonds related to those debts to the Vietnam Asset Management Company and are given a payment over amount of debt recovery by the Vietnam Asset Management Company.

3. In case the debts are fully recovered, the debt sale credit organization will return the special bonds to the Vietnam Asset Management Company and is given a payment from amount of debt recovery by the Vietnam Asset Management Company as prescribed.

XV.MEASURES APPLICABLE TO THE TRANSFER, SALE OF BAD DEBT OF CREDIT INSTITUTION TO THE VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY

1. The credit institutions having the rate of bad debt from 3% or more, or a different rate of bad debt prescribed by the State Bank do not transfer, sell debts to the Vietnam Asset Management Company, the State Bank will apply one or more of the following measures to secure the safe operation of credit institutions:

a) Requesting those credit institutions to hire independent audit company to re-assess the quality and value of the assets, equity and charter capital of those credit organizations. The cost of audit and re-evaluation will be paid by those credit organizations.

b) The State Bank inspects the asset quality and capital of the credit institutions.

2. On the basis of result of valuation of asset and inspection, the credit organizations may apply the following measures:

a) Selling bad debts to the Vietnam Asset Management Company so that the rate of bad debt/total outstanding debt does not exceed 3%.

b) Credit institutions must set up adequate provision for risks while ensuring to meet adequacy ratio prescribed by the State Bank.

c) Restructuring the credit institutions by the plan approved by the State Bank.

C.IMPLEMENTATION ORGANIZATION

I.RESPONSIBILITIES OF STATE BANK OF VIETNAM

1. Assuming the prime responsibility and coordinating with Ministries, sectors and localities to organize the implementation of this Scheme.

2. Appointing and dismissing members of the Board of members, the members of Supervisory Board, General Director, Deputy General Director of the Vietnam Asset Management Company; issuing decision on establishing the Vietnam Asset Management Company and approving the Charter and modifying and supplementing the contents of the Vietnam Asset Management Company as prescribed by law.

3. Using legitimate capital sources to ensure sufficient charter capital the Vietnam Asset Management Company.

4. Assuming the prime responsibility and coordinating with agencies and organizations concerned to develop and issue legal documents on the operations of the Vietnam Asset Management Company and activities of sale and purchase of debts.

5. Performing the rights and obligations of representative of State capital’s owner at the Vietnam Asset Management Company; state management, monitoring, examination, inspection and handling of violations of credit institutions, the Vietnam Asset Management Company in compliance with regulations of law on sale, purchase and settlement of bad debts.

6. Flexibly operating and synchronously applying monetary policy tools to mitigate the impact of settlement of bad debts on monetary policy, requesting the Prime Minister to decide on specific interest rate of loan refinancing on the basis of special bonds in each period.

7. Arranging adequate funding, personnel, facilities, workplace to meet operational requirements of the Vietnam Asset Management Company.

8. Assuming the prime responsibility and coordinating with the Ministry of Finance to guide the accounting of the Vietnam Asset Management Company.

9. Guiding credit institutions and the Vietnam Asset Management Company the operation of sale, purchase and settlement of bad debts.

10. Guide contents assigned in Decree No. 53/2013/ND-CP of May 18, 2013 of the Government on the establishment, organization and operation of the Vietnam Asset Management Company.

II.RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRY OF FINANCE

1. Assuming the prime responsibility and coordinating with the State Bank to guide the financial mechanism, the setup and use of provision for investments, financial supply and guarantee for the Vietnam Asset Management Company.

2. Assuming the prime responsibility and coordinating with agencies and organizations concerned to request the competent authority to issue policies on exemption and reduction of corporate income tax and VAT for the Vietnam Asset Management Company.

3. Coordinating with the State Bank to guide the accounting of the Vietnam Asset Management Company.

III.RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRY OF JUSTICE

1. Assuming the prime responsibility and coordinating with agencies and organizations concerned to study and complete documents guiding the order and procedures for asset auction in accordance with the provisions in the Decree No. 53/2013/ND-CP dated May 18, 2013 of the Government on establishment, organization and operation of the Vietnam Asset Management Company and regulations of relevant laws.

2. Assuming the prime responsibility and coordinating with agencies and organizations concerned to direct the attached units, the secured transaction registration agencies to coordinate and support the Vietnam Asset Management Company to register secured transactions.

IV.RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT

Directing and guiding the attached units to coordinate and support the implementation of transfer of land use right during the settlement of collateral of the Vietnam Asset Management Company.

V.RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRY OF LABOUR - INVALID AND SOCIAL AFFAIRS

Assuming the prime responsibility and coordinating with the Ministry of Finance and the State Bank to guide the mechanism of salary, bonus and allowances of the staff working at the Vietnam Asset Management Company by the mechanism applicable to the State enterprise and in line with the particular operation of the Vietnam Asset Management Company.

VI.RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, AGENCIES AND ORGANIZATIONS CONCERNED AND PEOPLE’S COMMITTEE OF ALL LEVELS

1. People’s committee and policy agencies of at levels where the recovery and distrainment of secured assets are executed will participate in the recovery, distrainment and inventory of secured assets and take measures as prescribed by law to maintain security and order to ensure the implementation of the rights of the Vietnam Asset Management Company in recovery and distrainment of secured assets.

2. People’s Committee and tax agencies at all levels will support the Vietnam Asset Management Company to complete all procedures and records to implement financial obligations with the state upon transfer of right of collateral to the purchaser.

3. People s Committee and agencies of natural resources and environment and agencies concerned at all levels will coordinate to perform the procedures for registration, transfer of ownership and use of assets at the request of the Vietnam Asset Management Company.

4. Within the scope of duties and powers assigned, the Ministries, agencies and organizations concerned and People s Committees at all levels have the responsibility to direct the attached units to complete procedures and legal records of the collateral and settlement of collateral, debt recovery at the request of the Vietnam Asset Management Company.

VII.RESPONSIBILITIES OF CREDIT INSTITUTIONS

1. Assessing and defining bad debts eligible for sale to the Vietnam Asset Management Company.

2. Selling bad debts to the Vietnam Asset Management Company.

3. Credit institution selling bad debts to the Vietnam Asset Management Company will:

a) Fully and promptly providing the Vietnam Asset Management Company with information and documents concerning the borrower, debt payer, securing party, debts, collateral of the debts sold to the Vietnam Asset Management Company, taking responsibility for the accuracy and completeness of information and documents.

b) Closely coordinating with the competent agencies and authorities, the Vietnam Asset Management Company and borrowers to complete the procedures and legal documents related to bad debts and collateral of the bad debts sold to the Vietnam Asset Management Company.

c) Considering and granting credit to the borrowers who have bad debts sold to the Vietnam Asset Management Company as agreed and prescribed by law.

4. Credit institutions selling bad debts to the Vietnam Asset Management Company and receiving special bonds will:

a) Set up annual provision for risk for special bonds into the operating costs at a rate of not less than 20% of the face value within the period of special bonds to create sources for settlement of bad debts when they are re-purchased from the Vietnam Asset Management Company.

b) Using special bonds to re-purchase at the book value the bad debts purchased by special bonds but have not settled or fully recovered at the time the special bonds are due as prescribed.

c) Receiving and implementing tasks authorized by the Vietnam Asset Management Company as prescribed.

d) Recording in the operating costs the costs related to the management, recovery, settlement of debt and collateral of the bad debts purchased by the Vietnam Asset Management Company by the special bonds and the costs relating to the implementation of activities under the authorization of the Vietnam Asset Management Company.

dd) Ensuring the safety of assets, records, documents under the authorization of the Vietnam Asset Management Company; monitoring, urging, recovering and settling bad debts and collateral under the authorization of the Vietnam Asset Management Company.

e) Immediately notifying the Vietnam Asset Management Company upon generation of the amount of outstanding debt recovery, interests, settlement and sale of collateral.

5. Performing other responsibilities as prescribed by law.

VIII.RESPONSIBILITIES OF BORROWER AND DEBT PAYER

1. Fulfilling the obligations of credit institutions and the Vietnam Asset Management Company under commitment and regulations of law and regulations.

2. Arranging capital and proactively selling assets and handing over collateral owned by the borrower to repay the outstanding debts and interests to the Vietnam Asset Management Company or credit institutions authorized by the Vietnam Asset Management Company.

3. Closely cooperating and providing adequate and timely information and documents as required by the Vietnam Asset Management Company and credit institutions authorized by the Vietnam Asset Management Company; taking responsibility for the accuracy of the information and documents provided for the Vietnam Asset Management Company and credit institutions authorized by the Vietnam Asset Management Company.

4. Completing the legal documents relating to bad debts and collateral of bad debts sold to the Vietnam Asset Management Company.

5. Supplementing and replacing collateral or taking measures to guarantee debt repayment in accordance with agreement between the parties concerned.

6. Accepting the sale and purchase of debts between the credit institutions and the Vietnam Asset Management Company.

7. Performing other responsibilities as prescribed by law.

IX.RESPONSIBILITIES OF THE SECURING PARTY

1. Fulfilling its obligations under the contract of guarantee signed and regulations of law.

2. Closely cooperating and providing adequate and timely information and documents as required by the Vietnam Asset Management Company and credit institutions authorized by the Vietnam Asset Management Company; taking responsibility for the accuracy of the information and documents provided for the Vietnam Asset Management Company and credit institutions authorized by the Vietnam Asset Management Company.

3. Arranging capital and proactively selling assets and handing over collateral owned by the securing party to repay the outstanding debts and interests to the Vietnam Asset Management Company or credit institutions authorized by the Vietnam Asset Management Company.

4. Supplementing and replacing collateral or taking measures to guarantee debt repayment in accordance with agreement between the parties concerned.

5. Accepting the sale and purchase of debts between the credit institutions and the Vietnam Asset Management Company.

6. Performing other responsibilities as prescribed by law. /.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 843/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tài chính-Ngân hàng

văn bản mới nhất