Quyết định 66/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương

thuộc tính Quyết định 66/2004/QĐ-BTC

Quyết định 66/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:66/2004/QĐ-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành:11/08/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phát hành trái phiếu - Ngày 11/8/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 66/2004/QĐ-BTC, Ban hành Quy chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương. Theo đó, Kho bạc Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện việc phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi cân đối của Ngân sách Trung ương... Việc huy động vốn phải phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay, nguồn thu hồi nợ và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến mức thấp nhất các chi phí về huy động vốn. Không huy động vốn khi chưa có nhu cầu sử dụng hoặc nguồn vốn hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các dự án... Lãi suất được Bộ Tài chính thông báo theo phương thức trả lãi sau hàng năm. Trường hợp thay đổi phương thức trả lãi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành phải thực hiện xác định lại mức lãi suất trái phiếu cho phù hợp, cụ thể... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định66/2004/QĐ-BTC tại đây

tải Quyết định 66/2004/QĐ-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 66/2004/QĐ-BTC
NGÀY 11 THÁNG 8 NĂM 2004 BAN HÀNH QUY CHẾ HƯỚNG DẪN
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ,
TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LàNH VÀ TRÁI PHIẾU
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương".

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành trái phiếu và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY CHẾ HƯỚNG DẪN VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ, TRÁI PHIẾU ĐƯỢC CHÍNH PHỦ
BẢO LàNH VÀ TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2004/QĐ-BTC
ngày 11/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Quy chế này hướng dẫn về trình tự lập kế hoạch, xây dựng phương án phát hành, quyết định phát hành, điều hành lãi suất và các vấn đề liên quan đến tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương (gọi chung là trái phiếu).

 

Điều 2. Trái phiếu được phát hành theo các phương thức: đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước và Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán); bảo lãnh phát hành; đại lý phát hành và phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo quy định của Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính.

 

Điều 3. Việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam chỉ áp dụng trong các trường hợp đặc biệt nhằm huy động vốn cho các công trình, dự án thuộc phạm vi cân đối của ngân sách Trung ương trên cơ sở đề án do Bộ Tài chính xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ trưởng Bộ Tài chính trực tiếp quyết định loại ngoại tệ, khối lượng, mệnh giá, kỳ hạn, lãi suất và địa bàn phát hành cho từng đợt phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ và giao cho Kho bạc Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện.

 

Điều 4. Bộ Tài chính thống nhất quản lý việc phát hành trái phiếu, giám sát việc tổ chức phát hành, sử dụng vốn và hoàn trả vốn vay của các tổ chức phát hành trái phiếu.

 

Điều 5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai việc phát hành trái phiếu theo kế hoạch và phương án đã được thẩm định; sử dụng vốn vay đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn cho các chủ sở hữu trái phiếu và tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý phát hành trái phiếu.

 

II. KẾ HOẠCH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

 

Điều 6. Xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu

1. Kế hoạch phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu ngoại tệ:

1.1. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng kế hoạch phát hành, thanh toán các loại trái phiếu để tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.

1.2. Căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn đã được Quốc hội quyết định, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ huy động vốn phát hành tín phiếu, trái phiếu cho Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước chủ trì phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính xây dựng kế hoạch phát hành các loại trái phiếu hàng tháng phân theo từng loại trái phiếu, kỳ hạn trái phiếu, đồng tiền và phương thức phát hành báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

2. Kế hoạch phát hành trái phiếu đầu tư, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:

2.1. Trước ngày 31/12 hàng năm, căn cứ kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nhu cầu sử dụng vốn của các dự án, Quỹ Hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng phát hành trái phiếu đầu tư và doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh xây dựng phương án phát hành trái phiếu cho năm sau báo cáo Bộ Tài chính, bao gồm:

- Tổng mức vốn huy động trong năm;

- Khối lượng dự kiến huy động cho từng tháng, chi tiết theo từng loại kỳ hạn và phương thức phát hành.

2.2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có thay đổi kế hoạch phát hành, tổ chức phát hành có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính.

3. Kế hoạch phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương:

Hàng năm, trước ngày 31/12, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhu cầu phát hành trái phiếu thực hiện xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương trong năm gửi Bộ Tài chính. Trong kế hoạch phát hành phải thuyết minh chi tiết về nhu cầu vốn phát hành, mục đích sử dụng vốn huy động, dự kiến thời gian phát hành trong năm kế hoạch.

 

Điều 7. Công bố kế hoạch phát hành trái phiếu

1. Kho bạc Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức tài chính, tín dụng, doanh nghiệp thực hiện công bố công khai các thông tin về kế hoạch phát hành trái phiếu đã được chấp thuận hoặc báo báo trong năm, chi tiết hàng tháng phân theo từng loại trái phiếu, kỳ hạn trái phiếu và phương thức phát hành.

2. Phương thức công bố thông tin:

2.1. Công bố qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm xuất bản, trang điện tử (website) của tổ chức phát hành;

2.2. Công bố thông qua các phương tiện công bố thông tin của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán).

Tổ chức phát hành được miễn phí công bố thông tin qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán).

 


III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

 

Điều 8. Phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu ngoại tệ:

1. Kho bạc Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện việc phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các dự án, công trình quan trọng thuộc phạm vi cân đối của Ngân sách Trung ương.

2. Căn cứ tổng mức vốn phát hành trái phiếu trong năm và kế hoạch phát hành đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Kho bạc Nhà nước chủ động tổ chức triển khai thực hiện việc phát hành trái phiếu theo nhu cầu và tiến độ chi của ngân sách nhà nước.

Việc phát hành trái phiếu theo phương thức bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành.

 

Điều 9. Phát hành trái phiếu đầu tư

1. Quỹ Hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng được chủ động tổ chức phát hành trái phiếu đầu tư để huy động vốn đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo kế hoạch hàng năm và kế hoạch phát hành trái phiếu đã báo cáo Bộ Tài chính.

2. Việc huy động vốn phải phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay, nguồn thu hồi nợ và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến mức thấp nhất các chi phí về huy động vốn. Không huy động vốn khi chưa có nhu cầu sử dụng hoặc nguồn vốn hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các dự án.

 

Điều 10. Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

1. Điều kiện phát hành trái phiếu:

1.1. Tổ chức phát hành là doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ chỉ định làm chủ đầu tư và phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các dự án;

1.2. Dự án đầu tư đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

1.3. Được Bộ Tài chính bảo lãnh thanh toán hoặc uỷ quyền cho các tổ chức tài chính nhà nước, tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện.

Mức phí bảo lãnh tối đa là 0,05%/năm trên số tiền thực tế bảo lãnh hàng năm. Phí bảo lãnh thanh toán ngoài phần sử dụng để trả phí uỷ quyền bảo lãnh (nếu có), số còn lại được nộp ngân sách Nhà nước.

2. Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu, doanh nghiệp gửi đến Bộ Tài chính các tài liệu sau:

2.1. Đơn đề nghị phát hành trái phiếu kèm theo phương án phát hành thuyết minh rõ về tổng mức vốn dự kiến huy động; thời hạn, lãi suất; kế hoạch trả nợ vốn vay khi đến hạn; nguồn trả nợ; biện pháp tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu;

2.2. Văn bản về việc cho phép doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn cho dự án;

2.3. Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2.4. Giấy đề nghị Bộ Tài chính thực hiện bảo lãnh thanh toán;

2.5. Các tài liệu khác có liên quan.

3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ, Bộ Tài chính có ý kiến thoả thuận bằng văn bản để doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu.

 

Điều 11. Phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương

1. Điều kiện phát hành trái phiếu:

1.1. Dự án, công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu phải thuộc danh mục đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư 5 năm đã Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

1.2. Có phương án phát hành trái phiếu được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Phương án phát hành trái phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên dự án đầu tư sử dụng nguồn phát hành trái phiếu;

b) Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền;

c) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

d) Tổng số vốn đầu tư cần huy động và dự kiến nguồn bảo đảm trả nợ của ngân sách cấp tỉnh;

đ) Khối lượng huy động; thời hạn, lãi suất huy động và phương án trả nợ khi đến hạn;

e) Cân đối ngân sách cấp tỉnh năm báo cáo và khả năng trả nợ của ngân sách các năm tiếp theo.

f) Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ phương án huy động.

1.3. Dư nợ vốn huy động tại thời điểm trình phương án và dư nợ nếu được chấp thuận phát hành trái phiếu bảo đảm không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh, không kể vốn đầu tư bổ sung theo mục tiêu không có tính chất ổn định thường xuyên từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh.

Riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, giới hạn huy động vốn được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 123/2004/NĐ-CP và Nghị định số 124/2004/NĐ ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2. Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:

2.1. Văn bản đề nghị phát hành trái phiếu, trong đó có nêu rõ về tổng mức vốn dự kiến huy động; thời hạn, lãi suất; thời gian dự kiến phát hành; biện pháp tổ chức phát hành, thanh toán trái phiếu.

2.2. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua việc phát hành trái phiếu kèm theo phương án phát hành.

2.3. Các tài liệu khác có liên quan.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến thoả thuận bằng văn bản để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện.

4. Căn cứ ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn thực hiện việc phát hành trái phiếu theo các quy định hiện hành.

 

Điều 12. Đình chỉ phát hành trái phiếu

1. Bộ Tài chính thực hiện đình chỉ việc phát hành trái phiếu trong các trường hợp sau:

1.1. Tổ chức phát hành không thực hiện phát hành theo đúng phương án phát hành trái phiếu đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc không tuân thủ các quy định hiện hành về phát hành trái phiếu.

1.2. Lãi suất trái phiếu phát hành vượt quá mức lãi suất trần hoặc biên độ lãi suất do Bộ Tài chính thông báo.

1.3. Mức huy động vượt giới hạn cho phép, vượt tổng mức vốn đầu tư của dự án, công trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu và chỉ tiêu phát hành trái phiếu đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành phải thực hiện ngay việc đình chỉ phát hành trái phiếu.

Đối với trái phiếu Chính quyền địa phương, khi đình chỉ phát hành, Bộ Tài chính đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị hình thức xử lý để Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

IV. ĐIỀU HÀNH LàI SUẤT VÀ CHỨNG CHỈ TRÁI PHIẾU

 

Điều 13. Điều hành lãi suất trái phiếu

1. Bộ Tài chính thống nhất điều hành mặt bằng lãi suất của tất cả các loại trái phiếu phát hành theo quy định của Quy chế này.

2. Cơ chế điều hành lãi suất được thực hiện như sau:

2.1. Định kỳ, căn cứ tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo mức lãi suất trần phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành; thông báo giới hạn biên độ lãi suất phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương so với trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ tổ chức phát hành trái phiếu.

2.2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thực hiện điều hành lãi suất để tổ chức đấu thầu, lãi suất phát hành theo phương thức bảo lãnh và đại lý phát hành trong phạm vi mức lãi suất trần và biên độ cho phép.

Lãi suất trái phiếu phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo phương thức bán lẻ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành.

2.3. Lãi suất được Bộ Tài chính thông báo theo phương thức trả lãi sau hàng năm. Trường hợp thay đổi phương thức trả lãi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành phải thực hiện xác định lại mức lãi suất trái phiếu cho phù hợp, cụ thể:

a) Đối với trái phiếu trả lãi trước hàng năm:

Thực hiện quy đổi lãi suất trả sau hàng năm về lãi suất trả trước hàng năm theo công thức:

(1)

 
Lt

=

Ls

(1 + Ls)

 

Trong đó:

Lt: Lãi suất trả trước hàng năm (%/năm)

Ls: Lãi suất trả sau hàng năm (%/năm)

b) Đối với trái phiếu trả lãi sau định kỳ:

- Thực hiện quy đổi từ lãi suất trả sau hàng năm về lãi suất trả sau định kỳ theo công thức:

(2)

 

(1+ Ls)

=

[1+ Lsk] k

Trong đó: Ls: Lãi suất trả sau hàng năm (%/năm)

Lsk: Lãi suất trả sau từng kỳ0 (%/kỳ)

k: Số kỳ trả lãi trong năm

- Mức lãi suất trần tính theo năm cho việc phát hành trái phiếu được xác định theo công thức:

(3)

 
 


Lsn

=

Lsk x k

 

Trong đó: Lsn: Lãi suất trả sau năm (%/năm)

Lsk: Lãi suất trả sau từng kỳ (%/kỳ)

k: Số kỳ trả lãi trong năm

c) Đối với trái phiếu trả lãi trước định kỳ:

- Thực hiện quy đổi từ lãi suất trả sau hàng năm về lãi suất trả sau định kỳ như công thức (2).

- Quy đổi lãi suất trả sau từng kỳ về lãi suất trả trước từng kỳ theo công thức:

 


Ltk

(4)

 

 

=

Lsk

 

(1 + Lsk)

 

Trong đó: Ltk: Lãi suất trả trước từng kỳ (%/kỳ)

Lsk: Lãi suất trả sau từng kỳ (%/kỳ)

- Mức lãi suất trần tính theo năm cho việc phát hành trái phiếu được xác định theo công thức:

(5)

 
 


Ltn

=

Ltk x k

 

Trong đó: Ltn: Lãi suất trả trước năm (%/năm)

Ltk: Lãi suất trả trước từng kỳ (%/kỳ)

k: Số kỳ trả lãi trong năm

(Có ví dụ cụ thể về việc tính toán xác định mức lãi suất cho việc phát hành trái phiếu đính kèm)

2.4. Thông báo lãi suất của Bộ Tài chính được quản lý, sử dụng theo quy định về quản lý tài liệu "Mật".

 

Điều 14. Chứng chỉ trái phiếu

1. Chứng chỉ trái phiếu do tổ chức phát hành tổ chức in, quản lý và phân phối cho tổ chức, cá nhân mua trái phiếu.

2. Chứng chỉ trái phiếu có thể có ghi tên hoặc không ghi tên nhưng phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

2.1. Tên tổ chức phát hành trái phiếu, cụ thể:

a) Kho bạc Nhà nước đối với các loại trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành.

Riêng trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu bằng ngoại tệ, tổ chức phát hành là Bộ Tài chính.

b) Quỹ Hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng đối với trái phiếu đầu tư.

c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với trái phiếu Chính quyền địa phương;

d) Doanh nghiệp đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;

2.2. Mệnh giá, số sê ri.

2.3. Thời hạn, lãi suất trái phiếu.

2.4. Tên tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trái phiếu (trường hợp trái phiếu có ghi tên).

2.5. Ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán.

1.6. Chữ ký của người đứng đầu tổ chức phát hành.

4. Trường hợp trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ, tổ chức phát hành hoặc đơn vị được uỷ nhiệm mở sổ theo dõi việc mua trái phiếu của từng tổ chức, cá nhân. Người mua trái phiếu được cấp giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu trong đó có ghi rõ các thông tin về: Tên tổ chức phát hành; mệnh giá; thời hạn, lãi suất trái phiếu; tên tổ chức hoặc cá nhân sở hữu trái phiếu; ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán; chữ ký của người đứng đầu tổ chức phát hành.

 

V. NGUỒN TRẢ NỢ VÀ PHÍ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

 

Điều 15. Ngân sách Trung ương có trách nhiệm bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi đối với tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu ngoại tệ; ngân sách địa phương cân đối nguồn hoàn trả trái phiếu Chính quyền địa phương; Quỹ Hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng bố trí nguồn hoàn trả gốc, lãi trái phiếu đầu tư; doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nguồn hoàn trả gốc, lãi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Căn cứ kỳ hạn trái phiếu và thời điểm trả lãi, tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền chịu trách nhiệm thanh toán kịp thời gốc, lãi cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn.

 

Điều 16. Phí phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu được hạch toán vào chi ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), chi phí huy động vốn hoặc vào giá trị quyết toán công trình theo chế độ quy định.

 

Điều 17. Việc thanh toán phí đấu thầu, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành; phí thanh toán gốc, lãi trái phiếu đối với các loại trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành để huy động vốn cho ngân sách Trung ương được thực hiện theo cơ chế sau:

1. Kho bạc Nhà nước thực hiện tạm ứng tồn ngân quỹ Kho bạc Nhà nước để thanh toán các khoản phí phát sinh.

Định kỳ cuối mỗi quý, Kho bạc Nhà nước tổng hợp số phí đã thanh toán gửi Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính) để làm thủ tục hoàn trả số kinh phí đã tạm ứng cho Kho bạc Nhà nước.

2. Việc thanh toán phí đấu thầu, thanh toán tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ qua Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính do Bộ Tài chính quy định đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

 

VI. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, BÁO CÁO VÀ QUYẾT TOÁN

 

Điều 18. Hạch toán kế toán

Tổ chức phát hành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.

 

Điều 19. Báo cáo và quyết toán

1. Trước ngày 5 hàng tháng, căn cứ kết quả phát hành, thanh toán trái phiếu, tổ chức phát hành báo cáo Bộ Tài chính (qua Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính) về tình hình phát hành, thanh toán trái phiếu của tháng trước và dự kiến kế hoạch phát hành trái phiếu của tháng sau.

2. Kết thúc từng đợt phát hành, tổ chức phát hành báo cáo Bộ Tài chính kết quả phát hành của cả đợt.

3. Định kỳ hàng năm, tổ chức phát hành phải thực hiện quyết toán số thu từ phát hành trái phiếu trong năm, số thanh toán gốc, lãi và các chi phí liên quan đến việc phát hành trái phiếu.

 

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN

 

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Xây dựng kế hoạch phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu ngoại tệ tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước để Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt. Tổ chức triển khai thực hiện việc phát hành, thanh toán trái phiếu theo dự toán đã được Quốc hội quyết định.

2. Thẩm định, thoả thuận về phương án phát hành, kế hoạch triển khai đối với trái phiếu đầu tư, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương. Giám sát việc phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu của các chủ thể và tổ chức phát hành trái phiếu.

3. Điều hành lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương và trái phiếu ngoại tệ. Quyết định lãi suất trần của trái phiếu đầu tư, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; quyết định giới hạn biên độ lãi suất trái phiếu Chính quyền địa phương so với trái phiếu Chính phủ.

4. Thống nhất quản lý việc tổ chức đấu thầu, niêm yết và giao dịch trái phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung.

 

Điều 21. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:

1.1. Xem xét thông qua phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch hoàn trả vốn vay do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình;

1.2. Cân đối, bố trí nguồn vốn hoàn trả gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;

1.3. Giám sát việc tổ chức phát hành và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu và hoàn trả vốn vay của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

2.1. Lập phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch hoàn trả vốn vay trình HĐND cấp tỉnh thông qua;

2.2. Tổ chức phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương theo phương án được Bộ Tài chính thẩm định;

2.3. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn và thu hồi vốn vay từ phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương;

2.4. Bảo đảm nguồn thanh toán trái phiếu khi đến hạn.

 

Điều 22. Trách nhiệm của Quỹ Hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu:

1. Lập phương án phát hành, kế hoạch triển khai phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

2. Tổ chức phát hành và thanh toán trái phiếu khi đến hạn.

3. Quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu qủa.

4. Báo cáo Bộ Tài chính về kết quả phát hành và thanh toán trái phiếu.

 

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 23. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức phát hành và các đơn vị có liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét và có hướng dẫn cụ thể.

 

 

Ví dụ về phương pháp xác định lãi suất trần cho việc phát hành trái phiếu

1. Lãi suất trần do Bộ Tài chính thông báo cho loại trái phiếu kỳ hạn 5 năm theo phương thức "trả lãi sau hàng năm" 8%/năm.

2. Các trường hợp thực tế phát sinh:

2.1. Trường hợp 1:

- Tổ chức phát hành xác định thực hiện trả lãi trái phiếu theo phương thức "trả lãi trước hàng năm".

- Thực hiện quy đổi lãi suất trả sau hàng năm về lãi suất trả trước hàng năm:

+ Công thức:

 

 


Lt

 

=

Ls

 

(1 + Ls)

Trong đó:

Lt: Lãi suất trả trước hàng năm (%/năm)

Ls: Lãi suất trả sau hàng năm (%/năm)

+ Thay số vào ta có:

 

 


Lt

 

=

8%

 

(1 + 8%)

 

=

 

7,41%

 

+ Như vậy, mức lãi suất trần cho việc phát hành trái phiếu theo phương thức trả lãi trước hàng năm là 7,41%/năm.

2.2. Trường hợp 2:

- Tổ chức phát hành xác định thực hiện trả lãi theo phương thức "trả lãi sau 6 tháng 1 lần" (một năm trả lãi 2 lần).

- Thực hiện quy đổi lãi suất trả sau hàng năm về lãi suất trả sau từng kỳ:

+ Công thức:

(1+ Ls)

=

[1+ Lsk] k

 

Trong đó:

Ls: Lãi suất trả sau hàng năm (%/năm)

Lsk: Lãi suất trả sau từng kỳ (%/kỳ)

k: Số kỳ trả lãi trong năm

+ Thay số vào ta có:

(1+ 8%)

=

[1+ Lsk] 2

 

Sau khi tính toán ta có kết quả: Lsk = 3,92%/6 tháng

+ Như vậy, mức lãi suất trần cho việc phát hành trái phiếu theo phương thức "trả lãi sau 6 tháng 1 lần" là: 3,92% x 2 = 7,84%/năm.

2.3. Trường hợp 3:

- Tổ chức phát hành xác định thùc hiện trả lãi theo phương thức "trả lãi trưíc 6 tháng 1 lần" (mét năm trả lãi 2 lần).

- Thực hiện quy đổi lãi suất trả sau hàng năm về lãi suất trả sau từng kỳ: tính tương thực như trường hợp 2, xác định được lãi suất trả sau từng kỳ là 3,92%/6 tháng.

- Thực hiện quy đổi lãi suất trả sau từng kỳ về lãi suất trả trước từng kỳ

+ Công thức:

 


Ltk

 

=

Lsk

 

(1 + Lsk)

 

Trong đó:

Lt: Lãi suất trả trước từng kỳ (%/kỳ)

Ls: Lãi suất trả sau từng kỳ (%/kỳ)

+ Thay số vào ta có:

 

 


Ltk

 

=

3,92%

(1 + 3,92%)

 

= 3,77%/6tháng

 

+ Như vậy, mức lãi suất trần cho việc phát hành trái phiếu theo phương thức "trả lãi trước 6 tháng 1 lần" là 3,77% x 2 = 7,54%/năm.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 66/2004/QD-BTC

Hanoi, August 11, 2004

 

DECISION

PROMULGATING THE GUIDING REGULATION ON ORDER AND PROCEDURES FOR ISSUING GOVERNMENT BONDS, GOVERNMENT-UNDERWRITTEN BONDS AND LOCAL ADMINISTRATIONS’ BONDS

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to the Government s Decree No. 141/2003/ND-CP of November 20, 2003 on the issuance of Government bonds, Government-underwritten bonds and local administrations bonds;
Pursuant to the Government s Decree No. 60/2003/ND-CP of June 6, 2003 detailing and guiding the implementation of the State Budget Law;
Pursuant to the Government s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
At the proposal of the director of the Department for Finance of Banks and Financial Institutions,

DECIDES:

Article 1.-To promulgate together with this Decision the guiding Regulation on the order and procedures for issuing Government bonds, Government-underwritten bonds and local administrations bonds.

Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 3.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the People s Committees of the provinces or centrally-run cities, the general directors (directors) of the bond-issuing organizations and the heads of the concerned units shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

REGULATION

GUIDING N ORDER AND PROCEDURES FOR ISSUING GOVERNMENT BONDS, GOVERNMENT-UNDERWRITTEN BONDS AND LOCAL ADMINISTRATIONS BONDS
(Promulgated together with the Finance Minister s Decision No. 66/2004/QD-BTC of August 11, 2004)

I. GENERAL PROVISIONS

Article 1.-This Regulation guides the order for working out issuance plans and schemes, deciding on the issuance, administering interest rates and matters related to the organization of issuance of Government bonds, Government-underwritten bonds and local administrations bonds (collectively called bonds).

Article 2.-Bonds are issued by modes of bidding through the State Bank and the Securities Trading Center (the Stock Exchange); issuance underwriting; issuance agency and direct issuance through the State Treasury system according to the provisions of the Government s Decree No. 141/2003/ND-CP of November 20, 2003 and the Finance Ministry s Circulars guiding the implementation thereof.

Article 3.-The issuance of foreign-currency bonds within the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be effected only in special cases, aiming to mobilize capital for works and projects subject to the central budget s balance on the basis of schemes proposed by the Finance Ministry and decided by the Prime Minister. The Finance Minister shall personally decide on foreign currency, volume, par value, term, interest rate and location for each foreign-currency bond issuance drive and assign the State Treasury for organization of implementation.

Article 4.-The Finance Ministry shall uniformly manage the bond issuance, supervise the organization of bond issuance, use and repayment of borrowed capital by bond-issuing organizations.

Article 5.-The presidents of the provincial-level People s Committees, the general directors (directors) of the issuing organizations and the heads of the concerned units have the responsibility to organize the bond issuance according to the appraised plans and schemes; use the borrowed capital for right purposes and in a thrifty and efficient manner; arrange sources for paying bond principals and interests in full and on time to bond owners and observe the current regulations on management of bond issuance.

II. BOND ISSUANCE PLANS

Article 6.-Working out bond issuance plans

1. For plans on issuance of Treasury bills, Treasury bonds, central works bonds and foreign-currency bonds:

1.1. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for working out plans on issuance and settlement of bonds of all types for incorporation in the State budget estimates to be reported to the Government and submitted to the National Assembly for approval.

1.2. Basing himself/herself on the capital mobilization targets already decided by the National Assembly, the Finance Minister shall assign the task of mobilizing capital from issuance of bills and bonds to the State Treasury. The State Treasury shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Budget Department, the Department for Finance of Banks and Financial Institutions in, working out monthly plans on issuance of bonds categorized according to their types, terms, currencies and issuance modes, then reporting them to the Finance Minister for approval.

2. For plans on issuance of investment bonds and Government-underwritten bonds:

2.1. Before December 31 each year, basing themselves on the State s development investment credit capital plans and capital use demands of projects, the Development Assistance Fund, financial and credit institutions which issue investment bonds and enterprises which issue Government-underwritten bonds shall work out plans on bond issuance for the subsequent year, then report them to the Finance Ministry, covering:

- Total capital to be mobilized in the year;

- Capital volume expected to be mobilized in each month, detailed according to term and issuance mode.

2.2. In the course of implementation, if their issuance plans are changed, the issuing organizations shall have to report thereon to the Finance Ministry.

3. For plans on issuance of local administrations bonds:

Before December 31 each year, the provincial-level People s Committees which wish to issue bonds shall work out plans on issuance of local administrations bonds in the year for sending to the Finance Ministry. Such issuance plans must explain in detail capital demands, use purposes of mobilized capital and estimated issuance time in the plan year.

Article 7.-Disclosure of bond issuance plans

1. The State Treasury, the Development Assistance Fund, the provincial-level People s Committees, financial and credit institutions and enterprises shall publicly disclose information on the approved bond issuance plans or annual reports specified by months according to each type of bond, bond term and issuance mode.

2. Information-disclosing modes:

2.1. Disclosure on the mass media, publications, websites of issuing organizations;

2.2. Disclosure of information through information-disclosing means of the Securities Trading Center (the Stock Exchange).

Issuing organizations are exempt from the charge for information disclosure through the Securities Trading Center (the Stock Exchange).

III. ORDER AND PROCEDURES FOR BOND ISSUANCE

Article 8.-For issuance of Treasury bills, Treasury bonds, central works bonds and foreign-currency bonds:

1. The State Treasury organizes the issuance of Treasury bills, Treasury bonds, central works bonds and foreign-currency bonds to satisfy the spending demands of the State budget as well as important projects and works within the scope of the State budget s balance.

2. Basing itself on the total capital from bond issuance in the year and the issuance plans already approved by the Finance Minister, the State Treasury shall take initiative in organizing the bond issuance according to the spending demands and schedule of the State budget.

The bond issuance by mode of retail through the State Treasury system shall be decided by the Finance Minister for each issuance drive.

Article 9.-Issuance of investment bonds

1. The Development Assistance Fund, financial and credit institutions may take initiative in organizing the issuance of investment bonds to mobilize capital to meet the State s development investment credit capital demand under annual plans and bond issuance plans already reported to the Finance Ministry.

2. The capital mobilization must conform to the borrowed capital disbursement tempo, sources for debt recovery and ensure the principle of minimizing the expenses for capital mobilization. Capital shall not be mobilized when there is no demand therefor or current capital sources still satisfy the projects capital borrowing demands.

Article 10.-Issuance of Government-underwritten bonds

1. Conditions for bond issuance:

1.1. Issuing organizations are enterprises designated by the Prime Minister to act as investors and to issue bonds to mobilize capital for their projects;

1.2. The investment projects have already gone through the law-prescribed investment procedures;

1.3. The issuance is eligible for settlement underwriting by the Finance Ministry, or by the State-run financial or credit institutions authorized by the Finance Ministry.

The maximum underwriting charge rate is 0.05%/year on the actually underwritten money amount annually. The remainder of the settlement underwriting charge, after being used to pay the underwriting authorization charge (if any), shall be remitted into the State budget.

2. When wishing to issue bonds, an enterprise shall send to the Finance Ministry the following documents:

2.1. An application for bond issuance, enclosed with the issuance plan clearly stating the total capital amount expected to be mobilized; the term and interest rate; the plan on repayment of borrowed capital upon maturity; sources for repayment; measures to organize bond issuance and settlement;

2.2. Written permit for the enterprise to issue bonds to mobilize capital for its projects;

2.3. Investment project(s) approved by competent authority;

2.4. Written request for the Finance Ministry s settlement underwriting;

2.5. Other relevant documents.

3. Within 30 working days after receiving complete, lawful and valid dossiers, the Finance Ministry shall approve them in writing for enterprises to issue bonds.

Article 11.-Issuance of local administrations bonds

1. Conditions for bond issuance:

1.1. Projects or works using revenue sources from bond issuance must be on the investment portfolio under the five-year investment plans already approved by the provincial-level People’s Councils.

1.2. There exist bond issuance plans approved by the provincial-level People s Councils. A bond issuance plan must have the following principal contents:

a/ The name of the investment project using bond issuance source;

b/ The investment decision of the competent authority;

c/ The project s socio-economic efficiency;

d/ The total investment capital which needs to be mobilized and the provincial budget s expected sources for ensuring the debt repayment;

e/ The volume to be mobilized; the bond term, interest rate and plan on debt-repayment upon maturity;

f/ The provincial budget s balance in the reporting year and the budget s debt-repaying capability for the subsequent years.

g/ Other documents clearly explaining the mobilization plan.

1.3. The debit balance of mobilized capital at the time of submitting the plans and the debit balance when the bond issuance is approved must not exceed 30% of the annual domestic capital construction investment capital of provincial budgets, excluding the targeted additional investment capital not of stable and regular nature from the central budget to provincial budgets.

Particularly for Hanoi city and Ho Chi Minh city, the capital mobilization limits shall comply with the provisions of the Government s Decrees No. 123/2004/ND-CP and No. 124/2004/ND-CP of May 18, 2004 prescribing a number of particular financial and budgetary mechanisms applicable to Hanoi city and Ho Chi Minh city.

2. When wishing to issue bonds, the provincial-level People s Committees shall send to the Finance Ministry the following documents:

2.1. Written requests for bond issuance, clearly stating the total capital amount to be mobilized; the bond term and interest rates; estimated issuance time; measures to organize the bond issuance and settlement.

2.2. Resolutions of the provincial-level People s Councils approving the bond issuance, enclosed with the issuance plans.

2.3. Other relevant documents.

3. Within 30 days after receiving the complete, lawful and valid dossiers, the Finance Ministry shall examine them and make written approvals thereof for the provincial-level People s Committees to organize the issuance.

4. Basing themselves on the Finance Ministry s approvals, the provincial-level People s Committees shall issue decisions authorizing the State Treasury or the financial or credit institutions in their respective localities to perform the bond issuance according to the current regulations.

Article 12.-Suspension of bond issuance

1. The Finance Ministry shall suspend the bond issuance in the following cases:

1.1. Issuing organizations fail to issue bonds according to the bond issuance plans already approved by the Finance Ministry or fail to comply with the current regulations on bond issuance.

1.2. Interest rates of issued bonds exceed the ceiling interest rate or interest rate amplitude announced by the Finance Ministry.

1.3. Mobilization level exceeds the permitted limits or the total investment capital of projects or works using revenue source from bond issuance and the bond issuance targets already decided by the Government or the Prime Minister.

2. Upon receiving the Finance Ministry s notices, the presidents of the provincial-level People s Committees, the general directors (directors) of the issuing organizations shall promptly suspend the bond issuance.

For local administrations bonds, when suspending the issuance thereof the Finance Ministry shall concurrently report such to the Prime Minister and propose handling measures to the Prime Minister for decision.

IV. ADMINISTERING INTEREST RATES AND BOND CERTIFICATES

Article 13.-Administering bond interest rates

1. The Finance Ministry shall uniformly administer the interest rates of bonds of all types issued according to the provisions of this Regulation.

2. The mechanism of administering interest rates shall be applied as follows:

2.1. Periodically, basing himself/herself on the situation of the financial and monetary markets, the Finance Minister shall notify the ceiling issuance interest rate of Government bonds and Government-underwritten bonds to the general directors (directors) of issuing organizations; notify the issuance interest rate amplitude limits of local administrations bonds as compared to Government bonds of the same term to the presidents of the provincial-level People s Committees for use as basis for organizing the bond issuance.

2.2. The presidents of the provincial-level People s Committees, the general directors (directors) of issuing organizations shall administer the bidding interest rates, interest rates for issuance by underwriting and issuance agency modes within the ceiling interest rate and permitted amplitude.

Interest rates of bonds issued through the State Treasury system by retail mode shall be decided by the Finance Minister for each issuance drive.

2.3. Interest rates shall be announced by the Finance Ministry for the mode of annual interest post-payment. In cases where the mode of interest payment is changed, the presidents of the provincial-level People s Committees, the general directors (directors) of issuing organizations shall have to re-determine bond interest rates to make them appropriate, concretely:

a/ For bonds with annually pre-paid interests:

Annually post-paid interest rates shall be converted into annually pre-paid interest rates according to the following formula:

Lt

=

Ls

(1)

(1 + Ls)

In which:

Lt: Annually pre-paid interest rate (%/year)

Ls: Annually post-paid interest rate (%/year)

b/ For bonds with periodically post-paid interests:

- Annually post-paid interest rates shall be converted into periodically post-paid interest rates according to the following formula:

(1+ Ls) = [ 1 + Lsk ]k(2)

In which: Ls: Annually post-paid interest rate (%/year)

Lsk: Periodically post-paid interest rate (%/period)

k: Number of interest payments in a year

- The ceiling interest rate annually calculated for the bond issuance shall be determined according to the following formula:

Lsn = Lsk x k (3)

In which: Lsn: Annually post-paid interest rate (%/year)

Lsk: Periodically post-paid interest rate (%/period)

k: Number of interest payments in a year

c/ For bonds with periodically pre-paid interests:

- Annually post-paid interest rates shall be converted into periodically post-paid interest rates according to formula (2)

- Periodically post-paid interest rates shall be converted into periodically pre-paid interest rates according to the following formula:

Ltk

=

Lsk

(4)

(1 + Lsk)

In which:

Ltk: Periodically pre-paid interest rate (%/period)

Lsk: Periodically post-paid interest rate (%/period)

- The ceiling interest rate annually calculated for the bond issuance shall be determined according to the following formula:

Ltn = Ltk x k (5)

In which: Ltn: Annually pre-paid interest rate (%/year)

Ltk: Periodically pre-paid interest rate (%/period)

k: Number of interest payments in a year

(See the enclosed specific examples on the calculation and determination of interest rates for bond issuance)

2.4. The Finance Ministry s interest rate notices shall be managed and used according to the regulations on management of "confidential" documents.

Article 14.-Bond certificates

1. Bond certificates shall be printed, managed and distributed by issuing organizations to bond-purchasing organizations and individuals.

2. Bond certificates may be either registered or bearer but must have the following principal contents:

2.1. Names of bond-issuing organizations, concretely:

a/ The State Treasury for types of bonds issued by the State Treasury.

Particularly for central works bonds and foreign-currency bonds, the issuing organization shall be the Finance Ministry.

b/ The Development Assistance Fund, financial and credit institutions for investment bonds.

c/ The provincial-level People s Committees for local administrations bonds;

d/ Enterprises for Government-underwritten bonds;

2.2. Par values and serial numbers.

2.3. Bond terms and interest rates.

2.4. Names of organizations or individuals owning bonds (for registered bonds).

2.5. Date of issuance and date of maturity for payment.

2.6. Signatures of heads of issuing organizations.

3. In cases where bonds are issued in form of book-entry, issuing organizations or authorized units shall open books for monitoring the bond purchase by each organization or individual. Bond purchasers shall be granted bond ownership certificates which are clearly inscribed with information on names of issuing organizations; par values; bond terms and interest rates; names of organizations or individuals owning bonds; date of issuance and date of maturity for payment; signatures of heads of issuing organizations.

V. SOURCES FOR DEBT REPAYMENT AND BOND ISSUANCE CHARGE

Article 15.-The central budget shall have to allocate sources for payment of principals and interests of Treasury bills, Treasury bonds, central works bonds and foreign-currency bonds; while the local budgets shall balance sources for payment of local administrations bonds; the Development Assistance Fund, financial and credit institutions shall allocate sources for payment of principals and interests of investment bonds; enterprises shall have to allocate sources for payment of principals and interests of Government-underwritten bonds. Basing themselves on bond terms and time for interest payment, issuing organizations or authorized organizations shall have to promptly pay principals and interests to bond owners upon bond maturity.

Article 16.-Bond issuance charge, bond principal and interest payment expenses shall be accounted into the State budget s expenditures (the central budget and local budgets), capital mobilization expenditure or settled values of works according to the prescribed regime.

Article 17.-The settlement of bond bidding, issuance underwriting and issuance agency charges; expenses for bond principal and interest payment for types of bond issued by the State Treasury to mobilize capital for the central budget shall be effected according the following mechanism:

1. The State Treasury shall advance its treasure remainder for payment of arising charges and expenses.

At the end of each quarter, the State Treasury shall sum up the paid charges and expenses and send the sum-up report to the Finance Ministry (the State Budget Department and the Department for Finance of Banks and Financial Institutions) for carrying out the procedures for refunding advanced expenses to the State Treasury.

2. The settlement of bidding charges, Treasury bills and foreign-currency bonds through the State Bank shall be effected according to the financial management mechanism prescribed by the Finance Ministry for the State Bank of Vietnam.

VI. BOOK-KEEPING, ACCOUNTING, REPORTING AND FINAL SETTLEMENT

Article 18.-Book-keeping, accounting

Issuing organizations and concerned units shall have to organize the book-keeping, accounting work according to the provisions of the State Budget Law, the Accounting Law and the State s current accounting regime.

Article 19.-Reporting and final settlement

1. Before the 5thday of each month, basing themselves on the bond issuance and settlement results, issuing organizations shall report to the Finance Ministry (through the Department for Finance of Banks and Financial Institutions) on the situation of bond issuance and settlement in the last month and projected plan on bond issuance for the subsequent month.

2. At the end of each issuance drive, the issuing organizations shall report to the Finance Ministry on the results thereof.

3. Annually, issuing organizations shall have to make final settlement of revenue amounts from the bond issuance in the year, paid principal and interest amounts and expenses related to the bond issuance.

VII. RESPONSIBILITIES OF AGENCIES

Article 20.-Responsibilities of the Finance Ministry

1. To work out plans on issuance and settlement of Treasury bills, Treasury bonds, central works bonds and foreign-currency bonds for being incorporated in the State budget estimates for submission by the Government to the National Assembly for approval. To organize the bond issuance and settlement according to the estimates already approved by the National Assembly.

2. To evaluate and approve issuance schemes and plans for investment bonds, Government-underwritten bonds and local administrations bonds. To supervise the bond issuance and bond principal and interest payment by subjects and bond-issuing organizations.

3. To administer interest rates for issuance of Treasury bills, Treasury bonds, central works bonds and foreign-currency bonds. To decide on the ceiling interest rate of investment bonds and Government-underwritten bonds; to decide on interest rate amplitude limits of local administra-tions bonds as compared to the Government bonds.

4. To uniformly manage the organization of bond biddings, listing and trading on the central securities market.

Article 21.-Responsibilities of the provincial-level People s Councils and Committees

1. The provincial-level People s Councils:

1.1. To consider and adopt plans on bond issuance and plans on repayment of borrowed capital, submitted by the provincial-level People s Committees;

1.2. To balance and allocate capital sources for payment of bond principals and interests upon maturity;

1.3. To supervise the organization of issuance and the use of capital mobilized from the bond issuance and the repayment of borrowed capital by the provincial-level People s Committees.

2. The provincial-level People s Committees:

2.1. To work out bond issuance plans and plans on repayment of borrowed capital, then submit them to the provincial-level People s Councils;

2.2. To organize the issuance of local administrations bonds according to the plans evaluated by the Finance Ministry;

2.3. To inspect and supervise the use and recovery of borrowed capital from the issuance of local administrations bonds;

2.4. To ensure the source for settlement of bonds upon their maturity.

Article 22.-Responsibilities of the Development Assistance Fund, financial and credit institutions and bond-issuing enterprises

1. To work out issuance schemes and implementation plans suitable to the capital use demands.

2. To organize the bond issuance and settlement upon maturity.

3. To manage and use capital for right purposes and with efficiency.

4. To report to the Finance Ministry on bond issuance and settlement results.

VIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 23.-Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported by the issuing organizations and concerned units to the Finance Ministry for study and specific guidance.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Le Thi Bang Tam

 

Examples on the methods of determining the ceiling interest rates for the bond issuance

1. The ceiling interest rate announced by the Finance Ministry for bonds of 5-year term with "annually post-paid interests" is 8%/year.

2. Cases which may occur in realities:

2.1. Case 1:

- Issuing organizations decide to pay bond interests by mode of "annual pre-payment."

- They shall convert the annually post-paid interest rates into annually pre-paid interest rates:

+ Formula:

Lt

=

Ls

(1+ Ls)

In which: Lt: Annually pre-paid interest rate
(%/year)

Ls: Annually post-paid interest rate (%/year)

+ Replacing signs with numerals, we obtain the following result:

Lt

=

8%

=

7.41%

(1+8%)

+ So, the ceiling interest rate for the issuance of bonds with annually pre-paid interests shall be 7.41%/year.

2.2. Case 2:

- Issuing organizations decide to pay bond interests by mode of "biannual post-payment." (two interest payment times a year).

- They shall convert annually post-paid interest rates into periodically post-paid interest rates:

+ Formula:

(1+ Ls) = [ 1 + Lsk ]k

In which: Ls: Annually post-paid interest rate
(%/year)

Lsk: Periodically post-paid interest rate
(%/period)

k: The number of interest payments in a year

+ Replacing signs with numerals, we obtain the following result:

(1+ 8%) = [ 1 + Lsk ]2

After the calculation, the result shall be: Lsk = 3.92%/6 months

+ So, the ceiling interest rate for the issuance of bonds by mode of biannual interest post-payment shall be 3.92% x 2 = 7.84%/year.

2.3. Case 3:

- Issuing organizations decide to pay bond interests by mode of "biannual pre-payment" (two interest payments in a year).

- They shall convert annual post-payment interest rates into periodical post-paid interest rate: After the calculation similar to that applicable to case 2 is made, the periodically post-paid interest rate shall be determined to be 3.92%/6 months.

- They shall convert periodically post-paid interest rates into periodically pre-paid interest rates

+ Formula:

Ltk

=

Lsk

(1 + Lsk)

In which:

Lt: Periodically pre-paid interest rate (%/period)

Ls: Periodically post-paid interest rate (%/period)

+ Replacing signs with numerals, we obtain the following result:

Ltk

=

3.92%

=

3.77%/6 months

(1 + 3.92%)

+ So, the ceiling interest rate for the issuance of bonds by mode of "biannual pre-payment" shall be 3.77% x 2 = 7.54%/year.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 66/2004/QD-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất