Quyết định 396/1997/QĐ-NHNN1 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng

thuộc tính Quyết định 396/1997/QĐ-NHNN1

Quyết định 396/1997/QĐ-NHNN1 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:396/1997/QĐ-NHNN1
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:01/12/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 396/1997/QĐ-NHNN1

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 396/1997/QĐ-NHNN1
NGÀY 1 THÁNG 12 NĂM 1997 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ DỰ TRỮ
BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG"

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

- Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30-09-1992;

- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính công bố theo lệnh số 37/LCT-HĐNN8 và lệnh số 38/LCT-HĐNN8 ngày 24 tháng 5 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu kinh tế,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng".

 

Điều 2. Quyết định này thay thế quyết định số 260/QĐ-NH1 ngày 19-9-1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và có hiệu lực thi hành từ 1-1-1998. Các quy định trước đây trái với Quyết định này hết hiệu lực thi hành.

 

Điều 3. Chánh Văn phòng Thống đốc, Chánh thanh tra, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng, tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ
DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 396/1997/QĐ-NHNN1
ngày 1-12-1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

CHƯƠNG I
ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Tiền dự trữ bắt buộc là lượng tiền của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 5 quy chế này phải duy trì tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng và gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

 

Điều 2. "Kỳ xác định tiền dự trữ bắt buộc" là khoảng thời gian tính bằng số ngày trong mỗi kỳ để tính toán tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.

 

Điều 3. "Kỳ duy trì tiền dự trữ bắt buộc" là khoảng thời gian tính bằng số ngày trong mỗi kỳ đảm bảo tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì.

 

Điều 4. Tiền dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân ngày trong kỳ nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

 

Điều 5. Đối tượng thi hành Quy chế dự trữ bắt buộc, bao gồm:

- Ngân hàng Thương mại quốc doanh.

- Ngân hàng Đầu tư và phát triển.

- Ngân hàng Thương mại cổ phần.

- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

- Ngân hàng liên doanh hoạt động tại Việt Nam.

- Công ty tài chính.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc miễn thi hành dự trữ bắt buộc đối với Ngân hàng, tổ chức tín dụng có tổng số tiền huy động thấp. Mức cụ thể do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

 

Điều 6. Tiền dự trữ bắt buộc bao gồm cả Đồng Việt Nam (VND) và ngoại tệ; Tiền dự trữ bắt buộc được gửi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng, tổ chức tín dụng đặt hội sở chính. Tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ được gửi tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

 

Điều 7. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng, tổ chức tín dụng đặt hội sở chính thực hiện tính toán và thông báo cho các Ngân hàng, tổ chức tín dụng tiền dự trữ bắt buộc.

 

Điều 8. Việc quy định tỷ lệ, cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc, kỳ hạn của tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc và việc thực hiện trả lãi cho tiền dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tuỳ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

 

Điều 9. Việc xem xét chấp thuận cho các Ngân hàng, tổ chức tín dụng được rút một phần hoặc toàn bộ tiền dự trữ bắt buộc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong trường hợp Ngân hàng, tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc phá sản.

 

CHƯƠNG II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TIỀN DỰ TRỮ BẮT BUỘC

 

Điều 10. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải thực hiện đầy đủ tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì theo các nguyên tắc sau:

10.1- Số dư tiền gửi bình quân tại Ngân hàng Nhà nước và tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán tại quỹ của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì.

10.2- Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và số dư tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán tại quỹ của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong từng ngày của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì trong kỳ.

 

Điều 11. Tiền dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở các loại tiền gửi sau:

11.1- Đối với tiền gửi bằng VND bao gồm các loại sau (gồm cả hoạt động ở hội sở chính và các Chi nhánh):

- Tiền gửi của khách hàng:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền gửi vốn chuyên dùng;

- Tiền gửi các tổ chức và người nước ngoài;

- Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền gửi tiết kiệm khác;

- Tiền thu được từ việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc;

- Tiền quản lý và giữ hộ;

- Tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Đầu tư và phát triển có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc;

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước.

11.2- Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, bao gồm các loại tiền gửi sau (gồm cả hoạt động ở hội sở chính và các Chi nhánh):

- Tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ;

- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ;

- Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ;

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

- Tiền thu được từ việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu và phát hành trái phiếu có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ;

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước.

- Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Tiền gửi bằng ngoại tệ làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc là các ngoại tệ đã tự do chuyển đổi, được quy đổi thành USD để thực hiện dự trữ bắt buộc bằng USD và gửi tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Tỷ giá quy đổi ra loại ngoại tệ để tính dự trữ bắt buộc là tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố được áp dụng vào ngày tính dự trữ bắt buộc.

Đối với một số loại ngoại tệ khác bao gồm DEM, JPY, GBP và FRF nếu có tỷ lệ tiền gửi chiếm trên 50% tổng nguồn huy động bằng ngoại tệ thì dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đó, và gửi tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

(Có phụ lục I hướng dẫn Điều 11 về số hiệu tài khoản đính kèm).

 

Điều 12. Cách tính tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì (áp dụng cả VND và ngoại tệ):

12.1- Kỳ xác định dự trữ bắt buộc: Là khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày cuối tháng của tháng trước.

12.2- Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc: Là khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày cuối tháng của tháng hiện hành.

12.3- Trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân quy định tại Điều 11 của Quy chế này của kỳ xác định dự trữ bắt buộc, để tính toán tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.

12.4- Phương pháp tính số dư tiền gửi bình quân trên cơ sở số dư cuối mỗi ngày, bằng cách cộng các số dư của cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng số ngày trong kỳ (có phụ lục II hướng dẫn tính toán tiền dự trữ bắt buộc và số dư tiền gửi bình quân đính kèm Quy chế này).

12.5- Tiền dự trữ bắt buộc bằng số dư tiền gửi huy động bình quân kỳ xác định dự trữ bắt buộc nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

12.6- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ % trên tổng số tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ.

 

Điều 13. Xác định thừa, thiếu dự trữ bắt buộc:

Căn cứ vào báo cáo (biểu 1 kèm theo Quy chế này) của Ngân hàng, tổ chức tín dụng, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng, tổ chức tín dụng đặt hội sở chính thực hiện đối chiếu giữa hai đại lượng (A) và (B) sau đây để xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc:

A: Là số tiền gửi bình quân của Ngân hàng, tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán bình quân tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc (theo hướng dẫn tại phụ lục II).

B: Là tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì.

- Thừa tiền dự trữ bắt buộc khi A lớn hơn B (A>B)

- Thiếu tiền dự trữ bắt buộc khi A nhỏ hơn B (A<B).

 

Điều 14. Xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc:

14.1- Trường hợp Ngân hàng, tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước xử lý phạt phần thiếu theo mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Nếu kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tiếp theo vẫn thiếu hụt thì Ngân hàng, tổ chức tín dụng đó phải chịu mức phạt bằng 2 lần mức phạt quy định.

14.2- Trường hợp Ngân hàng, tổ chức tín dụng thừa tiền dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước sẽ trả lãi cho phần vượt dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước theo mức lãi suất quy định trong từng thời kỳ.

 

Điều 15. Trách nhiệm của Ngân hàng, tổ chức tín dụng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, trong việc thực hiện Quy chế dự trữ bắt buộc, trường hợp các ngày nêu trong điều này nếu trùng với ngày nghỉ chế độ (chủ nhật, ngày lễ, ngày Tết) thì quy định gửi báo cáo vào ngày làm việc tiếp theo:

1. Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng:

Có trách nhiệm gửi báo cáo (biểu 1 kèm theo Quy chế này) số dư tiền huy động bình quân của kỳ xác định dự trữ bắt buộc làm cơ sở tính toán tiền dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng, tổ chức tín dụng đặt hội sở chính, vào ngày 3 hàng tháng.

2. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước:

- Trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ xác định của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng thuộc Sở giao dịch quản lý gửi về, thực hiện tính toán và thông báo (biểu 3 kèm theo Quy chế này) tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì đối với từng Ngân hàng, tổ chức tín dụng vào ngày 5 hàng tháng.

- Thực hiện tổng hợp báo cáo (biểu 2 kèm theo Quy chế này) chấp hành tiền dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng thuộc Sở giao dịch quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ các định chế tài chính) vào ngày 4 hàng tháng.

- Thực hiện xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc theo Điều 14 của Quy chế này.

3. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố:

- Trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ xác định của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng thuộc Chi nhánh quản lý gửi về, thực hiện tính toán và thông báo (biểu 3 kèm theo Quy chế này) tiền dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì đối với từng Ngân hàng, tổ chức tín dụng ngày 5 hàng tháng.

- Thực hiện tổng hợp báo cáo (biểu 2 kèm theo Quy chế này) chấp hành tiền dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ các định chế tài chính) và ngày 4 hàng tháng.

- Thực hiện xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc theo Điều 14 của Quy chế này.

4. Vụ Các định chế tài chính:

Thực hiện tổng hợp tình hình chấp hành tiền dự trữ bắt buộc của toàn bộ các Ngân hàng, tổ chức tín dụng do Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố gửi về, để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và gửi báo cáo về Vụ Nghiên cứu kinh tế, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vào ngày 6 hàng tháng.

5. Vụ Nghiên cứu kinh tế:

Căn cứ vào các diễn biến tình hình kinh tế, mục tiêu chính sách tiền tệ trình Thống đốc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc, kỳ hạn tiền gửi huy động phải tính tiền dự trữ bắt buộc, mức lãi suất phạt đối với phần tiền dự trữ bắt buộc thiếu, việc trả lãi và mức lãi suất trả cho phần vượt tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước cho phù hợp với từng thời kỳ.

6. Vụ Kế toán - Tài chính:

Thực hiện hướng dẫn phương pháp hạch toán theo các tài khoản kế toán liên quan đến tiền dự trữ bắt buộc cho phù hợp quy chế này.

7. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:

Có nhiệm vụ xây dựng Quy chế xử phạt và phối hợp Vụ Các định chế tài sản kiểm tra giám sát thực hiện dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, phát hiện kịp thời những Ngân hàng, tổ chức tín dụng không chấp hành Quy chế dự trữ bắt buộc; Có biện pháp xử lý nghiêm ngặt, kịp thời, giúp các Ngân hàng, tổ chức tín dụng chấp hành dự trữ bắt buộc đúng quy định.

 

Điều 16. Khiếu nại và thẩm quyền giải quyết:

16.1- Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng được quyền khiếu nại các quyết định chưa thoả đáng về chấp hành Quy chế dự trữ bắt buộc. Đơn khiếu nại được gửi về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ các định chế tài chính).

16.2- Chậm nhất sau 5 ngày kể từ khi nhận được đơn khiếu nại về tiền dự trữ bắt buộc của Ngân hàng, tổ chức tín dụng, Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính Ngân hàng Nhà nước Trung ương phải có văn bản trả lời khiếu nại của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trong thời gian chờ giải quyết, Ngân hàng, tổ chức tín dụng phải chấp hành Quy chế dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.

 

Điều 17. Xử lý vi phạm:

17.1- Các trường hợp vi phạm chấp hành thông tin, báo cáo được xử phạt theo các quy định xử phạt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

17.2- Phạt chấp hành tiền dự trữ bắt buộc thực hiện theo Điều 14 Quy chế này, đối với phần thiếu dự trữ bắt buộc Ngân hàng Nhà nước xử lý phạt phần thiếu theo mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Nếu kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tiếp theo vẫn thiếu hụt thì Ngân hàng, tổ chức tín dụng đó phải chịu mức phạt bằng 2 lần mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

 

CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

 

Điều 18. Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

PHỤ LỤC I:

SỐ HIỆU TÀI KHOẢN TIỀN GỬI HUY ĐỘNG PHẢI TÍNH TIỀN
DỰ TRỮ BẮT BUỘC

 

Số hiệu tài khoản như sau:

Đối với tiền huy động bằng VND:

- Tiền gửi của khách hàng:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: 3611

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải DTBB (1 phần TK 3612)

- Tiền gửi vốn chuyên dùng (3613).

- Tiền gửi các tổ chức và người nước ngoài (3614).

- Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (3711).

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải DTBB

- Tiền gửi tiết kiệm khác (3719).

- Tiền thu được từ việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu (441, 442, 449).

- Tiền quản lý và giữ hộ (381).

- Tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu NHTM và NHĐT và PT (441, 442, 449).

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước (2121).

Đối với tiền gửi huy động bằng ngoại tệ: - Tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng:

+ Tiền gửi không kỳ hạn (3621)

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải DTBB (3622).

- Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ (3623).

- Tiền gửi của các tổ chức và người nước ngoài bằng ngoại tệ (3624).

- Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ (3721).

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải DTBB bằng ngoại tệ (3722).

- Tiền thu được từ việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, phát hành kỳ phiếu và phát hành trái phiếu các loại có kỳ hạn thuộc loại phải DTBB bằng ngoại tệ (441, 442, 449).

- Tiền gửi Kho bạc Nhà nước (2122).

- Tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng (207).

 

 

PHỤ LỤC II

Ví dụ tính tiền dự trữ bắt buộc, tiền gửi bình quân của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước theo Điều 12 của Quy chế dự trữ bắt buộc

 

Ví dụ: Đối với kỳ duy trì của tháng 7 phương pháp tính như sau:

- Công thức tính tiền DTBB trong kỳ duy trì:

 

Tiền Số dư tiền gửi

DTBB bình quân

trong kỳ = ngày, từ X Tỷ lệ % DTBB

duy trì 1/6 đến 30/6

tháng 7 (Kỳ xác định)

 

Cách tính số dư tiền gửi bình quân của kỳ xác định:

 

Số dư tiền gửi Tổng số dư tiền gửi từ 1/6 đến 30/6

bình quân =

ngày 30

 

 

 

- Công thức tính tiền gửi bình quân trong kỳ duy trì DTBB gửi tại NHNN:

 

Tiền gửi bình quân Tổng số tiền gửi từ 1/7 đến 31/7

trong kỳ duy trì =

tại NHNN 31

 

- Công thức tính tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán bình quân trong kỳ duy trì DTBB để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng:

 

Tiền mặt, NFTT bình quân Tổng số tiền mặt, NFTT từ 1/7 đến 31/7

trong kỳ duy trì để tại quỹ =

Ngân hàng, tổ chức tín dụng 31

 

- Cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng được xác định căn cứ vào Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ và cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.

Ví dụ: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, cơ cấu tiền dự trữ bắt buộc quy định tối thiểu là 70% phải gửi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước và quy định tối đa là 30% tiền mặt và ngân phiếu còn thời hạn thanh toán để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng thì tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì, cơ cấu xác định tiền dự trữ bắt buộc và xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc như sau:

Trường hợp 1: Nếu tỷ lệ tiền mặt và ngân phiếu còn thời hạn thanh toán thực tế bình quân để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn hơn 30% tiền dự trữ bắt buộc thì lấy 30%.

Trường hợp 2: Nếu tỷ lệ tiền mặt và ngân phiếu còn thời hạn thanh toán thực tế bình quân để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng nhỏ hơn 30% tiền dự trữ bắt buộc thì lấy số thực tế.

Ví dụ trường hợp 1: Giả sử Ngân hàng, tổ chức tín dụng (X) có tiền gửi huy động bình quân phải tính tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định (tháng 6/1997) là 3.000 tỷ đồng; Tiền gửi bình quân trong kỳ duy trì (tháng 7/1997) tại Ngân hàng Nhà nước là 220 tỷ đồng, Tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán thực tế bình quân trong kỳ duy trì (tháng 7/1997) để tại quỹ Ngân hàng (X) là 100 tỷ đồng. Xác định tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì (tháng 7/1997) và xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc (Tháng 7/1997) của Ngân hàng (X) như sau:

Tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì là tháng 7/1997:

 

Tiền DTBB bình quân phải

duy trì trong kỳ = 3000 tỷ đồng x 10% = 300 tỷ đồng.

 

Phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước là 210 tỷ đồng, để tại quỹ tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán là 90 tỷ đồng.

Tính toán thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì tháng 7/1997:

Trên thực tế đơn vị gửi tại Ngân hàng Nhà nước 220 tỷ, tồn quỹ tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán là 100 tỷ. Như vậy, theo quy định Ngân hàng (X) thừa tiền dự trữ bắt buộc là 10 tỷ đồng (220 tỷ đồng - 210 tỷ đồng) đơn vị sẽ được Ngân hàng Nhà nước trả lãi phần tiền dự trữ bắt buộc vượt là 10 tỷ đồng.

Giả sử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất trả cho phần tiền dự trữ bắt buộc vượt là 0,2% tháng, Ngân hàng (X) được hưởng lãi trong kỳ duy trì tháng 7 vừa qua như sau:

 

Tổng số tiền lãi 10 tỷ x 0,2% x 31 ngày

được hưởng = = 20.000.000 đồng

31 ngày

 

Như vậy, Ngân hàng (X) được hưởng lãi đối với phần tiền dự trữ bắt buộc thừa trong kỳ duy trì tháng 7/1997 vừa qua là 20.000.000 đồng.

Ví dụ trường hợp 2: Giả sử Ngân hàng, tổ chức tín dụng (X) có tiền gửi huy động bình quân phải tính tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định (tháng 6/1997) là 3.000 tỷ đồng; Tiền gửi bình quân trong kỳ duy trì (tháng 7/1997) tại Ngân hàng Nhà nước là 220 tỷ đồng. Tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán thực tế bình quân trong kỳ duy trì (tháng 7/1997) để tại quỹ Ngân hàng (X) là 78 tỷ đồng. Xác định tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì (tháng 7/1997) và xác định thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc (Tháng 7/1997) của Ngân hàng (X) như sau:

 

Tiền dự trữ bắt buộc phải duy trì tháng 7/1997 là:

 

Tiền DTBB bình quân phải

duy trì trong kỳ = 3000 tỷ đồng x 10% = 300 tỷ đồng

 

Phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước là 210 tỷ đồng, để tại quỹ tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán là 90 tỷ đồng.

Tính toán thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì tháng 7/1997:

Thực tế tồn quỹ tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán là 78 tỷ, như vậy so với yêu cầu còn thiếu 12 tỷ đồng, (90 tỷ đồng - 78 tỷ đồng). Theo quy định để đảm bảo tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì tháng 7/1997 thì tiền dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước phải là 222 tỷ đồng (210 tỷ đ + 12 tỷ đ), thực tế đơn vị chỉ gửi 220 tỷ đồng. Như vậy trong kỳ duy trì tháng 7/1997 còn thiếu tiền dự trữ bắt buộc là 2 tỷ đồng (222 tỷ đồng - 220 tỷ đồng).

Xử lý tiền dự trữ bắt buộc thiếu của Ngân hàng (X):

Giả sử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định mức phạt bằng 200% lãi suất cho vay tái cấp vốn là 0,9% tháng, Ngân hàng (X) phải chịu mức phạt tiền dự trữ bắt buộc thiếu trong kỳ duy trì tháng 7/1997 vừa qua như sau:

 

Tổng số tiền 2 tỷ đ x 0,9% x 200% x 31 ngày

chịu phạt = = 36.000.000 đồng

31 ngày

 

Như vậy, Ngân hàng (X) phải nộp phạt phần tiền dự trữ bắt buộc thiếu trong kỳ duy trì tháng 7/1997 vừa qua là 36.000.000 đồng

 

BIỂU 1 (CO6) (TIẾP THEO)

 

1. Tiền DTBB trong kỳ duy trì đã được thông báo

1.1. Bằng VND : ...........

Trong đó: Tiền DTBB gửi tại NHNN (70%) : ...........

Tiền mặt và NFTT còn thời hạn thanh toán (30%) : ...........

1.2. Bằng ngoại tệ : ...........

Trong đó: Tiền DTBB gửi tại NHNN (70%) : ...........

Tiền mặt và NFTT còn thời hạn thanh toán (30%) : ...........

2. Tiền DTBB thực tế của kỳ đã duy trì:

2.1. Bằng VNĐ (B/q trong kỳ) : ...........

Trong đó: - Tiền gửi bình quân thực tế tại NHNN : ...........

- Tiền mặt và NFTT bình quân thực tế tại quỹ NH, TCTD : ...........

2.2. Bằng ngoại tệ (B/q trong kỳ) : ...........

Trong đó: - Tiền gửi B/q thực tế tại NHNN : ...........

- Tiền mặt và NFTT b/q thực tế tại quỹ NH, TCTD : ...........

3. Kết quả chênh lệch thừa (+), thiếu (-) tiền STBB

3.1. Đối với trường hợp TM, NFTT BQ thực tế < quy định

3.1.1. Bằng VNĐ (2.1 - 1.1) : ...........

3.1.2. Bằng ngoại tệ (2.2. - 1.2) : ...........

3.2. Đối với trường hợp TM, NFTT BQ thực tế ³ quy định

3.2.1. Bằng VND = tiền gửi b/q thực tế tại NHNN trừ đi (-) tiền DTBB tại NHNN bằng VND.

3.2.2. Bằng ngoại tệ = tiền gửi b/q thực thế bằng ngoại tệ tại NHNN trừ đi (-) tiền DTBB tại NHNN bằng ngoại tệ.

 

......., ngày...... tháng..... năm........

 

Lập bảng Kiểm soát Tổng giám đốc

 

 

 

 

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CN-NHNN tỉnh, thành phố...

Sở giao dịch.... ..... .... ....... , ngày ... tháng ... năm...

Số: /TB-TH

 

Biểu 3

 

THÔNG BÁO
TIỀN DỰ TRỮ BẮT BUỘC KỲ DUY TRÌ THÁNG... NĂM 199...
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG ........

 

- Căn cứ vào Quy chế dự trữ bắt buộc đối với Ngân hàng, tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số...../1997/QĐ-NHNN1 ngày... tháng... năm 1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

- Căn cứ kết quả tính toán từ số liệu báo cáo của Ngân hàng, tổ chức tín dụng......

Giám đốc Sở giao dịch (Chi nhánh) NHNN........... thông báo tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì tháng.... năm 199... đối với Ngân hàng, tổ chức tín dụng....... như sau:

1. Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong kỳ tháng... năm 199... bằng VNĐ là:............

Trong đó:

- Tiền dự trữ bắt buộc tối thiểu bình quân gửi trên tài khoản không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước là:..........................

- Tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán tối đa để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng là......................

2. Tổng số tiền dự trữ bắt buộc bình quân phải duy trì trong kỳ tháng.... năm 199... bằng ngoại tệ là:..........

Trong đó:

- Tiền dự trữ bắt buộc tối thiểu bình quân gửi trên tài khoản không kỳ hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước là:.............

- Tiền mặt, ngân phiếu còn thời hạn thanh toán tối đa để tại quỹ Ngân hàng, tổ chức tín dụng là:....................

 

Nơi gửi: GIÁM ĐỐC

- Ngân hàng, tổ chức tín dụng (để thi hành)

- Kế toán NHNN để theo dõi giám sát.

- Thanh tra NHNN

- Lưu TH

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 396/1997/QD-NHNN1
Hanoi, December 01, 1997
 
DECISION
TO ISSUE THE REGULATION ON OBLIGATORY RESERVE FOR BANKS AND CREDIT ORGANISATIONS THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
- Pursuant to the Law on Organisation of the Government of September 30,1992;
- Pursuant to the Ordinance on the State Bank and the Ordinance on Banks, Credit Organisations and Financial Companies issued under Order No. 37-LCT/HDNN8 and Order No.38-LCT/HDNN8 of May 24, 1990 of the President of the State Council of the Socialist Republic of Vietnam;
- Pursuant to Decree No.15/CP of March 2, 1993 of the Government on the tasks, powers and State management responsibilities of the Ministries and ministerial-level Agencies;
- At the proposal of the Head of the Economic Research Department;
DECIDES:
Article 1.- To issue attached to this decision the Regulation on Obligatory Reserve for Banks and Credit Organisations.
Article 2.- This Decision replaces Decision No. 260-QD/NH1 of September 19, 1995 of the Governor of the State Bank and takes effect from January 1st , 1998. The earlier provisions which are contrary to this Decision shall cease to be valid.
Article 3.- The Head of the Governor Office, the Chief Inspector, the Heads of the units under the Central State Bank, the Directors of the Bank branch offices in the provinces and cities, the Directors General (and the Directors) of the banks and credit organisations shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE GOVERNOR OF THESTATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Le Duc Thuy
 
REGULATION
ON OBLIGATORY RESERVE FOR BANKS AND CREDIT ORGANISATIONS
(issued together with Decision No.396/1997/ QD - NHNN1 of December 1st, 1997 of the Governor of the State Bank)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Obligatory reserve is the amount of money of the banks and credit organisations defined in Article 5 of this Regulation which must be kept at the fund of the banks and credit organisations and deposited at the State Bank.
Article 2.- "The determining term of the obligatory reserve" is the period of time represented by the days in each term to calculate the obligatory reserve for the maintenance term of the obligatory reserve.
Article 3.- "The maintenance term of the obligatory reserve" is the period of time represented by the days in each term to ensure that the obligatory reserve is maintained.
Article 4.- The obligatory reserve is calculated on the basis of the balance of average deposits in a day during the term multiplied by the rate of obligatory reserve stipulated by the Governor of the State Bank in each period.
Article 5.- Subject to the implementation of the regulation on Obligatory Reserve are:
- The State Commercial Bank
- The Investment and Development Bank
- The Commercial Stock Bank
- The branches of foreign banks
- The joint venture banks operating in Vietnam
- The financial companies.
The Governor of the State Bank shall decide the exemption from obligatory reserve for the banks and credit organisations with a low equity.The concrete level shall be decided by the Governor of the State bank in each period.
Article 6.- The currencies used in the obligatory reserve shall include the Vietnam Dong (VND) and foreign currencies; the obligatory reserve shall be deposited into the sight deposit accounts opened at the Transaction Bureau of the State Bank or the branches of the State bank in the provinces or cities where the bank or credit organisation has its main office.The obligatory reserve in foreign currencies shall be deposited at the Transaction Bureau of the State Bank.
Article 7.- The Transaction Bureau of the State Bank and the branches of the State Bank at the provinces and cities where the bank or credit organisation has its main office shall calculate the obligatory reserve and notify the banks and credit organisations thereof.
Article 8.- The determination of the rate and structure of the obligatory reserve and the term of the mobilised amount of deposits which require obligatory reserve and the payment of interests on the obligatory reserve of the banks and credit organizations deposited at the State Bank shall be decided by the Governor of the State Bank depending on the objective and requirement of the monetary policy in each period.
Article 9.- The consideration for approval of the demand of the banks or credit organizations to withdraw part or the whole of their obligatory reserve shall be decided by the Governor of the State Bank in case the bank or credit organization is placed in the status of special control or bankruptcy.
Chapter II
SPECIFIC STIPULATIONS ON OBLIGATORY RESERVE
Article 10.- The banks and credit organizations shall have to fully deposit their obligatory reserve at the State Bank during the term of maintenance on the following principles:
10.1- The balance of the average deposit at theState Bank and the cash and valid cheques at the funds of the banks and credit organizations in the maintenance term of the obligatory reserve shall not be lower than the obligatory reserve in the maintenance term.
10.2- The balance of deposit at the State Bank and the balance of cash and valid cheques at the funds of banks and credit organizations on each day of the maintenance term of the obligatory reserve may be lower than the obligatory reserve to be maintained in the term.
Article 11.- The obligatory reserve is calculated on the basis of the following kinds of deposit :
11.1. The deposits inVND include the following kinds (at both the main office and the branches):
- Deposits of customers:
+ Demand deposits
+ Time deposits of the kind for which obligatory reserve is required.
- Deposits of specialized ital;
- Deposits of foreign organizations and individuals;
- Savings deposits:
+ Demand deposits;
+ Time deposits of the kind for which obligatory reserve is required.
- Other savings deposits;
-Income from the issue of vouchers for deposits ,or the issue of time bonds of the kind for which obligatory reserve is required;
- Money to be managed and kept for others;
- Income from the issue of time bonds of commercial banks and the Investment and Development Bank of the kind for which obligatory reserve is required.
- Deposits in the State Treasury.
11.2- The deposits in foreign currencies include the following deposits (both at the main office and the branches):
- Deposits of customers in foreign currencies:
+ Demand deposits;
+ Time deposits of the kind for which obligatory reserve is required.
- Deposits in foreign currencies of the special- use ital;
- Deposits in foreign currencies of foreign organizations and individuals;
- Saving deposits;
- Demand deposits in foreign currencies;
- Time saving deposits the Kind for which obligatory reserve is rqeuired;
- Income from the issue of vouchers for deposits, issue of time bonds and time treasury bonds of the kind for which obligatory reserve in foreign currencies is required.
- Deposits at the State Treasury.
- Deposits of the State Bank at the banks and credit organizations.
- The deposits in foreign currencies used as basis for the calculation of obligatory reserve are the freely convertible foreign currencies which have been converted into USD for use as obligatory reserve in USD and deposited at the Transaction Bureau of the State Bank.The rate of exchange into foreign currencies to calculate the obligatory reserve is the official exchange rate announced by the State Bank on the day when the obligatory reserve takes effect.
For a number of other foreign currencies including DEM, JPY, GBP and FRF , if the deposits account for more than 50% of the total of mobilized foreign currency sources, the obligatory reserve shall be made in such currency and shall be deposited at the Transaction Bureau of the State Bank.
(See Appendix I for instruction on Article 11 for code of the attached account )
Article 12.- Method of calculating obligatory reserve for the maintenance term (applied to both VND and foreign currencies);
12.1- The determining term of obligatory reserve is the space of time from the first day to the last day of the earlier month.
12.2- The maintenance term of obligatory reserve is the space of time from the first to the last day of the current month.
12.3- On the basis of the balance of average deposits defined in Article 11 of this Regulation of the determining term of the obligatory reserve, to calculate the obligatory reserve of the maintenance term of the obligatory reserve.
12.4- The method of calculating the balance of average deposits based on the balance of each day is to add up the balance of each day in the term and divide them to the total of days in the term (see Appendix II guiding the calculation of the obligatory reserve and the balance of average deposits attached to this Regulation ).
12.5- The obligatory reserve is equal to the balance of the average deposits in the determining term of the obligatory reserve multiplied by the rate of obligatory reserve.
12.6- The rate of obligatory reserve is the percentage of the total of the deposits for which obligatory reserve is required and is stipulated by the Governor of theState Bank for each period.
Article 13- Determining excess and shortfall of obligatory reserve.
Basing itself on the report of the bank or credit organization, the Ttransaction Bureau of the State Bank or the Branch of the State Bank in the province or city where the bank or credit organisation has its main office shall compare the two quantities (A) and (B) to determine the excess or shortfall of the obligatory reserve:
A: Is the average depositof the bank or credit organization at the State Bank and the average amount of cash and valid cheques at the fund of the bank or credit organization within the maintenance term of the obligatory reserve (as guided at Appendix II)
B: Is the obligatory reserve in the maintenance term.
- Excess of obligatory reserve when A is bigger than B (A > B )
- Shortfall of obligatory reserve when A is smaller than B (A < B)
Article 14.- Handling of excess and shortfall of obligatory reserve:
14.1- In case the bank or credit organization is deficient in obligatory reserve the State Bank shall fine it at the rate defined by the Governor of the State Bank in each period. If the shortfall continues in the following maintenance term of the obligatory reserve, this bank or credit organization shall be fined two times the prescribed level.
14.2- In case the bank or credit organization has the obligatory reserve in excess, the State Bank shall refund it the excess of the obligatory reserve kept at the State Bank at the interest rate stipulated for each period.
Article 15.- Responsibility of the banks and credit organizations of the units attached to the Vietnam State Bank and the Branches of the State Bank at the provinces and cities in the implementation of the Regulation on Obligatory Reserve.If the dates stipulated in this Article fall on official holidays (sundays, holidays, new year festivals), the reports shall be sent on the following work day.
1. For the banks and credit organizations:
They shall have to send the reports on the balance of the average deposits of the determining term of the obligatory reserve as basis to calculate the obligatory reserve of the maintenance term to the Branches of the State Bank in the provinces, cities or Transaction Bureaus of the State Bank where the bank or credit organisation has its main office on the third day of each month.
2. Transaction Bureau of the State Bank:
- On the basis of the report on the balance of average deposits in the determining term sent by the banks and credit organisations under the management of the Transaction Bureau, calculations shall be made on the obligatory reserve for the maintenance term and sent to each bank and credit organization on the 5th day of each month.
- Draw up a general report performing the obligatory reserve for the banks and credit organizations under the management of the Transaction Bureau and send the report to the Vietnam State Bank (Financial Institutions Department) on the 4th day of each month.
- Settle the excess or shortfall of obligatory reserve according to Article 14 of this Regulation.
3. Branches of the State Bank in provinces and cities:
- On the basis of the report on the balance of average equites in the determinating term of the banks and credit organizations managed by the branch , to make calculations and notify the obligatory reserve for the maintenance term of each bank and credit organization on the 5th day of each month.
- Make a general report to perform the obligatory reserve for each bank and credit organization under the management of the Branch of the State Bank in the province or city and send it to theVietnam State Bank (Financial Institutions Department ) on the 4th day of each month.
- Settle the excess or shortfall of obligatory reserve according to Article 14 of this Regulation.
4. The Financial Institutions Department:
Make a general report on the performance of obligatory reserve of all the banks and credit organisations reported by the Transaction Bureau of the State Bank and the Branches of the State Bank in the provinces and cities in order to report to the Governor of the Vietnam State Bank and send a report to the Department for Economic Research and the Inspector of the State Bank on the 6th day of each month.
5. The Department for Economic Research:
Basing iteself on the development of the economic situation and the objective of the monetary policy, submit to the Governor for readjustment of the rate of the obligatory reserve, the structure of the obligatory reserve, the term of the deposits for which obligatory reserve is required, the interest rate of the fines on the shortfall of the obligatory reserve, the payment of interest and the interest rate for the excess of the obligatory reserve deposited at the State Bank in order to make them conform with each period.
6. The Accountancy- Finance Department:
To guide the method of accounting according to the accountancy accounts related to the obligatory reserve to make it conform with this Regulation.
7. The Inspector of the State Bank:
Shall have to elaborate the Regulation on Fining and cooperate with the Financial Institutions Department in inspecting and supervising the performance of obligatory reserve by the banks and credit organizations, to detect in time the banks and credit organizations which do not implement the Regulationon Obligatory Reserve; to take stringent and timely measures to deal with the offending banks and credit organizations and to help them carry out the obligatory reserve as prescribed.
Article 16.- Complaints and competence in settlement:
16.1- The banks and credit organizations are entitled to complain against inappropriate decisions about the implementation of the Regulation on Obligatory Reserve. The complaint shall be sent to the Central State Bank (the Financial Institutions Department).
16.2- Five days at the latest after receiving the complaint on obligatory reserve of a bank or credit organisation, the Head of the Financial Institutions Department of the Central State Bank must reply in writing to the concerned bank or credit organization. Pending a settlement, the said bank or credit organization must abide by the Regulation on Obligatory Reserve of the State Bank.
Article 17.- Handling of violations:
17.1- The violations of the stipulations on information and report shall be sanctioned under the sanctioning regulations issued by the Governor of the State Bank.
17.2- The fines for violations of the regulation on obligatory reserve shall comply with Article 14 of this Regulation. For the shortfall of the obligatory reserve, the State Bank shall impose sanction for the shortfall at the level prescribed by the Governor of the State Bank for each period. If the shortfall continues in the subsequent maintenance term, the concerned bank or credit organization shall be subject to a fine double the level prescribed by the Governor of the State Bank for each period.
Chapter III
FINAL PROVISION
Article 18.- Any amendment or supplement to the provisions in this Regulation shall be decided by the Governor of the State Bank.
 
APPENDIX I
CODES OF ACCOUNTS OF DEPOSITS FOR WHICH OBLIGATORY RESERVE IS REQUIRED
Codes of accounts
For deposits in VND:
- Deposits of customers:
+ Demand deposits: 3611
+ Time deposits for which obligatory reserve is required (part of account 3612)
- Deposits of special-use ital (3613)
- Deposits of foreign organizations and individuals (3614)
- Savings deposits:
+ Demand deposits (3711)
+ Time deposits which require obligatory reserve.
- Other savings deposits (3719)
- Income from the issue of deposit vouchers and time bonds (441, 442, 449)
- Money for management or keeping (381)
- Income from the issue of treasury bonds of the Commercial Bank and the Investment and Development Bank (441, 442, 449)
- Deposits at the State Treasury (2121 )
For deposits in foreign currencies:
- Deposits of customers in foreign currencies:
+ Demand deposits (3621)
+ Time deposits which requires obligatory reserve (3622)
- Deposits for special-use ital in foreign currencies (3623 )
- Deposits in foreign currencies of foreign organizations and individuals (3624)
- Savings deposits :
+ Demand deposits in foreign currencies (3721)
+ Time deposits in foreign currencies which require obligatory reserve (3722)
- Income from the issue of vouchers of deposits and the issue of time bonds and treasury bonds in foreign currencies which require obligatory reserve (441, 442, 449).
- Deposits in the State Treasury (2122 )
- Deposits of the State Bank at the bank and credit organization (207)
 
APPENDIX II
EXAMPLES FOR THE CALCULATION OF OBLIGATORY RESERVE AND AVERAGE DEPOSITS OF THE BANKS AND CREDIT ORGANIZATIONS AT THESTATE BANK ACCORDING TO ARTICLE 12 OF THE REGULATION ON OBLIGATORY RESERVE
Example: For the maintenance term of July , the method of calculation shall be as follows:
- Formula for the calculation of the obligatory reserve in the maintenance term:
Amount of obligatory reserve in the maintenance term of July
=
Balance of average deposits in a day from June 1st to June 30 (determining term)
x
Percentage of obligatory reserve
Method of calculating the balance of average deposit in determining period:
Balance of deposit in one day
=
Total of deposits from June1st to June 30
30
- Formula for calculating average deposit in maintenance term of obligatory reserve at the State Bank:
Average deposit in maintenance term at the State Bank
=
Total of deposits from july 1st to July 31
31
- Formula for calculating the average of cash and valid cheques duruing the maintenance term of obligatory reserve at the funds of the bank and credit organization:
Average cash and valid cheques in maintenance term deposited at the funds of the bank and credit organization
=
Total of cash and valid cheques from July 1st to July 31
31
- The structure of obligatory reserve of the banks and credit organizations shall be determined on the basis of the Decision of the Governor of the State Bank on the rate and and structure of the obligatory reserve for the banks and credit organizations in each period.
Example: The Governor of the State Bank decides that the rate of obligatory reserve is 10% and the mimimum structure of the obligatory reserve is 70% which must be deposited on the account of sight deposits at the State Bank while the maximum rate is 30% in cash and valid cheques at the funds of the bank or credit organization, then the obligatory reserve that must be maintained and the structure of the obligatory reserve and the settlement of excess or shortfall of the obligation reserve shall be as follows:
Case 1: If the actual average rate of cash and valid cheques at the fund of the bank or credit organization is bigger than 30% of the obligatory reserve , 30% shall be the rate adopted.
Case 2: If the actuall average rate of cash and valid cheques at the fund of the bank or credit organisation is lower than 30% of the obligatory reserve then the actual figure shall be adopted.
Example in Case I: Supposing that the bank or credit organization (X) has an average deposit of 3,000 billion Dong which requires an obligatory reserve in a given period (June 1997). The average deposit in the maintenance term (July, 1997) at the State Bank is 220 billlion Dong, the average cash and valid cheques in the maintenance term (July 1997) at the fund of the Bank (X) is 100 billion Dong. The obligatory reserve in the maintenance term (July 1997) and the excess and shortfall of the obligatory reserve (July 1997) of the Bank (X) shall be determined as follows:
The obligatory reserve to be maintained in July 1997 is :
The average obligatory reserve to be maintained in the term = 3,000 billion Dong x 10% = 300 billion Dong
The amount to be deposited at the State Bank is 210 billion Dong , the amount to be deposited at the cash fund and valid cheques is 90 billion Dong.
Calculation of excess and shortfall of obligatory reserve in the maintenance term in July 1997 :
In reality the unit deposits 220 billion Dong at the State Bank, the remaining fund is 100 billion Dong in cash and valid cheques. Thus, according to regulation Bank(X) has 10 billion Dong of obligatory reserve in excess (220 billion Dong -210 billion Dong). The unit shall be refunded 10 billion Dong by the State Bank as excess of obligatory reserve.
Supposing that the Governor of the State Bank decides that the inrerest rate for the excess of obligatory reserve is 0.2% per month, Bank (X) shall receive in the maintenance term of July:
Total of interest  =
10 billion Dong x 0.2% x 31 days
=  20,000,000 Dong
31 days
Thus, Bank(X) shall receive 20,000,000 Dong as interest for the excess of the obligatory reserve in the maintenance term of July 1997.
Example of case 2: Supposing that the Bank or Credit Organization (X) has 3,000 billion Dong as average deposit which require obligatory reserve in the determining term (June 1997). The average deposit in the maintenance term (July 1997) at the State bank is 220 billion Dong. The real average of the cash and valid cheques in the maintenance term (july 1997) at the fund of Bank (X) is 78 billion Dong. The obligatory reserve in the maintenance term (July 1997) and the excess and shortfall of the obligatory reserve (July 1997) of Bank (X) shall be determined as follows:
Obligatory reserve to be maintained in July 1997:
Obligatory reserve to be maintained in the term = 3,000 billion Dong x 10 % = 300 billion Dong.
The amount to be deposited at the State Bank is 210 billion Dong , the amount to be deposited at the cash and valid cheques fund is 90 billion Dong
Calculation of excess and shortfall of obligatory reserve in the maintenance term in July 1997:
The real amount remaining at the cash and valid cheque fund is 78 billion Dong that is a shortfall of 12 billion Dong compared to the requirement (90 billion Dong - 78 billion Dong). As prescribed to assure the obligatory reserve in the maintenance term in July 1997, the obligatory reserve deposited at the State Bank must be 222 billion dong (210 billion Dong + 12 billion Dong ), but in reality the unit deposits only 220 billion dong. Thus, in the maintenance term of July 1997 the shortfall in obligatory reserve is 2 billion Dong (222 billion Dong - 220 billion Dong).
Handling of shortfall in obligatory reserve of Bank (X):
Supposing that the Governor of theState Bank decides that the fine represents 200% of the interest in the re-loan of 0.9% per month, Bank(X) shall have to bear a fine for the shortfall of obligatory reserve in the maintenance term of July 1997 as follows:
Total fine  =
2 billionDong x 0.9%x 200% x 31 days
=  36,000,000 Dong
31 days
Thus, Bank (X) shall have to pay a fine of 36,000,000 Dong for the shortfall of obligatory reserve in the maintenance term of July 1997.
1.Obligatory reserva in maintenance term already notified
1.1 In Vietnam Dong
In which : obligatory reserve deposited at State bank (70%)
Cash and valid cheques (30 %):
1.2 In foreign currencies
In which: obligatory reserve deposited at State banks (70%)
Cash and valid cheques (30%)
2. Actual obligatory reserve already maintained :
2.1. In Vietnam Dong (maintained in the term)
In which: - Actual average deposit at State bank
- average cash and valid cheques at fund of banks and credit organizations
2.2 In foreign currrencies (maintained in the term)
In which: actual average deposits at State bank
Average cash and cheques actually deposited at the funds of the banks and credit iorganizations
3. Difference resulting from excess (+) or shortfall (-) of bligatory reserve
3.1. In case the actual average cash and valid cheques is smaller (<) than prescribed
3.1.1- In Vietnam Dong (2.1- 1.1 )
3.1.2 In foreign currencies (2.2 - 1.2)
3.2- In case actual average cash and valid cheques are bigger than or equal
to the prescribed level
3.2.1- In Vietnam Dong = actual average deposit at State Bank minus (-) obligatory reserve at State Bank in Vietnam Dong
3.2.2- In foreign currencies - actuall average deposit in foreign currencies at State bank minus (-) obligatory reserve at State bank in foreign currencies.-
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 396/1997/QD-NHNN1 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe