Quyết định 181/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 181/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 181/2007/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 26/11/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định181/2007/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 181/2007/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 181/2007QĐ-TTg NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2007
BAN HÀNH QUY CHẾ CHO VAY LẠI
TỪ NGUỒN VỐN VAY, VIỆN TRỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
QUY CHẾ
Về cho vay lại từ nguồn vốn vay,
viện trợ nước ngoài của Chính phủ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và chính quyền địa phương vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này các từ ngữ được sử dụng có cùng nghĩa như đã được giải thích tại Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Cho vay lại" là việc Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại thực hiện cho vay lại các doanh nghiệp toàn bộ hoặc một phần vốn nước ngoài từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ để đầu tư cho các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, hoặc;
b) Cho tổ chức tín dụng trong nước vay lại để cho vay tiếp theo một chương trình tín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong một dự án sử dụng vốn vay nước ngoài, hoặc;
c) Cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay lại theo quy định của pháp luật hoặc theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. "Hiệp định vay hoặc viện trợ nước ngoài" là các Điều ước quốc tế do Chính phủ hoặc Nhà nước Việt Nam ký hoặc do Cơ quan được ủy quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký với Bên nước ngoài nhằm cung cấp vốn cho Việt Nam để thực hiện chương trình, dự án.
3. "Nhà tài trợ hoặc Người cho vay" là Bên nước ngoài cung cấp tài chính cho chương trình, dự án.
4. “Hợp đồng Ủy quyền cho vay lại” là Hợp đồng ký giữa Bộ Tài chính với Cơ quan cho vay lại.
5. "Tỷ giá hạch toán” là tỷ giá do Bộ Tài chính quy định dùng để hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại tệ thuộc phạm vi ngân sách nhà nước.
6. “Phí cho vay lại” là khoản phí do Chính phủ thông qua Cơ quan cho vay lại thu của người vay lại trong trường hợp cho vay lại đối với nguồn vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ. Phí cho vay lại được xác định và áp dụng tương tự mức phí bảo lãnh của Chính phủ nêu trong Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài được ban hành theo Quyết định số 272/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
7. “Phí dịch vụ cho vay lại” là khoản phí do Bộ Tài chính trả cho Cơ quan cho vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại thực hiện quản lý, thu hồi khoản cho vay lại và không chịu rủi ro tín dụng.
Điều 3. Điều kiện được vay lại
1. Điều kiện đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế:
a) Có các chương trình, dự án sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài đảm bảo các tiêu thức sau:
- Phù hợp với quy hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước;
- Hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Được Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay, viện trợ và được nhà tài trợ chấp thuận (trường hợp Hiệp định vay nước ngoài quy định phải có sự chấp thuận của Nhà tài trợ);
- Đảm bảo được khả năng trả nợ theo phương án tài chính được thẩm định theo quy định.
b) Có tình hình tài chính lành mạnh, không có lỗ trong 3 năm liền kề gần nhất, không có nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng và không có nợ quá hạn đối với các khoản vay lại nguồn vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ (nếu là tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động) tại thời điểm vay lại, không có các khoản nợ tồn đọng, quá hạn với ngân sách nhà nước. Đối với trường hợp các doanh nghiệp chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có cam kết của chủ sở hữu hoặc của công ty mẹ.
c) Thực hiện đảm bảo tiền vay cho các khoản vay lại theo yêu cầu của Cơ quan cho vay lại trừ trường hợp được miễn đảm bảo tiền vay theo quy định tại Điều 11 Quy chế này.
2. Điều kiện đối với các tổ chức tín dụng:
a) Được Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay, viện trợ và được nhà tài trợ chấp thuận (trường hợp Hiệp định vay nước ngoài quy định phải có sự chấp thuận của nhà tài trợ);
b) Đảm bảo được khả năng trả nợ theo phương án tài chính được thẩm định.
3. Điều kiện đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Được pháp luật hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ;
b) Vốn vay được dùng cho đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương;
c) Ngân sách địa phương đảm bảo trả được nợ.
Chương II
ĐIỀU KIỆN CHO VAY LẠI
Mục 1
CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG ÁP DỤNG
CHO MỌI TRƯỜNG HỢP CHO VAY LẠI
Điều 4. Đồng tiền cho vay lại
1. Đối với nguồn vốn ODA của Chính phủ: người vay lại có thể lựa chọn đồng tiền vay lại là nội tệ (đồng Việt Nam) hoặc bằng ngoại tệ gốc vay của nước ngoài tuỳ theo khả năng trả nợ. Tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định.
2. Đối với vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ: người vay lại phải nhận nợ bằng ngoại tệ gốc do Chính phủ vay nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Trường hợp cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đồng tiền cho vay lại là đồng ngoại tệ gốc do Chính phủ vay nước ngoài.
Điều 5. Đồng tiền thu hồi nợ
1. Đối với vốn ODA: về nguyên tắc người vay lại nhận vay lại theo loại tiền nào thì trả nợ bằng loại tiền đó. Trường hợp người vay lại yêu cầu hoàn trả cho Chính phủ bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi khác với đồng tiền nhận vay lại, Cơ quan cho vay lại áp dụng tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính quy định hoặc tỷ giá do Cơ quan cho vay lại thoả thuận với người vay lại ghi trong Thoả thuận vay lại để thu nợ.
2. Đối với vốn vay thương mại: đồng tiền trả nợ là đồng ngoại tệ vay gốc. Trường hợp trả bằng Đồng Việt Nam, Cơ quan cho vay lại áp dụng tỷ giá bán ra của Ngân hàng phục vụ hoặc của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong trường hợp không có Ngân hàng phục vụ để thu nợ.
Điều 6. Trị giá cho vay lại
1. Trị giá cho vay lại ghi trong Thoả thuận cho vay lại được xác định trên cơ sở trị giá Hiệp định vay, viện trợ nước ngoài ký với nhà tài trợ hoặc Người cho vay cho mỗi chương trình, dự án. Trong trường hợp Hiệp định vay, viện trợ nước ngoài ký cho nhiều dự án nhưng không quy định mức phân bổ cho từng chương trình, dự án thì trị giá cho vay lại được xác định căn cứ vào quyết định phân bổ vốn vay, viện trợ của Chính phủ.
2. Trị giá nhận nợ thực tế là trị giá được luỹ kế theo từng lần rút vốn.
Điều 7. Thời điểm nhận nợ
1. Đối với các khoản rút vốn thực hiện theo các hình thức thư tín dụng (L/C), thanh toán trực tiếp, hoàn trả:
Thời điểm Người vay lại nhận nợ với Cơ quan cho vay lại là thời điểm giải ngân theo thông báo của nhà tài trợ.
2. Đối với các khoản rút vốn thực hiện theo hình thức tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng:
Trường hợp có nhiều dự án, chương trình thuộc cùng Hiệp định vay, viện trợ và cùng sử dụng một tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng, thời điểm Người vay lại nhận nợ với Cơ quan cho vay lại là thời điểm rút vốn từ tài khoản này.
Trường hợp Hiệp định vay, viện trợ chỉ cho một dự án và sử dụng một tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng, thời điểm người vay lại nhận nợ với Cơ quan cho vay lại là thời điểm nhà tài trợ hoặc Người cho vay chuyển vốn vào tài khoản này.
3. Căn cứ vào thông báo giải ngân của nhà tài trợ hoặc người cho vay hoặc chứng từ thanh toán từ tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng, Bộ Tài chính sẽ lập thông báo hoặc ghi thu, ghi chi cho Cơ quan cho vay lại trị giá giải ngân theo ngày giải ngân, cho từng dự án hoặc chương trình và theo Hiệp định vay, viện trợ.
Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm thông báo cho Người vay lại để nhận nợ và thu nợ theo thông báo hoặc theo số ghi chi của Bộ Tài chính. Trường hợp Người vay lại không đồng ý với số liệu thông báo hoặc ghi chi của Bộ Tài chính, Cơ quan cho vay lại báo cáo ngay cho Bộ Tài chính để xử lý.
Điều 8. Số ngày tính lãi
1. Đối với vốn vay thương mại: số ngày tính lãi cho vay lại và lãi chậm trả được tính theo quy định tại Hiệp định vay nước ngoài.
2. Đối với vốn ODA: lãi cho vay lại và lãi chậm trả được tính trên số ngày thực tế sử dụng vốn và trên cơ sở một năm có 360 ngày.
Điều 9. Lãi chậm trả
Nếu Người vay lại không trả gốc, lãi, phí cho vay lại và các khoản phải trả khác đúng hạn thì phải chịu lãi chậm trả theo mức lãi suất chậm trả bằng 150% lãi suất ghi trong Thoả thuận cho vay lại hoặc mức lãi chậm trả ghi trong Hiệp định vay gốc tuỳ theo mức nào cao hơn. Lãi chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả cho đến ngày thực trả nếu chậm từ 15 ngày trở lên.
Điều 10. Các loại phí
Người vay lại phải trả các loại phí sau:
1. Phí do nước ngoài thu: căn cứ Hiệp định vay cụ thể, các khoản phí nước ngoài có thể bao gồm phí quản lý, phí cam kết, phí rút vốn, phí bảo hiểm và các khoản phí khác. Người vay lại trực tiếp thanh toán cho nhà tài trợ các khoản phí này. Trong trường hợp Chính phủ đứng ra trả các khoản phí nước ngoài nói trên Người vay lại phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước.
2. Các loại phí dịch vụ do Ngân hàng phục vụ thu: Người vay lại trực tiếp trả cho Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng phục vụ.
Điều 11. Tài sản thế chấp và các biện pháp đảm bảo tiền vay
1. Người vay lại phải thế chấp tài sản hoặc sử dụng các biện pháp đảm bảo khác để đảm bảo bù đắp rủi ro tín dụng và các rủi ro khác có thể xảy ra bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ và/hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật trừ các trường hợp người vay lại là đối tượng được miễn thế chấp tài sản hoặc đảm bảo tiền vay bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Các tổ chức tài chính, tín dụng;
c) Các trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng tín chấp hoặc được miễn thế chấp tài sản hoặc đảm bảo tiền vay (toàn bộ hoặc một phần).
2. Cam kết về thế chấp tài sản và đảm bảo tiền vay được thể hiện trong Thoả thuận cho vay lại. Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm hoàn chỉnh các hồ sơ pháp lý về tài sản thế chấp và đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản thế chấp và đảm bảo đối với các khoản cho vay lại của Chính phủ theo quy định chung về quản lý tài sản thế chấp và đảm bảo tiền vay của Cơ quan đó.
Trường hợp Bộ Tài chính là Cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính thực hiện quản lý, xử lý tài sản thế chấp và đảm bảo khoản vay đối với các khoản cho vay lại theo các quy định trong Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài được ban hành theo Quyết định số 272/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục 2
ĐIỀU KIỆN CHO VAY LẠI ÁP DỤNG RIÊNG
CHO CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Điều 12. Cho vay lại đối với vốn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ
1. Lãi suất cho vay lại là lãi suất được xác định trên cơ sở mức lãi suất vay của nước ngoài cộng phí cho vay lại.
2.Thời gian cho vay lại:
a) Đối với cho vay lại theo chương trình, dự án của các doanh nghiệp:
Thời hạn hoàn trả vốn gốc do Bộ Tài chính xác định căn cứ vào thời gian hoàn vốn trong dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả thẩm định lại của Cơ quan cho vay lại, nhưng không vượt quá thời gian vay nước ngoài.
Thời gian ân hạn do Bộ Tài chính xác định căn cứ vào thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động nêu trong dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả thẩm định lại của Cơ quan cho vay lại.
b) Đối với chương trình, hạn mức tín dụng vay theo điều kiện thương mại cho các tổ chức tín dụng: thời gian cho vay lại theo điều kiện vay nước ngoài.
Điều 13. Cho vay lại đối với vốn ODA của Chính phủ cho các doanh nghiệp vay lại theo chương trình, dự án
1. Lãi suất cho vay lại:
a) Trường hợp vay lại bằng đồng Việt Nam:
Lãi suất cho vay lại được xác định theo ngành kinh tế - kỹ thuật và không vượt quá mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Một số ngành, lĩnh vực theo Phụ lục I kèm theo Quy chế này được hưởng mức lãi suất ưu đãi theo các mức 33,3% và 55,5% so với lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước. Mức lãi suất này bao gồm cả phí dịch vụ cho vay lại. Trường hợp mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước thay đổi, các mức lãi suất ưu đãi được thay đổi theo tương ứng.
Lãi suất cho vay lại được áp dụng không thay đổi trong suốt thời gian vay lại.
b) Trường hợp vay lại bằng đồng ngoại tệ:
Lãi suất cho vay lại bằng mức lãi suất cho vay lại bằng Đồng Việt Nam quy định trong mục (a) nói trên trừ đi tỷ lệ rủi ro hối đoái tương ứng của đồng tiền cho vay lại, nhưng không thấp hơn mức lãi suất đi vay của nước ngoài và không cao hơn hai phần ba (2/3) lãi suất thương mại tham chiếu (CIRR) do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) công bố vào cùng thời điểm xác định lãi suất cho vay lại.
Trên cơ sở mức biến động tỷ giá của Đồng Việt Nam tương ứng với từng loại ngoại tệ và biến động chỉ số lạm phát bình quân trong 5 năm gần nhất của Việt Nam so với các nước/khu vực: Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản, mức rủi ro tỷ giá áp dụng cho ba loại ngoại tệ là Đô La Mỹ (USD), Euro (EUR) và Yên Nhật Bản (JPY) kể từ thời điểm Quy chế này có hiệu lực đến hết ngày 15 tháng 3 năm 2008 được quy định tại Phụ lục II. Hàng năm không muộn hơn ngày 15 tháng 3, căn cứ vào biến động của thị trường tài chính tiền tệ, Bộ Tài chính tính toán và công bố mức rủi ro tỷ giá đối với ba loại ngoại tệ nêu trên áp dụng cho đến hết ngày 15 tháng 3 của năm kế tiếp. Trường hợp đặc biệt có biến động lớn, Bộ Tài chính có thể thực hiện công bố lại mức rủi ro tỷ giá ngay trong kỳ áp dụng.
Trường hợp ngoại tệ gốc trong Hiệp định vay khác với ba loại ngoại tệ nói trên, mức rủi ro hối đoái được áp dụng theo mức rủi ro hối đoái của đồng USD.
Lãi suất cho vay lại sau khi xác định được áp dụng không thay đổi trong suốt thời gian vay lại.
2. Thời hạn cho vay lại
a) Thời hạn trả nợ gốc được Bộ Tài chính xác định phù hợp với thời gian hoàn vốn trong văn kiện dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với từng dự án hoặc kết quả thẩm định lại của Cơ quan cho vay lại;
b) Thời gian ân hạn được Bộ Tài chính xác định căn cứ vào thời kỳ xây dựng cho đến khi chương trình/dự án được đưa vào hoạt động nêu trong văn kiện dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả thẩm định lại của Cơ quan cho vay lại;
c) Thời điểm bắt đầu tính thời gian ân hạn và thời hạn hoàn trả là ngày rút vốn đầu tiên của chương trình/dự án (nếu nhà tài trợ không có yêu cầu khác);
d) Người vay lại có thể thực hiện trả nợ trước hạn, tuy nhiên phải gửi thông báo bằng văn bản tối thiểu 30 ngày trước khi thực hiện trả nợ trước cho Cơ quan cho vay lại và Bộ Tài chính.
Điều 14. Cho vay lại đối với vốn vay ODA cho chương trình, hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng
1. Lãi suất cho vay lại:
a) Trường hợp vay lại bằng Đồng Việt Nam: lãi suất cho vay lại được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Quy chế này;
b) Trường hợp vay lại bằng ngoại tệ: lãi suất cho vay lại được xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Quy chế này;
c) Các tổ chức tín dụng được quyền quyết định lãi suất cho vay đối với người sử dụng vốn cuối cùng và chịu rủi ro tín dụng về việc cho vay này. Các tổ chức tín dụng được hưởng chênh lệch giữa lãi suất cho vay ra và lãi suất vay lại từ Bộ Tài chính.
2. Thời gian cho vay lại:
Thời hạn vay lại bằng thời hạn của Hiệp định vay ODA của Chính phủ nhưng không vượt quá 20 năm (bao gồm cả thời gian ân hạn).
Điều 15. Cho vay lại Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đồng tiền cho vay lại: đồng ngoại tệ theo Hiệp định vay ký giữa Chính phủ và Nhà tài trợ.
2. Lãi suất cho vay lại: bằng lãi suất vay nước ngoài của Chính phủ.
3. Thời hạn vay lại: bao gồm thời hạn hoàn trả gốc và thời gian ân hạn được giữ nguyên theo Hiệp định vay nước ngoài của Chính phủ.
Điều 16. Trường hợp đặc biệt
Nếu nhà tài trợ yêu cầu cho vay lại theo điều kiện khác với quy định trong Quy chế này của Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì lấy ý kiến các cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 17. Phí dịch vụ cho vay lại trong nước
1. Phí dịch vụ cho vay lại được tính theo tỷ lệ 1,5% trên số thu hồi nợ thực tế (bao gồm cả gốc, lãi và lãi chậm trả nếu có) không phân biệt đồng tiền thu hồi nợ.
2. Phí dịch vụ cho vay lại được Cơ quan cho vay lại thông báo cho Bộ Tài chính theo từng kỳ thu nợ và Cơ quan cho vay lại được phép tự trích từ số nợ thu hồi thực tế trước khi chuyển trả cho Bộ Tài chính.
Chương III
QUY TRÌNH THỦ TỤC CHO VAY LẠI
Điều 18. Hình thức Ủy quyền cho vay lại
Tuỳ từng điều kiện cụ thể, Bộ Tài chính sẽ thoả thuận với cơ quan, tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện việc cho vay lại để thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
1. Đối với khoản vay lại theo chương trình, dự án: Cơ quan cho vay lại thực hiện quản lý, thu hồi khoản vay lại nhưng không chịu rủi ro tín dụng. Trong trường hợp này Cơ quan cho vay lại được hưởng phí dịch vụ cho vay lại nêu tại Điều 17 Quy chế này.
2. Đối với khoản vay lại theo chương trình, hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng: Cơ quan cho vay lại được chọn Người vay lại, chịu trách nhiệm thẩm định dự án vay lại, quy định lãi suất cho vay đối với Người vay lại, chịu rủi ro tín dụng. Trong trường hợp này Cơ quan cho vay lại được hưởng chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay đến người vay lại cuối cùng và lãi suất vay từ Bộ Tài chính.
Điều 19. Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án vay lại
1. Đối với các khoản ODA cho doanh nghiệp vay lại theo chương trình, dự án:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các dự án được vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ trước khi các Điều ước quốc tế khung hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết với nước ngoài.
Việc thẩm định và phê duyệt dự án được thực hiện theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức; Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án cho ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định.
Cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm thẩm định lại phương án tài chính của các dự án cho vay lại, năng lực tài chính của người vay lại và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính trước khi ký kết Thoả thuận cho vay lại.
2. Đối với các khoản vay ODA theo chương trình, hạn mức tín dụng cho tổ chức tín dụng cho vay lại:
Bộ Tài chính thực hiện thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của các tổ chức tín dụng tham gia chương trình trước khi ký Thỏa thuận cho vay lại.
Các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đến người sử dụng vốn cuối cùng, chịu trách nhiệm thẩm định dự án và chọn đối tượng cho vay tiếp phù hợp với chương trình tín dụng đã thoả thuận với nhà tài trợ hoặc Người cho vay, đồng thời chịu mọi rủi ro trong quá trình cho vay lại đối với những đối tượng này.
3. Đối với chương trình, hạn mức tín dụng theo điều kiện thương mại cho tổ chức tín dụng cho vay lại:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của các tổ chức tín dụng tham gia chương trình và thông báo kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính.
Các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đến người sử dụng vốn cuối cùng chịu trách nhiệm thẩm định dự án và chọn đối tượng cho vay tiếp phù hợp với chương trình tín dụng đã thoả thuận với nhà tài trợ hoặc người cho vay, đồng thời chịu mọi rủi ro trong quá trình cho vay lại đối với những đối tượng này.
4. Đối với các khoản vay thương mại của Chính phủ cho doanh nghiệp vay lại:
Cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm thẩm định lại phương án tài chính của các dự án cho vay lại, năng lực tài chính của của người vay lại và báo cáo kết quả thẩm định lại cho Bộ Tài chính trước khi ký kết Thoả thuận cho vay lại.
5. Cho vay lại Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Bộ Tài chính thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách địa phương theo các quy định hiện hành về phân cấp ngân sách.
Trường hợp Bộ Tài chính là Cơ quan cho vay lại đối với các dự án nói ở điểm 1 và điểm 4 nói trên, việc thẩm định lại phương án tài chính thực hiện như các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài được ban hành theo Quyết định số 272/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 20. Trình tự, thủ tục cho vay lại
1. Xác định điều kiện cho vay lại:
Người vay lại xuất trình cho Bộ Tài chính và Cơ quan cho vay lại các tài liệu sau để làm căn cứ xác định các điều kiện cho vay lại:
- Văn kiện dự án hoặc hồ sơ chương trình/hạn mức tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền;
- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ;
- Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất (đối với các doanh nghiệp/tổ chức kinh tế đang hoạt động); đối với những trường hợp các doanh nghiệp chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có các báo cáo tài chính của công ty mẹ hoặc của các công ty là cổ đông chiến lược và văn bản cam kết của cơ quan chủ quản cấp trên hoặc của công ty mẹ, cổ đông chiến lược đảm bảo khả năng trả nợ;
- Phương án tài chính sử dụng và hoàn trả vốn vay dựa trên cơ sở tham chiếu các điều kiện khung cho vay lại theo Quy chế này.
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ các tài liệu hợp lệ nói trên Cơ quan cho vay lại tiến hành thẩm định lại phương án tài chính của dự án, năng lực tài chính của người vay lại và gửi kết quả thẩm định cho Bộ Tài chính. Trên cơ sở kết quả thẩm định lại, Bộ Tài chính xác định điều kiện cho vay lại cụ thể cho dự án theo các điều kiện khung của Quy chế này. Trong trường hợp đặc biệt không thực hiện được điều kiện khung cho vay lại, Bộ Tài chính lấy ý kiến các cơ quan liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trường hợp dự án được xác định không có khả năng trả nợ theo các điều kiện vay do Bộ Tài chính công bố, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định không bố trí vốn cho các chương trình, dự án này.
2. Ký kết Hợp đồng ủy quyền cho vay lại
Sau khi xác định điều kiện cho vay lại cụ thể hoặc sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong vòng 15 ngày, Bộ Tài chính ký kết Hợp đồng ủy quyền cho vay lại với Cơ quan cho vay lại với các nguyên tắc chung theo mẫu đính kèm tại Phụ lục III.
3. Ký kết Thoả thuận cho vay lại:
Cơ quan cho vay lại ký kết Thoả thuận cho vay lại với Người vay lại theo các điều kiện ghi trong Hợp đồng ủy quyền cho vay lại đã ký với Bộ Tài chính.
Sau khi ký kết Thoả thuận cho vay lại, Cơ quan cho vay lại gửi 1 bản đến Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi quản lý.
4. Thủ tục nhận nợ:
Căn cứ vào thông báo từng lần rút vốn của nhà tài trợ hoặc Người cho vay hoặc thông báo của Ngân hàng phục vụ về việc chi từ tài khoản đặc biệt, Bộ Tài chính hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước và ghi chi cho Cơ quan cho vay lại để nhận vốn và thông báo cho Người vay lại nhận nợ. Trường hợp Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp, Người vay lại nhận nợ trực tiếp với Bộ Tài chính.
Ngay sau khi nhận được thông báo kết thúc thời hạn rút vốn của Hiệp định vay, viện trợ nước ngoài, Bộ Tài chính thông báo cho Cơ quan cho vay lại hoặc Người vay lại về tổng số vốn nhận nợ cuối cùng của Người vay lại.
Điều 21. Thu hồi nợ cho vay lại
Người vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợ ghi trong Thoả thuận cho vay lại cho Cơ quan cho vay lại.
Cơ quan cho vay lại thực hiện trả nợ đúng hạn, đầy đủ theo nghĩa vụ trả nợ ghi trong Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài do Bộ Tài chính quản lý theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính. Trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại trả nợ trực tiếp cho nước ngoài, Cơ quan cho vay lại chỉ chuyển cho Bộ Tài chính phần còn lại sau khi đã thực hiện trả cho nước ngoài.
Trong trường hợp có thay đổi về chính sách hoặc điều chỉnh điều kiện cho vay lại, Cơ quan cho vay lại hoặc Bộ Tài chính không hoàn trả lại các khoản nợ cho vay lại đã được thu hồi trước đó.
Điều 22. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì, thống nhất với Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các chương trình, dự án được vay lại toàn bộ hoặc vay lại một phần từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính lập đề án huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định cho từng trường hợp cụ thể.
2. Bộ Tài chính, cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, có trách nhiệm:
a) Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các chương trình, dự án được vay lại từ nguồn ODA của Chính phủ trước khi các Điều ước quốc tế khung hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết với nước ngoài;
b) Định kỳ hàng năm không muộn hơn ngày 15 tháng 01, căn cứ biến động của thị trường tài chính, rà soát và công bố khung lãi suất áp dụng cho các ngành kinh tế - kỹ thuật quy định và mức rủi ro tỷ giá tại điểm 1 Điều 13 Quy chế này và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết;
c) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan cho vay lại và các cơ quan liên quan xác định các điều kiện cho vay lại cụ thể đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ theo khung điều kiện của Quy chế này;
d) Ký các Hợp đồng ủy quyền cho vay lại với Cơ quan cho vay lại hoặc Thoả thuận cho vay lại với người vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại;
đ) Thực hiện giám sát, quản lý, thu hồi vốn cho vay lại theo các quy định tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại hoặc Hiệp định phụ hoặc Thoả thuận cho vay lại;
e) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, thực hiện việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình quản lý, sử dụng, thu hồi vốn cho vay lại từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:
Thực hiện thẩm định phương án sử dụng vốn vay và trả nợ của các tổ chức tín dụng tham gia chương trình hạn mức tín dụng trong trường hợp Bộ Tài chính cho các tổ chức tín dụng vay lại các chương trình, hạn mức tín dụng theo điều kiện thương mại.
4. Cơ quan cho vay lại có trách nhiệm:
a) Thực hiện thẩm định lại phương án tài chính của các dự án, chương trình vay lại vốn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, năng lực tài chính của người vay lại trước khi ký kết Thoả thuận cho vay lại;
b) Quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay lại của Người vay lại. Thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán rõ ràng các khoản cho vay lại theo từng người vay lại;
c) Hoàn thiện các hồ sơ pháp lý, quản lý và xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác do Người vay lại dùng làm đảm bảo tiền vay;
d) Áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với luật pháp để thực hiện thu hồi vốn cho vay lại từ người vay lại đầy đủ, đúng hạn và chuyển vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài theo đúng điều kiện của Thoả thuận cho vay lại và Hợp đồng ủy quyền cho vay lại;
đ) Cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án cho Bộ Tài chính, nhà tài trợ hoặc người cho vay định kỳ hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu;
e) Trường hợp Người vay lại không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ, sau khi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, phải:
- Trả nợ thay cho Người vay lại nếu Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại theo phương thức tự chịu rủi ro tín dụng.
- Báo cáo Bộ Tài chính, Cơ quan thẩm định dự án để có biện pháp xử lý nếu Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại theo phương thức không chịu rủi ro tín dụng.
g) Báo cáo về những doanh nghiệp và tổ chức có chương trình, dự án nhận vốn cho vay lại nhưng không trả nợ đúng hạn cho Bộ Tài chính để đưa vào danh sách các đối tượng không được xem xét nhận vốn vay tiếp theo. Danh sách này hàng năm sẽ được Bộ Tài chính thông báo cho các Cơ quan cho vay lại để các cơ quan này không tiến hành nhận hồ sơ xin vay của các đối tượng trên.
5. Người vay lại có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng vốn vay lại theo đúng mục đích đã được phê duyệt trong báo cáo đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt;
b) Thực hiện trả nợ, đầy đủ đúng hạn cho Cơ quan cho vay lại theo đúng các điều kiện quy định trong Thoả thuận cho vay lại ký với Cơ quan cho vay lại;
c) Thực hiện đúng các quy định về về thế chấp và các biện pháp bảo đảm tiền vay quy định tại Điều 11 Quy chế này;
d) Định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu đột xuất của Cơ quan cho vay lại cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án cho Cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính và nhà tài trợ hoặc Người cho vay, đồng thời có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan nói trên các tình huống phát sinh gây chậm trễ tiến trình thực hiện chương trình, dự án và những thay đổi liên quan đến chương trình, dự án;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin cung cấp cho Cơ quan cho vay lại.
Chương IV
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 23. Không miễn trừ trách nhiệm và thứ tự ưu tiên hoàn trả vốn vay
1. Không miễn trừ trách nhiệm:
Tất cả các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến các hợp đồng thương mại sẽ do các bên ký hợp đồng giải quyết và các khiếu nại, tranh chấp này sẽ không miễn trừ cho người vay lại bất kỳ nghĩa vụ nào theo Thoả thuận cho vay lại.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán hoàn trả vốn vay:
Đối với các khoản trả gốc, lãi và phí ghi trong Thoả thuận cho vay lại, Người vay lại phải hoàn trả theo thứ tự ưu tiên ngang bằng với bất kỳ khoản vay cùng loại khác của doanh nghiệp. Trong trường hợp Người vay lại chỉ trả được một phần các nghĩa vụ đến hạn, thứ tự để ưu tiên trừ nợ sẽ theo thứ tự sau: lãi chậm trả, lãi đến hạn, phí cho vay lại, gốc đến hạn.
Điều 24. Chuyển nhượng
Người vay lại không được quyền chuyển giao, chuyển nhượng nghĩa vụ nợ phát sinh liên quan đến các khoản vay lại, trừ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Cơ quan cho vay lại.
Đối với Người vay lại là doanh nghiệp Nhà nước khi tiến hành chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá, sát nhập, giải thể...) Người ra quyết định cơ cấu lại doanh nghiệp phải yêu cầu cơ quan tiếp nhận khoản nợ vay lại ký xác nhận nợ với Cơ quan cho vay lại và thực hiện trả nợ theo Thoả thuận vay lại đã ký.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các chương trình, dự án vay lại được chấp thuận và triển khai sau ngày có hiệu lực của Quy chế này phải thực hiện theo các quy định nêu trong Quy chế.
Đối với các chương trình, dự án vay lại mà các điều kiện vay lại đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai sau khi Quy chế này có hiệu lực được tiếp tục áp dụng các điều kiện vay lại đã được phê duyệt.
Các Thoả thuận cho vay lại, Hợp đồng ủy quyền cho vay lại, Hiệp định vay phụ ký trước thời điểm ban hành Quy chế này vẫn giữ nguyên giá trị hiệu lực thực hiện./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục I KHUNG LÃI SUẤT CHO VAY LẠI BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM TỪ NGUỒN VỐN ODA (Ban hành kèm theo Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ) |
|
|
|
Ngành/lĩnh vực |
Lãi suất |
|
|
I. Các ngành/lĩnh vực hưởng lãi suất ưu đãi |
|
|
|
- Cấp nước đô thị loại 5 |
|
- Sản xuất, trang bị các thiết bị an toàn giao thông |
|
- Dạy nghề |
|
- Đầu tư xây dựng các cơ sở y tế có khả năng hoàn vốn |
33,3% lãi suất |
- Trồng rừng kinh tế |
cho vay tín dụng |
- Xây dựng tuyến đường sắt |
đầu tư của Nhà nước |
- Xây dựng tuyến tầu điện ngầm |
|
- Xử lý chất thải rắn các đô thị (chỉ áp dụng với vốn vay) |
|
- Xử lý nước thải khu công nghiệp |
|
- Phân phối điện khu vực nông thôn |
55,5% lãi suất |
- Viễn thông nông thôn |
cho vay tín dụng |
- Sản xuất, chế biến nông, lâm sản |
đầu tư của Nhà nước |
- Câp nước đô thị khác |
|
- Chương trình tín dụng thông qua các ngân hàng chính sách để cho vay lại cho các đối tượng thuộc diện chính sách của Chính phủ |
|
II. Các ngành/lĩnh vực khác |
100% lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước |
|
|
Phụ lục II
MỨC RỦI RO VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ÁP DỤNG
ĐẾN HẾT NGÀY 15 THÁNG 3 NĂM 2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
_________
Ngoại tệ |
Mức rủi ro tỷ giá (tỷ lệ %/năm) |
USD |
1,5 |
EUR |
2 |
JPY |
4,5 |
Căn cứ để xác định: xét về mặt kinh tế, biến động tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ phụ thuộc vào sức mua của từng loại tiền (chỉ số lạm phát), chính sách tiền tệ (chính sách tỷ giá và lãi suất) của từng nước và các yếu tố khác của từng thị trường. Để lượng hoá các yếu tố trên, rủi ro tỷ giá hối đoái được xác định căn cứ vào chỉ số lạm phát và biến động tỷ giá bình quân.
1. Chỉ số lạm phát trung bình hàng năm trong thời kỳ 2000 - 2005:
- Mỹ: 2,65%/năm
- Liên minh EU: 2,13%/năm
- Nhật Bản: - 0,53%/năm
- Việt Nam: 4,18%/năm
(Nguồn: căn cứ số liệu IMF năm 2005)
Từ đó quy ra biến động tỷ giá theo sức mua bình quân/năm giữa:
- VND/USD: 1,491%/năm
- VND/EUR: 2,007%/năm
- VND/JPY: 4,735%/năm
2. Biến động tỷ giá bình quân hàng năm của VND so với các loại ngoại tệ thời kỳ 2000 - 2005:
- VND/USD: 1,56%/năm
- VND/EUR: 10,5%/năm
- VND/JPY: 4,21%/năm
(Nguồn: tỷ giá thực trên thị trường VN)
Phụ lục III
MẪU HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CHO VAY LẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 181/2007/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
_________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CHO VAY LẠI VỐN
(tên nguồn vốn) cho dự án/chương trình (tên dự án/chương trình)
Số:... / /UQ/BTC-TCDN
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 27 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định phê duyệt dự án/ chương trình;
Căn cứ Hiệp định vay/tín dụng hoặc văn kiện dự án (đối với dự án/chương trình viện trợ không hoàn lại) ký ngày.... giữa ....(tên tổ chức/nước tài trợ) và....... (tên Bên nhận tài trợ)...... cho dự án/chương trình (tên dự án/chương trình);
Căn cứ Quyết định số.... ngày.... tháng …… năm…… của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cho vay lại từ nguồn vốn vay/viện trợ nước ngoài của Chính phủ;
Bộ Tài chính (sau đây gọi là Bên ủy quyền)
Trụ sở: 28 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Điện thoại:
Số Fax: 2208020 hoặc 2208021
và
Tên Cơ quan cho vay lại (sau đây gọi là Bên được ủy quyền)
Trụ sở:
Điện thoại:
Fax:
Thoả thuận như sau:
Điều 1. Bên ủy quyền ủy quyền cho Bên được ủy quyền thực hiện cho vay lại cho.... tên người vay lại (sau đây gọi là người vay lại) từ nguồn vốn vay... (tên nước /tổ chức tài trợ) theo Hiệp định.... với các điều kiện như sau:
1.1. Đồng tiền cho vay lại là....
1.2. Trị giá cho vay lại là tổng số vốn thực rút không vượt quá... (trị giá vay theo Hiệp định vay/tín dụng/văn kiện cho chương trình/dự án hoặc trị giá phân bổ cho từng chương trình/dự án).
1.3. Thời hạn vay là... (thời gian hoàn trả nợ gốc xác định theo Quy chế), thời gian ân hạn là... (thời gian ân hạn xác định theo Quy chế) kể từ ngày.....
1.4. Lãi suất cho vay lại bằng... (lãi suất xác định theo Quy chế) trên số dư nợ. Lãi chậm trả bằng... (lãi suất chậm trả xác định theo Quy chế) tính trên số nợ quá hạn. Lãi chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trả nợ thực tế.
1.5. Lãi và lãi chậm trả được tính trên số ngày thực tế và trên cơ sở một năm có 360 ngày.
1.6. Ngày nhận nợ về nguyên tắc được tính là ngày (tên tổ chức/nước tài trợ) thực hiện giải ngân cho dự án/chương trình và ghi nợ cho Bộ Tài chính hoặc ngày rút vốn từ tài khoản đặc biệt trong trường hợp Hiệp định vay dùng phương thức rút vốn tài khoản đặc biệt cho nhiều dự án.
1.7. Người vay lại phải trả nợ gốc và nợ lãi 6 tháng một lần cho Bên được ủy quyền vào ngày....và .... hàng năm. Thanh toán nợ gốc được bắt đầu từ ngày.....
1.8. Người vay lại có thể thực hiện trả nợ trước sau khi gửi thông báo bằng văn bản tối thiểu 30 ngày trước khi thực hiện trả nợ trước cho Bên được ủy quyền và Bên ủy quyền.
1.9. Trong trường hợp người vay lại thanh toán trả nợ bằng các đồng tiền khác đồng tiền cho vay lại, việc quy đổi tỷ giá được áp dụng quy định tại Quy chế cho vay lại nguồn vốn vay/viện trợ nước ngoài của Chính phủ.
1.10. Người vay lại phải thanh toán trực tiếp cho các Ngân hàng phục vụ trong nước đối với các loại phí do các Ngân hàng phục vụ này thu.
1.11. Người vay lại có trách nhiệm thanh toán trực tiếp các khoản phí ngoài nước cho nhà tài trợ nước ngoài (phí cam kết, phí quản lý, phí bảo hiểm tín dụng ...) hoặc chuyển trả cho Bên được ủy quyền trong trường hợp Bộ Tài chính đã trả thay. Trường hợp các khoản phí ngoài nước nói trên đã được bao gồm trong lãi suất cho vay lại nên tại điểm 1.4 thì Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm thanh toán phí cho nhà tài trợ nước ngoài.
1.12. Đối với các khoản trả gốc, lãi quy định trong Thoả thuận cho vay lại, người vay lại phải hoàn trả theo thứ tự ưu tiên ngang bằng với bất kỳ khoản vay nào khác của người vay lại.
1.13. Người vay lại có trách nhiệm đảm bảo khoản vay bằng tài sản thế chấp hoặc bằng các biện pháp đảm bảo khác. Tài sản thế chấp là tài sản hình thành từ nguồn vốn vay và/hoặc tài sản khác theo quy định (tuỳ trường hợp cụ thể).
Điều 2. Phí dịch vụ cho vay lại trong nước
Bên được ủy quyền được hưởng một khoản phí cho vay lại theo mức phí là 1,5% trên số vốn thu hồi thực tế. Bên được ủy quyền tự động trích và giữ lại phần phí cho vay lại theo tỷ lệ với số vốn thu hồi trước khi hoàn trả vốn thu hồi cho vay lại (gốc, lãi) cho Bên ủy quyền.
Điều 3. Trách nhiệm của Bên ủy quyền
3.1. Căn cứ thông báo rút vốn của Nhà tài trợ, Bên ủy quyền có trách nhiệm hạch toán ghi nợ cho Bên được ủy quyền để Bên được ủy quyền thông báo cho người vay lại làm thủ tục nhận nợ vốn vay lại từng lần.
3.2. (nếu có) Bên ủy quyền có trách nhiệm thông báo cho Bên được ủy quyền các loại phí nêu tại Điều 1.11 để Bên được ủy quyền thông báo cho người vay lại trả trực tiếp cho nhà tài trợ (hoặc thu hồi từ người vay lại trong trường hợp Bên ủy quyền đã trả).
3.3. Bên ủy quyền có trách nhiệm theo dõi và hạch toán việc nộp Ngân sách các khoản thu hồi vốn cho vay lại của Bên được ủy quyền theo quy định tại Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 4. Trách nhiệm của Bên được Ủy quyền
4.1. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ký Hợp đồng này, Bên được ủy quyền có trách nhiệm ký Thoả thuận cho vay lại với người vay lại theo các điều kiện nêu ở Điều 1. Trong vòng 07 ngày sau khi ký Thoả thuận cho vay lại với người vay lại, Bên được ủy quyền có trách nhiệm gửi cho Bên ủy quyền 01 bản sao Thoả thuận cho vay lại để phối hợp theo dõi.
4.2. Căn cứ thông báo rút vốn từng lần của Bên ủy quyền, Bên được ủy quyền có trách nhiệm làm thủ tục nhận cho người vay lại.
4.3. Bên được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý khoản vay kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và có trách nhiệm thu hồi nợ hoàn trả lại ngân sách các khoản gốc, lãi và các khoản phải thu nêu tại Điều 1.11 (nếu có) sau khi đã trừ phần phí được giữ lại nêu tại Điều 2 vào các kỳ hạn trả nợ nêu tại Điều 1.7. Việc nộp ngân sách các khoản thu hồi vốn cho vay lại được thực hiện theo Điều 4 Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.4. Sáu tháng một lần vào tháng 6 và 12 hàng năm, Bên được ủy quyền thông báo cho Bên ủy quyền kế hoạch thu hồi nợ và tình hình thực hiện kế hoạch này để Bên ủy quyền tổng hợp vào kế hoạch hàng năm và chuẩn bị thanh toán cho nước ngoài.
4.5. Bên được ủy quyền có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của tài sản thế chấp do người vay lại dùng làm đảm bảo nêu tại Điều 1.13, thực hiện quản lý và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật và của Bên được ủy quyền. Bên được ủy quyền có trách nhiệm thông báo cho Bên được ủy quyền về các biến động của tài sản thế chấp có khả năng ảnh hưởng tới tính an toàn của khoản cho vay lại.
4.6. Trường hợp người vay lại không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn thì Bên được ủy quyền chịu trách nhiệm trả nợ ngân sách thay cho người vay lại hoặc có trách nhiệm áp dụng các biện pháp mà luật pháp cho phép dể thu hồi nợ. Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày đến hạn nếu sau khi áp dụng các biện pháp luật pháp cho phép mà vẫn không thu hồi được nợ, Bên được ủy quyền phải thông báo cho Bên ủy quyền để xử lý kịp thời hoặc để Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ có biện pháp xử lý.
Điều 5. Điều khoản thi hành
5.1. Hợp đồng này được làm 04 bản, Bên ủy quyền lưu 02 bản, Bên được ủy quyền lưu 02 bản và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
5.2. Bên ủy quyền và Bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng các thoả thuận trên đây. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế nếu thấy cần thiết hai bên sẽ cùng xem xét để bổ sung, sửa đổi./.
Hà Nội, ngày... tháng... năm 200...
ĐẠI DIỆN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN ĐẠI DIỆN BÊN ỦY QUYỀN
THE PRIME MINISTER | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 181/2007/QD-TTg | Hanoi, November 26, 2007 |
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON RE-LENDING OF THE GOVERNMENTS FOREIGN LOAN AND AID CAPITAL
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 16, 2002 Law on the State Budget;
Pursuant to the Governments Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005. promulgating the Regulation on management of foreign loans and payment of foreign debts;
Pursuant to the Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Regulation on Official Development Assistance (ODA) management and use;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECIDES:
Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on re-lending of the Governments foreign loan and aid capital.
Article 2.This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
REGULATION
ON RE-LENDING OF THE GOVERNMENTS FOREIGN LOAN AND AID CAPITAL
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 181/2007/QD-TTg of November 26, 2007)
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Governing scope
This Regulation governs relations arising when the Government re-lends capital from its foreign loan and aid sources to domestic organizations, enterprises and local administrations.
Article 2. Interpretation of terms
The terms used in this Regulation have the same meanings as interpreted in the Governments Decision No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, promulgating the Regulation on management of foreign loans and payment of foreign debts. The terms below are construed as follows:
1. Re-lending means that the Finance Ministry on behalf of .the Government:
a/ Directly re-lends or authorizes another agency to re-lend all or part of the Governments foreign loan and aid capital to enterprises for investment in projects with capital recoverability;
b/ Re-lends capital to domestic credit institutions for further lending under a credit program or a credit component of a project using foreign loans; or,
c/ Re-lends capital to provincial/municipal Peoples Committees under law or the Prime Ministers decisions.
2. Foreign loan or aid agreement means a treaty concluded by the Vietnamese Government or State or its authorized agency with a foreign party (ies) in order to provide capital for Vietnam to implement programs or projects.
3. Donor or lender means a foreign party that finances a program or project.
4. Re-lending authorization contract means a contract signed between the Finance Ministry and a re-lending agency.
5. Accounting exchange rate means the exchange rate set by the Finance Ministry for accounting and reporting on foreign exchange revenues and expenditures belonging to the state budget.
6. Re-lending charge means a kind of charge collected by the Government via re-lending agencies from borrowers in case of re-lending the Governments foreign commercial loans. The re-lcnding charge is determined and applied similarly as the Governments guarantee charge mentioned in the Regulation on the grant and management of Government guarantees for foreign loans, promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 272/2006/QD-TTg of November 28, 2006.
7. Re-lending service charge means a charge payable by the Finance Ministry to re-lending agencies in case the former authorizes the latter to manage and retrieve debts and does not bear credit risks.
Article 3. Conditions for re-borrowing
1. For enterprises and economic organizations:
a/ Having programs or projects using foreign loan or aid capital which meet the following criteria:
- Conforming to the States development investment plan;
- Completing investment procedures in accordance with the States current regulations;
- Being allowed by the Government to use loan or aid capital and approved by the donor (in case a foreign loan agreement requires donor approval);
- Being capable of paying debts under the financial scheme evaluated according to regulations.
b/ Having a healthy financial status, suffering no losses for latest three years, owing no overdue debts to credit institutions or the Government with regard to foreign loan or aid capital they have been re-lent (for operating organizations or enterprises) at the lime of re-borrowing, owing neither outstanding nor overdue debts to the state budget. For enterprises which have operated for less than full 3 years, the commitment of their owners or parent companies is required.
c/ Providing security for the re-borrowed money at the request of the re-lending agency, unless it is exempt under Article 11 of this Regulation.
2. For credit institutions:
a/ Being allowed by the Government to use loan or aid capital and approved by the donor (in case a foreign loan agreement requires donor approval);
b/ Being capable of paying debts according to the evaluated financial scheme.
3. For provincial/municipal Peoples Committees:
a/ Being allowed by law or the Prime Minister to re-borrow the Governments foreign loan or aid capital;
b/ The re-borrowed capital is to be used for development investment according to the spending tasks of local budgets;
c/ Local budgets are capable of paying debts.
Chapter 2
RE-LENDING CONDITIONS
Section 1. COMMON CONDITIONS APPLICABLE TO ALL RE-LENDING CASES
Article 4. Re-lending currency
1. With regard to the Governments ODA capital: Re-borrowers may select Vietnamese currency (Vietnam dong) or the original foreign loan currency as the re-lending currency, depending on their debt payment capability. The rate of exchange of a foreign currency into Vietnam dong is the one set by the Finance Ministry.
2. With regard to the Governments foreign commercial loans: Re-borrowers must acknowledge debts in the original foreign currencies in which the Government has borrowed foreign capital, except for special cases decided by the Prime Minister.
3. In case of re-lending to provincial/municipal Peoples Committees: The re-lending currency is the original foreign currency in which the Government has borrowed foreign capital.
Article 5. Debt retrieval currency
1. With regard to ODA capital: In principle, re-borrowers shall pay debts in the currency in which they have re-borrow ed money. If a re-borrower wishes to pay debts to the Government in Vietnam dong or a freely convertible foreign currency other than that in which it has re-borrowed money, the re-lending agency shall apply the foreign exchange rate set by the Finance Ministry or already agreed with the re-borrower and stated in the re-lending agreement in order to retrieve the debt.
2. With regard :o commercial loans: The debt payment curreno is the original foreign loan currency. If a debt :s paid in Vietnam dong, the re-lending agency, shall apply the selling exchange rate of a servicing bank or the Bank for Foreign Trade of Vietnam, in case there is no servicing bank to retrieve the debt.
Article 6. Re-lending value
1. The re-lending value stated in a re-lending agreement is determined on the basis of the value of the loan or aid agreement signed with a donor or a lender for each program or project. If a foreign loan or aid agreement is signed for multiple projects but does not specify the level of allocation to each program or project, the re-lending value shall be determined on the basis of the Governments decision on allocation of loan or aid capital.
2. The actually acknowledged debt value is the value accumulated through capital withdrawals.
Article 7. Debt acknowledgement time
1. With regard to capital withdrawals made in the form of letters of credit (L/C), direct payment or refund, the time a re-borrower acknowledges debt with the re-lending agency is the time of capital disbursement according to the donors notice.
2. With regard to capital withdrawals made in the form of special accounts or advance payment accounts:
If multiple projects or programs under the same loan or aid agreement use the same special account or advance payment account, the time a borrower acknowledges debt with the re-lending agency is the time of capital withdrawal from that account.
If a loan or aid agreement serves only one project and uses one special or advance payment account, the time a re-borrower acknowledges debt with the re-lending agency is the time the donor or the lender transfers capital into that account.
3. Based on the donors or the lenders disbursement report or voucher of payment from the special or advance payment account, the Finance Ministry shall make a notice or an entry of revenue or expenditure for the re-lending agency according to the value and date of disbursement to each project or program under the loan or aid agreement.
Re-lending agencies shall notify re-borrowers of debt acknowledgement and collection according to notices or expenditure records of the Finance Ministry. If re-borrowers disagree with data in their notices or expenditure records of the Finance Ministry, re-lending agencies shall immediately report thereon to the Finance Ministry for handling.
Article 8. Number of days for interest calculation
1. With regard to commercial loan capital: The number of days used for calculation of re-lending and late payment interest is calculated according to the relevant foreign loan agreement.
2. With regard to ODA capital: The re-lending and late payment interest is calculated on the actual number of days during which the capital is used, with a year presumed to have 360 days.
Article 9. Late payment interest
If a re-borrower fails to pay the principal, interest, re-lending charges and other payable amounts on schedule, it is liable to pay a late payment interest at an interest rate equal to 150% of the one stated in the re-lending agreement or the one stated in the original loan agreement, whichever is higher. The late payment interest is calculated from the date a debt comes due to the date it is actually paid, if the payment is made 15 days or more after the due date.
Article 10. Charges
Re-borrowers shall pay the following charges:
1. Charges to be collected by foreign parties: Based on specific loan agreements, these charges may include management charge, commitment charge, capital withdrawal charge, insurance premiums and others. Re-borrowers shall pay these charges directly to donors. If the Government pays these charges, re-borrowers shall refund them to the state budget.
2. Service charges to be collected by servicing banks: Re-borrowers shall pay directly to servicing banks according to the banks regulations.
Article 11. Mortgages and measures to secure loans
1. Re-borrowers shall mortgage assets or take other measures to secure their capability of offsetting credit risks and other possible risks, including assets created from the Governments re-lent capital and/or other assets prescribed by law, except for those entities that are exempt from asset mortgage or loan security, including:
a/ Provincial/municipal Peoples Committees;
b/ Financial and credit institutions;
c/ Cases which are permitted by the Prime Minister to apply pledge of trust or be exempt from asset mortgage or loan security (for all or a part of a loan).
2. Commitments on mortgages and loan security are staled in re-lending agreements. Re-lending agencies shall prepare adequate legal dossiers on mortgages and loan security in accordance with law.
3. Re-lending agencies shall manage and handle mortgages and loan security for the Governments re-lent capital according to general regulations on management of mortgages and loan security.
If the Finance Ministry is the re-lending agency, it shall manage and handle mortgages and loan security for re-lent capital according to the Regulation on the grant and management of Government guarantees for foreign loans, promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 272/2006/QD-TTg of November 28, 2006.
Section 2. RE-LENDING CONDITIONS APPLICABLE TO SPECIFIC CASES
Article 12. Re-lending of the Governments foreign commercial loan capital
1. The re-lending interest rate is determined on the basis of the foreign lending interest rate plus the re-lending charge.
2. Re-lending term:
a/ Re-lending to programs and projects of enterprises:
The time limit for payment of principal capital to the Finance Ministry is determined on the basis of the capital recovery time stated in the investment project already approved by a competent authority and the re-evaluation results given by the re-lending agency but must not exceed the foreign loan term.
A grace period shall be determined by the Finance Ministry based on the construction time until a work is put into operation as stated in the relevant investment project already approved by a competent authority, and the re-evaluation results of the re-lending agency.
b/ With regard to credit programs and limits to be re-lent to credit institutions under commercial conditions, the re-lending must comply with the foreign loan conditions.
Article 13. Re-lending of the Governments ODA capital to enterprises under programs or projects
1. Re-lending interest rate:
a/ Re-lending in Vietnam dong:
The re-lending interest rate shall be determined according to the relevant econo-technical branch and must not exceed the interest rate of the States development investment credit prescribed for each period. Some branches and domains listed in Appendix I to this Regulation are eligible for a preferential interest rate equal to 33.3% or 55.5% of that applicable to state investment credit. This interest rate includes the re-lending service charge. In case of a change in the interest rate of state investment credit, the preferential interest rate will also change accordingly.
The re-lending interest rate shall be kept unchanged throughout the re-lending term.
b/ Re-lending in foreign currencies:
The re-lending interest rate is equal to the one applied to cases of re-lending in Vietnam dong specified in Item (a) above, minus the corresponding foreign exchange risk ratio of the re-lending currency, but must be neither lower than the foreign ending interest rate nor higher than two-thirds (2/3) of the commercial international reference rate (CIRR) announced by the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) at the same time of determination of the re-lending interest rate.
Based on fluctuations of Vietnam dong exchange rate corresponding to each foreign currency and Vietnams average inflation rate over the past five years, compared with other countries/regions such as the US, the EU and Japan, the exchange rate risk ratios to be applicable to the US dollar (USD), Euro (EUR) and Japanese Yen (JPY) from the time this Regulation takes effect till the end of March 15, 2008, are specified in Appendix II. Annually, not later than March 15, based on fluctuations of the financial and monetary market, the Finance Ministry shall calculate and announce the exchange rate risk ratio of the above three foreign currencies, to be applicable to the end of March 15 of the subsequent year. In case of big fluctuations, the Finance Ministry may announce other exchange rate risk ratios right in the application period.
If the original foreign currency in a loan agreement is other than one of the above-mentioned foreign currencies, the applied exchange rate risk ratio is the USD exchange rate risk ratio.
Once determined, the re-lending interest rate shall be kept unchanged throughout the re-lending term.
2. Re-lending term
a/ A time limit for payment of principal capital shall be determined by the Finance Ministry according to the capital recovery time limit stated in the investment project documents already approved by a competent authority for each project, or the re-evaluation results of the re-lending agency;
b/ A grace period shall be determined by the Finance Ministry based on the construction period and last until the relevant program or project is put into operation as mentioned in the investment project documents already approved by a competent authority, and the re-evaluation results of the re-lendina agency;
c/ The lime lor starting calculation of the grace period and the payment deadline is the first day of capital withdrawal for a program or project (unless the donor otherwise requests);
d/ Re-borrower may pay debts ahead of time but shall notify such to the re-lending agency and the Finance Ministry at least 30 days before paying debts.
Article 14. Re-lending of ODA capital to credit and credit limit programs of credit institutions
1. Re-lending interest rate:
a/ Re-lending in Vietnam dong: The re-lending interest rate is determined according to Point a, Clause 1, Article 13 of this Regulation;
b/ Re-lending in foreign currency: The re-lending interest rate is determined according to Point b, Clause 1, Article 13 of this Regulation;
c/ Credit institutions may decide on re-lending interest rates applicable to end-users of capital and bear credit ri sks for those loans. They are al so eligible for the difference between their lending interest rates and the Finance Ministrys re-lending interest rate.
2. Re-lending term:
A re-lending term is equal to the term of the Governments relevant ODA loan agreement but must not exceed 20 years (including the grace period).
Article 15. Re-lending to provincial/municipal Peoples Committees
1. The re-lending currency is the foreign currency identified in the loan agreement signed between the Government and a donor.
2. The re-lending interest rate is equal to the Governments foreign loan interest rate.
3. The re-lending term covers the principal payment term and the grace period and shall be kept unchanged under the relevant foreign loan agreement of the Government.
Article 16. Special cases
If a donor requests that the re-lending must be subject to conditions other than those prescribed in this Regulation, the Finance Ministry shall assume the prime responsibility for consulting concerned agencies and report thereon to the Prime Minister for decision.
Article 17. Domestic re-lending service charge
1. The re-lending service charge is equal to 1.5% of an actually retrieved debt amount (including the principal, interest and late payment interest, if any), regardless of the debt-retrieval currency.
2. The re-lending service charge shall be notified by the re-lending agency to the Finance Ministry in each debt collection period and the re-lending agency may deduct the charge from the actually collected debt amount before transferring it to the Finance Ministry.
Chapter 3
RE-LENDING PROCEDURES
Article 18. Forms of authorization for re-lending
Depending on practical conditions, the Finance Ministry may reach agreement with its authorized agencies and organizations to re-lend borrowed capital in one of two following forms:
1. For loans re-lent under programs/projects: Re-lending agencies shall manage and recover these amounts but do not bear credit risks. In this case, re-lending agencies are entitled to the re-lending service charge prescribed in Article 17 of this Regulation.
2. For loans re-lent under credit programs or credit limits of credit institutions: Re-lending agencies may select re-borrowers, take responsibility for evaluating re-borrowing projects, set re-lending interest rates and bear credit risks. In this case, re-lending agencies are entitled to the difference between the lendins interest rate applicable to end-re-borrowers and the Finance Ministrys re-lending interest rate.
Article 19. Evaluation, approval of re-borrowing programs and projects
1. With regard to ODA loans re-lent to enterprises under programs or projects:
The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry in. submitting to the Prime Minister for approval lists of projects to be re-lent with the Governments loan or aid before framework treaties or agreements on project portfolios are concluded with foreign parties.
The project evaluation and approval comply with the Governments Decree No. 131/2006/ND-CP of November 9, 2006, promulgating the Governments Regulation on ODA management and use; Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005. promulgating the Regulation on management of foreign loans and payment of foreign debts; and Decree No. 108/20067ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Investment Law. The evaluating agency shall take responsibility before law for projects efficiency and capability of paying debts to the state budget, and for evaluation results.
Re-lending agencies shall re-evaluate financial schemes of re-borrowing projects, the re-borrowers financial capacity and report re-evaluation results to the Finance Ministry before concluding re-lending agreements.
2. With regard to ODA loans re-lent to credit institutions under credit programs or credit limits:
The Finance Ministry shall evaluate loan use plans and debt payment plans of credit institutions participating in the programs before signing re-lending agreements.
Credit institutions shall provide loans to the end-users of capital, evaluate projects and select subsequent re-borrowers according to credit programs already agreed upon with donors or lenders, and concurrently bear all risks in the course of re-lending to those entities.
3. With regard to credit programs or credit limits subject to commercial conditions in re-lending to credit institutions:
The State Bank of Vietnam shall evaluate loan capital use plans and debt payment plans of credit institutions participating in programs and notify evaluation results to the Finance Ministry.
Credit institutions lending capital to end-users shall evaluate projects and select subsequent re-borrowers according to the credit programs already agreed upon with donors or lenders, and concurrently bear all risks in the course of re-lending to those subjects.
4. With regard to the Goxemments commercial loans re-lent to enterprises:
Re-lending agencies shall re-evaluate financial plans of re-borrowing projects and financial capacity of re-borrowers, and report re-evaluation results to the Finance Ministry before signing re-lending agreements.
5. Re-lending to provincial/municipal Peoples Committees:
The Finance Ministry shall evaluate the local budgets debt payment capacity according to current regulations on budget decentralization.
In case the Finance Ministry re-lends borrowed capital to projects mentioned at Points 1 and 4 above, the re-evaluation of financial plans shall be conducted according to the Regulation on the grant and management of Government guarantees for foreign loans promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 272/2006/QD-TTg of November 28, 2006.
Article 20. Re-lending order and procedures
1. Determination of re-lending conditions:
A borrower shall produce to the Finance Ministry and the re-lending agency the following documents as a basis for examination of re-lending conditions:
- Project documents or program dossier/credit limit already approved by a competent authority;
- Investment-approving decision issued by a competent authority;
- The Prime Ministers written permission of the use of the Governments foreign loan or aid capital;
- Financial statements of latest three years (for operating enterprises/economic organizations); for enterprises which have operated for less than full 3 years, the financial statements of their parent companies or strategic partners and written commitments of superior managing agencies or of their parent companies or strategic shareholders ensuring their debt payment capacity are required;
- The financial plan on the use and repayment of loan capital, made on the basis of referring to framework re-lending conditions set in this Regulation.
Within 30 days after receiving the above-mentioned complete and valid documents, the re-lending agency shall re-evaluate the financial plan of the project and the borrowers financial capacity then send the re-evaluation results to the Finance Ministry. Based on the re-evaluation results, the Finance Ministry shall determine specific re-lending conditions for the project according to framework conditions set in this Regulation. In special cases in which the framework re-lending conditions cannot apply, the Finance Ministry shall consult concerned agencies and report thereon to the Prime Minister for decision.
If a project is determined to be incapable of paying debts according the re-lending conditions announced by the Finance Ministry, the Finance Ministry shall report thereon to the Prime Minister for decision not to arrange capital for that project.
2. Signing of re-lending authorization contracts
Within 15 days after determining specific re-lending conditions or getting the Prime Ministers approval, the Finance Ministry shall sign re-lending authorization contracts with re-lending agencies on the general principles according to the forms in Appendix III (not printed herein).
3. Signing of re-lending agreements:
Re-lending agencies shall sisn re-lending agreements with borrowers under the conditions stated in re-lending authorization contracts signed with the Finance Ministry.
After signing a re-lending agreement, the re-lending agency shall send a copy thereof to the Finance Ministrv for coordinated monitoring and management.
4. Debt acknowledgement procedures:
Based on the donors or lenders capital withdrawal notices or the servicing banks notices of expenditure from special accounts, the Finance Ministry shall make entries of revenues for the state budget and expenditures for re-lending agencies so that these agencies receive capital and notify borrowers of debt acknowledgment. If the Finance Ministry directly re-lends capital, borrowers shall acknowledge debts directly with the Finance Ministry.
Immediately after receiving a notice of the expiration of the capital withdrawal time limit under a foreign loan or aid agreement, the Finance Ministry shall notify re-lending agencies or borrowers of the total capital amount already acknowledged as debts by borrowers.
Article 21. Recovery of re-lent capital
Borrowers must pay debts to re-lending agencies on schedule and in full according to their debt payment liabilities stated in re-lending agreements.
Re-lending agencies shall pay debts on schedule and in full to the accumulated fund for foreign debt payment managed by the Finance Ministry according to their debt payment liabilities stated in re-lending authorization contracts under specific guidance of the Finance Ministry. If authorized by the Finance Ministry to pay debts directly to foreign countries, re-lending agencies shall only transfer to the Finance Ministry the remaining amount of capital after paying those debts.
In case of policy changes or adjustment of re-lending conditions, re-lending agencies or the Finance Ministry shall not refund debt amounts already collected.
Article 22. Assignment of state management responsibility for re-lending from the Governments loan and aid sources
1. The Ministry of Planning and Investment shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and reach agreement with the Finance Ministry on, drawing up and submitting to the Prime Minister for approval a list of programs and projects to be re-lent all or part of capital from the Governments loan or aid sources;
b/ Coordinate with the Finance Ministry in formulating a scheme on mobilization and a plan on the use of commercial loans, to be submitted to the Prime Minister for consideration and decision on a case-by-case basis.
2. The Finance Ministry, the local government agency exercising the state management of re-lending of the Governments foreign loan and aid sources, shall:
a/ Join the Ministry of Planning and Investment in drawing up and submitting to the Prime Minister for approval a list of programs and projects to be re-lent capital from the Governments ODA sources before framework treaties or agreements on project portfolios are concluded with foreign countries;
b/ Review and announce annually, not later than January 15, the interest rate bracket, applicable to econo-technical branches and the levels of exchange rate risks prescribed at Point 1, Article 13 of this Regulation, based on fluctuations of the financial market, and adjust them when necessary;
c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with re-lending agencies and concerned agencies in determining specific re-lending conditions for programs and projects using the Governments foreign loan or aid capital according to the framework conditions set in this Regulation;
d/ Sign re-lending authorization contracts with re-lending agencies or re-lending agreements with borrowers in case the Finance Ministry directly re-Iends capital:
e/ Supervise, manage and recover re-lent capital according to the terms of re-lending authorization contracts or sub-agreements or re-lending agreements;
f/ Annually or upon request, report to the Prime Minister on the management, use and recovery of re-lent Governments foreign loans or aid.
3. The State Bank of Vietnam shall evaluate capital use and debt payment plans of credit institutions participating in credit limit programs in case the Finance Ministry re-lends capital to those institutions under those programs and commercial conditions.
4. Re-lending agencies shall:
a/ Re-evaluate financial plans of projects and programs re-lent with the Governments foreign loans or aid. and the borrowers financial capacity before concluding re-lending agreements;
b/ Manage, supervise the use of re-lent capital by borrowers. Record and account explicitly re-lent amounts of each borrower;
c/ Complete legal dossiers, manage and dispose of mortgages and other properties used by borrowers as loan security;
d/ Apply necessary lawful measures to recover fully and on schedule re-lent capital from borrowers and transfer it to the accumulated fund for foreign debt payment under the conditions specified in re-lending agreements and re-lending authorization contracts;
e/ Supply information and reports on the implementation of programs and projects to the Finance Ministry, donors or lenders on a quarterly basis or upon request;
f/ If borrowers cannot pay some or all of debts, after applying all necessary measures:
Pay debts for borrowers if they are authorized by the Finance Ministry by mode of bearing credit risks.
Report to the Finance Ministry and the project-evaluating agency for handling measures if re-lending agencies are authorized by the Finance Ministry to re-lend capital by mode of not bearing credit risks;
g/ Report on enterprises and organizations having programs or projects with re-lent capital but failing to pay debts on schedule to the Finance Ministry in order to include them in a list of subjects not entitled to consideration for further borrowing. Annually, the Finance Ministry shall notify the list to re-lending agencies so that the latter shall not receive borrowing dossiers from the above subjects.
5. Borrowers shall:
a/ Manage and use borrowed capital for proper purposes already approved in investment reports or feasibility study reports of projects already approved by competent authorities;
b/ Pay debts fully and on schedule to re-lending agencies under conditions in re-lending agreements signed with re-lending agencies;
c/ Suictly comply with the provisions on mortgage and loan security in Article 11 of this Regulation;
d/ Quarterly or upon request of re-lending agencies, supply information and reports on the implementation of programs and projects to re-lending agencies, the Finance Ministry and donors or lenders, and concurrently notify these agencies of circumstances which delay the progress of program or project implementation and changes related to programs and projects;
e/ Take responsibility before law for the truthfulness of information supplied to re-lending agencies.
Chapter 4
OTHER PROVISIONS
Article 23. Non-immunity of liabilities and priority order of debt payment
1. Non-immunity of liabilities:
All complaints and disputes related to commercial contracts shall be settled by contractual panics and do not immunize borrowers from any of their liabilities under re-lending agreements.
2. Priority order of debt payment:
With regard to principals, interests and charges, indicated in re-lending agreements, borrowers shall pay them in the same priority order as for any other loans of enterprises. If borrowers pay only some of their due debts, the priority order of debt payment is as follows: late payment interest, due payment interest, re-lending charges and due principal.
Article 24. Transfer
Borrowers may not transfer or assign their arising liabilities related to re-lent capital, unless it is approved in writing by re-lending agencies.
With regard to borrowers that are state enterprises undergoing ownership transformation (equitizalion. merger or dissolution...), the persons issuing decisions on restructuring of enterprises shall request debt-receiving agencies to sign debt acknowledgement records with re-lending agencies and pay debts under the signed re-lending agreements.
Chapter 5
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Re-lent programs and projects which are approved and implemented after the effective date of this Regulation must comply with this Regulation.
Programs and projects re-lent with capital under re-lending conditions which have been approved but not yet implemented after the effective date of this Regulation may continue applying those conditions.
Re-lending agreements, re-lending authorization contracts and loan sub-agreements signed before the promulgation of this Regulation remain valid.
APPENDIX I
INTEREST RATE BRACKET APPLICABLE TO RE-LENDING IN VIETNAM DONG FROM ODA SOURCES
(Enclosed with the Prime Ministers Decision No. 181/2007/QD-TTg of November 26, 2007)
Branches/domains | Interest rates |
I. Branches/domains eligible for preferential interest rates | 33% of the interest rate of state development investment credit |
- Water supply for grade-5 urban areas | |
- Manufacture, equipping of traffic safety devices | |
- Vocational training | |
- Investment in construction of medical establishments capable of recovering capital | |
- Afforestation for economic purposes | |
- Construction of railways | |
- Construction of subways | |
- Treatment of urban solid wastes (only applicable to loans) | |
- Treatment of wastewater in industrial parks | 559% of the interest rate of state development investment credit |
- Distribution of electricity to rural areas | |
- Rural telecommunications | |
- Production, processing of agricultural and forest products | |
- Water supply to other urban areas | |
- Credit programs via policy banks for re-lending to government policy beneficiaries | |
II. Other branches/domains | 100% of the interest rate of state development investment credit |
APPENDIX II
FOREIGN EXCHANGE RATE-RISK RATIOS APPLICABLE TO THE END OF MARCH 15,2008
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 181/2007/QD-TTg of November 26, 2007)
Foreign currency | Exchange rate risk ratio (%/year) |
USD | 1.5 |
EUR | 2 |
JPY | 4.5 |
Basest for determination: Economically, the fluctuation of the exchange rate between two currencies depends on the purchasing power of each currency (the inflation index), the monetary policy (exchange rate and interest rate policy) of each country and other factors of each market. To quantify these factors, foreign exchange rate risk ratios shall be determined on the basis of the inflation index and fluctuations of the average exchange rate.
1. Annual average inflation indexes during 2000-05:
USA: 2.65%/year
EU: 2.13%/year
Japan: -0.53%/year
Vietnam: 4.18%/year
(Source: IMFs 2005 data)
Accordingly, the exchange rate fluctuation corresponding to the annual average purchasing power of Vietnam dong against each of the above foreign currencies is as follows:
VND/USD: 1.491 %/year
VND/EUR: 2.007%/year
VND/JPY: 4.735%/year.
2. The fluctuation of the annual average exchange rate of Vietnam dong against each of the above foreign currencies during 2000-05 is as follows:
VXD/USD: 1.56%/year
VND/EUR: 10.5%/year
YXD/JPY: 4.21 %/year.
(Source: Actual exchange rates on the Vietnamese market).
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây